Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.07 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ AN PHONG

ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN
CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số: 60. 22. 01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THANH NGA

NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC


3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
`

ĐINH THỊ AN PHONG

ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA NGÔ TẤT TỐ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.32



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thanh Nga

Nghệ An – 2015

3


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tạp văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền văn học. Đó là thể
loại thường được sử dụng trong văn học, báo chí, tạp chí, bách khoa toàn
thư, phát thanh truyền hình, phim ảnh, lịch sử, triết học, pháp luật và nhiều hình
thức truyền thông khác. Nó là thể loại giúp chúng ta hiểu và nắm bắt, phản ánh
kịp thời những vấn đề nóng bỏng, nảy sinh trong xã hội.
1.2. Tạp văn là một thể tản văn giàu tính luận chiến về một đề tài chính trị,
xã hội nào đó có ý nghĩa thời sự. Tạp văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có
tính nghệ thuật sinh động. Trong số các thể tảnạp văn, tạp văn giàu tính báo chí
hơn cả. Nếu như “tâm thế tạp văn” là tâm thế nhàn tạp, ngâm ngợi, thích ứng với
cảm nhận điềm tĩnh, suy tư thì thể tạp văn vượt lên như một thể loại xung kích,
phản ứng nhanh nhậy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của đời sống xã
hội…
Nghiên cứu đặc điểm tạp văn là cơ sở để tìm hiểu, khám phá nội dung, đặc
điểm, ý nghĩa của tạp văn đối với nền văn học, từ đó khẳng định những thành tựu

và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc.
1.3. Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán và
là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện
đại. Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một một sự nghiệp văn học phong
phú, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử,
khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí, tạp văn... ở thể loại nào cũng để lại dấu
ấn đặc sắc riêng. Tác phẩm của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng nói đanh thép tố
cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, mà còn thể hiện tấm lòng thương yêu
đối với nhân dân lao động. Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố.
Gần một thế kỷ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên là Cẩm hương đình ra đời
(1923), sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm, yêu mến của
các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng. Kết
quả là đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ông. Song, hầu hết

4


5
những công trình đó mới chỉ đề cập những vấn đề như: tư tưởng nghệ thuật, thế
giới nghệ thuật, phong cách sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật ...của nhà văn.
Về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố chưa được khảo sát, phân tích khái
quát làm rõ.
Vì lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Đặc điểm tạp văn của Ngô
Tất Tố để mở rộng, tìm hiểu, khơi sâu thêm một vấn đề đã được giới nghiên cứu,
phê bình văn học quan tâm và đã tạo những bước đi ban đầu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu Ngô Tất Tố
Hành trình sáng tác của Ngô Tất Tố từ khi bắt đầu sự nghiệp văn chương
với việc dịch truyện cổ Trung Hoa Cẩm hương đình (1923) đến tác phẩm cuối

cùng là vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (1951) kéo dài gần ba mươi năm.
Song, thành tựu của Ngô Tất Tố tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1930 - 1945.
Những tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Lều chõng, các phóng sự: Việc làng, Tập
án cái đình đều được viết ra trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1940.
Đặc biệt là, các tạp văn của ông xuất hiện hồi chữ quốc ngữ vừa “mới nhất sơ
thành lập", giữa lúc "văn học và báo chí còn bất phân", bạn đọc đòi hỏi cần phải
có lối viết mới cho chữ quốc ngữ. Sau những năm tháng sinh sống thật sự bằng
làm báo ở Nam Kỳ, trở ra Bắc, Ngô Tất Tố sáng tác gần 1500 tác phẩm đăng
báo. Điều đáng chú ý là Ngô Tất Tố đã đột phá, mở đường phát triển mạnh mẽ
tạp văn, một thể loại mới của báo chí đương thời.
Với biệt tài "công phu chọn bút danh, hóm hỉnh mở chuyên mục, sắc sảo
viết tạp văn" suốt 15 năm trời của tác giả đã tạo nên "sân chơi hấp dẫn, sàn đấu
sôi động" trên mặt báo, đã đem lại "kho tạp văn Ngô Tất Tố" phong phú độc đáo,
giữ vai trò hàng đầu góp phần định hình và đưa "thể loại tạp văn" lên vị trí ngang
hàng với các thể loại khác trong lịch sử văn chương báo chí nước nhà.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố được bắt
đầu từ bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng
trên báo Thời vụ, số 100, ngày 31-1-1939. Vũ Trọng Phụng đã khẳng định giá trị
nhiều mặt của Tắt đèn. Ông than phiền một nước nông nghiệp như Việt Nam mà
văn chương viết về làng quê rất ít tác phẩm có giá trị: "Ta phải chán nản mà nhận
thấy rằng quả thật hãy còn vắng vẻ đìu hiu, chỉ mới thấy có quyển Tối tăm của
Nhất Linh, quyển Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan". Giữa lúc ấy thì
5


