Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tại sao phải tự do hóa thương mại?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.28 KB, 3 trang )

Tại sao phải tự do hóa thương mại?
Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không đồng đều. diều này có nghĩa là
các quốc gia khác nhau về nguồn lực kinh tế sẵn có.
Về sản xuất hiệu quả các hàng hóa khác nhau đòi hỏi công nghệ khác nhau hoặc
kết hợp nguồn lực khác nhau
Lợi ích của thương mại
1.làm tăng tính đa dạng của hàng hóa :hàng hóa được sản xuất ở nhiều nước khác
nhau không hoàn toàn giống nhau.VD:
=> thương mại tự do cho phép người tiêu dung ở tất cả các nước lựa chọn mặt
hàng phong phú hơn.
2. chi phí thấp hơn nhờ kinh tế quy mô một số hàng hóa chỉ được sản xuất với chi
phí thấp nếu chúng được sản xuất với số lượng lớn – một hiện tượng được gọi là
kinh tế quy mô. Doanh nghiệp ở các nước nhỏ không thể tận dụng được kinh tế
quy mô nếu họ chỉ bán hàng trên thị trường trong nước nhỏ hẹp.tự do thương mại
cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới lớn hơn và tận dụng kinh tế
quy mô triệt để hơn.
3. làm tăng cạnh tranh một công ty được che chắn không phải cạnh tranh với nước
ngoài dễ có sức mạnh thi trường hơn. Tình hình này tạo điều kiện cho nó có khả
năng tăng giá lên trên mức cạnh tranh. Đây là một dạng thất bại thị trường.việc mở
cửa thị trường hỗ trợ cho cạnh tranh và tạo điều kiện cho bàn tay vô hình phát huy
hết sự kỳ diệu của nó.
4. tăng cường trao đổi ý tưởng mới. sự chuyển giao công nghệ trên toàn thế giới
thường được coi là có quan hệ với thương mại quốc tế, biểu thị ở những hàng hóa
vật hóa các tiến bộ này. Chẳng hạn, cách tốt nhất cho các nước nông nghiệp nghèo
để học hỏi về cuộc cách mạng máy tính là mua một số máy tính từ nước ngoài chứ
không tự sản xuất chúng trong nước.
Như vậy, nền thương mại quốc tế tự do làm tăng tính đa dạng của mặt hàng, cho
phép các doanh nghiệp tận dụng lợi thế kinh tế quy mô, làm thị trường có tính
cạnh tranh hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến công nghệ.
VD:Chẳng hạn, do có khí hậu lạnh nên Phần Lan không trồng được bông. Tuy
nhiên, Phần Lan vẫn có thể bán giấy và các sản phẩm khác từ gỗ (là mặt hàng sẵn


có tại Phần Lan) sang Hoa Kỳ và dùng số tiền mua được để mua bông từ nước
này. Do vậy mà người dân Phần Lan vẫn có bông để sử dụng. Tuy Hoa Kỳ là nước
giàu tài nguyên rừng nhưng những sản phẩm gỗ của Phần Lan có thể thích hợp với
người tiêu dùng Hoa Kỳ về mặt giá cả, hoặc có thể giải quyết sự thiếu hụt trên thị
trường Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu những mặt hàng này từ Phần Lan còn giúp cho
các công nhân Hoa Kỳ có thể chuyển sang làm việc ở những ngành khác với mức
lương cao hơn. Hay trường hợp Ecuador xuất khẩu hoa hồng sang Hoa Kỳ vì có
lợi thế về điều kiện khí hậu và chi phí nhân công rẻ hơn nhiều so với việc trồng
loại hoa này tại Hoa Kỳ (tại bang Florida). Còn Hoa Kỳ lại có lợi thế hơn Ecuador
về sản xuất và xuất khẩu máy vi tính. Thương mại tự do cũng mang lại lợi ích cho
những người xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Ecuador. Khi mà nền kinh tế của
Ecuador ngày càng mạnh lên nhờ xuất khẩu được hoa hồng, người dân nước này


có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Các nhà kinh tế lập luận rằng về
dài hạn tự do thương mại sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống
của người dân khắp nơi trên thế giới.
1.4 các lý thuyết về thương mại quốc tế
Thuyết tuyệt đối của Adam Smith
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong g trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi
quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có
mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi
phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi
VD:
Sản phẩm
Hoa kỳ
Anh
Lúa mì (giá/người/giờ)
6
1

Vải (m/người/giờ)
2
5
Nhận xét: hoa kỳ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất lúa mì hơn Anh.
Và ngược lại, Anh cũng có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải so với Hoa kỳ
Ưu điểm:
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
- Chứng minh sản xuất là cơ sở đem lại lợi ích chứ không phải lưu thông.
Nhược điểm:
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được
sử dụng với tỷ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hóa
- Không giải thích được hiện tượng thương mại sẽ xảy ra như thế nào với
những nước có lợi thế tuyệt đối
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc mà mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn
hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí
tương đối thấp( hay tương đối có hiệu quả hơn các quốc gia khác) ngược lại, mỗi
quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất
với chi phí tương đối cao ( hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác
VD
Sản phẩm
Chi phí sản xuất(ngày công theo lao động)
Việt Nam
Nga
Thép (1 đơn vị)
25
16
Quần áo(1 đơn vị)
5
4
Xét theo chi phí sản xuất thì VN sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn

Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng VN không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào
sang Nga. Song nếu xét chi phí so sánh thì lại có cái nhìn khác.
Sản phẩm
Thép (1 đơn vị)

Chi phí so sánh
Việt Nam
5

Nga
4


Quần áo(1 đơn vị)

1/5

¼

Theo chi phí so sánh thì thấy rằng: Chi phí sản xuất thép của VN cao hơn Nga: để
sản xuất 1 đơn vị thép ở VN cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn
vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở VN thấp hơn Nga, để sản xuất ra 1
đơn vị quần áo ở VN cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/4 đơn vị thép.
Diều này chỉ ra rằng VN và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất
khẩu thép sang VN và ngược lại VN xuất khẩu quần áo sang Nga. Việc trao đổi
này có lợi hơn cho cả hai nước.
ỨNG DỤNG
Một là, giúp các nước đưa ra chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp và
khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.

Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho nước mình để phát
triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Nhận xét:
Nhìn từ biểu đồ ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm nhìn
chung có sự thay đổi theo chiều hướng tăng đáng kể. tháng 2 đạt khoảng gần
400 nghìn tấn đến tháng 7 đã tăng lên 2 lần, đạt 820 nghìn tấn tương đương
với giá trị khoảng 360 triệu USD. Trong t3,4,5 sản lượng bình quân đạt
khoảng 700 nghìn tấn, không có sự chuyển động nhiều. Việt Nam có lợi thế
xuất khẩu Gạo với truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, thời tiết khí hậu
thuận lợi, đầu tư công nghệ máy móc hiện đại góp phần làm tăng sản lượng
và chất lượng. Giúp Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.
KẾT LUẬN
Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng thương mại có thể làm cho mọi người
nâng cao được mức sống. Nó cho phép các nước chuyên môn hóa vào những
hoạt động mà họ có lợi thế so sánh. Và thương mại tự do giữa các nước cho
phép các nước hưởng thụ lợi thế so sánh của mình vào những mối lợi từ
thương mại.



×