Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc pha lê vàng trong vụ đông xuân 1014 tại thành phố vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 119 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ HỒNG ĐĂNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HOA CỦA GIỐNG HOA
CÚC PHA LÊ VÀNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014
TẠI TP.VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ HỒNG ĐĂNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HOA CỦA GIỐNG HOA
CÚC PHA LÊ VÀNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014
TẠI TP.VINH – TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Điệp

NGHỆ AN, 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả điều tra nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, các số liệu được thu thập qua các thí nghiệm và các
đợt khảo sát do bản thân tiến hành và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong luận văn đã
được chính bản thân tôi tiến hành tại xã Nghi Kim – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Hồng Đăng


iv


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, các nhà khoa học trường Đại
học Vinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng tập thể cán bộ trong Khoa
Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong công tác,
học tập và nghiên cứu đề tài!
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Điệp, người
đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè
và người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài!
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Ngô Hồng Đăng


v

MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC.........................................................................................................................66

PHỤLỤC 1:HẠCH TOÁN THU CHI CỦA CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 2........................66
PHỤLỤC 2: MỘT SỐHÌNH ẢNH VỀ CÁC THÍ NGHIỆM................................................68


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
FAO

Công thức
Food and Agriculture Organization

K

(Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc)
Kali

LSD
Ca
N
NSLT
NSTT
NXB

Least significant difference (Sai khác nhỏ nhất)
Canxi
Ni tơ
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu

Nhà xuất bản

NXB NN
P

Nhà xuất bản Nông nghiệp
Lân

Tmax

Nhiệt độ không khí tối cao

Tmin

Nhiệt độ không khí tố thấp

TTB

Nhiệt độ không khí trung bình

USD
STT

Đô la Mỹ
Số thứ tự


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ Đông Xuân 2014 – 2015.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng...............Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng...............Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng đường kính
thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng.............Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thời gian sinh trưởng của giống
hoa cúc Pha Lê Vàng......................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống hoa cúc Pha Lê Vàng............................Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất hoa của giống hoa cúc
Pha Lê Vàng....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa của giống hoa cúc
Pha Lê Vàng....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng......Error: Reference
source not found
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng số lá trên cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng......Error: Reference
source not found
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng. Error: Reference
source not found
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến thời gian
sinh trưởng của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..Error: Reference source not found
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống hoa cúc Pha Lê Vàng....Error: Reference source
not found

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến năng suất
hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..............Error: Reference source not found


viii

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến chất lượng
hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..............Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến hiệu quả
kinh tế của giống hoa cúc Pha Lê Vàng.........Error: Reference source not found


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công thức của GA3........................Error: Reference source not found
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng...............Error: Reference source not found
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng...............Error: Reference source not found
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng đường kính
thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng.............Error: Reference source not found
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thời gian sinh trưởng của giống
hoa cúc Pha Lê Vàng......................................Error: Reference source not found
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống hoa cúc Pha Lê Vàng............................Error: Reference source not found
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến năng suất hoa của giống hoa cúc
Pha Lê Vàng....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa của giống hoa cúc
Pha Lê Vàng....................................................Error: Reference source not found

Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa của giống hoa cúc
Pha Lê Vàng....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.9. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng......Error: Reference
source not found
Hình 3.10. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng số lá trên cây của giống hoa cúc Pha Lê Vàng......Error: Reference
source not found
Hình 3.11. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của giống hoa cúc Pha Lê Vàng. Error: Reference
source not found
Hình 3.12. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến thời gian
sinh trưởng của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..Error: Reference source not found
Hình 3.13. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống hoa cúc Pha Lê Vàng....Error: Reference source
not found


x

Hình 3.14. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến năng suất
hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..............Error: Reference source not found
Hình 3.15. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến chất lượng
hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..............Error: Reference source not found
Hình 3.16. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến chất lượng
hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng..............Error: Reference source not found
Hình 3.17. Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến hiệu quả
kinh tế của giống hoa cúc Pha Lê Vàng.........Error: Reference source not found



