Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đặc điểm hồi ký của Vũ Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.73 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ VIỆT

ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA VŨ BẰNG (qua
hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


2

PHAN THỊ VIỆT

ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA VŨ BẰNG (qua
hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)

Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số: 60. 22. 01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN


NGHỆ AN - 2015

MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vũ Bằng (1913 – 1984) – một hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong
văn học Việt Nam hiện đại… Ông hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực: báo chí,
sáng tác văn chương, viết tiểu luận phê bình… Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt
được những thành công quan trọng… Vũ Bằng là nhà văn góp phần thúc đẩy sự
đa dạng của văn xuôi Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lắm thăng trầm, bí
ẩn,... Do hoàn cảnh lịch sử ông bị đánh giá sai về thái độ chính trị nên sáng tác
văn chương của ông chưa được nhìn nhận một cách thoả đáng. Vì vậy, vị trí và
những đóng góp của Vũ Bằng chỉ mới được xác định lại gần đây (vào tháng 3
năm 2000, khi Bộ Quốc phòng xác nhận sự thật về nhà văn). Đó cũng là lý do
khiến cho tác phẩm của Vũ Bằng chưa đến được nhiều với độc giả…


4
1.2. Ký là thể loại có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn học Việt Nam
hiện đại. Tuy nhiên xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn sáng tác, với thể loại
này, còn thiếu những công trình chuyên sâu về nó. Ký có phải là tên gọi cho một
nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính
luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự? Có nên phân biệt ký
văn học và ký báo chí? Đâu là những đặc trưng của ký? Bút ký, ký sự, phóng sự,
tùy bút, hồi ký, tản văn, tạp văn,… có phải là các thể của ký?... Còn có biết bao
nhiêu vấn đề đáng bàn về nó.

Thể loại văn học nào cũng thể hiện qua những tác phẩm cụ thể. Không có
tác phẩm văn học nào mà không thuộc về một thể loại nhất định. Chính vì thế, lý
luận về thể loại phải được khảo sát, đúc kết, khái quát từ những tác phẩm cụ thể.
Thực tiễn của sáng tác bằng thể loại ký với nhiều thể khác nhau (bút ký, ký sự,
phóng sự, tùy bút, hồi ký, v.v…) đang đặt ra nhiều vấn đề cho giới nghiên cứu,
trong đó ký của Vũ Bằng.
1.3. Vũ Bằng từng được biết đến với nhiều tác phẩm ký xuất sắc: Thương
nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam… Số lượng bài viết về
Vũ Bằng chưa nhiều đặc biệt là thể loại kí nói chung và hồi kí nói riêng. Cai
(1943), và Bốn mươi năm nói láo (1969) của Vũ Bằng thực sự là những tác
phẩm xuất sắc. Có người xem Cai là tiểu thuyết, có người lại xem nó là tự
truyện, hoặc hồi ký,... Với Bốn mươi năm nói láo cũng vậy, không dễ xác định
thể loại của nó. Đấy là chưa nói đến, không phải ai cũng biết đến và đọc kỹ, đọc
sâu hai tác phẩm rất độc đáo và đầy sức hấp dẫn này của Vũ Bằng.
Ở một mức độ nào đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn ít
nhiều tìm câu trả lời cho những vấn đề trên và cũng để giúp cho việc hiểu hơn
về Vũ Bằng và những đóng góp của ông cho văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Về sự nghiệp văn học và báo chí của Vũ Bằng
Sáng tác đầu tiên của Vũ Bằng là truyện ngắn Con Ngựa Già đăng trên
mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời, Vũ Bằng
cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhưng đến nay, theo Văn


5
Giá, số lượng tác phẩm tìm được của ông mới được hơn một nửa. Do vậy, việc
nghiên cứu Vũ Bằng chưa tương xứng với giá trị tác phẩm của ông để lại. Theo
thống kê của Văn Giá, tính đến năm 2000 mới có 26 bài viết về Vũ Bằng và tác
phẩm của ông.
Những năm trước 1975, Vũ Bằng chưa có sự quan tâm của giới nghiên cứu

vì nhiều lý do, trong đó đáng nói nhất là do cuộc đời nhà văn chưa được làm
sáng tỏ. Hơn nữa trong bối cảnh đất nước chiến tranh, mọi người tập trung cho
cái chung, người ta dễ quên đi hoặc bỏ qua những hiện tượng văn học còn chưa
rõ ràng. Từ sau mốc Đổi mới (1986), đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ XX đến
nay (2015) người ta mới thực sự quan tâm đến Vũ Bằng.
Trước đây, năm 1937, khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng
ra đời, Khái Hưng đã điểm tin trên báo Ngày nay công nhận đó là một tác phẩm
“không tầm thường chút nào”.
Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại,
Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1942. Vũ Ngọc Phan xếp Vũ Bằng vào hàng tiểu thuyết
gia (ở mục tiểu thuyết tả chân). Từ đó cho đến năm 1969, mới có thêm một bài
giới thiệu về Vũ Bằng của Thượng Sĩ. Đó là lời nói đầu cho cuốn Bốn mươi
năm nói láo. Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ,
trong đó, tác giả gọi ông là Người trở về từ cõi đam mê. Vũ Bằng được đánh giá
là một trong những khuôn mặt nghệ sĩ nổi bật nhất lúc bấy giờ.
Năm 1999, có nhiều bài viết đăng trên các báo như Văn Nghệ, Phụ nữ
Thành phố Hồ Chí Minh… Song các bài viết này cũng dừng lại ở việc nghiên
cứu một số vấn đề trong tác phẩm của ông. Chỉ đến công trình Vũ Bằng - Bên
trời thương nhớ, Nxb Văn hóa Thông tin ấn hành, Hà Nội, 2000 của Văn Giá
chúng ta mới có cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng. Trong
công trình này, có bài viết Thân phận và danh tiết giới thiệu khá kỹ về Vũ Bằng
và Thương nhớ mười hai. Sau đó một số nhà xuất bản còn in các truyện ngắn
của Vũ Bằng trước và sau Cách mạng. Có một số cuốn sách giới thiệu thư mục
tác phẩm, thư mục nghiên cứu Vũ Bằng. Song như Văn Giá nói, đó mới chỉ là


