Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Trí thức hưng nguyên (tỉnh nghệ an) trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ THU TRANG

TRÍ THỨC HƯNG NGUYÊN (TỈNH NGHỆ AN)
TRONG PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1930

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ THU TRANG

TRÍ THỨC HƯNG NGUYÊN (TỈNH NGHỆ AN)
TRONG PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1930
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. DƯƠNG THỊ THANH HẢI


4

NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của tổ chưc, các thầy cô giáo, bạn bè và đồng
nghiệp. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Dương
Thị Thanh Hải - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi kể từ khi nhận đề tài
cho đến khi luận văn đươc hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Tuyên giáo huyện
Hưng Nguyên, UBND các xã, Thư viện tỉnh Nghệ An đã cung cấp cho tôi
nguồn tư liệu để tôi có điều kiện nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy
cô giáo của khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học trường Đại học Vinh cùng gia
đình và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
hoàn thành luận văn.
Vinh, tháng 10 năm 2015
Học viên

Cao Thị Thu Trang


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................11
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................11
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................13
7. Bố cục của luận văn.................................................................................13
NỘI DUNG.....................................................................................................14
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
HƯNG NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1885.........................................................14
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống yêu nước
của nhân dân Hưng Nguyên........................................................................14
1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội....................................14
1.1.2 Điều kiện lịch sử, văn hóa....................................................18
1.1.3 Truyền thống yêu nước của nhân dân Hưng Nguyên..........29
1.2 Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc đấu tranh của trí thức Hưng
Nguyên từ năm 1858 đến năm 1884............................................................32
1.2.1 Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và Nghệ An ................32
1.2.2 Đấu tranh chống Pháp của trí thức Hưng Nguyên từ năm
1858 đến năm 1884.............................................................35
Tiểu kết chương 1........................................................................................43
Chương 2
TRÍ THỨC HƯNG NGUYÊN TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG


7
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1885 ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT (1919)...............................................................................46
2.1 Trí thức Hưng Nguyên trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896)....46
2.2 Những điều kiện lịch sử mới tác động đến cuộc vận động chống Pháp

của trí thức Hưng Nguyên đầu thế kỷ XX...................................................54
2.2.1 Bộ máy cai trị địa phương.....................................................54
2.2.2 Những biến đổi về kinh tế qua chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ nhất....................................................................55
2.2.3 Những biến đổi về giáo dục, văn hóa và xã hội....................57
2.2.4 Tác động của tư tưởng dân chủ tư sản tới lớp trí thức Nho
học Hưng Nguyên...............................................................62
2.3 Trí thức Hưng Nguyên tham gia phong trào giải phóng dân tộc từ năm
1897 đến năm 1918.....................................................................................66
2.3.1 Trí thức Hưng Nguyên với hoạt động của Duy Tân Hội và
phong trào Đông Du............................................................66
2.3.2 Trí thức Hưng Nguyên trong phong trào Duy Tân Trung Kỳ
và phong trào chống sưu thuế (1908)..................................73
2.3.3 Trí thức Hưng Nguyên tổ chức phong trào nông dân kiện hào
lý..........................................................................................79
2.4 Một số nhận xét về trí thức Hưng Nguyên trong phong trào chống Pháp
từ năm 1885 đến năm 1919.........................................................................83
Tiểu kết chương 2........................................................................................87
Chương 3
TRÍ THỨC HƯNG NGUYÊN
TRONG PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT (1919) ĐẾN NĂM 1930...................................................89
3.1 Bối cảnh lịch sử mới tác động đến hoạt động yêu nước và cách mạng
của trí thức Hưng Nguyên ..........................................................................89
3.1.1 Bối cảnh quốc tế...................................................................89


8
3.1.2 Bối cảnh trong nước..............................................................91
3.2 Trí thức Hưng Nguyên tham gia phong trào giải phóng dân tộc từ sau

chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925..............................................102
3.2.1 Hoạt động xuất dương của thanh niên Hưng Nguyên (1919
-1925)................................................................................102
3.2.2 Một số hoạt động đấu tranh khác của nhân dân Hưng Nguyên
...........................................................................................113
3.3 Sự xuất hiện của các tổ chức cách mạng ở Hưng Nguyên (1925 -1930)
...................................................................................................................116
3.3.1 Tổ chức Tân Việt cách mạng đảng.....................................116
3.3.2 Hoạt động của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên......120
3.3.3 Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Hưng Nguyên...................124
3.4 Một số nhận xét về trí thức Hưng Nguyên trong phong trào chống Pháp
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến năm 1930........................129
Tiểu kết chương 3......................................................................................132
KẾT LUẬN...................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................137
PHỤ LỤC......................................................................................................147


