Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

tác động của cơcấu thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ NHUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THU NHẬP
ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi
nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng công
bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, 2016

Dương Thị Nhung

i




LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Cô PGS.TS. Lê Phan
Thị Diệu Thảo, giảng viên hướng dẫn của tôi. Sự nghiêm túc và tận tâm của cô đã
giúp tôi có thể hoàn thành được nội dung luận văn theo đúng kế hoạch thực hiện đã
đề ra. Với chuyên môn cao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cô đã hướng dẫn tôi
thực hiện công việc viết luận văn đảm bảo các yêu cầu đề ra, đạt được chất lượng
tốt nhất trong khả năng của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên trong chương trình giảng dạy thạc
sĩ Tài chính – Ngân hàng của Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho
tôi nhiều kiến thức chuyên môn quý giá trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn cô
Trần Thị Việt Hà đã luôn cung cấp thông tin giáo vụ đầy đủ và kịp thời cho tôi
trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người ủng hộ và
bên cạnh tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định tác động của cơ cấu thu
nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả
của nghiên cứu này được thể hiện dựa trên hai mô hình hồi quy: Mô hình 1 gồm tỉ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc, tỉ lệ thu nhập
từ hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động khác trên tổng thu nhập là các
biến độc lập chính cần nghiên cứu; Mô hình 2 gồm giá trị rủi ro của ngân hàng là
biến phụ thuộc, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động
khác trên tổng thu nhập là các biến độc lập chính. Ngoài ra, còn có các biến kiếm
soát khác để tăng tính giải thích cho các mô hình.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu tài chính của 18 ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2014. Dữ liệu dạng
bảng bao gồm 96 quan sát, đảm bảo thu thập đầy đủ dữ liệu cho các biến trong mô
hình. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy thường được sử dụng cho dữ
liệu bảng gồm Pool OLS, FEM (Fixed Effect Method), REM (Random Effect
Method) và GLS (Generalize Least Square).
Kết quả cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng có tác động cùng chiều đến
lợi nhuận ngân hàng, trong khi tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu
nhập khác lại không có ý nghĩa thống kê. Đối với rủi ro ngân hàng, thu nhập từ hoạt
động tín dụng và dịch vụ đều có tác động làm gia tăng rủi ro, trong khi hoạt động
khác lại không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm ý rằng thị trường ngân hàng Việt Nam có
sự không đồng nhất về chiến lược kinh doanh cũng như nguồn lực của các ngân
hàng. Có những ngân hàng có đủ nguồn lực để thực hiện đa dạng kinh doanh, tìm
kiếm lợi nhuận nhiều hơn từ các hoạt động phi truyền thống, trong khi các ngân
hàng nhỏ có vẻ chỉ tập trung vào một hoạt động kinh doanh duy nhất, điều đó dẫn
đến việc một số hoạt động kinh doanh có tác động không có ý nghĩa thống kê đến
lợi nhuận. Hơn nữa, đối với người điều hành ngân hàng, có thể gia tăng lợi nhuận
bằng cách đa dạng hóa kinh doanh, tập trung vào các hoạt động mang tính chất phi
truyền thống.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN….…………………………………………………………….….i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………ii
TÓM TẮT………………………………………………………………………….iii
MỤC LỤC……………………………………………………………...…………..iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU…………………………………………..vii

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU…………………………………………………….1
1.1. Lý do nghiên cứu…………………………………………………………….1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu…………………….……………………………3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………….………….4
1.5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..………4
1.6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..4
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu……………………………………………...…….5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT………………………………………………………………7
2.1. Cơ sở lý thuyết………………………………………………………….……7
2.1.1. Các khái niệm về cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại...………..7
2.1.2. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại…………………………………...9
2.1.3. Rủi ro của ngân hàng thương mại…………………………………….....9
2.1.4. Tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng ………… ....... 10
2.1.5. Tác động của cơ cấu thu nhập đến rủi ro ngân hàng...............................12

iv


2.2. Các nghiên cứu đã công bố.…………………………………………..…….14
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….……….19
3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất………………………………………………..19
3.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….…..….20
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu…………………………………………….……….20
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………...…21
3.3. Mô hình hồi quy.........………………………………………………………21
3.3.1. Mô hình 1 về tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng...21

3.3.2. Mô hình 2 về tác động của cơ cấu thu nhập đến rủi ro ngân hàng……..22
3.4. Đo lường các biến trong mô hình……………………………………….….22
3.4.1. Biến phụ thuộc…………………………………………………………22
3.4.2. Biến độc lập…………………………………………………………....23
3.4.3. Biến kiểm soát…………………………………………...……………..25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………..30
4.1. Thống kê mô tả……………………………………………………….…….30
4.2. Phân tích tương quan………………………………………………...……..32
4.3. Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy…………………………34
4.4. Kết quả hồi quy với phương pháp GLS…………………………...………..43
4.5. Thảo luận kết quả…………………………………………………………...47
4.5.1. Tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng.……………...48
4.5.2. Tác động của cơ cấu thu nhập đến rủi ro ngân hàng.……………..........50
4.5.3. Các yếu tố khác……………………………………………………..….52
CHƯƠNG 5
v


