Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH CẢI CÁCH CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.92 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------------------------------------------------Bài thuyết trình:
NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG
VÀ KẾ HOẠCH CẢI CÁCH CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.

Quantitative Easing and Proposals for Reform of Monetary
Policy Operations
Scott Fullwiler
Wartburg College
L. Randall Wray
Levy Economics Institute of Bard College


Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nhóm thực hiện: TCDN05 -K34
1. Lê Thị Thúy An

6. Trần Minh Bảo Ngọc

2. Bùi Thị Thùy Dung

7. Tô Minh Tài

3. Cao Thị Thanh Hà

8. Phạm Thị Kim Thoa

4. Trần Đào Phương Linh


9.

Lê Thị Cẩm Vi

5. Nguyễn Thị Thúy Linh

10.

Lương Thị Thanh Vươn

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


Mục lục
Lời mở đầu
Như ta đã biết, nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công
nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế
giới. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính cuối 2007, đầu 2008 vừa qua đã làm cho
nên kinh tế dẫn đầu thế giới này gặp những khó khăn.
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng là do bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính
thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ
năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008.
Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm
lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư
nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính
đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán
Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008
khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng
hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup,
AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng thiếu tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực

của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế
tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
Không những thế, cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống
ngân hàng, tình trạng thiếu tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán, mất giá tiền tệ ,
suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Đứng trước tình trạng nền kinh tế khó khăn, tháng 3/2009 và tháng 11/2010, Cục dữ trữ
liên bang Mỹ (Fed) đã lần lượt thực hiện 2 chương trình nới lỏng định lượng: QE1 và
QE2 (QE: Quantitative Easing) nhằm tung tiền ra nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, từ đó
thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp, đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy thoái và đi lên.
Bài báo “Quantitative Easing and Proposals for Reform of Monetary Policy Operations”
(Nới lỏng định lượng và kế hoạch cải cách các quá trình hoạt động chính sách tiền tệ)
của 2 tác giả Scott Fullwiler (Wartburg College) và L. Randall Wray (Levy
Economics Institute of Bard College) đã đưa cái nhìn của họ về vai trò, trách nhiệm
của Cục dữ trữ liên bang Mĩ. Họ đã làm gì trong quá trình cứu Mỹ ra khỏi đà suy thoái.
Bài báo cũng đưa ra quan điểm của hai tác giả về hai chính sách nới lỏng định lượng
của Mỹ thời gian gần đây.

2


Fed và cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
1. Fed:
Fed được Quốc hội mỹ cho phép thành lập năm 1913, với chỉ thị chính là để “cung cấp
một đồng tiền có tính co dãn”.
Sau các hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng, nhiệm vụ của nó đã được mở rộng: điều
hành chính sách tiền tệ để giúp ổn định nền kinh tế.
Sau Thế chiến II, Nghị viện chỉ đạo Fed thực hiện một nhiệm vụ kép: ổn định việc làm
và ổn định giá cả. Do một số ngân hàng thành viên vốn đã thông qua lạm phát mục tiêu
rõ ràng, FED cho rằng điều này sẽ làm giảm khả năng đáp ứng linh hoạt và sẽ không
phù hợp với nhiệm vụ kép của mình.