6
nét “phác thảo bước đầu” về Vũ Bằng. Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ có
những công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn…
Triệu Xuân đã sưu tầm, biên soạn và giới thiệu các tác phẩm của Vũ Bằng

trong Vũ Bằng toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội (2006) và ông đã chỉ ra trong tác
phẩm văn xuôi này một giọng điệu khó lẫn với người khác.
Theo Triệu Xuân Cai “là một trong những tác phẩm có giá trị của Vũ
Bằng”[93,18]. Thượng Sỹ nhận thấy ở Bốn mươi năm nói láo (ấn hành tại Sài Gòn)
một lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã phác
họa lại thật độc đáo, thật linh động những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo,
những nhân vật nổi danh một thời, đã làm nên lịch sử và đã đi vào lịch sử...
Sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Bằng được giới nghiên cứu
quan tâm phân tích và đánh giá cao, dẫu rằng những bài viết về ông chỉ là những
lời tựa, lời bạt, những bài viết ngắn.
Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về Vũ Bằng.
2.2. Về nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng
Việc nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng có thể nói còn bỏ ngỏ. Thỉnh thoảng
chỉ thấy xuất hiện rải rác những lời nhận xét về hồi ký của ông chỉ trong một ít
trang ở từng tác phẩm riêng biệt chứ không theo một hệ thống nào. Vương Trí
Nhàn trong lời giới thiệu cuốn hồi ký Cai cho rằng: “Có thể nói trong cuộc đời
viết đông, viết tây, viết xuôi, viết ngược đủ thứ của Vũ Bằng, Cai đánh giấu một
sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp trước đó ông chưa đạt tới và
phải mấy chục năm sau, tới Thương nhớ mười hai ông mới có dịp gặp lại”[57, 7]
và khẳng định Vũ Bằng là người có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX.
Thượng Sỹ đánh giá Bốn mươi năm nói láo “là lịch sử một kiếp sống, và
đó cũng là tâm tư của một người, của nhiều người cùng đeo đuổi một nghề và
thường cùng nuôi một hoài bão như nhau”. Mặt khác, tác phẩm đã dựng lại một
cách trung thực bộ mặt của báo chí nước nhà từ những năm 30 (dưới chế độ
Pháp thuộc) đến những năm 60 (dưới chính quyền Sài Gòn).


7
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói “Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo thuộc lớp

tiền bối của nghề mà chúng ta là những kẻ hậu sinh. Ông làm báo, xuất bản, viết
tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút và cả lí luận văn học nữa. Nói thật lòng tôi chỉ
thích đọc tuỳ bút của ông thôi” (Báo Văn nghệ số 33, ngày 12/8/2000)
Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói
láo) còn là vấn đề mới mẻ. Chưa có công trình nào nghiên cứu về nó (riêng từng
tác phẩm cũng như cả hai) một cách đầy đủ, trọn vẹn về mặt nội dung và nghệ
thuật.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA VŨ
BẰNG (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)
3.2. Giới hạn của đề tài
- Đề tài bao quát toàn bộ ký của Vũ Bằng, tuy nhiên tập trung vào hồi ký
của ông (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)
- Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào bộ sách Vũ Bằng
toàn tập (Triệu Xuân sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) Nxb Văn học, Hà Nội 2006.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định đặc điểm và ý nghĩa nhiều mặt của hồi ký Vũ Bằng, đồng thời
khẳng định những đóng góp của tác giả cho thể hồi ký trong văn học Việt Nam
hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về Vũ Bằng và sự nghiệp văn học, báo
chí của tác giả.
4.2.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá chức năng, nội dung và ý nghĩa xã hội
– thẩm mỹ của hồi ký Vũ Bằng...
4.2.3. Phân tích, đánh giá những thành công (và có thể cả hạn chế) trong
cách viết hồi ký của Vũ Bằng
Cuối cùng rút ra một số kết luận về hồi ký của Vũ Bằng…
5. Phương pháp nghiên cứu



8
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có
các phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp liên ngành,
phương pháp cấu trúc - hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu hồi ký của Vũ Bằng với cái nhìn
tập trung và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm
hiểu, nghiên cứu ký của Vũ Bằng nói riêng, hồi ký trong văn học Việt Nam hiện
đại nói chung.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương:
Chương 1. Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng
Chương 2. Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng trên phương diện cảm hứng và hệ
thống hình tượng
Chương 3. Đặc điểm hồi ký của Vũ Bằng trên phương diện nghệ thuật thể hiện
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.

Chương 1
HỒI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC CỦA VŨ BẰNG
1.1. Sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng
1.1.1. Vũ Bằng – hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong lịch sử và
trong văn học Việt Nam hiện đại
Vũ Bằng sinh ngày 03 tháng 06 năm 1913 tại Hà Nội, ông sinh ra và lớn
lên trong một gia đình Nho học ở Ngọc Cục huyện Lương Ngọc nay là Bình



9
Giang tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ ông được theo học tại trường Albert Sarraut và
tốt nghiệp tú tài Pháp.
Sinh ra trong một gia đình sáu anh chị em, bố mất sớm, mẹ là chủ một tiệm
bán sách ở phố Hàng Gai - Hà Nội, cuộc sống của Vũ Bằng không mấy khó
khăn, ngay từ nhỏ mẹ đã tập trung cho ông ăn học. Từ lúc còn là cậu học sinh
nhỏ tuổi, Vũ Bằng đã say mê viết văn, làm báo, năm 16 tuổi đã có tác phẩm
đăng báo. Ông lập gia đình vào năm 1935 lúc 33 tuổi với bà Nguyễn Thị Quỳ người vợ hơn ông bảy tuổi quê Bắc Ninh. Gia đình ông bị tản cư sau kháng
chiến toàn quốc, đến 1948 thì trở về Hà Nội, Vũ Bằng viết văn, làm báo và hoạt
động tình báo cho cách mạng. Năm 1954 do yêu cầu của tổ chức ông phải vào
Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp, trong thời gian đó (1967) vợ qua đời và sau này ông
lập gia đình với bà Phấn. Ngày 07 tháng 04 năm 1984 ông về “cõi vĩnh hằng” tại
thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi. Đến năm 2007 ông được nhà nước
trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Trong quãng thời gian viết văn, làm báo ông có các bút hiệu khác nhau:
Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thu, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Tâm...
Vũ Bằng khi còn là học sinh trường Albert Sarraut, mẹ ông mong muốn
cho ông du học Pháp, nhưng ông sớm “ném thân mình” vào làng báo và đã có
nhiều thành tựu ngay từ những ngày đầu.
Kháng chiến bùng nổ vào 1946, Vũ Bằng đưa gia đình đi tản cư nhưng
cuộc sống khó khăn lại càng khó khăn, ông đành đưa gia đình trở về nội thành
(Thủ đô). Việc đưa gia đình trở về Hà Nội là đồng nghĩa với việc chấp nhận
nhận bản án “phản bội Cách mạng”; “phản bội nhân dân”. Ông chấp nhận và
vẫn sống, vẫn viết và vẫn hoạt động âm thầm, lặng lẽ dưới vỏ bọc nhà văn
“Dinh tê” - vì đó là đòi hỏi yêu cầu của cách mạng - một chiến sỹ tình báo.
Tưởng chừng những khó khăn, rắc rối dừng lại ở đó... Nhưng, không! Khi
Nam Cao cho ra mắt tác phẩm Đôi Mắt mọi người lại cho rằng nhân vật Hoàng
lấy nguyên mẫu từ Vũ Bằng. Vì gia đình, quê hương, đất nước, vì nhiệm vụ

cách mạng, Vũ Bằng chấp nhận tất cả, “hy sinh” trong thầm lặng.