6
Ngô Tất Tố xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã chân thành giới thiệu Ngô Tất Tố với
công chúng độc giả: "Bạn tôi lại từ làng báo mới bước vào làng tiểu thuyết và Tắt
đèn là áng văn đầu tiên của bạn và cũng là áng văn mới mẻ nhất về loại văn
chương xã hội ngày nay nữa" [4436;200]. Trên Báo mới số 4 ngày 15/6/1939,

Trần Minh Tước đã viết bài “Một nhà văn hóa của dân quê - Ngô Tất Tố và tác
phẩm Tắt đèn” với nhận xét: "Ngòi bút ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngòi
bút của cái thế hệ sản sinh những câu văn điền viên vui thú kia; hoặc có muốn
thiên về dân quê một cách tha thiết hơn, thì bất quá và đáng lẽ ngòi bút ấy chỉ
viết những bài cải lương hương chính mà mười lăm năm trước đây, chúng ta đã
được đọc trên các báo. Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi thế hệ mình. Người môn
đồ Khổng Mạnh này đã thở hút cái không khí xã hội của C.Mác như tất cả những
thiếu niên văn sỹ hàng tranh đấu để viết cho ta cuốn Tắt đèn" [6974;94]. Những
bài báo trên đã tôn vinh Tắt đèn và gây ấn tượng mạnh với bạn đọc. Ngô Tất Tố,
một cây bút tiểu thuyết vừa từ làng báo chuyển sang lại tiếp tục có những tác
phẩm mới là Lều chõng và Việc làng. Những tác phẩm này đã góp phần quan
trọng tạo cho Ngô Tất Tố một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đánh giá Ngô Tất Tố là nhà
văn chuyên sâu về đề tài nông thôn, am hiểu sâu sắc cuộc sống và phong tục làng
quê. Ông phân tích và khẳng định tác phẩm Việc làng: "Tập phóng sự về dân quê
này là một tập phóng sự rất đầy đủ về việc làng".
Sau Cách mạng tháng Tám, khi hòa bình lập lại, những tác phẩm văn học
có giá trị thời kỳ trước Cách mạng được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở nhà
trường. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong số tác phẩm đầu tiên của dòng văn
học hiện thực phê phán được đưa vào giảng dạy từ trường phổ thông đếnến đại
học. Nhờ đó, tên tuổi Ngô Tất Tố được nhiều người biết đến hơn, và sự nghiệp
văn học của ông ngày càng thu hút giới phê bình, nghiên cứu.
Sau khi Ngô Tất Tố - "Nhà văn của những luống cày" mất trên con đường
kháng chiến (1954), tiếp tục có nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về ông như:
Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ, số 54, tháng 8, năm 1954);
Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (Tạp chí văn nghệ số 8 tháng 1, năm 1958);
Ngô Tất tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí văn nghệ số 61, tháng
6, năm 1962)...Trong những bài viết tưởng nhớ, khắc họa chân dung nhà văn
6



