Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro của công ty Vinamilk năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.08 KB, 35 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Mặc dù không ai muốn nhưng trên thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc
sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của
doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi
nhuận. Trong điều kiện các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn cho nên đòi hỏi
doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề,
phương án thực hiện cho một công việc dự định. Để có lựa chọn tốt nhất, người ta sẽ phải
so sánh mục tiêu mong muốn sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất trong thời gian cho phép
nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa
với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Vấn đề đặt ra là để làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật
am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi
ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ ghiêng
đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp…Thông qua phân tích tác động qua lại
giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh
doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của
doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn
thất do rủi ro mang lại.Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp đã trở
thành một vấn đề hết sức lý thú và hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều
người cả trong lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh “con tàu” Việt Nam đã ra
biển lớn, vượt sóng hội nhập, khi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào “sân chơi” chung
của toàn cầu với rất nhiều những cơ hội và thách thức to lớn đang tồn tại đan xen nhau,
bởi “lực đẩy” của cạnh tranh và hội nhập thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và
rủi ro của doanh nghiệp như thế nào càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ tình hình trên, nhóm 09 đã chọn đề tài “ Tác động của đòn bẩy kinh
doanh đến lợi nhuận và rủi ro của công ty Vinamilk năm 2010


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT
1: Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm khác liên quan


1.1 Khái niệm đòn bẩy
1.1.1 Định nghĩa đòn bẩy
Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là công cụ để
khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể
chúng ta cần dịch chuyển. Trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám
chỉ việc sử dụng chi phi cố định để tăng khả năng sinh lợi của công ty.
1.1.2 Định nghĩa đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty.
Ở đây chúng ta

chỉ phân tích trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều

thay đổi.
1.1.3 Định nghĩa đòn bẩy tài chính
Xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ
vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá
cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành
khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ
sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất
vay nợ.
Đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu
nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác
định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài tăng hiệu quả
số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
1.2 Các khái niệm khác liên quan


1.2.1 Chi phí cố định
Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không thay
đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị

hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí
cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví
dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi
khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá
phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải
đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các
loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận
chi phí quản lý.
1.2.2 Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí biến đổi tỷ lệ thuận trực
tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
lao động trực tiếp... nhưng có chi phí biến đổi chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay
đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc
thiết bị... Chi phí biến đổi gồm có chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một
phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính…

1.2.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
chi phí cố định và chi phí biến đổi (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương
tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận
chuyển thực tế...).


Việc phân loại chi phí thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí
hỗn hợp tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử
dụng cụ thể. Điều này giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi
nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ,
về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với
giá thấp hơn giá đang bán...


2: Đòn bẩy hoạt động
2.1 : Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động.

Thu nhập và chi phí

Tổng thu nhập

lãi
tổng chi phí
điểm hòa vốn
chi phí biến đổi
Lỗ

chi phí cố định

Số lượng
Sp sản suất và tiêu thụ
Tổng doanh thu = các mức sản lượng(Q) × mức giá(P)


Tổng chi phí(FC) = định phí + biến phí trên 1 sản phẩm(VC) × các mức sản
lượng(Q)
EBIT: thu nhập hoạt động, EBIT= 0: điểm hòa vốn
Sản lượng hòa vốn Q* = FC / (P-VC)
Đo lường mức đòn bẩy hoạt động (DOL)
DOL=

hay DOL=


2.2 : Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động
Gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí biến đổi, các mức giá, sự nhận thức của
các nhà lãnh đạo về tương lai. Hay tình trạng cạnh tranh trong nghành mà công ty đang
hoạt động…có thể tác động tới việc sử dụng mức đòn bẩy cao hay thấp.
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất
chính là kết cấu chi phí.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty
có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro
sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn
ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có
mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu
thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.


Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra
nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm, nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó
chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định.
Do vậy, lợi nhuận được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo
thêm lợi ích cho công ty.
2.3 : Vai trò của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro của doanh nghiệp
Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và
chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này
lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không
phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu

và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất.
Việc các nhà quản lý công ty lựa chọn con đường phát triển của công ty theo hướng
có đòn bẩy hay phát triển thoe hướng thận trọng tùy thuộc vào nhận thức của họ về tương
lai, nếu thong tin của nhà lãnh đạo đất nước cho thấy có những dấu hiệu lo lắng về các
điều kiện kinh tế trong tương lai , một kế hoạch thận trọng có thể sẽ được áp dụng. trong
thời kỳ có triển vọng tốt của chu kỳ kinh doanh các nhà quản trị có thể duy trì mức đòn
bẩy cao. Tình trạng cạnh tranh trong lĩnh vực công ty đang hoạt động cũng có thể tác
động tới mức đòn bẩy của công ty. Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro mà công ty
lựa chọn mức đòn bẩy, tuy nhiên, việc chấp nhận rủi ro và sự liều lĩnh có sự khác nhau.
Không ít người đã phải trả giá đắt. thậm chí phải vào tù vì sự liều lĩnh mù quáng khi tham
gia kinh doanh. Điều quan trọng là phải cân bằng được giữa mức thu nhập mong muốn
với mức rủi ro có thể chấp nhận được
2.4 : Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động:
Ý nghĩa: thay đổi 1% sản lượng và doanh thu dẫn đến x% lợi nhuận trước thuế và
lãi vay.


3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính
3.1.1

Độ bẩy tài chính (DFL)

Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng
dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một
mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay
đổi 1 phần trăm.
Độ bẩy tài chính (DFL)
ở mức EBIT

⇔ DFLEBIT =


Phần trăm thay đổi EPS

=

Phần trăm thay đổi EBIT

EBIT
EBIT − I − [ PD /(1 − t )]

Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự
thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ
phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hướng tăng hay giảm X %×DFL.
Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến EPS.
EPS =

( EBIT − I )(1 − t ) − PD
NS

EPS được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
I: lãi suất phải trả.
PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi.


t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
NS: số lượng cổ phần thông thường.
Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng cổ

phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác định trong mối quan
hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận
trên vốn cổ phần cao nhất.
3.1.2

Các tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)

Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để đánh giá xem công
ty có vay quá nhiều hay không? Từ đó đưa ra quyết định cho vay vì công ty càng có
nhiều nợ vay thì rủi ro về mặt tài chính càng lớn.
Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu
trúc vốn hợp lý cho công ty mình. Các tỷ số đòn bẩy tài chính thông thường là:
− Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản

của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Tỷ số nợ =

Tổng nợ
Tổng tài sản

Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn như: các khoản phải trả,
vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.
− Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio)
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần

Tỷ số lớn hơn 100% chứng tỏ nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần. Tuy
nhiên, hầu hết các khoản vốn vay này lại là tín dụng thương mại phi lãi suất và những
khoản phải trả ngắn hạn. Vì vậy, để thấy được mức độ tài trợ vốn vay một cách thường



xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu), người ta dùng tỷ
số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.

Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn
=
− Tỷ số tổng
sản
trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio): đây cũng là chỉ số
trêntài
vốn
cổ phần
Vốn cổ phần

để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.
Tổng tài sản trên vốn cổ phần Tổng tài sản
=
Vốn cổ phần

− Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): chúng ta muốn biết

rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận
bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận
phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như thế nào. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1
hoặc âm, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.
Khả năng
=
thanh toán lãi vay


Lợi nhuận trước thuế & lãi vay
Lãi vay

Kết luận: Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài
đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin bảo
vệ chủ nợ tình huống doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
3.1.3

Phương thức đo lường rủi ro tài chính khác

Rủi ro được đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số
đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
a. Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:


n

E ( R) = ∑ ( Ri )( Pi )
i =1

( ∑Pi = 1 )

Ri: lợi nhuận ứng với biến cố i
Pi: xác suất xảy ra biến cố i
n: số biến cố có thể xảy ra
Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có
thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra.

Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn (σ). Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai của phương
sai:
σ =

n

∑[R
i =1

i

− E ( R )] ( Pi )
2

b. Hệ số biến đổi (Coefficient of variation - CV)
Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi
ro nếu như quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta
dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi:
CV =

σ
E (R )

Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủi ro
mất khả năng chi trả phát sinh do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi doanh
nghiệp gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng
tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia tăng. Kết quả là xác suất mất khả
năng chi trả tăng theo.
Nhiều doanh nghiệp trong những ngành khác nhau (có cấp độ khác nhau về đòn cân

định phí) có thể khác nhau về đòn cân nợ. Nhìn chung, các doanh nghiệp lệ thuộc vào rủi


ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng tương đối ít nợ hơn những doanh nghiệp chỉ
có mức rủi ro kinh doanh hạn chế. Nhưng những doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay sẽ
có mức rủi ro tài chính cao hơn doanh nghiệp sử dụng ít nợ vay. Tuy nhiên, những
khuynh hướng vừa nêu trên là bình thường.
Các chỉ số để đo lường rủi ro tài chính là:
− Hệ số biến đổi của EBIT (CVEBIT = σEBIT/ E(EBIT))
− Độ bẩy tài chính (DFL)
− Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên cổ phần (σEPS)
− Hệ số biến đổi của EPS ( CVEPS = σEPS/ E(EPS))

Cần lưu ý cách tính độ lệch chuẩn của EPS như sau:
( EBIT − I )(1 − t ) − PD (1 − t )
I (1 − t ) PD
=
EBIT −

NS
NS
NS
NS
(1 − t )
=
σ EBIT
NS

EPS =


σ EPS

Các chỉ số trên càng lớn thể hiện tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn thì rủi ro
càng cao. Tuy nhiên, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được
lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn
có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức
cố định, phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. Điều này thể hiện rõ hơn khi
phân tích tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần; quan hệ giữa lợi nhuận
trước thuế và lãi vay (EBIT) với lợi nhuận trên cổ phần (EPS).
3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro


3.2.1

Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio – ROA): chỉ tiêu này
đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
=
Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity ratio – ROE): đây là chỉ tiêu mà
nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư
vào công ty.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
=
Vốn cổ phần


Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
phần là do công ty có sử dụng nợ. Nếu công ty không có nợ thì hai tỷ số này sẽ bằng
nhau.


Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việc so

sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi suất vay nợ. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận
đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghiệp biết được khả năng chi trả lãi vay
để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tác động lên tỷ suất
lợi nhuận trên vốn cổ phần như thế nào? Đây là vấn đề rất được cổ đông quan tâm.
Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốn cổ
phần và nợ vay).
Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn bộ lợi nhuận hoạt động sẽ
thuộc về cổ đông. Nếu đầu tư tổng tài sản bằng cả vốn cổ phần lẫn vốn vay thì lợi nhuận
hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận của mình.
Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay:


EBIT
>i
TS
EBIT (TS − VCP)

− NV .i > 0
TS
EBIT .VCP
⇒ EBIT − NV .i >
TS

EBIT − NV .i EBIT

>
>i
VCP
TS

Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì:
EBIT
TS
EBIT (TS − VCP)

− NV .i < 0
TS
EBIT .VCP
⇒ EBIT − NV .i <
TS
EBIT − NV .i EBIT

<
VCP
TS

=> Kết luận: đòn cân nợ có tiềm năng làm tăng tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần
nhưng đồng thời cũng đem lại cho vốn cổ phần một nguy cơ rất lớn: nếu tỷ suất doanh lợi
chung cao hơn lãi suất vay nợ, thì tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên cao hơn.
Trái lại, nếu tỷ suất doanh lợi chung thấp hơn lãi suất vay nợ, tỷ suất doanh lợi trên vốn
cổ phần sẽ trở nên thấp hơn cả chi phí trả lãi vay.

4. Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính

Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động, sẽ tạo ra đòn
bẩy tổng hợp (Combined or total leverage). Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử
dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn
bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi
qua hai bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của
đòn bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn
bẩy tài chính). Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi
người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage – DTL).


Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) nào đó bằng phần
trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).

Độ bẩy tổng hợp (DTL)
ở mức Q đơn vị (hoặc S đồng)

Phần trăm thay đổi EPS
=
Phần trăm thay đổi sản lượng
(hoặc doanh thu)

Về mặt tính toán, độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy hoạt động với
độ bẩy tài chính: Phần trăm thay đổi EBIT
DTL

=

Phần trăm thay đổi sản lượng

(hoặc doanh thu)

Phần trăm thay đổi EPS
Phần trăm thay đổi EBIT

DTLQ đơn vị hoặc S đồng = DOL × DFL
Thay vào công thức tính DOL, DFL ta có được:
DTLS =

S −V
EBIT − I − [ PD /(1 − t )]