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với công cuộc dựng nước và
chống giặc ngoại xâm anh hùng đã trải gần ba thế kỉ với bao thăng trầm, thịnh
suy của thời đại. Ngược dòng thời gian về quá khứ, để có được thành quả hiện
tại, lớp lớp người Việt đã ngã xuống để bảo vệ quê hương, đất nước trong
việc chinh phục tự nhiên và chống giặc ngoại xâm lâu dài và đầy gian khổ.
Bên cạnh động lực chính của sự phát triển xã hội và các cuộc cách
mạng là nông dân lao động, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ của
thời đại là công nhân, không thể không kể đến một bộ phận chưa trở thành
một giai cấp độc lập trong xã hội, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng góp

phần làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc và quyết định phần nào tương lai
cho đất nước Việt Nam - đó chính là đội ngũ trí thức Việt Nam.
Theo từ điển Tiếng Việt: Trí thức là sự hiểu biết của trí tuệ. Nói những
người theo đuổi nghề phải dùng trí tuệ nhiều hơn chân tay [51;tr.827].Trí
thức còn dùng để chỉ một tầng lớp tiên tiến bậc nhất trong xã hội, họ là những
người được học hành, được đào tạo một cách bài bản theo hệ thống giáo dục
theo từng thời đại và thể chế, để có thể phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.
Thời kì phong kiến, đội ngũ trí thức được đào tạo bài bản theo Nho học, lấy
“Cửa Khổng sân Trình” lấy “Tứ thư Ngũ kinh”, lấy “Tam cương Ngũ
thường” làm chuẩn mực, lấy đạo của người quân tử làm ước mơ. Bước sang
thời hiện đại, đội ngũ trí thức ban đầu cũng xuất thân từ chế độ phong kiến đã
bước nhanh trên con đường phát triển của xã hội, vươn lên tiếp thu tư tưởng
mới. Dần dần hình thành một bộ phận trí thức mới, tiếp thu văn hóa văn minh
mới của thời đại - văn minh phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản,
tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào trong nước. Trí thức đóng


2
một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo giai cấp nông dân
và công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giải phóng giai cấp và giải
phóng xã hội, giải phóng con người.
Viết về người trí thức Việt Nam, GS Vũ Khiêu đã viết: “Người trí thức
Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như đại biểu chân chính về tư tưởng và văn
hóa, về tài năng và trí tuệ của cả dân tộc. Cùng với sự phát triển của sản
xuất, của thực tiễn dựng nước và giữ nước, sự hiểu biết của dân tộc và thế
giới tự nhiên, về đời sống xã hội và chính bản thân con người cũng dần được
nâng cao. Chủ nhân của những kiến thức ngày một phong phú, đó chưa phải
là một tầng lớp riêng biệt của xã hội mà chính là khối cộng đồng của người
Việt Nam đã liên tục qua nhiều thời đại vừa đấu tranh với thiên nhiên vừa
chống xâm lược và áp bức. [50; Tr 11]. Vì vậy, nghiên cứu về đội ngũ trí thức

dân tộc là góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của
dân tộc ở một khía cạnh trọng yếu. Từ vai trò, vị trí của trí thức Việt Nam
trong tiến trình phát triển của lịch sử có thể nhận thấy, nghiên cứu một cách
có hệ thống về đội ngũ trí thức giúp nhà nghiên cứu thấy được vai trò, đóng
góp, công lao to lớn của đội ngũ trí thức với lịch sử dân tộc, thấy được một
phần tình hình giáo dục khoa cử, truyền thống hiếu học của các địa phương
trên phạm vi cả nước.
Tìm hiểu về đội ngũ trí thức Việt Nam còn giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ
hơn những truyền thống, những nét tương đồng và khác biệt về con người, về
văn hóa, đặc biệt là truyền thống giáo dục giữa các vùng miền, các địa
phương trên cả nước. Ngoài đóng góp to lớn trên lĩnh vực giáo dục khoa cử,
phong trào yêu nước, đội ngũ trí thức dân tộc còn có nhiều cống hiến to lớn
trong các lĩnh vực văn hóa, văn học, cải cách, đối ngoại... làm nòng cốt và nền
tảng cho một đất nước giàu truyền thống lịch sử và văn hóa như Việt Nam.
Chính vì những lí do khách quan và vai trò quan trọng của đội ngũ trí
thức đối với sự phát triển nội tại của dân tộc từ trong quá khứ đến hiện tại, vì


3
vậy nghiên cứu, tìm hiểu về đội ngũ trí thức, đặc biệt là đóng góp của họ đối
với dân tộc là hướng đề tài hay, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đã và đang
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.2. Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt, cái nôi sản sinh ra những
nhân tài, những trí thức lỗi lạc làm rạng danh cho quê hương và đất nước.
Ngay từ rất sớm, đội ngũ trí thức Nghệ An đã được biết đến với sự uyên bác
và tinh thần khảng khái, yêu nước, tiểu biểu cho đội ngũ trí thức của dân tộc.
Tìm hiểu trí thức Nghệ An giúp người nghiên cứu thấy được sự ra đời, phát
triển và những đóng góp của trí thức Nghệ An với lịch sử dân tộc, thấy được
những điểm tương đồng và khác biệt với các vùng miền trên cả nước.
Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nằm ở hạ lưu sông Lam, mang