7
Ngô Tất Tố, có nhiều bài đánh giá cao tiểu thuyết Tắt đèn như: Đọc Tắt đèn của
Ngô Tất Tố của Nguyễn Công Hoan, Lời giới thiệu truyện Tắt đèn của Nguyễn
Tuân, Tắt đèn cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc của Hồng Chương, Tắt đèn và
tiếng nói của Ngô Tất Tố của Phong Lê, Giá trị nhận thức của Tắt đèn của Như
Phong...Những bài viết về chân dung Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn càng
khẳng định giá trị sự nghiệp văn học của ông, khẳng định vị trí của nhà văn trong
nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu
và giới thiệu Ngô Tất Tố. Cũng trong thời điểm này, cần ghi nhận thành tựu
nghiên cứu về Ngô Tất Tố của hai tác giả Phan Cự Đệ và Nguyễn Đức Đàn. Có
thể xem đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung có hệ thống trên nhiều
bình diện về sự nghiệp của Ngô Tất Tố, công trình được Nhà xuất bản Văn hóa
ấn hành năm 1962, Nhà xuất bản Hội nhà văn in lại năm 1999 với nhan đề Bước
đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Sau đó nhà xuất bản
Văn học in cuốn Tuyển tập Ngô Tất Tố và tiếp theo là Toàn tập Ngô Tất Tố
(1996) do giáo sư Phan Cự Đệ tuyển chọn và giới thiệu.
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Ngô Tất Tố giai đoạn này đều khẳng
định vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; đều
đánh giá ông là cây bút tài năng, là nhà văn hiện thực xuất sắc của nông thôn
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Một hoạt động khoa học đáng chú ý là
cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngô Tất Tố do Hội Nhà văn
và Viện Văn học phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo.
Các tham luận đã khẳng định tầm vóc của Ngô Tất Tố - một nhà văn lớn, một
nhà báo lớn. Nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài “Ngô Tất Tố một chân dung lớn
một sự nghiệp lớn” đã khẳng định: "Kỷ niệm 100 năm năm sinh Ngô Tất Tố
chúng ta còn nhận ra một di sản còn đồ sộ hơn ở ông, bao gồm nhiều lĩnh vực
hoạt động, có ý nghĩa là điểm tựa cho các giá trị văn chương, vượt ra khỏi đóng
góp xuất sắc của một nhà văn hiện thực...Xứng đáng ở nhiều tư cách, nhưng với
Ngô Tất Tố tôi muốn trở lại tư cách nhà văn hóa như một tư thế bao trùm và là

điểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp tư duy hình tượng, luôn
đạt trình độ cao sâu và các giá trị bền vững" [307;70].
Sang thời kỳ Đổi mới, có ý kiến đánh giá không đồng nhất với những ý
kiến trước đây về nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đó là ý kiến của Trần

7


8
Đăng Khoa: "Ví như Tắt đèn của cụ Ngô Tất Tố. Tất nhiên trong cuốn truyện
vừa xuất sắc này của cụ Tố, có một chỗ rất tệ hại. Ai lại dành nhiều công phu và
tâm huyết như thế để viết về một bà mẹ đi bán con chuộc chồng "[669;107]. Ý
kiến của Trần Đăng Khoa chưa thật thuyết phục các nhà nghiên cứu, sau đó cũng
không có ý kiến tranh luận nhiều về vấn đề này, và giá trị của Tắt đèn cũng như
cảm tình của độc giả dành cho tác phẩm vẫn không thay đổi. Song, nhìn chung,
từ trước tới nay, các học giả đều khẳng định vị trí quan trọng của Ngô Tất Tố
trên văn đàn. Các bài báo như: Cây bút sắc bén của một nhà Nho của Vũ Tú
Nam; Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc của Hoài Việt; Ngô Tất Tố trong sự nghiệp
đổi mới hôm nay của Giáo sư Phan Cự Đệ...càng khẳng định Ngô Tất Tố không
phải chỉ là di sản của quá khứ mà còn là của hiện tại, của tương lai. Tư tưởng
nhất quán của Ngô Tất Tố trong tác phẩm là vì dân, đấu tranh cho quyền độc lập
của dân tộc, vì con người, đấu tranh cho tình yêu thương của con người trong
cuộc sống. Tư tưởng ấy theo suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn.
Đến năm 2000, Nhà xuất bản Giáo dục in cuốn Ngô Tất Tố về tác giả và tác
phẩm do hai nhà nghiên cứu Mai Hương, Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới
thiệu. Đây là công trình tập hợp đầy đủ các bài viết bài nghiên cứu, hồi ức, tưởng
niệm của bàn bè, đồng nghiệp, người thân về Ngô Tất Tố. Trong bài Ngô Tất Tố
tài năng và tấm lòng, nhà nghiên cứu Mai Hương khẳng định: "Một cây bút tiểu
thuyết phóng sự xuất sắc, một nhà báo cự phách, có biệt tài, một nhà khảo cứu,
dịch thuật tâm huyết, và bao trùm là tư cách một nhà văn hóa lớn". Những năm

gần đây, nhờ công lao của các nhà sưu tầm, trong đó có ông Cao Đắc Điểm
(người con rể của nhà văn), chúng ta lại biết thêm những tác phẩm báo chí mới
của Ngô Tất Tố. Năm 2003, thành phốphố Hà Nội đã quyết định mở Đề tài khoa
học về báo chí Ngô Tất Tố. Đề tài đã được in thành sách Di sản báo chí của Ngô
Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Văn học (2005). Năm 2008,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in cuốn Thật hay bỡn là cuốn tạp văn tuyển
chọn từ gần 1500 di tác của tác giả, với 222 bài, sách xuất bản lần đầu do Cao
Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch sưu tầm, biên soạn. Trong đó, nêu rõ khái quát
con đường lập nghiệp và một số thành quả trong sáng tác của Ngô Tất Tố. Tạp
văn đã được tập hợp vào trong cuốn Thật hay bỡn đều phản ánh rõ tính thời sự,
8