(V: tổng biến phí)

Tóm lại: Đòn bẩy tổng hợp liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định nhằm nổ lực
gia tăng EPS cho cổ đông khi sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tăng. Tác động của đòn
bẩy tổng hợp được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL). Tác động này tổng
hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy hoạt động liên
quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nổ lực gia tăng lợi nhuận hoạt
động trước thuế và lãi (EBIT). Tác động của đòn bẩy hoạt động được đo lường bằng chỉ
tiêu độ bẩy hoạt động (DOL). Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí tài trợ
cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Tác động của đòn bẩy tài chính được đo
lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL). Giám đốc tài chính cần lưu ý rằng đòn bẩy
trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp đạt được EBIT ít hơn định phí hoạt


động và chi phí tài trợ cố định thì sử dụng đòn bẩy có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ
đông, khái niệm đòn bẩy làm sáng tỏ các đánh đổi rủi ro – lợi nhuận của nhiều loại quyết
định tài chính khác nhau.


CHƯƠNG II : Phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro
của 1 công ty cổ phần sữa Vinamilk việt nam
1. Giới thiệu chung về công ty sữa Vinamilk
-Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QDBCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công
Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.
-Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.
-Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày
28/12/2005


Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa
bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó
mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và
qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976,
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để
giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café
cho thị trường.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm
1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chính nhà máy với tổng công suất
khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên


cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu
dùng.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một

trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.
Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ
năm 1995 đến năm 2007.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm
từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối
của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng
phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ,
Canada, Pháp, Nga, CH Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực
Châu Á, Lào, Campuchi ...
Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.


2, Phân tích đòn bẩy hoạt động tác động lên công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
2.1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2009, năm 2010
Đv: VNĐ
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác – số thuần
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại

2009


2010

10.856.364.113.495

16.173.754.854.110

(206.370.629.645)

(328.600.184.161)

10.649.993.483.850

15.845.154.669.949

(6.777.573.637.378

(10.676.719.801.966

)

)

3.872.419.846.472

5.168.434.867.983

435.650.789.236
(187.163.859.556)
(1.245.476.021.840


447.982.910.578
(186.706.228.159)

)
(279.959.615.835)

(1.438.185.805.872)
(370.492.890.936)

2.595.471.138.477

3.621.032853.594

137.093.220.509

610.517.546.817

2.732.564.358.986

4.231.550.400.411

(357.664.782.907)

(645.058.588.114)

6.245.696.829

9.344.103.477



15
16

Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.381.145.272.908

3.595.835.915.774

6.785

10.193

Số dư đảm phí là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi:
Số dư đảm phí = Tổng doanh thu – Chi phí khả biến
Số dư đảm phí được dùng để trang trải các chi phí cố định và phần còn lại sau đó là lợi
nhuận thực hiện được trong kỳ:
Số dư đảm phí > Tổng định phí -> Có lãi
Số dư đảm phí = Tổng định phí -> Hòa vốn
Số dư đảm phí < Tổng định phí -> Lỗ
Tính toán chi phí theo cách ứng xử chi phí:
Chỉ tiêu
Biến phí
Định phí:

Đv: VNĐ


2009
6.777.573.637.37

2010
10.676.719.801.96

8

6

1.732.433.267.29
1

Chi phí sản xuất chung

206.997.629.616

2.072.491.384.684
263.812.687.876

1.245.476.021.84
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp

0

1.438.185.805.872

279.959.615.835


370.492.890.936


Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Đv: VNĐ
Chỉ tiêu

2009

%

Doanh thu

10.856.364.113.495

100%

16.173.754.854.110

100%

Biến phí

6.777.573.637.378

62,43%

10.676.719.801.966

66,01%


4.078.790.476.117

37,57%

Định phí

1.732.433.267.291

25,56%

Lợi nhuận

2.346.357.208.826

Số dư đảm
phí

hoạt động

12,01%

2010

5.497.035.052.144

2.072.491.384.684
3.424.543.667.460

%


33,99%
12,82%
21,17%

Biến phí chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu nên số dư đảm phí chiếm tỉ trọng nhỏ, tuy
nhiên số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến (định phí) và số dôi ra sau khi
chính là lợi nhuận hoạt động.
Tỷ lệ số dư đảm phí năm 2009 là 37,57% thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi
nhuận, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một
lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với 37,57%. Tương tự, lợi nhuận hoạt
động quý 4 bằng lượng doanh thu thay đổi nhân tỷ lệ số dư đảm phí là 33,99%.
Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí được sử dụng làm đơn giản hóa quá trình
phân tích đòn bẩy hoạt động. khi có sự thay đổi của doanh thu từ 10.856.364.113.495
đồng năm 2009 lên 16.173.754.854.110 năm 2010 (tăng 49%) thì biến phí sẽ tăng với tốc
độ tương tự (58%) còn định phí chỉ tăng 20%. Tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng
doanh thu 8% dẫn đến tăng tỷ trọng biến phí trong doanh thu từ 62,43% lên 66,01% và
do vậy tỷ lệ số dư đảm phí cũng giảm tương ứng từ 37,57% xuống 33,99%.


2.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động:
Để đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động, trước tiên hãy xem xét đòn bẩy hoạt động
ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi như thế nào.
Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Trước khi thay đổi doanh thu
Doanh thu
Biến phí
Số dư đảm phí

Định phí
Lợi nhuận hoạt động
Sau khi doanh thu tăng 40%
Doanh thu

Biến phí

2009

2010

10.856.364.113.49

16.173.754.854.11

5

0
10.676.719.801.96

6.777.573.637.378
4.078.790.476.117
1.732.433.267.291
2.346.357.208.826

6
5.497.035.052.144
2.072.491.384.684
3.424.543.667.460


15.198.909.758.89

22.643.256.795.75

3

4

9.488.603.092.329

14.947.407.722.75
2

Số dư đảm phí

5.710.306.666.564

7.695.849.073.002

Định phí
Lợi nhuận hoạt động

1.732.433.267.291
3.977.873.399.273

2.072.491.384.684
5.623.357.688.318

69,53%


64,21%

Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động

Chúng ta cũng có thể nhanh chóng biết được phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt
động khi doanh thu thay đổi thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí: nếu doanh thu tăng
một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư
đảm phí.
* Năm 2009: lợi nhuận tăng = 40% × 10.856.364.113.495× 37,57% =
1.631.494.398.976,029 ngàn đồng.
 Tốc độ tăng lợi nhuận = 1.631.494.398.976,029 / 2.346.357.208.826,00 = 69,53%


* Năm 2010: lợi nhuận tăng = 40% × 32.569.092.340.485× 33,99% =
4.428.093.794.612,341ngàn đồng.
 Tốc độ tăng lợi nhuận = 4.428.093.794.612,341/ 3.424.543.667.460,00 = 129,3%
Doanh thu tăng với tốc độ 40% thì biến phí cũng tăng cùng với tốc độ như vậy để gia
tăng số lượng sản phẩm tương ứng, nhưng định phí không thay đổi tạo ra tác động của
đòn bẩy hoạt động làm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động năm 2009, 2010 tăng nhanh hơn
tốc độ tăng doanh thu

** Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động:
Công thức tính mức đòn bẩy hoạt động theo doanh thu:
Mức đòn bẩy hoạt động (DOL)
ở mức doanh thu

Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động
=
Phần trăm thay đổi doanh thu


Mức đòn bẩy hoạt động (DOL) cũng có thể được tính toán theo công thức sau:
S–V
DOLS

EBIT + F

=

=
S–V-F

EBIT

Trong đó: S là doanh thu, V là tổng chi phí biến đổi, F chi phí cố định, EBIT là lợi
nhuận hoạt động.
Theo công thức tính mức đòn bẩy hoạt động theo doanh thu, ta tính được mức đòn bẩy
hoạt động của công ty trong 2 năm 2009 và 2010 như sau:
Chỉ tiêu

2009

2010

Mức đòn bẩy hoạt động (DOL)

