Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Những đặc điểm tiêu biểu của thơ thời kỳ 1954 - 1964.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.78 KB, 146 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



LÊ THỊ THANH PHƯƠNG




TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN
VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN
ĐẠI SỐ NÂNG CAO 10 - THPT



Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã Số: 60.14.10



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
















THÁI NGUYÊN - 2008
2
Công trình đ-ợc hoàn thành tại:
Tr-ờng đại học SƯ PHạM





Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS NGUYN NGC UY





Phản biện 1:............................................................................
.............................................................................
Phản biện 2:............................................................................
.............................................................................



Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm Luận văn:

...............................................................................................
Vào hồi: giờ ngày .... tháng .... năm 2008





Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
Th- viện tr-ờng Đại học S- phạm
3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền thơ cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 trải qua nhiều chặng
đường khác nhau, mỗi chặng đường thơ đều gắn liền với những sự kiện
chính trị lớn, chi phối toàn diện đời sống xã hội và đã đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận.
Nhìn lại chặng đường thơ hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói thời kì 1954 -
1964 được đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca
thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Sau những năm kháng chiến chống Pháp,
thơ viết về đất nước mở ra nhiều hướng khai thác và có nhiều sáng tạo mới
mẻ. Đây là giai đoạn mà thơ ca có nhiều mùa gặt bội thu. Nhiều nhà thơ tìm
được cảm hứng từ hiện thực và vẻ đẹp của con người hăng say xây dựng cuộc
sống mới. Thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với
chủ nghĩa xã hội. Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc sống cùng với
những tưởng tượng về cuộc sống ngày mai tươi sáng, gần gũi đã tạo nên
những tứ thơ đẹp giàu ước mơ và chân thực. Hai miền Nam Bắc tuy có những
yêu cầu khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ chiến lược: đấu tranh
thống nhất nước nhà.
Có thể nói thơ ca thời kỳ này phát triển cao ở nhiều phương diện, từ lực

lượng sáng tác đến sự ra đời của ý thức nghệ thuật mới, cảm hứng mới. Đa
dạng về sự tìm tòi, về cá tính sáng tạo và định hình nhiều phong cách nghệ
thuật, tạo nên sự khởi sắc cho cả một giai đoạn thơ. Hầu hết các nhà thơ đều
xuất bản những tập thơ riêng có giá trị.
Tố Hữu, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng cho ra đời tập thơ Gió Lộng,
Xuân Diệu giải quyết vấn đề “riêng - chung” qua ba tập thơ: Riêng chung,
Mũi Cà Mau - Cầm tay, Một khối hồng. Huy Cận ngợi ca đất nước đổi mới
và dựng xây bằng ba tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca
4
cuộc đời. Chế Lan Viên thể hiện sự phấn đấu vươn lên “từ thung lũng đau
thương ra cánh đồng vui” trong Ánh sáng và phù sa. Tế Hanh xúc động cao
độ và xót xa thương nhớ đối với Miền Nam, tin tưởng ở miền Bắc: Gửi miền
Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương. Các nhà thơ khác như Nguyễn Bính,
Lưu Trọng Lư, Hoàng Trung Thông… đều có những tập thơ của riêng mình
được bạn đọc yêu thích.
Thực tế sáng tác, số lượng và chất lượng thơ thời kỳ 1954 – 1964 đã
tạo nên phẩm chất mới cho thơ: cảm xúc thơ phong phú, nhuần nhị, nghệ
thuật thơ có nhiều tìm tòi khám phá, đội ngũ sáng tác đông, có trình độ vốn
sống vững vàng.
Qua tìm hiểu thơ Việt Nam 1954 - 1964 chúng tôi nhận thấy thơ ca thời
kì này từ trước tới nay đã được giới chuyên môn quan tâm, nhưng nhìn chung
chưa được nghiên cứu một cách toàn diện về thành tựu, chất lượng chung cả
phong trào cũng như những đặc điểm nổi bật của nó. Luận văn Đặc điểm thơ
Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 của chúng tôi mong muốn bổ khuyết phần nào
sự thiếu hụt đó, góp phần đưa ra một cách nhìn có hệ thống và đầy đủ hơn về
thơ Việt Nam thời kì 1954 - 1964.
Đây cũng là thời kì có nhiều bài thơ được giảng ở trường phổ thông các
cấp, các trường đại học, cao đẳng. Việc chọn đề tài này giúp cho người viết có
cái nhìn sâu rộng hơn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của mình đồng thời
cũng qua đây hy vọng đóng góp phần nào cho quá trình tiếp cận giảng dạy

văn học sử trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 là một bộ phận cấu thành nên thơ ca hiện
đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay. Bởi vậy, việc
nghiên cứu đặc điểm của thơ ca giai đoạn này gắn liền với việc nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của cả nền thơ Việt Nam sau Cách mạng
5
tháng Tám. Nhìn chung, có thể chia lịch sử nghiên cứu thơ thời kỳ 1954 -
1964 theo những mảng chính như sau:
2.1. Những công trình bàn trực tiếp về thơ thời kỳ 1954 - 1964
Trước hết là các công trình nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình Đại
học ngành Ngữ văn. Ngay từ năm 1961, GS. Hoàng Như Mai đã dành
Chương XXI trong cuốn Văn học Việt Nam thời hiện đại (1945 - 1960) để
trình bày về “Thơ ca hoà bình lập lại”. Trong khi đánh giá chung về sự phát
triển và thành tựu của thơ ca trong vòng 6 năm sau ngày hoà bình (1954),
Giáo sư cũng đã bước đầu chỉ ra một số đóng góp của các nhà thơ tiêu biểu
như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…
Đồng thời, năm 1962 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho ra đời
cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập VI (1945- 1960) của PGS
Huỳnh Lý và Trần Văn Hối. Trong đó, các tác giả đã nêu ra ba đặc điểm của
thơ ca giai đoạn này là: thơ đi vào hai loại đề tài là đấu tranh thống nhất nước
nhà và lao động kiến thiết xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc. Những năm về sau
trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả của hai trường Đại học
(Sư phạm và Tổng hợp) tiếp tục có Chương, Mục đánh giá về thơ giai đoạn
1954 - 1964 như Văn học Việt Nam 1954 - 1964 của Mã Giang Lân- Lê Đắc
Đô (1990). Văn học Việt Nam 1945 -1975, tập I của GS. Nguyễn Đăng Mạnh
và PGS. Nguyễn Trác, PGS. Trần Hữu Tá. GS. Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ
giai đoạn này đã vượt qua những kể lể mộc mạc của giai đoạn trước, cố gắng
khám phá ra vẻ đẹp bên trong của cuộc sống, khái quát tạo ra những hình
tượng thơ có tính chất điển hình. Thơ không chịu nằm lỳ trong những thể loại