9
nóng bỏng của cuộc sống. Nhà xuất bản Thông tin - Truyền thông cho ra mắt
bạn đọc công trình Tổng tập tạp văn Ngô Tấtất TốTố do Cao Đắc Điểm và Ngô
Thị Thanh Lịch sưu tầm, biên soạn, GS Phong Lê đã khẳng định rằng: “Có thể
xem đây là những tài liệu tin cậy cho nhiều khoa học như xã hội học, văn hóa
học, phong tục học, dân tộc học… không chỉ là tấm gương trung thành của một
thời cách đây trên hai phần ba thế kỷ mà còn rất cần cho việc hiếu chính đời sống
hôm nay. Rất nhiều chuyện đời lớn hoặc nhỏ trong các chuyên mục: Gặp đâu nói
đấy, Nói giữa trời, Thật hay bỡn, Ném bùn sang ao, Nói chới nói hay…đừng...,
không phải là chuyện diễn ra chỉ vào thời ấy mà còn rất in đậm dấu ấn tâm sự,
trên khắp mặt đời sống công quyền; đìnhền chùa và lễ hội; y tế và giáo dục; báo
chí và văn chương; thôn quê và kẻ chợ… Cả một toàn cảnh thật là sống động qua
ngòi bút “tả chân” siêu việt của Ngô Tất Tố, từ tệ chạy danh chạy lợi ở các nha
môn;, quấy rối tình dục trong học đường;, các cuộc đụng nổ gay gắt về hôn nhân
gia đìnhinh; những mê tín dị đoan, tục đốt vàng mã trong các lễ hội; lừa bịp trong
quảng cáo…tất cả đã được tài tình dựng thành các cuộc chơi, làm nên sân chơi
hấp dẫn trên mặt báo, theo cách nói quen thuộc bây giờ”, “ cho đến nay Ngô Tất

Tố vẫn là người cùng thời với chúng ta”
Tóm lại, hơn bảy thập kỷ qua, kể từ bài viết của Vũ Trọng Phụng về tiểu
thuyết Tắt đèn (năm 1939) “cho tới nay đã có hơn 250 công trình sách báo, bài
viết… của các nhà văn, nhà báo, những người quen biết lớp trước, của các nhà
nghiên cứu, phê bình, các nhà giáo và bạn đọc lớp sau đã khảo cứu, giới thiệu…về
thân thế, sự nghiệp của Ngô Tất Tố”. So với những nhà văn cùng thời, thì những ý
kiến đánh giá về Ngô Tất Tố và văn nghiệp của ông là khá ổn định, thống nhất.
Hầu hết những công trình nghiên cứu đều theo xu hướng khẳng định: Ngô Tất Tố
là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng và là một trong
những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố từ trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 2000.
Từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000, việc nghiên cứu về Ngô Tất
Tố tập trung chủ yếu vào những đóng góp của nhà văn trên phương diện nội
dung tư tưởng, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật, thi pháp.... Một số tác
giả khi nghiên cứu về Ngô Tất Tố mới đưa ra một số nhận xét có tính khái quát,
9


10
định hướng về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, chẳng hạn Vũ Trọng Phụng
nhận xét: "Cách hành văn mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà
văn thuộc Pháp học mới có thể linh lợi và phô diễn nổi một cách linh hoạt như
thế" [4463;201]. Nguyễn Đức Bính trong bài Ngô Tất Tố như tôi đã biết có nhận
xét cụ thể hơn: "Ngô Tất Tố có một lối viết văn mới, độc đáo nữa là khác, không
chút gì nhắc lại lốiối văn biền ngẫu của các cụ đồđồ, giọng văn khi đậm đà khi
duyên dáng nhưng đặc biệt dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ
dùng thường mạnh dạn và ý nhị" [5763;77]. Giáo sư Phan Cự Đệ đã có một đánh
giá khá toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn: "Nghệ thuật của