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………55
5.1. Kết luận……………………………………………………………………..55
5.1.1. Tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng……………....55
5.1.2. Tác động của cơ cấu thu nhập đến rủi ro ngân hàng…………………...56
5.2. Ý nghĩa nghiên cứu và khuyến nghị……………………………………......56
5.2.1. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................…………....56
5.2.2. Khuyến nghị…………………................................................................57
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………….…57
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………..57
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………58
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..60


vi


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất………………………………………….….19
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm……………………….……16
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình………………………………………….27
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát…………...………………………...…30
Bảng 4.2 Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến………………………...…33
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy Mô hình 1 theo phương pháp Pool OLS.........................34
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Mô hình 2 theo phương pháp Pool OLS.........................35
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy Mô hình 1 theo phương pháp FEM.................................36
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy Mô hình 2 theo phương pháp FEM.................................38
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy Mô hình 1 theo phương pháp REM................................39
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy Mô hình 2 theo phương pháp REM................................40
Bảng 4.9 Kết quả lựa chọn phương pháp hồi quy dựa trên kiểm định Hausman….41
Bảng 4.10 Kết luận giá trị mô hình hồi quy theo REM dựa trên kiểm định Breusch
& Pagan Lagrange Multiplier………………………………………………..….....42
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình 1………………………………………..……44
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình 2………………………………………..…....45

vii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương giới thiệu sẽ trình bày vấn đề nghiên cứu mà đề tài quan tâm,
cũng như sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề này. Từ vấn đề nghiên cứu, sẽ dẫn

đến mục tiêu nghiên cứu và để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cũng đặt ra
những câu hỏi nghiên cứu.
1.1 Lý do nghiên cứu
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và dịch vụ của nó đóng vai trò trong việc
tạo ra của cải cho xã hội. Do đó ngân hàng có một vị thế đặc biệt trong nền kinh tế.
Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ
tài chính mà xã hội có nhu cầu từ đó thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả
và bán chúng ở một mức giá cạnh tranh. Vì vậy, các ngân hàng không ngừng cố
gắng thực hiện các chính sách phù hợp với nhu cầu thị trường và đa dạng hóa dịch
vụ của mình.
Lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn, cho vay ngày càng giảm và một điều
dễ thấy là thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng để bù đắp sự sụt giảm
đó. Điều đó dẫn đến cơ cấu các khoản thu nhập trong báo cáo kết quả kinh doanh
của các ngân hàng cũng thay đổi theo hướng là các khoản thu nhập từ hoạt động
dịch vụ sẽ gia tăng cả về mặt số lượng và tỷ trọng. Theo thống kê của Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia cho thấy tại Vietinbank, dư nợ tín dụng năm 2015 tăng 16%
so với năm 2014 nhưng thu nhập lãi thuần của ngân hàng lại giảm gần 4% so với
cùng kỳ năm 2014, dẫn tới lợi nhuận sau thuế của Vietinbank giảm 1,4% so với
năm 2014 và chỉ đạt 5.727 tỷ đồng. Tương tự Sacombank, tín dụng tăng trưởng
khoảng 16% năm 2014 nhưng thu nhập lãi ròng giảm 1% và lợi nhuận sau thuế
giảm 0,8%, lợi nhuận giảm chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm mạnh. Vietcombank
có mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng thu nhập từ lãi của ngân hàng này chỉ chiếm
68% trong tổng thu nhập .
Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng
và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới. Phát triển các loại hình

1


dịch vụ mới là hướng đi bền vững của ngân hàng. Trong các hoạt động của ngân

hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã được các ngân
hàng khai thác một cách triệt để, ngược lại hoạt động đầu tư lại có nhiều rủi ro, nhất
là khi thị trường biến động. Còn hoạt động dịch vụ thì mang lại khoản thu nhập
đáng kể với rủi ro có thể kiểm soát được. Do đó hoạt động dịch vụ của ngân hàng
cần được khai thác. Mặt khác có thể nhận thấy khi hoạt động tín dụng gặp khó
khăn, không thể tiếp tục phát triển, lúc đó cơ cấu của ngân hàng sẽ thay đổi theo
hướng tiêu cực. Đặc biệt, đối với ngân hàng có mảng hoạt động dịch vụ chưa được
đầu tư và phát triển đáng kể thì sẽ không đủ sức để có thể đảm bảo cân bằng tài
chính của ngân hàng mình. Do đó, tất yếu đòi hỏi ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn
trong việc định hướng nghiên cứu và phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ. Theo
thông kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2015 nhiều
ngân hàng cho thấy có sự đóng góp đáng kể của mảng dịch vụ trong tỷ trọng lợi
nhuận của ngân hàng, nhờ đó giúp ngân hàng bù đắp một phần sự sụt giảm từ mảng
tín dụng cụ thể như BIDV, doanh thu thuần từ dịch vụ ngân hàng đã tăng gấp 3 lần
cùng kỳ năm trước, đạt 1.212 tỷ đồng. Tương tự, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của
Vietcombank cũng tăng 17%, Vietinbank tăng 8%...
Tóm lại việc ngân hàng thay đổi tỷ trọng các sản phẩm hay dịch vụ nào đó
đều có thể đem lại một lợi nhuận cao hơn so với cơ cấu sản phẩm và dịch vụ mà
trước đây họ nắm giữ. Tương ứng với hành động này, các ngân hàng sẽ phải đối
mặt với những rủi ro kèm theo.
Tác động những thay đổi trong cơ cấu thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi
ro của ngân hàng đã được nghiên cứu sâu rộng. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm
được thực hiện tại Mỹ như nghiên cứu của De Young và cộng sự (2004); Rogers và
cộng sự (1999) cho rằng hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng có thể đem
lại rủi ro hệ thống một cách đáng kể. Tại Châu Âu nghiên cứu của Lepetit và cộng
sự (2008) phát hiện đa dạng hóa thu nhập cũng dẫn đến sự gia tăng rủi ro, rủi ro chủ
yếu là các ngân hàng có quy mô nhỏ và sự gia tăng rủi ro này là do các hoạt động
tạo ra từ phí và hoa hồng, chứ không phải là do các hoạt động thu nhập kinh doanh
mua, bán. Tại các Quốc Gia đang phát triển nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011).


