Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.88 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ LIÊN

TRUYÖN NG¾N TR£N T¹P CHÝ NAM PHONG (1917-1934)
VíI VIÖC X¢Y DùNG M¤ H×NH TRUYÖN NG¾N HIÖN §¹I
TRONG V¡N HäC VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ LIÊN

TRUYÖN NG¾N TR£N T¹P CHÝ NAM PHONG (1917-1934)
VíI VIÖC X¢Y DùNG M¤ H×NH TRUYÖN NG¾N HIÖN §¹I
TRONG V¡N HäC VIÖT NAM
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG


NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát......................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................11
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TẠP CHÍ NAM PHONG (1917 1934) TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC..................................................................................12
1.1. Quá trình hoạt động của tạp chí Nam phong.............................................................12
1.1.1. Vị trí của tạp chí Nam phong trong nền báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX
..........................................................................................................................
1.1.2. Tôn chỉ mục đích của tạp chí Nam phong..........................................................
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tạp chí Nam phong................................................
1.2. Đóng góp của tạp chí Nam phong trong việc xây dựng một nền lý luận phê bình văn
học mới.............................................................................................................................17
1.2.1. Tạp chí Nam phong với việc giới thiệu các lý thuyết văn học hiện đại.............
1.2.2. Tạp chí Nam phong với việc thực hành phê bình văn học.................................
1.2.3. Tạp chí Nam phong với việc xây dựng một lý thuyết mới về tiểu thuyết
..........................................................................................................................
1.3. Đóng góp của tạp chí Nam phong trên vấn đề gây dựng phong trào sáng tác..........26
1.3.1. Thơ trên tạp chí Nam phong...............................................................................
1.3.2. Du ký trên tạp chí Nam phong...........................................................................
1.3.3. Truyện ngắn (đoản thiên tiểu thuyết) trên tạp chí Nam phong..........................
Chương 2 NHỮNG GỢI Ý VỀ MỘT MÔ HÌNH TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VỚI

TRUYỆN NGẮN TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG............................................................35
2.1. Mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại trước yêu cầu đổi mới......................35
2.1.1. Đặc trưng của mô hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại............................
2.1.2. Những bất cập của mô hình truyện ngắn trung đại trước đòi hỏi của
phong trào Âu hóa............................................................................................
2.1.3. Sự ý thức của chủ bút tạp chí Nam phong và các cộng tác viên về nhu
cầu đổi mới mô hình truyện ngắn trung đại......................................................
2.2. Những dấu hiệu đổi mới của mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong............49
2.2.1. Đổi mới về chất liệu và cách tiếp cận hiện thực.................................................


4
2.2.2. Đổi mới về kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................
2.3. Mức độ tương ứng giữa lí luận về truyện ngắn và thực tiễn sáng tác truyện ngắn trên
tạp chí Nam phong...........................................................................................................62
2.3.1. Lí luận đóng vai trò hướng đạo..........................................................................
2.3.2. Lý luận đóng vai trò tổng kết kinh nghiệm........................................................
2.3.3. Những dấu hiệu “vượt trần” của thực tiễn sáng tác so với khái quát lí
thuyết................................................................................................................
Chương 3 VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUYỆN NGẮN HIỆN
ĐẠI TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG Ở GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 1930 - 1945................70
3.1. Vấn đề kế thừa mô hình truyện ngắn hiện đại trên tạp chí Nam phong....................70
3.1.1. Mục đích kế thừa................................................................................................
3.1.2. Nội dung kế thừa ...............................................................................................
3.1.3. Kết quả kế thừa ..................................................................................................
3.2. Vấn đề phát triển mô hình truyện ngắn hiện đại trên tạp chí Nam phong.................74
3.2.1. Lí do phải phát triển hoàn thiện mô hình ..........................................................
3.2.2. Những phương diện phải phát triển hoàn thiện .................................................
3.2.3. Kết quả của quá trình phát triển, hoàn thiện ......................................................
3.3. So sánh các truyện ngắn tiêu biểu trên tạp chí Nam phong với các truyện ngắn nổi

bật của văn học giai đoạn 1930-1945...............................................................................82
3.3.1. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Câu chuyện một tối của người tân
hôn (Nguyễn Bá Học) với Chí Phèo, Lão Hạc (Nam Cao)..............................
3.3.2. Câu chuyện gia tình của Nguyễn Bá Học và Báo hiếu: trả nghĩa cha; Báo
hiếu: trả nghĩa mẹ của Nguyễn Công Hoan......................................................
3.3.3. Giọt lệ hồng lâu của Hoàng Ngọc Phách và Tối ba mươi của Thạch Lam
..........................................................................................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................99


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn Việt Nam có từ thời trung đại, tuy nhiên cho đến nay
việc khu biệt truyện ngắn với các thể loại khác còn nhiều ý kiến chưa thống
nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào các yếu tố như dung
lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát đặc trưng truyện
ngắn. Việc căn cứ vào yếu tố nào để xác định đặc trưng truyện ngắn sẽ dẫn
đến cách nhìn nhận và phân loại truyện ngắn khác nhau. Đây là một vấn đề
thú vị cần được tiếp tục nghiên cứu, trên cơ sở của những cứ liệu lịch sử văn
học phong phú.
1.2. Việc phân biệt truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại trong
văn học Việt Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy
nhiên, thể loại truyện ngắn cũng như các thể loại khác trong quá trình phát triển
có sự kế thừa cái cũ để hình thành cái mới. Do vậy, có những truyện ngắn là
nét gạch nối, là giao thời giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại
nên nhận diện ra các dấu hiệu để xác định truyện ngắn trung đại và truyện ngắn
hiện đại không hề đơn giản. Qua nghiên cứu mảng truyện ngắn được đăng trên
tạp chí Nam phong (1917 - 1934), ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này.