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoa gắn liền với cuộc sống con người từ bao đời nay. Từ xa xưa hoa đã
được sử dụng để trang trí, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Chính vì vậy
hoa là một sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị tinh thần, vừa mang giá trị kinh tế.
Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người được nâng cao, nhu cầu
đời sống được nâng lên thì ngành sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh ngày
càng được quan tâm và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị
trường.
Hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là loại hoa cắt được trồng phổ biến, rộng
rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hoa cúc không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng về màu
sắc, hình dáng mà còn bởi đặc trưng về tuổi thọ rất lâu của hoa và nó là một
trong 3 loại hoa cắt bán chạy nhất tại các nước xuất khẩu hoa chính.
Từ xa xưa hoa cúc đã được biết đến như một loài hoa đẹp và là một vị
thuốc quý. Cúc được rất nhiều người ưa chuộng do vẻ đẹp quý phái cùng với sự
đa dạng về màu sắc, kích thước. Trong y học, hoa cúc là một vị thuốc có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, làm giảm béo, chữa đau mắt và làm
sáng mắt.
Trong các loại hoa của Việt Nam, hoa cúc giữ vai trò quan trọng. Diện
tích hoa cúc luôn chiếm tỷ trọng từ 15- 20 % trong cơ cấu chủng loại hoa. Hoa
cúc có ưu điểm là dễ trồng, dễ nhân giống, hoa bền, màu sắc đa dạng, có thể
trồng nhiều thời vụ trong năm rất thuận tiện cho việc đầu tư chăm sóc, có thể
trồng với quy mô lớn phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Chính vì vậy, diện
tích trồng hoa cúc ở nước ta trong những năm qua tăng lên đáng kể, tạo nguồn
thu không nhỏ cho các hộ trồng hoa, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm cho người lao động. Từ vài năm trở lại đây, sản xuất hoa cúc ở Việt
Nam đã phát triển hơn trước về cả số lượng lẫn chất lượng song chưa được quan
tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Việc sản xuất hoa cúc còn gặp rất nhiều hạn

chế do người dân đầu tư thâm canh chưa đúng mức, dẫn đến năng suất và chất
lượng hoa cúc thấp.


2

Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào việc hoàn thiện quy trình kỹ
thuật thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa
cúc Pha Lê Vàng trong vụ Đông Xuân 2014 tại Tp. Vinh – Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá sự tác động của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng hoa của giống hoa cúc Pha Lê Vàng, từ đó đề xuất
các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc tại
Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 cũng như các loại chế phẩm
dinh dưỡng qua lá đến giống hoa cúc Pha Lê Vàng trồng tại Tp. Vinh – Nghệ An.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình trồng
giống hoa cúc Pha Lê Vàng nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng hoa ở Nghệ
An.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về cây hoa cúc
Trong hệ thống phân loại thực vật, Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978)
đã xếp cây hoa cúc vào lớp 2 lá mầm (Dicotyledonae), phân lớp cúc (Asterdae),
bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc (Asteroideae),
chi Chrysanthemum [3].
Những nghiên cứu của Langton (1989) [27] cho biết trên thế giới có hơn
7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về
màu sắc, bao gồm 3 kiểu hoa cúc: Một bông (Standard), bông chùm (Spray), cúc
bông nhỏ (Pompon).
Qua hai cuộc hội thảo quốc tế về họ Asteraceae năm 1994 đã có sự thống
nhất tương đối về hệ thống học của họ này. Họ cúc trên thế giới được xếp trong 2
phân họ, 13 tông (K. Bremer., 1994). Ở Việt Nam có 2 phân họ và 12 tông nhưng
hiện tại chia làm 17 tông. Họ cúc có khoảng 1.550 chi với 23.000 loài
(Takhtajan., 1997). Theo kết quả điều tra hiện nay thì chi Chrysanthemum ở Việt
Nam có 75 giống với 200 loài và trên thế giới có hơn 1.000 giống và 20.000 loài.
Trong đó có bốn loài thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất để chơi hoa, làm
cảnh là: C. Morifolium; C. Maximum; C. Coronarium; C. Indicum.
Soreng và cs (1991) cho rằng hoa cúc có rất nhiều giống nhưng cho đến
nay việc phân loại vẫn chưa được thống nhất, còn Nguyễn Quang Thạch và Đặng
Văn Đông (2002) [13] đã dựa vào 3 cách sau để phân loại hoa cúc ở Việt Nam:
1. Dựa vào hình dáng hoa để phân loại cúc đơn hay cúc kép:
+ Cúc đơn: Thường là dạng hoa nhỏ đường kính hoa từ 2-5 cm, chỉ có từ
1-3 hàng cánh ở vòng ngoài cùng, còn những vòng trong là những cánh hoa rất
nhỏ thường được gọi là cồi hoa như Chi thơm vàng, Chi Đà Lạt.
+ Cúc kép: Hoa thường to, đường kính hoa có thể lớn hơn 10 cm, cũng có
thể nhỏ hơn 5 cm nhưng hoa có rất nhiều vòng cánh xếp sít nhau. Cánh hoa cũng
rất phong phú: có loại cánh dài, cong như cúc Đại Đóa; cũng có loại cánh ngắn
đều như các giống CN01, CN93, CN98; cũng có loại cánh nhọn, dài, xếp chặt
như Tua vàng.