2


Tại Việt Nam, nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của
các ngân hàng thương mại Việt Nam đã được thực hiện Nguyễn Thị Cành và cộng
sự (2015). Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết luận đồng nhất về tác động của cơ cấu
thu nhập của ngân hàng đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Với sự gia tăng nói
trên của các khoản thu nhập không từ lãi và những hạn chế của các nghiên cứu
trước, cần có một nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro của các khoản thu nhập lên kết
quả hoạt động kinh doanh để xem xét hiệu quả của việc đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng như tác động của nó đến lợi nhuận. Đề tài nghiên cứu tác
động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài này đem lại một góc nhìn cho ngân hàng về lợi nhuận
đạt được từ một cấu trúc doanh thu của các dịch vụ và sản phẩm mà ngân hàng đã
cung cấp cho khách hàng, tương ứng với nó là một lượng rủi ro mắc phải mà ngân
hàng cần cân nhắc khi lựa chọn trong cấu trúc thu nhập của mình.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro, nhưng
rủi ro mà chúng ta quan tâm nhất là rủi ro tín dụng. Đó là biến cố không mong đợi
mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản cũng như giảm sút về lợi nhuận của
ngân hàng. Vì vậy, khi ngân hàng kinh doanh đa dạng hoá các dịch vụ sẽ phân tán
và giảm thiểu rủi ro nên sẽ nâng cao được lợi nhuận. Nếu ngân hàng hoạt động theo
nghiệp vụ truyền thống và cổ điển thì sẽ thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín
dụng, nhưng hoạt động tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro, do đó ngân hàng rơi vào
thế bị động khi cấp tín dụng cho khách hàng. Thực tế đã có nhiều ngân hàng trên
thế giới bị phá sản vì cho vay mà không thu hồi được nợ. Theo Lepetit và cộng sự
(2008) nếu tỷ lệ nợ khó đòi vượt quá mức cho phép từ 4%- 5% tổng dư nợ cũng đã
làm cho ngân hàng không còn lợi nhuận mà mất dần vốn tự có. Ngoài các hoạt động
cho vay truyền thống còn có các dịch vụ mới có ảnh hưởng tốt đến ngân hàng thông

qua việc tạo những nguồn thu mới cho ngân hàng như các khoản lệ phí của dịch vụ
không từ lãi có xu hướng tăng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi
cho vay.Vì thế, thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ khác bên cạnh nghiệp vụ tín

3


dụng sẽ giúp ngân hàng gia tăng thu nhập và phân tán rủi ro.
Với những yếu tố vừa nêu trên cho thấy các ngân hàng đều tìm kiếm các
nguồn lợi nhuận khác ngoài lãi từ hoạt động cho vay. Vậy vấn đề đặt ra là đa dạng
hóa hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng
hay không?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ làm giảm rủi ro và có tác động đến lợi
nhuận của nhà đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các ngân hàng phải
đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh tồn tại và phát triển. Xuất phát từ tầm quan
trọng của việc phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, nâng cao khả năng sinh lời và
giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đề tài hướng tới mục tiêu cần đạt được trong quá trình nghiên là xác định tác
động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt
Nam.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài cần giải quyết các câu
hỏi sau: (i) Cơ cấu thu nhập của ngân hàng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng
như thế nào? (ii) Cơ cấu thu nhập của ngân hàng tác động đến rủi ro của ngân hàng
như thế nào?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu về cơ cấu thu nhập của ngân hàng ảnh hưởng đến
lợi nhuận và rủi ro đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu của gồm 18 ngân hàng có công
bố báo cáo tài chính tất cả các năm trong giai đoạn 2008 -2014. Tác giả chọn giai

đoạn này vì năm 2008 có cuộc khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng đến các năm sau
đó. Cho nên các ngân hàng tại Việt Nam buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh
để ứng phó với khủng hoảng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu trước của các tác giả
trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy Pool OLS,

4


FEM, REM và GLS để kiểm định tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận và rủi
ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm của mô hình
được sử dụng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu cũng như giải thích quan hệ giữa
cơ cấu thu nhập – lợi nhuận và cơ cấu thu nhập – rủi ro.
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được trình bày theo năm chương. Các chương được bố cục
như sau:
Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Nội dung của chương
nêu lên lý do cần phải nghiên cứu đề tài, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu cũng như mô tả dữ liệu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 là chương lý thuyết nền tảng để xây dựng nên mô hình nghiên
cứu, chọn lọc các biến. Vì nghiên cứu về tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi
nhuận và rủi ro trong hoạt động ngân hàng mang tính mới và phức tạp nên nội dung
chương 2 được xây dựng một cách kỹ lưỡng để tìm ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
Các kết luận khoa học về tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận, cơ cấu thu
nhập đến rủi ro được phân tích kỹ lưỡng và cặn kẽ nhằm xác định các giả thuyết
nghiên cứu và đề xuất một mô hình nghiên cứu đúng đắn.
Chương 3 là chương phương pháp nghiên cứu,. thể hiện hai mô hình kinh tế
lượng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Nội dung chương trình bày 2 mô

hình nghiên cứu đã đặt ra ở Chương 1 và 2. Tiếp theo là trình bày cụ thể các mô
hình hồi quy, cách thức đo lường và lấy dữ liệu cho các biến trong mô hình cũng
như cơ sở chọn lọc các biến này.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra các phân tích, nhận định
dựa trên kết quả hồi quy. Trước hết là các giá trị thống kê sẽ đưa ra cái nhìn tổng
quan về tình hình cơ cấu thu nhập, lợi nhuận cũng như mức rủi ro của các ngân
hàng trong mẫu nghiên cứu. Tiếp đó, dựa vào các giá trị kiểm định, các giả thuyết
đặt ra trong Chương 2 sẽ được chấp nhận hay bị bác bỏ.
Chương 5 tóm tắt các kết quả nghiên cứu đạt được. Trên cơ sở đó, đưa ra các
khuyến nghị giúp nhà hoạch định chính sách hoặc nhà quản trị ngân hàng có những
nhận định tốt hơn về lợi nhuận và rủi ro của hoạt động ngân hàng thông qua cơ cấu

