MỤC LỤC
Chƣơng 1: Tổng Quan Về Mạng Viễn Thông..................... 3
1.1, Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực viễn thông ............................................................3
1.2,Các thành phần cơ bản của mạng viễn thông....................................................................6
1.3, Mô hình các dịch vụ viễn thông .....................................................................................7
d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện .......................................................................... 11
Chƣơng 2, Mạng Lƣới Truyền Thông Công Cộng ........... 13
2.1. Khái niện, phân loại và điều kiện kết cấu...................................................................... 13
2.1.1, Khái niệm ............................................................................................................ 13
2.1.2, Phân loạ i mạng lướ i truyền thông và điều kiện kết cấu............................................ 13
2.2, Mạng chuyển mạch và điện thoại................................................................................. 14
Chƣơng 3 ........................................................................... 17
Các kế hoạch cơ bản xây dựng mạng viễn thông.............. 17
3.1, Giớ i thiệu chung ......................................................................................................... 17
3.2, Trình tự thực hiện quá trình lập kế hoạch..................................................................... 18
3.2.1, Xác định mục tiêu xây dựng mạng......................................................................... 19
3.2.2. Lập kế hoạch dài hạn........................................................................................... 21
3.2.3. Kế hoạch trung hạn ............................................................................................. 21
3.2.4. Dự báo nhu cầu................................................................................................... 22
3.3. Dự báo nhu cầu .......................................................................................................... 23
3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 23
3.3.2. Tăng trưởng nhu cầu............................................................................................ 24
3.3.3. Các bước xác định nhu cầu .................................................................................. 25
3.3.4. Các phương pháp xác định nhu cầu ...................................................................... 27
3.4. Dự báo lưu lượng........................................................................................................ 29
3.4.1. Khái niệm ........................................................................................................... 29
3.4.2. Các bước xác định lưu lượng............................................................................... 29
3.4.3. Các phương pháp xác định dự báo lưu lượ ng......................................................... 30
3.5. KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ.............................................................................................. 34
3.5.1. Giớ i thiệu ............................................................................................................ 34
3.5.2. Các hệ thống đánh số............................................................................................ 34
3.5.3. Cấu tạo số............................................................................................................ 35
3.5.4. Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số.............................................................. 35
3.6. KẾ HOẠCH ĐỊNH TUYẾN..................................................................................... 39
3.6.1. Giớ i thiệu ............................................................................................................ 39
3.6.2. Các phương pháp định tuyến................................................................................. 39
3.7. KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC.......................................................................................... 40
3.7.1. Giớ i thiệu chung .................................................................................................. 40
3.7.2. Các tiêu chí cho việc tính cước.............................................................................. 41
3.7.3. Các hệ thống tính cước ......................................................................................... 42
3.8. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU............................................................................................. 45
3.8.1. Giớ i thiệu ............................................................................................................ 45
3.8.2. Phân loại báo hiệu ................................................................................................ 45
3.9. KẾ HOẠCH ĐỒNG BỘ ............................................................................................ 46
1
3.9.1.Giớ i thiệu chung ................................................................................................... 46
3.9.2. Các phương thức đồng bộ mạng ............................................................................ 47
3.9.4. Mạng đồng bộ Việt Nam....................................................................................... 50
3.10. Kế hoạch chất lượng thông tin ................................................................................... 51
3.10.1. Chất lượng chuyển mạch.................................................................................... 51
3.10.2. Chất lượng truyền dẫn ....................................................................................... 51
3.10.3. Độ ổn định ......................................................................................................... 52
Chƣơng 4, Quy hoạch mạng viễn thông............................ 53
4.1. Quy hoạch vị trí tổng đài............................................................................................. 53
4.1.1.Giớ i thiệu ............................................................................................................. 53
4.1.2. Phương pháp qui hoạch vị trí tổng đài.................................................................... 53
4.1.3. Chi phí thiết bị ..................................................................................................... 55
4.2. Quy hoạch mạng truyền dẫn ........................................................................................ 56
4.2.1. Giớ i thiệu ............................................................................................................ 56
4.2.2. Cấu hình mạng truyền dẫn .................................................................................... 57
4.2.3. Các dạng cơ bản của truyền dẫn ............................................................................ 59
4.2.5. Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn ............................................................................ 60
4.2.6. ĐỊNH TUYẾN ........................................................................................................ 60
4.2.6. TẠO NHÓM KÊNH ............................................................................................ 61
4.3. Quy hoạch mạng lưới thuê bao .................................................................................... 62
CHƢƠNG 5, QUẢN LÝ MẠNG VIỄN THÔNG ............. 63
5.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý mạng viễn thông.................................................. 63
5.2. Mạng quản lý mạng viễn thông TMN........................................................................... 63
5.2.1. Giớ i thiệu về TMN .............................................................................................. 63
5.2.2. Các chức năng quản lý của TMN.......................................................................... 64
CHƢƠNG 6, M ẠNG ĐA DỊCH VỤ TÍCH HỢP SỐ ISDN
................................................................................................ 71
6.1. Đặc điểm của mạng viễn thông khi chưa có ISDN......................................................... 71
6.2. Khái niệm về ISDN .................................................................................................... 71
6.2.1. ISDN................................................................................................................... 71
6.2.2. Mục đích của ISDN.............................................................................................. 71
CHƢƠNG 7,
M ẠNG THẾ HỆ MỚI NGN................... 75
7.1. Sự ra đời của NGN ..................................................................................................... 75
7.2. Cấu trúc mạng ............................................................................................................ 78
7.2.1. Mô hình phân lớp chức năng của mạng NGN......................................................... 79
7.2.2. Phân tích ............................................................................................................. 80
7.3. Dịch vụ triển khai trong NGN .................................................................................. 87
7.3.2. Nhu cầu NGN đối vớ i các nhà cung cấp dịch vụ..................................................... 88
7.3.3. Yêu cầu của khách hàng ....................................................................................... 90
7.3.4. Dịch vụ NGN....................................................................................................... 90
2
Chƣơng 1: Tổng Quan Về Mạng Viễn Thông
1.1, Các khái ni ệm cơ bản trong l ĩnh vực vi ễn thông
Gần đây, máy tính phát triển nhanh, khả năng làm việc nhanh và giá thành giảm
đến nỗi chúng ứng dụng khắp mọi nơi trên thế giới và xâm nhập vào mọi lĩnh vực. Do
sự đa dạng và tinh vi của máy tính và sự phát triển nhanh của các trạm làm việc, nhu
cầu về mạng viễn thông truyền tải thông tin không ngừng phát triển. Các mạng này
khả năng cung cấp các đường truyền thông để chuyển các số liệu trong lĩnh vực công
nghệ, khoa học kỹ thuật và đảm bảo đáp ứng các loại ứng dụng phong phú khác nhau
từ giải trí cho tới các công việc phức tạp. Các mạng này còn có khả năng truyền tải
thông tin với tốc độ khác nhau từ vài ký tự trong một giây tới hàng Gbit/s. Theo một
nghĩa rộng hơn, các mạng này cung cấp chức năng truyền tải thông tin một cách linh
hoạt. Thông tin truyền tải với tốc độ khác nhau, độ an toàn và độ tin cậy cao. Điểm
này khác xa so với khả năng của mạng điện thoại được hình thành để truyền tải tín
hiệu tiếng nói với tốc độ cố định 64Kbit/s, độ an toàn và tin cậy không đồng bộ. Điểm
quan trọng ở đây là các thiết bị trên mạng viễn thông cùng có sự thoả thuận về việc
trình bày thông tin dưới dạng số và các thủ tục trên các đường truyền. Tất cả các quy
ước, thoả thuận và các quy tắc nhằm xác định thông tin số trao đổi với nhau gọi là các
giao thức thông tin (communication protocol). Sự kết hợp (marriage) giữa hai công
nghệ hàng đầu viễn thông và máy tính là một thách thức mới cho các nhà khoa học, kỹ
sư và các nhà thiết kế.