10
Sau 1954 Vũ Bằng vào Nam và một lần nữa ông chịu bản án nặng nề hơn
trước suy nghĩ của dân chúng lúc đó. Tác giả thể hiện suy nghĩ của mình trong
Bốn mươi năm nói láo “Nhưng Nam - Bắc là một đất nước sao lại phải coi
chuyến đi này là một cuộc di cư mà không phải là một vụ đi chơi bậy bạ để tiêu
sầu, khiển hứng”...[3, 252]
Đất nước thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn chưa trở về được quê hương và
rồi ông ra đi nơi đất khách mang theo sự mong mỏi, ước mong cháy bỏng là
được trở về nơi sinh ra.
Cuộc đời Vũ Bằng với bao sóng gió, vừa phải xa quê, vừa hoạt động tình
báo với những giằng xé, day dứt, băn khoăn, nhất là khi bị mang tiếng là “phản
động”. Có lẽ vì thế chăng mà ông tìm đến hồi kí để giãi bày, thanh minh cho
thân phận mình, tìm cách để cho tâm hồn được thanh thản? Trong Thương nhớ
mười hai và Bốn mươi năm nói láo tác giả đã trả lời trước dư luận, với nhân dân
“Tôi không bao giờ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân”. Và trên thực tế ông
đã thực sự trở về với nhân dân không đợi đến ngày 01/3/2000 Bộ Quốc phòng
xác nhận sự thật về con người ông - một người suốt cả cuộc đời cống hiến cho
cách mạng, cho văn học.
1.1.2. Sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng
So với các nhà văn cùng thời, Vũ Bằng sớm thành công, năm 16 tuổi đã có
tác phẩm đăng báo và gắn với nghiệp làm báo suốt 50 năm.
Với 50 năm trong nghề, Vũ Bằng để lại trên 100 tác phẩm văn học trong
đó 50 cuốn tiểu thuyết, 5 tập kí, một công trình biên khảo lý luận văn học, một
số chân dung văn học và tiểu luận phê bình, tạp văn và trên 50 truyện ngắn, chưa
kể hàng nghìn bài báo và các đầu sách về kiến thức gia đình, sức khoẻ, hôn
nhân, dịch thuật...
Về truyện: đề tài xuyên suốt các tác phẩm truyện của ông là sự trăn trở, nỗi

ám ảnh về nhân cách con người được thể hiện nhiều cách khác nhau (trân trọng
– khinh bỉ, thương mến, tức tưởi, buồn đau - cay đắng...).


11
Những tác phẩm của Vũ Bằng có được cả mặt tốt, xấu của con người. Cái
được ông quan tâm nhiều là sự tha hóa, biến chất về nhân cách con người trong
mọi hoàn cảnh, môi trường khác nhau.
Truyện ngắn đầu tay của ông là Con Ngựa Già được đăng trên báo Đông
Tây (1930), đến 1937 ông cho ra đời tiểu thuyết Một mình trong đêm tối, Truyện
hai người (1946). Ông được khẳng định trên văn đàn nhờ phong cách mới lạ và
rất riêng của mình. Đọc tác phẩm của ông người đọc bị cuốn theo dòng nội tâm
của nhân vật, nhân vật trong truyện không đối thoại với nhau mà triền miên
trong dòng độc thoại. Trong Truyện hai người, là sự dằn vặt, day dứt của Hải
khi biết Trần theo tình nhân, day dứt trước sự chứng kiến nhưng nhân vật không
hành động. Trong lời đề tựa của tác phẩm, tác giả viết “Những người thực cao
thượng đều phải thấy một nỗi buồn mênh mông trên trái đất” (Lời tác giả đề tựa
Truyện hai người – Vũ Bằng toàn tập, tập 2, trang 8).
Những năm trước 1945 là giai đoạn Vũ Bằng gia nhập vào văn chương,
ông sớm tìm đường đi riêng cho mình. Ở truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Bằng
thể hiện rõ điều đó, một phong cách mới lạ đó là những “lát cắt”, “quãng đời”
vui, buồn của con người.
Truyện của Vũ Bằng là truyện không có cốt truyện, trong Cô vợ lẽ tóc rễ tre
cốt truyện nằm trong dòng suy nghĩ của nhân vật, người đọc được cuốn theo thế
giới nội tâm nhân vật. Họ không đối thoại mà triền miên trong dòng độc thoại.
Về hình thức, văn của ông được xem là văn của sự tìm kiếm nghệ thuật
cách tân (truyện không có cốt truyện, miêu tả nhân vật chú ý tới nội tâm, câu
ngắn gọn, sắc...)
Về nội dung, nhà văn luôn trăn trở trước số phận con người ngay từ những
dòng đầu tác phẩm. Số phận của những con người luôn bị đày đọa nhưng họ

sống cao thượng: Truyện hai người, Gặp nhau lại xa nhau, Một người rơi xuống
hố... Trong Một người rơi xuống hố tuy là rơi xuống một cái hố nông nhưng mọi
người đi qua đều bỏ rơi người bị nạn, chẳng ai ra tay giúp đỡ để kéo anh ta lên
mặc dầu những con người qua đây họ đều nhân danh là: “nhà báo rao giảng tư
tưởng ái quốc, ái quần”, “người đến để bảo hộ dân”, là “nhà tu hành thuyết


12
giảng từ bi cứu nạn”, là “nhà triết lí luôn đề cao thuyết sống vì cộng đồng”, là
“kẻ thuộc giai cấp cần lao luôn hô hào đoàn kết đấu tranh”.
Trong các tác phẩm Một người bưng mặt khóc, Một mình trong đêm tối,
Bèo nước, Ngày mai tôi chết... tác giả chú trọng đến nhân cách con người từ tính
cách, đạo đức, hành động, đến thuần phong mỹ tục.
Khác với các tác giả khác, là chủ thể trong mọi sáng tác, ông đứng ở vai trò
là người quan sát từ hiện tượng đến hành vi, đạo đức của con người, từ đó cảm
nhận sự thay đổi về nhân cách con người của xã hội với tâm trạng đầy lo âu, bất
an với những gì mình nhìn thấy, khám phá. Những hình ảnh trái ngược với
thuần phong mỹ tục mà tác giả được chứng kiến làm ông trăn trở, đau khổ như
hình ảnh người đàn bà nông nổi thích hưởng thụ, chấp nhận làm nhân tình của
một người đàn ông đã có vợ như Trân trong Bèo nước hay Trần trong Một mình
trong đêm tối – đó là người đàn bà đã có gia đình thích đua đòi, cờ bạc, luôn đòi
hỏi chồng đưa tiền để tiêu pha, không những thế mà Trần còn tìm cho mình một
bạn tình để thoả mãn nhu cầu tình dục. Phản ứng của Vũ Bằng không phải tỏ
thái độ lên án hay đưa ra một cách giải quyết cụ thể nào đó mà ông vạch ra
những sai trái lệch lạc của con người, sự thối nát của xã hội, nhà văn đưa ra vấn
đề cần giải đáp, đó chính là sự ám ảnh, băn khoăn trăn trở của ông.
Cái búa con, nhân vật phải kinh hãi khi tham dự phiên tòa xử một đứa con
giết cha mẹ ruột vì nhục, vì bị khinh rẻ khi cha mẹ ruột ruồng bỏ.
Thái độ của Vũ Bằng trong các tác phẩm tuy không lên án mạnh mẽ cũng
như không đưa ra cách giải quyết nhưng ông vạch ra cái lệch lạc, sai trái của con

người, cái mục nát của xã hội, nêu vấn đề cần giải đáp, thể hiện được thái độ của
nhân vật, chứa đựng sự phê phán thực trạng xã hội đang làm tha hóa, méo mó
nhân cách con người.
Trên Tiểu thuyết thứ 7 ông đã cho đăng 5 cuốn tiểu thuyết và hàng loạt
truyện ngắn.
Sau chuyến tản cư, ông đưa gia đình về Hà Nội (1948). Công việc viết lách
của ông được công khai như Thư cho người mất tích, Chớp bể mưa nguồn và 17
truyện ngắn, 2 bút kí, 1 truyện dài và hàng loạt phóng sự.