trong mình truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú, đẹp đẽ của cả dân tộc và
vùng Nghệ - Tĩnh, mang đậm sắc thái địa phương nơi có Lam Thành Sơn, là
lỵ sở của nhiều đời, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả vùng Hoan
Diễn.
Mang trong mình truyền thống hiếu học lâu đời của thầy đồ xứ Nghệ,
nơi đặt trường thi hương Nghệ An trong thời phong kiến, các thế hệ trí thức
Hưng Nguyên đã sớm trưởng thành, được đào tạo, ý thức được vai trò, sứ
mệnh lịch sử của mình đối với sự phát triển chung của xã hội.
Tìm hiểu đóng góp của trí thức Hưng Nguyên trong giai đoạn kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1885) đến khi Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời (1930) là góp một phần quan trọng vào tìm hiểu tình hình chính trị, văn
hóa, cũng như phong trào cách mạng của Nghệ An nói riêng và của cả dân tộc
trong giai đoạn lịch sử đầy biến động và xáo trộn này.
Từ việc tìm hiểu đóng góp đội ngũ trí thức của Hưng Nguyên giai đoạn
này có thể rút ra nhận xét, so sánh với đội ngũ trí thức của tình Nghệ An,
cũng như các huyện có bề dày truyền thống giáo dục khoa cử nho học như


4
Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu để tìm ra nét tương đồng và
khác biệt giữa các địa phương với nhau, và tìm câu trả lời cho sự khác biệt đó.
Khái quát được truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của
nhân dân Hưng Nguyên nói chung, của đội ngũ trí thức nói riêng, đó cũng là
truyền thống, là cội nguồn của sức mạnh của nhân dân Nghệ An và dân tộc từ
trong lịch sử, được biểu hiện một cách cụ thể và sinh động qua hoạt động và
những đóng góp của đội ngũ trí thức Hưng Nguyên.
1.3. Tác giả là một người con sinh ra, được nuôi dưỡng, trưởng thành
trên mảnh đất quê hương Hưng Nguyên truyền thống, anh hùng, bản thân
luôn khát khao tìm hiểu, nghiên cứu những đóng góp của nhân dân, trí thức và
truyền thống tốt đẹp bao đời của cư dân nơi đây đối với dân tộc.

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, cộng với lòng đam mê
nghiên cứu lịch sử địa phương trong sự đối sánh với lịch sử dân tộc, đồng thời
để tỏ lòng tri ân với quê hương, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Trí thức
Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm
1885 đến năm 1930” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về đội ngũ trí thức và những đóng góp của trí thức Việt
Nam đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc trên các phương diện không
phải là hướng đề tài mới, đây là hướng thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm, tìm hiểu và thể hiện nỗ lực của mình bằng cách đóng góp các công
trình nghiên cứu có giá trị. Các công trình viết về đề tài này khá đa dạng,
phong phú, bao gồm các sách chuyên khảo, các tạp chí, các luận văn, các tài
liệu địa chí văn hóa, ngoài ra tài liệu địa phương đều ít nhiều đề cập đến đội
ngũ trí thức và những đóng góp to lớn của họ.
Viết về đề tài trí thức Việt Nam cũng như đóng góp của trí thức đối với
lịch sử dân tộc có rất nhiều công trình của nhiều nhà khoa học, trong đó phải


5
kể đến cuốn “Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử”, của Vũ
Khiêu chủ biên, do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1987 [50].
Công trình đã đi vào tìm hiểu khái quát đặc điểm truyền thống của người trí
thức Việt Nam, từ đó chứng minh bằng cách lấy ví dụ về những trí thức tiêu
biểu bậc nhất của lịch sử để làm nổi bật nên những đóng góp với dân tộc
trong suốt chiều dài phát triển. Tác giả đã đi đến phân tích, đánh giá khá kỹ về
người trí thức trong giai đoạn mới - giai đoạn chủ nghĩa xã hội. “Người trí
thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử” đã giúp chúng tôi có cái nhìn
bao quát, hệ thống về nguồn gốc, truyền thống của người trí thức Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử, cung cấp một số cơ sở lí luận quan trọng trong quá
trình làm đề tài của chúng tôi.

Tìm hiểu, đề cập đến đóng góp của trí thức Nghệ An đối với lịch sử
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nổi lên một số tác
phẩm, trong đó tiêu biểu là một số công trình:
Công trình lịch sử “Lịch sử Nghệ An tập I từ nguyên thủy đến cách
mạng tháng tám 1945” [99] do nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ấn
hành trình bày một cách khoa học, hệ thống quá trình phát triển của lịch sử
Nghệ An từ nguyên thủy đến cách mạng tháng Tám 1945. Những đóng góp
của Nho sĩ, trí thức Nghệ An với phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX cũng được quan tâm tìm hiểu đặt trong tiến trình phát
triển của lịch sử dân tộc. Công trình là cuốn thông sử tổng hợp giữ vai trò
quan trọng, có giá trị lịch sử, khoa học quan trọng trong việc chúng tôi thực
hiện đề tài về Hưng Nguyên cũng như dùng để đối sánh với các vùng miền
khác trong tỉnh và trên cả nước.
Trong công trình nghiên cứu về những nhân vệt tiêu biểu của Nghệ An,
“Từ điển nhân vật xứ Nghệ” của tác giả Ninh Viết Giao, do nhà xuất bản
Nghệ An ấn hành năm 2006 [34]. Công trình thống kê khá đầy đủ danh sách