Cuối cùng, Fed luôn chịu trách nhiệm cùng Bộ tài chính là điều tiết và giám sát các
ngân hàng thành viên.
2. Fed và cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2007, Fed đã phản ứng bằng
cách cung cấp thanh khoản thông qua “cửa sổ chiết khấu” và hoạt động thị trường mở,
cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các ngân hàng, nhà giao dịch ưu tiên và những tổ chức
khác trong thị trường tiền tệ (nới lỏng tín dụng).
Ước tính tổng số tiền cho vay của chính phủ, thu nhập, chi tiêu và bảo đảm cung cấp
trong cuộc khủng hoảng là khoảng hơn 20 nghìn tỷ $ - lớn hơn nhiều so với giá trị sản
xuất quốc dân hàng năm.
Trong những năm gần đây, Fed đã bỏ qua sự tăng trưởng của các rủi ro hệ thống, hướng
hầu hết sự chú tâm về quản lý lạm phát kì vọng, hạ thấp nhiệm vụ còn lại của mình: ổn
định việc làm.
Việc này đã làm cho Fed chệch hướng trách nhiệm của mình để điều tiết và giám sát
lĩnh vực tài chính, và nhiệm vụ của mình để giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, góp phần tạo ra
những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, Fed ưu tiên về quản lý lạm phát kỳ vọng , ngăn những nhà nghiên cứu
của Fed nhận ra sự phát triển của thực tiễn đầu cơ và rủi ro. Điều này tạo điều kiên
phát triển bong bóng, những rối loạn, và sự phá sản.
Cuối cùng, cuộc khủng hoảng hiện nay đã đưa Fed trở lại với nhiệm vụ ban đầu của nó:
 Cung cấp một nguồn tiền tệ có tính co dãn, hoạt động như người cho vay cứu
cánh cuối cùng đối với các ngân hàng.
 Điều khiển và giám sát chặt chẽ các tổ chức tài chính, bảo đảm cho sự an toàn và tính
lành mạnh của hệ thống tài chinh, ngăn chặn các tổ chức tài chính khỏi sự lan rộng của
bong bóng đầu cơ.
 Theo đuổi nhiệm vụ kép – ổn định và ổn định giá cả hợp lý.
II. Chương trình “nới lỏng định lượng”
1. Sơ lược chính sách nới lỏng định lượng:
“Nới lỏng định lượng” do ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đặt ra năm 2001 sau khi họ đưa
lãi suất về 0

“Nới lỏng định lượng” là công cụ chính sách tiền tệ, được ngân hàng trung ương sử
dụng khi không thể cắt giảm thêm lãi suất được nữa, định lượng nghĩa là lượng cung
I.

3


tiền, nới lỏng có nghĩa là tăng lên. Nới lỏng định lượng về cơ bản nghĩa là in thêm tiền
để mua các loại chứng khoán với mục đích cuối cùng là làm thị trường tài chính ngập
trong tiền mặt hay thanh khoản, việc này tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, giảm
giá trị đồng tiền và tăng lạm phát.
Với chính sách “nới lỏng định lượng”, ngân hàng trung ương mua tài sản để tạo
dự trữ dư thừa trong hệ thống ngân hàng. Với lượng dự trữ dư thừa cùng mức lãi suất
rất thấp hay không có lãi suất, các ngân hàng sẽ cho vay để mang lại nhiều lợi nhuận
hơn. Từ đó khuyến khích chi tiêu để tạo ra sự kích thích cần thiết cho sự tăng trưởng
và tạo việc làm.
2. QE1
Sau khi Fed đã đẩy lãi suất mục tiêu các quỹ Fed gần bằng 0 (0-25 điểm cơ bản
vào tháng 12 năm 2008), Fed bắt đầu theo đuổi giai đoạn đầu tiên của nới lỏng về
lượng tiền tệ (QE1).
Vào tháng 3 năm 2009, Fed đã công bố kế hoạch tăng tổng doanh số mua hàng
của mình lên đến 1750 tỷ USD: mua chứng khoán của các công ty địa ốc, trái phiếu
kho bạc dài hạn của Mỹ.
Fed thông qua QE1 nhằm tăng cung tiền cho nền kinh tế qua hệ thống ngân
hàng, từ đó các doanh nghiệp có thể vay để đầu tư nhằm để khôi phục nền kinh tế.
QE1 được dự định để giảm lợi tức trên các tài sản dài hạn. T
Theo một nghiên cứu của các nhân viên của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New
York, doanh số mua hàng $1750 tỷ của Fed đã giảm mức chênh lệch khoảng 52 điểm
cơ bản lãi suất dài hạn.
3. QE2