Truyền thông là việc truyền thông tin từ một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền
thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông) bởi vì nó phát triển từ
dạng cơ học (máy móc) sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ
thống điện/quang phức tạp hơn.
3
Điện thoại
Các
ĐIỆN
mạng
số liệu
Telex
Hai hướng
Các
mạng
Điện
VIỄN
THÔNG
Báo
Bưu chính
CƠ
riêng
Truyền thông đơn
KHÍ
Truyền
hình
hướng
cáp
Báo chí
TV
Phát thanh
Hình 1.1: Viễn thông
Tỷ lệ phần truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) đang có xu hướng giảm trong khi
tỷ lệ phần truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng, lại gia tăng và sẽ
chiếm thị phần chủ đạo trong tương lai. Vì vậy, ngày nay những tập đoàn báo chí cũng
đang tập trung và hướng tới truyền thông điện/quang, coi đó là cơ hội kinh doanh tương
lai của mình.
Viễn thông chiếm phần chủ đạo trong truyền thông.
Viễn thông (Telecommunication) là quá trình trao đổi các thông tin ở các dạng
khác nhau (tiếng nói, hình ảnh, dữ liệu...) với cự ly xa nhờ vào các hệ thống truyền dẫn
điện từ (truyền dẫn cáp kim loại, cáp quang, vi ba, vệ tinh).
Mạng viễn thông (Telecommunications Network ) là tập hợp các thiết bị
(Devices), các kỹ thuật (Mechanisms) và các thủ tục (Procedures) để các thiết bị kết
cuối của khách hàng có thể truy nhập vào mạng và trao đổi thông tin hữu ích. Các yêu
cầu đặt ra cho mạng viễn thông là phải có khả năng cung cấp các đường truyền tốc độ
khác nhau, linh hoạt, có độ tin cậy cao đáp ứng các loại hình dịch vụ khác nhau.
Mạng vật lý & Mạng logic (physical and logical networks )
Mạng vật lý bao gồm các hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch như: mạng cáp nội
hạt, mạng vi ba số, mạng SDH, mạng thông tin vệ tinh, mạng lưới các tổng đài. Các hệ
thống được thiết lập nhằm tạo ra các đường dẫn tín hiệu giữa các địa chỉ thông qua các
nút mạng. Mạng vật lý đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của viễn thông, nó phục vụ chung
cho liên lạc điện thoại, truyền thông dữ liệu và các dịch vụ băng rộng khác.
4
Trên cơ sở hạ tầng đó các mạng logic được tạo ra nhằm cung cấp các dịch vụ viễn
thông thoả mãn nhu cầu của xã hội. Mạng điện thoại, mạng TELEX, mạng Radio
truyền thanh là các mạng logic truyền thống. Ngày nay, ngoài các mạng trên còn có có
thêm các mạng khác có thể cùng tồn tại trong một khu vực, như là mạng điện thoại
công cộng (PSTN), mạng dữ liệu chuyển gói công cộng (PSPDN), mạng nhắn tin
(Paging network), mạng điện thoại di động, mạng máy tính toàn cầu (INTERNET),
mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN) vv...Các mạng trên đã cung cấp hàng loạt dịch vụ
viễn thông thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống truyền thông (Communication System): là các hệ thống làm nhiệm vụ
xử lý và phân phối thông tin từ một vị trí này đến một vị trí khác và còn gọi là hệ
thống thông tin. Một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần sau: bộ mã hoá, bộ
phát, môi trường truyền dẫn, bộ thu, bộ giải mã.
Thông
tin
Bộ
phát
Bộ mã hóa
Môi trường
truyền dẫn
Bộ
thu
Bộ giải mã
Hình 1.2: Mô hình hệ thống truyền thống
Trong hệ thống truyền thông chúng ta cần quan tâm: khuôn dạng thông tin, tốc độ
truyền dẫn, cự ly truyền dẫn, môi trường truyền dẫn, kỹ thuật điều chế, thủ tục phát
hiện và sửa lỗi.
Các phương thức truyền tín hiệu trong hệ thống truyền thông:
- Đơn công (Simplex): Thông tin chỉ truyền trên một hướng, bộ thu không thể trao
đổi thông tin với phía phát.
- Bán song công (Half- Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng nhưng không
cùng thời điểm.
- Song công (Full-Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng đồng thời .
5
Thông
tin
1.2,Các thành phần cơ bản của mạng vi ễn thông
Mô hình tổng quát của các hệ thống viễn thông
Vệ tinh truyền
thông
Điện thoại
Điện thoại
Máy Fax
Máy Fax
Đầu cuối dữ liệu
Máy tính
Thiế t bị
Thiế t bị
đầu cuối
chuyể n mạch
Đƣờng truyề n
dẫn
Thiế t bị
Thiế t bị
chuyể n mạch
đầu cuối
Hình 1.3: Các thành phần của mạng viễn thông
a. Gi ới thi ệu chung về mạng vi ễn thông .
Khi xét trên quan điểm phần cứng, mạng viễn thông bao gồm các thiết bị đầu cuối,
thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn.
b. Thi ết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng
cung cấp dịch vụ. Hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác
nhau tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại, máy fax, máy tính cá
nhân...). Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đổi thông tin cần trao đổi thành
các tín hiệu điện và ngược lại.
c. Thi ết bị chuyển mạch
Thiết bị chuyển mạch là các nút của mạng viễn thông có chức năng thiết lập
đường truyền giữa các các thuê bao (đầu cuối). Trong mạng điện thoại, thiết bị chuyển
mạch là các tổng đài điện thoại.
