Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn nuôi cá chim vây vàng (trachinotus falcatus linnaeus, 1758)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

NGHIÊN CỨU THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN NUÔI
THƯƠNG PHẨM CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

NGHIÊN CỨU THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN NUÔI
CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Huy

NGHỆ AN, 2015




3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu về công trình khoa
học trong luận văn “Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu
nành trong thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus,
1758)” là của tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Lệ Thủy


4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học,
Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã hết sức tạo điều kiện cho chúng
tôi những học viên cao học khóa 21 hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Phân viện Nghiên Cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, Ban Quản Lý dự án BCA -“Sử dụng hiệu quả nguồn
dinh dưỡng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Miền Trung Việt Nam
trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.(viết tắt BCA)
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư đã
giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Quang
Huy, người đã dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học và là người thầy
đã định hướng và tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
cũng như viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến ban lãnh đạo Phân Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bắc Trung Bộ, các anh chị em đồng nghiệp
đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thương yêu đã chia sẻ, động viên tôi
hoàn thành khóa học và luận văn này.
Cửa Hội, ngày 20 tháng 09 năm 2015

Nguyễn Thị Lệ Thủy


5
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Kí hiệu

Diễn giải

1

ADG

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày


2

BĐN

Bột đậu nành

3
4
5

CHO
CL
CP

Cacbohydrate
Lipid thô
Protein thô

6

CRE

Creatinine

7

Cs

Cộng tác viên


8

DM

Vật chất khô

9

FAO

Tổ chức Liên Hiệp Quốc thực phẩm và nông nghiệp

10

FM

Bột cá

11

h

Giờ

12

L

Lysine


13

M

Methionine

14

SBM

Protein bột đậu nành

15

SD

Độ lệch chuẩn


6

DANH MỤC CÁC BẢNG


7

DANH MỤC CÁC HÌNH



8
MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng Trachinotus falcatus (Linnaeus,1758) thuộc họ
Carangidae, phân bố tự nhiên ở tây Đại Tây Dương từ Massachusetts đến Đông
Nam Brazil và xuất hiện nhiều ở nam Florida (Robins và cs, 1986; Smith-Vaniz,
2002). Cá chim là loài cá giữ, thức ăn của chúng bao gồm các loài giáp xác,
nhuyễn thể và cá nhỏ. Chúng thường sống ở các vùng biển gần bờ có đáy cát,
bùn, rong biển hoặc ở các rạn san hô theo từng đàn lớn (Adams và cs, 2006).
Cá chim được di nhập vào Đài Loan và đã sản xuất giống thành công từ năm
1989 (Lee và cs, 1993). Từ Đài Loan, cá chim tiếp tục được di nhập vào Việt
Nam và được nuôi ở biển Vũng Tàu từ đầu những năm 2000. Thông qua dự án
NORAD, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã di nhập, thuần dưỡng và
cho sản xuất giống thành công loài cá này từ năm 2007 tại Phân Viện Nghiên cứu
Thủy sản Bắc Trung Bộ, tại Cửa Lò, Nghệ An. Tiếp đó, loài cá này cũng được
sản xuất giống thành công ở Đại học Nha Trang năm 2010, từ nguồn cá chim
được di chuyển từ Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ.
Với sự chủ động nguồn giống nhân tạo trong nước nghề nuôi cá chim (gồm hai
loài: T. falcatus- cá chim vây ngắn và T. blochii- cá chim vây dài) ở Việt Nam
đã phát triển khá mạnh. Cá chim trở thành đối tượng nuôi phổ biển biến ở các
tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu. Cá được nuôi ao nước
lợ và nuôi lồng trên biển. Song một trong những cản trở phát triển nghề nuôi cá
chim hiện nay là chưa có loại thức ăn chuyên dùng cho loài cá này dựa trên
những hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
Thức ăn là một trong những chi phí quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh
tế của người nuôi cá, chi phí này thường chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 70% tổng
chi phí nuôi của các loài thủy sản nói chung (Muzinic và cs, 2004). Nghiên cứu
để nâng cao chất lượng và giảm giá thành thức ăn luôn được quan tâm. Protein là
thành phần dinh dưỡng đắt nhất trong khẩu phần thức ăn của động vật thủy sản;
thức ăn cung cấp protein thường chiếm tỷ trọng 60-80% giá trị của một loại thức
ăn (Lê Thanh Hùng, 2008), nên rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã tập trung

làm giảm tỷ lệ protein động vật (chủ yếu là bột cá) trong thức ăn và tìm ra nguồn
động vật khác hay thực vật để thay thế bột cá. Trong các nguồn protein thực vật,
bột đậu nành được xem là một nguồn cung cấp protein có nhiều triển vọng nhất


9
khi thay thế một phần hoặc toàn bộ trong khẩu phần chức ăn của cá, bởi vì nó có
hàm lượng protein cao, cân bằng các axit amin thiết yếu, nguồn cung cấp ổn định
và có giá hợp lý (Hertrampf và cs, 2000). Việc sử dụng nguồn protein bột đậu
nành để thay thế cho protein bột cá trong thức ăn đã được nghiên cứu rất nhiều
và đạt được những thành công khác nhau trên nhiều loài cá giá trị kinh tế quan
trọng cá hồi vân Oncorhynchus mykiss (Cheng và cs, 2003), cá tráp mõm nhọn
Diplodus puntazzo (Giovanni Piccolo và cs, 2011, Umit Acar và cs, 2013), cá
chẽm Lates calcarifer (Tantikitti và cs 2005), cá mú chấm nâu Epinephelus
coicides (Luo và cs 2004) và cá giò Rachycentron canadum (Phạm Đức Hùng
và Nguyễn Đình Mão, 2009). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ thay thế
hiệu quả protein bột cá bằng nguồn protein có nguồn gốc thực vật phụ thuộc
vào cân bằng các axit amin thiết yếu trong thức ăn cho cá. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành để ương,
nuôi cá chim phù hợp với nhu cầu d i n h dư ỡ n g của cá ch im chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu thay
thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn nuôi cá chim vây
vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)”.
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành tối
ưu nhằm xây dựng công thức thức ăn hiệu quả, chi phí thấp cho cá chim vây
vàng (Trachinotus falcatus).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đóng góp cơ sở khoa học cho việc xác định
tỉ lệ thay thế thích hợp protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn

nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus).
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Góp phần xây dựng công thức thức ăn công
nghiệp chi phí thấp cho nuôi thương phẩm cá chim vây vàng, nhằm giảm chi phí
đầu tư nuôi thương phẩm cá chim góp phần chủ động cung cấp thức ăn, giúp thúc
đẩy cho nghề nuôi cá lồng và cá ao phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung
và Nghệ An nói riêng. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, bổ sung lý luận
và kiến thức thực tiễn cho bản thân tác giả.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá chim thuộc bộ cá vược Perciformes, họ Carangidae. Trong họ
Carangidae có 30 giống khác nhau, trong đó có 20 loài cá chim thuộc giống
Trachinotus với nhiều đặc điểm nhận dạng. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá thuộc
giống này đều có màu vàng và có vây đuôi phân thùy sâu (Robins và cs, 1986;
Smith-Vaniz, 2002). Hiện nay, một số loài cá chim được biết đến trên thế giới,
được sử dụng để nuôi thương phẩm hoặc phục vụ nhu cầu giải trí như: T. anak,
T. caronilus, T. blochii, T. ovatus, T. goodie, T. teraia, T. falcatus… Trong đó,
loài cá chim T. falcatus có kích thước lớn nhất, có kích thước đạt 122 cm chiều
dài tiêu chuẩn (Robins và cs, 1986; Smith-Vaniz, 2002).
Theo Smith, C.L (1997), hệ thống phân loại cá chim (Trachinotus
falcatus) như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus

Loài: Trachinotus falcatus (Linnaeus, 1758)


11

Hình 1.1. Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)
1.1.2. Đặc điểm hình thái:
Cá chim (T. falcutus) có cơ thể ngắn, với một đầu nghiêng có giới hạn tại
vị trí mũi tù (Smith-Vaniz, 2002). Hàm trên hẹp ở phía dưới điểm giữa của hai
mắt. Các hàm có một dãi răng nhỏ, hình nón uốn cong nhẹ từ trước ra phía sau.
Cá có màu vàng với việc một gam màu ở phía lưng và đầu chuyển từ màu xám
sẫm sang màu màu xanh nhạt. Một vài cá thể xuất hiện một vòng hình bầu dục
gần với vây ngực; ở giai đoạn nhỏ chúng có khả năng biến đổi màu sắc trên cơ
thể từ đen sang bạc, với hậu môn và các vây bụng từ màu đỏ sẫm sang màu cam
sáng. Thông thường, cá chim có vây lưng với 5 gai ngắn, 1 gai cứng và 17-21 tia
vây mềm; vây lưng và vây bụng phía trước kéo xuôi về phía hậu môn; vây hậu
môn có 2 vây ngắn riêng biệt, 1 gai cứng và 16-19 tia vây mềm (Robins và cs,
1986; Smith-Vaniz, 2002).
1.1.3. Đặc điểm phân bố:
Cá chim T. falcatus phân bố ở phía Tây Đại Tây Dương, từ Massachusetts
tới miền Đông Nam Brazil, tập trung chủ yếu ở Nam Florida (Robins và cs,
1986; Smith-Vaniz, 2002). Chúng phân bố ở độ sâu từ 0,6 đến 100 m. Cá nhỏ


12
thường phân bố trong các bãi cỏ biển, rừng ngập mặn dọc bãi biển, trong khi cá
trưởng thành thường phân bố ở các bãi triều trong các vịnh nhỏ ven bờ biển, các
rạn san hô và ngoài khơi trong mùa sinh sản (Adams và cs, 2006; Félix và cs,
2007).


Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng
1.1.4. Đặc điểm ăn và tập tính sinh sản:
Giống như các loài cá khác, thức ăn của cá chim thay đổi theo vòng đời
của chúng. Ở giai đoạn ấu trùng và cá nhỏ, thức ăn chủ yếu là các loài động vật
phù du như rotifer, copepod, ấu trùng tôm, cá; ở giai đoạn lớn hơn (>35 mm),
chúng ăn các loại trên bãi triều như giáp xác, ốc, động vật hai mảnh vỏ, giun
nhiều tơ. Sự phát triển hệ thống răng nhỏ, hình nón ở giai đoạn trưởng thành giúp
cho cá có thể nghiền nát vỏ hoặc xương của con mồi (Finucane, J, 1969;
Zahorcsak, P và cs, 2000).
Cá chim có thể đạt đến một độ tuổi tối đa ít nhất là 23 năm. Chúng sinh
trưởng nhanh trong vòng 5 năm đầu, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại. Tăng
trưởng của cá đực và cá cái khác nhau không có ý nghĩa. Tuyến sinh dục của cá
phát triển theo mùa; sinh sản thường diễn ra trong thời gian từ cuối mùa Xuân và


