Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài thu hoạch bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.39 KB, 12 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
Lớp : 74 - K36
Giaûng viên hướng dẫn : Thầy Hạ Tấn Bình
Họ & Tên sinh viên : Phạm Nữ Trinh
Bài thu hoạch môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
(Chi nhành TPHCM – Bến Nhà Rồng)
I-Vài nét về bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TPHCM–Bến Nhà Rồng)
Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi
nhánh TP.HCM (còn được gọi là
Bến Nhà Rồng) tọa lạc tại số 1
đường Nguyễn Tất Thành, phường
12 , quận 4. Đây là một đơn vị
thuộc Sở Văn hóa Thông Tin Thành
Phố Hồ chí Minh và là chi nhánh
trong hệ thống các bảo tàng và di
tích lưu niệm về Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong cà nước.
Trước đây là trụ sở của tổng công ty xây dựng Hoàng Đế
(Messageries Impériales)-một trong những công trình đầu tiên được pháp
xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngoi nhà được xây dựng từ giữa năm
1862 đến cuối năm 1863, được hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây
nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo kiểu “
lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt
Nam. Với kiến trúc độc đáo đó tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng
mang tên Bến Cảng Nhà Rồng, Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại,
thương cảng Sài Gòng được chuyển giao cho chính quyền miền nam Việt
Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói của ngôi nhà thay thế hai con rồng cũ
bằng hai con rồng mới với tư thế xoay đầu ra ngoài.
1



Nơi đây, ngày 05/06â/1911, người thanh niên Nguyển Tất Thành đã
ra đi tìm đường cứu nước.sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất
Thành đã trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lean
làm cuộc cách mạng tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa.Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ Tịch
Hồ Chí Minh sau này.
Trong hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Hố Chí Minh – chi nhánh
TP.Hồ Chí Minh đã noun tiếp hơn 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước
và nước ngoài đến tham qua. Đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc
gia và đoàn cao cấp của các nước đến viếng thăm, tìm hiểu và nghiên cứu về
Chủ Tịch Hồ Chí Minh . từ 400 tư liệu, hiện vật ( năm 1890 ) đến nay đã có
11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về chủ tịch Hồ Chí
Minh.
II-Sơ lược về gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 nam 1890 tại quê
ngoại làng Hoàng Trú, xã Kim Liên,huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong
một gia đình nhà nho yêu nước.

Thân phụ chủ tịch Hồ Chí Minh là cụï Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm
1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông đã
sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học. Năm 1901 ông thi hội và đậu phó
bảng. Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói
xu nịnh, cam phận của các quan lại triều đình Huế. Ông đã đi nhiều nơi, liên
lạc với nhiều nơi, liên lạc với nhiều người yêu nước , tuyên truyền đoàn kết,
kêu gọi nhân dân sống có tình nghóa thủy chung. Tư tưởng tiến bộ, nhân cách
2


cao thượng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều người. Ông qua đời tại

xã Cao lãnh ( Đồng Tháp ) vào năm 1929, thọ 67 tuổi
Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh năm
1868 trong một gia đình nho học, bà là một phụ nữ thông minh, cần cù, chịu
khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Cuộc đời của bà tuy ngắn
ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam sống có tình nghóa
và có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan
qua đời tại Huế năm 1901, lúc 33 tuổi
Chị gái Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh năm
1884, Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị Thực dân
Pháp và triều đình Phong Kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê
hương năm 1954, thọ 70 tuổi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm,
sinh nam 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi
truyền thụ kiến thức, mở mang văn hóa, Do tham gia những hoạt động yêu
nước chống Thực dân và Phong Kiến nên ông đã bị tù đày nhiều năm.
Nguyễn Sinh Khiêm qua đời năm 1950, thọ 62 tuổi,
III-Chủ Tịch Hồ Chí Minh và thời niên thiếu (1890 – 1911)
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Chủ Tịch Hồ Chí Minh sống ở q nhà
trong sự chăm sóc đầy tình u thương của ơng bà ngoại và cha mẹ, lớn lên
trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học cần cù trong lao động, tình
nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù.
Tại quê nhà Hồ Chủ Tịch được gửi đến học chữ Hán với một số nho
sĩ yêu nước. Người nghe được nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc
giữa các thầy và sĩ phu yêu nước.Hồ Chí Minh dần dần hiểu được thời cuộc và
sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan.trong những người
mà cụ Sắc thường gặp gỡ có ơng Phan Bội Châu. Giống như các nhà nho yêu
nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện trạng đất nước và số