4

2. Dựa vào hình thức nhân giống: Bao gồm nhân giống bằng phương pháp
vô tính như tỉa chồi, giâm cành và nhân giống bằng phương pháp hữu tính đó là
hình thức sử dụng hạt để gieo.
3. Dựa vào thời vụ trồng: Sử dụng thời vụ trồng để phân loại thực chất là
sử dụng phản ứng của cây đối với điều kiện nhiệt độ, đặc biệt là điều kiện chiếu
sáng đến khả năng ra hoa của cây để phân loại.
+ Cúc trồng vụ Hè - Thu hoặc Xuân - Hè: là những giống có khả năng chịu
được nhiệt độ tương đối cao, sinh trưởng phát triển tốt và cho hoa trong điều kiện
ngày dài như giống CN01, CN93, CN98.
+ Cúc trồng vụ Thu - Đông và Đông - Xuân là những giống có khả năng
chịu được nhiệt độ thấp, cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Đa phần các
giống cúc hiện trồng có khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa trong điều
kiện vụ Thu - Đông và Đông - Xuân.
Để dễ dàng với người sản xuất và tiêu dùng, các giống cúc ở Việt Nam
chủ yếu phân thành hai loại là cúc đơn (1 bông/cành) và cúc chùm (nhiều
bông/cành).
1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của hoa cúc
Cây hoa cúc có tên khoa học là (Chrysanthemum sp.) được định nghĩa từ
Chrysos (vàng) và Anthemon (hoa) bởi Linneaus năm 1753, có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Chen (1985) đã chứng minh
rằng hoa cúc đã được trồng ở Trung Quốc từ thời Khổng Tử nghĩa là khoảng năm
thứ 500 trước Công Nguyên. Vào khoảng giữa năm 725 và năm 750 sau Công
Nguyên, một vài giống hoa được đưa vào Nhật Bản - nơi mà về sau nó được tôn
sùng là “Hoàng thất quốc hoa”. Năm 1939, Edsmit người Nhật đã bắt đầu lai tạo
thành công nhiều giống cúc và ông đã đặt tên cho hơn 100 giống của các thế hệ
sau đó, một số giống này vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay Karlson
(1989) [25].

Lịch sử phát triển nghề trồng cúc ở châu Âu muộn hơn so với Trung
Quốc. Vào cuối thế kỷ XVIII và trong suốt thế kỷ XXI, một vài giống hoa cúc đã
được mang vào Pháp và Anh. Năm 1843, một nhà thực vật học R. Fortune (người


5

Anh) đến Trung Quốc để khảo sát và mang về Anh Quốc giống hoa cúc Chusan
Daisy, giống này chính là giống bố mẹ của giống hoa cúc hình cầu và hình tán xạ
ngày nay. Năm 1789, nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 giống hoa cúc Đại Đóa
về trồng và đến năm 1827, Bernet (người Pháp) đã thành công trong việc lai tạo
ra một số giống cúc mới, từ đó dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống cúc
ở châu Âu [28].
Từ đầu thế kỷ XVIII hoa cúc đã được trồng ở Mỹ, nhưng phải đến 1860
hoa cúc mới trở thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Hiện nay, hoa cúc
là loại hoa rất quan trọng, chủ yếu là để cắt cành, một phần trồng trong chậu tại
đất nước này.
Ở châu Úc, hoa cúc được trồng tại Tasmania vào năm 1836, tại New
Sounth Wales năm 1843, tại Victoria năm 1855 và ở New Zealand năm 1860 [37].
Ở Việt Nam, hoa cúc có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước
châu Âu. Hoa cúc bắt đầu du nhập vào nước ta từ thế kỷ XV. Đến nay đã có
khoảng trên 70 giống cúc đang được trồng ở Việt Nam.
Ngày nay, cúc đã được trồng hầu khắp các nước trên thế giới như: Hà
Lan, Ý, Đức, Pháp, Nhật Bản. Ở Việt Nam, hoa cúc đã được trồng từ lâu đời,
người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong 4 loài
thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý “Tùng-Cúc-Trúc-Mai” hoặc “Mai-Lan-Cúc-Trúc”.
Nghiên cứu về thị trường hoa trên thế giới, đã cho thấy cúc là một trong
những loại hoa trồng phổ biến nhất và được sử dụng rất đa dạng, vừa là hoa cắt
vừa là hoa chậu, vừa trồng trong nhà kính, vừa trồng cả ngoài vườn, dùng để
trang trí và một vài công dụng khác như là thực phẩm (rau ăn), là nguồn sản xuất