6
anh hùng, những người con ưu tú có công lao to lớn đối với sự phát triển của
quê nhà xứ Nghệ cũng như đối với dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ba tập của cuốn “Danh nhân Nghệ Tĩnh” do Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh
ấn hành năm 1984 [7] là công trình tập trung trình bày về thân thế, sự nghiệp
một số danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu của vùng đất Nghệ An, Hà
Tĩnh. Trong đó, Hưng Nguyên có hai nhà trí thức nổi tiếng là Nguyễn Trường
Tộ và Phạm Hồng Thái được đề cập đến. Tuy được nhóm tác giả Đậu Xuân
Mai; Chương Thâu, Tôn Quang Phiệt trình bày khái quát về cuộc đời, thân thế
sự nghiệp, những đóng góp đối với lịch sử dân tộc của hai nhân vật ưu tú này,
nhưng đây không phải là công trình tìm hiểu về đội ngũ Trí thức của huyện
Hưng Nguyên. Đây chỉ là một tài liệu góp phần bổ sung tư liệu cho chúng tôi

trong quá trình tìm hiểu đóng góp của trí thức Hưng Nguyên trong phong trào
giải phóng dân tộc từ 1885 đến năm 1930.
Quyển “Những ông Nghè, ông cống triều Nguyễn” của nhóm tác giả
Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương, Nxb Văn hóa thông tin - 1995
[11], có trình bày, liệt kê một cách hệ thống thứ tự, thời gian về những trí thức
Nho học của Hưng nguyên dưới thời nhà Nguyễn (1802 - 1919), từ đó giúp
người đọc có cái nhìn khách quan về học hành khoa cử của Hưng Nguyên so
với các huyện, các vùng khác trên cả nước. Đồng thời biết rõ được họ tên, quê
quán và những chức vụ đối với đất nước trong thời kì những ông Nghè, ông
Cống làm quan.
Trong ba tập của công trình “Nghệ An những tấm gương cộng sản” của
NXB Nghệ An, những tấm gương tiêu biểu trong phong trào yêu nước và
cách mạng của tỉnh nhà đã có phần đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức trên
địa bàn huyện Hưng Nguyên, trong đó phải kể đến các đồng chí: Lê Hồng
Phong, Ngô Tuân, Lê Thiết Hùng, Võ Trọng Ân, Võ Trọng Cánh.
Luận văn cao học Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, “Trí thức
Thanh Chương (Nghệ An) trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ


7
1858 đến 1945”, Phạm Thị Hoài Thanh, Nghệ An, Đại học Vinh, 2008 [90].
Qua nội dung chính của luận văn có thể thấy: Thanh Chương là vùng đất có
bề dày văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng, là đất khoa bảng các
ông Nghè, ông Cử, cụ Tú có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Đề tài tập
trung làm rõ những hoạt động của tri thức Thanh Chương đối với phong trào
đấu tranh chống ngoại xâm từ năm 1858 đến năm 1945. Tuy nhiên, luận văn
cũng đề cập ít nhiều đến những hoạt động yêu nước chống Pháp của nhân dân
và trí thức Thanh Chương với sự liên kết, tham gia hưởng ứng của trí thức các
huyện lân cận trong đó có Hưng Nguyên,... Luận văn là một nguồn tài liệu
hữu ích bổ sung cho quá trình tìm hiểu vai trò, vị trí của trí thức Hưng

Nguyên trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Đặng Như Thường với
đề tài “Nho sĩ Nghệ An trong phong trào yêu nước chống Pháp từ 1858 đến
1920”, 2002 [96] đã tìm hiểu khái quát về điều kiện hình thành nên truyền
thống yêu nước cho tầng lớp Nho sĩ Nghệ An trong khoảng thời gian đề tài
thực hiện. Luận văn đi vào tìm hiểu đặc điểm và đóng góp của Nho sĩ Nghệ
An qua hai giai đoạn, từ nửa sau thế kỉ XIX và trong 20 năm đầu thế kỉ XX.
Nho sĩ Hưng Nguyên trong bối cảnh đó cũng không quản khó khăn, gian khổ,
hi sinh tham gia vào phong trào, theo tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc chống
lại ách xâm lược.
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Nho sĩ Nghệ An trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước thế kỉ XIX”, 2007 [60], của Hứa Thị Hoa Mai, tác giả
đã trình bày một cách khái quát và hệ thống về tên tuổi, chức vụ và một số
đóng góp của Nho sĩ Nghệ An đối với phong trào cách mạng dân tộc. Nổi bật
lên là đóng góp của Nho sĩ Nghệ An trong phong trào cách mạng và chống
Pháp ở nửa sau thế kỉ XIX. Hòa chung vào đội ngũ Nho sĩ Nghệ An, trong đó
cũng có một phần không nhỏ của các nhà yêu nước quê Hưng Nguyên.