3



phận dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc say rượu thường ngâm hai câu
thơ của Viên Mai:
“Mỗi phận bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sách sử,
Lập thân hèn nhát ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh và góp phần
định hướng cho người thanh niên sớm có hồi bão đánh đuổi Thực Dân, giành
độc lập cho đất nước đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào.
Nhìn lại những phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà
tiêu biểu là khởi nghĩa Yên khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; phong trào
Đông Du của cụ Phan Bội Châu ; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục; cuộc khởi
nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc Vận Động Cải cách của
cụ Phan Châu Trinh và phong tròa Chống Thuế của nhân dân Trung Kỳ, Hồ
Chủ tịch rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối nhưng người khơng đi theo
con đường đó. Thực tiễn thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt
ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Hồ Chí Minh, để rồi người có
một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
“ Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ
thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi
nhau ai là người thường hỏi nhau ai là
nguời giúp mình thốt khỏi ách thống
trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật,
người khác nghĩ là Anh, có người lại
cho là Mỹ. tơi thấy phải ra nước ngoài
4



để xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tơi

IV-Hoạt ở nước ngồi (1911-1946)
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, người lấy tên Văn Ba,
lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô Đốc LautoucheTréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ của các nước
phương tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912 – đầu 1913), người quay trở
lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm
1917, người trở lại nước Pháp sống và hoạt động. Ngày 19 tháng 6 năm 1919,
thay mặt những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới hội
nghị hịa bình Versailles bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điều để kêu
gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của tổng thống Wilson
cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á.
Dưới sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và
luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc tham dự hội nghị lần thứ XVIII Đảng Xã Hội Pháp và Người
bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc Tế III, Quốc Tế Cộng Sản và trở thành
một trong những người sang lập Đảng Cộng Sản Pháp. Đây là hành động đánh
dấu sự trưởng thành trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc,
từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ một người yêu nước trở thành
một chiến sĩ cộng sản. Người đã khẳng định một chân lý: “Đảng phài tuyên
truyền chù nghĩa xă hội trong tất cả các nước thuộc địa .chúng tôi thấy rằng
việc Đảng Xã Hội gia nhập Quốc Tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể
rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trông của vấn đề”.
Năm 1921, Nguyễn Tất Thành (lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc)
cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên Hiệp
thuộc địa nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa Đế
5


Quốc. Năm 1992, người cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le

Paria (người cùng khô, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách
đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa Đế Quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng.
Năm 1923 tại Liên Xơ, người
hoạt động trong quốc tế cộng sản,tham gia
nhiều hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội
Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức
Đảng kiểu mới của Lênin, tiếp tục tuyên
truyền các quan điểm của Lênin về các vấn
đề dân tộc và thuộc địa. Đặc biệt trong báo
cáo trong đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ V, người đã phác họa phương
hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc
Năm 1924 ,người được cử làm Ủy viên Bộ Phương Đông, phụ
trách Cục Phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và
phong trào cộng sản ở các nước Đông – Nam Á. Năm 1925 , người thành lập
Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức Việt Nam Thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng Sản Đoàn, đồng thời ra báo
Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước
hoạt động.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, người triệu tập hội nghị hợp nhất tại
Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt, diều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đội tiên phong
của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
“ Hỡi công nhân, nông dân, binh lính , thanh niên, học sinh, anh
chị em bị áp bức, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành lập, đó là Đảng của giai
6