1,74

1,61

Theo kết quả trên, mức đòn bẩy hoạt động của cả 2 năm của công ty đều dương, chứng

tỏ công ty đã vượt qua sản lượng hòa vốn. Mức đòn bẩy hoạt động năm 2009) bằng 1,74
có nghĩa là từ mức doanh thu 10.856.364.113.495 đồng, cứ 1% tăng (giảm) trong doanh


thu sẽ dẫn đến tăng (giảm) 1,74% trong lợi nhuận hoạt động. Mức đòn bẩy hoạt động
năm 2010 là 1,61 có nghĩa là từ mức doanh thu 16.173.754.854.110 đồng, cứ 1% tăng
(giảm) trong doanh thu sẽ đưa đến sự tăng (giảm) 1,61% trong lợi nhuận.
Mặt khác có thể thấy doanh thu năm 2010 là 16.173.754.854.110, cao hơn so với năm
2009 là (10.856.364.113.495 đồng) và cả 2 mức doanh thu này đều vượt qua mức doanh
thu hòa vốn. Tuy nhiên mức đòn bẩy hoạt động năm 2010 lại nhỏ hơn so với năm 2009.
Điều này thể hiện kể từ điểm hòa vốn, nếu sản lượng càng tăng thì mức đòn bẩy hoạt
động càng giảm.
2.3 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động của công ty
Kết cấu chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động.
Bảng kết cấu chi phí
Chỉ tiêu

Đvt: ngàn đồng

Năm 2009

Kết cấu

Năm 2010

Kết cấu

Chênh

chi phí


chi phí

lệch

79,65% 10.676.719.801.96

83,74

3.899.182.164.588

Biến phí
6.777.573.637.37
8
Định
phí

6

1.732.433.267.29
1

Tổng

8.510.006.904.66

chi phí

9


Chỉ tiêu

340.058.117.393
20,35%
100%

2.072.491.384.684

16,25%

12.749.211.186.65

100%

4.239.204.281.981

0

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch

%


Chi phí nguyên vật liệu

10.080.077.369.707 6.460.586.485.57


3619490884132

51%

-44094948776

53,8

5
Khấu hao tài sản cố định

261.449.479.161

217.354.530.385

Mặc dù khấu hao tài sản cố định tăng 53,8% nhiều hơn tốc độ tăng chi phí nguyên vật
liệu 51%, nhưng giá trị nguyên vật liệu lớn hơn giá trị khấu hao đã góp phần làm biến
phí tăng . Còn chi phí khấu hao tăng 53,8% nhưng giá trị nhỏ hơn nên chỉ góp phần làm
tăng định phí. Sang năm 2010, biến phí và định phí đều có sự thay đổi lớn làm tổng chi
phí tăng, nhưng tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng định phí dẫn đến sự thay đổi
nhẹ trong kết cấu chi phí theo chiều hướng biến phí chiếm tỷ trọng nhiều hơn từ 79,65%
sang 83,74%, và ngược lại tỷ trọng định phí giảm từ 20,35% còn 16,25%.
Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ và biến phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu chi phí làm
số dư đảm phí nhỏ, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu
chỉ 37,57% (năm 2009), 33,99% (năm 2011), vì vậy nếu tăng giảm doanh thu thì lợi
nhuận tăng, giảm ít hơn. Cụ thể khi doanh thu tăng 40% thì lợi nhuận hoạt động chỉ tăng
69,53% đến 129,3 % lần lượt ở năm 2009 và 2010 Tuy nhiên, nếu doanh thu sụt giảm
các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng nên lợi nhuận cũng giảm ít hơn


2.3. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động đối với công ty Bây giờ công ty có
thể nhận ra sự thay đổi trong doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động ở
một mức định phí là 2.072.491.384.684ngàn đồng (năm 2010).
Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì lợi nhuận hoạt động có chiều hướng tăng hay giảm
X %×1,61. Ngược lại, biết trước độ bẩy hoạt động công ty có thể dễ dàng hơn trong việc
quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình, nếu công ty mong muốn lợi nhuận
hoạt động tăng Y% thì sẽ xác định doanh thu cần đạt được là Y%/ 1,61 Điều này có ý
nghĩa hơn khi việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hoàn


chỉnh, bởi vì công ty còn trong giai đoạn đầu tư hệ thống sản xuất kinh doanh nên định
phí hoạt động có thể gia tăng và khả năng khai thác thiết bị máy móc sản xuất còn rất lớn.
Sự chênh lệch khá xa giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí chứng tỏ
công ty không hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống tỷ
trọng định phí lớn chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm
lớn lợi nhuận.

1. Đo lương tác động của đòn bẩy tài chính
Bảng cân đối kế toánNăm 2009, Năm 2010

Đơn vị tính: VNĐ


×