Tuỳ theo vị trí của tổng đài trên mạng, người ta chia thành tổng đài chuyển tiếp
quốc tế, tổng đài chuyển tiếp liên vùng và tổng đài nội hạt.
: Nút chuyể n mạch
: Thuê bao
6
Hình 1.4: Cấu trúc mạng điện thoại có và không có thiết bị chuyển
mạch
d. Thi ết bị truyền dẫn
Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các tổng
đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác.
Thiết bị truyền dẫn phân loại thành thiết bị truyền dẫn thuê bao, nối thiết bị đầu
cuối với tổng đài nội hạt, và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp, nối giữa các tổng đài. Dựa
vào môi trường truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể phân loại sơ lược thành thiết bị
truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp kim loại, cáp sợi quang và thiết bị truyền dẫn vô
tuyến sử dụng không gian làm môi trường truyền dẫn. Thiết bị truyền dẫn thuê bao có
thể sử dụng cáp kim loại hoặc sóng vô tuyến (radio). Cáp sợi quang sử dụng cho các
đường thuê riêng và mạng số liên kết đa dịch vụ, yêu cầu dung lượng truyền dẫn lớn.
1.3, Mô hình các dị ch vụ vi ễn thông
Khái ni ệm dị ch vụ vi ễn thông
Khái niện dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với các khái niệm mạng viễn thông.
Mỗi mạng viễn thông sẽ cung cấp một vài loại dịch vụ cơ bản đặc trưng cho mạng
viễn thông đó và mạng này có thể cùng hỗ trợ với mạng khác để cung cấp được một
dịch vụ viễn thông cụ thể.
“Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua
mạng viễn thông.
Hình 1.5. Dịch vụ viễn thông
7
Nói một cách khác, đó chính là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi
thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông (thường là mạng công
cộng như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng
internet, mạng truyền hình cáp,…) của các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp hạ
tầng mạng.
Hình 1.6. Mô hình các dịch vụ viễn thông
Các loại hình dịch vụ cơ bản và yêu cầu của chúng về chất lƣợng dịch vụ
Các dịch vụ viễn thông cơ bản thường được đề cập là dịch vụ thoại, dịch vụ số liệu, dịch
vụ thuê kênh viễn thông và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, có rất nhiều dịch vụ
viễn thông cơ bản khác đã và vẫn còn tồn tại tới ngày nay, tuy nhiên không được phổ cập rộng
rãi như 4 dịch vụ này.
a) Dịch vụ thoại/telex/Fax/nhắn tin
Dịch vụ thoại
Điện thoại là dịch vụ viễn thông được phát triển rộng rãi nhất, là dịch vụ cung cấp khả
năng truyền đưa thông tin dưới dạng tiếng nói hoặc tiếng nói cùng hình ảnh (như trường hợp
điện thoại thấy hình - videophone) từ một thuê bao tới một hoặc nhóm thuê bao.
Dịch vụ thoại cơ bản nhất là dịch vụ điện thoại cố định do mạng PSTN (mạng điện thoại
chuyển mạch công cộng) cung cấp. Dịch vụ này cấp cho khách hàng đường truyền tới tận nhà
riêng, kết nối tới tổng đài điện thoại cố định, cho phép khách hàng thực hiện được cuộc gọi
thoại đi tới các khách hàng khác.
8
Hình 1.7. Dịch vụ thoại
Ngoài dịch vụ điện thoại truyền thống, còn có nhiều dịch vụ thoại khác như dịch vụ điện
thoại dùng thẻ (cardphone), điện thoại di động tốc độ thấp (điện thoại di động nội vùng cityphone), điện thoại đi động, điện thoại vệ tinh và hàng hải v.v.
Để sử dụng dịch vụ điện thoại dùng thẻ, khách hàng mua trước một tấm thẻ với một
giá tiền xác định trước tại các đại lý bưu điện. Khi sử dụng thẻ này, khách hàng có thể gọi
điện nội hạt, liên tỉnh hoặc quốc tế. Khi cần gọi, khách hàng đưa thẻ vào các máy điện dùng
thẻ công cộng đặt trên đường phố. Cước phí đàm thoại sẽ được trừ và ghi nhận vào tấm thẻ
tùy theo thời gian đàm thoại và loại hình dịch vụ của cuộc gọi. Có thể dùng nhiều thẻ cho
một cuộc gọi hoặc một thẻ cho nhiều cuộc khác nhau. Dịch vụ này có ưu điểm lớn nhất là
thuận tiện cho việc quản lý lượng sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên mật độ máy điện thoại
dùng thẻ công cộng phải cao, phù hợp với các khu dân cư đông, kinh tế phát triển, du lịch,
nghỉ mát.
Dịch vụ điện thoại di động là dịch vụ thông tin vô tuyến được thiết lập nhằm đảm bảo
liên lạc với các máy điện thoại đầu cuối di động. Một thuê bao điện thoại cố định có thể gọi cho
một thuê bao di động hoặc ngược lại hoặc cả hai đều là thuê bao di động. Bên cạnh việc cung
cấp khả năng trao đổi thông tin dưới dạng tiếng nói, các thuê bao điện thoại di động còn có
thể sử dụng các dịch vụ khác như dịch vụ bản tin ngắn, hộp thư thoại, FAX hoặc truyền số
liệu.... Tại Việt nam, hiện nay có sáu nhà khai thác dịch vụ viễn thông được chính phủ cấp giấy
phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động: VINAPHONE (trước đây là VPC), VMS,
VIETTEL, SPT, EVN và HANOITELECOM. Đến cuối năm 2004, tổng số lượng thuê bao điện
thoại cố định và di động ở Việt Nam là khoảng 10 triệu, đến giữa năm 2006 con số này đã lên
đến khoảng 17 triệu.
Dịch vụ Telex
Dịch vụ Telex là dịch vụ cho phép thuê bao trao đổi thông tin với nhau dưới dạng chữ bằng
cách gõ vào từ bàn phím và nhận thông tin trên màn hình hoặc in ra băng giấy. Dịch vụ này
sử dụng các đường truyền tốc độ thấp, dựa trên một mạng kết nối riêng, có cách đánh số thuê
bao khác với các thuê bao điện thoại thông thường.
9
Hình 1.8. Máy Telex
Dịch vụ Fax
Dịch vụ Fax là dịch vụ cho phép truyền nguyên bản các thông tin có sẵn trên giấy như chữ
viết, hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ... gọi chung là bản fax từ nơi này đến nơi khác thông qua hệ thống
viễn thông.