13
mùa Hè trên các rạn san hô tự nhiên hoặc nhân tạo ở độ sâu 10-30 m. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy cá cái thường thành thục ở 3,1 năm tuổi, muộn hơn so
với cá đực (2,3 năm) và kích cỡ thành thục của cá cái (547 mm) lớn hơn so với
cá đực (468 mm) (Roy E.rabtree và cs, 2002)
1.2. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới
Thống kê của FAO (2014) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên
thế giới tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ chậm, đạt được mức 90,4 triệu tấn (năm
2012), tương đương 144,4 tỷ USD, gồm 66,6 triệu tấn cá làm thực phẩm (137,7
tỷ USD) và 23,8 triệu tấn tảo (chủ yếu là tảo biển 6,4 tỷ USD). Ngoài ra, một số
quốc gia cũng báo cáo sản xuất được 22.400 tấn động vật thủy sản khác (222,4 tỷ
USD) như ngọc trai, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và sử dụng cho mục đích giải trí.
Sản lượng nuôi động vật hải sản tăng nhẹ trong hơn 5 năm qua, từ 20.000 tấn
(năm 2007) đến 24.700 tấn (năm 2012), bằng khoảng 2/3 sản lượng nuôi thủy sản

nội địa (Hình 2.1).
Hình 1.3. Sản lượng nuôi thủy sản (biển và nội địa) trên toàn cầu (FAO, 2014)
Tổng sản lượng cá biển nuôi trên thế giới đạt 5,6 triệu tấn (Bảng 1.1). Mặc
dù chỉ chiếm 12,6% tổng sản lượng cá nuôi, nhưng giá trị thu được từ các loài cá
biển đạt 23,5 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng giá trị của tất cả các loài cá nuôi trên thế
giới. Điều này là do các loài cá biển nuôi hầu hết là nhóm cá ăn thịt như cá hồi
Đại Tây Dương, cá hồi vân, cá mú…, có giá trị kinh tế cao hơn so với các loài cá
nước ngọt. Năm 2012, tổng số lượng loài nuôi được FAO thống kê là 576 loài,
gồm 354 loài cá, 102 loài nhuyễn thể, 59 loài giáp xác, 6 loài lưỡng cư và bò sát,
9 loài động vật không xương sống thủy sinh và 37 loài tảo biển và nước ngọt.
Ước tính có hơn 600 loài thủy sản được nuôi trên thế giới theo các hệ thống canh
tác và thiết bị nuôi khác nhau ở các mức độ thâm canh khác nhau, công nghệ
nuôi phức tạp ở các môi trường nước ngọt, nước lợ và nước biển. Đối với các
loài thủy sản nuôi chủ lực, công nghệ sản xuất giống, công nghệ ương được phát


14
triển và xây dựng. Tuy nhiên, có một vài loài nuôi như cá chình (Anguilla spp),
nuôi trồng vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên.
Bảng 1.1. Tổng sản lượng nuôi biển và nội đại trên thế giới năm 2012,
thống kê theo nhóm loài.
Nhóm loài
nuôi



SL Nuôi SL Nuôi
nội địa
biển
(triệu

(triệu
tấn)
tấn)
38,70
5,55

Tổng sản Tỷ lệ %
lượng
sản
chung
lượng
(triệu tấn)
44,15
66,3

Giá trị
(triệu
USD)

Tỷ lệ
% giá
trị

97,45

63,4

Giáp xác

2,53


3,92

6,45

9,7

30,86

22,5

Nhuyễn thể

0,29

14,88

15,17

22,7

15,86

11,6

Loài khác

0,53

0,34


0,87

1,3

2,51

2,5

41,95

24,69

66,64

100

137,68

100

Tổng

(Nguồn: FAO, 2014)
Xu hướng toàn cầu về phát triển nuôi trồng thủy sản đạt được tầm quan
trọng trong tổng nguồn cung cá được duy trì liên lục. Thức ăn cho cá nuôi đóng
góp 42,2% trong tổng số 158 triệu tấn cá được khai thác thủy sản (bao gồm cả
sản lượng không sử dụng làm thực phẩm) và nuôi trồng trong năm 2012. So với
năm 1990, tỷ lệ này chỉ 13,4 % và năm 2000 là 25,7%. Từ năm 2008, sản phầm
nuôi lớn hơn sản phẩm khai thác tự nhiên ở Châu Á; năm 2012 chiếm 54 % tổng

sản lượng thủy sản; châu Âu ở mức 18% và các châu lục khác chiếm dưới 15%.
Nuôi trồng thủy sản vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh do nhu cầu sử dụng làm
nguồn thực ngày càng tăng trong hầu hết các nước nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi công nghiệp, đặc biệt như
Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Nhật Bản và Hàn Quốc, giảm trong những năm
gần đây. Sản lượng cá suy giảm chung ở tất cả các quốc gia, trong khi sản lượng
nhuyễn thể giảm ở một số nước. Nguồn nhập khẩu giảm từ các nước có chi phí
sản xuất thấp được xem là lý do chính để giảm sản lượng nuôi. Kết quả là nguồn
cung cấp cá thiếu hụt ở các nước nói trên đang khuyến khích phát triển mở rộng