1.3. Các truyện ngắn được công bố trên tạp chí Nam phong (19171934) được các nhà nghiên cứu đánh giá rất khác nhau. Những người đứng
trên lập trường chính trị cho rằng tạp chí Nam phong “tuyệt nhiên không có
một công lao gì đối với văn học dân tộc cả” (Lịch sử văn học Việt Nam 4b).
Các tác giả đứng trên quan điểm văn học lại đánh giá khác hẳn: “Phạm Quỳnh
là người kiên trì góp phần xây dựng nền văn học dân tộc, thúc đẩy nó phát
triển theo chiều hướng hiện đại của thế giới” (Nguyễn Lộc - Đông Dương tạp
chí, Nam phong tạp chí và việc giới thiệu văn học Pháp). Cách đánh giá đóng


6
góp của tạp chí Nam phong cho nền văn học là rất khác nhau. Có khi cùng
một nhà nghiên cứu nhưng giai đoạn trước Cách mạng và giai đoạn sau Cách
mạng tháng Tám 1945 cũng có đánh giá trái ngược như trường hợp Thiếu
Sơn. Cách đánh giá khác nhau này bị chi phối bởi thời gian và sự thay đổi
trong quan điểm nhìn nhận.
1.4. Trên cơ sở độ lùi của thời gian và sự đánh giá khách quan của lịch
sử về vai trò của tạp chí Nam phong, nhất là lĩnh vực văn học cho nền văn học
dân tộc, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc để làm rõ vai trò của truyện ngắn trên
tạp chí Nam phong trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, ngõ hầu
đóng góp một cái nhìn khách quan về truyện ngắn trên Nam phong nói riêng
và về Nam phong tạp chí nói chung - một vấn đề được đánh giá là phức tạp,
nan giải và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Đó chính là lí do chúng tôi lựa
chọn đề tài Truyện ngắn trên tạp chí Nam phong (1917-1934) với việc xây
dựng mô hình truyện ngắn hiện đại trong văn học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Phạm Quỳnh và tạp chí Nam phong
Những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học trên tạp chí Nam phong
được các nhà nghiên cứu đề cập tương đối nhiều nhưng không thống nhất ở
các thời kỳ khác nhau. Hơn nữa, sự đánh giá vai trò của tạp chí Nam phong
cũng như chủ bút Phạm Quỳnh có nhiều quan điểm trái ngược. Nhìn nhận lịch

sử vấn đề nghiên cứu Phạm Quỳnh và tạp chí Nam phong có thể tạp chia
thành ba thời kỳ như sau:
2.1.1. Thời kỳ từ 1924 đến trước Cách mạng tháng 8/1945
Ở thời kỳ này có các bài nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả Thiếu
Sơn, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan... Nội dung chủ yếu công nhận sự
đóng góp của tạp chí Nam phong với vai trò phổ biến chữ quốc ngữ, bảo tồn
và phát triển nền văn hóa dân tộc. Nam phong cũng là diễn đàn để các nhà văn


7
thể nghiệm công bố những sáng tác mới của mình. Song song với việc ghi
nhận vai trò phát triển văn hóa dân tộc của tạp chí Nam phong là sự ghi nhận
công lao chủ bút Phạm Quỳnh. Các tác giả đánh giá Phạm Quỳnh là người
tiên phong quảng bá văn chương Việt, bảo tồn văn hóa Việt. Năm 1933 trong
Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn ca ngợi Phạm Quỳnh đứng trên lập trường
quốc gia để xây dựng nền văn hóa dân tộc: “cái quốc gia chủ nghĩa của ông
Phạm Quỳnh... bổn tính nó hòa bình, mà chỉ hướng về văn hóa (...). Cái công
phu trứ tác của ông, ích cho quốc dân không phải là nhỏ, mà ảnh hưởng đối
với nhân chúng cũng thiệt là sâu” [43;tr 59].
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu nhận xét về mục
đích của tạp chí Nam phong là “Đem tư tưởng học thuật Âu - Á diễn ra tiếng
ta cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem mà lĩnh
hội được. Luyện tập quốc văn cho nền văn ấy, có thể thành lập được”. Đồng
thời ông cũng đánh giá cao Phạm Quỳnh: “ông Quỳnh thì có công dịch thuật
các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt
được các ý tưởng mới. (…) ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ văn
chương của tiền nhân. (….) văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của
một học giả. Tuy văn nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng đều có
công với việc thành lập quốc văn vậy”.
Trong Nhà văn hiện đại quyển I Vũ Ngọc Phan đã có những đánh giá

khá xác đáng về Phạm Quỳnh. Dù rằng, chủ yếu tác giả nhận định công lao
của Phạm Quỳnh đối với tạp chí Nam phong. Bên cạnh đó Vũ Ngọc Phan đã
nhìn nhận Phạm Quỳnh vừa là nhà dịch thuật vừa là nhà phê bình. Và, ông đã
đưa ra nhận định: “Cái công Phạm Quỳnh “khai thác” lúc đầu cho nền quốc
văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ”.
Như vậy, ở thời kỳ này các nhà phê bình tên tuổi đều ghi nhận công lao
đóng góp của Phạm Quỳnh cũng như tạp chí Nam phong trong việc xây dựng
nền quốc văn mới của chúng ta.


8
2.1.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 đến 1975
Thời kỳ này, do đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử đất nước có chiến tranh
nên mọi góc nhìn đều quy chiếu vào quan điểm chính trị cho nên Phạm
Quỳnh cũng như tạp chí Nam phong bị lên án gay gắt. Bộ sách Lịch sử văn
học Việt Nam (tập 4b) cho rằng Đông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí
“…tuyệt nhiên không có một công lao gì đối với văn học dân tộc cả” (Toàn
tập truyện ngắn Nam phong). Trước 1973, Thiếu Sơn trong bài viết Bài học
Phạm Quỳnh cũng cho rằng Phạm Quỳnh “dùng văn hóa để say đắm thanh
niên (…) tạo nên những nhà văn thuần túy ham sống trong tháp ngà để nói
chuyện văn chương… không muốn để mắt, để lòng tới những gì xảy đến cho
quê hương đất nước” [41; tr 86].
Nhìn chung, ở thời kỳ này “trong khu vực chịu ảnh hưởng cách mạng
một cách trực tiếp, thì Nam Phong tạp chí bị lên án một cách gay gắt, coi đó
là thứ điển hình cho cái gọi là văn hóa, văn học nô dịch” [7; tr50].
2.1.3. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Ở thời kỳ này, nhất là giai đoạn đổi mới sau năm 1986, các nhà nghiên
cứu đã có cái nhìn khách quan, thận trọng và cởi mở hơn trong đánh giá học
giả Phạm Quỳnh cũng như tạp chí Nam phong. Tiêu biểu cho khuynh hướng
này là Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ,

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đình Hảo…
Trong bài Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam phong tạp
chí nhóm tác giả Nguyễn Đình Chú và Trịnh Vĩnh Long đã ghi nhận đóng
góp của Nam phong tạp chí trên bốn phương diện đó là: quan niệm văn
chương mang tính chất hiện đại; sưu tầm và bảo lưu văn học dân tộc; giới
thiệu được những sáng tác mới; dịch thuật và giới thiệu văn học thế giới.
Đánh giá về Phạm Quỳnh, trong bài viết Thăng trầm trong thức nhận văn
nghiệp học giả Phạm Quỳnh trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 năm 2007, sau