Tắt đèn là thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy, bản chất. Tắt đèn học
được ở văn dân gian, đặc bịêt là ở tục ngữ, phương ngôn, cái nghệ thuật cô đúc,
càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sức vang xa rộng trong
không gian. Chỉ trong vòng hơn một trăm trang mà sự kiện dồn dập, các mâu
thuẫn cọ xát đến nảy lửa"[1363;309]. Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về Ngô
Tất Tố chúng tôi được biết, từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000 đã có
một số bài nghiên cứu, và ý kiến đánh giá về một số phương diện của ngôn ngữ
nghệ thuật Ngô Tất Tố. Các ý kiến đều nhận định: ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất
Tố vừa mang tính dân tộc vừa rất hiện đại. Song, chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về tạp văn Ngô Tất Tố từ năm 2000 đến nay.
Từ năm 2000 đến nay, thể loại tạp văn của các nhà văn được giới nghiên
cứu đi sâu khám phá và đã có nhiều Luận án, Luận văn, Chuyên luận, bài viết về
lĩnh vực này được công bố như: Tạp văn của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ Tạp văn
Việt Nam thế kỷ XX (từ cái nhìn thể loại) luận văn tiến sĩ của Lê Trà My, năm
2008, Tạp văn Việt Nam hiện đại - thể loại bị lãng quên của Giáo sư Trần Đình
Sử, 2009. Trong một bài viết Ngô Tất Tố: 60 năm Nghiệp văn và Nghề báo, tác
giả viết: “Công chúng biết đến Ngô Tất Tố ở nhiều cương vị khác nhau: nhà văn,
nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam. Về lĩnh vực
báo chí, nhiều người yêu mến tôn vinh ông là “Một trong mười nhà báo huyền
thoại” ở Việt Nam giai đoạn trước 1954 bởi những trang viết đầy dũng khí, trung
thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình”. Trong cuốn Mười bốn gương

10


11
mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), nhà văn,
nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng gọi Ngô Tất Tố là: “Huấn luyện viên của tôi trong nghề
báo”. Ngô Tất Tố có 28 năm làm báo với gần 1.500 bài. Ông có bài đăng trên 27

tờ báo và tạp chí với hàng chục bút danh khác nhau. Ngô Tất Tố còn giữ vai trò
phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Ngòi bút
của ông gắn bó với nhiều thể loại báo chí, nhưng giúp ông thành danh phải nhắc
đến hai thể loại có thể gọi là “sở trường” của ông là tạp văn và phóng sự”. Năm
2010, Cao Đắc Điểm trong bài Viết tạp văn theo kiểu ngô Tất Tố đã đánh giá:
“Tạp văn của Ngô Tất Tố đã tinh nhanh, nhạy bén và rất kịp thời đề cập tới mọi
mặt việc đời sự đời, tạp văn Ngô Tất Tố không gây cười một cách thông thường
mà ý nhị giễu cợt rất thâm thuý, sâu sắc các thói hư tật xấu trong xã hội, đặc biệt
là rất mực sành sỏi, tai quái khi chỉ trích chính diện các bộ mặt thiếu nhân cách
trong cõi người. Tạp văn của Ngô Tất Tố không chịu ảnh hưởng của một xu
hướng nào, không sao chép lối viết tạp văn của tác giả nào, mà là tài năng tại
chỗ, hoàn toàn Việt Nam, với cách nghĩ, cách viết của người Việt Nam, rất thân
thiết gần gũi với người Việt Nam”. Trong xu thế chung đó, tạp văn của Ngô Tất
Tố cũng thu hút được sự quan tâm của các tác giả, trong đó đáng chú ý có công
trình chuyên sâu về vấn đề này, đó là: bài viết “Viết tạp văn theo kiểu Ngô Tất
Tố” của Cao Đắc Điểm (2010) đã tập trung nghiên cứu về cách tiếp cận vấn đề
và nêu một số đặc điểm nổi bật tạp văn Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, việc khảo sát,
thống kê, đánh giá, những đặc điểm cơ bản của tạp văn Ngô Tất Tố bài viết chưa
nghiên cứu.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thấy rằng: từ trước tới nay các công trình,
chuyên luận, bài viết đề cập đến đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố đã thu được những
kết quả nhất định làm sáng rõ một số phương diện như:
- Tầm quan trọng của tạp văn
- Một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn
Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản trong tạp văn Ngô Tất Tố chưa được
định danh, khảo sát, phân tích cụ thể. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy, tạp văn của
nhà văn vẫn còn có những phương diện có thể tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho
những công trình đã có, góp phần khẳng định thể loại tạp văn và đóng góp của
nhà văn. Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của những công trình trước đó,
11