15
sản xuất ở các nước khác, với việc tập trung mạnh vào các loài xuất khẩu. Sản
lượng cá nuôi làm thực phẩm trên thế giới phát triển với tốc độ trung bình hàng
năm là 6,2% trong giai đoạn 2000-2012, chậm hơn so với thời kỳ 1980-1990
(10,8%) và 1990-2000 (9,5%). Từ năm 1980 đến năm 2012, sản lượng nuôi trồng
thủy sản thế giới tăng với tốc độ bình quân 8,6% mỗi năm. Sản phẩm cá nuôi làm
thực phẩm trên thế giới hơn gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn năm 2000 lên 66,6 triệu tấn
trong năm 2012.
Nuôi thương phẩm cá chim: Trên thế giới, các loài cá chim (Trachinotus
sp) hiện được nuôi ở các hệ thống nuôi khác nhau: nuôi trong hệ thống lọc tuần
hoàn nước, trong lồng trên biển và trong ao đất. Các loài cá chim thuộc giống
Trachinotus là loài nuôi chủ lực trên thế giới được đề cập trong báo cáo của
Aaron Welch (2013) gồm: cá chim Florida (T. carolinus Linnaeus 1766) và cá
chim châu Á (T. blochii Lacepède, 1801). Các loài khác như cá chim vây dài (T.
goreensis Cuvier, 1832), cá palometa (T. goodie Jordan & Everman, 1896). Nuôi
thương phẩm cá chim (Trachinotus spp) quy mô thương mại ở châu Á được bắt
đầu vào những năm đầu thập niên 1990 tại Singapore, với phần lớn sản phẩm
nuôi được chuyển tới thị trường Hồng Kông (Chou 1995; Chou và Lee 1997).
Tại Mỹ, cá chim Florida (T. carolinus) được nuôi trong hệ thống lọc sinh học

tuần hoàn nước ở quy mô nhỏ do 2 công ty Virginia Cobia và AquaGreen. Tuy
nhiên, nuôi cá chim ở quy mô lớn chủ yếu được thực hiện ở các nước thuộc vùng
biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp đến là Việt Nam,
Malaysia, Ấn Độ, Philippines, với loài cá nuôi chủ lực là T. blochii (Aaron,
2013). Sau năm 2000, sản lượng cá chim nuôi được tăng mạnh ở Trung Quốc
(FIGIS, 2013) và duy trì ổn định hơn 110.000 tấn mỗi năm trong những năm gần
đây. Trong những năm gần đây, sản lượng cá chim hạn chế xảy ra ở các nước
châu Á như Indonesia (Tsai 2009; Olson, 2013), Malaysia (Sim và cs, 2004), Ấn
Độ (CMFRI, 2012), Phillipines (Fontanilla, 2011) và Việt Nam (Seafood, 2011).
Năm 2012, sản lượng cá chim nuôi tiếp sau Trung Quốc là Việt Nam – công ty
Marine Farm (khoảng 700 tấn/năm) và Indonesia (khoảng 1000 tấn) (Seafood,
2011; Olson, 2012).


16
Hiện có rất ít thống kê về tình hình nuôi loài cá chim T. falcatus được
công bố. Thouard và cs (1981) đã tiến hành lựa chọn một số loài cá nuôi biển
trong vùng nhiệt tại đảo Martinique, Pháp đới đối với các loài cá bản địa trong đó
có hai loài cá chim thuộc giống Trachinotus là T. falcatus và T. goodei được thu
gom từ tự nhiên. Cá được nuôi trong lồng với việc cho ăn thức ăn công nghiệp.
Kết quả cho thấy cá chim T. falcatus có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng khả
năng đáp ứng với hormone kích dục tố kém hơn loài T. goodie. Luis và cs (2012)
cũng thử nghiệm chỉ số năng suất của một số đối tượng cá biển nuôi vùng nhiệt
đới. Kết quả cho thấy, bên cạnh các loài cá có tốc độ tăng trưởng nhanh như cá
giò, cá hồng Mỹ, cá cam… thì cá chim T. falcatus là đối tượng nuôi có tiềm năng
để phát triển nuôi thương phẩm quy mô công nghiệp.
1.2.2. Tình hình nuôi cá chim ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có hai loài cá chim (T. blochii - cá chim vây dài và T.
falcatus - cá chim vây ngắn) được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương
phẩm trong những năm gần đây. Trong đó, cá chim loài T. Blochii phân bố ở

vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương, từ bờ biển Đỏ, Đông Nam châu Phi đến đảo Marshall và Samoa, miền Bắc
tới miền Nam Nhật Bản, phía Nam Australia và rất phổ biến ở biển Đài Loan (Lin
và cs, 1999). Cá chim (T. falcatus) được di nhập vào Đài Loan và đã sản xuất
giống thành công từ năm 1989 (Lee và cs, 1993). Từ Đài Loan, cá chim tiếp tục
được di nhập vào Singapore ( Việt Nam, được nuôi ở
biển Vũng Tàu từ đầu những năm 2000. Thông qua dự án NORAD, Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã di nhập, thuần dưỡng và cho sản xuất giống thành
công loài cá này từ năm 2007 tại Phân Viện Nghiên cứu Thủy sản Bắc Trung Bộ,
tại Cửa Lò, Nghệ An. Tiếp đó, loài cá này cũng được sản xuất giống thành công
ở Đại học Nha Trang năm 2010, từ nguồn cá giống di chuyển từ Phân Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ. Với sự chủ động nguồn giống
nhân tạo trong nước nghề nuôi cá chim (T. falcatus- cá chim vây ngắn và T.
blochii- cá chim vây dài) ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Cá chim trở thành


17
đối tượng nuôi phổ biển biến ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh
Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo Trương Sỹ Kỳ (2013), nuôi biển tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở
16 tỉnh, thành ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An,
Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng
Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, với sản
lượng ước đạt 31.458 tấn, với hai loại hình nuôi chính là nuôi lồng và ao. Trong
đó, cá chim chủ yếu được nuôi trong lồng trên biển tại Khánh Hòa (9.000 tấn) và
Bà Rịa – Vũng Tàu (3.000 tấn), kích cỡ thương phẩm giao động từ 0,7 đến 1,0
kg, giá bán bình quân 100.000 – 120.000 đồng/kg. Hiện tại, cá chim đang được
thử nghiệm, mở rộng vùng nuôi, hình thức nuôi ao nước mặn, lợ ở một số địa
phương ven biển khác.
1.3. Tình hình nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn của cá chim

Nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn mới chỉ được tiến hành chủ yếu trên
hai loài thuộc giống Trachinotus (T.carolinus và T. ovatus) và một vài thử
nghiệm trên loài T. blochii. Riche (2009) đã tiến hành đánh giá năng lượng và
protein tiêu hóa đến sinh trưởng và tích lũy ni tơ đối với cá chim Florida (T.
carolinus) giống (6,3 ± 0,5 g) với 12 thức ăn được phối trộn giữa 5 mức protein
thô (340, 380, 420, 480 và 500 g/kg thức ăn) và 5 mức lipid thô (60, 100, 120,
160 và 180 g/kg thức ăn) với tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu hóa (DP/DE)
từ 18,9 đến 26,8 mg/kJ. Kết quả phân tích cho thấy, năng lượng tiêu hóa (DE)
của cá là 4,2-13,0 kJ/cá/ngày và protein tiêu hóa (DP) là 0,13-0,32 g/con/ngày.
Tăng trưởng của cá tăng với việc tăng DP trong tất cả các thứa ăn có tỷ lệ DP/DE
là 24,0 mg/kJ hoặc lớn hơn, đạt đến mức DP là 366 g/kg. Tăng lượng nitơ cũng
là chức năng của DP và DE. Nếu tăng năng lượng nhưng giữ ổn định mức
protein đã cải thiện hiệu quả sử dụng protein. Mức DP để đạt tăng trưởng và tăng
nitơ cực đại của cá nằm trong khoảng 356 - 366 g/kg. Mức DE để cá chim
Florida đạt được tăng trưởng cực đại là 15,4 MJ/kg với tỷ lệ DP/DE trong
khoảng 23,8 - 25,1 mg/kJ.


18
Lazo và cs (1998) cũng tiến hành đánh giá ảnh hưởng của mức protein đến
tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá chim giống Florida cỡ
4,5 g với 5 mức protein thô (30, 35, 40 và 45%) trong thức ăn với thành phần
nguyên liệu chính tạo nguồn protein là bột cá và bột đậu nành. Kết quả đánh giá
cho thấy, thức ăn chứa mức protein thô 45% trong thức ăn, cá chim Florida có
tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống cao nhất. Như vậy,
nhu cầu protein tối thiểu cho cá chim Florida là 45% (Lazo và cs, 1998). Nghiên
cứu gần đây của Wang và cs (2013) cho thấy cá chim Florida đòi hỏi mức 4649% protein để đạt được tăng trưởng tối đa.
Riche (2009) đã xác định tỷ lệ tỷ lệ protein thô (CP) và năng lượng thô
(GE) đối với thức ăn cho cá chim Florida trong khoảng 23,8-25,1 MJ/kg. Trong
khi đó, Matthew C.J. Taynor (2013) đã tiến hành đánh giá nhu cầu protein đối

với cá chim Florida Trachinotus carolinus theo kích cỡ và tuổi của chúng. Cá
chim cỡ 260,8 g được cho ăn với sáu loại thức ăn được phối trộn ở cùng mức
năng lượng thô (GE = 21 kJ/g), nhưng khác nhau về tỷ lệ CP/GE, lần lượt là 18,
19, 21, 22, 23, và 25 g/MJ. Bột cá, bột đậu nành và bột gluten ngô được sử dụng
làm nguồn protein, dầu cá được sử dụng để tăng hàm lượng lipid trong thức ăn.
Kết quả cho thấy, kích thước và tuổi của cá tăng thì tỷ lệ CP/GE tối ưu giảm từ
21-22 g/MJ khi thu hoạch ở cỡ 382 g; từ 19-21 g/MJ với cá cỡ 483 g và 19 g/MJ
đối với cá cỡ 577 g. Tích lũy nitơ cũng giảm theo chiều tăng của tỷ lệ CP/GE,
thấp nhất ở tỷ lệ CP/GE = 25 g/MJ, nhưng không có khác biệt đáng kể trong chỉ
số nội tạng (VSI) hoặc chỉ số gan- hepatosomatic (HSI) giữa các thức ăn thí
nghiệm. Như vậy, nhu cầu protein của cá giảm khi cá tăng về kích thước và tuổi.
Lại Văn Hùng và cs (2013) đã thử nghiệm ảnh hưởng của ba mức lipid
(10, 12 và 14%) trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống
của cá chim loài Trachinotus blochii giai đoạn cá giống. Kết quả cho thấy, cá
được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng lipid 12% cho tốc độ sinh trưởng tương đối


19
cao hơn hẳn so với cá cho ăn bằng thức ăn có hàm lượng 10%, lần lượt là 0,95%
và 0,42%, nhưng không có sự khác biệt giữa cá cho ăn thức ăn chứa hàm lượng
lipid 14% (7,5 g/con; 1,32) giữa thức ăn chứa hàm lượng 10% (8,7 g/con; 1,38)
và 14% lipid cũng khác nhau không có ý nghĩa. Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng
lipid 12% cho khối lượng cuối (10,67 g/con) cao hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn
– FCR (1,16) thấp hơn so với thức ăn chứa hàm lượng lipid 10% (8,7 g/con;
1,38) và 14% (7,5 g/con; 1,32), nhưng không có sự khác biệt về các chỉ tiêu này
giữa cá cho ăn thức ăn chứa hàm lượng lipid là 10 và 14%. Tỷ lệ sống dao động
từ 95,42 đến 97,72%, nhưng khác nhau không có ý nghĩa giữa các công thức thí
nghiệm. Như vậy, hàm lượng lipid từ 10-14% trong thức ăn không ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống của cá chim. Tuy nhiên, mức lipid 12% trong thức ăn là tốt nhất
cho sinh trưởng và hệ số thức ăn cho cá chim (T.blochii) giai đoạn cá giống.