5


thu nhập của các ngân hàng đó. Cuối cùng, nội dung chương trình bày các đóng góp
của đề tài, chỉ ra hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 tập trung xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, các lý thuyết liên
quan đến cơ cấu thu nhập, rủi ro, lợi nhuận, mối tương quan giữa cơ cấu thu nhập
với lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng. Chương được bố cục thành các phần sau
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm về cơ cấu thu nhập trong ngân hàng thương mại
Thu nhập của ngân hàng thương mại bắt nguồn từ nhiều khoản thu do các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại. Nhìn chung, thường chia thu nhập ngân hàng

ra làm hai phần chính, đó là thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ hoạt
động phi tín dụng.
2.1.1.1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với thị trường tài chính còn đang phát
triển như Việt Nam, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển
vốn giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Với vai trò là một định chế trung gian tài
chính, các ngân hàng huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi các loại hoặc vay từ
công chúng và từ các ngân hàng khác, sau đó sử dụng khoản vốn để cho vay hoặc
đầu tư.
Theo Lepetit và cộng sự (2008) ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cho người gửi
tiền, đồng thời ấn định mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay tiền từ ngân
hàng. Chênh lệch giữa thu nhập lãi cho vay khách hàng và chi phí phải trả lãi tiền
gửi là thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng. Đây là một nhân tố quyết định đối với
khả năng sinh lời của ngân hàn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm thường báo
hiệu một sự sụt giảm trong kết quả hoạt động của ngân hàng. Theo Sitiroh (2006)
thu nhập thuần là sự chênh lệch giữa các khoản cho vay với khoản phải trả cho
người gửi tiền. Đây là một khoản quan trọng đối với khả năng sinh lời của ngân
hàng. Hempel, Coleman và Simonson (1986) cho rằng thu nhập thuần từ hoạt động
tín dụng là khoản thu nhập quan trọng trong việc đo lường những thay đổi và xu
hướng biên độ lãi suất so với thu nhập lãi của các ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi
thuần là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả chia cho tổng tài sản.

7


Một số lý thuyết về hoạt động tín dụng của ngân hàng như Saunders (2000), Gorton
và cộng sự (1990), Rose và cộng sự (2000).
2.1.1.2 Thu nhập từ hoạt động phi tín dụng
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nhiều
vấn đề, trong đó là vấn đề tập trung và tái cơ cấu. Để giải quyết những thay đổi đó

các ngân hàng đã mở rộng các sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức như dịch vụ
thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, môi giới, ủy thác, tư vấn, cho thuê két, quản lý tiền
mặt, trung gian thanh toán, …. Đặc biệt gần đây, các ngân hàng mở rộng các hoạt
động như hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh,
chứng khoán đầu tư …nhằm đa dạng hóa nguồn thu để tìm kiếm một cơ hội mới.
Những thay đổi đó làm gia tăng thu nhập của các ngân hàng từ các hoạt động phi tín
dụng để tạo ra thu nhập thuần ngoài lãi.
Deng và cộng sự (2007) cho rằng hoạt động phi tín dụng là các hoạt động có
thu nhập ngoài lãi tín dụng. Theo Lâm Chí Dũng (2014) thu nhập từ hoạt động phi
tín dụng bao gồm thu nhập thuần từ các dịch vụ thu phí và thu nhập thuần từ các
hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán
chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Theo De Young và Rice (2004)
cho rằng khoản thu nhập ngoài lãi đó là khoản thu phí từ tiền gửi, hoa hồng, phí
phải thu về hoạt động kinh doanh.
Ủng hộ xu hướng đa dạng hóa thông qua mở rộng sang các hoạt động phi tín
dụng. Landskroner (2005) cho rằng đa dạng hóa thông qua mở rộng sang các hoạt
động phi tín dụng được xem như một cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận và
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện
quy mô và phạm vi hoạt động của các ngân hàng tăng nhanh. Mester (2010) cũng
cho rằng các ngân hàng được hưởng lợi ích do lợi thế quy mô, khi mở rộng danh
mục hoạt động kinh doanh của mình sang các hoạt động phi tín dụng.
Một số nghiên cứu khác nhìn nhận dưới góc độ cạnh tranh là việc đa dạng
hóa thu nhập sẽ tạo áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng. Điều này thúc đẩy cải
tiến công nghệ và hiệu quả cung ứng dịch vụ của các ngân hàng. Đó là kết luận của
Landskroner (2005). Leptit (2008), Meslies (2014) cũng kết luận rằng đa dạng hóa
thu nhập ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng.

8



2.1.2 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Hoạt động của các ngân hàng ngày càng phát triển nhưng mục đích vẫn là
duy trì lợi nhuận. Theo European Central Bank (2010) lợi nhuận là chỉ tiêu đầu tiên
bảo vệ ngân hàng khỏi thiệt hại vì nó củng cố lại vốn và cải thiện khả năng sinh lời
thông qua lợi nhuận được giữ lại. Chỉ tiêu quan trọng để đo khả năng sinh lời của
ngân hàng gồm tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ
sở hữu (ROE): (i) ROA thể hiện hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư vào tài sản và
nó cũng chỉ ra khả năng của nhà quản trị trong việc chuyển tài sản của ngân hàng
thành thu nhập ròng (Hassan và cộng sự, 2003), (ii) ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ
lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng (Rose và cộng sự , 2010). Thu nhập cho
các cổ đông là phần lợi nhuận có được sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế thu nhập
của ngân hàng cho nhà nước. Ngoài ra, các nghiên của De Young (2004), Pennathur
(2009) cũng sử dụng ROE để đo lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, nghiên cứu này
áp dụng chỉ tiêu ROE (Lợi nhuận sau thuế trên tổng thu nhập) để đo lường lợi
nhuận của ngân hàng.
2.1.3 Rủi ro của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trung gian tài chính, vì vậy ngân hàng có thể gánh chịu rủi
ro trong quá trình hoạt động. Rủi ro có thể phát sinh từ sự hình thành các nguồn vốn
mà ngân hàng sử dụng và do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường
như lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán. Ngân hàng không thể tác động làm thay đổi
các yếu tố này mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng để từ đó
đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh qui mô, cơ cấu tài sản, sao cho hạn chế
thấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc
ước lượng rủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phát sinh. Rủi ro
là những tổn thất, thiệt hại gây ra cho con người và rủi ro có thể đo lường được
(Nguyễn Minh Kiều, 2012).
Rủi ro là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo Harry Markowits (1950) cho rằng
đa dạng hóa danh mục sẽ làm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhấp. Tuy nhiên, khi
các nguồn rủi ro phổ biến xảy ra và ảnh hưởng đến tất cả các công ty, thì chiến lực

