Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tuyển tập Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 83 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN VĂN


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 10
Câu 1 ( 4,0 điểm)
“Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.
Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào
là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ,
ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng
ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra
chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức
gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động
ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ
buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng
gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta
cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những
ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở
đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong
những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.”
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút
kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên?
Xác định thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp
bên nhau thành một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại
ngôn ngoại” trong 2 câu thơ:


Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)


Câu 2 ( 6,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thông
điệp từ câu chuyện sau đây:
“Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén mở ra một khe
nhỏ. Cậu bé ngồi yên lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức
để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng nó có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường
như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé
quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy cái kéo và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn
ra. Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó co lại.
Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ
thể nó. Nhưng chẳng thấy có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng thực tế, con bướm đó sẽ
không bao giờ bay được. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng
chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải nổ lực thoát ra là điều kiện tự nhiên
để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén”
(Hạt giống tâm hồn, NXB T.P Hồ Chí Minh, tr 123)
Câu 3 ( 10,0 điểm)
Về bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ thể hiện
quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Nhưng lại có ý
kiến khác cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền
thống”
Từ cảm nhận về bài thơ “ Sóng” , hãy bình luận những ý kiến trên?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 10
Câu Ý
I
1


Nội dung

Điểm

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

4,0

Những ý chính của đoạn trích văn bản:

1,0

-

Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý

niệm. Ngoài công dụng gọi tên sự vật, nó còn có khả năng gợi
hình, gợi cảm cao.


-

Nghĩa của câu thơ, bài thơ, không chỉ là nghĩa cộng của

những chữ, những tiếng tạo nên câu thơ, bài thơ mà là nghĩa tổng
hợp trong mối quan hệ đa chiều của những tiếng, những chữ tạo
nên câu thơ, bài thơ ấy.
2


- Người viết đã sửng dụng kết hợp các thao tác : Bình luận,

1,0

chứng minh...
- Bình luận là thao tác lập luận chính
Biểu hiện: Có nhiều câu văn thể hiện quan điểm, ý kiến của
người viết về vấn đề chữ và tiếng trong thơ như câu 3,4...

3

Các biện pháp tu từ

1,0

- Biện pháp so sánh: Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy
Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Có cảm
giác mỗi chữ không còn là một cái vỏ ngôn ngữ vô hồn, bất động
mà lung linh, sinh động, có sức sống đang toả nhiệt và truyền hơi
ấm sang người đọc.
- Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh một vùng sáng chung.
Hiệu quả nghệ thuật: Đó là nghĩa của những tiếng, những chữ (
nói chung là từ ngữ) trong mối quan hệ tương tác, hoà hợp, bổ
sung lẫn nhau để tạo nên những ý nghĩa ngoài ý nghĩa riêng của
mỗi tiếng, mỗi chữ. Phép ẩn dụ cũng làm tăng tính gợi hình gợi
cảm cho câu văn.
4

- Thi tại ngôn ngoại nghĩa là : Ý thơ ở ngoài lời thơ 1,0
-


Phần

Thi

tại

ngôn

ngoại

trong

hai

câu

thơ:

+ Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc
nhở.
+ Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực,
niềm tự hào cho thế hệ hiện tại trong cuộc đương đầu với thực
dân Pháp xâm lược.


Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ 6,0

II


của anh chị về thông điệp từ câu chuyện đã cho.
Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí,
chặt chẽ và thuyết phục. Khuyến khích những bài viết có sự sáng
tạo. Cần nêu được các ý chính sau:

1.

Giải thích vấn đề đặt ra trong câu chuyện:

1,0

Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật
tự nhiên cũng như quy luật xã hội:
+Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thàn
h và để đạt được thành công.
+Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ
làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.

2

Bàn luận:

3,0

a

Khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng

1,5


để có thể vượt qua được những chông gai sau này.
+ Trong cuộc sống, những khó khăn thử thách là điều khó tránh
khỏi. Nhưng nhờ có nó con người mới rút ra những kinh nghiệm
quý báu cho mình, mới tự khám phá và phát huy được những khả
năng của bản thân mà ngày thường có thể bị khuất lấp. Nhờ đó, ta
sẽ trưởng thành hơn.
+ Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng tìm cách
vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt
được những điều mình mong muốn.
[Lấy dẫn chứng minh họa]
b

-Trong cuộc sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết vì: Ai
trong chúng ta cũng có lúc gặp khó khăn trắc trở mà nhiều khi
không thể tự mình giải quyết.