Tháng 11/2010, Mỹ thực hiện gói nới lỏng định lượng mới (QE2) tung ra $600
tỷ để mua trái phiếu chính phủ. Lãi suất trái phiếu kho bạc dài hạn có thể được dự
kiến sẽ giảm đến 21 điểm cơ bản.
Từ nghiên cứu của Fed New York, QE2 có thể QE2 dự kiến làm giảm lợi tức
trái phiếu dài hạn khoảng hơn 18 điểm cơ bản từ mức hiện nay.
Tuy nhiên, tác động của QE2 đến lãi suất trên khoản nợ tư nhân có lẽ sẽ ít hơn
so với các ước tính bởi vì QE2 chỉ tập trung vào nợ của chính phủ. Vì thế, kì vọng lãi
suất dài hạn về việc vay tư nhân giảm ít hơn mức 18-21 điểm cơ bản .
a.
Mục đích QE2:
Ngân Hàng Trung ương thường dùng hai phương tiện để ảnh hưởng tới nền kinh tế là
lãi suất và cung tiền.
Lãi suất của Mĩ hiện giờ đã xuống gần đến số 0. Hạ lãi suất làm giảm tiết kiệm, nghĩa
là kích thích tiêu dùng. Lãi suất cũng là cái giá của vốn vay. Khi lãi suất hạ, thì các
công ty được kích thích vay vốn đầu tư. Vì lãi suất Hoa kỳ đã xuống gần 0 nên không
thể hạ hơn nữa, nghĩa là không thể sử dụng phương tiện lãi suất để tác động đến kinh
tế.
Chỉ còn phương tiện thứ hai là Fed đưa tiền vào nền kinh tế, nhằm những mục đích sau
đây:
 Tăng khả năng tiêu dùng cho dân chúng, nghĩa là tăng cầu để kích thích sản xuất. Các
công ty có số lượng vốn lưu hành tăng lên, do đó dễ dàng tăng đầu tư.
4


 Khi tăng khả năng tiêu dùng cho dân chúng và tăng vốn đầu tư cho các công ty, thì nền

kinh tế trước hết không quản ngại giảm phát hiện đang đe dọa, đồng thời làm sản xuất
theo hướng đi lên.
 Khi kinh tế tránh được hướng giảm phát và chuyển nền kinh tế theo hướng đi lên, thì
việc rót thêm tiền vào lưu hành này đạt được mục đích quan trọng lúc này là làm giảm

thất nghiệp xuống.
 Đứng về phương diện cán cân thương mại quốc tế, thì QE2 cũng có tác dụng lên tỷ giá
hối đoái. Đồng USD hạ giá xuống, nghĩa là Hoa kỳ dễ xuất khẩu.
b. Quan điểm của tác giả về QE2:
 Trong khi một số người tin rằng QE hoạt động bằng cách đổ vào các ngân hàng lượng

dự trữ nhiều hơn họ muốn giữ, khuyến khích họ cho vay khoản dư, điều này rõ ràng
là nhận định sai lầm. Vì:
Trước tiên, ngân hàng không thể cho vay nguồn dự trữ. Các nguồn dự trữ giống
như tài khoản séc của ngân hàng tại Fed và nó chỉ có thể cho họ vay đối với những
định chế được phép giữ dự trữ tại FED. Các ngân hàng cho vay nguồn dự trữ với
nhau trong thị trường các quỹ vốn tại FED, nhưng kể từ khi ngân hàng đã có nhiều
hơn một nghìn tỷ đô la khoản dư dự trữ thì không cần cung cấp cho các ngân hàng
nhiều hơn để khuyến khích họ cho vay lẫn nhau.
 Các lý lẽ sai lầm khác là các ngân hàng cần dự trữ dư thừa để sử dụng chúng thực
hiện các khoản vay cho các công ty và hộ gia đình. Có ba lý lẽ liên quan ngược với
quan điểm này.
• Thứ nhất, trong những lúc bình thường các ngân hàng cho vay và sau đó duy trì
những nguồn dự trữ được yêu cầu để thanh toán hoặc được dùng để đảm bảo
đối với tiền gửi. Trước tiên, họ đi vào thị trường các quỹ FED để vay khoản dự
trữ, nếu không có dự trữ dư thừa trong hệ thống nói chung, điều này sẽ làm tăng
lãi suất các quỹ vốn của FED. Bởi vì Fed hoạt động với một mục tiêu quỹ FED,
nó sẽ can thiệp để cung cấp các nguồn dự trữ ngân hàng muốn khi lãi suất quỹ
vốn tại Fed thực tế vượt quá chênh lệch cho phép trong mục tiêu của FED.
• Lý lẽ thứ hai cho rằng các ngân hàng đã có một ngàn tỷ dự trữ quá mức, bổ
sung dự trữ nhiều hơn sẽ không tăng sự khuyến khích để họ cho vay, nếu họ
muốn cho vay, họ đã có đủ dự trữ dư thừa để trả hàng nghìn tỷ USD cuả các
khoản cho vay mới và tiền gửi. Thay vào đó, bởi vì các ngân hàng không cần dự
trữ dư thừa để cho vay, cho thấy số dư dự trữ nhiều hơn làm các ngân hàng cho
vay nhiều hơn các chức năng tương đương từ đó dự trữ vượt quá nhiều là