12
chúng tôi mở rộng, đi sâu nghiên cứu về đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố để từ đó
thấy được những đóng góp của ông đối với văn học dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm về đặc điểm tạp văn của
Ngô Tất Tố.
3.2.Phạm vi khảo sát
, thông qua cuốn sáchPhạm vi khảo sát chính của luận văn là toàn bộ 222
tạp văn của Ngô Tất Tố viết từ năm 1928 đến 1945, tập hợp trong cuốn Thật hay
bỡn, do Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch (sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn
hóa Thông tin ấn hành năm 2008..
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng tham khảo một số tác
phẩm khác như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… của Ngô Tất Tố và tạp văn của
nhà văn hiện đại khác làm tư liệu để nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ và mMục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong muốn nhận
thức được những nội dung chủ yếu của tạp văn, làm rõ những đặc điểm của tạp
văn Ngô Tất Tố, chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tạp văn của Ngô Tất Tố với
việc nghiên cứu một số tác phẩm khác của nhà văn. Từ đó, ghi nhận những đóng
góp quý giá của ông đối với nền văn học nước nhà, đồng thời, cũng khẳng định
một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu thể loại tạp văn trong nền văn
học Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.12.1. Xác định vị trí của tạp văn trong sự nghiệp
sáng tác của Ngô Tất Tố
4.22.2.. Tìm hiểu những nội dung, những vấn đề được quan tâm nhiều

trong tạp văn của Ngô Tất Tố.
4.2.33. Nghiên cứu một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn của Ngô Tất Tố.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê, phân loại;
Để phương pháp so sánh;
Sphương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của tạp văn Ngô
Tất Tố. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích
12


13
cho việc tìm hiểu văn chương Ngô Tất Tố.
7. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Ngoài ngoài phần
Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần Nnội dung của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1. Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố
Chương 2. Những nội dung được quan tâm nhiều trong tạp văn của Ngô
Tất Tố
Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn Ngô Tất Tố

Chương 1
TẠP VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ
1.1. Khái niệm tạp văn và tạp văn trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố
1.1.1. Khái niệm tạp văn
Chưa từng thấy có một lý thuyết vCho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa
khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu một số số cách hiểu về tạp văn như sau:
Tạp văn là một thể loại văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao

gồm những bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút…(diễn đàn kiến thức.net/dien
dan/Archive/index.php/t-11723.html)
13


14
Tạp văn là một thể tản văn giàu tính luận chiến về một đề tài chính trị, xã
hội nào đó có ý nghĩa thời sự. Tạp văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có
tính nghệ thuật sinh động. Trong số các thể tản văn, tạp văn giàu tính báo chí hơn
cả. Nếu như “tâm thế tản văn” là tâm thế nhàn tản, ngâm ngợi, thích ứng với cảm
nhận điềm tĩnh, suy tư thì thể tạp văn vượt lên như một thể loại xung kích, phản
ứng nhanh nhậy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội…
Phạm Văn Ánh , (2004) viết trong Từ điển Văn học bộ mới, nhiều tác giả,
Nxb Thế giới: “Tạp văn, một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc,
thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạp văn vốn xuất hiện
trong sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn
dùng để chỉ chung các thể loại văn chương. Tạp văn với tư cách một thể văn chỉ
chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là những
bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề xã hội,
văn hóa, chính trị… Đặc điểm chung của tản văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng;
phản ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội
với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo”.
Lương Duy Thứ, (1983) viết trong cuốn Từ điển Văn học tập 2, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, cho rằng:: Tạp văn là, “Một bộ phận lớn sáng tác của nhà
văn Trung Quốc Lỗ Tấn viết theo một thể loại đặc biệt, bao gồm những bài cảm
nghĩ nhỏ, luận văn, diễn thuyết, tùy bút, thư từ, nhật ký, hồi ức… nói như Lỗ Tấn
“bất cứ thể văn gì, các thức góp lại với nhau, thế là thành tạp”… . Một số nhà
nghiên cứu Trung Quốc cho rằng (…)”"Bỏ qua dấu hiệu lệ thuộc học thuật (cho
rằng tạp văn xuất phát từ Trung Quốc và thiếu sự tham chiếu cần thiết về lịch sử,
lý thuyết thể loại tương đương trong học thuật phương Tây), thì những định