đã định hình từ trước mà nó luôn tìm tòi sáng tạo”...
Năm 1979, trong bộ sách “Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)” viết
cùng giáo sư Phan Cư Đệ, giáo sư Hà Minh Đức có nhận định về “Thơ ca
những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội” như sau: “Cảm hứng về đất
nước anh hùng, về tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ
6
đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ
thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt hai miền. Nhưng trước hết bài ca
về đất nước là bài ca thắng lợi, bài ca xây dựng”.
Năm 2003, trong cuốn Văn học Việt Nam trong thời đại mới, PGS.
Nguyễn Văn Long cũng đưa ra những nhận định của mình về thơ trong 10 năm
hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp: “Thơ trong khoảng 10 năm từ
1955 - 1964 đã có bước phát triển mới phong phú đa dạng và vững chắc, trên
cơ sở những thành tựu và phương hướng mà thơ ca kháng chiến đã đạt được”.
Bên cạnh những công trình khái quát về một giai đoạn thơ ca nói trên
còn có nhiều bài viết đánh giá chung về tình hình phát triển của văn học qua
các chặng đường. Trong đó có thành tựu của giai đoạn 1954 - 1960 hoặc1954
- 1964. Đáng chú ý có bài viết của Xuân Diệu Mười lăm năm thơ Việt Nam
dân chủ cộng hoà. Đây là lời nói đầu của tập Thơ Việt Nam 1954 - 1960.
Mặc dù ở điểm nhìn trong khoảng 5 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ
nhưng Xuân Diệu đã nhận ra rằng: “…thơ của ta, những năm gần đây 1958,
1959, 1960 có một bước nhảy quan trọng về chất lượng”.
Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (1960), Hồ Tuấn
Niêm có bài trên Tạp chí Nghiên cứu văn học “Mười lăm năm văn học Việt
Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà” cũng biểu dương thành tựu của thơ ca
giai đoạn sau 1954 qua một số tác giả tiêu biểu.
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm
Đánh giá thành tựu về thơ của một giai đoạn, không thể tách rời phong
trào sáng tác nói chung với các đỉnh cao của nó. Rất nhiều các bài nghiên cứu,
phê bình về các tập thơ, bài thơ của các tác giả ra đời trong thời kỳ 1954 -

1964 đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn diện mạo của thơ Việt Nam
giai đoạn này.
Có thể kể đến các bài của Hoài Thanh, Hà Xuân Trường, Bảo Định
Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố Hữu. Các bài của Xuân
7
Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)
của Chế Lan Viên. Các bài của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang, Vũ Đức Phúc viết
về các tập thơ Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964) của Xuân Diệu. Các
bài của Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ, Đào Xuân Quý, Nguyễn Hoành Khung viết
về các tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời
(1963) của Huy Cận. Các bài của Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu Tấn, Nguyễn Đình,
Hoàng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập thơ Gửi miền Bắc (1958), Tiếng
sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963) của Tế Hanh…
Nhìn chung, các bài viết về từng tập thơ thường hướng theo phân tích
tác phẩm, nghiêng về khẳng định những thành công và đóng góp của tập thơ,
khẳng định vị trí của tập thơ trong quá trình sáng tác của tác giả. Các ý kiến
đó thường nghiêng về sự biểu dương các thành tựu của cả phong trào cũng
như đặc điểm phong cách nhà văn. Tuy nhiên nó thường được nhìn nhận một
cách riêng lẻ (nhất là các bài viết về từng tập thơ).
Đó là chưa kể nhiều bài viết giới thiệu các nhà thơ có tác phẩm ra đời
vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thời điểm được mệnh danh là “mùa
gặt” của văn học ta nói chung và thơ ca nói riêng.
Với sự xuất hiện của tuyển tập thơ: Tiếng hát miền Nam, Sức mới
(Tập thơ bạn trẻ)… cũng có những bài phê bình giới thiệu kịp thời. Trong bài
Tựa tập thơ Sức mới, Chế Lan Viên khẳng định sự phát triển của phong trào
thơ, thành công của một hướng đi: từ cuộc sống gắn bó với cuộc sống “nồng
ấm hơi thở cuộc sống”, tuy còn hạn chế không nhỏ “còn chọn lọc cuộc sống
theo một quan niệm “thi vị hoá” khá lỗi thời” “còn lên gân, nhồi nhét các chữ
ầm ĩ, ồn ào trong lời văn tụng ca cuộc sống”, phải làm sao cho “ngọn lửa lí
tưởng trong thơ của thế hệ trẻ bừng cháy thêm” “chất thép sắc nhọn thêm”,

“mỗi ngày càng thêm có màu sắc dân tộc”. Dẫu còn sơ lược và chỉ dừng ở
8
phạm vi thơ trẻ nhưng ít nhiều bài viết của Chế Lan Viên đã mang tính chất
đánh giá phong trào của một thời kỳ thơ.
2.3. Các công trình nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của các nhà thơ, trong đó có
chặng đường 1954 - 1964. Tiêu biểu là các công trình; Nhà thơ Việt Nam
hiện đại [56], Thơ những gương mặt [53], Thơ những cuộc đời [46] Nghệ
Tĩnh gương mặt nhà văn hiện đại [56]… Những công trình này thường tập
chung giới thiệu quá trình sáng tác, những nét riêng trong phong cách, cá tính
sáng tạo, sự trưởng thành trên con đường nghệ thuật của các nhà thơ tiêu biểu
trong nền thơ Cách mạng như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận,
Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính, Anh Thơ,
Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Thu Bồn, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… Ở
những công trình này, các bài viết chú trọng tới việc dựng chân dung tổng
quát về từng nhà thơ, khẳng định phần đóng góp và vị trí của từng nhà thơ
trong nền thơ dân tộc, mà không tiếp cận ở góc độ văn học sử - dựng diện
mạo của giai đoạn thơ.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thơ 1954 - 1964 ta có thể thấy
- Đây là một thời kỳ phát triển mới giàu thành tựu (xét trên nhiều
phương diện từ đội ngũ sáng tác, số lượng tác phẩm, phẩm chất thơ, phong
cách sáng tạo…) trong tiến trình của nền thơ Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên
việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá này còn chưa tương xứng với vị trí, thành
tựu và những đóng góp của nó. Phần lớn các công trình, các bài viết, các bài
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm, những tác giả riêng lẻ biệt lập
hoặc được nhắc tới khi nghiên cứu về cả tiến trình chung của thơ Cách mạng
Việt Nam mà chưa xem xét và đặt nó như một đối tượng nghiên cứu riêng
biệt, cũng chưa đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng toàn diện.
Với luận văn này, trên cơ sở tiếp thu kế thừa những giáo trình, những bài viết,
những nhận định, đánh giá mà các nhà nghiên cứu đưa ra thật sự có giá trị. Đó
9