0,5


Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm hạicho người được nhận s

1,0

ự giúp đỡ vì:
+ Họ mất đi cơ hội được rèn luyện, trau dồi bản thân, sẽ thiếu kĩ
năng sống.
+ Họ sẽ không tự mình làm chủ được cuộc sống của mình, trở
nên lệ thuộc, trông chờ, thụ thộng, ỉ lại vào người khác, yếu đuối,
không có ý chí vươn lên.

+ Người như vậy, gặp thất bại là điều tất yếu.
[Lấy dẫn chứng minh họa]
3.

Bài học nhận thức và hành động:
-

Bài học:

2,0
1,5

+Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽc
ho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công.
+Phải kiên trì vươn lên trong cuộc sống để hái được hoa thơm trái
ngọt.
+Trân trọng sự giúp đỡ của người khác và lấy đó làm động lực
tiến lên chứ không dựa dẫm, ỉ lại.
+Cần cân nhắc thật kĩ trước khi giúp người khác để tránh gây ra
những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau như cậu bé sẽ mãi ân
hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.
-

Liên hệ bản thân.
0,5

Bình luận các ý kiến về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

III


10,0

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và tác phẩm
“Sóng", học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm
rõ được các ý cơ bản sau:
1

GIỚI THIỆU CHUNG:

1,0

- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế

0,5


hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng
của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn,
vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về
hạnh phúc đời thường.
- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế
ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó Xuân Quỳnh mới 25

0,5

tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về
tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện
vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua
hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và
sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

2

CỤ THỂ:

2.1 Giải thích ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và

8,0
1,5
0,5

hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”
Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm
của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng
buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ,
hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương
mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo
rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
- Ý kiến thứ hai: “bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang
tính truyền thống”

0,5

Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn
trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở
những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,…
=> Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau
làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân
Quỳnh về tình yêu rất mực mới mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp


0,5


truyền thống.
2.2 Cảm nhận:
a

Bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh

6,5
2,5

về tình yêu:
- Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ
dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ.
- Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương
mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi
mình/ Sóng tìm ra tận bể”. So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi
tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.

- Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình
yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
b

Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền

2,5

thống:
- Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng

sóng và em “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/
Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ thường
trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày.
- Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương
Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình
yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.
-

Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh
phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng
cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh
phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.

c

Nghệ thuật biểu hiện:
- Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm
hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu
êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng

1,5


thái tình cảm phức tạp của tâm hồn.
- Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng
sóng - bờ, anh - em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài
thơ.
3.

ĐÁNH GIÁ:


1,0

- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác 0,5
nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm
mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt,
nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan
niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân
tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng tạo sự
đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.

- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc 0,5
cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú
vị, mới mẻ trong mĩ cảm. “Sóng” xứng đáng là một trong những
bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại
Việt Nam nói chung.


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 11
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng
có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều
mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống
riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”
và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể
cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết
yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và
làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ
thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu
phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của
chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái
tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi
nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? ( 0,25 điềm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho
đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân
mình’’ ? (0,5 điểm)
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho đi
nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng. ( 0,5
điểm)


Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các cầu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Đêm sao sáng
Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?

(…) Chùm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời

Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
Nhìn sao sao thức mấy năm rồi!

Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957.
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ? ( 0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn
thơ ( 0.5 điểm)
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong
đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng ( 0,5 điểm)


Phần II. Làm văn ( 7.0 điếm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ( khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau:
“Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!” ( Theo Nick
Vujicic)
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí
Phèo nghe thấy: “ Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những
người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào
chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!” (Trích Chí Phèo của
Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)
Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:
“ ... Bỗng vừa chợt nhận ra, xụng quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.

[…]. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.”
(Trích Vợ nhặt cùa Kim Lân,Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 11
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Đọc – hiểu văn bản:

3,0

1

Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận:
phân tích

0,25

2

Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong
cuộc sống.


0,25

3

Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi

0,5

I


chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích
của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm
lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán
hơn thiệt.
4

Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn
mạnh được đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi
người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống, khuyên
mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.

0,5

5

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: tự sự kết hợp miêu tả
và biểu cảm.

0,25


6

Đoạn thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.

