Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến ngành vận tải đa phương thức và công ty TransimexSaiGon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.33 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề tài: Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến ngành vận tải đa
phương thức và công ty TransimexSaiGon
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
- Vận tải là một khâu vô cùng quan trọng để đưa sản phẩm từ nơi
sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đặt vào bối cảnh hiện nay, khi mà
hợp tác kinh tế phát triển vượt khỏi phạm vi một quốc gia hay khu vực,
các quan hệ thương mại diễn ra trên bình diện thế giới với khối lượng
hàng hoá giao dịch ngày càng lớn, vai trò thiết yếu của vận tải lại càng
được bộc lộ rõ nét hơn.
Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa lý
thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu phát
triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là
một lợi thế đáng kể của Việt Nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các
phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông đều
được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái
niệm hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình
thức vận tải mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phương thức đang trở thành ngành dịch vụ vận tải phổ biến
trên thế giới, tuy còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam,
loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình
thành và phát triển. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đa phương thức là các loại hàng hoá xuất, nhập khẩu..Trong bối cảnh
Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì công ty
cũng đang gặp được rất nhiều thuận lợi và khó khăn.Làm thế nào để
phát huy những thuận lợi hạn chế những khó khăn do tác động của quá
trình tự do hóa thương mại đang là bài toán khá nan giải rất cần được


những nghiên cứu chuyên sâu để Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ
hơn ở lĩnh vực này
1.2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết này được thực hiện với những mục đích sau:
-Thứ nhất là để mọi người có thể thấy được thực trạng của ngành
vận tải đa phương thức ở Việt Nam
-Thứ hai là phân tích những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa
thương mại đối với ngành vận tải đa phương thức nói chung và
trường hợp cụ thể nói riêng
-Thứ ba là đưa ra một số giải pháp trong tầm hiểu biết để ngành và
công ty có thể tận dụng các cơ hội và hạn chế những thách thức khi
hội nhập kinh tế thế giới
Nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận này sẽ một lần nữa khẳng
định lại tầm quan trọng của vận tải nói chung và vận tải đa phương
thức nói riêng, đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình
vận tải đa phương thức Việt Nam,phân tích những ảnh hưởng tự do
hóa thương mại đến ngành dịch vụ này và kiến nghị những giải
pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức Việt Nam để đưa vận
tải Việt Nam bắt kịp với xu thế của thời đại.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
-Đối tượng được bài viết nghiên cứu ở đây là Công ty Cổ phần Kho
vận Giao nhận Ngoại thương (TRANSIMEX - SAIGON) là một
trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa
XNK Đánh giá về quy mô kinh doanh cũng như kinh nghiệm thực
tiễn hiện tại Transimex – Saigon đang nằm trong top những doanh
nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức tại
Việt Nam.Bên cạnh đó do trình độ hiểu biết của người viết cộng với
tính chất của đề tài về vấn đề ảnh hưởng của tự do hóa thương mại

nên bài viết chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng tác động đến công ty
trong 5 năm từ 2006-2010,đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ,với
việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 và cũng là giai đoạn khủng
hoảng của kinh tế thế giới
1.4 Kết cấu của bài viết
Bài viết được chia làm ba phần lớn:
-Phần 1:Những lý thuyết áp dụng cho việc phân tích(những nhân tố
thuân lợi và bất lợi)
-Phần 2:Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại trên từng
giai đoạn phát triển của công ty
-Phần 3:Một số giải pháp được đưa ra để tận dụng những cơ hội và
hạn chế thách thức

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG
THỨC Ở VIỆT NAM
1.1.Tự do hóa thương mại là gì?
Tự do là một phạm trù quan trọng của triết học và chính trị, nhưng
tự do hóa thì lại thường được hiểu như là sự chuyển biến, thay đổi
trong các chính sách kinh tế xã hội của Chính phủ theo hướng cởi
mở, nới lỏng so với những quy định đã thiết lập trước đó
. Nội dung cơ bản của thương mại tự do, một khái niệm trong
nhiều trường hợp bị gắn cho những ý nghĩa chính trị, bao gồm
những nét khái quát như sau:
- Thương mại tự do về hàng hóa không có thuế quan (hay không bị
giới hạn bởi những hàng rào thuế quan);
- Thương mại tự do về dịch vụ không bị thuế quan (và những hàng
rào cản thương mại);