đa dạng hóa danh mục không thể loại bỏ rủi ro. Độ lệch chuẩn của danh mục giảm
khi số lượng chứng khoán tăng, nhưng nó không giảm xuống không được.

9


Rủi ro vẫn tồn tại khi đa dạng hóa danh mục đầu tư được gọi là rủi ro thị
trường. Lepetit và cộng sự (2008) sử dụng chỉ số Z- Score = (100 + average
ROE)/SDROE để thể hiện được tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn
chủ sở hữu, đồng thời cho rằng rủi ro phụ thuộc vào hai yếu tố này. Z- Score thể
hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng đướng trước
nguy cơ phá sản. Cho đến nay chỉ số Z- Scose vẫn được áp dụng rộng rãi cho các
nghiên cứu về mức độ an toàn của ngân hàng và rủi ro phá sản của ngân hàng.
2.1.4 Tác động của cơ cấu thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng
Dòng tài chính căn bản để duy trì các hoạt động ngân hàng chính là các
khoải lãi phải trả cho ngừi gửi tiền và khoản lãi thu được từ người đi vay tiền. Xu
Fengju (2013) kết luận rằng thu nhập từ hoạt động tín dụng là một phần quan trọng
cấu thành nên tổng thu nhập, do đó khi thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên
đồng nghĩa với tổng thu nhập gia tăng. Điều này cũng đồng nghĩa là thu nhập từ lãi
thuần gia tăng. Khi các khoản doanh thu gia tăng thì điều tất yếu là sẽ làm gia tăng
lợi nhuận của ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng tìm cách gia tăng thu nhập từ
hoạt động phi tín dụng vì nó có đặc điểm khác hơn so với thu nhập từ hoạt động phi
tín dụng, từ đó tạo ra nguồn thu nhập đa dạng hơn cho ngân hàng Feldman và cộng
sự (1999). Xu Fengju (2013) kết luận rằng bản thân thu nhập từ hoạt động dịch vụ
là một phần cấu thành nên thu nhập, do đó khi thu nhập từ hoạt động này gia tăng sẽ
làm tăng tổng thu nhập của ngân hàng. Vì thu nhập của ngân hàng gia tăng dẫn đến
việc gia tăng lợi nhuận sau thuế do đó kết luận trên đồng nghĩa với việc thu nhập từ
hoạt động dịch vụ tăng sẽ kéo theo lợi nhuận của ngân hàng tăng. Tương tự như
vậy, các hoạt động khác, ngoài hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ là yếu tố

còn lại cấu thành nên thu nhập của ngân hàng. Do đó khi thu nhập từ các hoạt động
này gia tăng cũng sẽ dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Tức là thu
nhập từ các hoạt động khác có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng (Xu
Fengju, 2013).
Tuy nhiên, theo De Young và cộng sự (2001) cho rằng, thu nhập từ hoạt
động phí tín dụng có thể làm gia tăng sự biến động của tổng thu nhập ngân hàng. Ba
lý do làm biến động tổng thu nhập của ngân hàng. Lý do thứ nhất, hầu hết các
khoản vay ngân hàng đều có thể dễ tạo ra được những khoản lợi nhuận lớn, trong

10


khi các hoạt động thu phí dịch vụ góp nhặt lợi nhuận từ những khoản phỉ nhỏ và
không ổn định do khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân
hàng khác. Do đó, mặc dù có rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất thì thu nhập từ hoạt
động tín dụng vẫn mang tính ổn định hơn thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Thứ
hai, việc mở rộng hoạt động thu phí dịch vụ sẽ làm tăng chí phí cố định. Thứ ba, đa
số các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng đều chứa đựng ứng
dụng công nghệ. Khi công nghệ có sự cải tiến, các ngân hàng buộc phải cập nhật,
thay đổi theo để làm mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, từ đó phát sinh thêm
chi phí ngoài dự tính. Vì thế, hoạt động phi tín dụng có thể đòi hỏi đòn bẩy hoạt
động lớn hơn hoạt động tín dụng, làm cho tổng thu nhập của ngân hàng ảnh hưởng.
Việc ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động sẽ thu hút được nhiều đối tượng
khách hàng. Từ đó đem lại lợi thế vượt trội đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh
của các ngân hàng. Từ đó dẫn đến lợi nhuận ngân hàng được cải thiện đáng kể do
tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh mới và đa dạng hóa các lĩnh vực mới. Khi
ngân hàng mở rộng chiến lược kinh doanh thì hoạt động tín dụng và hoạt động phi
tin dụng có tương quan với nhau, đa dạng hóa thu nhập làm giảm thu nhập từ lãi
(Striroh và Rumble, 2000). Cũng một nghiên cứu khác Stiroh và Rumble (2006) cho
rằng khi khách hàng nhận được khoản vay của ngân hàng, khách hàng lo lắng làm

