Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng, nguyên nhân, một số giải pháp chủ yếu để chính phủ kiềm chế lạm phát trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.21 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
I: LỜI MỞ ĐẦU
II: NỘI DUNG
1: Thực trạng của lạm phát ở Việt Nam năm 2011
2. Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam năm 2011
2.1. Lạm phát do nguyên nhân chi phí đẩy
2.2. Lạm phát do yếu tố cầu kéo
2.3. Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ
3. Một số giải pháp chủ yếu để Chính phủ kiềm chế lạm phát trong thời
gian tới:
3.1. Giải pháp ngắn hạn:
3.2. Giải pháp dài hạn:
III: KẾT LUẬN

1


Mở đầu:
Lạm phát đã và đang tiếp tục “hoành hành” tại Châu Á và nhiều nước khác
trên thế giới. Không chỉ một vài quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát
mà có thể xem đây chính là mối quan tâm chung của toàn thế giới, trong đó có
Việt Nam vì lạm phát đã tác động nhiều mặt đến phát triển ổn định kinh tế- xã
hội, đời sống của người dân.
Tình hình diễn biến lạm phát ở Việt Nam rất phức tạp trong bối cảnh đất nước
chúng ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh, đòi hỏi phải có sự đánh đổi giữa
các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Năm 2011 là một năm đầy biến
động và khó khăn đối với Việt Nam trên phương diện kinh tế, tuy nhiên lạm
2


phát cao là yếu tố chính kìm hãm sự phát triển ấy. Việc tìm hiểu, nghiên cứu


vấn đề lạm phát năm 2011 có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển
kinh tế cũng như trong chính sách ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012 của Chính
phủ, đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Từ
đó, trong bài tập này em xin đề cập đến vấn đề: “Thực trạng, nguyên nhân của
lạm phát ở Việt Nam năm 2011 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm
phát trong thời gian tới”.
Bài viết tổng hợp, có sử dụng ý kiến của các nhà nghiên cứu, cán bộ đầu ngành,
số liệu tính toán của Tổng cục thống kê và các kiến thức cơ bản đã được học
của bộ môn Kinh tế học đại cương trong thời gian qua.

Nội dung
1. Thực trạng của lạm phát ở Việt Nam năm 2011
Mục tiêu đề ra ra theo Nghị quyết của Quốc hội về tỉ lệ lạm phát là 7%, nhưng
chỉ 2 tháng đầu năm, tỷ giá USD vọt lên 9,3%, kế sau đó, giá điện lập kỷ lục
chưa từng có trong lịch sử tăng giá với mức tăng 15,28%. Tháng 3, giá xăng
tăng tới 30%. Tháng 4, giá than sau khi tăng 5%, đã tiếp tục leo thêm 20-40%.
Vậy nên, sau khi được ban hành 1 tháng, Chính phủ đã phải "xin" điều chỉnh
lạm phát lên mức 11,75%. Rồi chẳng được bao lâu, tháng 5, con số mới được đề
xuất: 15%. Và nay, chỉ tiêu này đã được nới rộng lên 17%. Tuy nhiên, 17% chỉ
là đề nghị chính thức trong văn bản Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc
hội. Bên lề phiên họp thường vụ, Bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc
còn không ngần ngại nói rằng, giữ được 18% cũng là thành công. Đặc biệt, mức
lạm phát tháng Tám đã lên tới 23% so với mức 22% của tháng Bảy. Đây cũng là
lần thứ mười hai trong năm mà chỉ số giá tiêu dùng tăng lên. Và tính hết năm
2011, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm
2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng đến 18,12%, cao hơn nhiều mục tiêu
của Chính phủ trình trước Quốc hội từ đầu năm là 7%.
Như vậy, với việc CPI tăng hơn 18% cả năm, thì Việt Nam là một trong 4 nước
có chỉ số giá tăng mạnh nhất, có lúc xấp xỉ vị trí “quán quân”.
Ở Việt Nam,để đánh giá lạm phát thông thường người ta dùng chỉ số giá hàng