Năm 2014, Nguyễn Thị Huyền và cs đã tiến hành nghiên cứu trên cá chim
(Trachinotus falcatus) cỡ ban đầu trung bình 31,5 g/con trong thời gian 9 tuần.
Sử dụng thức ăn với sự kết hợp ba mức protein thô (400, 450 và 500 g /kg) và ba
mức năng lượng thô (19, 23 và 25 MJ/kg), tạo thành 9 công thức thức ăn. Nghiên
cứu đã xác định được tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và protein
trong thức ăn của cá thí nghiệm chịu ảnh hưởng bởi các mức protein và năng
lượng khác nhau. Tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tăng theo mức
độ tăng của hàm lượng protein trong thức ăn (p<0,05). Ngược lại, tăng mức năng
lượng trong thức ăn lên 23-25 MJ/ kg làm giảm tăng trưởng của cá. Tốc độ tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và protein đạt cao nhất ở cá sử dụng thức ăn có
mức protein cao nhất (491 g /kg), mức năng lượng trung bình (23,2 MJ /kg) và
tỉ lệ protein/ năng lượng là 21.2 g/ MJ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng sử dụng protein đậu nành trong
thức ăn cho cá chim T. falcatus còn chưa được công bố. Kết quả nghiên cứu này
sẽ góp phần bổ sung thêm thông tin về khả năng thay thế protein có nguồn gốc từ


20
bột cá bằng protein có nguồn gốc từ đậu nành làm cơ sở để thử nghiệm sản xuất
thức ăn viên phù hợp, phục vụ nhu cầu phát triển nuôi thương phẩm đối tượng
này tại Việt Nam.
1.4. Nghiên cứu nhu cầu axit amin không thể thay thế đối với một số loài cá:
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc thay thế bột cá bằng các nguồn
protein thực vật rẻ tiền so với bột cá. Tuy nhiên protein thực vật thường thiếu hai
axit amin thiết yếu là Methionin, Lysine (Lê Thanh Hùng, 1998). Trên thế giới
khi nghiên cứu nhu cầu axit amin thiết yếu cho động vật thủy sản thì 2 axit amin
này thường được tập trung nghiên cứu nhiều. Nhu cầu Methionine và Lysine cho
cá hồi lần lượt là 22 g methionine/kg protein và 37 g lysine/kg protein (Kim và
Kayes, 1992), và cá Rô phi là 26,8 g methionine/kg protein và 51 g lysine/kg
protein (Santiago và Lovell, 1988). Đối với nhóm cá da trơn, cá nheo Mỹ (chanel

catfish) nhu cầu Methionine và Lysine là 23 g/kg protein và 51 g/kg protein
(Wilson, 1989).
Tương tự đối với các loài cá nước ngọt, trên đối tượng cá biển cũng đã có
một số nghiên cứu về nhu cầu axit amin thiết yếu. Năm 2012, Gomy và cs đã
nghiên cứu nhu cầu lysine và methionine của cá tráp giống Abramis brama dựa
trên hiệu suất tăng trưởng. Thí nghiệm thực hiện trên cá có trọng lượng cơ thể
ban đầu 0,8 ± 0,08 g, cho ăn với 5% trọng lượng cơ thể mỗi ngày với chế độ ăn
chỉ chứa 0,3 hoặc 0,6% lysine, methionine hoặc kết hợp lysine và methionine.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy, cá sử dụng thức ăn chứa cả
lysine và methionine ở mức là 0,6%, cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối cao
hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn so với các nghiệm thức khác khi kết
thúc thí nghiệm. Mặt khác, chế độ ăn uống bổ sung cả lysine và methionine trong
thí nghiệm cá tráp có tốc độ tăng trưởng của cá được cải thiện tốt hơn so với bổ
sung một trong hai axit amin Methionine và Lysine. Và nhu cầu về các axit amin
không thể thay thế dường như không thay đổi đáng kể giữa các loài cá biển với
nhau (Bảng 1.2)


21
Bảng 1.2: Nhu cầu axit amin không thể thay thế của một số loài cá biển (% Pr)
Loài

Arg

Cá chẽm
Châu Âu
Cá chẽm
Cá hanh
đỏ
Cá hanh

đầu vàng
Cá hồi
Đại Tây
Dương
Cá cam
Cá hồng
mỹ
Cá măng
biển

Lys

Thr

Try

4,1

4,8

2,6

0,5

3,63,8

4,5

5,2


3,5

His

1,4

Iso

2,2

Leu

4,2

<6

5
5,1

3,9

3,4

3,88

1,49
-1,9
5

4,1


5,6

2,0

4,0

5,1

Met
+
Cys

Phe
+
Tyr

4,4
2,24
-2,4

1,8

4,1

Val

0,6

2,5


0,6

2,2

4,1

4
2,4
(Me
t)
2,56
(Me
t)