dược liệu hoặc thuốc trừ sâu.
1.3 . Một số đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc
1.3.1. Rễ
Rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm, chỉ khi cây thực sinh còn nhỏ mới có
rễ chính thức rõ ràng. Đầu chóp rễ có sức phân nhánh mạnh, trong điều kiện đất
đai thích hợp thì rất nhanh hình thành bộ rễ có nhiều nhánh, điều đó có lợi cho sự
hút nước và dinh dưỡng. Rễ ít ăn sâu mà phần lớn phát triển theo chiều ngang,


6

phân bố ở tầng đất mặt 5 – 20 cm. Rễ của các cây nhân từ phương pháp vô tính
đều phát sinh từ thân và đều là rễ bất định. Thân cúc bất kể ở đốt hay giữa lóng
đều rất dễ hình thành rễ bất định, vì vậy cây hoa cúc là một loại cây rất dễ nhân
giống từ thể sinh dưỡng.
1.3.2. Thân
Cây hoa cúc thuộc loại thân thảo có nhiều đốt, giòn, dễ gãy, khả năng
phân cành mạnh. Những giống cúc đơn (cúc một bông) thân mập thẳng, còn
những giống cúc chùm thì thân thường nhỏ và cong. Vanderkamp (2000) [36]
cho rằng thân đứng hay bò, cao hay thấp, đốt dài hay ngắn, thân mập hay bình
thường, sự phân cành mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào từng giống, điều kiện sinh
trưởng phát triển. Nhìn chung ở điều kiện Việt Nam cây hoa cúc có thể cao từ 30
– 80 cm, ở điều kiện ngày dài cây cúc có thể cao từ 1,5 – 2m. Những giống cúc
nhập nội thân thường to, mập, thẳng và giòn. Những giống cổ truyền Việt Nam
hoặc cúc dại thường có thân nhỏ, mảnh và cong. Thân cây có ống tiết nhựa mủ
trắng, mạch có bản ngăn đơn.
1.3.3. Lá
Lá cúc xẻ thuỳ có răng cưa, lá đơn mọc cách và so le nhau, lá phẳng hoặc
hơi nghiêng về phía trên. Mặt dưới bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân
hình mạng lưới. Từ mỗi nách lá thường phát sinh ra một mầm nhánh. Trên một

cành thì lá gần gốc nhỏ, càng lên phía trên càng to dần. Phiến lá to hay nhỏ, dày
hay mỏng, màu sắc xanh đậm, xanh vàng hay xanh nhạt còn tuỳ theo giống. Bởi
vậy, trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao thường tỉa bỏ các cành nhánh phụ
đối giống cúc đơn và để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên đối với các giống cúc
chùm. Từ những đặc điểm về thân lá cho thấy, những giống cúc có năng suất cao
thường có bộ lá gọn, thân cứng mập và thẳng, khả năng chống đổ tốt.
1.3.4. Hoa
Theo Cockshull, KE (1976) [20] và Novotna (1988) [33] miêu tả hoa cúc
là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng,
tím…, đường kính hoa từ 1,5 - 12cm, có thể là đơn hay kép và thường mọc nhiều
hoa trên 1 cành, phát sinh từ các nách lá. Hoa cúc chính là gồm nhiều hoa nhỏ


7

hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một
bông hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình cái ống, trên ống đó phát sinh cánh
hoa. Trong thực tế tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta để một bông/cành hay
nhiều bông/cành. Tuỳ theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân ra thành
nhóm hoa kép (có nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có
một vòng trên bông). Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn
và xếp thành nhiều tầng, sít nhau, việc xếp chặt hay lỏng còn tuỳ thuộc vào từng
giống. Cánh có nhiều hình dạng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn
đều, có loại cánh dài, xoè ra ngoài hay cuốn vào trong.
Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống, giống hoa to có đường
kính từ 10 - 12 cm, loại trung bình từ 5 - 7 cm và loại nhỏ từ 1-2 cm.
Cũng theo Blabjerg. J. (1997) [18] và Yangxiaohan (1997) [38] hoa cúc
có từ 4 – 5 nhị đực dính vào nhau làm thành một ống bao xung quanh vòi nhụy.
Vòi nhụy mảnh, hình chẻ đôi. Khi phấn nhị đực chín, bao phấn mở tung phấn ra
ngoài, nhưng lúc này vòi nhụy còn non chưa trưởng thành nên không có khả