13
Vũ Ngọc Phan xếp ông vào hàng ngũ nhà văn tả chân của Văn học Việt
Nam hiện đại, việc đánh giá đó có tác động tích cực đến những cây bút trẻ thời
kỳ này. Tô Hoài thành thực nhìn nhận mình và Nam Cao là hai cây bút đàn em
của Vũ Bằng. Trong cách tân văn xuôi Việt Nam, nhà văn Nam Cao đã học tập
lối văn luân chuyển điểm nhìn trần thuật khi kể, tạo ra lời văn đa giọng, xen
giọng, lối văn của sự phân tích tâm lý nhận vật...
Là một tình báo đồng thời là một nhà văn hơn ai hết, ông đau khổ, buồn tủi
và cả nhẫn nhục với gì mình chứng kiến về con người, xã hội lúc bấy giờ. Tất cả
được nhà văn thể hiện chi tiết trong Bữa cỗ, Đất khách, Giai đoạn mới, Ở đây
bán sách cũ...
Xã hội hiện thực của những năm tháng kháng chiến chống Pháp được nhà
văn Vũ Bằng xây dựng tương đối hoàn chỉnh trong đề tài Hồi cư và Những con
người hồi cư, đây là sự đóng góp không nhỏ của tác giả vào văn học Việt Nam
giai đoạn này.
Sau 1946 người dân Hà Nội phải đi tản cư, có người sống, gắn bó với
kháng chiến, có người “dinh tê” trong lòng Hà Nội. Nhưng với Vũ Bằng việc
đưa gia đình từ vùng tản cư về Hà Nội (1948) là làm nhiệm vụ cách mạng. Sáng
tác của Vũ Bằng góp phần phản ánh một cách đầy đủ hiện thực xã hội những
năm tháng kháng chiến chống Pháp, số phận con người trong xã hội thời chiến,

cảnh thiếu thốn, vất vả ngay cả cái ăn, cái mặc... Ông thẳng thắn bày tỏ thái độ
của mình khi phê phán lên án con người đánh mất nhân cách. Vũ Bằng quan tâm
chú ý và phản ánh khá phong phú, sinh động về con người tầm thường, họ thay
đổi nhân cách một mặt chịu sự tác động của hoàn cảnh, thời cuộc, mặt khác họ
tự tạo ra nó. Tác phẩm viết về đề tài hồi cư và những con người hồi cư, nhà văn
đã góp phần tạo nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về hiện thực xã hội thời kỳ
kháng chiến chống Pháp.
Những năm tháng sống trong lòng Sài Gòn (1954 – 1984) dưới vỏ bọc là
một nhà văn, nhà báo quốc gia di cư, Vũ Bằng trở thành cây bút “phi phàm”
tung hoành trong làng báo phía Nam, có lúc một mình ông phụ trách ba tờ báo ở


14
Sài Gòn như Đồng Nai, Sài Gòn mới, Tiếng dân. Về văn học ông cho ra đời 7
tập truyện, 4 tập ký và hàng chục tiểu luận...
Thay đổi của con người nơi đây bởi sự du nhập văn hoá, văn minh Mỹ, kéo
theo sự thay đổi về kinh tế, chính trị và văn hoá của đất nước. Là con người luôn
tôn trọng những giá trị văn hoá của dân tộc Vũ Bằng thể hiện rõ phản ứng trước
sự sa đoạ, chạy theo đồng tiền của con người. Nhân vật của ông lúc này đã khác
trước không trải nghiệm bằng tâm trạng mà họ đã lên tiếng về tất cả như trong
Giặt áo tết cho con, Người làm mả vợ. Phản ứng trước một thực trạng hỗn loạn
điên đảo coi trọng đồng tiền, xem nhẹ các mối quan hệ gia đình, bạn bè, nhà văn
đã thể hiện một thái độ gay gắt như trong Đợi con; Một chục bạc, Một trận đòn,
Một kiếp người...
Để các nhân vật bộc lộ suy nghĩ, thái độ vừa là dụng ý, vừa là cách tác giả
cho thấy thực trạng hỗn độn, điên đảo đang phổ biến, phơi bày nhan nhản và
đáng sợ, khiến con người ta không thể im lặng, dửng dưng được nhất là người
cầm bút như Vũ Bằng.
Trong xã hội đô thị Sài Gòn, đồng tiền được coi trọng, mối quan hệ gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp bị xem nhẹ, cám dỗ vật chất là nỗi lo của con người

lương thiện, hành động điên cuồng như giết chết tình cha con, vợ chồng. Trong
Đợi con vì không có tiền hỗ trợ cha mẹ, chồng bị vợ và anh em khinh rẻ, thậm
chí con gái cũng không dám đến thăm, “Ba sợ con... Ba sợ con... Ba sợ những
cám dỗ đang chờ đợi, cũng như những cám dỗ đã đến với má con”...
Phơi bày hiện thực ở nhiều góc cạnh, ở nhiều mối quan hệ được nhà văn
thể hiện rõ trong lời tiểu dẫn phóng sự “Khúc ngâm trong đất Hà” - Tiểu thuyết
thứ 7 số 3 từ 21 – 31/3/1949...
Vũ Bằng phơi bày hiện thực ở nhiều khía cạnh khác nhau, mối quan hệ của
con người trong xã hội xáo trộn mà chuẩn mực đạo đức bị phá vỡ... tất cả dõi
theo tác giả từng năm tháng. Càng về sau ông vừa thể hiện mình là một nhân
chứng, vừa là người lên tiếng cho những người sống theo chuẩn mực đạo đức và
cũng là người quan tâm đến suy nghĩ, thái độ của con người bất mãn trước thời
cuộc, trước hiện thực xã hội.


15
Trong kháng chiến chống Pháp, tiểu thuyết và truyện ngắn được tác giả
sáng tác nhiều hơn kí. Tuy cuộc đời đầy “éo le” nhưng Vũ Bằng là một nhà văn
có vị trí rất đáng kể trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ.
Về thể loại Lý luận phê bình văn học: là một con người có trình độ, kiến
thức rộng, Vũ Bằng đã để lại những tác phẩm Lý luận Phê bình quan trọng như
Khảo về tiểu thuyết. Vũ Bằng từng khẳng định “Đối với nước ta mà nói văn tiểu
thuyết đang ở thời kỳ sơ phát, tôi thiết nghĩ rằng một quyển sách nói về tiểu
thuyết như cuốn này, nếu không có ích lợi hẳn thì ít ra cũng đem đến cho người
đọc một chút quan niệm về tiểu thuyết”[53, 165]. Có thể thấy những kiến thức
hàn lâm khó hiểu, qua cách thể hiện của Vũ Bằng người đọc dễ tiếp cận, dễ hiểu
hơn. Cuốn sách được in từng kì trên báo, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, 1955,
sau này được Vương Trí Nhàn tập hợp lại, Nhà xuất bản hội Nhà văn xuất bản
năm 1996.
Với thể tài chân dung văn học - một thể loại đặc biệt của phê bình văn học,