4,4

2,3

4,0

4,9

3
0,6

3,0

4,8


5,2

(Nguồn: tham khảo qua Lê Anh Tuấn, 2008)
1.5. Tình hình nghiên cứu thay thế nguồn protein bột cá bằng các nguồn
protein trên cạn trong thức ăn của cá biển.
Trong hơn 20 năm qua, hướng nghiên cứu chính được tập trung vào việc
làm thế nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cá tự nhiên trong sản xuất thức
ăn nuôi các loài thủy sản bằng việc thay thế bột cá (FM) với các thành phần
protein khác ổn định hơn (De Silva và Anderson, 1995; Baeverfjord và Krogdahl,
1996; Allan và cs, 2000; Hansen và cs, 2006; Tacon và cs, 2006; Gatlin và cs,
2007; Glencross và cs, 2007; Tacon và Metian, 2008). Tuy nhiên, hiểu biết về
việc thay thế nguồn protein bột cá (FM) bằng protein thực vật trong thức ăn cho
các loài cá ăn thịt ở vùng nước ấm đang còn hạn chế và các nghiên cứu về thay
thế FM đang chủ yếu được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ tối ưu (Laining và cs,
2003; Eusebio và cs, 2004; Lin và cs, 2004). Có rất ít nghiên cứu được công bố


22
về đánh giá tương tác giữa nhiệt độ nước và thay thế bột cá (Jenna N. Bowyer và
cs, 2013). Ngoài bột cá, các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng trong chế
biến thức ăn bao gồm bột đậu nành, các loại hạt có dầu ăn, phụ phẩm từ động
vật, các loại ngũ cốc và các sản phẩm của nó (Jonni và sc, 2014). Bột đậu nành
được sử dụng rộng rãi để thay thế bột cá, do nguồn cung của nó ổn định (Hlophe
và cs, 2011) và cân bằng amino axit hơn trong số các nguồn thực vật khác. Tuy
nhiên, thành phần này bị giới hạn bởi các thành phần chất béo và chất ức chế
trypsin của chúng cao (Abowei và Ekubo, 2011), cũng như biến động do cạnh
tranh với lượng được con người tiêu thụ và do biến đổi khí hậu (Kumar và cs,
2010). Các hạt có dầu khác như hạt hướng dương và hạt bông bị thiếu lysine và
methionine so với bột đậu nành, trong khi khô dầu lạc (đậu phộng) chứa hàm
lượng protein cao ở mức 45%, trở nên độc khi bị mốc do độc tố nấm (aflatoxin)

(Abowei và Ekubo, 2011).
Một thành phần protein khác để thay thế phải có tính chất dinh dưỡng đầy
đủ, tức là mức protein cao với thành phần các axit amin phù hợp, khả năng tiêu
hóa chất dinh dưỡng cao, ngon miệng và rẻ hơn so với FM (Gatlin cs, 2007). Tuy
nhiên, hầu hết các thành phần khác thay thế phù hợp cho FM không thỏa mãn
được một hoặc nhiều hơn các nhu cầu như đề cập ở trên (Bowyer và cs, 2013).
Thay thế FM ở mức cao bởi một số thành phần protein có nguồn gốc từ thực vật
và động vật trở thành vấn đề cho các loài cá biển. Bổ sung bột phế phẩm gia cầm
vào thức ăn ở các mức cao thường được chấp nhận đối với một số loài cá biển ăn
thịt miễn là các axit amin thiết yếu được cân bằng. Mặt khác, thành phần thực vật
chứa carbohydrate không tiêu hóa thường làm giảm khả năng tiêu hóa của thức
ăn dẫn đến những thay đổi mô học và chức năng đường tiêu hóa. Thành phần
thực vật thông qua các quá trình cơ học và hóa học hình thành các dạng tập trung
hơn được khuyến cáo để đưa vào thức ăn cho cá biển, nhưng khẩu vị có thể trở
thành một vấn đề với các dạng tập trung này. Vì vậy, việc đưa các chất kích tính
ham ăn là cần thiết để tăng lượng thức ăn được tiêu thụ. Các chất dẫn dụ thức ăn


23
cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng tiêu hóa bằng cách tăng lượng
thức ăn tiêu thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng có sẵn trong thức ăn (Bowyer và
cs, 2013).
Các protein thực vật từ hạt có dầu giàu protein hoặc phụ phẩm hạt nói
chung thường rẻ, sẵn có và thân thiện hơn với môi trường hơn so với FM (Hardy,
1982; Gatlin và cs, 2007). Tuy nhiên, vấn đề lớn trong việc thay thế FM với sản
phẩm thực vật là một số axit amin thiết yếu (thường methionine và lysine) thấp
và thành phần carbohydrate khó tiêu hóa cao. Sự hiện diện của các chất kháng
dinh dưỡng như chất ức chế trypsin, protein kháng nguyên, phytates,
soyasaponins và lectin trong nguyên liệu thực vật cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến tính ngon miệng, sử dụng chất dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sức