năng tiếp nhận hạt phấn. Bởi vậy, hoa cúc tuy lưỡng tính nhưng thường biệt giao,
nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng một hoa. Vì vậy nếu muốn lấy hạt phấn
phải thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn nhờ sâu bọ cho hoa. Nên trong sản xuất,
việc cung cấp cây con chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính.
1.3.5. Quả và hạt
Theo Anderson (1988) và Ishiwara (1984) [24]. Quả cúc thuộc loại quả bế
khô, hình trụ hơi dẹt, trong quả chứa rất nhiều hạt, quả có chùm lông do đài tồn
tại để phát tán hạt. Hạt cúc có phôi thẳng và không có nội nhũ, chất dinh dưỡng
được tích trữ ở hai lá mầm.
1.4. Giới thiệu về chất điều tiết sinh trưởng Gibberellin
1.4.1. Giới thiệu chung về Gibberellin
Gibberellin (GA) là nhóm phytohormone được phát hiện năm 1926 và
năm 1955 thì chính thức xác định công thức
Gibberellin được tổng hợp ở lá non, ngoài ra GA còn được tổng hợp trong
phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan còn non khác như lá non, rễ non, quả


8

non... và trong tế bào thì được tổng hợp mạnh ở trong lục lạp. Gibberellin vận
chuyển không phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng.
Gibberellin được vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn với vận tốc từ 5- 25 mm
trong 12 giờ. Gibberellin ở trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết,
có thể liên kết với glucose và protein.

Hình 2.1. Công thức của GA3.
1.4.2. Vai trò sinh lý của Gibberellin
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh
trưởng kéo dài của thân, vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do
gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử

lý gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng
sinh khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao
rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần). Nó
không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào.
Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và
củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm
lượng gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc
hạt nảy mầm. Trong trường hợp này gibberellin kích thích sự tổng hợp của các
enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và
làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy
tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo
điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó,
nếu xử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ,
căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu.


9

Trong nhiều trường hợp gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng
đặc trưng của gibberellin tới sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và
nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều
kiện ngày ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát
triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực.
Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo
quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
1.4.3. Cơ chế tác dụng của Gibberellin
- Gibberellin với hoạt động thủy phân khi nảy mầm: Gibberellin gây nên
sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme này mà trong hạt đang
ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. Gibberellin đóng

vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protein enzyme thủy
phân hoạt động. Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzyme thì gibberellin còn có
vai trò kích thích sự giải phóng các enzyme thủy phân vào nội nhũ, xúc tiến quá
trình thủy phân các polime thành các monome, kích thích sự nảy mầm của các
loại hạt.
- Gibberellin hoạt hóa bơm proton: Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi
gibberellin cũng liên quan đến hoạt hóa bơm proton như auxin. Tuy nhiên các tế
bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác nhau có những đặc trưng khác nhau.
Ðiều đó liên quan đến sự có mặt các nhân tố tiếp nhận hormone khác nhau trong
các kiểu tế bào khác nhau.
- Gibberellin hoạt hóa gen: nó đóng vai trò là một nhân tố cảm ứng cho sự
mở gen vốn bị ức chế để thúc đẩy sự phân hóa hoa và giới tính.
1.5. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng qua lá
Bên cạnh việc hấp thu dinh dưỡng qua rễ thì cây còn có thể hấp thu qua lá.
Chất dinh dưỡng được đi qua khí khổng và tầng cutin vào lá nên chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây nhanh hơn, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn (tới 95%) do
không bị đất và cỏ dại hấp thu. Chi phí thấp hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường và
đất trồng, vì vậy mà phân bón qua lá ngày càng được người nông dân nhiều nơi


10

áp dụng vào trong sản xuất.
Chất dinh dưỡng ở dạng hoà tan được xâm nhập qua khí khổng cả ngày
lẫn đêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân
bón thường cao hơn 8 - 10 lần diện tích tán cây che phủ.
Mặc dù không thể thay thế hình thức bón phân qua rễ, nhưng việc bón
phân qua lá luôn có hiệu quả đồng hoá các chất dinh dưỡng cao hơn so với phân
bón qua rễ.
Tuy nhiên dinh dưỡng qua lá phụ thuộc vào nhịp điệu đóng mở khí