Hình 1.9. Dịch vụ Fax
Dịch vụ fax bao gồm fax công cộng và fax thuê bao. Dịch vụ fax công cộng là dịch
vụ mở tại các cơ sở Bưu điện để chấp nhận, thu, truyền đưa, giao phát các bức fax theo nhu
cầu của khách hàng. Dịch vụ fax thuê bao cung cấp cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu
liên lạc với các thiết bị đầu cuối khác qua mạng viễn thông. Thiết bị fax thuê bao được đấu
nối với tổng đài điện thoại công cộng bằng đường cáp riêng hoặc chung với thiết bị điện
thoại.
Dịch vụ nhắn tin
Nhắn tin là dịch vụ cho phép người sử dụng tiếp nhận các tin nhắn. Muốn sử dụng
dịch vụ này, khách hàng cần mua hoặc thuê một máy nhắn tin của Bưu điện. Máy nhắn tin
có kích thước nhỏ gọn, có thể cho vào túi hay đặt gọn trong lòng bàn tay. Người cần nhắn
gọi điện tới trung tâm dịch vụ của bưu điện yêu cầu chuyển tin nhắn tới người nhận là thuê bao
nhắn tin. Dịch vụ này rất tiện lợi cho những người thường xuyên di chuyển mà vẫn nhận được
thông tin với chi phí không lớn. Trước đây tại một số thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà nẵng đều có các trung tâm cung cấp dịch vụ nhắn tin. Ngoài ra dịch vụ nhắn tin
Việt nam 107 cho phép người dùng có thể nhận được tin nhắn trong phạm vi toàn quốc song
10
đến nay dịch vụ này đã ngừng hoạt động. Hiện nay, dịch vụ nhắn tin thường được thực hiện
thông qua điện thoại di động và cố định.
b) Dịch vụ thuê kênh viễn thông (leased line)
Dịch vụ thuê kênh riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và
truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách
hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.
Dịch vụ này đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm
giữa hai đầu cuối của khách hàng. Ở Việt Nam các đại lý Bưu điện đại diện phía nhà cung cấp
dịch vụ (đối với VNPT), cung cấp các dịch vụ thuê kênh sau:
+ Kênh thoại đường dài
+ Kênh điện báo
+ Kênh phát thanh và truyền hình
+ Kênh truyền số liệu
c) Dịch vụ số liệu
Dịch vụ truyền số liệu là dịch vụ truyền tải hoặc các ứng dụng để truyền tải thông tin
dưới dạng số liệu trong mạng viễn thông. Dịch vụ truyền số liệu thích hợp với các kho thông
tin dữ liệu lớn như ngân hàng, thư viện, thống kê, điều khiển từ xa thông qua thiết bị đầu
cuối...
Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam, Công ty VDC được coi nhà cung cấp dịch
vụ truyền số liệu lớn nhất với các sản phẩm dịch vụ như: truyền số liệu X25, Frame relay...
d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
Dịch vụ viễn thông băng rộng cung cấp cho khách hàng khả năng truyền tải thông tin
với độ rộng băng tần lớn lên tới vài chục Mbit trên giây (Mbit/s) (trên nền mạng ISDN-Mạng
số đa dịch vụ tích hợp). Băng tần này cho phép truyền tải đồng thời nhiều dạng thông tin
khác nhau với các yêu cầu về băng tần cũng rất khác nhau trên cùng một kênh liên lạc. Máy
tính, máy fax, điện thoại và kể cả điện thoại thấy hình đều có thể được phục vụ thông qua
một kênh liên lạc duy nhất. Băng tần này được sử dụng và phân bổ giữa các dịch vụ khác
nhau một cách mềm dẻo, tối ưu và đáp ứng tối đa yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách
hàng. Tại thiết bị thuê bao, khi các dịch vụ viễn thông khác nhau, sử dụng nhiều môi trường
thông tin khác nhau như tiếng nói, hình ảnh, âm thanh hay số liệu đều được tích hợp vào một
thiết bị duy nhất, khi đó ta có được dịch vụ thông tin đa phương tiện (multimedia). Lúc đó
liên lạc sẽ được thực hiện thông qua nhiều môi trường thông tin trong cùng một thời điểm và
cũng đơn giản như thực hiện một cuộc gọi điện thoại thông thường.
Hình 2.9 là một ví dụ điển hình của dịch vụ đa phương tiện: Dịch vụ Truyền hình hội nghị
(Video conference).
11
Hình 1.10. Dịch vụ truyền hình hội nghị
12
Chƣơng 2, Mạng Lƣới Truyền Thông Công Cộng
2.1. Khái ni ện, phân loại và đi ều ki ện kết cấu
2.1.1, Khái niệm
Mạng lưới truyền thông công cộng là tập hợp các thiết bị viễn thông, chúng được
nối ghép với nhau thành một hệ thống dùng để truyền thông tin giữa các người sử
dụng và thực hiện các dịch vụ viễn thông tương ứng.
2.1.2, Phân loại mạng lưới truyền thông và điều kiện kết cấu
Mạng lưới truyền thông có thể được định nghĩa là một hệ thống chuyển thông tin.
Các mạng lưới truyền thông điện hiện nay đang được sử dụng để xử lý các loại thông
tin khác nhau bao gồm mạng lưới điện thoại, mạng lưới điện tín, và mạng lưới truyền
số liệu. Ngoài ra, ISDN là một mạng lưới có khả năng xử lý tích hợp các loại thông tin
trên. Về khía cạnh loại cuộc gọi và các dịch vụ, các mạng lưới truyền thông có thể
được phân chia thành mạng truyền thông công cộng, mạng truyền thông chuyên dụng
và mạng truyền thông di động. Dựa vào phạm vi các dịch vụ truyền thông được đưa
vào hoạt động, các mạng truyền thông có thể được phân loại tiếp thành mạng truyền
thông nội bộ, mạng truyền thông nội hạt, mạng truyền thông liên tỉnh, mạng truyền
thông quốc tế. Nếu chúng ta phân loại chúng về xử lý chuyển mạch, ta có thể có mạng
truyền thông tức thời và mạng truyền thông nhanh. Như đã nói trên, các mạng truyền
thông có thể được phân ra nhiều hơn nữa tùy theo nhu cầu và đòi hỏi của người sử
dụng. Về căn bản, mạng truyền thông bao gồm một hệ thống chuyển mạch để định rõ
đường nối cuộc gọi theo yêu cầu của thuê bao và một hệ thống truyền dẫn để truyền
thông tin gọi đến người nhận. Về căn bản, nó phải đáp ứng những điều kiện sau:
1, Có khả năng kết nối các cuộc gọi được gọi từ tất cả các thuê bao chủ gọi có
đăng ký trong hệ thống đến thuê bao bị gọi vào bất cứ lúc nào hoặc vào thời gian đã
định trước.