tiêu dùng (CPI), chỉ số đo giá cả các hàng hóa được mua bởi "người tiêu dùng
3


thông thường" một cách có lựa chọn (chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các
mặt hàng tỉ lệ thuận với lạm phát).
Báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố ngày 23/12/2011 chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của cả nước tháng 12 tăng 0,53% so với tháng trước. Mặc dù từ tháng 8
trở lại đây, tốc độ tăng CPI đã chậm lại với mức tăng dưới 1%/tháng nhưng CPI
12 tháng qua đã tăng 18,13% và CPI bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với
năm 2011. Tháng 12, chỉ duy nhất có một nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá là
nhóm bưu chính viễn thông, giảm 0,09%. Còn lại 10 trong số 11 nhóm hàng
hóa, dịch vụ tính CPI đều tăng giá với mức tăng dưới 1%. Trong đó, tăng giá
cao nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%. Tiếp đến là nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng
0,68%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%... Tăng giá thấp nhất là
nhóm giáo dục tăng 0,05%. CPI tháng 12 có mức tăng khá cao là do nhu cầu
tiêu dùng tăng mạnh chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên
đán Nhâm Thìn. Ngoài ra, mưa lũ tại một số tỉnh miền trung và phía nam khiến
giá lương thực tháng 12 tăng 1,4% so tháng 11. Tháng 12, chỉ số giá vàng giảm
0,97% so tháng trước nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước, giá vàng đã tăng
24,09%. Chỉ số giá USD tăng 0,02% so tháng trước và tăng 2,24% so tháng 122010
2. Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam năm 2011
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát như yếu tố bất ổn chính trị, kinh tế, chi
phí, thay đổi cung cầu… Ở Việt Nam, thường có ba nguyên nhân chính dẫn đến
lạm phát đã được các nhà kinh tế học đưa ra bao gồm nguyên nhân chi phí đẩy
(tăng giá xăng dầu, điện nước, điều chỉnh tỷ giá...), nguyên nhân cầu kéo (kích
cầu, thâm hụt ngân sách…) và nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín
dụng…).
2.1. Lạm phát do nguyên nhân chi phí đẩy:

Trong thời gian đầu năm 2011, nền kinh tế liên tục đón nhận các “cú sốc” về
giá xăng dầu (Xăng A92 tăng 2.900 đồng/lít, lên 19.300 đồng/lít; dầu diesel
tăng 3.550 đồng/lít, lên 18.300 đồng/lít), giá bán điện bình quân tăng thêm
15,28% so với giá năm 2010, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp
và lan rộng, thiên tai khắp nơi trên thế giới đẩy nhu cầu lương thực lên cao, gạo
4


xuất khẩu của Việt Nam tăng giá gây áp lực lên giá lương thực, thực phẩm trong
nước tăng, (nhóm hàng lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng 42,85% trong “rổ”
hàng hóa tính CPI của Việt Nam). Cộng thêm sự kỳ vọng về việc giảm giá tiền
đồng trong thời gian tới, giá vàng tăng liên tục thiết lập các mức kỷ lục mới, sự
bất ổn của nền kinh tế toàn cầu khiến cho tâm lý găm giữ vàng và USD của
người dân và doanh nghiệp tăng cao
Sự gia tăng về chỉ số giá tiêu dùng này là một chuỗi hệ thống tăng và khó có thể
kiềm chế do sự ảnh hưởng đến giá cả lẫn nhau của các loại hàng hóa. Bên cạnh
đó, các nhà đầu tư ở những nền kinh tế mà cơ chế thị trường hiệu quả kinh tế
không cao như Việt Nam đều có kỳ vọng về mức lạm phát cao trong tương lai,
và mức lạm phát thực tế vì thế càng trở nên trầm trọng do chi phí đẩy lên cao.
- Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá góp phần nâng cao chi phí đẩy cho các
mặt hàng tiêu dùng trong nước.
Theo Công văn 1105-NHNN-QLNH ngày 11/02/2011 của Ngân hàng nhà
nước về điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhà nước ngày 11/01/2011
đã quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng lên 9.3%, đưa mức trần tỷ
giá chính thức lên 20,693 VND/USD. Việc điều chỉnh tỷ giá này cũng ảnh
hưởng tới đà tăng giá của hàng hóa trong nước, vì tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hiện nay đã bằng 170% GDP.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh bởi tỷ
giá năm 2011. Một số hàng hóa như sữa, sắt thép… cũng điều chỉnh giá bán sau
khi tỷ giá được điều chỉnh. Hiện nay, nhiều nhận định còn cho rằng tỷ giá tiền