khổng. Đa số khí khổng mở vào ban ngày, đóng vào ban đêm, khí khổng mở
càng to liên quan đến ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ ẩm đất và các
chất dinh dưỡng, tuổi của lá…Ngoài ra, còn liên quan chặt chẽ với nồng độ
acid Abxixic (ABA), pH dịch bào và ion Kali. Khí khổng có kích thước dài 7 40 µm, rộng 2 - 12 µm với số lượng khá lớn, nếu bón phân qua lá vào thời
điểm khi khổng mở hoàn toàn thì đạt hiệu quả cao nhất Marcos Ribeiro da
Silva Vieira (2010) [31]. Theo Hoàng Minh Tấn và cộng sự (2000) nên phun
phân bón qua lá vào thời kỳ cây còn non khi màng lớp cutin chưa thật phát
triển hoặc vào lúc cây sắp đạt cường độ cực đại của quá trình trao đổi chất [23].
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho
cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, quả) với
mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên mặt đất của cây
trồng.
Hầu hết các chất khoáng từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy
nhiên, ngoài rễ ra thì các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng
hấp thu chất khoáng khi tiếp xúc với dung dịch chất khoáng. Các chất khoáng
xâm nhập vào lá thường phải đi qua khí khổng và cũng có thể thấm qua lớp cutin
mỏng. Sự xâm nhập của các chất khoáng vào cây qua bề mặt lá phụ thuộc vào
các điều kiện khác nhau:
- Phụ thuộc vào thành phần của các chất khoáng sử dụng, nồng độ chất
khoáng và pH của dung dịch chất khoáng.


11

- Phụ thuộc vào tuổi của lá và cây: Các lá non dễ dàng thấm các chất
khoáng hơn các lá già vì với các lá non ngoài xâm nhập qua khí khổng thì chất
khoáng còn có thể thấm qua lớp cutin mỏng.
- Phụ thuộc dạng sử dụng: Cùng một nguyên tố nhưng tốc độ thấm qua lá
phụ thuộc vào dạng sử dụng của chúng. Ví dụ: NO 3- xâm nhập vào lá mất 15
phút, còn NH4+ thì mất 2 giờ; hoặc K+ của KNO3 vào lá mất 1 giờ, còn của KCl

mất 30 phút. Kali trong dung dịch kiềm xâm nhập vào lá nhanh hơn trong môi
trường axit...[16].
Do vậy, trong sản xuất người ta áp dụng phổ biến phương pháp dinh
dưỡng qua lá. Phương pháp này có lợi là tiết kiệm được lượng phân bón, thời
gian, nguyên liệu, sức lao động.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ kỹ thuật về hoá học, sinh học, các dạng phân
bón lá được cải tiến sử dụng có hiệu quả. Phân bón lá được sử dụng như một
phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, hoocmon kích thích sự sinh
trưởng, phát triển của cây. Những ảnh hưởng quan sát được của việc bón phân qua
lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu sâu bệnh của cây.
Bón phân qua lá là cách đưa dinh dưỡng trực tiếp vào cây nhằm bổ sung,
hỗ trợ thêm cho cây các chất dinh dưỡng cần thiết, là một sự kích thích "mềm
dẻo" trong một số giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng cho cây như: Phân nhánh,
ra hoa, kết trái trong những điều kiện bất thuận như ngập úng, hạn hán, mặn,
phèn… Cây tiếp nhận dinh dưỡng qua lá với diện tích bằng 15 - 20 lần diện tích
tán cây che phủ
Các nước trên thế giới đã sử dụng phân bón lá ngày càng nhiều trong khâu
trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, ca cao, đậu tương… Ở
Mỹ đã sản xuất trên 150 hỗn hợp dinh dưỡng có vi lượng để bón cho cây trồng, ở
Hà Lan đã sản xuất trên 60 loại phân phức hợp cung cấp cho ngành trồng rau.
Bón phân qua lá là giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cây trồng, khả
năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá được phát hiện vào đầu thế kỉ XIX bằng phương
pháp đồng vị phóng xạ cho thấy: ngoài bộ phận thân, lá, các bộ phận khác như