9
khi khái quát các khuynh hướng khác nhau trong đánh giá về Phạm Quỳnh,
Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: “dù sao, Phạm Quỳnh cũng có một vị trí thích
đáng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại” và ghi nhận về tạp chí Nam
phong: “trong số bài vở đăng trên tạp chí này vẫn có một số lượng khả thủ cho
thấy động thái và tư duy hướng về văn học, văn hóa dân tộc mà một bộ phận trí
thức giàu tinh thần dân tộc, có tài năng đã nhiệt tâm đóng góp”. [46; tr14].
Trong bài giới thiệu truyện ngắn trên tạp chí Nam phong in trong Toàn
tập truyện ngắn Nam phong, Nguyễn Đình Hảo ghi nhận khái quát trên hai
phương diện của Nam phong tạp chí đó là Nam phong là diễn đàn công bố các
sáng tác và tạo ra công chúng văn học mới, đồng thời Nam phong còn là nơi
rèn luyện văn nghệ thuật và văn nghị luận bằng tiếng Việt. Từ những ghi nhận
ấy, Nguyễn Đình Hảo đã đi đến khẳng định vai trò to lớn của Nam phong tạp
chí trong quá trình phát triển văn học dân tộc.
Có thể nói, cùng với thời gian và các tư liệu có thể khảo cứu được, các
nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và đánh giá về học giả Phạm Quỳnh cũng như
tạp chí Nam phong ngày một cởi mở hơn, khách quan và công bằng hơn.
2.2. Một số bài nghiên cứu về truyện ngắn trên tạp chí Nam phong
Có thể nói, tạp chí Nam phong từ khi ra đời đến nay đã trải qua một
thời gian tương đối dài, gần 100 năm nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên việc

nghiên cứu chưa nhiều và bị gián đoạn một thời gian. Riêng nghiên cứu về
lĩnh vực truyện ngắn trên tạp chí Nam phong lại càng ít ỏi. Theo tìm hiểu của
chúng tôi, nghiên cứu về truyện ngắn trên tạp chí Nam phong có các công
trình: luận án tiến sỹ của Nguyễn Đình Hảo:Tạp chí Nam phong trong tiến
trình phát triển nền quốc văn mới đầu thế kỷ XX (1900-1930); Ngôn ngữ
nghệ thuật trong truyện ngắn trên Nam phong tạp chí của Trần Thị Hằng do
Nxb Đại học Thái Nguyên ấn hành, 2013; Đoản thiên tiểu thuyết và truyện
ngắn trên Nam phong tạp chí của Nguyễn Đức Thuận do nhà xuất bản Văn


10
học ấn hành năm 2013. Ngoài những công trình kể trên cũng còn có hai bài
viết đáng chú ý đó là Lời mở đầu của Lê Chí Dũng và Lời giới thiệu của
Nguyễn Đình Hảo in trong Toàn tập truyện ngắn Nam phong do nhà xuất bản
Văn học ấn hành năm 2012.
Các bài viết nói trên chỉ mới dừng lại ở những khía cạnh cụ thể, ít
nhiều còn phân tán về truyện ngắn trên Nam phong. Tuy nhiên, những bài viết
trên đã cung cấp những tư liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử văn học dân
tộc. Và đặc biệt, tác giả luận văn xem là những tài liệu quý để chúng tôi hoàn
thành luận văn này. Tuy vậy, nhìn chung, chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện và hệ thống về mô hình truyện ngắn
Việt Nam hiện đại được định hình trên tạp chí Nam phong. Vì vậy, nghiên
cứu về Truyện ngắn trên tạp chí Nam phong (1917-1934) với việc xây dựng
mô hình truyện ngắn hiện đại trong văn học Việt Nam là một việc làm cần
thiết, có ý nghĩa nhằm đánh giá khách quan vai trò của truyện ngắn trên tạp
chí Nam phong trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn
đề: Truyện ngắn trên tạp chí Nam phong (1917-1934) với việc xây dựng mô

hình truyện ngắn hiện đại trong văn học Việt Nam.
3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát
Phạm vi tài liệu khảo sát của đề tài của chúng tôi là Toàn tập truyện
ngắn Nam Phong (64 truyện ngắn) do Nguyễn Đình Hảo tuyển chọn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
4.1. Những đóng góp của tạp chí Nam phong trên lĩnh vực văn học
trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam


11
4.2. Khảo sát mô hình truyện ngắn hiện đại qua các truyện ngắn trên
tạp chí Nam phong
4.3. Tìm hiểu ảnh hưởng của mô hình truyện ngắn Việt Nam hiện đại
trên tạp chí Nam phong ở giai đoạn sau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống;
- Phương pháp phân tích -tổng hợp;
- Phương pháp so sánh - đối chiếu;
- Phương pháp thống kê - phân loại.
6. Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ dựng lại được mô
hình truyện ngắn hiện đại hình thành từ các truyện ngắn trên tạp chí Nam
phong để góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò to lớn của tạp chí Nam phong
trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về những đóng góp của tạp chí Nam phong

(1917 - 1934) trên lĩnh vực văn học
Chương 2: Những gợi ý về một mô hình truyện ngắn hiện đại với
truyện ngắn trên tạp chí Nam phong
Chương 3: Vấn đề kế thừa và phát triển mô hình truyện ngắn hiện đại
trên tạp chí Nam phong ở văn học giai đoạn 1930 - 1945


12
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA TẠP CHÍ NAM PHONG (1917 - 1934)
TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC
1.1. Quá trình hoạt động của tạp chí Nam phong
1.1.1. Vị trí của tạp chí Nam phong trong nền báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ XX
Tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút, ra đời năm 1917 đến
năm 1934 thì đình bản. Trong thời gian hoạt động tạp chí Nam phong xuất
bản được 210 số. Đội ngũ cộng tác viên đông đảo với hơn 30 cây bút nổi
tiếng đương thời. Quá trình tồn tại của tạp chí Nam phong được chia thành
bốn giai đoạn như sau: giai đoạn thành lập phát triển và mở rộng (1917-1922),
giai đoạn đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân (1922-1925), giai
đoạn thiên về hoạt động chính trị khi Phạm Quỳnh chủ trương đưa ra chủ
nghĩa quốc gia thuyết lập hiến (1925-1932), giai đoạn suy yếu (1932-1934).
Tạp chí Nam phong ra hàng tháng khổ lớn với độ dày khoảng 100 trang
bằng chữ quốc ngữ, có phần bằng chữ Hán hoặc chữ Pháp. Tạp chí Nam
phong có vị trí đặc biệt đối với văn học thời kỳ 1917-1934. Tạp chí này ra đời
để: “hoạt động sáng tác, biên khảo, phê bình dịch thuật văn chương với ý thức
và tình cảm gìn giữ, phát huy vốn văn chương, văn hóa cổ của Việt Nam,
trong đó có tiếng Việt, tinh hoa đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão làm nên tinh
thần và đạo lý phương Đông”, coi đó như là “quốc hồn”, “quốc túy”, đồng

thời mở rộng cánh cửa Việt Nam đón nhận những cái tiến bộ, cái hay của
phương Đông và phương Tây để xây dựng nền quốc học, quốc văn mới nhằm
đưa văn hóa nước nhà đi theo con đường dân chủ văn minh nhưng vẫn bảo
tồn được cái truyền thống đã tồn tại trong tâm hồn người Việt” [32; tr 700].