8
Tìm hiểu giáo dục khoa cử nho học liên quan đến luận văn tìm hiểu có
công trình “Giáo dục khoa cử - Nho học thời Nguyễn (1802 - 1919) ở huyện
Hưng Nguyên” [15] của tác giả Hoàng Thị Chung đã tập trung vào trình bày
một cách có hệ thống tình hình giáo dục khoa cử ở Hưng Nguyên dưới thời
Nguyễn. Tác giả bước đều nêu được danh sách các trí thức Nho học tiêu biểu
của mảnh đất Hưng Nguyên, đưa ra những so sánh, đánh giá về đội ngũ trí
thức ở Hưng Nguyên với các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc.
Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, là một huyện có bề dày lâu đời về lịch
sử, văn hóa, đội ngũ trí thức tuy số lượng không đông đảo như một số huyện
nổi tiếng trong tỉnh: Nam Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, hay Thanh Chương...

Nhưng có những nét riêng và đóng góp to lớn nhất định đối với lịch sử dân
tộc. Do nhiều nguyên nhân, trong thời gian vừa qua chưa có một công trình
nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy đủ về đội ngũ trí thức Hưng Nguyên, đóng
góp cũng như vai trò của đội ngũ trí thức của Hưng Nguyên đối với phong
trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn từ 1885 đến năm 1930. Đi vào nghiên
cứu và tìm hiểu kĩ, chúng tôi phát hiện có một số công trình nghiên cứu đi
trước, đặc biệt là các luận văn, luận án, và các công trình lịch sử địa phương
có ít nhiều đề cập đến vấn đề chúng tôi đang quan tâm tìm hiểu. Chính đây là
một nguồn tài liệu quan trọng, cần thiết, thuyết phục giúp chúng tôi có thể
tham khảo khi thực hiện đề tài.
Công trình nghiên cứu: “Địa chí văn hóa Hưng Nguyên” của Ninh Viết
Giao và Thái Huy Bích, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2009 [35], là một
công trình tìm hiểu, nghiên cứu một cách tổng thể về lịch sử, văn hóa - xã hội
đất và người vùng đất Hưng Nguyên từ xưa tới nay. Trong đó đáng chú ý liên
quan đến đề tài chúng tôi thực hiện là phần phụ lục nhân vật Hưng Nguyên,
được các tác giả lựa chọn đưa vào những nhân vật tiêu biểu, có đóng góp to
lớn không chỉ với Hưng Nguyên mà còn đối với sự phát triển của dân tộc. Nổi


9
bật có: Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng,
Ngô Tuân, Phạm Hồng Thái, Võ Trọng Ân, Võ Trọng Cánh...
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đến đề tài, chúng tôi tìm thấy một
số công trình chuyên khảo về một số trí thức tiêu biểu của huyện Hưng
Nguyên, tiêu biểu như:
Nguyễn Trường Tộ một nhà nho, một trí thức yêu nước nổi tiếng với
những bản điều trần yêu cầu canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, người
Hưng Nguyên được PGS.TS Nguyễn Trọng Văn trình bày hệ thống những tư
tưởng, đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc trong cuốn sách chuyên khảo
“Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ” nhà xuất bản Nghệ An năm

2013.[55] Cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về nội dung và tư
tưởng của nhà canh tân lỗi lạc, từ đó thấy được công lao, đóng góp to lớn của
ông, mặc dù đa phần những đề nghị canh tân cải cách của ông không được
thực hiện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Viết riêng về Tổng bí thư Lê Hồng Phong có tác phẩm “Lê Hồng
Phong tiểu sử” nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2007
[16]. Cuốn sách tập trung tìm hiểu thân thế, gia đình, quá trình hoạt động cách
mạng và những đóng góp to lớn của Tổng bí thư Lê Hồng Phong từ khi bắt
đầu hoạt động yêu nước đầu tiên, đến khi giữ chức vụ cao nhất của Đảng.
Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài,
chúng tôi thấy việc nghiên cứu về: Trí thức Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An)
trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930, chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống. Vì vậy, trên cơ sở tập
hợp các nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ
tìm hiểu rõ hơn về những đóng góp tích cực của trí thức Hưng Nguyên trong
phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930, lấp đầy phần nào
khoảng trống lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng.


10
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi nhằm mục tiêu làm rõ sự hình
thành, phát triển của đội ngũ trí thức Hưng Nguyên từ nủa cuối thế kỉ XIX
(1885) đến năm 1930.
Từ kết quả nghiên cứu, làm rõ những đóng góp của đội ngũ trí thức
Hưng Nguyên đối với lịch sử Nghệ An nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung
trong thời gian từ 1885 đến năm 1930.
Thấy được những đặc điểm riêng biệt của đội ngũ trí thức Hưng
Nguyên so với một số huyện lân cận ở Nghệ An nói riêng và với cả nước nói

chung trong giai đoạn lịch sử đền tài thực hiện.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài: Trí thức Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) trong phong
trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930, luận văn sẽ tập trung vào
giải quyết những nhiệm vụ sau.
Thứ nhất, khái quát bối cảnh lịch sử dân tộc ảnh hướng đến sự hình
thành, phát triển trí thức Hưng Nguyên. Tìm hiểu những nét chính về lịch sử,
văn hóa, yếu tố trực tiếp tác động đến quá trình hình thành và phát triển của
đội ngũ trí thức Hưng Nguyên.
Thứ hai, tìm hiểu sự hình thành và những hoạt động của đội ngũ trí
thức Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ năm
1885 đến năm 1930.
Thứ ba, chỉ ra những đóng góp của đội ngũ trí thức Hưng Nguyên đối
với quê hương và lịch sử dân tộc trong thời gian đề tài nghiên cứu.
Thứ tư, nhận xét, đánh giá, so sánh đội ngũ trí thức Hưng Nguyên với
đội ngũ trí thức Nghệ An và dân tộc.