nguyên nhân các ngân hàng giảm tiêu chuẩn cho vay.

Cuối cùng là khu vực tư nhân Mỹ đã bị nợ quá nhiều nên học không
muốn vay thêm nữa
 Còn những người khác tin tưởng rằng "tiền mặt" được tạo ra bởi QE2 sẽ tạo ra chi
tiêu nhiều hơn.
Theo tác giả, quan điểm này cũng không đứng vì: những người mua trái phiếu
kho bạc như các hộ gia đình hoặc các công ty muốn chuyển nó thành tiền gửi thì có
thể bán trái phiếu kho bạc bất cứ lúc nào, dù có hay không có QE2. Sự khác biệt duy
5


nhất là với QE2, trái phiếu kho bạc có thể được bán với giá cao hơn. Hơn nữa, bất cứ
ai đang nắm giữ tiền gửi không nhất thiết sẽ chi tiêu cho dù họ nắm giữ trái phiếu
kho bạc. Vì thế, tăng tiền gửi vẫn không tăng khả năng của ngân hàng để tạo ra các
khoản vay.
Tập trung vào các nguồn dự trữ của ngân hàng hoặc các khoản tiền gửi được
tạo ra bởi QE2 thì cũng không tăng năng lực của các ngân hàng để tạo ra các khoản
vay hoặc cho khu vực tư nhân để chi trả. Bởi vì: Tăng hoặc không tăng chi tiêu sẽ
phụ thuộc vào việc khu vực tư nhân mong muốn được vay nhiều hơn hoặc để làm
giảm tiết kiệm trong thu nhập hiện tại (những thứ họ có thể làm dù có hoặc không có
QE2). Nê QE2 chỉ gây ra tác động tạo được một chút cảm giác khuyến khích các hộ
gia đình và các công ty gia tăng nợ hoặc giảm tiết kiệm trong bối cảnh hiện tại là nợ
lên mức kỉ lục trong khu vực tư nhân.
**Tác giả đã đưa ra nhận định rằng: Nếu QE đưa vào thực hiện, nó không nên
thông qua mục tiêu “số lượng” mà là nên thông qua mục tiêu “giá cả” từ việc cung cấp
dự trữ vượt mức để hạ lãi suất quỹ vốn tại Fed xuống. Kể từ khi Fed trả lãi suất dự trữ
về 25 điểm cơ bản, nó không thể đẩy lãi suất trung bình của quỹ vốn Fed dưới 25
điểm cơ bản (bởi vì ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận sẽ không cho vay dự trữ ở mức
thấp hơn Fed trả), bằng cách mua các tài sản dài hạn, Fed có thể đẩy những mức giá