2, Có khả năng đáp ứng các yêu cầu và những đặc tính của truyền dẫn.
3, Số của thuê bao bị gọi phải được tiêu chuẩn hóa.
4, Có khả năng thực hiện việc truyền tin một cách cẩn thận và độ tin cậy cao.
5, Cần có một hệ thống ghi hóa đơn hợp lý.
6, Hoạt động của nó cần phải vừa tiết kiệm vừa linh hoạt.
Để thực hiện được những điều trên, mạng tổng đài phải được thiết kế, sau đó đưa
vào hoạt động một cách đúng đắn bằng cách xem xét chất lượng cuộc gọi, khả năng xử
lý cuộc gọi, chi phí lắp đặt và chi phí vận hành, mối liên hệ giữa hệ thống truyền dẫn
và hệ thống chuyển mạch. Các mục được nêu ra trên đây có thể được tổng hợp thành
sự kết nối cuộc gọi và tiêu chuẩn truyền dẫn, kế hoặc đánh số, độ tin cậy và hệ thống
ghi hóa đơn.
13
2.2, Mạng chuyển mạch và đi ện thoại
Vì các thuê bao đã đăng ký trong hệ thống ở rải rác, nên về căn bản mà nói thì hệ
thống này phải có khả năng xử lý tất cả cuộc gọi của họ một cách tiết kiệm, tin cậy và
nhanh chóng. Để đạt được mục đích này, các đặc tính và những yêu cầu đòi hỏi của
thuê bao phải được xem xét để đảm bảo các dịch vụ thoại chất lượng cao. Một mạng
nội hạt với một hoặc hai hệ thống chuyển mạch có thể được thiết lập nếu cần thiết. Đối
với các thuê bao sống trong một vùng riêng biệt có thể chỉ cần một hệ thống tổng đài.
Nhưng nếu số thuê bao trong một vùng riêng biệt vượt quá một giới hạn nào đó, có thể
lắp đặt nhiều tổng đài. Nói chung, các mạng lưới đường dây có thể được lập ra như
minh họa hình 2.1. Mạng lưới mắc nối tiếp trong hình (a) được lập ra bằng cách nối tất
cả các mạng lưới dây của tất cả các vùng theo kiểu nối tiếp. Trái lại, mạng lưới vòng
trong hình (b) được thiết lập theo kiểu tròn. Như được nô tả trong hình (c), mạng hình
sao được tập trung vào một điểm chuyển mạch. Trong hình (d) trường hợp mạng được
mắc theo kiểu lưới các đường nối các phía với nhau được thực hiện. Cũng vậy, nếu
được yêu cầu, mạng lưới ghép có thể được lắp đặt như hình (e).
Hình 2.1, Các kiểu mạng lưới đường dây
14
Hình 2.2, Thiết lập tổng đài
Bất cứ mạng lưới nào được đề cập trước đây có thể được lắp đặt để đáp ứng những
nhu cầu và yêu cầu của thuê bao. Trong trường hợp có một vùng rộng lớn cần nhiều hệ
thống chuyển mạch, thông thường thì mạng mắc theo hình lưới được thiết lập. Đối với
những vùng nông thôn hoặc những vùng xa xôi như nông trại hoặc các làng chài có
mật độ gọi thấp, người ta sử dụng mạng hình sao. Các phương pháp nối mạng có thể
dung cho các mạng lưới đường dây có phần nào phức tạp hơn. Thông thường việc nối
mạng được thực hiện theo 4 mức như minh họa trong hình 2.2; trung tâm nội hạt,
trung tâm liên tỉnh, trung tâm khu vực, trung tâm vùng. Trong mạng lưới phân cấp có
các mức như trên, việc tạo hướng thay thế bao gồm các hướng có mức sử dụng cao và
các hướng thay thế được sử dụng. Nếu một cuộc gọi được phát sinh, hướng có mức sử
dụng cao sẽ được tìm đầu tiên. Cuộc gọi này được nối với bên bị gọi thông qua hướng
thay thế của tổng đài ở mức cao kế tiếp.
M ạ ng điệ n tho ạ i
Khái niệm:
- Mạng điện thoại là tập hợp các thiết bị, tổng đài, hệ thống truyền dẫn, hệ
thống thuê bao và các thiết bị phụ trợ khác, chúng được kết nối chặt chẽ với
nhau để đảm bảo thông tin thoại giữa các thuê bao và các dịch vụ thoại
- PSTN (Public Switching Telephone Network): mạng chuyển mạch thoại
công cộng: Là mạng có quy mô quốc gia được tổ chức, quản lý, phân định rõ
ràng từ trên xuống dưới. Là một bộ phận cơ sở hạ tầng quốc gia đáp ứng nhu
cầu trao đổi thông tin thường xuyên của người dân, phục vụ phát triển kinh tế
và an ninh quốc phòng
- PA(B)X (Private Automatic (Branch) Exchange: mạng điện thoại riêng
15
Sử dụng tổng đài riêng để lắp đặt một mạng điện thoại cho nội bộ một cơ
quan, hoặc một khu vực nào đó. Có các đường trung kế để kết nối với mạng điện
thoại công cộng.
Hệ thống truyền dẫn trong mạng điện thoại
Là môi trường truyền dẫn tín hiệu trong mạng điện thoại đảm bảo độ suy
hao cho phép và thoả mãn các yêu cầu về:
Dung lượng thuê bao và tốc độ phát triển thuê bao
- Điều kiện địa lý, khí hậu thời tiết
- Các yếu tố về quy hoạch đô thị
- Thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa
- Tiết kiệm chi phí
Tuỳ theo số lượng thuê bao hay tốc độ phát triển thuê bao chia thành:
- Mạng điện thoại không phân vùng
- Mạng điện thoại phân vùng
16
Chƣơng 3
Các kế hoạch cơ bản xây dựng mạng viễn thông
3.1, Gi ới thi ệu chung
Việc lập kế hoạch trong mạng viễn thông nói chung và trong mạng điện thoại nói
riêng được nhà quản lý viễn thông đưa ra phải rất rõ ràng và mang tính chất tổng thể.
Tất cả mọi vấn đề được xem xét kỹ càng, cụ thể như việc sử dụng các thiết bị đang tồn
tại, sự phát triển dân số trong các khu vực và sự phát triển của nền kinh tế nói chung
hay sự chuyển hoá sang các công nghệ mới. Trong vấn đề lập kế hoạch thì yếu tố thời
gian để phù hợp với các kế hoạch này là rất quan trọng, phù hợp với việc đầu tư hay
dự báo dài hạn. Trong mạng viễn thông, các thành phần trên mạng (thiết bị chuyển
mạch , thiết bị truyền dẫn, thiết bị ngoại vi) đảm nhiệm những chức năng riêng của nó
nhưng để đảm nhiệm chức năng của một mạng thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa
chúng. Các kế hoạch cơ bản nhằm phối hợp các thiết bị trên đảm bảo thực hiện chức
năng mạng.