ông cũng để lại những tác phẩm có giá trị Mười chín chân dung nhà văn cùng
thời, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Bốn mươi gương mặt nhà văn đồng
nghiệp... xuất bản 2004, Nxb Hội nhà văn do Nguyễn Ánh Ngân biên soạn.
Về thể loại tạp văn: Vũ Bằng cũng dành nhiều ưu ái cho thể loại này. Ông
thể hiện trong đó là thứ ngôn ngữ chọn lọc tinh tế như Tranh Gà, Tranh Lợn với
ngày tết Việt Nam; Hát ả đào; Lịch sử ra sao, ông tổ là người nào? Mà hát ả
đào, cô đầu và nhà tổ có khác nhau không?. Những tác phẩm này cho thấy Vũ
Bằng là con người luôn có ý thức về truyền thống, về giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc.
Bên cạnh Vũ Bằng, cũng có nhiều nhà văn có thành tựu ở thể loại này như
Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố... Nguyễn Ánh Ngân cho rằng:
“tạp văn nhằm chỉ sự đa dạng cả về nội dung lẫn văn phong của các bài viết, chứ
không nhằm xác định thể loại”[tr 10]. Với tầm bao quát rộng lớn, kiến thức sâu
rộng đan xen nhiều giọng điệu, Vũ Bằng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị.


16
Năm 2003, Nguyễn Ánh Ngân đã sưu tầm những bài viết của Vũ Bằng
đăng trên tạp chí văn học (ở Miền Nam) những năm 1960, 1970 in thành sách
với ba phần:
Phần 1: Các bài viết về văn học dân gian và văn học cổ
Phần 2: Các bài viết về một số sinh hoạt, hiện tượng văn học nghệ thuật
Phần 3: Các bài viết về hiện tượng xã hội
Năm 2006, Nxb Văn học xuất bản Vũ Bằng toàn tập, mảng Tản văn được
in trong tập 4. Văn phong của Vũ Bằng, ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, có lúc lại
thoải mái. Vũ Bằng luôn hướng đến là truyền thống dân tộc, đến ca dao, tục ngữ,
tranh Đông Hồ, truyện Lục Vân Tiên… Bút pháp được tác giả thể hiện tự do,
biến đổi đa dạng, lúc nghiêm túc, khi đưa ra những câu bình luận, đánh giá
mang tính nóng hổi của báo chí. Các tác phẩm khảo cứu về các hiện tượng văn
học xã hội vốn đã ăn sâu vào lòng dân tộc của Vũ Bằng nhằm thể hiện tình yêu

quê hương, đất nước, trân trọng truyền thống dân tộc chứ không đả phá một tư
tưởng, một khuynh hướng lệch lạc khác của xã hội
Về thể loại báo chí: Vũ Bằng là một trong những người đầu tiên tạo dựng
nền móng cho thể loại báo chí ở Việt Nam. Khi còn là một học sinh ông đã làm
thư kí cho toà soạn Hồn Nước Nam, là cộng tác viên của tạp chí Hữu Thanh và
báo Trung Bắc Tân Văn, là cây bút chủ chốt của An Nam tạp chí, Đông Tây,
Rạng Đông, Nhật Tân, Trung Bắc tân văn, Công dân, Tiểu thuyết thứ 7, Phổ
thông bán nguyệt san, Truyền bá, Tương lai, Vịt đực, Trung Bắc Chủ Nhật,
Trung Việt tân văn. Tất cả những lời nói, hành động trong nghề được Vũ Bằng
thể hiện rõ trong Bốn mười năm nói láo (1969). Đó là một cuốn hồi kí, đề tựa là
“Nói láo” nhưng thực ra Vũ Bằng đã nói rất thật về những con người như Vũ
Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hoàng Tích Chu, Tam Lang, Nguyễn Văn Vĩnh,
Thanh Châu, Thâm Tâm. Các nhà báo thời Mỹ, Ngụy dần được công khai dưới
ngòi bút giản dị, chân thật nhưng chứa chan tính trào lộng hài hước của nhà văn.
Ông đã kể lại một thời làm “Báo tếu” qua đó lột tả được mặt xấu xa, cảnh
chướng tai gai mắt và bộc lộ niềm tự hào về bản thân “Những bài báo nào mình
viết ra, đọc lại cũng thấy hay, phi thường và tự cho văn mình là nhứt tự thiên
kim”[4, 41]. Vũ Bằng đã có năm tháng sống bên những con người như Tản Đà,


17
Nguyễn Văn Vĩnh, Tạ Đình Bính, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc... Ông cho
biết “Trong thâm tâm tôi phục sát đất... tôi phục Tản Đà đã đem một cái đẹp cao
siêu vào mục thi ca cho làng báo, còn Hoàng Tích Chu thì đã làm cách mạng
thực sự. Trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho là
quá ngố”[4, 47].
Bốn mươi năm nói láo là những trải nghiệm về nghề báo, Vũ Bằng thuật lại
một cách trung thực và cảm động buồn, vui... của báo chí Việt Nam những năm
đầu thế kỷ XX.
Qua Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã nói rất thật hệ lụy trong đời làm

báo, thuật lại một cách trung thực và cảm động thực trạng báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ với những gương mặt đồng nghiệp xuất sắc làm nên sự sôi động của nền
báo chí công khai lúc bấy giờ.
Hồi ký là thể loại có nhiều thành công thực sự có giá trị trong sự nghiệp
sáng tác của Vũ Bằng.
1.1.3. Con đường đến vớí văn học của Vũ Bằng
Từ nhỏ Vũ Bằng có tiếng là thông minh, ham văn chương. Cơ duyên đã
đưa Vũ Bằng đến với Vũ Trọng Phụng - một cậu bé con nhà nghèo, học giỏi ở
phố Hàng Vôi, hai người cùng học với nhau và trở thành đôi bạn thân. Khi còn
là học sinh ở trường Allbert Sarraut, Vũ Bằng đã có tác phẩm đầu tiên đăng báo
trên tờ An Nam tạp chí. Ông vào nghề viết văn, làm báo sau khi đậu tú tài. Tâm
nguyện của người mẹ đầu tư cho ông ăn học để ông theo nghề y khoa du học tại
Pháp nhưng không thành, nhiều lần bà đã từng than thở nhưng Vũ Bằng vẫn
theo “nghiệp” làm báo: “Trời ơi, làm cái nghề gì chứ lại làm báo! Xin anh
thương mẹ, đừng làm cái nghề ấy, vì nhà ta không nhiều phúc đức đâu...”.
So với các nhà văn đương thời, viết văn, làm báo là một nghề kiếm sống,
nuôi sống bản thân và cả gia đình nhưng với Vũ Bằng đó không phải vì kế sinh
nhai. Ông lao vào viết văn làm báo là do sự đam mê, “nghiệp” gắn vào ông.
Năm 1931 mới 18 tuổi, Vũ Bằng đã có tác phẩm Lọ văn nổi tiếng. Sau đó
là hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự... ra đời. Cái làm cho Vũ Bằng
nổi bật và khác với các nhà văn cùng thời khác là ngôn ngữ sắc sảo, cuốn hút
độc giả. Đánh giá về Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ viết: “Anh còn có lối tả chân thật đặc


18
biệt, có khi rất nhẹ nhàng, khả ái như Alphonse Daudet, có khi kỳ thú như
Couteline... Anh là một nhà văn Việt Nam độc đáo trên lĩnh vực tả chân trào
phúng, trước kia và bây giờ...”[91, 33].
Vũ Bằng có một tấm lòng bao dung, thương người nghèo khổ, có hoàn
cảnh éo le... và họ sau này lần lượt đi vào văn chương của ông.