cấp vô sản, Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam

đấu tranh giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột “.
1930 là cột mốc đánh dấu quá trình ra nước ngoài tìm đường cứu
nước cho dân tộc Việt Nam đã bước đầu thành công. Đến lúc này, Bác đã
tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất cho câu hỏi thời niên thiếu của mình vềø cách
thức giúp đất nước thoát khỏi thân phận thuộc địa. Người đã từng khẳng định
trong “Đường kách mệnh” : “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghóa nhiều,
nhưng chủ nghóa chân chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất là chủ
nghóa Mác – Lênin”. Con đường đi theo chủ nghóa Mác-Lênin chính là con
đường duy nhất để mang lại cho Việt Nam sự độc lập, tự do.
Tháng 3 năm 1930 , người trở lại Xiêm La trong một thời gian
ngắn, sau đó trở lại Trung Quốc
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ,
Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương
Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền
Pháp ở Đông Dương. Tờ L’Humanité số ra
ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái
Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá
nhà tù Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm
mưu của Thực dân Pháp câu kết với Thực dân
Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng
cộng sản Đông Dương. Nhưng sau đó nhờ sự
biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả
ngày 28 tháng 12 năm 1932. Người đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại
Liên Xô.
Nguyễn Ái Quốc đến Moskva vào mùa xuân năm 1934, với bí
danh Lin, Người học ở trường quốc tế Lênin (1934-1935). Ông dự đại hội lần
thứ VII Đệ Tam Quốc với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với
tên Linov. Người bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó
do bị nghi ngờ về lý do người được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do.
7



Trong những năm 1931-1935, người đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập
phê phán về đường lối cải long “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”,
không giống đường lối đấu tranh của Đệ Tam Quốc Tế.
Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trởlại Trung Quốc trong vai thiếu tá
Bát Lô quân Hồ Quang, người đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế
Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng Quân Trung Quốc mùa đông 1938,
nhằm bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
V- Cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, người về nước lần đầu tiên sau hơn
3o năm xa tổ quốc. Triệu tập hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành trung
ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập mặt trận
dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp
rút xây dựng lực lượng, day mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng, chuẩn bị khởi nghóa giành chính quyền cả nước.
Ngày 13 tháng 8 năm 1942,người lấy tên Hồ Chí Minh, sang
Trung Quốc với danh nghóa đại diện của cả Việt Minh và hội nghị quốc tế
phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của của Trung Hoa Dân
Quốc. Người bị chính quyền địa phương Trung Hoa Dân Quốc bắt ngày 29
tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và bị giam hơn 1
năm, trải qua hom 30 nhà tù. Sau khi được trả tự do ngày 10 thang1 9 năm
1943, Hồ Chí Minh tham gia ban chấp hành trung ương Việt Nam cách mệnh
đồng minh hội. Cuối tháng 9 năm 1944, người trở về Việt Nam tổ chức lực
lượng vũ trang và căn cứ địa chặt chẽvà hiệu quả hơn. Người trực tiếp ra chỉ
thị thành lập một đội quan mang tính chính thống và chính quy là Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Ngaỳ 16 tháng 8 năm 1945, tổng bộ Việt Minh triệu tập đại hội
quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra ủy ban dân tộc giải phóng tức


8


chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh lamø chủ tịch. Người phát lệnh tổng khởi
nghóa giành chính quyền trong cả nước.
Sau cách mạng tháng Tám thắng lợi,
ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng
trường Ba Đình lịch sử Bác Hồđọc bản
Tuyên Ngôn Độc Lập tuyên bố với thế
giới và nhân dân tronmg cả nước quyền
dộc lập của dân tộc Việt Nam , khai
sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á. Người trở thành vị chủ
tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc
lập.
Trong những ngày đầu của cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn
chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do Phát xít Nhật – Pháp gây ra
đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9 năm 1945 câu kết với Đế
quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, Thực dân
Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả
của cách mạng ta. Trước nạn ngoại xâm, chủ tịch HồChí Minh kêu gọi cả
nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà
hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước , cùng Trung Ương
Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến toàn dân, tòan diên,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từng
bước dành thắng lợi.

Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946
được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng
hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút
khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp
9


mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở
miền bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
Trước tình hình ấy, tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn
quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống Thực dân Pháp đến thắng
lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
Tháng 7/1960, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Miền Bắc Việt
Nam được giải phóng, nhưng một nửa nước ở miền Nam bị Đế quốc Mỹ biến
thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với trung ương Đảng lãnh
đạo nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: cách mạng Xã Hội
Chủ Nghóa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
VI-Giai đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời
Từ khoảng nửa đầu thập niên 1960, Hồ Chí Minh được coi như
chỉ còn name vai trò biểu tượng cho cách mạng. Người dành nhiều thời gian
đểđi thăm hỏi đồng bào. Quyền lực khi này dần dần tập trung vào tay tổng bí
thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao Động Việt
Nam, những người này chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất
nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở Miền Nam.
Hồ Chí Minh liên tục ốm nặng trong khoảng 3 năm cuối đời.
Trong thời gian quanh sự kiên Tết Mậu Thân 1968, người đang trong đợt
dưỡng bệnh dài ngày tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Trung Hoa và chỉ
quay về Việt Nam ít ngày vào tháng 12 năm 1967 để phê duyệt quyết định
tổng tấn công.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dip sinh nhật thứ
75 của người . trong di chúc người có
viết: “điều mong muốn nhất của tôi
là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết
phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
10


dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng dáng váo sự nghiệp cách mạng thế
giới”.
Đến lúc sắp ra đi người vẫn để lại tấm gương lớn cho cán bộ đảng
viên, quân và dân cả nước bằng đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính của mình.
Người căn dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên phúng điếu linh đình, để khỏi
lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào lúc 9 giờ 47 phút sáng ngày 2
tháng 9 năm 1969 tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi.
VII-Chủ tịch Hồ Chí Minh–Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vó đại của không chỉ riêng dân
tộc Việt Nam mà còn là của cảø dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trẻ
thế giới. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghóa Mác-lênin ở
Việt Nam, sáng lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam). Người luôn gắn
cách mạng Việt Nam với đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao
cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn và giản dị.
Cả cuộc đời vó đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng
ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần dân tộc tự do, lòng yêu nước

thương dân thắm thiết, đạo đức, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản
dị.Người là tượng trưng cao đẹp của chủ nghóa yêu nước chân chính kết hợp
với chủ nghóa quốc tế vô sản.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà chính trị lỗi lạc
mà còn là nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn. Vì vậy năm 1990 nhân kỷ niệm
100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức Giáo dục và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người là “Anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”.
11


VIII-Bảo tàng Hồ Chí Minh-hành trình theo chân Bác
Lịch sử được viết nên bằng máu và nước mắt, là bài học quý giá
được đánh đổi bằng sinh mạng của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Lịch
sử là thứ mà mỗi chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ nhưng đến trước
ngày hôm nay em chưa bao giờ yêu thích lịch sử cả, bởi đó là những mốc
thời gian khó nhớ, những bài học
khô khan trên sách vở. Nhưng đến
với bảo tàng Hồ Chí Minh lại cho
em một cảm nhận khác biệt.bước
vào đây như bước vào một cảnh
phim quay chậm, tái hiện trọn vẹn
cuộc đời của người Anh hùng dân
tộc, người đã dành cả cuộc đời
cho sự nghiệp đấu tranh giả phong
dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
một trong những chiến só đầu tiên
của thế giới thứ 3, của dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho con
người.
Với hành trình tìm theo chân bác ngày hôm nay đã một lần nữa

nhắc nhở em không được lãng quên quá khứ vì đó là một phần của tương lai.
Là sức mạnh và niềm tin vững chắc để thế hệ chúng em và cả những thế hệ
mai sau có đủ nghị lực, khôn ngoan để tiếp tục viết tiếp vào trang sử hào
hùng của dân tộc, thực hiện tiếp những lý tưởng mà Hồ Chủ Tịch kính yêu
và thế hệ trước còn đang dang dở.

12


13



×