xuống tối thiểu tới mức 25 điểm chuẩn. ( tới hay dưới)
Tuy nhiên, qua các nghiên cứu của New York Fed và của Hamilton và Wu, tác
động của QE2 về lãi suất sẽ không lớn. Và nếu chúng ta cho là giảm lãi suất trái phiếu
dài hạn bằng 18-21 điểm chuẩn cho khu vực tư nhân vay, thì các tác động về chi tiêu
tư nhân sẽ không đáng kể.
Sự thật là, kể từ khi công bố QE2, lãi suất trái phiếu lại tăng nhẹ. Điều này một
lần nữa chứng tỏ hoạt động của FED nên là về “giá”, không phải là “số lượng”. Nếu
Fed muốn giảm lãi suất trái phiếu, nó chỉ có thể chắc chắn để đạt được điều này bằng
cách thông báo lãi suất mong muốn mới và thường trực sẵn sàng mua tất cả các trái
phiếu được cung cấp với mức giá tương ứng. Mặc dù điều này có thể khiến Fed mua
nhiều hơn số tiền thông báo là 600 tỉ Dollar của QE2. Còn công bố một mục tiêu số
lượng (600 tỷ Dollar) không phải là một cách hiệu quả để giảm thấp lãi suất vì Fed sẽ
phải trả theo giá được xác định bởi thị trường để đạt được mục tiêu.
Nếu Fed công bố mục tiêu giá (tương ứng lãi suất là 2% đối với trái phiếu kì hạn
10 năm), thì thị trường sẽ nhanh chóng thay đổi lãi suất đến gần mục tiêu đó, vì một lý
do đơn giản là Fed có thể mua đủ trái phiếu để đạt được mục tiêu.
Cuối cùng, chúng ta thấy rằng tiền lãi nhận được từ tiền gửi tiết kiệm thấp hơn có
thể ảnh hưởng tiêu cực lên chi tiêu và thu nhập, một tình huống hợp lí có thể xảy ra là:
QE2 thực sự sẽ kiềm chế được lạm phát nếu chính sách này thành công trong việc
giảm các lãi suất. Vì mục tiêu của QE2 là trái phiếu kho bạc, thế nên tác động lớn nhất
của nó sẽ nhắm vào lãi suất trái phiếu, mà đối tượng thụ hưởng lãi suất đó là khu vực
phi chính phủ (hộ gia đình, doanh nghiệp, khu vực phi lợi nhuận, quỹ hưu trí,…). Lãi
suất thấp một cách bất thường, nó đã giảm trung bình 5% lãi suất ngắn hạn, và gần
2% đối với lãi suất dài hạn từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8-2007.
6


Kết quả là những người sống dựa vào khoản lợi tức từ trái phiếu như những người về
hưu sẽ phải giảm tiêu dùng. Khi lãi suất hạ sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng cho mục tiêu
hưu trí, dành dụm cho con đi hoc, …

Tóm lại, có khả năng là QE2 sẽ không kích thích kinh tế nhiều; quả thực
chúng ta không thể chắc chắn rằng QE2 sẽ kích thích tất cả, thậm chí còn có khả
năng là nó làm giảm chi tiêu và thu nhập.
c. Phê bình QE2
 Lạm phát

Một số nhà phê bình cho rằng với chính sách bơm tiền của Fed trong QE2, lạm phát
có khả năng xảy ra. Tuy nhiên như đã thảo luận ở phần trước, ta thấy khả năng lãi suất
tác động đến chi tiêu là rất thấp, điều đó chứng tỏ lập luận của những nhà phê bình là
sai lầm. Căn cứ vào tình hình nên kinh tế hiện nay thì vấn đề đáng lo ngại là giảm
phát chứ không phải lạm phát, hơn nữa QE2 thậm chí có thể làm giảm phát nặng hơn
nữa do nó làm ảnh hưởng đến thu nhập lợi tức.
Vẫn có ý kiến cho rằng, trong tương lai lạm phát có thể xảy ra. Tuy nhiên cho dù điều
này thực sự xảy ra thì Fed vẫn có thể đảo ngược tình hình. Lúc đó, Fed sẽ bắt đầu đẩy
lãi suất ngắn hạn lên. Fed cũng bắt đầu rút dự trữ dư thừa từ các ngân hàng bằng cách
bán lại các tài sản của nó vào ngân hàng. Tuy nhiên, lượng dự trữ dư thừa mà các
ngân hàng đang nắm giữ không ảnh hưởng đến khả năng cho vay cũng như các hoạt
động tài chính khác, nên Fed không nhất thiết phải rút nó ra. Tất cả những gì Fed cần
làm là tăng lãi suất nó trả cho dự trữ phù hợp với việc tăng lãi suất cấp vốn lien bang
mục tiêu, buộc lãi suất thị trường tăng lên theo lãi suất quỹ qua đêm.
 Giảm giá đồng đôla
Có một số phản ứng, đặc biệt là từ nước ngoài, lo sợ đồng đôla sẽ giảm giá. Vì QE có
tác động rất ít đến lãi suất dài hạn và chi tiêu trong nước nên ít có khả năng nó tác
động trực tiếp đến luồng vốn hoặc thâm hụt tài khoản hiện tại. Tuy nhiên tỷ giá cũng
có thể thay đổi nhưng chỉ là trong nhất thời vì sự ảnh hưởng của kì vọng.
Điều quan trọng là Fed không có ý định giảm giá đông đola để tăng xuất khẩu. Vì:
 Tăng giá hàng nhập khẩu
 Dẫn đến các biện pháp trả đũa
 Tăng giá cả ở các thị trường tài chính khác
Điều này chủ yếu là do thị trường dự đoán lãi suất sẽ giảm dẫn đến giá tăng.