- Tự do lưu chuyển nguồn lao động giữa các quốc gia;
- Tự do lưu chuyển vốn – tài chính giữa các quốc gia;
- Sự vắng mặt của những chính sách thương mại bảo hộ (như là
thuế, tiền trợ cấp, quy định, hay luật) cho những xí nghiệp trong
nước, các hộ gia đình, và kể cả cho các yếu tố sản xuất của nước
ngoài đang hiện diện tại quốc gia sở tại mà có lợi thế; bên cạnh sự
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vắng mặt của những chính sách bóp méo thương mại nhằm mục
đích củng cố quyền sở hữu để bảo đảm cho quyền lợi của những
đối tượng Tại Việt Nam, tính hiện thực của quá trình tự do hóa
thương mại chính là quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
trong tổng thể chuyển biến kinh tế từ mô hình tập trung quan liêu
bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, và trong pháp luật, đó là sự mở rộng quyền tự do kinh doanh
thương mại (đối tượng hưởng quyền, nội dung hàng hóa thực hiện
tự do kinh doanh, …) liên tục trong suốt thời gian qua.
1.2 Những nhân tố thuận lợi ảnh hưởng đến vận tải đa phương
thức:
*Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa
lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó,
nếu phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự
nhiên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể của Việt Nam.Bên cạnh đó là
mạng lưới giao thông đường bộ cả nước có tổng chiều dài 210.006
km và hệ thống đường sắt với tổng chiều dài 2.632 km. Hiện nay,
chúng ta đã có nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng:
-Với Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai
-Với Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn
Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng
lưới Đường sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến

Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát triển.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
*Xu hướng sử dụng vận tải đa phương thức trong việc chuyên chở
hàng hoá quốc tế là một xu thế đang thịnh hành trên thế giới.
Trong vận tải đa phương thức quốc tế, người kinh doanh vận tải đa
phương thức nhận phụ trách thực hiện tất cả các khâu trong dây
truyền dịch vụ “door to door” cho dù dịch vụ này phải qua rất
nhiều công đoạn và phải yêu cầu kết hợp nhiều phương thức vận
tải. Nói cách khác, người thực hiện dịch vụ “door to door” nhận
thực hiện dịch vụ trọn gói cho khách hàng, có thể tự thực hiện hoặc
thuê các bên cung cấp dịch vụ ở mỗi khâu trong cả dây truyền
nhưng chịu trách nhiệm trong suốt quá trình từ khi ký hợp đồng
cho đến khi giao hàng xong.
Hiện nay, các công ty, hãng tàu và cơ quan quản lý cảng cũng
như các Hiệp hội đều đang thúc đẩy và tạo điều kiện cho phương
thức vận tải này phát triển. Có thể nói vận tải đa phương thức đã
trở thành một xu thế phát triển hiện đại trong ngành vận tải hàng
hoá quốc tế với dịch vụ cung cấp đảm bảo và được hoàn thiện để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Xét trong ngành thì xu thế nổi
bật đó là sự liên kết vận tải thuỷ bộ (Sea-Land), xu thế này được
đặc biệt phát triển ở khu vực Bắc Mỹ. Hiện nay hầu hết các tuyến
vận tải biển đều có sự kết hợp giữa các hãng với nhau và sử dụng
phương thức vận tải liên kết. Việc vận tải đường thuỷ kết hợp với
vận tải đường sắt sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc vận tải đơn
thuần bằng đường thuỷ. Chẳng hạn, nhờ sự kết hợp này, thời gian
vận chuyển giữa Tokyo và New York đã tiết kiệm được hơn một
nửa so với việc vận chuyển đơn thuần bằng đường thuỷ như trước
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368