Vũ Bằng không chỉ là nhà văn, ông còn nổi tiếng trong làng báo Việt Nam.
Ngoài việc cộng tác với nhiều tờ báo ông còn là chủ bút của Tiểu thuyết thứ 7,
Thư ký của tờ Trung Bắc chủ nhật...
Sau khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối xuất bản, tiếng tăm của Vũ
Bằng càng nổi, kinh tế của ông có phần dư giật, ông lao vào ăn chơi, nghiện
ngập. Người vợ hơn ông 7 tuổi Nguyễn Thị Quỳ vô cùng yêu thương chồng,
ngày đêm lo cho sự an nguy của ông và rồi điều gì đến nó sẽ đến, Vũ Bằng
nghiện thuốc phiện rất nặng. Nhờ sự yêu thương chăm sóc của gia đình và sự
quyết tâm của bản thân, ông đã cai được thuốc phiện. Đứng dậy, nhìn lại quãng
thời gian đã qua Vũ Bằng viết Cai. Tác phẩm ra đời như một liều thuốc thần kỳ
cuốn hút độc giả, đưa họ đến nỗi buồn, niềm vui, sướng khổ nơi góc khuất cuộc
đời riêng tác giả và một số nhà văn cùng thời. Đây là giai đoạn đất nước có
nhiều biến động lớn, Việt Minh hoạt động mạnh, Nhật đảo chính Pháp, Cách
mạng tháng Tám vĩ đại thành công... Và rồi liên tiếp đất nước phải đương đầu
với hai cuộc kháng chiến lớn chống Pháp và chống Mỹ.
Vũ Bằng lao vào sáng tác, cho ra đời hàng loạt tác phẩm mới như Truyện
hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940), Cai (1940), Để cho chàng khỏi khổ
(1941), Ba truyện mổ bụng (1941), Bèo nước (1944)... Bên cạnh đó là hàng loạt
truyện ngắn, phóng sự đăng trên nhiều tờ báo. Giai đoạn này Vũ Bằng nổi lên
như một tài năng mới, có đóng góp vào việc cách tân tiểu thuyết, hiện đại hoá
văn xuôi Việt Nam.
Khó khăn lại chồng chất những khó khăn khi ông phải đưa gia đình đi tản
cư (1946) và năm 1948 đưa gia đình trở về Hà Nội, một lần nữa ông lại bị dư
luận lên tiếng phản đối. Dưới con mắt mọi người, lúc bấy giờ ông như một ký
giả giàu có không chịu nổi cuộc sống thiếu thốn nơi tản cư. Không ai biết được
đằng sau đó là nhiệm vụ cách mạng, ông đảm nhận vai một tình báo viên, hoạt


19
động thầm lặng. Vũ Bằng vẫn âm thầm viết văn, làm báo và hoạt động cách

mạng không hề có phản ứng gì trước dư luận. Trong lời đề tựa tác phẩm Lấy
nhau vì tình của người bạn rất thân (Vũ Trọng Phụng) ông viết: “Vì có dịp thổ lộ
một ít tâm sự chất chứa trong lòng đã lâu, về một người bạn từ lúc còn tấm bé
cùng ở phố với nhau, cùng học với nhau trong trường văn trận bút”...
Vì nhiệm vụ cách mạng, năm 1954 Vũ Bằng cùng đoàn người công giáo
vượt tuyến vào Nam. Vì lo cho chồng, sau đó bà Nguyễn Thị Quỳ một mình lặn
lội vào Nam thăm ông, nắm và hiểu được tình hình, khi trở về bà đã cất giấu hết
tài liệu và gửi cho cấp trên của chồng. Xa chồng, sống trong sự gẻ lạnh, nghi
ngờ của người đời nhưng bà vượt qua và càng thấy thương, yêu quý chồng hơn.
Những năm tháng sống ở Sài Thành, Vũ Bằng trở lại nghề viết văn cho ra đời
hàng loạt tác phẩm mới như Ăn tết thuỷ tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (1960),
Miếng lạ Miền Nam (1969), Bốn mươi năm nói láo (1969), Khảo cứu về tiểu thuyết
(1969), Mê chữ (1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Thương nhớ 12 (1972)...
Trước đây Vũ Bằng coi viết văn, làm báo là đam mê, là “nghiệp”, nhưng
những năm tháng cuối đời thì khác, ngoài đam mê, nghiệp gắn với bản thân còn
là vì như nhà văn Tạ Tỵ từng đánh giá về ông: “Vũ Bằng là một hiện tượng...
nhưng khi nhìn thẳng vào đời sống Vũ Bằng dưới mái nhà bé nhỏ bên chân cầu
Tân Thuận, tự nhiên lòng tôi thấy xót xa. Chính vì cần tiền nên cứ vào khoảng 3
giờ sáng, Vũ Bằng một mình một bóng vừa viết vừa ngồi hứng từng chậu nước
đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ. Trời vừa hửng sáng, mặc quần áo đi
làm, mang theo bản thảo. Buổi trưa đến cây xăng Cống Bà Xếp, ngồi giữa hơi
xăng và dầu mỡ mà viết, vì về nhà con còn nhỏ, la hét um sùm không viết nổi.
Có lúc nhà in giục, Vũ Bằng viết luôn tại nhà in, được trang nào đưa sắp chữ
ngay trang ấy. Nhiều khi Vũ Bằng viết ở ghế đá công viên, nghĩa là chỗ nào lúc
nào anh cũng viết được, vì chữ nghĩa có sẵn, chờ dịp trút xuống”…[84, 12].
Ngoài việc coi văn chương báo chí là một nghề, là nhiệm vụ của cách
mạng giao cho, nhà văn còn gửi gắm trong đó nhất là những tác phẩm hồi ký
một tình yêu thật thiêng liêng và sâu nặng mà bản thân dành cho người vợ hiền,
đảm đang gánh vác việc gia đình cho ông ở đất Hà Thành. Ngay trang đầu của
tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng viết “Thân mến tặng Quỳ - người nội