nghĩa được nêu trên đây cũng phần nào giúp người đọc hình dung đến một thể
loại “chính thức xuất hiện” trong bối cảnh ngôn luận xã hội đang cần đến những
tiếng nói, quan điểm cá nhân “phản ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời trước
những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo”.
Tạp văn là một thể loại văn học dân gian kết hợp giữa văn học và chính luận là
luận văn xã hội mang tính nghệ thuật có nhiều chất nghị luận, đậm tính chính
14


15
luận và tính văn học hòa vào trong sự điêu luyện ngắn gọn, linh hoạt, sắc bén
giàu tính châm biếm (Lí luận văn học tập II chủ biên, biên soạn, Lưu An Hải,
Tôn Văn Hiến, Nxb Đại học sư phạm Hoa Trung Vũ Hán, 2002)
Những định nghĩa trên cũng cho thấy, đây là một kiểu văn viết tự do, linh
hoạt (có lẽ vì thế mà lý thuyết về nó cho đến nay vẫn chưa thật hệ thống đâu vào
đó), kể cả sự phân biệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản mạn, tạp bút,
tạp văn…cũng chưa được làm rõ. Trên thực tế báo chí và xuất bản hiện nay, các
tên gọi trên có xu hướng được đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ không được
quan tâm tìm hiểu hay soi rọi kỹ. Kể cả những người viết tạp văn cũng thừa nhận
rằng họ ù ù cạc cạc về lý thuyết thể loại này.
Tạp văn cũng có thể là cái được sinh ra từ thời sự, quan điểm nhất thời
nhưng đó không là tất cả. Nhiều người viết đã hướng đến khảo cứu, nghiên cứu,
tư tưởng chăm chút trong lối viết khi theo đuổi thể loại này. Vì thế, không thể gọi
thể loại này là thức ăn nhanh, thể loại kia là chế biến chậm. Càng không nên gán
cho thể loại này là thể loại mưu sinh và thể loại kia mới là nghệ thuật đỉnh
cao. Cách nghĩ tạp văn sẽ mài mòn vốn hiểu biết, vốn văn hóa (và làm ảnh hưởng
đến sáng tác truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết…) là của những người viết yếu bóng
vía. Trên thực tế, người ta sẽ không suy kiệt hay khỏe mạnh, trở nên tầm thường
hay đạo đức hơn khi chọn một thể loại để viết vì nếu vậy ở đời sẽ có quá nhiều
thứ cám dỗ đáng quan ngại hơn đối với những kẻ thuộc trường phái bao biện vì

yếu bóng vía kia.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu theo định nghĩa trong Từ điển
thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục, Tạp văn là “Những áng văn tiểu phẩm có nội
dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính
chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp
thời các hiện tượng xã hội. Chẳng hạn, như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là
dây thần kinh cảm ứng, là chân tay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi
lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn. Phần lớn tạp văn
mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích”
Đối với tên gọi Tạp văn, Lỗ Tấn từng nói trong Lỗ Tấn toàn tập rằng: “Đã
là văn chương, nếu muốn tất cả đều có thể phân loại. Nếu theo thứ tự thời gian
15


16
thì có thể tạo thành dựa trên năm tháng; không kể đến thể văn, các loại đều có thể
xếp vào một chỗ, vì thế mới gọi là ‘tạp” [4850;3]. Đây là sự giải thích của Lỗ
Tấn đối với chữ “tạp” của tạp văn. Ông có lúc lại gọi tạp văn là “tạp cảm”, rồi lại
gọi là “tiểu phẩm văn học”, sau đó tiếp thu cách nói của truyền thống văn học
Trung Quốc, đổi tên thành “tạp văn”, đem loại văn chương này sắp xếp thành tập
mà gọi là “tập tạp văn”.
Tạp văn có đặc điểm đó là, nó tạo thành một thể loại văn học trung gian,
đặc điểm của nó biểu hiện ở sự kết hợp giữa tính chính luận và tính văn học. Tạp
văn có tính chính luận rất rõ ràng. Lỗ Tấn nói: “Nhiệm vụ của người sáng tác tạp
văn là phải lập tức phản ánh hoặc đấu tranh chống lại sự vật tiêu cực, là hệ thần
kinh cảm ứng, là tay chân công thủ” [4851;3]. Tạp văn “tất yếu là con dao sắc
nhọn, là giáo mác, có thể cùng với độc giả mổ ra một con đường máu sinh tồn”
[49;576-577). Ông còn chỉ ra “tạp văn có lúc hệt như một chiếc kính hiển vi cực
nhỏ, cũng có thể chiếu nước bẩn, cũng có thể xem nước mủ, có lúc nghiên cứu vi
khuẩn, có lúc giải phẩu ruồi nhặng”. Từ góc độ những học giả có tên tuổi thì “cái