là những tư liệu định hướng, gợi ý đối với chúng tôi trong quá trình triển khai
đề tài này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu đặc điểm thơ thời kỳ 1954 -
1964 trong tiến trình thơ VNHĐ, từ phương diện cảm hứng và các xu hướng
khám phá thể hiện. Trên cơ sở đó đánh giá, khẳng định thành tựu nổi bật của
thơ thời kỳ này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ thời kỳ 1954 - 1964, chủ yếu
là phong trào sáng tác thơ của ba lực lượng: Thơ của các nhà thơ có sáng tác
từ trước Cách mạng tháng Tám, thơ của các nhà thơ trưởng thành trong kháng
chiến chống Pháp và thơ của các nhà thơ trẻ xuất hiện sau 1954.
Chủ yếu khảo sát những bài thơ có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật và một số tập thơ của các nhà thơ tiêu biểu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thơ của các tác giả
tiêu biểu từ 1954 - 1964 với trọng tâm là thơ Cách mạng, thơ kháng chiến.
Luận văn chưa có điều kiện đề cập tới mảng thơ ở các đô thị miền Nam được
sáng tác theo những cảm hứng nội dung tư tưởng khác. Bên cạnh đó để làm rõ
các đặc điểm thơ Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 luận văn lấy các tác phẩm
tiêu biểu trong thơ các giai đoạn khác để tiến hành so sánh.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp một cách nhìn toàn diện, có hệ thống về thơ thời kỳ
1954 - 1964. Nêu lên những nhận định bước đầu, có tính chất khái quát mà trước
đây chỉ mới được phác qua về những tác phẩm cụ thể, những khía cạnh riêng lẻ.
Phác thảo diện mạo chung của đội ngũ, nêu lên những đường nét cơ
bản về sự vận động và phát triển của lực lượng sáng tác, ý thức nghệ thuật,
phong cách nghệ thuật tiêu biểu và các xu hướng vận động phát triển của thơ.
10
Mở rộng phạm vi đề tài, xu hướng khái quát, tổng hợp, triết lí, suy tưởng và
xu hướng tự do hoá hình thức thơ.

Qua đó nhằm góp phần khẳng định vai trò - vị trí của giai đoạn thơ
1954 - 1964 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh - lịch sử: phương pháp này nhằm so sánh tìm ra
những đặc điểm tiêu biểu của thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tương quan với
đặc điểm thơ các giai đoạn khác.
- Phương pháp hệ thống - phân loại: phương pháp này nhằm tìm kiếm
sắp xếp các yếu tố, có cùng tính chất để phân tích, đánh giá, tổng kết vấn đề.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: làm nổi lên giá trị của các tác phẩm
thơ, kết cấu văn bản thơ ở từng đơn vị và trong hệ thống vận động của thể loại.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương :
- Chương 1: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tiến trình thơ Việt Nam
hiện đại.
- Chương 2: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ phương diện cảm hứng
nghệ thuật.
- Chương 3: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ các xu hướng khám phá,
thể hiện.
Phần kết luận
Thư mục tài liệu tham khảo




11
Chương 1
THƠ THỜI KÌ 1954 - 1964 TRONG TIẾN TRÌNH THƠ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


1.1. ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA Ý THỨC NGHỆ
THUẬT MỚI
1.1.1. Đội ngũ các nhà thơ
Như một sự tất yếu của mỗi thời kì lịch sử, mỗi giai đoạn văn học, đều
cần có một đội ngũ sáng tác văn học của mình.
Hợp thành đội ngũ thơ 1954 - 1964 là ba lực lượng chính: Thế hệ các
nhà thơ tiền chiến được rèn luyện thử thách và “lột xác” từ trong lò lửa của
cuộc kháng chiến chín năm, những nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ
ca kháng chiến chống Pháp và đáng chú ý là lớp nhà thơ mới xuất hiện, được
nuôi dưỡng và trưởng thành sau hoà bình (1954).
Đối với các thế hệ nhà thơ có quá trình sáng tạo nghệ thuật trước cách
mạng tháng Tám: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ… đội ngũ ấy bao gồm những nhà thơ đã
trải qua cuộc đời nô lệ của người dân mất nước, hồ hởi đến với cách mạng
“Như chờ vang tiếng sét giữa trời mây” (Chế Lan Viên), đây là giai đoạn
phát triển đến đỉnh cao trên nhiều phương diện: Ý thức nghệ thuật, cá tính
sáng tạo và thành tựu thơ.
Đến với Tố Hữu - một thi sĩ có “tầm cỡ khai sáng cho cả nền thơ trữ
tình cách mạng” [45,280], con chim đầu đàn vạch hướng cho cả một nền
thơ, là người “mở đường” và tiêu biểu nhất cho nền thơ cách mạng. Ngay từ
tiếng nói thơ ca đầu (trước cách mạng), Tố Hữu đã thể hiện rõ một con đường
đi, một hướng sáng tạo. Bởi vậy ngay từ đầu Tố Hữu đã chín với chất sống
12
mới chất đời mới. “Ông không chịu chung quy luật chín lại với thực tế mới
của một số nhà thơ lớp trước và đã vượt qua được bước sôi nổi ban đầu nhưng
còn chưa vững chắc của lớp nhà thơ mới lớn lên với cách mạng tháng Tám”
[22, 134]. Là người cùng thế hệ với nhiều nhà Thơ mới, Tố Hữu trước khi
giác ngộ lí tưởng cách mạng cũng tìm thấy ở họ những tâm trạng gần gũi với
mình trong lúc đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nhưng con đường thơ
Tố Hữu đã khác hẳn những con đường của các nhà thơ mới, vì nó gắn liền với

lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng. Sau chặng đường 10 năm
hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của
người thanh niên cách mạng qua tập thơ Từ ấy. Tập thơ Việt Bắc bản hùng ca
của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh
dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Đến
Gió lộng ra đời đánh dấu bước tiến mới của thơ Tố Hữu, ghi nhận thành tựu
đáng kể của thơ ông: một tâm hồn thơ lớn, một nghệ thuật biểu hiện “già dặn”
và “nhuần nhị” hơn. Trong thơ ở chặng đường này đáng chú ý nhất về mặt đội
ngũ tác giả là sự tự khẳng định trở lại của nhiều nhà thơ thuộc thế hệ Thơ
mới. Qua mười năm đến với cách mạng, với nhân dân và kinh qua cuộc kháng
chiến đầy gian lao thử thách, nhiều nhà thơ của thế hệ thơ này đã thực sự đổi
mới tư tưởng và cảm xúc. Họ đã vượt qua được những khó khăn của cuộc
“nhận đường”, “lột xác”, trải qua cuộc đời nô lệ của người dân mất nước, hồ
hởi đến với cách mạng như từ Thung lũng đau thương đến cánh đồng vui, trải
qua một cuộc đấu tranh để “…phá cô đơn - Ta hoà hợp với người” tìm ra mái
ấm cho tâm hồn mình: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi - Cùng đổ mồ
hôi, cùng sôi giọt máu”. Các nhà Thơ mới đã xác định được con đường nghệ
thuật mới và tìm được tiếng nói nghệ thuật của mình, phù hợp với yêu cầu của
thời đại. Nhà thơ Tế Hanh đã Tâm sự :
13
Hỡi người bạn! Hãy nhập vào đại chúng
Cuộc đời riêng hoà với cuộc đời chung.
Như con sông dặm ngàn tìm lẽ sống
Vào đại dương cho thoả chí vô cùng

Ta là một, ta vừa là tất cả
Nhập vào đời, ta ấy “Tôi” hơn.
(Tâm sự - Tế Hanh)
Sự chuyển hướng của nhà thơ lãng mạn sang thơ hiện thực, lấy sự gắn
bó với cuộc sống, cuộc kháng chiến cứu nước làm cốt lõi của thơ, là đáp ứng

một đòi hỏi có tính quy luật, một điều không cưỡng lại được. Con đường đi
đến với cách mạng của những nhà thơ lớp trước khá vất vả, không phải là một
vài năm mà hàng chục năm. Đó không chỉ là sự giác ngộ về lí trí mà quan
trọng là ở sự rung động thực sự về tình cảm. Một cuộc tìm đường “trầy trật”
để đến với phương hướng mới, từ một cái tôi cá nhân cô đơn luôn ước ao
“vun hết là vàng để chắn nẻo xuân sang”(Chế Lan Viên). Luôn cho mình là
“Ta là một, là riêng là thứ nhất”(Xuân Diệu), luôn bơ vơ rợn ngợp giữa cô
đơn “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” đến với cái tôi công dân, cái ta chung
rộng lớn của cả cộng đồng, hướng về những tình cảm những ý nguyện của cả
cộng đồng, hướng vào khai thác những chất thơ của đời sống kháng chiến.
Các nhà thơ của thế hệ Thơ mới phải trải qua hàng chục năm đi với cách
mạng và nhân dân. Đến thời kì này thực sự tìm lại được cái “tôi” của mình
trong sự hoà hợp, thống nhất với cuộc đời chung với nhân dân và xã hội, niềm
hạnh phúc trong sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung: “Bốn mùa vây quanh,
Con người ở giữa, Tôi ở giữa người”. Nhờ thế, các nhà Thơ mới bước đầu đã
có những đóng góp quý vào nền thơ kháng chiến. Do vậy, xét về mặt hiệu quả
nghệ thuật, quá trình đóng góp, tìm tòi để đổi mới hồn thơ của các nhà Thơ
14
mới trong kháng chiến chống Pháp còn rất hạn chế. Cái tôi trữ tình của nhà
thơ thường vẫn bị khuất lấp sau hiện thực và đối tượng miêu tả. Thành quả
chưa nhiều nhưng mỗi nhà thơ đều có những bài thơ ý nghĩa “đánh dấu” sự
chuyển biến của nhận thức, xúc cảm và bút pháp góp phần vào thành tựu
chung. Chỉ từ sau hoà bình (1954) các nhà thơ mới được rèn luyện, thử thách
và “lột xác” từ trong lò lửa của cuộc kháng chiến chín năm. Giờ đây sau
những ngày bám rễ vào cuộc sống thực tế, họ càng trở nên chín chắn, đồng
thời lại có điều kiện đi sâu thâm nhập vào đời sống, đã “chín” lại với thực tế
đời sống chiến đấu, lao động đông đảo của quần chúng - đã “chín” lại trong
một quan niệm nghệ thuật mới - nghệ thuật gắn bó với đời sống phục vụ cuộc
sống và con người. Các nhà thơ mới bước vào một giai đoạn sáng tác mới, với
tâm thế thanh thản, tự tin, mạnh dạn tìm tòi khám phá và sáng tạo. Mảnh đất

màu mỡ đã làm nảy nở những hạt giống mới một cách nhiệm màu, tâm hồn
các nhà thơ như trẻ lại, tài năng như thực sự được hồi sinh họ như tìm thấy
chính mình giữa cuộc đời rộng lớn, cuộc đời cách mạng, hoà nhịp đập trái tim
nhiệt huyết của mình vào trong niềm vui xây dựng cuộc sống. Chặng đường
thơ từ sau 1954, đã đem lại cho phong cách nghệ thuật của các nhà thơ những
nét mới, những biến đổi mà nguồn gốc sâu xa là từ sự biến đổi trong tư tưởng
và cảm xúc cùng với sự trải nghiệm đời sống của họ đã tạo nên cái nhìn và
giọng điệu riêng của mỗi nhà thơ.
Người đọc có thể nhận ra sức mạnh của cảm xúc, những cảm giác tinh
tế tạo nên cách cảm nhận thế giới nghiêng về trực giác, trực cảm của Xuân
Diệu qua: Riêng chung (1960), Mũi cà mau - Cầm tay (1962), Một khối
hồng (1964); sức mạnh trí tuệ trong những suy tưởng triết lí qua Gửi các anh (1955),
Ánh sáng và phù sa (1960) của Chế Lan Viên, liên tiếp ngợi ca đất nước Trời
mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963) của
Huy Cận, xúc động cao độ và thực tế nỗi xót xa, lòng thương nhớ, niềm tin
15
tưởng của miền Bắc đối với Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958),
Nhân dân một lòng (1960), Tiếng sóng (1960) Hai nửa yêu thương (1963)
của Tế Hanh, Đồng tháp mười (1955), Gửi người vợ Miền Nam (1955),
Đêm sao sáng (1962) của Nguyễn Bính…
Bên cạnh đội ngũ sáng tác có tên tuổi trước cách mạng, là lớp nhà thơ
trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Pháp, đến đây vẫn
tiếp tục phát huy tài năng của mình. Mặc dù ở họ có những thành công khác
nhau, nhưng ở mỗi nhà thơ có những nét riêng với những vần thơ giản dị chân
thành, hồn hậu, đậm đà tình cảm thực của quần chúng. Họ đã hợp thành
khuôn mặt chung của lớp người cầm bút, khoẻ khoắn và nồng nhiệt: Nguyễn
Đình Thi, Chính Hữu, Vũ Cao, Hoàng Trung Thông, Quang Dũng, Hoàng
Cầm, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Trần Hữu Thung…
Những con người này họ được rèn luyện và trưởng thành từ những
công tác kháng chiến, từ phong trào văn nghệ quần chúng. Thực tế lớn lao của