thế nào để trả nợ cho ngân hàng và một dịch vụ thanh toán nợ dễ dàng sẽ thu hút
thêm nhiều khách hàng, điều đó dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm và thu
nhập từ hoạt động dịch vụ tăng. Theo một nghiên khác của De Young và Roland
(1999) về việc nghiên cứu đòn bẩy tổng hợp đã phát hiện ra rằng việc cung cấp các
sản phẩm ngân hàng hỗn hợp gồm các sản phẩm tín dụng và các dịch vụ tài chính
mới, có liên quan tới độ lệch chuẩn của doanh thu của các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu thực nghiệm của họ chỉ ra rằng các hoạt động ngoại bảng có thể làm
tăng đa dạng hóa thông qua việc mở rộng sang các hoạt động phi tín dụng.
Các nghiên cứu khác cũng thể hiện sự tích cực về tác động của cơ cấu thu
nhập lên lợi nhuận của ngân hàng. Landskroner và cộng sự (2005) cho rằng đa dạng
hóa hoạt động ngân hàng được xem như một cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi
nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt trong
điều kiện quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng đang tăng nhanh. Mestes
(2010) cũng cho rằng các ngân hàng được hưởng lợi ích do lợi thế kinh tế về quy
mô khi mở rộng danh mục hoạt động kinh doanh sang các hoạt động kinh doanh

11


khác, và bất kì nỗ lực hay hạn chế nào của việc mở rộng quy mô cũng đem đến kết
quả bất lợi.
Trong bối cảnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
hiện nay còn nhiều khó khăn. Vì vậy, các ngân hàng có xu hướng thực hiện chiến
lược đa dạng hóa nguồn thu bằng cách chuyển qua các hoạt động khác nhằm tìm
kiếm cơ hội mới. Do vậy, chiến lược đa dạng hóa về cơ cấu thu nhập có thể mang
lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng.
2.1.5 Tác động của cơ cấu thu nhập đến rủi ro của ngân hàng
Trong các ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và khác biệt
so với hoạt động phi tín dụng. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay
chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đồng

thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín
dụng Lepetit và cộng sự (2008). Một số nghiên cứu có quan điểm thể hiện tác động
cơ cấu thu nhập đến rủi ro ngân hàng. Halling (2006) cho rằng tỉ lệ lợi nhuận từ
hoạt động tin dụng trên tổng tài sản đồng biến với rủi ro ngân hàng. Trong nghiên
cứu của Logan (2001); Montgomery (2004) đòn bẩy là tổng dư nợ huy động trên
vốn chủ sở hữu và có quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản ngân hàng. Đòn bẩy
càng cao do huy động tiền gửi nhiều thì rủi ro càng cao. Tỉ lệ thu nhập lãi thuần trên
tổng doanh thu có quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng. Sự phụ
thuộc vào thu nhập lãi thuần làm tăng rủi ro của ngân hàng. Quan điểm ngược lại
theo Jordan (2011) cho rằng đòn bẩy bằng tỉ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản là quan
hệ ngược chiều với rủi ro, có nghĩa là đòn bẩy càng cao thì rủi ro phá sản giảm. Các
nghiên cứu của Lepetit (2008) và Xu Fengju (2010) cũng đưa ra các kết luận về tác
động từ thu nhập của các hoạt động kinh doanh ngân hàng đến rủi ro của chính các
ngân hàng đó. Theo đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng có quan hệ cùng chiều với
rủi ro ngân hàng. Điều này được lý giải là mức lãi cho vay mà ngân hàng thu được
thường được đánh giá dựa trên rủi ro của việc cho vay hay đầu tư mà ngân hàng
thực hiện. Một mức lãi cho vay cao hơn sẽ áp dụng cho một dự án hay một khách
hàng có rủi ro tín dụng cao hơn
Việc phát triển sản phẩm dịch vụ trong hoạt động của ngân hàng, góp phần
phân tán rủi ro cho ngân hàng. Nếu hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro thì hoạt
động dịch vụ dụng chứa ít rủi ro cho ngân hàng Chiorazzo (2008). Cùng quan điểm

12


trên De Young và công sự (2001) trong hoạt động của ngân hàng thì thu nhập từ
hoạt động dịch vụ có tính ổn đỉnh hơn thu nhập từ hoạt động tín dụng, dẫn tới rủi ro
của ngân hàng giảm. Ngược với quan điểm trên Lepetit (2008) và Xu Fengju (2010)
có kết luận là thu nhập từ hoạt động dịch vụ có tác động cùng chiều đến rủi ro. Lý
giải cho điều này là đối với việc mở rộng hoạt động dịch vụ sẽ phải đầu tư nhiều về