13
Với chủ trương trên, tạp chí Nam phong đã quy tụ được một đội ngũ
cộng tác viên văn chương đông đảo gồm cả Tây học và Nho học. Ở lĩnh vực
văn học tạp chí Nam phong có ba mảng chính: biên khảo văn học cổ, biên
dịch, giới thiệu sáng tác văn học Tây Âu; phê bình và sáng tác văn chương
đăng tải trên các mục văn học bình luân, văn uyển, tiểu thuyết… Với các
chuyên mục trên, Nam phong là một tạp chí có vai trò rất lớn trong việc tiên
phong xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Vai trò ấy được thể hiện:
Thứ nhất, có quan điểm văn chương tiến bộ: “tạp chí Nam phong tập
hợp được nhiều cây bút bàn luận về văn chương sắc sảo đương thời như Mân
Châu, Nam Minh, Hoàng Tích Chu, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam,
Nguyễn Đôn Phục và chủ bút Phạm Quỳnh. Các cây bút trên đã bàn về từng
loại hình văn học, cụ thể về văn xuôi, văn tự sự, tiểu thuyết, hài văn, thơ, tục
ngữ, ca dao… Trong số đó có bài của Phạm Quỳnh bàn về tiểu thuyết được
coi là một bài viết có ý nghĩa tiên phong trong việc xác lập hệ thống quan
điểm về tiểu thuyết mà không bị thời gian bỏ qua” [8; tr52]. Về quan điểm
văn chương, có thể nói Nam phong đã thể hiện rõ tính chất hiện đại trong
quan niệm về văn chương trong cách giới thuyết về thể loại. Đó là sự đóng
góp của tạp chí Nam phong cho lịch sử phát triển quan điểm văn chương ở
nước ta.
Thứ hai, việc bảo tồn, sưu tầm văn học cổ của dân tộc. Trên tạp chí
Nam phong đã giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm có giá trị của thời trung đại
như Hồng Đức Quốc âm Thi tập của Lê Thánh Tông, Bạch Vân thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút

của Phạm Đình Hổ, thơ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Tạp
chí Nam phong qua việc dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm ấy đã làm sống lại
giá trị thơ ca lớn lao của dân tộc.
Thứ ba, tạp chí Nam phong là nơi giới thiệu tác phẩm mới. Tạp chí
Nam phong đã liên tục đăng các sáng tác mới của cây bút đương thời với đủ


14
thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch, thơ,… Theo các nhà nghiên cứu,
tạp chí Nam phong trong thời gian tồn tại đã đăng 64 truyện ngắn, có một số
truyện ngắn nổi tiếng như Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn; tiểu
thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật; có 100 tác phẩm ký tiêu biểu
như Một tháng ở Nam kỳ, Mười ngày ở Huế… của Phạm Quỳnh, Cảnh vật
Hà Tiên của Nguyễn Văn Kiêm; về thơ đăng trên tạp chí Nam phong cũng
đủ thể loại nhưng chiếm ưu thế vẫn là thể loại thơ Đường luật với 3826 bài.
Thơ ca không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nó là bước đệm để đi đến
hiện đại.
Thư tư, dịch thuật và giới thiệu văn học thế giới. Trong thời gian hoạt
động tạp chí Nam phong đã dịch hơn 200 tác phẩm nước ngoài chủ yếu của
Trung Quốc, Pháp tiêu biểu có các tác giả như Tư Mã Thiên, Corneille,
Pauldivoi, Shakespeare, Lamartin…
Nhìn chung, các tác phẩm dịch đăng trên tạp chí Nam phong là những
tinh hoa văn học thế giới gần như lần đầu tiên được dịch ở Việt Nam. Các tác
phẩm đó đã phần nào định hướng cho văn học Việt Nam đi theo văn học hiện
đại thế giới.
Có thể nói tạp chí Nam phong là một tạp chí có nhiều chức năng song
chức năng văn hóa, văn học rất nổi bật, có vai trò đắc lực góp phần hiện đại
hóa, văn hóa văn học Việt Nam từ năm 1920 trở đi.
1.1.2. Tôn chỉ mục đích của tạp chí Nam phong
“Mục đích báo Nam phong là thể cải cái chủ nghĩa khai hóa của chính

phủ, biên tập những bài bằng Quốc văn, Hán văn, Pháp văn để giúp sự mở
mang trí thức giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá khoa học
của thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng đại Pháp, bảo tồn quốc túy của nước
Việt Nam ta cùng bênh vực lợi quyền người Pháp, người Nam trong trường
quốc tế.


15
Báo Nam phong lại chủ ý riêng về sự tập luyện quốc văn cho thành một
nền quốc văn An Nam”.
Như vậy, với tư tưởng Nam phong là ngọn gió nước Nam tôn chỉ đã
nêu rõ: 1) Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ; 2) Luyện
quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển,
sáng sủa và gãy gọn; 3) Lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh
thần dân tộc.
Dưới dự chỉ đạo mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo của Phạm Quỳnh, các
tôn chỉ đó đã được thể hiện sinh động trên cơ sở các chuyên mục của tạp chí
như: lý thuyết văn hóa bình luận, khoa học bình luận, triết học bình luận, văn
uyển, tạp văn, thời đàm, tiểu thuyết….
Từ tôn chỉ đó, Phạm Quỳnh đã thực hiện được các mục đích của tạp chí
Nam phong đó là dùng chữ quốc ngữ.
Mục đích chính trị của tạp chí Nam phong là “trong tình hình này,
chính phủ có sáng kiến lập ra một tạp chí bằng tiếng bản xứ để cho người An
Nam dễ thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền mà chúng ta cần phải
đeo đuổi”. Với mục đích chính trị như vậy, người Pháp đã cử Louis Marty
giám đốc phòng An ninh và Chính trị Đông Dương điều khiển để thực hiện
chủ nghĩa khai hóa của chính quyền bảo hộ. Rõ ràng với mục đích chính trị
thì tạp chí Nam Phong là công cụ của bộ máy tuyên truyền của Pháp làm cho
Người An Nam lúc bấy giờ tôn trọng, ca ngợi người Pháp.
Về mục đích văn hóa thì Phạm Quỳnh và các cộng sự của ông đã khéo

léo thực hiện việc mở mang kiến thức, giữ gìn đạo đức, bảo tồn quốc hồn,
quốc túy trong quốc dân đồng bào, truyền bá các môn khoa học tiên tiến
phương Tây, đặc biệt là giới thiệu các tư tưởng, học thuật Pháp. Như vậy, với
mục đích văn hóa, văn học thì tạp chí Nam phong đã góp phần phát triển nền
văn học nước nhà.