kháng chiến, đã thôi thúc họ cầm bút, họ tạc được những nét chắc khoẻ của
hình ảnh kháng chiến, dồi dào những cảm xúc tươi mới của đời sống. Nếu
như chín năm kháng chiến chống Pháp đã tạo sự quyết định trong tư tưởng
tình cảm của các nhà thơ, thì hiện thực những năm xây dựng hoà bình và đấu
tranh thống nhất đã bồi đắp vững chắc cho tư tưởng, tình cảm và mở rộng
nguồn cảm xúc. Họ đạt đến một độ “chín” thực sự xét trên cả hai phương
diện: cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật thơ, đặc biệt đạt đến sự hài hoà, nhuần
nhị giữa hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng, một số nhà thơ đã xuất
bản những tập thơ có giá trị riêng, tiêu biểu như: Nguyễn Đình Thi với Người
chiến sĩ (1956) và Bài thơ Hắc Hải (1959), Hoàng Trung Thông với Quê
hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), Trần Hữu Thung có liên
tục ba tập thơ: Đồng tháng tám (1955), Ngày thu ấy (1957), Gió nam (1962),
Nguyễn Xuân Sanh hết nghe Tiếng quê ta (1955) lại Lắng nghe bước xuân
16
về (1961). Nông Quốc Chấn nhà thơ Tày, năm 1943 đã kể chuyện Việt Bắc
đánh giặc nay hoà bình được hân hoan với Tiếng ca người Việt Bắc (1962)
và Người núi hoa (1961)…
Sự bổ sung, tiếp nối các thế hệ nhà thơ là quy luật tự nhiên, tất yếu của
mỗi nền thơ. Đến giai đoạn thơ 1954 - 1964, cùng với hai lực lượng chủ đạo:
các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám và các nhà thơ xuất hiện trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có sự bổ sung đáng quý của một
lực lượng sáng tác trẻ xuất hiện từ sau hoà bình: Nguyễn Bao, Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân), Bùi
Minh Quốc, Phạm Tiến Duật, Vân Long… Lực lượng thơ trẻ dào dạt bay
bổng trong cảm hứng về cuộc sống mới, họ nói được một cách tự nhiên, đằm
thắm lí tưởng mới con người mới, họ mang đến cho thơ hơi thở nồng ấm của
của cuộc sống dựng xây náo nức trên miền Bắc sau hoà bình. “Họ ở trong
nhiều ngành nghề, địa phương khác nhau, đứng từ nhiều góc độ khác nhau để
nhìn cuộc sống. Do đó, gộp tất cả các cái nhìn riêng của họ lại, ta có một số
thành không đơn điệu, một cái nhìn chung khá phong phú về cuộc đời [59,6]. Và

đây, chính là đội ngũ chủ lực của thơ chống Mỹ. Thời kì này, thơ còn được tiếp
sức bằng một đội ngũ các nhà thơ trực tiếp sống trong cuộc chiến đấu gian khổ ở
miền Nam. Lực lượng này sẽ mang đến cho thơ những Tiếng hát miền Nam với
âm hưởng riêng, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, thuỷ chung.
Sự phát triển vững chãi về lực lượng sáng tác này là cơ sở chắc chắn để
tạo nên những thành tựu xuất sắc của thơ giai đoạn 1954 - 1964.
1.1.2. Sự trưởng thành của ý thức nghệ thuật mới
Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đem lại sự biến đổi kì
diệu cho con người. Các nhà thơ hoà nhịp đập của trái tim mình trước hiện
thực cuộc sống mới. Khi mà tình cảm thẩm mĩ đã cùng nhịp đập với lí tưởng
cách mạng, họ đi sâu xâm nhập vào đời sống lao động sản xuất và chiến đấu,
họ đã tìm thấy cho mình một mảnh đất riêng để khám phá, để bộc lộ.
17
1.1.2.1. Trưởng thành trong nhận thức về bản chất chức năng của thơ ca
Có thể nói, thơ ca thời kì 1954 - 1964 đã mang những dấu ấn đặc sắc
riêng của nó khó trộn lẫn với bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử thơ ca
hiện đại. Trước hết, đó là sự đổi mới trong quan niệm về bản chất và chức
năng thơ ca. “Thơ lúc này không còn là ngôi đền thiêng cách biệt của cái tôi
cô đơn, thu về trong cái vỏ cá nhân với nỗi buồn uỷ mị chán chường mà chỉ
các thi nhân bước vào mà thơ thuộc về quần chúng, về mọi người cả trong
sáng tác cũng như tiếp nhận” [61] Nếu như thơ ca giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, nằm trong yêu cầu phục vụ kháng chiến đã xác định được nhiệm
vụ chức năng thơ ca “Thơ ca phải thể hiện tính chiến đấu cách mạng, trở
thành một vũ khí tinh thần góp phần giáo dục động viên quần chúng kháng
chiến” [61,162), “Thơ ca phải phục vụ trực tiếp công cuộc cách mạng và
kháng chiến, vai trò công dân - chiến sĩ - nghệ sĩ của nhà thơ, thơ phải bám
chắc đời sống hiện thực, phải trả về cho quần chúng và hướng tới quần
chúng”. Vì vậy, thơ ca giai đoạn chống Pháp không quan tâm nhiều đến sự
tìm tòi hình thức thể hiện ngoại trừ mối quan tâm lớn là “hình thức ấy phải
rộng rãi và đại chúng” [68,28]. Thơ phải nói tiếng nói đại chúng, thơ phải dễ

