Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đề cương môn lý luận về nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.96 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(dành cho các lớp hệ vừa học vừa làm)
1.
2.
3.
4.
5.

Tên học phần: Lý luận về Nhà nước
Số đơn vị học trình: 3
Trình độ: Sinh viên năm 1
Phân bổ thời gian:
Giảng lý thuyết: 27 tiết
Thảo luận: 18 tiết
Điều kiện tiên quyết: Đã học xong Triết học Mác – Lenine, Kinh tế học
chính trị.
6. Mục tiêu của học phần
6.1 Mục tiêu nhận thức
6.1.1 Về kiến thức:
- Hiểu được những khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của nhà
nước;
- Hiểu được khái niệm bản chất nhà nước, quyền lực nhà nước, các biểu hiện
của bản chất nhà nước, các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và bản chất của các
kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản;
- Hiểu được vấn đề phân loại nhà nước trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội và


các cơ sở cụ thể để phân định các kiểu nhà nước và quy luật về sự thay thế các
kiểu nhà nước trong lịch sử;
- Hiểu được khái niệm chức năng nhà nước, phân loại chức năng nhà nước, phân
biệt chức năng nhà nước với các hoạt động cụ thể của nhà nước và chức năng
của các cơ quan nhà nước, các phương pháp, hình thức thực hiện chức năng nhà
nước và khái quát về chức năng của các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản.
- Hiểu được khái niệm bộ máy nhà nước và các nguyên tắc chủ yếu chi phối việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; khái quát bộ máy nhà nước của các
kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản.
- Hiểu được cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình
thức nhà nước và chế độ chính trị; hiểu được những kiến thức chung về hình
thức chính thể của các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản.
- Hiểu được những vấn đề lý luận chung nhất về nhà nước xã hội chủ nghĩa từ
sự ra đời, bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Hiểu được khái niệm hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa nhà nước với các
tổ chức khác (đảng phải, các tổ chức chính trị - xã hội) trong hệ thống chính trị.
1


6.1.2 Kỹ năng
- Biết vận dụng những kiến thức của môn học Lý luận về Nhà nước để tiếp tục
nghiên cứu môn học Lý luận về Pháp luật và những môn khoa học pháp lý khác.
- Biết vận dụng kiến thức lý luận cơ bản về nhà nước để lý giải những vấn đề
tương ứng của nhà nước trên thực tế.
6.1.3 Thái độ
- Chủ động trang bị những kiến thức Lý luận về nhà nước làm cơ sở cho những
môn khoa học pháp lý khác và lý giải những hiện tượng nhà nước.
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về nhà nước.
- Có thái độ khách quan và khoa học trong nghiên cứu và trao đổi những vấn đề
về nhà nước.

6.2 Các mục tiêu khác
- Góp phần hoàn thiện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
- Góp phần hoàn thiện kỹ năng thuyết trình.
- Góp phần phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm
- Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, hình thành phương pháp nghiên
cứu khoa học.
- Góp phần trau dồi, phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá.
- Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc
thực hiện chương trình học tập
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Học phần Lý luận về Nhà nước nghiên cứu hiện tượng Nhà nước theo quan
điểm của chủ nghĩa Max- Lenine. Các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của Nhà
nước, các phương thức và nguyên tắc thực hiện quyền lực Nhà nước được xem
xét và đánh giá một cách khách quan, toàn diện.
- Đánh giá sự vận động của các kiểu Nhà nước trong lịch sử, đặc biệt là Nhà
nước XHCN và hệ thống chính trị trong xã hội XHCN.
8. Tài liệu học tập
8.1 Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1)
Đảng Công sản Viêt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị Quốc gia.
2)
Đào Trí Uc, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp Luật,
NXB Chính Trị Quốc Gia, 1995.
3)
Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997
4)
Hoàng Thị Kim Quế, Nhận diện Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, 2004.