12

cành, hoa, quả đều có thể hấp thu được dinh dưỡng. Như vậy biện pháp bón phân
qua lá là biện pháp có tính chiến lược của ngành nông nghiệp.
Nếu xét về khía cạnh bền vững và lành mạnh môi trường thì phân sinh

học, phân bón qua lá được khuyến khích đưa vào sản xuất nông nghiệp có ý
nghĩa lớn của nền nông nghiệp bền vững.
Thực tế sử dụng một số loại phân bón lá của bà con nông dân vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã chứng minh hiệu quả của phân bón lá. Cây được bón
phân qua lá sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh, chống chịu tốt với các
điều kiện bất lợi, tăng giá trị thương phẩm.
Đối với hoa cây cảnh, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón lá
trên các đối tượng này còn chưa nhiều. Tuy nhiên, khi khảo nghiệm phân bón lá
Agriconik trên cây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả: Số lượng
và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, còn phun phân
bón lá Komix-Fl cho hoa cây cảnh làm tăng số hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa
lâu tàn [14].
Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến
giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11% so với
đối chứng không phun), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa, còn
xử lý SNG và BPF với nồng độ 10ml/l cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ, đã làm
đường kính hoa tăng lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanh đậm, cuống
hoa to hơn,… [13].
Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001), xử lý phân bón lá "Thiên Nông",
GA3"Thiên Nông", KPTHT "Thiên Nông" cho cây hoa cúc CN97 trong 2 vụ
Đông Xuân 1999 và 2000 (tại Hà Nội). Trong đó phân bón lá GA 3 phun liên tục
7 ngày/lần, từ sau trồng 15 ngày đến khi cây chớm phân hoá mầm hoa, KPTHT
xử lý khi cây bắt đầu phân hoá mầm hoa cho đến khi nứt cánh. Các loại chế
phẩm trên đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây, cho hiệu quả
kinh tế gấp 12,3 lần so với đối chứng. Tác giả kết luận: GA 3 tác dụng mạnh ở
giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng, KPTHT có hiệu quả cao ở giai đoạn sinh
trưởng sinh thực, phân bón lá có tác dụng điều hoà cả 2 quá trình này.


13


Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trên các cây
hoa cúc, đồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận (2005) [15], cho thấy:
- Khi sử dụng phân bón lá Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn ươm
nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con trong ống
nghiệm tăng 35% so với đối chứng phun nước sạch, cây con mập, sau 10 ngày ra
ngôi tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng nhanh gấp 1,45 lần.
- Thí nghiệm sử dụng phân bón lá Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà Lạt,
kết quả năng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu bệnh đều cao
hơn đối chứng. Đặc biệt, có thể sử dụng phân bón lá Pomior để bón thúc cho cây
hoa cúc mà không phải bón thêm các loại phân khoáng nào khác.
- Trên cây cúc đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng phân bón lá
Pomior với các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh
trưởng và năng suất cao hơn, tuy nhiên ở nồng độ Pomior 0,4% cho hiệu quả cao
nhất, đường kính hoa tăng 1,14 lần, năng suất hoa tăng 1,22 lần, số hoa loại I
tăng 1,44 lần so với đối chứng.
- Trên cây hoa hồng Đỏ Nhung (Pháp) khi phun phân bón lá Pomior 0,3%
cho cây 5 ngày/lần kết quả năng suất, chất lượng hoa đều cao hơn, hiệu quả kinh
tế tăng 1,27 lần so với đối chứng bón thúc bằng phân khoáng qua rễ (cùng nền
bón lót). Các thí nghiệm trên cây hoa hồng Đỏ San (Hà Lan) và các cây trồng
khác: lúa, rau, cây ăn quả… đều cho kết quả tương tự.
Rõ ràng phân bón lá không thể thay thế các loại phân bón qua rễ, nhưng
vai trò của nó là không thể phủ nhận. Vũ Cao Thái (1996) [14], cho rằng: Sử
dụng phân bón qua lá là một giải pháp chiến lược của ngành nông nghiệp, khi sử
dụng hiệu quả phân bón qua lá thì sản lượng trung bình tăng 20 - 30% với cây
lấy lá, 10 - 20% với cây ăn quả, 5 - 10% với cây lúa, 10 - 30% với cây công
nghiệp ngắn ngày. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học vì lá là cơ quan tổng
hợp trực tiếp chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng qua các quá
trình sinh lý, sinh hoá và quang hợp. Khi bón phân qua lá sẽ khắc phục được các
hạn chế của bón phân qua đất bị rửa trôi, bốc hơi hoặc giữ chặt trong đất. Đây là