16
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tạp chí Nam phong
Tạp chí Nam phong tồn tại trong một thời gian khá dài 17 năm (19171934), xuất bản được 210 số báo với một đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Tạp
chí Nam phong trải qua ba giai đoạn chính: giai đoạn thành lập và phát triển
(1917-1925); giai đoạn đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân (19251932); giai đoạn suy yếu (1932-1934).
Giai đoạn 1917-1925: giai đoạn này tạp chí Nam phong hoạt động trong
khuôn khổ hội Khai trí Tiến đức. Ở giai đoạn này Phạm Quỳnh chủ yếu dựa
vào Nguyễn Bá Trác, Lê Dư. Tạp chí không chỉ tán dương các chính sách của
thực dân mà còn ca tụng vua Khải Định. Giai đoạn này mới thành lập nên có sự
giám sát chặt chẽ của người Pháp, hoạt động dưới sự chỉ đạo của người Pháp.
Ông chủ bút Phạm Quỳnh phải làm theo người Pháp để lấy lòng người Pháp.
Giai đoạn 1925- 1932: bên cạnh xu hướng chính trị quốc gia cải lương,
tạp chí Nam phong còn phát triển mạnh sang địa hạt nghiên cứu học thuật, mở
rộng cánh cửa Âu-Tây trong tư tưởng văn hóa, tạo ra một thế lực chính trị
theo chủ thuyết lập hiến do Phạm Quỳnh đứng đầu.
Giai đoạn 1932-1934: giai đọan này Phạm Quỳnh chủ yếu chuyển sang hoạt
động chính trị nên báo giảm chất lượng, mất bạn đọc và tự đình bản. Sau khi Phạm
Quỳnh được Bảo Đại triệu vào Huế giữ chức Thượng thư vào tháng 11-1932 thì
Nguyễn Trọng Thuật đứng ra làm chủ biên được vài số thì Lê Văn Phúc đứng ra
canh tân. Tiếp theo Nguyễn Tiến Lãng đứng ra kế thừa song không làm thỏa mãn
được thị hiếu độc giả, hơn nữa chính quyền bảo hộ Pháp lúc này cắt nguồn hỗ
trợ kinh phí cho tờ báo nên đến tháng 8 năm 1934 thì Nam phong đình bản.
Trong quá trình phát triển của mình, tạp chí Nam phong đã cung cấp

cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, những
thông tin về thời sự chính trị, do đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiếp
cận thông tin của một bộ phận người Việt trong bối cảnh báo chí lúc bấy giờ
còn khá ít ỏi.


17
1.2. Đóng góp của tạp chí Nam phong trong việc xây dựng một nền
lý luận phê bình văn học mới
1.2.1. Tạp chí Nam phong với việc giới thiệu các lý thuyết văn học
hiện đại
Ngay từ Lời phi lộ số đầu nói về tôn chỉ của tạp chí Nam phong, Phạm
Quỳnh và các cộng sự của ông đã nêu ra tôn chỉ của văn chương trong đó có lưu ý
đến tôn chỉ đầu tiên, số 1 là “diễn đạt tư tưởng, học thuật Đông Tây kim cổ”. Vì
vậy, việc giới thiệu các lý thuyết văn học hiện đại được Phạm Quỳnh rất quan tâm.
Xét về lý thuyết, tạp chí Nam phong có nhiều bài viết bàn về văn
chương. Mân Châu trong bài Văn chương (số 30-1919) đã đưa ra quan niệm:
“Văn chương là một vật quý trọng. Người làm văn phải sao cho từ nghiêm
nghĩa chính. Một khi cầm lấy quản bút thì trước hết phải nghĩ đến lợi ích quốc
gia. Tạo phúc cho xã hội, quan hệ tới nhân tâm thế đạo sao cho được hết cái
năng sự của nhà văn. Như thế thì mới đáng gọi là một người văn sĩ cho đời
cậy nhờ được”. Đây là quan điểm tiến bộ về trách nhiệm của nhà văn đối với
quốc gia, đối với xã hội. Đồng thời quan điểm đó cho thấy chức năng của văn
chương cũng như tính dân tộc của văn học đã được ý thức.
Phạm Quỳnh trong bài Văn chương truyện Kiều (số 35-1920) cũng viết:
“phần văn chương hay là thứ nhất ở lời văn điêu luyện, thứ nhì là ở tứ thâm
trầm. Có ý tứ hay mà lời văn không đạt thời ý tứ cũng không biểu đạt ra được.
Có lời văn đẹp mà không có ý tứ thì thời khác nào có vỏ mà không có ruột, có
xác mà không có hồn…”. Đây là lời bàn về mối quan hệ giữa nội dung (ý tứ)
và hình thức (lời văn) của văn học. Phạm Quỳnh đã chỉ ra tính hiện đại của

văn chương chính là mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức trong
tác phẩm văn chương, một trong những vấn đề lý luận văn học mà sau này
các nhà lý luận mác xít rất quan tâm.
Cũng trên tạp chí Nam phong nhiều bài viết đã bàn về đặc trưng của
từng loại hình văn học như văn xuôi, văn tự sự, tiểu thuyết, hài văn, hư văn,