Hình 1.3. Các thành phần trong mạng viễn thông
Các kế hoạch cơ bản (các quy tắc cơ bản cho thiết kế mạng) sau được coi là
nền tảng cho việc xây dựng mạng viễn thông.
+ Cấu hình mạng dùng để tổ chức mạng viễn thông.
+ Kế hoạch đánh số qui định việc hình thành các số (quốc gia và quốc tế ) và các
chức năng của từng thành phần.
17
+ Kế hoạch tạo tuyến quy định việc chọn tuyến giữa các nút mạng cho truyền tải
lưu lượng thông tin đảm bảo hiệu quả về kinh tế cũng như kỹ thuật.
+ Kế hoạch báo hiệu quy định các thủ tục truyền các thông tin điều khiển giữa
các nút mạng để thiết lập, duy trì và giải toả cuộc thông tin.
+ Kế hoạch đồng bộ quy định thủ tục phân phối tín hiệu đồng hồ giữa các nút
mạng sao cho chúng hoạt động đồng bộ với nhau.
+ Kế hoạch tính cước xây dựng cơ sở tính cước cho các cuộc thông tin.
+ Kế hoạch truyền dẫn quy định các chỉ tiêu và các tham số kỹ thuật cho quá trình
truyền dẫn tín hiệu trên mạng.
+ Kế hoạch chất lượng thông tin chỉ ra mục đích cho việc tổ chức khai thác và bảo
dưỡng trên mạng.
3.2, Trình tự thực hi ện quá trình l ập kế hoạch
Khi tiến hành lập kế hoạch, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục
tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới.
Thông qua xác định các nhu cầu khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý và các đánh
giá về nhu cầu và lưu lượng, xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập
được chiến lược chung. Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng
lưới cơ bản về dài hạn được thiết lập. Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự
tính tương ứng với các thiết bị.
Sơ đồ chuỗi công việc của quá trình lập kế hoạch mạng
Mục tiêu quản lý
Xác định mục tiêu
Xác định nhu cầu
Lập kế hoạch dài hạn
Lập kế hoạch trung hạn
Lập kế hoạch ngắn hạn
Lập kế hoạch mạng tối ưu
Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi công việc của quá trình lập kế hoạch mạng
18
3.2.1, Xác định mục tiêu xây dựng mạng
Khi lập kế hoạch mạng lưới, chiến lược chung như là cấp của dịch vụ được đưa ra,
khi đó các dịch vụ bắt đầu với đầu tư là bao nhiêu, và cân bằng lợi nhuận với chi phí
như thế nào cần phải được xem xét phù hợp với chính sách của chính phủ. Những vấn
đề này cần phải được xác định một cách rõ ràng như là mục tiêu của kế hoạch.
3.2.1.1, Các đi ều ki ện ban đầu
Để xác định mục tiêu, yêu cầu các nhân tố sau đây:
- Mục tiêu quản lý: để thiết lập kế hoạch về dịch vụ được đưa ra một cách rõ
ràng.
- Chính sách quốc gia: bởi vì mạng lưới có một nhân tố công cộng quan trọng,
nên nó có quan hệ chặt chẽ với chính sách quốc gia.
- Dự báo nhu cầu và sự phân bố của nó.
- Dự báo lưu lượng.
Đây là các nhân tố chính quyết định cấu hình cơ bản của mạng lưới, và cũng là
không thể thiếu được cho đầu tư thiết bị hiệu quả.
Xu hướng công nghệ và điều kiện của mạng lưới hiện tại còn ảnh hưởng đến việc
xác định các mục tiêu.
3.2.1.2, Những yếu tố cần đƣợc xem xét trong khi xác đị nh mục tiêu
Các mục tiêu sau cần được xác định:
(1) Các yếu cầu về dịch vụ
Đối với việc xác định các yêu cầu về dịch vụ, việc xem xét cần tập trung vào loại
dịch vụ, cấu trúc của mạng lưới cho việc mở dịch vụ, và mục đích của dịch vụ.
(a) Loại dịch vụ
Các yêu cầu đối với các dịch vụ viễn thông đang ngày càng tăng lên bao gồm tính
đa dạng, các chức năng tiên tiến, các vùng phục vụ rộng hơn, và độ tin cậy cao hơn.
Hơn nữa, sự tiến bộ của công nghệ gần đây cho phép đưa ra được các dịch vụ như vậy.
Tuy nhiên, loại dịch vụ được đưa ra là rất khác nhau trong từng nước và tùy theo cấp
độ phát triển viễn thông hiện tại. Vì thế, đối với việc xác định mục tiêu kế hoạch, có
thể cần đến một cuộc kiểm tra đầy đủ để xác định dịch vụ được đưa ra.
(b) Cấu trúc mạng cho việc mở dịch vụ
Việc xác định cấu trúc mạng lưới cho việc mở ra các dịch vụ là cần thiết. Thông
thường có các khả năng sau:
- Thực hiện sử dụng mạng hiện tại.
- Thực hiện sử dụng mạng hiện tại và mạng lưới.
- Thực hiện sử dụng mạng lưới.
- Thực hiện bằng cách cung cấp các đầu cuối với các chức năng hiện đại hơn.
19
Hiện nay, mạng đã đưa ra các chức năng lưu trữ thông tin và các chức năng
chuyển đổi phương tiện, ngoài các chức năng kết nối cơ bản. Tuy nhiên, sự phát triển
gần đây trong thiết bị bán dẫn đã nâng cấp các chức năng và giảm chi phí cho các thiết
bị đầu cuối. Vì thế, các đầu cuối này có thể xử lý một số chức năng mà đã từng được
đưa ra bởi mạng lưới.
[Sự chuyển giao chức năng giữa đầu cuối và mạng lưới]
- Kinh tế: nếu nhu cầu lớn, mạng lưới nên có các chức năng trên. Trong trường
hợp này, việc đưa ra các chức năng bởi các thiết bị mạng lưới sẽ kinh tế hơn. Nếu nhu
cầu nhỏ, việc đưa ra các chức năng bởi các đầu cuối là kinh tế hơn.
- Cấp dịch vụ: nếu mạng lưới đưa ra các chức năng, các dịch vụ đưa ra có thể
được sử dụng ở dạng chung vì thế sẽ rất dễ dàng cung cấp cho các nhu cầu đang tăng.