cơ sở hạ tầng, công nghệ.. do đó sẽ làm tăng rủi ro về tài sản, điều này làm tăng rủi
ro ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với các hoạt động khác, ngoài hai hoạt động kinh doanh nêu
trên, thì Lepetit (2008) kết luận là có tác động không rõ ràng đến rủi ro, trong khi
kết quả nghiên cứu của Xu Fengju (2013) cho thấy nó các tác động ngược chiều đến
rủi ro. Điều này được Xu Fengju lý giải là các hoạt động khác mang lại thu nhập
cho ngân hàng như kinh doanh ngoại hối, mua bán công cụ phái sinh…thường được
ngân hàng chủ động thực hiện và ngân hàng có được thông tin về các thị trường này
tốt hơn các chủ thể khác, do đó loại trừ được các rủi ro.
Với quan điểm đa dạng hóa làm giảm thiểu ro, nhiều nghiên cứu khác lại cho
thấy mức độ đa dạng hóa trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng càng cao thì rủi ro
càng được giảm thiểu. Theo Wall, Riechert và Mohanty (1993) cho rằng trong thời
gian 1981- 1989 các ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động bất động sản, quỹ môi
giới chứng khoán có thể gia tăng lợi nhuận nhiều hơn và giảm thiểu rủi ro.Quan
điểm ngược lại theo kết quả của Jordan (2001) cho rằng tỉ lệ thu nhập từ hoạt động
phi tín dụng có quan hệ cùng chiều với rủi ro, có nghĩa là việc đa dạng hóa thu
nhập mà giảm thu nhập từ lãi có thể tăng nguy cơ phá sản ngân hàng do không dữ
được thị phần và khách hàng truyền thống.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đa phần kinh doanh theo cách truyền
thống, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Với điều kiện thị trường ngày càng
phức tạp, hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro, nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng
sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy ngân hàng thương mại Việt Nam đẩy mạnh phát triển
dịch vụ phi tín dụng để gia tăng nguồn thu trong cơ cấu thu nhập của mình. Khi đẩy
mạnh hoạt động phi tín dụng thì ngân hàng sẽ phải chịu một khoản chi phí đầu tư
lớn, điều đó dẫn đễn là tăng rủi ro về tài sản. Mặt khác hoạt động kinh doanh khác
của ngân hàng thường lại làm giảm thiều rủi ro vì ngân hàng đóng vai trò chủ thể
trong việc quyết định về giá, số lượng tỷ giá.

13



2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
 Nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008)
Trong bài nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008) đưa ra nghiên cứu thực
nghiệm để đo lường tương quan giữa rủi ro và cấu trúc thu nhập của các ngân hàng
tại châu Âu. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS với dữ liệu của 734
ngân hàng châu Âu trong thời gian từ 1996 tới 2002 để phân tích cấu trúc thu nhập
tác động như thế nào đến rủi ro của hệ thống ngân hàng.
Theo tác giả ba lý do chính khiến rủi ro tăng: (i) Thứ nhất là thu nhập từ hoạt
động cho vay; (ii) Thứ hai là mở rộng hoạt động ngân hàng và mở rộng các hoạt
động cung cấp dịch vụ khác dẫn đến chi phí cố định tăng, làm tăng đòn bẩy; (iii)
Thứ ba là đối với hoạt động phi tín dụng, ngân hàng không bị rằng buộc bởi yêu cầu
trích lập dự phòng, do đó không có khả năng bù đắp các rủi ro có thể xảy ra. Tác giả
đưa ra các biến tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ thu nhập thuần từ
hoạt động dịch vụ, tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh khác, logarit tổng
tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi/ tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/
tổng tài sản, tổn thất cho vay/ cho vay, tỷ lệ chi phí lương/ tổng tài sản, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu/ tổng tài sản, suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu, các biến này tác động đến rủi
ro của ngân hàng.
Kết quả cho thấy: (i) Thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập phi tín dụng
có quan hệ cùng chiều với rủi ro; (ii) Khoản thu từ phí dịch vụ ngân hàng thường
mang lại rủi ro cao hơn là các hoạt động kinh doanh khác. Đối với các ngân hàng
nhỏ thì các hoạt động kinh doanh khác lại góp phần giảm thiểu rủi ro cho các ngân
hàng .
 Nghiên cứu của Xu Fengju và cộng sự (2013)
Xu Fengju và cộng sự (2013) đã đưa ra nghiên cứu nhằm chứng minh rằng
các yếu tố gồm thu nhập từ lãi và thu nhập không từ lãi có tác động đến rủi ro và lợi
nhuận ngân hàng. Phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS với dữ liệu 17 ngân
hàng ở Iranian, giai đoạn 5 năm từ 2006 - 2011. Để có được các thông tin chính xác,
các báo cáo tài chính của ngân hàng được sử dụng làm nguồn dữ liệu cho nghiên

cứu. Mô hình của tác giả bao gồm 2 phương trình.

14


Phương trình 1 mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập và rủi ro của ngân hàng.
Các biến độc lập mà tác giả đưa ra là tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động cho vay, thu
nhập thuần từ hoạt động dịch vụ, thu nhập thuần từ hoạt động khác, biến phụ thuộc
là rủi ro.
Phương trình 2 xác định mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập với lợi nhuận
của ngân hàng. Các biến độc lập là tỷ lệ thu nhập thuần từ tín dụng, tỷ lệ thu nhập
thuần từ dịch vụ, tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động khác tác động đến lợi nhuận của
ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập
từ hoạt động dịch vụ có tương quan cùng chiều với rủi ro, thu nhập từ hoạt động
kinh doanh khác có tương quan ngược chiều với rủi ro; (ii) Thu nhập từ hoạt động
tín dụng, thu nhập thuần từ họat động dịch vụ, thu nhập thuần từ hoạt động khác có
tương quan cùng chiều với lợi nhuận.
 Nghiên cứu của Trujillo, Ponce (2013)
Theo Trujillo, Ponce (2013) các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời của
ngân các ngân hàng Tây Ban Nha. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy SGMM
với dữ liệu của 89 ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1999-2011.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự
phòng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/ tổng nợ phải trả,
tỷ lệ chi phí/ thu nhập; logarit tổng tài sản, chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tốc độ tăng
trưởng, lạm phát tác động đến khả năng sinh lời.
Kết quả cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng
tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời, việc dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi làm
gia tăng cả lợi nhuận và GDP, lạm phát không có ý nghĩa thống kê.
 Nghiên cứu của Royfaizali, Razali (2008)

Theo Royfaizali, Razali (2008) các yếu tố quyết định đến lợi nhuận và rủi ro
của ngân hàng khu vực Philippines. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Pooled
OLS với với dữ liệu của 39 ngân hàng Philippines.
Mô hình tác giả đưa ra là logalit tổng tài sản, tỷ lệ tổn thất cho vay/ tổng số
vốn vay, thu nhập phi tín dụng, tỷ lệ tổng chi phí chung/tổng tài sản, tốc độ GDP.