20
trợ đã giúp tôi viết xong cuốn sách này; người bạn đã cho tôi thưởng thức miếng
ngon đất Bắc; để kỷ niệm những ngày vui sống bên đầm Linh Đường ngào ngạt
hương sen”. Tình yêu thương với người vợ hiền còn được ông thể hiện rõ trong
Thương nhớ 12, cuốn sách dường như để ông bộc lộ tất cả nỗi lòng của một
người chồng đối với vợ vừa chân thật vừa lãng mạn: “Bắt đầu viết cuốn sách
này thì là nhớ. Viết đến câu cuối bài Tháng Chín thì là thương. Thương không
biết bao nhiêu, nhớ không biết bao nhiêu người bạn chiếu chăn: Nguyễn Thị
Quỳ. Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu”[6, 13].
1.2. Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng
1.2.1. Một số vấn đề về ký và thể hồi ký trong văn học Việt Nam hiện đại
Theo Hà Minh Đức trong Lý luận văn học (Nxb Giáo dục, 1993), “Các thể
kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với
nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con
người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú
ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả”[15, 191].
Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học, ký là “Một loại hình văn học trung
gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể loại chủ yếu là văn xuôi tự sự
như bút kí, phóng sự, tuỳ bút, nhật kí, hồi kí, du kí....”[39, 7].
Trần Đình Sử xác định: “Kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù. Đó là
các tác phẩm văn xuôi tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật như sự thật
xã hội, không tô vẽ … Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thực ngoài
văn học của đời sống”[77, 125] .
Tô Hoài quan niệm “Kí cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình
thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích”[38, 33].
Theo cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên, “Phải là một loại văn
xuôi tự sự trần thuật những người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệt
trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của người trần thuật cùng mối

liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện … thì mới làm nên đặc
trưng của kí”[44, 34].
Có thể nhận ra những đặc trưng cơ bản của kí để phân biệt nó với những
thể loại khác nhất là với văn xuôi tự sự. Trước hết có thể khẳng định kí là thể


21
loại viết về người thật, việc thật. Kí trần thuật con người thật, việc thật một cách
xác thực đã xảy ra trong thực tế chứ không phải là sắp xảy ra, sẽ xảy ra trong
tương lai. Đặc biệt ký quan tâm đến vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống.
Thứ hai đối tượng miêu tả của ký không chỉ là một con người, một bức
tranh mà còn là bức tranh rộng lớn về xã hội, phong tục tập quán…
Kí cũng có thể mang tính chủ quan (như ở thể tùy bút)...
Kí bắt đầu từ thế kỷ VIII và phát triển cả về số lượng và chất lượng từ thế
kỷ XVIII, thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn nói như Nguyễn Lộc “Giai đoạn xã hội
Việt Nam có nhiều biến động, biến cố. Con người sống trong giai đoạn này
không chỉ có rung cảm trước cuộc sống mà còn muốn nhận thức, lý giải nó và
quá trình này đưa đến sự ra đời của một loại tác phẩm kí”, tiêu biểu như Thượng
Kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương
ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Cát xuyên tiệp kí của Trần Tiến,…
Trong văn học trung đại, kí là một loại hình văn học phức tạp. Về mặt nội
dung kí mang chức năng hành chính, lễ nghi và thẩm mĩ. Về mặt hình thức gồm
nhiều tiểu loại như kí sự, ngẫu lục, tạp lục, tuỳ bút… nhìn chung nó còn pha
truyện. Trong giai đoạn này kí ghi lại biến động dữ dội của xã hội, nhất là thời
đại suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam.
Sang thời hiện đại ký càng phát triển mạnh. Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế
kỷ XX, xuất hiện nhiều tác giả ký nổi tiếng, tiêu biểu như Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà…
Sự lớn mạnh của kí được khẳng định cùng sự phát triển các thể loại văn
học khác trong giai đoạn 1930 – 1945 - giai đoạn nền văn học nước nhà hoàn tất

một quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc.
Đến giai đoạn 1945 – 1954 so với các thể loại của văn học kể cả văn xuôi
tự sự, kí phát triển hơn cả. Ký phản ánh hiện thực, ghi lại chiến trường ác liệt,
cái sống, cái chết của quân dân ta, trong những trận chiến... Có thể kể đến các
tác phẩm tiêu biểu như Nhật kí ở rừng của Nam Cao; Ngược dòng Sông Thao
của Tô Hoài; Chặt gọng kìm số bốn của Hoàng Lộc, Một lần tới Thủ Đô, Trận
Phố Ràng của Trần Đăng, v.v…


22
Trong chiến tranh kí tham gia phản ánh hiện thực, ghi chép lại hiện thực xã
hội và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cùng với các thể loại khác, kí
phát huy thế mạnh của mình ngợi ca con người lao động, sáng tạo.
Trong kháng chiến chống Mỹ với đề tài cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc các thể loại tập trung ca ngợi lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, kí
càng phát triển mạnh... Ký tiếp tục được hồi sinh sau 1975 với hàng loạt phóng
sự gây chú ý như Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Suy nghĩ trên đường
làng (Hồ Trung Tú), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc)…
Hồi kí thuộc nhóm thể tài kí hay nói cách khác đó là một loại hình của kí
trong đó nhân vật trần thuật là nhân vật “Tôi” kể về những chuyện đã xẩy ra
trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến. Thể hồi kí mang những đặc
trưng về bản chất như thể kí. Trong kí luôn có sự hoà trộn giữa quá khứ và hiện
tại nhưng trong hồi kí thiên về ghi chép sự kiện xảy ra trong quá khứ.
Theo giáo trình Lý luận văn học, Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Nxb Giáo
dục, Hà Nội, “Hồi kí với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc,
kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể
theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc dạng kết cấu liên tưởng”[15, 152]
Về mặt thể loại, hồi kí gần với nhật kí là sự giãi bày, không dùng thủ pháp
cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, tập trung các sự kiện mang tính chất
lịch sử. Hồi kí cung cấp tư liệu của quá khứ mà hiện tại có thể chưa nói được.

Hồi kí rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử,
tác giả tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mình nhìn rõ hơn cả dựa trên những
ấn tượng về hồi ức riêng trực tiếp của bản thân. Người viết hồi kí luôn ở phương
diện thứ nhất cho nên trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của tác giả.
Hồi kí mang đậm tính chủ quan, khó tránh khỏi tính phiến diện vì thời gian
xa, sự kiện khó nhớ một cách chính xác, chi tiết.
Cũng như các thể loại khác của văn học, hồi kí rất đa dạng, nó ra đời sớm
từ thời cổ Hy Lạp (Thế kỷ V - TCN).
Về nội dung, hồi kí thuộc loại kí thế sự, quan tâm nhiều đến sự thay đổi
đạo đức, vấn đề về thế sự. Huy Cận đã từng nói “Viết hồi kí là sống lại một lần
nữa cuộc đời mình, thân phận mình và phần nào những trải nghiệm dọc đời đã


23
sống”. Người viết hồi kí có thể lấy chất liệu của mình làm đối tượng khai thác
như Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Chiều chiều, Cát bụi chân ai của Tô
Hoài… và có thể người viết hồi kí nhớ lại những việc đó cho người khác ghi
như Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Hữu
Mai thể hiện.
Hồi kí phát triển những năm đầu thế kỷ XX như Ngục Kom Tum của Lê
Văn Hiến và đến những năm 1990 thì hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt
Nam như Tuổi thơ im lặng của Duy Khánh, Từ bến Sông Thương của Anh Thơ,
Nhớ lại của Tố Hữu,…
1.2.2. Nhìn chung về ký và hồi ký của Vũ Bằng
Cuộc đời Vũ Bằng có nhiều thăng trầm, mọi biến động lớn của cuộc đời
ông đều gắn với biến động của lịch sử nước nhà, là minh chứng cho sự gắn kết
lịch sử - con người. Mọi biến cố trong cuộc đời nhà văn đều gắn với biến động
lịch sử của đất nước.
Lúc còn là học sinh trường Albert Sarraut người mẹ của ông ước mong cho
ông du học Pháp nhưng Vũ Bằng sớm “ném thân mình” vào làng báo và tác giả