III.
Những đề xuất trong việc cải cách hoạt động chính sách tiền tệ:
Theo nhận định của tác giả, việc Fed thực hiện chính sách nới lỏng định lượng
lần 2 (QE2) sẽ không có nhiều tác dụng với nền kinh tế dẫn đầu thế giới sau cuộc
khủng hoảng tài chính cuối 2007, đầu 2008. Việc Fed thực hiện chính sách nới lỏng
tiền tệ, tức là tung tiền vào nền kinh tế nhằm hạ lãi suất, tăng chi tiêu, tăng sản xuất,
giúp kinh tế tăng trưởng, chỉ là sử dụng riêng chính sách tiền tệ, Tuy nhiên, theo tác
giả, muốn giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi đà suy giảm kinh tế và tiếp tục dẫn đầu về
7


kinh tế của thế giới, chính phủ Mỹ không chỉ thực hiện riêng chính sách tiền tệ mà
cần thực hiện song song hai chính sách tiền tệ và tài khóa
1. Các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia:
Công cụ để quản lí, điều tiết nền kinh tế quốc gia gồm 2 chính sách: chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ. Hai chính sách này phải được phối hợp tốt để nền kinh
tế được điều hành một cách hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào hai chính sách trên cũng được vận
dụng một cách hợp lý. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia và vào từng thời kỳ mà một chính
sách này lại được coi trọng hơn chính sách còn lại, và điều này thực sự nguy hiểm vì
có thể gây ra những hậu quả không tốt cho nền kinh tế, mà cuộc khủng hoảng tài
chính ở Hoa Kỳ vừa qua là một ví dụ điển hình.
2. Thực tế tại Hoa Kỳ và tác dụng của chính sách tài khóa:
Điều tiết nền kinh tế chỉ dựa vào chính sách tiền tệ có thể dẫn đến nhiều cuộc
khủng hoảng ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn, thường có nguyên nhân
là do các chu kỳ bong bong và phá sản trên thị trường tài chính. Hoa Kỳ đã quá lệ
thuộc vào chính sách tiền tệ mà bỏ qua vai trò của chính sách tài khóa.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính sách tiền tệ chỉ thật sự có tác động khi
thông qua việc điều chỉnh lãi suất có thể tác động đến chi tiêu của khu vực dân cư,
nhưng thật sự điều này khó có thể đạt được khi hiện nay khu vực tư nhân đang cố gắng

cắt giảm nợ một cách hợp lý.
*Hậu quả của việc quá lệ thuộc vào chính sách tiền tệ:
 Thu nhập của hầu hết người lao động Mỹ ngừng tăng trưởng, không có sự gia
tăng tiền lương thực trung bình qua thời gian.
 Tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm trọng, các cuộc bãi công của người lao
động đã lên đến con số hàng triệu
 Cơ sở hạ tầng của quốc gia trở nên xấu đi, chất lượng cuộc sống của người dân
bị suy giảm ( khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, phương tiện giao
thông công cộng hiện đại …)
Đây là trách nhiệm của chính sách tài khóa . Khi được sử dụng, chính sách tài khóa
đem đến những thay đổi tích cực. Gói kích thích kinh tế đã ngăn chặn nền kinh tế rơi
vào tình trạng xấu hơn (thông qua việc tăng chi tiêu, cắt giảm thuế), tuy nhiên điều tồn
tại là gói kích thích này còn quá nhỏ và chỉ mang tính tạm thời, khi gói kích thích này
kết thúc thì bằng chứng về sự suy yếu kinh tế đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
Vì vậy, cần thiết phải áp dụng chính sách tài khóa để ổn định nền kinh tế.
Sự tương đồng giữa cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ và suy thoái của
Nhật Bản và bài học kinh nghiệm:
8