Nhưng để đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu mới và để thỏa mãn các yêu cầu cao
cấp riêng lẻ, tốt nhất là cài đặt các chức năng này cho đầu cuối.
- Vận hành: nếu các chức năng được cài đặt cho mạng lưới, các hệ thống báo
hiệu để điều khiển kết nối trở nên phức tạp. Nếu các chức năng được cài đặt cho đầu
cuối, mỗi đầu cuối có các chức năng điều khiển riêng của nó, sẽ cho phép vận hành tốt
hơn.
- Bảo dưỡng: nếu các mạng lưới có nhiều chức năng, nó có thể nhanh chóng
quản lý các lỗi. Tuy nhiên, nếu các chức năng có tồn tại các đầu cuối, có thể bảo
dưỡng ngay lập tức. Tuy nhiên, các tác động của lỗi thường được giới hạn trong đầu
cuối.
(2) Xác định các mục tiêu vùng dịch vụ
Các mục tiêu được định nghĩa cho một vùng dịch vụ bao gồm toàn bộ các quỹ của
chính phủ cho lập kế hoạch mạng lưới, các yêu cầu xã hội đối với dịch vụ, phí tổn và
lợi nhuận đánh giá đối với việc đưa ra các dịch vụ, và phạm vi của vùng hành chính.
Về cơ bản, một vùng dịch vụ được xác định dựa vào việc xem xét lợi nhuận và chi phí
được đánh giá từ nhu cầu của vùng, song song với các mục tiêu dài hạn. Thậm chí
ngay cả khi doanh thu dự tính rất nhỏ so với chi phí, nó vẫn có thể được xác định là
một vùng dịch vụ trong trường hợp có mặt các nhân tố quan trọng như là tính xã hội
đối với dịch vụ, sự hạn chế bởi vùng hành chính, sự phù hợp với các chính sách quốc
gia và kinh tế địa phương.
(3) Xác định các mục tiêu cho chất lượng thông tin
Khi xác định các mục tiêu chất lượng thông tin, chúng ta phải xem xét Khuyến
nghị ITU-T, các luật và quy định liên quan trong quốc gia, mức thỏa mãn người sử
dụng, các tác động xã hội, tính khả thi về mặt kỹ thuật, và chi phí. Nếu có các mạng
hiện tại, phải chấp nhận sự điều chỉnh giữa các mạng hiện tại và mới. Với các giả thiết
20
này, chúng ta có thể xác định chất lượng chuyển mạch, chất lượng truyền dẫn, và chất
lượng ổn định.
Mỗi mục tiêu chất lượng được xác định sử dụng các tỷ lệ giá trị sau:
- Chất lượng chuyển mạch: mất kết nối và trễ kết nối.
- Chất lượng truyền dẫn: LR(tỷ lệ tạp âm)
- Chất lượng ổn định: tỷ lệ lỗi.
3.2.2. Lập kế hoạch dài hạn
Kế hoạch dài hạn là khung công việc cơ bản của lập kế hoạch mạng lưới. Kế
hoạch dài hạn có thể bao trùm một giai đoạn là 20 hoặc 30 năm. Kế hoạch này bao
hàm các phần mà rất khó thay đổi như là cấu hình mạng lưới, vị trí tổng đài, và kế
hoạch đánh số. Các phần này được lên kế hoạch theo các mục tiêu được xác định trong
phần trên.
(1) Cấu hình mạng lưới
Đầu tiên, thiết kế sơ lược các trạm chuyển mạch nội hatj và các trạm chuyển mạch
toll cho nhu cầu, lưu lượng, và vùng dịch vụ của chúng, và xác định cấp mạng lưới.
Sau đó xác định các tuyến tối ưu, lưu tâm đến cấu hình mạng lưới.
(2) Kế hoạch đánh số
Cân đối nhu cầu và cấu hình mạng lưới, xác định dung lượng, vùng, và cơ cấu
đánh số tối ưu nhất.
(3) Kế hoạch báo hiệu
Xem xét loại dịch vụ và cấu trúc mạng lưới, xác định nhân tố yêu cầu cho hệ
thống báo hiệu.
(4) Kế hoạch cước
Xem xét loại dịch vụ, hệ thống giá cước, cấu trúc mạng lưới, và kế hoạch đánh số,
xác định hệ thống cước tối ưu.
(5) Kế hoạch vị trí tổng đài
Xem xét nhu cầu, lưu lượng, cấu trúc mạng lưới, và hệ thống giá cước, xác định vị
trí của mỗi tổng đài và vùng dịch vụ của nó để cho chi phí thiết bị là thấp.
3.2.3. Kế hoạch trung hạn
Kế hoạch trung hạn thường bao trùm tối đa là 10 năm. Thậm chí nó còn bao hàm
cả kế hoạch thiết bị cho các giai đoạn ngắn hạn. Kế hoạch trung hạn được dựa trên các
kết quả của kế hoạch dài hạn. So với kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn yêu cầu độ
chính xác cao hơn khi tối ưu hóa đầu tư, và đánh giá về quy mô và dung lượng của
thiết bị.
(1) Tính toán các mạch
21
Xem xét các vị trí tổng đài, lưu lượng, vùng dịch vụ, và sự ấn định về chất lượng
dịch vụ, xác định số mạch tối ưu.
(2) Kế hoạch mạng đường truyền dẫn
Xem xét số mạch giữa các tổng đài, và cấu hình mạng, xác định hệ thống truyền
dẫn tối ưu mà đưa ra mức thảo mãn cả về kinh tế và độ tin cậy.
(3) Kế hoạch mạng đường dây thuê bao
Xem xét nhu cầu, vị trí tổng đài, vùng dịch vụ, và mức ấn định chất lượng dịch vụ,
chia mạng đường dây thuê bao thành một vài vùng phân bố. Khi chia, tạo ra sự kết
hợp tối ưu của các vùng phân bổ vì vậy mỗi vùng có thể phục vụ hiệu quả nhất các
thuê bao của nó.
3.2.4. Dự báo nhu cầu
Dự báo nhu cầu là đánh giá số lượng thuê bao kết nối đến mỗi điểm của mạng
lưới, và xu hướng phát triển trong tương lai.
Các nhân tố sau sẽ có ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu:
- Các nhân tố kinh tế: tốc độ phát triển kinh tế, tiêu thụ cá nhân, khai thác và sản
xuất các sản phẩm công nghiệp.
- Các nhân tố xã hội: dân số, số hộ gia đình, số dân làm việc.
- Giá cước: giá thiết bị, cước cơ bản, cước kết nối, cước phụ trội.
- Chiến lược marketing: chiến lược về sản phẩm và quảng cáo.