đây. Ngoài ra vận tải đa phương thức còn là cách tiếp cận có lợi
đối với nhà sản xuất, các doanh nghiệp khi họ đã uỷ thác qua hợp
đồng cho một nhà thầu đảm nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển
với thủ tục đơn giản (chỉ một chứng từ hay hợp đồng vận tải) và
chất lượng dịch vụ cao.
Ở Việt Nam, điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương
thức được quy định trong Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày
29/10/2003. Theo Nghị định này, vận tải đa phương thức quốc tế
được định nghĩa là “việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận chuyển sử dụng một hợp đồng vận tải duy nhất từ
một địa điểm, nơi người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
tiếp nhận hàng tại một nước đến đích ở một nước khác”. Định
nghĩa này tương tự như định nghĩa được nêu trong bản mẫu Hiệp
định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phương thức là một khái niệm khá mới ở Việt
Nam. Trước khi Nghị định 125/2003/NĐ-CP được ban hành, chưa
có một văn bản pháp lý nào đưa ra định nghĩa về loại hình dịch vụ
này cũng như quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ này. Tuy
nhiên, khái niệm vận tải đa phương thức, ở một mức độ nhất định,
đã được quy định ở Điều 87 và 88 của Bộ Luật hàng hải, trong đó
có nêu một số nguyên tắc chung của vận tải liên hiệp. Điều 87 định
nghĩa vận tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia
của các phương thức vận tải khác nhau: đường bộ, đường thủy và
đường không. Vận đơn được cấp cho toàn bộ chặng hành trình.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên, Bộ Luật không nói tới việc hàng hóa phải được chuyên
chở từ một nước tới một nước khác, điều đã được nêu trong định
nghĩa về vận tải đa phương thức ở Nghị định 125/2003/NĐ-CP.
Mặc dù cho đến nay các văn bản dưới luật chưa được ban hành để

hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu đăng ký kinh doanh
loại hình dịch vụ này, nhưng Nghị định 125/2003/NĐ-CP đã thể
hiện sự mở cửa của thị trường dịch vụ này của Chính phủ Việt
Nam.
Không giống như các dịch vụ vận tải thuần túy, bao gồm cả
dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ, dịch vụ vận tải đa phương
thức không chỉ giới hạn cho các tổ chức, cá nhân của Việt Nam
hay các liên doanh mà bên Việt Nam chiếm tỉ lệ vốn góp chi phối.
Các doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập công ty tại Việt
Nam để cung cấp loại hình vụ này cho các khách hàng Việt Nam
theo Mode 3 (hiện diện thương mại). Mặc dù việc cung cấp dịch
vụ này theo Mode 1 (cung cấp qua biên giới) chưa được cho phép,
các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có thể cung cấp dịch vụ cho
khách hàng Việt Nam mà không cần thành lập công ty tại Việt
Nam nếu họ là doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN có
ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương phức hoặc của
những nước có ký hiệp định song phương với Việt Nam về vận tải
đa phương thức; đồng thời doanh nghiệp đó có đại diện pháp lý tại
Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt
Nam, hoặc doanh nghiệp liên doanh với phần vốn góp của phía
Việt Nam tối thiểu là 51%.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.Những ảnh hưởng bất lợi đối với vận tải đa phương thức
*Việc Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh
vực vận tải đa phương thức chắc chắn cũng sẽ đem lại nhiều cơ hội,
nhưng cũng không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đa
số các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh dịch vụ vận tải và giao
nhận kho vận đều có quy mô vừa và nhỏ. Có những công ty rất nhỏ
với số vốn đăng ký chỉ vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn,

manh mún. Còn các doanh nghiệp Nhà nước thì kể cả các doanh
nghiệp Nhà nước có lịch sử kinh doanh trên 30 năm, những doanh
nghiệp trước đây đã được đầu tư vốn, trang bị kỹ thuật, đất đai, nhà
kho... cũng chưa có doanh nghiệp nào có năng lực đủ mạnh để tham
gia cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức. Nếu so sánh với các
doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh
tranh hơn trên mọi phương diện về cơ sở vật chất, về trình độ
chuyên môn, về tập quán giao thương quốc tế. Tuy nhiên sự kém
cạnh tranh nhất có lẽ thể hiện ở mạng lưới đại lý, mạng lưới quan
hệ nhỏ hẹp do trên 50% số doanh nghiệp giao nhận của Việt Nam
không có mạng lưới đại lý ở nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp
đều làm đại lý cho các hãng giao nhận đa quốc gia và do đó chỉ
đạm nhận công việc trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hạn chế khả
năng mở rộng mạng lưới dịch vụ ra các nước khác, ít nhất là trong
khu vực.
Trên thực tế, để có thể cung ứng tốt dịch vụ vận tải đa phương
thức không nhất thiết doanh nghiệp cung ứng phải có khả năng vận tải
hàng hoá trên mọi phương tiện. Trên thế giới, cũng hiếm có hãng vận
9

×