đọc dễ nhớ, dễ thuộc, dễ phổ biến. Với quá trình tìm tòi, mò mẫm từ bước
nhận đường qua chặng quá độ để đến được sự định hình khuôn mặt nền thơ ca
mới, để đạt tới sự chân thực nghệ thuật. Như giáo sư Hà Minh Đức đã nhận
xét: Thơ ca kháng chiến có một vẻ đẹp chân thực, giản dị, hồn nhiên, nhưng
chưa phong phú, đa dạng. Phong trào thơ có chiều rộng nhưng chưa có chiều
sâu, có thành tựu đáng kể nhưng chưa đều. Hình thức trong thơ nhiều lúc còn
đơn giản sơ lược [22.144] Đến giai đoạn này (Giai đoạn 1954 - 1964) cùng
với những chuyển đổi nội dung, các nhà thơ đã thật sự quan tâm tìm đến một
hướng tìm tòi hình thức vận động nội tại của thơ. Cùng với cuộc sống xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà tiến không ngừng lên
18
một mức độ cao, đặt cho thơ một nhiệm vụ lớn và sâu, đòi hỏi các thi sĩ phải
làm thơ hay hơn nữa, “tức là đưa thêm cái phần lãng mạn bay bổng kết bạn
khăng khít với cái phần hiện thực vững vàng…tăng cường chất thơ, chất suy
nghĩ hình tượng, chất cảm xúc, chất nhạc điệu” [13.172]. “Những con ong hút
nhuỵ từ những bông hoa của đời sống” [20,169] đã ý thức rõ ràng và sâu sắc
hơn về tính chất “chuyên nghiệp” của cả một nền thơ. “Nói cho cùng thơ là
kết quả của sự nhập tâm” đời sống trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm
được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó được bao nhiêu với nhân
dân mình. Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc,
tiếng cười. Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ ấy hình thành. Có thể
nói thơ chỉ tràn ra khi con tim ta cuộc sống đã thật đầy [42,439].
Có thể nói đến giai đoạn thơ này những vấn đề rất cơ bản: Tính dân tộc
và hiện đại, hiện thực và lãng mạn, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
đã được đặt ra khẩn thiết và nghiêm túc. Trên định hướng lớn về đường lối và
văn nghệ mà Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ ba (1960) đã vạch ra: “Phát triển
nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính Đảng
và tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa,
phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới, con
người mới góp phần giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng

xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Các văn nghệ sĩ đã
nỗ lực không ngừng “đi lên hàng đầu của cuộc sống, học tập và sáng tạo
không ngừng để có nhiều hơn nữa những tác phẩm sâu sắc về nội dung đẹp đẽ
về nghệ thuật nhằm đưa mức tư tưởng của thơ cao hơn nữa” [52, 409]. Thư
của ban chấp hành Trung ương gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai
(1957) cũng nhấn mạnh: “Giá trị của tác phẩm không phải chỉ ở nội dung tư
tưởng mà còn ở phẩm chất nghệ thuật”. Đến giai đoạn này vấn đề cơ bản
được đặt ra: Các văn nghệ sỹ cần chú trọng nâng cao chất lượng nghệ thuật.
19
Khi thơ mở rộng hướng cảm xúc ôm trùm mọi vấn đề trong cuộc sống
hiện thực thì tất yếu phải mở rộng khả năng diễn đạt biểu hiện của thơ. Thơ
phải vừa hiện thực vừa hàm súc, vừa bao quát cụ thể, vừa “thực” lại cũng phải
“say”, phải huyền ảo, trữ tình. Và Chế Lan Viên đã đưa ra quan niệm về sự
chuyển đổi tính chất của thơ:
Thơ xưa hát mà bây giờ tập nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Thơ xưa “hát” nhưng thơ nay phải “nói”, phải “nói” mới mong “nói hết
được đời”. Nói như Xuân Diệu: “Nói bao nhiêu cũng còn chưa đủ, Nói mãi
mãi vẫn là chưa hết, Nói đến chết cũng hãy đang còn”. Trên con đường lớn đi
sâu vào hiện thực, thơ cũng trăn trở tìm một tiếng nói một giọng điệu phù
hợp, đòi hỏi những cách nhìn cách nghe và những cách biểu hiện mới. Cách
biểu hiện ở đây không chỉ có một cách nói, mà trái lại tìm về cuộc sống thực
thơ cũng tìm ra nhiều cách nói của cuộc đời. Ở Tố Hữu, ngày càng quan tâm
sâu sắc hơn đến nghệ thuật thơ. Ông đòi hỏi tình cảm trong thơ phải bộc lộ
hết vẻ đẹp của nó. “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn trước cuộc
đời nhưng không phải lẽ tự nhiên”: “Thơ ta cần “say”mới thích… Tôi rất
thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất men mới làm sao cho thơ
bay bay”. Cái “chất mem mới” là những cảm xúc chín ngọt đủ sức để “đốt
cháy hiện thực thành những vần thơ óng ánh” (Tế Hanh). Những phẩm chất
trên của thơ cũng đòi hỏi một tư duy thơ ca phù hợp. Thơ vẫn đi theo đường

lối văn nghệ cách mạng của Đảng “Nền văn nghệ ta là nền văn nghệ của nhân
dân lao động. Văn nghệ sĩ chúng ta phải là người nói lên cuộc đời và tâm
trạng của công nông, trả lời được những vấn đề của cuộc sống cách mạng đặt
ra” [42.31]. Bởi, “Văn học là cuộc đời”… “Cuộc đời ấy là trái tim của mình
của người nghệ sĩ”. Trái tim ấy nó gắn liền với với tiếng nói yêu thương, với
lời ca tranh đấu, giàu ước mơ và khát vọng, gắn liền với lí tưởng bay bổng,
20
phần cao đẹp của tâm hồn và kết tinh lại ở những cảm xúc trong sáng, những
suy nghĩ cao đẹp tích cực nhất của người nghệ sĩ.
Tế Hanh cũng đã nêu cho mình phương châm sáng tạo qua suy nghĩ:
“Câu thơ đẹp là câu thơ có ích - Uống tự nguồn những suối ban mai”.
Câu thơ “đẹp”, những câu thơ “có ích” với cuộc sống cũng đã được đặt
ra từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Đến thời kì này thơ với cuộc sống lại
được quan niệm một cách rõ ràng và sâu sắc hơn, gắn với yêu cầu hết sức lớn
lao của thời đại, thơ đã được mở rộng cảm xúc theo hướng phong phú, đa
dạng để có thể bao quát được từ những vấn đề chung lớn lao để hoà với
những nhịp sống chung gần gặn nhất của mỗi con người. Thơ không thể
không đi vào cuộc sống, sống trong cuộc sống bởi nếu tách khỏi nó thì thơ ca
sẽ như “cây nhổ khỏi đất ”, “cá ra ngoài nước”. “Thơ là sự thể hiện con người
và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà
thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên… ước mơ của nhân dân, vẽ
lên những nhịp đập của trái tim quần chúng”(Sóng Hồng).Các nhà thơ quan
niệm thơ không chỉ là những “hầm chông giết giặc”, “những dòng thơ lửa
cháy” mà thơ còn là những “dòng thơ tươi xanh” là “nhành hoa mát mặt cho
đời” như “thơ giữa cuộc đời” như “hoa giữa nắng”, làm sao cho “Mỗi câu thơ
che một trận tuyến tâm tình”. Nhà thơ phải làm sao cho thơ mình thật sự
“mang cánh lửa” bay hoà vào cuộc sống chung.
Các nhà thơ đã suy nghĩ và thể hiện một cách nghiêm túc và sâu sắc
nhất về mục đích và nhiệm vụ của thơ ca thời kì này. Với suy nghĩ đó, đã
khiến cho hồn thơ ảo não bậc nhất thơ mới của Huy Cận đã nhìn thấy Trời

mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời. Chế Lan Viên sau bao năm
vật lộn chuyển đổi bản thân thấy Ánh sáng và phù sa kết tụ. Xuận Diệu thấy
sự hài hoà Riêng chung trong nhịp đập Một khối hồng của trái tim dân tộc.
Tố Hữu thênh thang trong Gió lộng với cảm xúc “Gió lộng đường khơi rộng
21
đất trời”. Tế Hanh đau đáu Nhớ con sông quê hương xanh biếc. Hoàng
Trung Thông thì tự hào: Bàn tay ta làm nên tất cả…Và cũng chính vì thế ở
giai đoạn này mỗi nhà thơ đều có chung tâm sự:
Tôi đâu dám tủi buồn quên nhiệm vụ
Mỗi câu thơ đều phải vượt lên mình
(Chế Lan Viên)
Sau hoà bình, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội nhà thơ
Tố Hữu đã đặt nhiệm vụ cho thơ ca:
Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hót
Ca ngợi trăm lần tổ quốc chúng ta
Phải ngợi ca những thành quả tổ quốc ta, nhân dân ta đã đạt được. Để
cất cao được những tiếng hát ngợi ca mỗi người nghệ sĩ phải gắn mình với
cuộc đời, với con người và đó cũng là cái đích hướng tới:
Bốn mùa vây quanh
Con người ở giữa
Tôi ở giữa người
(Chế Lan Viên)
Có lẽ vì thế mà về với Tây Bắc về với nhân dân, Chế Lan Viên mới tìm
thấy niềm tin nhân hậu, mới bắt gặp niềm vui mới được hưởng hạnh phúc và
đón nhận sự chở che nâng cánh của con người:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Với nhà thơ Xuân Diệu bằng nỗ lực của tinh thần chủ động sáng tạo lại

luôn được sự cổ vũ của đường lối văn nghệ của Đảng và nhiệt tình của quần
22
chúng cách mạng, nhà thơ đã xác định được chỗ đứng vững chắc của mình
trong lòng quần chúng:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu,
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
Cùng yêu thương, gắn bó với con người như “ruột thịt”:
Những người ấy với tôi là ruột thịt
Trong lời thơ tôi gửi hết yêu thương
(Tiếng sóng - Tế Hanh)
Vấn đề đặt ra ở đây là thơ ở đây không chỉ đơn thuần là miêu tả tâm tư
tình cảm mà còn muốn qua thơ ca thấy một cách đặt và giải quyết những vấn
đề căn bản, lớn lao, bức thiết của đời sống xã hội, đời sống cá nhân con người:
“Thơ xưa chỉ hay than mà không biết hỏi
Đảng dạy ta: Thơ phải trả lời”
(Nghĩ về thơ - Chế Lan Viên)
Xác định được mục đích và nhiệm vụ cho thơ ca thời kì này các nhà
thơ đã hát lên tiếng lòng của mình với cuộc sống với thái độ chân tình, thấm
thía, với những suy tư đầy trăn trở sâu sắc và trách nhiệm. Một khi người
nghệ sĩ đã có được quan niệm rõ ràng về thơ ca, có được sự chín muồi trong ý
thức nghệ thuật là cơ sở để đánh dấu sự trưởng thành của một nền thơ.
1.1.2.2. Đổi mới trong ý thức nghệ thuật
Đất nước hồi sinh đã tạo ra nguồn cảm hứng lớn cho thơ, quyết định
đến sự chuyển biến tư tưởng của nhà thơ. Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp,
những nhận thúc đúng đắn và cách cảm cách nghĩ về đối tượng của văn học.
Thực tế, ngay sau Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, hiện thực cuộc sống đã cuốn hút các nhà thơ, thực sự đã đưa các nhà
23

thơ nói chung và thơ nói riêng vào quỹ đạo mới của đời sống xã hội, của sáng
tạo nghệ thuật. “Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người” là
con đường phải trải qua nhiền gian khổ của nhiều nhà thơ. Không phải là một
vài năm mà hàng chục năm. Không phải là sự giác ngộ lí trí mà quan trọng
hơn là ở sự rung động thực sự về tình cảm. Nhà thơ bắt đầu cuộc hành trình
ấy khi tiếp nhận ánh sáng Cách mạng. Thật may mắn cho những ai giác ngộ
được chân lý đó ngay từ thời điểm bắt đầu cuộc đời sáng tạo, còn với những
tiếng nói thơ ca đã một lần chín trong thế giới riêng tư, cuộc đời thơ đã trải
qua một “mùa gặt” với nhiều ấn tượng và nhiều kỉ niệm thì với họ sự đổi thay
không hề đơn giản. Sự đổi thay của một cách nhìn cách cảm trong sáng tạo
nghệ thuật là quá trình nhiều trăn trở, đấu tranh nhưng cuộc đời mới đang dần
thay da đổi thịt, những tấm gương những hành động, những tâm trạng mà nhà
thơ bắt gặp trong hiện thực tươi mới, quyết liệt sẽ dần dà làm chín lại cảm
hứng sáng tạo. Cách mạng tạo nên một sự đổi thay kì diệu với sức mạnh tái
tạo hồi sinh, đã mở rộng cánh của căn phòng cá nhân để đón lấy ngọn gió của
thời đại “mỗi người không còn là một cái buồng kín” như Pie Rêvecđi quan
niệm mà mở ra một thời đại “lộng hương, lộng sắc” chắp cánh cho những ước
mơ của tâm hồn nghệ sĩ. Một thời đại mà “dưới thời Pháp thuộc đau thương
có thừa, nước mắt có thừa, thậm chí nỗi đau thắt ruột nước mắt tràn mi mà họ
không khóc nổi, khóc không ra tiếng thậm chí còn đâu nữa nước mắt mà
khóc. Đôi lúc họ lại cười gượng, nhưng rồi họ đến với chân trời của niềm vui
thật sự niềm vui cách mạng, họ đến với cách mạng bằng cả tấm lòng, không
hề gượng cười, gượng vui mà là cười thật sự” [71,164].
Từ quỹ đạo nghệ thuật cũ đến với một quỹ đạo nghệ thuật mới, các nhà
thơ mới chưa kịp chuyển phương pháp sáng tác cũng chưa đủ thời gian và
điều kiện để có được sự chuyển đổi “nhuần nhị” trong ý thức nghệ thuật của
mình để cất cao tiếng nói trữ tình của thời đại mới. Nói như nhà thơ Tế Hanh:
24
“Từ cuộc sống ngày trước như dòng sông lờ đờ chảy, cuộc cách mạng và
kháng chiến, đời sống của dân tộc thay đổi nhanh chóng đến nỗi người nghệ