5)
Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc
gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, 1993.
2


6)
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
7)
Konrad-Adenaer-Sfiftung, Josef Thesing, Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002.
8)
Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội 2004.
9)
Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thi Khế, Nhà nước và pháp
luât đại cương, NXB TP HCM.
10) Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình Nhà nước và Pháp luật Đại cương, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
11) Nguyễn Đăng Dung, Hình thức của các nhà nước đương đại, Nhà xuất
bản Thế giới, Hà Nội, 2004.
12) Nguyễn Vân Nam, Toàn cầu hoá và sự tồn vong của Nhà nước, NXB trẻ,
2006.
13) Phạm Hồng Thái, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.
14) Robert Lowie, Luận bàn về xã hội học nguyên thuỷ, NXB ĐHQG Hà Nội,
2001.
15) Trần Hậu Thành, Cơ sở lý luận và thực tiễn Xây dưng Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Lý luận chính trị,
HN 2005.

16) Trần Ngọc Đường, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.
17) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật
thế giới, NXB Công An Nhân Dân, 1997.
18) Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình Lý Luận Nhà nướcvà Pháp luật,
NXB Công An Nhân Dân, 2004.
19) Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Những vấn đề Lý luận cơ bản về
Nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
20) V. Lênin toàn tập, Tập 32, 33, 37 Nxb Tiến Bộ 1976.
8.2 tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
1)
Morris. CW. (1998) An essay on the modern state Cambridge University
Press; 1998
2)
O'donnell G, Why rule of law matters, Journal of Democracy, 2004.
3)
Randall, Peerenboom, Asian discourses of rule of law, Routledge Taylor
and Francis Group Press, 2004.
8.3 Website
/> />9. Phương pháp giảng dạy
- Giảng lý thuyết
- Thảo luận
- Tự học có hướng dẫn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Hình thức đánh giá bộ phận bao gồm:
- Dự lớp
3


- Thảo luận
- Bản thu hoạch

- Kiểm tra thường xuyên
10.2. Hình thức thi kết thúc học phần bao gồm
- Thi viết
- Thi vấn đáp
10.3. Điểm học phần
- Điểm học phần là tổng của điểm thi kết thúc học phần (80%) và các điểm
đánh giá bộ phận (20%).
11.Nội dung chi tiết học phần

4


Bài 1:
NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước
- Lý luận về nhà nước là một học phần trong chương trình môn học Lý luận
chung về nhà nước và Pháp luật.
- Lý luận về nhà nước là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành luật
cho tất cả các hệ đào tạo.
2. Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước
2.1 Lý luận về Nhà nước là một khoa học độc lập
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước
- Lý luận về nhà nước có đối tượng nghiên cứu độc lập.
- Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước là những vấn đề chung nhất,
khái quát nhất, thuộc về bản chất và có tính quy luật của nhà nước.
2.1.2 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Lý luận về
Nhà nước
- Lý luận về nhà nước lấy Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, phép biện chứng duy vật làm cơ sở phương pháp luận.
- Lý luận về Nhà nước trước hết và chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng xã hội.
2.2 Lý luận về nhà nước là một môn học trong chương trình cử nhân Luật
- Lý luận về nhà nước là một môn học bắt buộc.
- Lý luận về nhà nước là kiến thức nền tảng cho việc nghiên cứu những nội dung
có liên quan trong chương trình các môn học khác.
3. Phương pháp học tập môn Lý luận về nhà nước
- Sử dụng các kết luận trong triết học Mác – Lênin để lý giải các vấn đề tương
ứng trong môn học Lý luận về Nhà nước.
- Vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm cơ sở cho
việc lý giải các vấn đề về nhà nước ở Việt Nam.
- Sử dụng kiến thức của các khoa học xã hội có liên quan và khoa học pháp lý
khác để lý giải, minh họa các kết luận của Lý luận về Nhà nước.
- Nắm vững các khái niệm trong chương trình môn học đồng thời xác định mối
liên hệ giữa chúng với nhau.
- Liên hệ những kiến thức đã học được với thực tiễn.
- Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, tham gia thảo luận, tập viết những bài tiểu
luận ngắn…

5


BÀI 2
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Các học thuyết cơ bản về nhà nước
1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước
− Thuyết thần quyền:
− Thuyết gia trưởng:
− Thuyết bạo lực:
− Thuyết tâm lý:
− Thuyết “khế ước xã hội”:

1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước
2 Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội
− Cơ sở kinh tế:
− Cơ sở xã hội:
− Quyền lực xã hội:
− Tổ chức quản lý:
2.2 Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước
− Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:
− Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc:
3 Điểm qua sự ra đời của một số nhà nước điển hình
− Nhà nước Aten:
− Nhà nước Rôma:
− Nhà nước Giéc-manh:
− Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:

6


Bài 3
BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm bản chất nhà nước và ý nghĩa của việc nghiên cứu
1.1 Ý nghĩa của việc tìm hiểu bản chất nhà nước
1.2 Nội dung khái niệm bản chất của nhà nước
1.2.1 Tính giai cấp của nhà nước
1.2.2 Tính xã hội của Nhà nước:
1.2.3 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
2.1 Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội và
áp đặt với toàn bộ xã hội

2.2 Nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ
2.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
2.4 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
2.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc
3. Các mối quan hệ của nhà nước với những yếu tố cơ bản trong xã hội có
giai cấp
3.1 Nhà nước và xã hội
3.2 Nhà nước với cơ sở kinh tế
3.3 Nhà nước trong hệ thống chính trị.
3.4 Nhà nước với pháp luật.
4. Bản chất nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản
4.1 Bản chất của nhà nước chủ nô
4.2 Bản chất của nhà nước phong kiến
4.3 Bản chất của nhà nước tư sản

7


Bài 4
KIỂU NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
2. Cơ sở tồn tại của nhà nước
2.1. Cơ sở kinh tế
2.2. Cơ sở xã hội
2.3. Cơ sở tư tưởng
2.4 Đặc điểm của sự thay thế càc kiểu nhà nước trong lịch sử
3. Các kiểu nhà nước
3.1. Kiểu Nhà nước Chủ nô
3.1.1. Về cơ sở kinh tế:
3.1.2. Về cơ sở xã hội :

3.1.3. Về cơ sở tư tưởng :
3.2. Kiểu Nhà nước Phong kiến
3.2.1. Về cơ sở kinh tế:
3.2.2. Về cơ sở xã hội :
3.2.3. Về cơ sở tư tưởng :
3.3. Kiểu Nhà nước Tư sản
3.3.1. Về cơ sở kinh tế :
3.3.2. Về cơ sở xã hội :
3.3.3. Về cơ sở tư tưởng :
3.4 Kiểu Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
3.4.1 Về cơ sở kinh tế :
3.4.2 Về cơ sở xã hội :
3.4.3 Về cơ sở tư tưởng :

8


Bài 5
CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm chức năng nhà nước
1.1 Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ, bản chất và bộ máy nhà nước
1.1.1 Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.2 Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước
1.1.3 Mối quan hệ giữa chức năng với bộ máy nhà nước
1.2 Chức năng nhà nước là phạm trù vừa mang tính khách quan, vừa mang
tính chủ quan
1.2.1 Tính khách quan của chức năng nhà nước:
1.2.2 Chức năng nhà nước là phạm trù mang tính chủ quan:
2. Phân loại chức năng nhà nước
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước

4. Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước
4.1. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước
4.1.1 Hình thức pháp lý:
4.1.2 Hình thức tổ chức:
4.2 Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước
5. Chức năng của Nhà nước Chủ nô, nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư
sản
5.1 Chức năng đối nội của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản
5.1.1 Chức năng bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất của giai
cấp thống trị
5.1.2 Chức năng trấn áp giai cấp bị trị
5.1.3 Chức năng kinh tế – xã hội
5.2 Chức năng đối ngoại của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản
5.2.1 Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
5.2.2 Chức năng phòng thủ đất nước
5.2.3 Chức năng ngoại giao

9


Bài 6
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm bộ máy nhà nước
2. Cơ quan nhà nước
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước
4. Bộ máy nhà nước của các kiểu nhà nước trong lịch sử
4.1. Bộ máy Nhà nước chủ nô: .
4.2. Bộ máy Nhà nước phong kiến:
4.3. Bộ máy Nhà nước tư sản: .