11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài: Trí thức Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) trong phong
trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về đội ngũ trí thức của huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An trong
phong trào yêu nước chống Pháp, giải phóng dân tộc trong phạm vi giới hạn
thời gian của đề tài.
Ngoài ra, để luận văn có tính hệ thống, và thuyết phục, đề tài cũng trình
bày khái quát vài nét về vai trò, vị trí của các tầng lớp nhân dân Hưng Nguyên
không phải trí thức để làm nổi bật, so sánh được đặc trưng của đội ngũ trí thức
Hưng Nguyên trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1930.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu đội ngũ
trí thức trong địa giới hành chính của huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An,
đồng thời có sự liên hệ đối sánh với các huyện khác trong tỉnh để thấy được
sự tương đồng và khác biệt của vấn đề.
Phạm vi thời gian của đề tài, chúng tôi trình bày nội dung luận văn
trong khoảng thời gian từ khi thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược
Việt Nam (1885) đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1930).
Phạm vi nội dung, đề tài tập trung tìm hiểu về đóng góp của trí thức
Hưng Nguyên trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm
1930, bên cạnh đó đề tài trình bày khái quát những điều kiện lịch sử, văn hóa
tác động đến quá trình hình thành và phát triển của trí thức Hưng Nguyên, từ
đó đi đến một số nhận xét, đánh giá.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình, tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn, chúng
tôi chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu sau:


12
Thứ nhất là nguồn tài liệu thành văn gồm: Các sách, báo, luận văn cao
học, khóa luận tốt nghiệp đại học, lịch sử Đảng bộ đã xuất bản liên quan đến nội
dung đề tài thực hiện, được lưu trữ tại thư viện Đại học Vinh, thư viện tỉnh Nghệ
An, ủy ban nhân dân các xã và ủy ban nhân dân huyện Hưng Nguyên, các thư
viện gia đình. Các sách, báo, lịch sử Đảng bộ xã, huyện là nguồn tài liệu thành
văn có tính khoa học và độ tin cậy cao, làm nền tảng để chúng tôi lập kế hoạch
nghiên cứu, tìm hiểu, cung cấp cho luận văn nhiều nội dung, nhiều trí thức về
các nhân vật, những đóng góp của đội ngũ trí thức Hưng Nguyên cũng như Nghệ
An và dân tộc.
Một số luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp lưu trữ tại Thư viện

trường Đại học Vinh là nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến hướng đề tài
chúng tôi tìm hiểu, là tài liệu tham khảo, đặc biệt về mặt hình thức, kết cấu và
bố cục trình bày theo hướng đề tài đã được quan tâm nghiên cứu đi trước, góp
phần làm phong phú và có những đóng góp mới cho hướng nghiên cứu đang
được quan tâm và hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Thứ hai là nguồn tài liệu do tác giả trực tiếp phỏng vấn, điền dã hiện
trường lịch sử, gặp gỡ, hỏi chuyện các cụ cao niên huyện Hưng Nguyên,
trưởng họ, trưởng tộc; trực tiếp đến các khu di tích, khu tưởng niệm trong
khuôn khổ nghiên cứu của đề tài. Gắn việc nghiên cứu khoa học với thực tiễn
của lịch sử. Đây là nguồn tài liệu khẳng định thêm tính đúng đắn và thuyết
phục cho nội dung được trình bày thành văn, bổ sung làm cho nguồn tài liệu
thành văn không cứng nhắc và giáo điều.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, thu tập thông tin, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp logic. Ngoài ra tác giả có sử dụng thêm phương pháp so sánh, thống kê,
phương pháp nghiên cứu liên ngành, phỏng vấn lịch sử, nghiên cứu điều tra
nhằm làm rõ những vấn đề của đề tài đặt ra


13
Tất cả phương pháp sử dụng để nghiên cứu đều được đặt trên nền tảng
tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đặt dưới ánh sáng
nghiên cứu của phương pháp luận sử học Mácxit.
6. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu, trình bày một các rõ ràng, có hệ thống và khoa
học, đề tài có những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận văn đã dựng lại bức tranh có hệ thống về những đóng
góp của trí thức Hưng Nguyên đối với phong trào giải phóng dân tộc từ năm
1885 đến năm 1930