đồng vẫn có khả năng tiếp tục được điều chỉnh trong thời gian tới. Do vậy, đây
cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Bên cạnh đó, hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu cùng là yêu tố nâng cao giá
cả bình quân trên thị trường, làm giảm sức mua của đồng tiền, vô hình chung
tăng chi phí đẩy đối với các loại hàng hóa. Năm 2011, mức lương cơ bản được
điều chỉnh tăng và thực hiện phụ cấp công vụ 10% , tùy từng khu vực. Việc tăng
lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh
hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu lại tạo ra một hiệu
ứng tăng giá ăn theo trên thị trường.
2.2. Lạm phát do yếu tố cầu kéo
5


- Lạm phát do cầu kéo xuất phát từ sự chênh lệch cung cầu làm cho giá hàng
hóa biến động mạnh. Khi nhu cầu tăng cao đột biến trong khi nguồn cung chưa
kịp thay đổi hoặc ngược lại khi nguồn cung giảm xuống cầu vẫn giữ nguyên đều
làm cho giá hàng hóa tăng. Trong dịp Giáng sinh, Tết Âm lịch 2011, giá của
nhiều hàng hóa tăng một cách đột biến là do nguyên nhân cầu kéo. Trong nước,
năm 2011, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung và miền
Nam làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm
tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong
nước và nông dân.
- Ngoài ra, lạm phát cũng đáng ngại hơn khi bội chi ngân sách để nhập siêu, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước quá lớn. Năm 2010, bội chi ngân sách kéo
xuống dưới 6%. Các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ
khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc gia tăng nhu cầu
này tiếp tục kéo dài sang năm 2011,khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái thì cầu
về tiêu dùng sẽ tăng mạnh, gây sức ép lên giá cả nhiều hàng hóa. Điều đó đồng
nghĩa với việc người dân có xu hướng tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế
khả quan hơn, tạo ra một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa.

- Về mặt con số, bội chi ngân sách năm 2011 được công bố chính thức bằng
4,9% GDP, đã giảm rất nhiều so với mức 5,8% của năm trước, cũng thấp hơn
mức 5,3% dự kiến cho năm nay, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ
vẫn còn ở mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm
phát
cao,

còn
làm
gia
tăng
nợ
khó
trả.
Ở góc nhìn đó, con số tăng trưởng GDP 5,9% được công bố tại hội nghị Chính
phủ mở rộng hôm 22/12 vừa qua cũng có thêm lý do để giải thích, rằng vì giảm
chi, với hàm ý là có đóng góp từ giảm đầu tư công, nên tăng trưởng có kém đi!
Tính tổng thể, tuy mức bội chi và nhập siêu 2011 so với kế hoạch năm, đã giảm
và thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất
khẩu, nhưng nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là
14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010
khoảng 12 tỷ USD, năm 2011 là 10 tỷ USD). Điều này đã tác động tiêu cực tới
cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá USD trên thế
giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng
10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm phát.
6


2.3. Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ
Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát.Tốc độ

tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP. Năm 2011 so với năm
2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số
giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao.
Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương
ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền
đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.
Ngoài những yếu tố chủ yếu kể trên thì lạm phát năm vừa qua ở Việt Nam còn
chịu ảnh hưởng bởi những nguyên nhân như: nhiều dự án đầu tư không mang
lại hiệu quả, gây lãng phí; tình trạng tham nhũng; bộ máy quản lý cồng kềnh,
năng suất lao động xã hội thấp; chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ, nói một
cách đơn giản thì đó chính là việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế…
3. Một số giải pháp chủ yếu để Chính phủ kiềm chế lạm phát trong thời
gian tới:
Chúng ta đều biết vấn đề quan trọng là kiểm soát lạm phát chứ không phải triệt
tiêu nó ví tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh
tế.Trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ
mô để kiềm chế, kiểm soát lạm phát như sau:
3.1. Giải pháp ngắn hạn:
Mục tiêu của Chính phủ năm 2012 kiểm soát lạm phát ở mức 9% và ổn định
kinh tế vĩ mô. Để đạt được mục tiêu đó thì Chính phủ cần quyết liệt thực hiện
đồng bộ một số giải pháp sau:
- Giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4.8%
- Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu, có những biện pháp kỹ
thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, những mặt hàng
đã sản suất được ở trong nước.
- Khuyến khích sản suất hàng hóa trong nước, vận động người Việt Nam sử
dụng hàng Việt Nam.