đã có thành công nhất định. Biến cố đầu tiên cuộc đời Vũ Bằng, năm 17 tuổi
giấu mẹ bỏ học, “đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ
thuật, nghệ thuật làm báo, viết văn”. Mặc dầu bị mẹ phản đối, với niềm đam mê,
năng khiếu vốn có ông vẫn trụ vững và vươn lên thành một nhà báo, nhà văn có
tên tuổi. Cuộc sống xô bồ, cám dỗ xã hội đã dụ dỗ ông ăn chơi trụy lạc: rượu, cô
đầu, thuốc phiện… khiến Vũ Bằng hút và nghiện thuốc phiện trong suốt 5 năm.
Từ 60 cân chỉ còn 35 cân và nguy cơ vùi dập thể xác, linh hồn luôn cận kề. Nhờ
sự quan tâm của gia đình đặc biệt là người cô ruột, vợ cộng với sự thức tỉnh
lương tri, nghị lực quyết tâm giúp ông cai nghiện vĩnh viễn rời xa bóng ma của
“Phù Dung tiên nữ”, tất cả được Vũ Bằng viết lại trong hồi kí Cai.
Trước 1945 ông đã từng nói trong Bốn mươi năm nói láo, “Bây giờ nước ta
đang trải qua một thời kỳ hỗn độn. Tôi cũng như số đông bạn trẻ không có tinh
thần lành mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời, dần dần đâm ra chán
mình, tôi tìm những cuộc dật dục vọng nhằm để tiêu ma sức khoẻ, tinh thần
ngày càng bạc nhược thêm”[3, 23]


24
Có thể nói Vũ Bằng là người thuộc thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho báo
chí nước nhà. Những cống hiến, đam mê và cả lúc ngã ông đều thú nhận trong
Bốn mươi năm nói láo “Người mẹ nào sanh ra con lại chẳng muốn cho con sau
này ăn nên làm ra, có vai có vế, nhưng mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ:
nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo”[3, 385]. Ngay từ trước cách mạng
ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo như Đông Bắc, Rạng Đông, An Nam tạp chí,
Trung Bắc tản văn, Tiểu thuyết thứ 7, Phổ thông bán nguyệt san...; sau cách
mạng là những tờ báo như: Thế Giới, Công Chúng, Báo Mới, Dân Chúng, Tiếng
Dân, Sài Gòn Mới... Nhưng không chỉ là nghề kiếm sống mà nó còn là nghiệp
đối với ông.
Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, Vũ Bằng đã có những tác phẩm kí
nổi tiếng như Hội Lim, Cái búa con (1939); hồi kí Cai (1940) in trên Trung Bắc

chủ nhật từ năm 1941 và năm 1944 được xuất bản thành sách sau đổi tên thành
Phù Dung Ơi, Vĩnh Biệt!
Hội Lim là bút kí ghi lại một cảnh lễ hội truyền thống của dân tộc nhưng
cảnh đó lại bị người tham gia thay đổi hoàn toàn. Cái bản sắc, lễ nghi xưa giờ
thay vào đó là “Những cô gái quê được hôn hít, ẵm bồng giữa thanh thiên bạch
nhật. Bọn ở ngoài rống hoặc cười, hò hét, vỗ tay đôm đốp. Họ sướng, họ khen
bạn, họ cho thế là thú vị nhất trên đời”.
Cuộc đời ông gắn với những trang ký. Từ năm 1949 đến 1954 là giai đoạn
hồi cư dưới vỏ bọc nhà văn “Dinh tê”. Ông viết tuỳ bút Vườn xuân tơi bời lá
gieo, Người Hà Nội nhớ người Hà Nội ghi lại cảnh tiêu điều, loạn lạc trong
chiến tranh.
Từ 1954 đến 1975 là thời gian ông di cư vào Nam dưới vỏ bọc là nhà văn
quốc gia di cư. Vũ Bằng để lại khối lượng tác phẩm khá lớn. Về ký có Thương
nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam, Bốn mươi năm nói láo.
Tác giả phản ánh mãnh liệt sự xâm nhập văn hoá nô dịch của Mỹ vào văn hoá
Việt, ông ca ngợi vẻ đẹp, truyền thống văn hoá Việt.
Có thể nói tác phẩm ký lớn để lại nhiều tâm sự của tác giả là Bốn mươi
năm nói láo - kể về quảng đời hoạt động 40 năm làm báo của ông. Bên cạnh cái
chân chính Vũ Bằng cũng thể hiện trò ngang ngược thời trai trẻ, đam mê, khẳng


25
định lý tưởng của người làm báo, bảo vệ lẽ phải, phục vụ dân tộc. Tình yêu nghề
của mình được ông thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ đùa bỡn, tếu táo.
Tập ký cuối cùng của đời ông là Thương nhớ mười hai. Tác phẩm kể lại
thời gian mười hai tháng ở Hà Nội gắn với mười hai món ngon trác tuyệt của
chốn Kinh Thành. Thương nhớ mười hai không chỉ là niềm tự hào của riêng ông
mà còn là niềm tự hào của văn chương Việt Nam.
Ký Vũ Bằng rất đa dạng, phong phú và nhiều vẻ theo cách riêng của ông.
Với Vũ Bằng, viết hồi kí như một nhu cầu để giải thoát tâm hồn, tự thú của bản

thân. Ngay trong Cai (1934 – 1944) ông từng bộc bạch “Nhân câu chuyện mình
đã nghiện thuốc phiện thế nào rồi đã cai ra sao, Vũ Bằng muốn làm một cuộc tự
thú về những sa đà, lầm lẫn mà mình từng mắc phải và cách thức vận dụng tất cả
nghị lực để vượt lên trên những lầm lỡ ấy...”[4, 8].
Trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội ông thổ lộ: “cuốn sách nhỏ bé không
tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm cho một chút
tình cho ai ai, ở Bắc, Trung cũng như ở Nam mang nặng trong lòng những biệt
li xứ sở”[8, 47].
Vừa xa quê vừa hoạt động tình báo Vũ Bằng có nhiều tâm trạng. Ông tìm
đến hồi kí để giãi bày, thanh minh cho thân phận mình, tìm mọi cách để cho tâm
hồn luôn trong sạch, thanh cao và phong phú hơn. “Khối tương tư kinh niên”
của Vũ Bằng nằm trong Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo. Những
lầm lỗi đã qua và rồi để lại hình ảnh đẹp như lễ hội, đình đám, miếng ngon lễ tết,
một thời trai trẻ tung hoành cùng bạn bè suốt bốn mươi năm làm báo trở đi trở
lại trong sáng tác của ông. Sự giằng xé, day dứt, băn khoăn khi bị mang tiếng là
“phản động” ông đều ghi rõ trong đó. Nó là sự thanh minh cho thân phận và
danh tiết của nhà văn. Qua Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo tác
giả đã trả lời với dư luận, với nhân dân “Tôi không bao giờ phản bội Tổ Quốc,
phản bội nhân dân”. Và ông đã thực sự trở về với nhân dân không đợi đến khi
Bộ quốc phòng xác nhận ngày 01/03/2000. Hồi kí thể hiện tất cả sự thật về con
người ông.
Trong hồi ký Vũ Bằng chúng ta thấy nổi lên hai đặc điểm: hồi ký thiên về
nội dung trữ tình và hồi ký thiên về ký sự.


×