10


Bài 7
HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm hình thức Nhà nước
1.1 Hình thức chính thể
1.1.1 Khái niệm hình thức chính thể
1.1.2 Phân loại hình thức chính thể
1.1.2.1 Chính thể quân chủ
1.1.2.2 Chính thể cộng hoà
1.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Phân loại
1.3 Chế độ chính trị
1.3.1 Khái niệm
Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng
để thực hiện quyền lực Nhà nước.
1.3.2 Phân loại
2. Hình thức của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản
2.1 Hình thức chính thể
2.1.1 Nhà nước chủ nô:
2.1.2 Nhà nước phong kiến:
2.1.3 Nhà nước tư sản
2.1.3.1 Chính thể quân chủ:
2.1.3.2 Chính thể cộng hòa:
2.2 Hình thức cấu trúc nhà nước của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư
sản
2.2.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến:
2.2.2 Nhà nước tư sản:

2.3 Chế độ chính trị
2.3.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến:
2.3.2 Nhà nước tư sản:

11


BÀI 8
NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm chung về hệ thống chính trị
1.1 Khái niệm hệ thống, chính trị và hệ thống chính trị
1.1.1 Khái niệm hệ thống
1.1.2 Khái niệm chính trị
1.1.3 Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, chính trị xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh
thể thống nhất cùng tham gia vào việc thực hiện quyền lực
chính trị.
1.2 Cơ cấu của hệ thống chính trị
1.3 Phân loại hệ thống chính trị
2. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
2.1 Vị trí, vai trò pháp lý của nhà nước trong hệ thống chính trị
2.2 Vị trí, vai trò chính trị của nhà nước trong hệ thống chính trị
2.3 Sự tác động của nhà nước tới các thành phần của hệ thống chính trị

12


Bài 9
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1 Những tiền đề cho sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Tiền đề kinh tế.
1.1.2 Tiền đề chính trị - xã hội.
1.1.3 Những yếu tố dân tộc và thời đại.
1.2 Sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử
1.2.1 Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước Nga-Xô Viết XHCN
1.2.2 Sự ra đời các nhà nước XHCN ở đông châu Âu
2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2.1 Tính giai cấp:
2.2 Tính xã hội:
3. Hình thức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
3.1 Hình thức chính thể của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
3.2 Hình thức cấu trúc của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
3.3 Chế độ chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
3.4 Hình thức nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.4.1 Hình thức chính thể: hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân trong
thời kỳ đầu, còn hiện nay là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
3.4.2 Hình thức cấu trúc nhà nước: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất.
3.4.3 Chế độ chính trị: Chế độ chính trị ở nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà
nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
4. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
4.1 Chức năng đối nội của nhà nước XHCN
4.1.1 Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế.
- Điều hành kinh tế vĩ mô.
4.1.2 Khái niệm chức năng xã hội của nhà nước XHCN
4.1.3 Nội dung có bản của chức năng xã hội
4.2 Chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa
4.2.1 Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

4.2.2 Chức năng mở rộng quan hệ đối ngoại vì sự phát triển của nhà nước xã
hội chủ nghĩa
5. Bộ máy nhà nước XHCN

13


Bài 10
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1. Sự phát triển của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền
1.1 Sự cai trị coi trọng luật pháp đặt nền móng cho vai trò của pháp luật
trong mối quan hệ với nhà nước
1.2 Chế ngự quyền lực quân chủ chuyên chế bằng pháp luật
1.3 Chế ngự quyền lực nhà nước và mở rộng nội dung dân chủ
1.4 Nhà nước pháp quyền hiện đại
2. Một số dấu hiện cơ bản của Nhà nước pháp quyền
3. Phân biệt tư tưởng Nhà nước pháp quyền với tư tưởng pháp trị và chế độ
pháp trị
4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
4.1 Tính tất yếu của xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
4.2 Những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
hiện nay
12. Ngày phê duyệt:
13. Cấp phê duyệt
Tổ bộ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật
Trưởng bộ môn

Đỗ Minh Khôi

14




×