7



- Giảm lãi suất huy động bằng USD từ dân cư để người dân không giữ USD mà
giữ tiền đồng. Tăng lãi suất cho vay USD để hạn chế nhập khẩu những mặt
hàng không thiết yếu. Tất cả các mặt hàng từ nhỏ nhất đều phải niêm yết bằng
VND
- NHNN cần có quy định về tỷ lệ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
căn cứ vào các chỉ số tài chính của ngân hàng TM để đảm bảo kiểm soát tăng
trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng. Khống chế lãi suất cho vay liên ngân hàng tối
đa + 2% so với trần lãi suất huy động để không chạy đua về lãi suất huy động.
- Từng bước giảm lãi suất huy động và cho vay để các doanh nghiệp và người
dân ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống từ đó giá thành sản phẩm sản xuất ra sẽ
ổn định và từng bước giảm được giá.
- Việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, than cần phải
tính toán và xem xét lại vì giá những mặt hàng này tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá
hàng loạt các mặt hàng thiết yếu khác dẫn đến lạm phát sẽ tăng cao, đời sống
của người lao động gặp nhiều khó khăn, tạo ra một vòng luẩn quẩn đối với nền
kinh tế mà chúng ta phải đối phó từ 2008 tới nay.
3.2. Giải pháp dài hạn:
Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính
sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép
của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh
nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm
cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm.
Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay
cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát
thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế
lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái
chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để
vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan

trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn
mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông
Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để
tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan
8


trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu
tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ
quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra
hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt
những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư
nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này
cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền
khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá
lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác
dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập
khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần
kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng
trước nhu cầu của thị trường thế giới.

Kết luận
Có thể thấy lạm phát năm qua diễn biến hết sức phức tạp và bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, vì vậy công cuộc chống lạm phát hết sức khó khăn và đòi hỏi cần
có thời gian. Trong thời gian qua Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước đã thực
hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, dùng công cụ lãi suất, thị trường mở, công cụ
chính sách tỷ giá kết hợp với chính sách tài khoá nhằm ổn định thị trường, ổn
định tình hình sản xuất và sản lượng. Năm 2011 cũng đã xảy ra tình trạng lạm
phát cao ở mức 2 con số 18.12%, tuy nhiên sang năm 2012, trong quý 1 lạm

phát chỉ là 3%, lạm phát đã được kiềm chế hiệu quả, có thể coi đây là một thành
tích mà nhà nước ta đã đạt được và cũng là kinh nghiệm quý giá để vận dụng
trong năm 2012 để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, yêu cầu của việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô là rất khó khăn và phức
tạp, đặc biệt là trong giai đoạn vừa đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định
giá cả, lạm phát ở mức hợp lý. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực,
tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại và bất cập, như đã duy trì chính sách tiền tệ
nới lỏng trong một thời gian dài, một khi lạm phát tích luỹ và bộc phát, khả
9


năng kìm giảm tức thời là rất khó, chính sách thắt chặt đã quá “gắt”, có chăng,
đã tạo nên những cú sốc thực sự cho nền kinh tế trong thời gian qua, đặc biệt
nguy hiểm khi nó nằm trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó,
sự kết hợp hài hoà giữa Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá chưa tốt, đã
tạo nên sự bất cân đối mạnh trong điều hành lượng cung tiền trong nền kinh tế.
Đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta tiếp tục thực thi chính sách phát triển kinh
tế và ổn định lạm phát trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo nhân dân điện tử
www.vneconomy.vn
tạp chí tài chính
10


baomoi.com
tuổi trẻ online


11



×