sĩ cảm thấy như “không sống kịp” và “bỡ ngỡ”, hoặc không viết nổi, hoặc viết
mà không cảm thấy hài lòng” [29]. “Trong cái thế giới xúc cảm của tôi lúc
bấy giờ chưa thật nảy nở những yếu tố cảm xúc mới. Mà trong việc sáng tác
thơ thì tư tưởng phải nhào nặn với cảm xúc thành một trạng thái tâm hồn duy
nhất, thôi thúc thì mới sinh ra tác phẩm được [29]. Chính vì vậy khi đi vào
cuộc kháng chiến chống Pháp, hoà nhập vào dòng thác cách mạng các nhà thơ
“tiền chiến” còn không ít những điều “bất ổn”, kìm hãm sức sáng tạo nghệ
thuật. Ở họ đã mang khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, quan niệm thơ khác
nhau thậm chí đối lập nhau. Nếu như các nhà thơ cách mạng quan niệm: “Thơ
và cách mạng không thể tách rời”, “thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng”, thì
các nhà thơ mới lại quan niệm cực đoan “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nhà thơ
chỉ “Là con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi” (Xuân Diệu). Dường như
họ chưa thoát ra khỏi quỹ đạo của cái tôi, bởi cái tôi xưa cũ đã trở thành một
thói quen, một vật sở hữu riêng tư, gạt bỏ nó quả là điều không dễ dàng. Bởi,
“Cái chất hưởng thụ cầu an tích luỹ trong thể xác và tâm trí… hàng mấy chục
năm, nay làm thành sức ỳ khó lay chuyển” [71,72]. Chịu đựng, thử thách và
vượt qua những trạng thái tình cảm đó sẽ tiếp cận và gặp gỡ được với niềm
vui rộng rãi, bao la, ấm áp nồng hậu của tập thể. Tế Hanh đã nói lên cảnh
phân li với con người cũ:
Sang bờ tư tưởng ta lìa ta
Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà
Bước chuyển biến ấy diễn ra và kéo dài suốt thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Phải làm sao để có sự ăn nhập với cuộc sống mới, tâm tình chung của
nhà thơ phù hợp với tâm tình chung của quần chúng cách mạng. Chế Lan Viên
đã nói lên chân thực những băn khoăn của lớp nhà thơ lớp trước khi đi theo
25
cách mạng: “Nhớ những ngày mới cách mạng rồi trải qua những năm tháng
đầu kháng chiến nữa, gần như có một sự chuệch choạc, một khoảng cách gần
không ra gần, xa chẳng ra xa giữa bạn đọc với tâm hồn tác giả và ngay trong
tâm hồn tác giả giữa cái phần này và phần khác của mình” [21,100].

Nhưng cuộc sống đã giúp họ “trồng cây thơ vào đất”, giúp họ diễn đạt
hiện thực cuộc sống với những màu tươi sáng những âm thanh tưng bừng
hứng khởi hơn. Hiện thực đời sống đã cho họ có điều kiện nhìn lại “Bước
đường tư tưởng” của mình, các nhà thơ mới với nhận thức khá rõ và đã lí giải
một cách sâu sắc, thấm thía những hạn hẹp thô sượng trong ý thức của họ thời
thơ chống Pháp. Nhà thơ Xuân Diệu đã thành thực trong suốt quá trình
chuyển đổi dai dẳng, vật vã của mình: “Cái đau trong cõi tinh thần - Đã đau
một lúc dần dần lại đau”. Ông nhận thấy: “Tôi rộng mở bước vào kháng
chiến trường kỳ và tư tưởng của tôi còn gặp gỡ, trải qua nhiều chặng lên
xuống không phải là đơn giản” [71,71]. Ông tự ý thức “Con đường có rất
nhiều đau đớn, nhưng không qua đó thì không đi được tới đâu”. Vì vậy, ông
đến với cách mạng đến với kháng chiến bằng một niềm vui lớn, đó là “tự nhấc
ra được khỏi một hệ thống chết, mà vào hệ thống sống, nghĩa là tự cứu được
mình” [71,71]. Tuy nhiên, ông “cũng mới chỉ giác ngộ trên lí thuyết” ở “một
mặt khác nữa, càng đi sâu vào cách mạng sự sáng tác càng gian nan… Sáng
tác cái mới thường thường bị thất bại, tôi quay về tựa lưng với thứ “của
chìm”: tác phẩm ngày trước của mình. Kỳ tình tôi vẫn biết đứng chỗ cũ không
thể được nữa, tuy nhiên, lại ngại sang đứng chỗ mới; tâm trạng tôi như người
bị chẹt, tinh thần bất ổn, vẫn gần với quá khứ, vẫn xa vợi với tương lai. Cứ
chạy sang bên này rồi chạy sang bên kia, thật là đau đớn”[71,72]. Những năm
đầu đi với cách mạng, tâm trạng của nhà thơ là thế.
Từ dĩ vãng trở về hiện tại, từ mộng ảo trở về hiện thực, từ chán nản rã
rời đi đến niềm tin và ý chí chiến đấu, Chế Lan Viên tự nhận định: “Đi xa về
hoá chậm - Biết bao là nhiêu khê” đó là những trăn trở trong đời sống tư

×