Thông qua đồ thị về lạm phát, lãi suất và thâm hụt ngân sách ( hình 6, 7, 8 ) =>
diễn biến thông qua các số liệu của Mỹ gần giống như những gì đã xảy ra tại Nhật Bản.
Bài học kinh nghiệm: Nhật bản cũng chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ, các
chính sách tài khóa nếu có thì cũng không có quy mô đủ lớn và kết thúc sớm => nền
kinh tế Nhật vẫn còn đang chìm trong khó khăn => bằng chứng cho việc chính sách tiền
tệ sẽ không bao giờ chấm dứt được chu kỳ giảm phát và xu hướng giảm giá bất động
sản => vai trò của việc kích thích tài khóa ổn định.
3. Trách nhiệm dân chủ và tính minh bạch trong hoạt động của Fed

Có một lý do nữa để chúng ta có thể thấy rõ tính phi lý trong việc tín nhiệm

chính sách tiền tệ mà bỏ qua các chính sách tài khóa, đó là do những người phụ trách
chính sách tiền tệ không phải chịu cùng một mức độ giải trình dân chủ như những
người phụ trách chính sách tài khóa.
Mặc dù các hoạt động của Fed đã trở nên minh bạch hơn kể từ năm 1994, nhưng
hầu hết những thảo luận của Fed vẫn không được công khai. Khi ông còn là Chủ tịch
của Cục dự trữ New York, Ông Timothy Geithner chưa bao giờ tiết lộ đầy đủ các cam
kết của các định chế tài chính tư nhân, và chúng tôi cũng không có một bản kê khai đầy
đủ các hoạt động mua bán cũng như các giao dịch được thực hiện.
Các quan chức của Fed không phải do cử tri bầu chọn ra. Mặc dù Fed thuộc nghị
viện nhưng pháp luật hiện hành cũng không cung cấp cho nghị viện một quyền kiểm
soát nào trong hoạt động của Fed.
Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng, Fed
đã nhận thấy rằng chính sách tiền tệ truyền thống – hạ lãi suất và đóng vai trò là người
cho vay cuối cùng đối với hệ thống ngân hàng – đã trở nên bất lực trong việc đối mặt
với tình trạng mất giá tài sản và thị trường tài chính đóng băng. Fed đã tạo ra những
điều kiện mới thuận lợi hơn nhằm mang đến tính thanh khoản cho thị trường thông qua
một công cụ gọi là “alphabet soup”. Nó mang đến những sự bảo lãnh cho các khoản nợ
tư nhân. Nó mở rộng các khoản cho vay cho các định chế nước ngoài, bao gồm cả ngân
hàng trung ương.
Hầu như, Fed đã từ chối những yêu cầu phải minh bạch hơn. Khi cuộc khủng
hoảng đầu tiên xảy ra, Bộ trưởng bộ tài chính Paulson đệ trình lên Nghị viện một yêu
cầu không rõ ràng về các quỹ giải cứu và một cách hợp lý, nghị viện đã từ chối yêu cầu
đó. Cuối cùng, một gói kích thích khá chi tiết với con số tổng cộng gần 800 tỉ đô la đã
được phê duyệt. Tuy nhiên, Fed đã chi, cho vay hoặc hứa hẹn không biêt bao nhiêu
ngàn tỷ đô la – nhiều hơn những gì nghị viện cung cấp cho bộ tài chính. Hầu hết những
điều này được đàm phán không công khai, chủ yếu là tại Cục dự trữ New York. Lời
biện hộ mà Fed đưa ra là những bí mật này là cần thiết để ngăn chặn cuộc chạy đua của
9