Thứ hai, đề tài giúp người đọc, đặc biệt lớp thanh niên trẻ của Hưng
Nguyên thấy được sự hình thành, phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức
Hưng Nguyên - những người con ưu tú của quê hương, được dân tộc vinh
danh. Từ đó, phấn đấu trở thành những người công dân tốt, góp phần xây
dựng quê hương, đất nước.
Thứ ba, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy, nghiên
cứu, biên soạn lịch sử địa phương nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát hoạt động chống Pháp của trí thức Hưng
Nguyên trước năm 1885
Chương 2: Trí thức Hưng Nguyên trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc từ năm 1885 đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1919)
Chương 3: Trí thức Hưng Nguyên trong phong trào chống Pháp từ
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến năm 1930


14
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
HƯNG NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1885

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống yêu
nước của nhân dân Hưng Nguyên
1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội
Về vị trí địa lý, theo sách Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, vào đầu thế
kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn vùng đất Hưng Nguyên ngày nay thuộc phủ
Anh Đô, tỉnh Nghệ An. [102; Tr 42]. Dưới thời Pháp thuộc,“địa giới hành

chính của huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, về sau,
huyện Hưng Nguyên được đặt thành Phủ Hưng Nguyên”. [100; Tr 35].“Thời
Pháp thuộc huyện Hưng Nguyên là một phủ thuộc tỉnh Nghệ An gồm 6 tổng
đó là Phù Long, Văn Viên, Thông Lạng, Đô Yên, Yên Trường, Hải Đô, 109 xã
có triện bạ” [15; Tr 12].
Hiện tại, Hưng Nguyên (gồm 22 xã và 01 thị trấn) là một huyện thuộc
tỉnh Nghệ An, nằm ở vị trí trung tâm của xứ Nghệ, bên dòng Lam uốn khúc
bao bọc quanh huyện từ phía Tây Nam trải dài đến Đông Nam. Huyện Hưng
Nguyên phía Đông giáp giáp Thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh;
phía Tây giáp huyện Nam Đàn; phía Nam giáp huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh; phía
Bắc và Đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc.
Là một huyện có vị trí địa lý quan trọng, Hưng Nguyên nằm ở cửa ngõ
phía Tây của Thành phố Vinh - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
của tỉnh Nghệ An, nằm trên quốc lộ 46 lên quê hương Nam Đàn mảnh đất địa
linh nhân kiệt, nối liền các huyện như Thanh Chương, Đô Lương, hướng lên
cửa khẩu Thanh Thủy. Hưng Nguyên có đường sắt Bắc Nam đi qua, có sông


15
Lam vòng từ xã Hưng Lĩnh xuống xã Hưng Lợi. Là một huyện có vị trí địa lý
khá thuận lợi so với các huyện thị của Nghệ An, đây là điều kiện để phát triển
kinh tế, giao lưu văn hóa, trao đổi buôn bán với các vùng xung quanh. Từ
trong lịch sử điều kiện vị trí thuận lợi này đã tạo cho nhân dân Hưng Nguyên,
cũng như đội ngũ Trí thức có điều kiện thuận lợi để tham gia vào phong trào
yêu nước của dân tộc.
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung địa hình
huyện Hưng Nguyên thấp và trũng, độ thấp tăng dần theo hướng từ Tây sang
Đông. Cao độ trung bình từ 1,5m - 2m, nơi cao nhất 3m (một số làng ở Hưng
Yên, Hưng Trung), thấp nhất 0,6m (các xã Hưng Mỹ, Hưng Phúc, Hưng
Thông, Hưng Tân...) [35; Tr 18]. Địa hình chia làm hai vùng rõ rệt là đồng

bằng và đồi núi.
Theo Địa chí văn hóa Huyện Hưng Nguyên, diện tích đất tự nhiên hiện
tại của Hưng Nguyên là: 16.533,07 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp
10.480,51ha; đất lâm nghiệp có rừng 1.13483ha; đất chuyên dùng 2.219,39ha;
đất ở 570,34ha; và diện tích đất chưa sử dụng là 1610,18ha sông suối núi đá
chiếm 27,34% tổng diện tích. Dân số năm 2002 của Hưng Nguyên là 121.242
người, xếp thứ 11 trong 19 huyện, thành, thị xã ở Nghệ An [35; Tr 54-55].
Đất đai của huyện Hưng Nguyên được chia thành hai nhóm là đất thủy
thành và đất địa thành còn địa hình được chia thành hai vùng rõ rệt, các xã
vùng đồi núi gồm Hưng Tây, Hưng Yên và vùng thấp trũng gồm các xã Hưng
Phúc, Hưng Thịnh, Hưng Mỹ, Hưng Châu, Hưng Thông, Hưng Tân, Hưng
Đạo, một số làng ở ngoài đê sông Lam thuộc các xã Hưng Nhân, Hưng Lợi,
Hưng Châu, Hưng Lĩnh, Hưng Long.
Ngoài diện tích chủ yếu là các Đồng bằng còn có địa hình núi. Đáng
chú ý là núi Đại Hải ở xã Hưng Tây là núi đứng trấn trong huyện, mạch từ
Đại Huệ lại rồi liền chạy tới phía Đông. Núi Đại Hoạch hay còn gọi là núi Đại