14

cơ sở khoa học để đưa các nguyên tố vi lượng quý hiếm vào các chế phẩm phân
bón lá, giúp cây trồng trong những điều kiện hạn hán, lũ lụt, thời kỳ khủng hoảng
dinh dưỡng của cây… giúp cho cây nhanh chóng phục hồi.
Như vậy, có thể thấy phân bón lá là loại phân lý tưởng trong sản xuất
nông nghiệp bởi hiệu quả cao, tiện ích và không ô nhiễm môi trường song đòi hỏi
người dùng phải có hiểu biết tối thiểu để thu được lợi ích kinh tế cao. Cũng phải
nói thêm rằng phân bón lá chỉ có thể thoả mãn được một phần chất dinh dưỡng
mà không thể thay thế hoàn toàn nhu cầu của cây
Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý: Cần tuân thủ một số
nguyên tắc khi sử dụng phân bón lá đó là chỉ sử dụng với các loại phân tan trong
nước mà thôi, phải có thiết bị bơm và kỹ thuật sử dụng tốt, nên phun vào giai
đoạn cây non khi tầng cutin còn mỏng và trước khi cây đạt mức độ trao đổi chất
mạnh nhất...
Trong sản xuất người ta thường kết hợp cả hai cách dinh dưỡng qua rễ và
qua lá. Phương pháp dinh dưỡng qua lá thường sử dụng chủ yếu với cây rau và
hoa, còn các cây trồng khác thì nó chỉ có tác dụng bổ trợ thêm dinh dưỡng trong
giai đoạn nhất định và trong trường hợp cần thiết, còn phương pháp dinh dưỡng
qua rễ vẫn là phương pháp chính [39].
1.6. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam
Cùng với hồng và cẩm chướng, cây hoa cúc đang được quan tâm nhiều
nhất trên thị trường trong và ngoài nước. Cây hoa cúc có mặt ở khắp mọi nơi, từ
trong nhà đến vườn hoa, công viên, vườn cảnh...có thể sử dụng hoa cúc để trang
trí trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ, hội nghị, sinh nhật...
1.6.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới
Hiện nay ngành sản xuất hoa cắt trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và
mang tính thương mại cao, sản xuất hoa đã mang lại những lợi nhuận to lớn ở

một số nước, đặc biệt là các nước phát triển.
Theo Roger và Alan (1998) [35], năm 1997 giá trị sản lượng hoa trên thế
giới đạt 27 tỷ USD và dự kiến đầu thế kỷ 21 là 40 tỷ. Ba nước sản xuất hoa lớn
chiếm 50% sản lượng hoa trên thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ. Diện tích hoa


15

trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu
Phi và châu Mỹ La Tinh.
Hoa cúc hiện là một trong những loại hoa thời vụ phổ biến nhất trên thế
giới. Nó được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, kích cỡ, hình
dáng hoa. Hơn thế, hiện con người có thể chủ động điều khiển sự ra hoa của cây
để tạo nguồn sản phẩm hàng hoá liên tục và ổn định quanh năm.
Hà Lan đứng đầu thế giới cả về sản lượng cũng như xuất khẩu hoa phục
vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới. Diện tích trồng cúc
ở Hà Lan chiếm 30% diện tích trồng hoa tươi. Hàng năm Hà Lan đã xuất khẩu
hoa cúc cắt cành và trồng chậu phục vụ 80 nước trên thế giới thu về hàng trăm
triệu USD.
Ở Nhật Bản cúc được coi là Quốc hoa. Nhật Bản sản xuất khoảng 200
triệu cành hoa phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mặc dù hoa cúc
chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa nhưng hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập một
lượng lớn hoa cúc từ các nước khác trên thế giới.
Tại Trung Quốc, cúc là một trong mười loài hoa cắt quan trọng, chỉ đứng
sau hoa hồng và cẩm chướng, chiếm khoảng 20% tổng số hoa cắt trên thị trường
bán buôn ở Côn Minh và Bắc Kinh [41]. Đây là quốc gia có tập đoàn hoa cúc
phong phú và có kỹ thuật cao trong việc sản xuất hoa cúc khô với đặc điểm giữ
được màu tươi lâu, bền, đẹp về hình thức.
Theo Narumon (1988) [30], Oradee (1997) [41], ở Thái Lan, cúc là một
loài hoa phổ biến và được trồng quanh năm với lượng hoa cắt cành hàng năm

khoảng trên 50 triệu cành [10]. Còn tại Malaysia, theo báo cáo của Limhengjong
Mohd (1997), cúc chiếm 23% tổng số hoa cắt với các giống mới nhập từ Hà Lan
[43]. Việc sản xuất hoa cúc có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến chế độ dinh
dưỡng, sử dụng quang chu kỳ, phòng trừ sâu bệnh hại và công nghệ sau thu
hoạch để nâng cao phẩm chất hoa (Limhengjong Mohd (1997) [38].
Ngoài ra hoa cúc còn được trồng nhiều ở các quốc gia khác như Israel,
Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Mỹ, Ecuador… Sản xuất hoa cúc trên
thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi, châu


×