khỏe và tăng trưởng của cá (Bureau và cs, 1998; Francis và cs, 2001; Hansen và
cs, 2006; Gatlin và cs, 2007).
Boonyaratpalin và cs (1998) đã cho cá chẽm châu Á (1,2 g) ăn thức ăn
chứa bốn thành phần đậu nành: bột đậu nành được chiết xuất dưới dạng hòa tan
(SESBM), đậu nành được đùn ép, được hấp và ngâm. Kết quả cho thấy, cá tăng
trưởng tốt nhất khi ăn thức ăn đối chứng (40% CP, 14% CL) chứa bột cá, sai
khác có ý nghĩa so với cá cho ăn thức ăn chứa SESBM (21% khẩu phần). Thức
ăn chứa SBM (27,5% khẩu phần) cá tăng trưởng chậm nhất. Thay thế 15% FM
trong thức ăn chứa 40% CP với SESBM là phù hợp cho cá chẽm châu Á, trong
khi nếu tính ngon miệng, hấp dẫn cá ăn được cải thiện là đậu nành ép đùn hoặc
hấp; cả hai cũng là lựa chọn thay thế phù hợp cho FM (Boonyaratpalin và cs,
1998). Đây là những phát hiện trái ngược đối với cá hồi Đại Tây Dương, khi tăng
trưởng của chúng thường tốt hơn đối với cá cho ăn bột đậu nành nguyên chất béo
so với SESBM (Refstie và cs, 2000). Điều này có thể phản ánh khả năng của cá
hồi Đại Tây Dương trong sử dụng mức lipid cao hơn trong khẩu phần ăn so với
các loài cá chẽm châu Á. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá giò đã chỉ ra
một số hạn chế của đối tượng này (Fraser và Davies, 2009). Cụ thể, SESBM
được phát hiện có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn cho cá giò giống,


24
nhưng việc giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, do tính
hấp dẫn, ngon miệng của thức ăn (Romarheim và cs, 2008). Tuy nhiên, một số
thành phần protein thay thế được tìm thấy được cá giò tiêu hóa tốt như gluten
ngô và bột gia cầm (Zhou và cs, 2004). Trong thức ăn cho cá chẽm châu Á chứa
thành phần protein động vật có độ tiêu hoá cao và có thể được sử dụng với hàm
lượng cao hơn so với các nguồn protein thực vật mà không ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá (Laining và cs, 2003; Lin và
cs, 2004). Nghiên cứu thay thế các mức FM cao với các thành phần protein khác
đã được xác định nhu cầu bổ sung với taurine, axit amin thiết yếu ở các loài cá

nước lạnh và ôn đới, đặc biệt là ở cá hồi vân, cá cam Nhật Bản và cá tráp đỏ
(Gaylord và cs, 2006; 2007; Takagi và cs, 2006; 2008). Tương tự, cá giò cũng có
nhu cầu bổ sung taurine trong khẩu phần ăn khi thay thế FM bằng các thành phần
protein khác. Lunger và cs (2007), đã bổ sung protein từ nấm men khi thay thế
50% và 75% FM trong thức ăn có 41% CP, 13% CL với mức taurine bằng 0,5%
trong khẩu phần và không cần bổ sung taurine. Cá cho ăn thức ăn chứa 50% và
75% protein nấm men, bổ sung taurine có tăng trưởng cao hơn, có ý nghĩa so với
cá cho ăn thức ăn không bổ sung taurine, trong khi hiệu quả sử dụng thức ăn cao
hơn hẳn cá ăn các thức ăn bổ sung so với thức ăn đối chứng. Như vậy, taurine
cần được xem xét trong khẩu phần ăn cho các loài cá nước ấm không chỉ ở nhiệt
độ tối ưu, mà khi thay thế FM trong khẩu phần thức ăn ở nhiệt độ không tối ưu.
Tăng hàm lượng tinh bột từ 19,5% đến 24,6% và giảm hàm lượng protein
từ 46% đến 42% trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến tăng trưởng hay hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá mú chấm nâu tại 290C (Shiau và Lin, 2001). Điều này cho
thấy rằng protein đã được tích trữ bởi năng lượng từ nguồn carbohydrate khi
nồng độ protein thấp. Các tác giả cũng đã thử nghiệm khả năng sử dụng hai
nguồn của các carbohydrate (glucose hoặc tinh bột) khác nhau ở nhiệt độ 23 0C
đối với cá mú chấm nâu. Thức ăn khác nhau về nguồn CHO đã được sản xuất
chứa 47% CP, 9% CL và 14% CHO. Kết quả cho thấy, thức ăn sử dụng tinh bột
cung cấp nguồn CHO tốt hơn so với glucose (Shiau và Lin, 2002), do việc giải
phóng năng lượng vào máu từ carbohydrate phức tạp hơn và chậm hơn (Shiau và


25
Lin, 2001). Kết quả cũng cho thấy, ở nhiệt độ thấp (230C) thì nhu cầu protein của
cá mú chấm nâu cao (47% CP), trong khi đó ở 29 0C, nhu cầu protein của cá thấp
hơn (42% CP).
Cá chim loài T.ovatus đã được Heizhao Lin và cs (2013) nghiên cứu thay
thế bột cá trắng (WFM) bằng bột đậu nành lên men (PSM) trong thành phần
nguyên liệu làm thức ăn cho chúng với các tỷ lệ thay thế: 0 – 40%. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống của cá thí nghiệm cao 82 - 90%, khác nhau
không có ý nghĩa ở các thức ăn thí nghiệm. Tuy nhiên, khối lượng cuối và tốc độ
tăng trưởng tương đối của cá cao nhất khi cho ăn thức ăn chứa mức thay thế 10%
PSM, khác nhau không có ý nghĩa với thức ăn có thành phần là bột cá trắng (đối
chứng) và có xu hướng giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế từ 20 - 40% PSM. Ngược
lại, hệ số chuyển đối thức ăn (FCR) thấp nhất ở cá cho ăn thức ăn chứa
10%PSM, khác nhau không có ý nghĩa với thức ăn đối chứng và thức ăn chứa
20% PSM. FCR có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng PSM trong thành phần
nguyên liệu thức ăn thí nghiệm. Như vậy, mức thay thế với hàm lượng 10% PSM
cho bột cá trắng trong thức ăn là phù hợp đối với cá chim T. ovatus.


×