Các số liệu trên phải được thu thập để dự báo nhu cầu và phân bổ. Thực hiện một
dự báo đơn giản chỉ bằng việc nhìn vào xu hướng tương lai gần là cách tiếp cận
thụ động, là không thể chấp nhận được. Lập kế hoạch nên bao gồm các loại tiếp
cận tích cực, ví dụ, thừa nhận sự gia tăng trong nhu cầu được chỉ dẫn bởi chiến
lược kinh doanh.
Dự báo nhu cầu thực tế, phương pháp thích hợp nhất nên được lựa chọn trong một
vài phương pháp tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia và mỗi vùng, và tùy theo sự
phổ cập của viễn thông.
22
3.3. Dự báo nhu cầu
Dự báo là khâu quan trọng không thể thiếu được trong công việc ra quyết định. Nó dự
báo các xu hướng tương lai và trở thành điều căn bản để lập kế hoạch kinh doanh được kinh
tế và có hiệu quả.
- Lĩnh vực dịch vụ Viễn thông có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người và các hoạt
động kinh tế và nó là một ngành có quy mô lớn với các thiết bị đòi hỏi liên tục đầu tư rất
nhiều. Bởi vậy, điều đặc biệt quan trọng với ngành này để mở rộng kinh doanh ổn định và đầu
tư thiết bị có hiệu quả phải dựa vào dự báo nhu cầu dài hạn. Trong phần này sẽ trình bày các
bước và phương pháp dự báo nhu cầu.
3.3.1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng, dự báo nhu cầu không chỉ bao gồm việc dự báo mà là cả việc thu
thập và xử lý số liệu, và việc điều chỉnh dự báo như hình 3.1 sau đây. Ba bước này có
liên quan chặt chẽ với nhau. Thu thập và xử lý số liệu cung cấp những số liệu cơ bản
cho hai bước kia. Điều chỉnh dự báo phản hồi những phân tích để có được kết quả dự
báo nhu cầu. Nói chung, ba bước này được định nghĩa như sau:
(a) Thu thập và xử lý số liệu
Chuỗi số liệu về nhu cầu điện thoại (yêu tố nội sinh) và thống kê về dân số, số hộ
gia đình, các chỉ số kinh tế... (yếu tố ngoại sinh) được thu thập và xử lý theo yêu cầu.
(b) Điều chỉnh nhu cầu
Những khác biệt giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được phân tích và giá trị
dự báo sẽ được điều chỉnh theo kết quả của sự phân tích này.
(c) Dự báo nhu cầu
Nhu cầu tương lai được dự báo hoặc được tính toán. Đây là công việc dự báo
chính và được gọi là dự báo theo nghĩa hẹp. Ngoài các phương pháp truyền thông, các
số liệu nhận được từ hai bước kia phải tận dụng để xác định và đánh giá các giá trị dự
báo.
23
Dự báo theo nghĩa rộng
Dự báo theo nghĩa hẹp
Dự báo nhu cầu
Dữ liệu phân tích
Số liệu cơ bản
Kết quả
dự báo
Điều chỉnh nhu cầu
Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu
Hình 3.1, Khái niệm về công việc dự báo
3.3.2. Tăng trưởng nhu cầu
Mạng điện thoại thường phân chia thành 3 pha như trong hình 5.2 sau đây:
- Pha bất đầu: tốc độ tăng trưởng chậm.
- Pha tăng trưởng nhanh: tốc độ tăng trưởng rất nhanh hay gọi là giai đoạn tăng
tốc.
- Pha bão hòa: tốc độ tăng trưởng giảm.
Ở mỗi pha, các điều kiện về kinh tế và xã hội là khác nhau. Khi chọn lựa một
phương pháp dự báo, điều quan trọng để phân tích lựa chọn là phải xác định được
mạng hiện tại đang nằm ở pha nào.
(1) Pha bắt đầu
Pha bắt đầu liên quan đến giai đoạn tăng trưởng chậm của mạng, với mật độ điện
thoại ở mức thấp.
Trong pha này, nhu cầu điện thoại chủ yếu là dành cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh. Nhu cầu này phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và các ngành công cộng.
Bởi vậy, một mạng cơ bản được lắp đặt cùng với sự phát triển công nghiệp. Không có
mạng cơ bản này phát triển công nghiệp sẽ bị cản trở.
24
Nhu cầu cá nhân bị hạn chế trong pha này. Điện thoại vẫn là thứ hàng hóa xa xỉ
đối với người tiêu dùng nói chung và không thể được xem như là hành hóa cần thiết
cho cuộc sống. Các hàng hóa tiêu dùng khác và thực phẩm vẫn được ưu tiên hơn là
điện thoại. Vì vậy, để dự báo nhu cầu điện thoại cho sản xuất kinh doanh phải dựa vào
phân tích sự phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia.
(2) Pha tăng trưởng nhanh
Ở pha này, kinh tế đã phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, cần thiết phải cải
tiến mạng viễn thông để đáp ứng dịch vụ chất lượng cao hơn. Điều này phù hợp khi
mức sống người dân tăng lên và nhu cầu hàng hóa và điện thoại nói chung là tăng lên.
Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh này, nhu cầu của dân cư trở nên lớn hơn cung.
Thậm chí khi nhu cầu hiện tại đã được đáp ứng, vẫn nảy sinh nhiều nhu cầu hơn nữa.
Tình trạng này tiếp tục diễn ra cho đến khi mạng tăng trưởng đến một qui mô hợp lý.
Pha này tương xứng với giai đoạn thiết lập mạng. Công việc dự báo trong giai
đoạn này là rất quan trọng vì một loạt những sai sót trong dự báo có thể dẫn đến những
sai xót trong việc lập kế hoạch về chi phí.
(3) Pha bão hòa
Ở pha này, mật độ điện thoại dân cư đã đạt tới 80% hoặc hơn thế và cả điện thoại
dân cư và sản xuất kinh doanh đều phát triển tương đồng.
Sau pha này, nhu cầu sẽ thay đổi về cơ cấu đó là nhu cầu về các dịch vụ mới, và
doanh thu cũng sẽ thay đổi theo cơ cấu nhu cầu chẳng hạn như doanh thu về điện thoại
thứ 2.
Những nhận định ở trên không phải luôn là đúng ở một vài khu vực thậm chí ngay
cả trong một quốc gia. Tuy thế, việc xác định được mỗi pha là vẫn rất cần thiết vì
phương pháp dự báo sẽ được áp dụng cho mỗi pha.
3.3.3. Các bước xác định nhu cầu
Các bước dự báo nhu cầu được thể hiện như sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu dự báo
Bước đầu tiên của công việc dự báo là phải xác định rõ các mục tiêu dự báo. Các
mục tiêu dự báo bao gồm nhu cầu của dân cư và nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.
25