15


Kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thất/tổng vốn vay, logarit tổng tài sản, tỷ lệ tổng
chi phí/ tổng tài sản tương quan nghịch, thu nhập phi tín dụng tương quan thuận với
lợi nhuận và tương quan nghịch với rủi ro, còn biến GDP không tìm thấy mối tương
quan.
 Nghiên cứu của Syafri (2012)
Suất sinh lời được Syafri (2010) nghiên cứu tại các ngân hàng Indonesia. Tác
giả sử dụng phương pháp hồi quy FEM với dữ liệu của 32 ngân hàng trong khoảng
thời gian 2002-2011.
Mô hình tác giả đưa ra là logatit tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài
sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản, tỷ lệ
chi phí/ thu nhập, tốc độ GDP hàng năm .
Kết quả cho thấy tỷ lệ dự nợ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản, tỷ
lệ thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập tương quan thuận trong khi lạm phát, quy mô và
tỷ lệ chi phí/thu nhập tương quan nghịch với khả năng sinh lời.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm
Tác giả

Lepetit
và cộng
sự
(2008)


Dữ liệu

Biến phụ
thuộc

Biến độc lập

Các biến tỷ lệ thu
nhập thuần từ hoạt
động tín dụng, tỷ lệ
thu nhập thuần từ
hoạt động dịch vụ,
tỷ lệ thu nhập thuần
Sử
dụng
từ hoạt động kinh
RISK =
phương
doanh khác, logarit
(100
+
pháp Pooled
tổng tài sản, tỷ lệ
averagev
OLS và mẫu
cho vay/tổng tài sản,
ROE)/
gồm
734

tỷ lệ tiền gửi/ tổng
SDROE
ngân hàng
tài sản, tỷ lệ vốn chủ
Châu Âu
sở hữu/ tổng tài sản,
tổn thất cho vay/ cho
vay, tỷ lệ chi phí
lương/ tổng tài sản,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu/
tổng tài sản, suất
sinh lời/ vốn chủ sở

16

Kết quả

Thu nhập từ hoạt
động tín dụng có
quan hệ cùng chiều
với rủi ro; Khoản
thu từ phí dịch vụ
ngân hàng thường
mang lại rủi ro cao
hơn là các hoạt
động kinh doanh
khác


Xu

Fengju
và cộng
sự
(2013)

Sử
dụng
phương
pháp Pooled
OLS và mẫu
gồm
17
ngân hàng
Iranian

Sử
dụng
phương
pháp
hồi
quy SGMM
Trujillo,
với dữ liệu
Ponce
của 89 ngân
(2013)
hàng
Tây
Ban
Nha

giai
đoạn
1999-2011.

Royfaiz
ali,
Razali
(2008)

Sử dụng
phương
pháp hồi
quy Pooled
OLS với dữ
liệu của 39
ngân hàng
Philippines.

Syafri(
2012)

Sử
dụng
phương
pháp
hồi
quy FEM
với dữ liệu

ROE = Tỷ

suất
sinh
lời/ Tổng
vốn chủ sở
hữu
RIRSK - rủi
ro
RISK
=
(100
+
average
ROE)/
SDROE

Tỷ lệ thu nhập thuần
từ hoạt động cho
vay, thu nhập thuần
từ hoạt động dịch
vụ, thu nhập thuần
từ hoạt động khác

ROE = Tỷ
suất
sinh
lời/ Tổng
vốn chủ sở
hữu
ROA = Tỷ
suất sinh lời

/ Tổng tài
sản

Tỷ lệ dư nợ cho vay/
tổng tài sản; tỷ lệ nợ
xấu; tỷ lệ dự phòng;
tỷ lệ vốn chủ sở hữu/
tổng tài sản; tỷ lệ
tiền gửi khách hàng/
tổng nợ phải trả; tỷ
lệ chi phí/ thu nhập;
logarit tổng tài sản;
chỉ số đa dạng hóa
thu nhập; tốc độ
tăng trưởng

ROE = Tỷ
suất
sinh
lời/ Tổng
vốn chủ sở
hữu
ROA = Tỷ
suất sinh lời
/ Tổng tài
sản
RISK=(100
+ average
ROE)/
SDROE

ROA = Tỷ
suất sinh lời
/ Tổng tài
sản
NIM là thu

Logalit tổng tài sản,
tỷ lệ tổn thất cho
vay/ tổng số vốn
vay, thu nhập phi tín
dụng, tỷ lệ tổng chi
phí chung/tổng tài
sản, tốc độ GDP.

Logatit tổng tài sản,
tỷ lệ dư nợ cho vay/
tổng tài sản, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu /
tổng tài sản, tỷ lệ thu

17

Thu nhập từ hoạt
động tín dụng cùng
chiều với lợi nhuận
và rủi ro; thu nhập
từ hoạt động dịch
vụ có tương quan
cùng chiều với lợi
nhuận và rủi ro; thu

nhập từ hoạt động
kinh doanh khác có
tương quan ngược
chiều với rủi ro và
cùng chiều với lợi
nhuận
Tỷ lệ dư nợ cho
vay/ tổng tài sản, tỷ
lệ tiền gửi khách
hàng tỷ lệ thuận với
khả năng sinh lời.
việc dịch chuyển
sang các hoạt động
ngoài lãi làm gia
tăng cả lợi nhuận
và GDP, lạm phát
không có ý nghĩa
thống kê.
Tỷ lệ tổn thất/tổng
vốn vay, logarit
tổng tài sản, tỷ lệ
tổng chi phí/ tổng
tài sản tương quan
nghịch, thu nhập
phi tín dụng tương
quan thuận với lợi
nhuận và tương
quan nghịch với rủi
ro, còn biến GDP
không tìm thấy mối

tương quan.
Tỷ lệ dự nợ cho
vay, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu / tổng tài
sản, tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi/ tổng thu


×