18
về thơ, về tục ngữ, ca dao. Trong số những bài viết về loại hình văn học đáng
chú ý là những bài viết bàn về tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, một trong
những thể loại mới mẻ, bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam. Trong bài
Bàn về tiểu thuyết (số 43-1921), Phạm Quỳnh đã định nghĩa về tiểu thuyết “là
một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội
hay là những sự lạ tích kỳ đủ làm cho người đọc hứng thú”, “phàm sách gì
không phải là sách dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thi ca, thời đều
là tiểu thuyết cả, mà tiểu thuyết có khi gồm được cả những lối kia”. “Bài bàn
về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh đáng được coi là một bài viết có ý nghĩa tiên
phong trong việc xác lập hệ thống quan điểm của tiểu thuyết mà không bị thời
gian bỏ qua. Chẳng những thế mà còn có vai trò nhất định trong việc xác lập
hệ thống quan niệm cho công cuộc xây dựng nền tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại ở buổi đầu” [8; tr52].
Đề cập đến những vấn đề lý thuyết về thơ, tác giả Hồng Nhân trong bài
Thơ là gì? (tạp chí Nam phong số 48-1921) cũng đã có nhiều kiến giải trong
đó có phần đề cập đến quan niệm thơ ca phương Tây, có sự so sánh với thơ ca
phương Đông.
Các bài bình luận về văn chương trên tạp chí Nam phong có sự nối tiếp
truyền thống của các bậc tiền nhân, song về cơ bản những lời bàn ấy “đã thấy
ít nhiều bộc lộ tính chất hiện đại trong quan niệm văn chương, trong cách giới
thuyết về thể loại” [8; tr 52].
Như vậy, việc giới thiệu lý thuyết về văn học hiện đại trên tạp chí Nam

phong thực sự là những đóng góp lớn cho lịch sử văn học, làm phong phú
thêm hệ thống quan niệm văn chương ở nước ta.
1.2.2. Tạp chí Nam phong với việc thực hành phê bình văn học
Tạp chí Nam phong không chỉ giới thiệu lý thuyết về văn học hiện đại
mà còn thực hành phê bình văn học. Nhóm tác giả phê bình văn học trên tạp


19
chí Nam phong mà tiêu biểu là Phạm Quỳnh đã đăng nhiều bài viết thuộc lĩnh
vực phê bình văn học. Ông là một trong những người đầu tiên đã vận dụng
phương pháp khoa học (phương pháp phân tích văn học) của phương Tây vào
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn học nước ta. Trên tạp chí Nam
phong số 2 năm 1917, Phạm Quỳnh đã đăng bài Một tấm lòng của Đoàn Như
Khuê. Đây có thể coi là một trong những bài phê bình văn học đầu tiên được
viết theo phương pháp phân tích văn học của phương Tây, tức là theo lối “nhà
phê bình là kẻ đọc hộ người khác”. Hoặc có thể hiểu phê bình văn học được
coi như là một hình thái tiếp nhận văn học. Phạm Quỳnh còn viết một số bài
phê bình văn học như: Giấc mộng con của Nguyễn Khắc Hiếu đăng trên tạp
chí Nam phong số 7 năm 2018. Các bài viết của Phạm Quỳnh thể hiện một lối
phê bình mới lạ theo xu hướng hiện đại. Chính vì thế mà trong cuốn Nhà văn
hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “… vậy liệt ông (Phạm Quỳnh) vào
các nhà văn đi tiên phong không phải là vô lý vậy”. Cái tiên phong của Phạm
Quỳnh chính là vận dụng những thao tác, phương pháp phân tích văn học của
phương Tây một cách sáng rõ, mạch lạc trên tinh thần duy lý, tuy nhiên vẫn
còn mang tính thô sơ đơn giản của buổi ban đầu. Cũng Vũ Ngọc Phan, trong
Nhà văn hiện đại đã đề cao Phạm Quỳnh là “một cây bút sắc sảo mà phê bình
theo lối ấy tất nhiên có ích cho những người hiếu học, có thể hướng cho
người ta khỏi lầm đường” và “Lối phê bình của Phạm Quỳnh ai cũng nhận
thấy là một lối thật trang nhã, trang nhã cả ở những chỗ chê bai…”.
Về lĩnh vực phê bình thơ, trên tạp chí Nam phong số 5/2017 Phạm

Quỳnh cho in bài Thơ ta thơ Tây. Trong bài viết này Phạm Quỳnh đã chỉ ra
sự khác biệt giữa thơ ca phương Đông mà chủ yếu là Thơ Đường với thơ ca
Phương Tây mà chủ yếu là thơ Pháp. Sự khác biệt căn bản đó là “một bên thì
vụ bề nhân công, một bên thì chuộng vẻ thiên thú. Vụ bề nhân công thì chủ
lấy cực kỳ tinh xảo, làm bài thơ như chạm một hòn ngọc, uốn một cái cây,


20
sửa một cái vườn cảnh thế nào cho trong cái giới hạn nhất định, thêu lên
bước gấm trăm hoa. Chuộng vẻ thiên thú thì nhà thơ tự coi mình như cái
phong cầm tự gió thổi mà lên tiếng (…) lời thơ phải tùy theo lớp sóng trong
lòng là khi dài khi ngắn, khi thấp khi cao, không thể cầm giữ trong phạm vi
nhất định”.
Ở cuối bài viết này, Phạm Quỳnh có xu hướng dung hòa cũ mới khi
cho rằng: “Ta cứ nên giữ lối “tranh cảnh” của ta, nhưng cũng nên rộng cái
khuôn nó ra một chút mà bắt chước lấy cái lẽ thiên thú của người”. Rõ
ràng, tuy kêu gọi dung hòa cũ mới nhưng Phạm Quỳnh vẫn hướng về sự
biến đổi theo hướng thơ phương Tây hiện đại, theo hướng cảm xúc của chủ
thể nhà thơ.
Việc phê bình kịch và tiểu thuyết được Phạm Quỳnh tiến hành một
cách kỹ lưỡng và hệ hống. Điều đặc biệt là hoạt động dịch thuật luôn gắn với
biên khảo, lí luận phê bình giúp người đọc không chỉ quen với những phạm
trù thẩm mỹ mới nảy sinh từ thực tiễn đời sống văn học nghệ thuật đương
thời. Về sự kiện hội Khai trí Tiến đức cho công khai vở Người bệnh tưởng
của Moliere (do Nguyễn Văn Vĩnh dịch), Phạm Quỳnh đã viết bài tường thuật
bình luận trên Nam phong số 34/1920 để tán thưởng sự kiện này là nguyên
nhân trực tiếp để ông dịch và giới thiệu về nghề diễn kịch ở Pháp, hí kịch của
Moliere trên tạp chí Nam phong số 35 /1920. Tiếp đó Phạm Quỳnh giới thiệu
một số truyện ngắn của Pháp có lời dẫn có tính chất giới thiệu, định hướng
cho các văn sĩ nước ta sáng tác.