16
Vạc, cách huyện lỵ Hưng Nguyên 33 dặm, cũng từ Núi Đại Huệ chảy tới. Tác
giả Bùi Dương Lịch đã mô tả dãy núi ở huyện Hưng Nguyên như sau: Nhánh
phía Đông từ xã Lãng Sơn nổi lên núi Đại Hoạch đứng trấn ở huyện Hưng
Nguyên. Từ núi Đại Hoạch chia một nhánh nhỏ xuống phía Đông thành các
núi Cảo Trình và La Nham, đến núi Mồng Gà, xã Ba Đồn và núi đầu rồng, xã
Hoàng Lao. Nam giáp sông Cấm đổ ra Cửa Xá, Bắc giáp Cửa Hiền. Đó là
đất các tổng Cảo Trình và La Hoàng thuộc huyện Hưng Nguyên. [102; Tr 63].
Tài nguyên khoáng sản của Hưng Nguyên có mỏ măng gan, sắt ở núi
Thành đang được điều tra, đánh giá chất lượng và trữ lượng. Đất sét, cát, sỏi,
đá có trữ lượng lớn, đặc biệt là loại đá ryolit ở núi Mượu xã Hưng Đạo, theo
điều tra ban đầu có trên 18 triệu mét khối, có chất lượng cao. Nằm trên đường

quốc lộ 46, mỏ đá ở núi Mượu được dễ dàng khai thác, thuận tiện giao thông,
là điều kiện tốt phát triển ngành khai thác đá, chế biến, sản xuất vật liệu xây
dựng.
Sông ngòi, thủy văn: Huyện Hưng Nguyên có 5 con sông và kênh đào
chảy qua với chiều dài 76km. Trong đó sông lớn nhất là sông Lam, chảy qua
10 xã trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chiều dài 25km. Tiếp đó là sông
Vĩnh, ngoài ra trên địa bàn Hưng Nguyên còn có một số con sông nhỏ, kênh,
cảng, đầm như kênh Đích, kênh Lê Xuân Đào, kênh Hoàng Cần, kênh Lam
Trà,… tạo thành một hệ thống sông ngòi tự nhiên cho huyện, đây là điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông đi lại giữa các xã
trên địa bàn và các vùng lân cận.
Cũng như toàn xứ Nghệ, Hưng Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều loại hình thời tiết. Hàng năm
nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời khá phong phú. Tổng lượng bức xạ
là 138,4 kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ là 87,3 kcal/cm 2/năm. Số giờ nắng
trung bình năm là 1637 giờ. [35; Tr 57]. Một năm thời tiết có 4 mùa: Xuân,


17
Hạ, Thu, Đông. Về mùa Hạ cùng với nền nhiệt cao, hàng năm nơi đây cũng
chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây (khô nóng) và các hiện tượng thời tiết
cực đoan như bão, lụt, hạn hán. Mùa đông nhiệt độ có năm xuống dưới 15 0.
Các yếu tố thời tiết cùng với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa mùa hè và
mùa đông gây nhiều khó khăn cho trồng trọt, chăn nuôi và sức khỏe con
người.
Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà lịch sử, khảo cổ học, dân
tộc học, trên địa bàn Hưng Nguyên từ rất sớm đã có con người đến cư trú,
khai hoang lập làng, phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống kinh tế văn
hóa. Theo giáo sư Đào Duy Anh, dưới thời Bắc Thuộc (nhà Hán), chính
quyền phong kiến phương Bắc lấy Rú Thành làm quận trị của quận Cửu Chân

và cả huyện trị của huyện Hàm Hoan. Như vậy vào đầu thiên niên kỷ thứ
nhất, ở Lam Thành Sơn Hưng Nguyên đã có cư dân, binh lính cư trú khá đông
đúc, chỉ tiếc rằng dấu vết đến ngày nay còn quá ít. Đến thời nhà Trần ở thế kỷ
XIII, lỵ sở Hoan Châu chuyển về Lam Thành Sơn, đây là một thuận lợi cho
sự phát triển mở rộng của các làng xã dọc sông Lam trên đất Hưng Nguyên.
Ngoài cư dân người Việt từ sớm đến khai phá, cư trú, cộng cư phát
triển kinh tế nông nghiệp ven dòng sông Lam và các dòng sông nhỏ trên đất
Hưng Nguyên, còn có một bộ phận cư dân ở xã Hưng Phú, Hưng Lam, theo
ghi chép của sử sách, dân ở các xã này là tù binh Chăm Pa, họ bị bắt trong các
lần bại trận, trong đó không ít tù binh do chiến tướng Lê Khôi đưa về. Cư dân
Hưng Nguyên trước đây còn có cả một bộ phận người Hoa, họ sống ở vùng
Lam Thành Sơn, chủ yếu là ở phố Phù Thạch, làm nghề buôn bán.
Tuy xuất phát từ nhiều miền quê, đến định cư trên vùng đất Hưng
Nguyên không đồng nhất, song các thể hệ cư dân đến sinh sống nơi đây cần
cù lao động, khác phục khó khăn, biết đoàn kết, giúp đỡ, cùng nhau lập làng,
mở chợ, khai sơn phá thạch tạo nên một cuộc sống no đủ, yên vui, tạo ra


×