các định chế gặp khó khăn, điều này chỉ làm tăng chi phí cho các biện pháp giải quyết
của chính phủ.
Tuy nhiên, khi thị trường tài chính tương đối bình tĩnh trở lại, Fed vẫn tiếp tục
phản đối yêu cầu về giải trình các hành động của mình. Cuối cùng điều này đã dẫn đến
việc Nghị viện đã kêu gọi một cuộc kiểm toán trong hoạt động của Fed.
Các nhà phê bình lưu ý rằng, mặc dù Fed có vẻ đã trở nên cởi mở hơn trong các
hoạt động của mình kể từ đầu những năm 1990 nhưng cuộc khủng hoảng này đã chỉ ra
rõ rằng Nghị viện cũng như các chi nhánh điều hành của nó đã ít giám sát Fed như thế
nào, và ngày nay mức độ minh bạch là ít như thế nào.
Có một sự xung đột cố hữu giữa sự cần thiết phải minh bạch và giám sát vì chi
tiêu công là khá phức tạp và nhu cầu về sự độc lập; và bí mật trong việc xây dựng chính
sách tiền tệ và giám sát các định chế tài chính quản lý. Một chính phủ dân chủ không
thể xây dựng ngân sách của mình trong vòng bí mật. Ngoại trừ nói đến quốc phòng,
chính sách ngân sách cần phải được công khai thảo luận và tất cả các chi tiêu phải chịu
sự kiểm toán mở. Đó chính xác là những điều đã được thực hiện trong trường hợp của
gói kích thích tài khóa.
Chúng tôi không quan tâm đến khả năng thanh toán của chính phủ, chúng tôi chỉ
muốn đề cập đến vấn đề trách nhiệm dân chủ: liệu với hoạt động không công khai của
mình, Fed có khả năng thực hiện những cam kết này mà không có sự tán thành của
Nghị viện hay không?
Một số ý kiến sẽ phản đối và cho rằng có một sự khác biệt căn bản trong chi tiêu
của Fed và chi tiêu của Bộ tài chính.
 Các hoạt động của Fed bị giới hạn trong việc mua các tài sản tài chính, cho vay
đối với tài sản thế chấp và bảo lãnh những khoản nợ tư nhân. Mặc dù bộ tài
chính cũng thực hiện một số chương trình cho vay và bảo lãnh nợ tư nhân, và
cũng đã mua các cổ phần tư hữu trong các gói cứu trợ gần đây, nhưng hầu hết
các chi tiêu của nó là chi chuyển nhượng và mua bán các sản lượng thực tế từ
bên ngoài.
 Tuy vậy, khi Bộ tài chính đưa ra các cam kết về vay mượn và bảo lãnh, cácquỹ
của nó phải nhận được sự chấp thuận của Nghị viện. Fed thì khác, nó không phải

đối mặt với một sự ràng buột về ngân sách, Fed có thể cam kết cung cấp cho
chính phủ hàng ngàn tỷ đô la mà không cần phải thông qua Nghị viện .
Ngược lại, cho đến nay các gói cứu trợ trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
hơn nhiều này lại không được phối hợp với nhau, chủ yếu là ngoài ngân sách, thực hiện
phần lớn trong bí mật và chủ yếu là do Fed thực hiện. Tất nhiên cũng có những trường
hợp ngoại lệ.
Có một cuộc tranh luận mạnh mẽ trong công chúng về việc liệu chính phủ có
nên giải cứu ngành công nghiệp ô tô hay không. Cuối cùng, ngân sách cho việc giải cứu
10


này cũng đã được xây dựng, chính phủ nắm một phần vốn chủ sở hữu, đồng thời đóng
một vai trò tích cực trong việc ra quyết định, và chọn ra những người thắng, kẻ thua.
Việc Nghị viện quyết định giải cứu hay không, và giải cứu ngành công nghiệp nào là
một vấn đề của chính sách công.
Còn đối với các phương pháp lựa chọn về kích thích tín dụng, hoặc tốt hơn về
kích thích chi tiêu tư nhân, hầu như khó mà được thảo luận.
Mặc dù các nhà kinh tế phân biệt rõ giữa cam kết của Fed so với những cam kết
của Bộ tài chính, thì các cử tri lại không thể. Chính phủ Hoa Kỳ đang rơi vào một tình
huống khó xử. Các cử tri muốn biết những điều tích cực gì có thể có được khi nâng số
nợ trên bảng cân đối kế toán của Fed lên đến 2 ngàn tỉ đô la, và khi mở rộng các cam
kết của Chính phủ Hoa Kỳ (có lẽ) lên đến 20 ngàn tỉ đô la thông qua các khoản vay, bảo
lãnh, và các gói cứu trợ.

11



×