Các bài phê bình, điểm sách của Phạm Quỳnh về các tác giả trong nước
như Phạm Duy Tốn, Đặng Trần Phất đã cổ vũ cho những cách tân nghệ thuật
hướng đến một mô hình truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, Phạm
Quỳnh cũng đã dùng phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây, mong
phát biểu được cái đặc sắc, bày tỏ giá trị một nền tuyệt tác trong quốc văn An


21
Nam ta. Ông dùng phương pháp này để phát hiện những cái mới, cái hay của
văn học Việt Nam truyền thống.
Có thể nói, những công trình biên khảo, lý luận, điểm sách và phê
bình quan trọng nhất đăng trên tạp chí Nam phong của Phạm Quỳnh được
viết chủ yếu từ 1917-1921. Giai đoạn rất cần những định hướng lý luận để
xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại nói riêng, hiện đại hóa văn học Việt
Nam nói chung.
1.2.3. Tạp chí Nam phong với việc xây dựng một lý thuyết mới về
tiểu thuyết
Trước tiên chúng tôi xin giới thuyết về vấn đề tên gọi tiểu thuyết. Trên
tạp chí Nam phong, thuật ngữ tiểu thuyết được dùng từ 1917 đến 1933. Từ
tháng 5/1934 cho đến khi đình bản tháng 12/1934 mới đổi tên mục là truyện
ngắn. Như vậy cách gọi tiểu thuyết trên tạp chí Nam phong còn chung cho cả
ba thể loại: trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết và đoản thiên tiểu
thuyết (tương ứng với bây giờ là tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn).
Trong bài Bàn về tiểu thuyết Phạm Quỳnh đã phân loại như sau: những loại
tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tả thực, tiểu thuyết truyền kỳ đều được coi là
trường thiên tiểu thuyết, nghĩa là những truyện dài cả. Ngoài các lối ấy có một
lối gọi là đoản thiên tiểu thuyết nghĩa là tiểu thuyết ngắn. Lâu nay, người
nghiên cứu thường dùng từ truyện ngắn thay cho đoản thiên tiểu thuyết trên
tạp chí Nam phong. Thực ra cách gọi như vậy nó cũng chỉ đúng tương đối vì
đoản thiên tiểu thuyết hoàn toàn không đồng nhất với thể loại truyện ngắn

nhưng trên những nét cơ bản về nội dung cũng như hình thức và thi pháp thể
loại thì đoản thiên tiểu thuyết và truyện ngắn cơ bản giống nhau. Vì vậy,
trong mục này và luận văn này, để cho tiện và dễ gọi chúng tôi quan niệm tiểu
thuyết hay đoản thiên tiểu thuyết trên tạp chí Nam phong chính là khái niệm
truyện ngắn theo cách gọi ngày nay.


22
Tạp chí Nam phong đề ra tôn chỉ luyện quốc văn trở nên hoàn hiện, bồi
dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa… nên ngay từ khi mới ra
đời nó đã quan tâm nhiều đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết trở thành đối tượng tìm
hiểu của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Trong suốt 17 năm tồn tại, tạp chí
Nam phong đã có công gây dựng nền văn xuôi nước nhà, trong đó có việc xây
dựng thể loại tiểu thuyết.
Để xác lập một lý thuyết mới về tiểu thuyết, tạp chí Nam phong đã
cho dịch và giới thiệu những cuốn tiểu thuyết nước ngoài mà chủ yếu là tiểu
thuyết Tây Âu. Qua những chuyện dịch này, dụng ý của tạp chí Nam phong
là để cho các tác giả nước ta có mô hình, hình mẫu để bắt chước mà sáng
tác. Vì vậy trước mỗi chuyện dịch, tạp chí Nam phong có lời giới thiệu mang
tính định hướng. Trên số báo đầu tiên năm 1917, tạp chí Nam phong đã dịch
đăng tiểu thuyết Chuyện cái dấu đỏ của De Vigny và đến số 2 năm 2017 khi
dịch truyện Người lính bằng tuyết của Georged Esparbes dịch giả Phạm
Quỳnh đã viết lời dẫn: “Truyện dịch sau này là thuộc về lối đoản thiên tiểu
thuyết. Lối ấy cũng là một lối hay trong văn chương Tây, các văn sĩ ta có thể
bắt chước mà làm bằng tiếng Nôm vì lối viết tiểu thuyết dài thì người ta còn
chưa đủ tư cách mà khởi hành được” [7; tr17]. Qua lời dẫn trên, ta thấy
Phạm Quỳnh cổ vũ cho thể loại tiểu thuyết của Tây (“là một lối văn hay”) và
kêu gọi văn sĩ ta bắt chước để sáng tác theo. Phạm Quỳnh cho rằng lối văn
ngắn gọn này các nhà văn ta có thể bắt chước được, còn lối tiểu thuyết dài
“thì chưa đủ tư cách”. Cụm từ “chưa đủ tư cách” cần được hiểu là chưa đủ

trình độ, khả năng để sáng tác. Sở dĩ Phạm Quỳnh có nhận xét như vậy là vì
tiểu thuyết viết theo lối phương Tây (tiểu thuyết hiện đại) đến thời điểm năm
1917 ở Việt Nam gần như là mảnh đất trống chưa có người canh tác. Tạp chí
Nam phong số 5/1917 tiếp tục dịch và giới thiệu truyện Tự nguyện góa
chồng với lời dẫn của Phạm Quỳnh như sau: “truyện dịch sau này cũng là


23
thuộc về lối đoản thiên tiểu thuyết như truyện. Người lính bằng tuyết đăng
trong số báo thứ 2, văn chương tuyệt xảo, nhời văn như có sinh hoạt, vận
động cái thảm kịch hiển nhiên như thực, như diễn ra trên sân khấu vậy. Các
văn sĩ ta nên kíp mà tập lấy cái lối đoản thiên này. Tức cũng như lối truyện
liêu trai, nhưng lời văn thành thực, nghĩa truyện thảm thiết biết chừng nào!
Văn quốc ngữ quyết là có thể làm được những tiểu thuyết ngắn như thế. Xin
cố lên” [8; tr118]. Qua những lời bình này ta thấy Phạm Quỳnh đã xác định
được thể loại này là đoản thiên tiểu thuyết, gợi ý lời văn phải sinh động, các
tình tiết phải như thực, như trên sân khấu. Cách viết như lối viết truyện liêu
trai của Tàu mà ta có thể đã viết, đã quen, có thể bắt chước sáng tác được.
Dịch giả Phạm Quỳnh cũng lưu ý là như liêu trai nhưng lời văn thành thực,
nghĩa truyện thảm thiết, nghĩa là phải có phần hiện thực trong sáng tác. Đây
là khuynh hướng mà ngay từ đầu cho đến khi đình bản tạp chí Nam phong.
Phạm Quỳnh không quên khích lệ, cổ vũ và tin tưởng “quyết là có thể làm
được những tiểu thuyết như thế”.
Số 7/1918 của tạp chí Nam phong công bố cuộc thi thơ văn của bản báo
với điều lệ gửi bài là: “Tiểu thuyết phải làm theo lối Âu Châu, tự đặt ra,
không được dịch hoặc bắt chước chuyện Tàu, chuyện Tây; phải dùng phép tả
thực, không được bịa đặt những việc hoang đường, kỳ quái. Trọng nhất là tả
được cái tâm lý người ta cùng các trình trạng xã hội. Không nên đặt những
chuyện có thể phương hại đến luận lí và tôn giáo, hoặc quan hệ đến chính trị”.
Qua nội dung thể lệ cuộc thi ta có thể thấy chủ trương của Nam phong xây