0,25

7

- Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ:
Cấu trúc câu “chẳng…chẳng…” và nghệ thuật đối lập tương
phản trong hai câu thơ:
“Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.”
- Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ mà
anh dành cho em là thường trực, đều đặn ngày này qua ngày
khác, vượt qua cả hiện tượng thiên nhiên (sao có đêm không
mọc nhưng nỗi nhớ mà anh dành cho em thì đêm nào cũng hiển
hiện)
Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn
mạnh được tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong
đoạn thơ trích đó là nỗi nhớ thương khắc khoải, khôn nguôi đối
với người con gái trong xa cách.

0,5

II

Làm văn:


7,0

1

“Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để
lướt sóng!”

3,0

Giải thích:

0,5

8

1.

- “Ý chí”: Những nỗ lực vượt khó vượt khổ của con người,
do bản thân con người cố gắng rèn luyện mới có được chứ
không có được nhờ tác động bên ngoài.

0,5


- “Con sóng”: ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc
sống mà con người phải vượt qua.
- “Cách để lướt sóng”: cách mà con người vượt qua chướng
ngại vật để gặt hái được thành công.
-> Ý nghĩa cả câu: Trước những khó khăn, thử thách, chỉ cần
có ý chí con người sẽ đễn dàng vượt qua.

2.

Phân tích, chứng minh:

2,0

- Trong cuộc sống ai ai cũng từng gặp phải những khó khăn
thử thách, dù là lớn hay nhỏ, bởi cuộc sống không chỉ toàn màu
hồng.
- Trước những khó khăn đó mỗi người có thái độ và cách ứng
xử khác nhau:
+ Có người trốn tránh, nản chí, bỏ cuộc, thất bại trước những
thử thách.
+ Có người sẵn sàng đối diện, nỗ lực vượt qua.
->Thái độ đúng đắn là phải cố gắng vượt qua. Ý chí chính là
chìa khóa dẫn con người vượt qua khó khăn để tiến tới thành
công. Đó là đức tính mà mỗi người cần rèn luyện.
3.

2
I.

Bình luận, mở rộng:

0,5

- Khẳng định ý kiến của Nick Vujicic là bài học sâu sắc về
cách sống, thái độ sống.
- Phê phán những con người không có nỗ lực, quyết tâm, hay
nản chí.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm
quan trọng của ý chí, rèn luyện cho bản thân ý chí kiên cường,
tinh thần lạc quan để sẵn sàng đối mặt và vượt qua những trở
ngại trong cuộc sống.
Cảm nhận về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn:

4,0

Giới thiệu chung:

0,5

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần
nhân đạo. Sáng tác trước cách mạng của ông xoay quanh hai đề
tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Truyện ngắn “Chí


II.

Phèo” là kiệt tác của Nam Cao, thể hiện rõ phong cách nghệ
thuật của ông.
- Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi
hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa.
Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung
cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là
một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập
“Con chó xấu xí”
Phân tích:

3,0


1.

Đoạn văn trong “Chí Phèo” – Nam Cao:

1,0

- Tình huống:
+ Sau cuộc gặp gỡ tình cờ của Chí Phèo với thị Nở, Chí Phèo
lần đầu tiên tỉnh rượu. Chí đã tỉnh rượu sau một cơn say rất dài.
+ Trước đó Chí đã là tay sai cho kẻ thống trị nham hiểm – Bá
Kiến. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo để trừ khử những phe cánh đối
nghịch, gây ra bao tội ác với dân làng mà yếu tố hỗ trợ cho Chí
là rượu. Vì thế đời Chí là một cơn say dài mênh mông. Cơn say
đã lấy mất của hắn già nửa cuộc đời, đẩy hắn vào kiếp sống thú
vật tăm tối.
- Tâm trạng Chí khi tỉnh rượu:
+ Tỉnh rượu, ý thức bắt đầu trở về, Chí thấy lòng mơ hồ buồn,
nỗi buồn đã đến nhưng còn mơ hồ chưa rõ rệt.
+ Khi ý thức đã trở về, Chí cảm nhận được sự tồn tại của
mình, biết đến không gian, thời gian. Đó là lần đầu tiên Chí
nghe được những âm thanh đời thường của cuộc sống bình dị: “
Tiếng chim hót…, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…”.
->Những âm thanh ấy đánh thức trong Chí cái ước mơ giản dị
của một thời lương thiện. Hắn đã từng ao ước có một gia đình
nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Nhưng chính
bàn tay tội ác của những kẻ thống trị đã phá nát những giấc mơ,
đã hủy hoại tan hoang cả một đời lương thiện. phút lóe sáng
trong tâm hồn đã kéo nhân vật trở về thực tại, nhận ra hiện thực

đáng buồn: “Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có.


Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!”. Lần
đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu cũng là lần đầu tiên hắn đối diện với
cuộc đời của mình.
2.

Đoạn văn trong “Vợ nhặt” – Kim Lân:

1,0

- Tình huống:
+ Tràng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có vợ và nạn đói khủng khiếp
lại đem đến cơ may để Tràng có gia đình. Hạnh phúc đến với
người nông dân nghèo khổ ấy quá bất ngờ, thấy mình như vừa
từ giấc mơ đi ra.
- Tâm trạng của Tràng vào buổi sáng đầu tiên khi có gia đình:
+ Tràng trông thấy những thay đổi khác lạ ở ngôi nhà của
mình, thay đổi ở người mẹ và cả người vợ. Nạn đói khủng khiếp
khiến Tràng quên mất những viêc anh ta phải làm và khiến cuộc
sống của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay
Tràng đã có một gia đình và tổ ấm. Mẹ và vợ Tràng đang dọn
dẹp, sửa sang lại ngôi nhà. Với người khác, cảnh tượng ấy
không có gì đặc biệt nhưng với Tràng đó là hình ảnh của cuộc
sống gia đình, là thứu là anh ta tưởng chẳng bao giờ có được.
+ Từ khi có gia đình là từ khi Tràng được sống trong những
cảm xúc rất con người, ý thức được trách nhiệm, bổn phận của
mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa, không còn bế tắc.
3.


Điểm tương đồng và khác biệt:
a. Điểm tương đồng:
Cả hai đều nói về những chuyển biến mới mẻ của con người khi
đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời mà điều làm nên sự thay đổi
kì diệu ấy đó là sự quan tâm, tình yêu thương, chăm sóc, sự sẻ
chia của con người với con người.
b. Nét khác biệt:
- Nam Cao phát hiện ra những đốm sáng nhân bản còn le lói
trong con quỷ dữ Chí Phèo. Tuy nhiên Chí Phèo vẫn rơi vào tình
cảnh bế tắc, không lối thoát.
- Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao
động, dù ở bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn khao khát hạnh
phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của một con người. Ông

1,0


mở cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng.
Qua đó, Kim Lân gửi vào trong đoạn văn của mình tiếng nói
mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con
người thoát khỏi cái chết và có khả năng đưa con người thoát
khỏi tình trạng phi nhân tính.
III. Đánh giá:
- Hai đoạn văn đều cho thấy cái nhìn đầy tính nhân đạo của
người viết. Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.

0,5



ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 - ĐỀ SỐ 3
Câu I (2,0 điểm):
Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả.
Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc
đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại
bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường
thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được
biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng...của họ. Điều đó là tất yếu vì những
đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng
đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biêt bao bạn bè cùng
trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước,
niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của
cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay
cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc
cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh
con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ
khi nào con cần tới.
(Trích "Thư gửi con mùa thi đại học", trên netchunetnguoi.com)
a) Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
c) Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.
d) Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích.
Câu II (3,0 điểm):
Suy nghĩ của anh/chị về hai lời khuyên sau đối với người trẻ tuổi: “Trâu chậm uống
nước đục” và “Lợi thế người đi sau”
Câu III (5,0 điểm):
Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể
hiện riêng.

Trong bài “Tây Tiến ”, Quang Dũng viết:


“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”-Quang Dũng)
Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu tái hiện:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

("Việt Bắc" – Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên?


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 - ĐỀ SỐ 3
Câu

Ý

I
a.
b.

Nội dung


Điểm

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

2,0

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

0,5

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả

0,5

và biểu cảm.
c.

0,5
Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích:
- Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của
người cha trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.
- Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành
cho những nỗ lực của con.

d.

Nhan đề phù hợp là nhan đề ngắn gọn, hàm súc, khái quát được nội

0,5


dung của đoạn trích và có tính hấp dẫn. Ví dụ: Mùa thi bên con,...
II

Suy nghĩ về hai lời khuyên đối với người trẻ tuổi: “Trâu chậm uống
nước đục” và “Lợi thế người đi sau”
Bài làm phải đảm bảo bố cục 3 phần, luận điểm rõ ràng, mạch lạc,

3,0


có dẫn chứng cụ thể, xác thực, không mắc lỗi diễn đạt. Học sinh có thể
trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý
chính sau:
1.

GIẢI THÍCH:

0,5

-“Trâu chậm uống nước đục”: Lời khuyên này rút ra từ thực tế: trâu
thường xuống sông uống nước theo đàn, con nào uống sau sẽ phải
uống nước đục. Ý nghĩa: người nhanh chân sẽ có nhiều lợi thế, gặp
điều may, được hưởng những điều tốt đẹp còn kẻ chậm chân tất phải
chịu thiệt thòi.
- “Lợi thế người đi sau”: người đi sau có lợi, trái ngược với ý nghĩa
câu trước.
2.

PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:


1,5

- Câu thứ nhất: Thiệt thòi của người đi sau:
+ Người đi trước sẽ là người nắm bắt được cơ hội, chậm chân hơn sẽ
mất đi cơ hội tốt đẹp, sẽ khó có điều kiện phát huy, khẳng định được
bản thân. Ví dụ: trong kinh doanh, người đi đầu trong một lĩnh vực,
một mặt hàng sẽ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn, tạo được thương
hiệu,...
+ Người đi trước sẽ là người tiên phong, được mọi người công nhận,
còn người đi sau thì khó hoặc không.
- Lợi thế của người đi sau:
+ Từ những gì người đi trước đã làm sẽ học hỏi được kinh nghiệm,
những điều hay, điều tốt để phát huy.
+ Rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, không mắc sai lầm
mà người trước đã gặp phải.
=> Dù là người đi trước hay đi sau thì đều có những thuận lợi và khó
khăn, cần vận dụng, biến hóa linh hoạt để có thể thành công trong cuộc
sống.
3.

BÌNH LUẬN, MỞ RỘNG:
- Khẳng định hai câu trên đều là những lời khuyên thiết thực đối với
giới trẻ, đều có lẽ đúng.
- Phê phán thái độ sống ngại khó, ngại khổ, không chịu đi trước

1,0


cũng như những người ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào người khác.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Phải biết phát huy lợi thế của

mình trong mọi trường hợp.
III

Cảm nhận về hai đoạn thơ trong “Tây Tiến” của Quang Dũng và

5,0

“Việt Bắc” của Tố Hữu.
Bài làm phải đảm bảo bố cục 3 phần, luận điểm rõ ràng, mạch lạc, có
cảm nhận bám sát với văn bản, không thoát li văn bản. Bài viết không
mắc lỗi diễn đạt. Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau

1

nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:
KHÁI QUÁT CHUNG:

0,5

- Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm:
+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống
Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng
chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng.
Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi
ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông theo sát những chặng
đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công
đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm
cách mạng - giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là
bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà vẻ vang của

dân tộc.
- Hai đoạn thơ được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những
đoàn quân ra trận song mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện
riêng.
2
a

TRÌNH BÀY CẢM NHẬN:
ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
* Vẻ đẹp vừa bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến
trên đường hành quân:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ
oai hùm
- Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu,

3,0
1,5


tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá.
+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của
những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của
những trận sốt rét ác tính.
+ Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà
còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp
nói chung.
- Cái hào hùng:
+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn
bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc
tóc ” là cách nói ngang tàng rất lính, hóm hỉnh vui đùa với khó khăn

gian khổ của mình.
+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn
binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ
thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai
phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây
Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi
khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “Mắt trừng” là đôi
mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù
khiếp sợ.
*Họ cũng là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao
thức nhớ về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng.
Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng
gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ
vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ,
trường xưa,... hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những
người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp
thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh
để bảo vệ Tổ quốc.


b

ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC”

1,5

*Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:
“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm

rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp
trùng trùng
- Các từ láy “rầm rập”, “điệp điệp" và “trùng trùng" và hình ảnh so
sánh “... như là đất rung” vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức
mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận. Mỗi bước đi của đoàn
quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng,
khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
*Vẻ đẹp lãng mạn:
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Đây có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người
lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao
gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng
soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả,
đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nhiệp chung. Ý thơ khiến người đọc
liên tưởng tới hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.

c

SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ:
- Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa
lãng mạn, bay bổng.
- Khác nhau:
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của
người lính phảng phất sự bi thương.
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người
lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
- Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đậm
chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai Hà thành
rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ
ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan,


1,0


tin tưởng vào cách mạng.
3.

ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét
riêng độc đáo, thể hiện tài năng của hai nhà thơ.
- Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong
lòng độc giả.

0,5


×