dựng một lý thuyết mới về tiểu thuyết. Trước hết ta thấy tạp chí Nam phong
chủ trương xây dựng một lý thuyết mới về tiểu thuyết hiện đại theo lối châu
Âu, nghĩa là học theo tiểu thuyết phương Tây với khuynh hướng và phương
pháp tả thực, “tả cái tâm lý người ta cùng các trình trạng xã hội” nhưng cần
tránh những điều phương hại đến luân lý, tôn giáo hay quan hệ đến chính trị.


24
Với chủ trương xây dựng một nền tiểu thuyết mới, bắt đầu từ số
10/1918, tạp chí Nam phong cho đăng mục “Tiểu thuyết mới” với Câu
chuyện gia tình là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Bá Học là tiểu thuyết đầu
tiên bằng văn xuôi quốc ngữ của tạp chí Nam phong. Tiếp đó tạp chí Nam
phong tiếp tục đăng các truyện ngắn Chuyện ông Lý Chắm (số 13/1918), Sống
chết mặc bay của Phạm Duy Tốn (số 18/1918)… đều là tiểu thuyết viết theo
lối mới, theo tinh thần lý thuyết mà Phạm Quỳnh đã giới thiệu.
Tuy nhiên, về phương diện lý thuyết thì phải đến số 43 (1/1921) tức là số
Phạm Quỳnh đăng bài Bàn về tiểu thuyết thì vấn đề lý luận về tiểu thuyết mới
được đặt ra một cách đầy đủ, tương đối hoàn thiện và có tác dụng chi phối sáng
tác của các văn sĩ lúc bấy giờ. Trong bài viết này, Phạm Quỳnh đã định nghĩa
về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi, đặt ra để
tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ đủ làm cho
người đọc có hứng thú”. Sau định nghĩa này, Phạm Quỳnh có giải thích thêm:
“như vậy thời phạm vi của tiểu thuyết rộng lắm: phàm sách gì không phải sách
dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thơ ca là tiểu thuyết cả, mà tiểu
thuyết lại có khi gồm được cả các lối kia, vì trong một bộ tiểu thuyết cũng có
chỗ nghị luận, chỗ khảo cứu, chỗ ngâm vịnh, chỗ khuyên răn có nghĩa hai chữ
tiểu thuyết trong sách Tàu lại rộng lắm nữa, phàm sách gì không phải là “chính
thư” (nghĩa là sách để học kinh, truyện, sử…) đều là tiểu thuyết cả nhưng tiểu
thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết bây giờ”.
Phạm Quỳnh đã giới thuyết về tiểu thuyết là một thể loại tổng hợp bao

hàm trong nó nhiều thể loại khác nhau. Trong đoạn giải thích, Phạm Quỳnh
đã đưa ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết mới với tạp thuyết mà trong sách Tàu
thường gọi. Sự khác biệt chính là tạp thuyết với tiểu thuyết.
Từ khái niệm trong bài viết này, Phạm Quỳnh triển khai sâu hơn, chi
tiết về các khái niệm thường gặp của tiểu thuyết như xây dựng nhân vật, kết
cấu, lời văn, phân loại tiểu thuyết.


25
Với việc xây dựng kết cấu và nhân vật, Phạm Quỳnh cho rằng “điều cốt
yếu trong phép làm thiểu thuyết là kết cấu”. Nghĩa là kết cấu là quan trọng
nhất, là đặc trưng của tiểu thuyết mới. Trong kết cấu ông lại chia ra nhân vật
và tình tiết. Về nhân vật ông yêu cầu phải có căn cứ ở tính thông thường của
loài người nghĩa là mang tính chung, tính phổ quát của con người nhưng đồng
thời cũng phải có “một tính cách riêng”. Đây là một yêu cầu mà sau này các
nhà lý luận gọi là nhân vật điển hình phải đảm bảo được hai yếu tố tính chung
và tính cá biệt.
Đề cập đến lối hành văn, Phạm Quỳnh viết: “văn tiểu thuyết chính là
văn tự sự, tự sự nghĩa là văn kể chuyện” và “trong bộ tiểu thuyết không có lối
văn gì là không dùng đến”. Khi so sánh lối văn Tàu với lối văn Tây ông
nghiêng về ủng hộ lối văn Tây khi cho rằng: “Văn Tây có cái vẻ đột ngột tự
nhiên, kể chuyện gì nói ngay vào việc, có ý lanh lẹ, hoạt bát, vì cứ theo cái
điệu trong truyện mà khi hoãn, khi gấp, khi gần, khi xa… bao giờ cũng in với
nghĩa truyện”. Phạm Quỳnh cũng đã chỉ ra sự thống nhất giữa nội dung và
hành văn trong tiểu thuyết mới. Buổi ban đầu khi bàn về tiểu thuyết, có thể
nói Phạm Quỳnh rất chú ý đến các phạm trù thuộc về hình thức của tiểu
thuyết. Chính cái hình thức hay mới làm cho người đọc có hứng thú.
Khi bàn về ngôn từ tiểu thuyết, trong bài viết này, Phạm Quỳnh rất chú
ý đề cập đến cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật khi cho rằng “người nào nói theo
tính cách riêng của người ấy” và “mỗi câu nói là một nét bút tả cái tâm tính

một người vậy”.
Khi phân loại tiểu thuyết trong bài Bàn về tiểu thuyết Phạm Quỳnh
cũng đã xây dựng các tiêu chí để phân loại. Căn cứ vào tiêu chí nội dung,
Phạm Quỳnh chia tiểu thuyết thành các loại như; tiểu thuyết lịch sử, tiểu
thuyết triết học, tiểu thuyết về xã hội, tiểu thuyết tâm lý… Lấy tiêu chí về
hình thức, Phạm Quỳnh chia tiểu thuyết thành tiểu thuyết tự sự, tiểu thuyết


×