nhỏ nhặt, ô nhiễm, thậm chí có thể xấu xa nhưng trong bản thân lao động tác giả
nó cũng là một loại công việc nghiêm túc có liên quan đến đời sống nhân
sinh”[4752;376]. Điều mà Lỗ Tấn nhấn mạnh chính là tính chính luận của tạp
văn. Tạp văn của ông trong khi kế thừa cơ sở truyền thống chính luận của tạp văn
Trung Quốc đã cận thận kết hợp những dấu ấn thời đại, đã làm sáng tỏ và tấn
công một cách vô hình vào Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, phủ phản động quốc
dân Đảng, tăng cường phát huy tác dụng luận chiến của tạp văn, thể hiện sắc thái
tươi mới và mãnh liệt.
Tạp văn phong phú tính văn học, sắc thái chính luận của nó được biểu hiện
ra thông qua tính hình tượng văn học hoàn chỉnh và điển hình, nhưng nó thường
lấy hình tượng đặc thù và phản ánh, bình luận kịp thời, điển hình các sự kiện xã
hội, như Lỗ Tấn nói tạp văn của ông “bàn luận thời sự không chú trọng bề mặt
mà cốt giữ lấy cái loại hình” [4951;292]. Cần chú ý nhiều hơn đến tính văn học
của tạp văn. Để làm tốt nổi bật tính hình tượng, tạp văn thường vận dụng trần
thuật miêu tả, trữ tình và nghị luận để làm cho nghị luận trừu tượng và tình cảm
khó nắm bắt trở nên có hình hài cụ thể, để tăng cường phương pháp lý thuyết
16


17
hình tượng hóa, tạp văn hoặc phác họa hình tượng, hoặc lấy nhân vật ngụ tình,
hoặc lấy sự việc để hiểu lí, vẽ rồng điểm mắt. Liên quan với tính văn học, tản văn
phần lớn bao hàm nyhaan tố châm biếm, trào phúng (uymua). Cái mà tản văn
phản ánh thường là sự vật lạc hậu hoặc phản động, hiện tượng thấp hèn hủ bại,
khi biểu hiện những hiện tượng đó, tạp văn không phải là bản phân tích bình giá
trang nghiêm, chỉ ra những hiện tượng đó tốt xấu như thế nào mà là do dùng thủ
pháp châm biếm uymua, đem mâu thuẫn bên trong và những điểm đáng cười,
đáng khinh, đáng ghét, đáng căm hờn làm hiện ra trước mắt người đọc, đạt đến
sự nghiêm trang trong sự nhẹ nhàng, hài hòa, khiến người đọc tỉnh ngộ. Ngôn
ngữ của tản văn trong sáng, hàm súc, hài hước, sâu sắc, phong phú tính văn học.

1.1.32. Vấn đề tạp văn của Ngô Tất Tố
Không phải là thể loại mới được khai sinh trong thời “công nghệ số”, mà đã
xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng phải thừa nhận rằng, với sự
phát triển của phương tiện truyền thông, của Internet, tạp văn đang thể hiện những
ưu thế riêng có của mình, và ngày càng chiếm được nhiều cảm tình của độc giả. Với
nhà văn Ngô Tất Tố thì sao? Ông đã viết những gì? Viết như thế nào?
Không giống với Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng hay các nhà văn có viết tản
văn, tùy bút, phóng sự... đương thờiKhác với các nhà văn khác, Ngô Tất Tố xuất
thân là một nhà Nho, thậm chí có thể coi là một nhà Nho lớn nếu nhìn vào kì tích
đỗ đầu xứ của ông (người ta còn gọi ông là "đầu xứ Tố") vốn là một nhà Nho, đã
từng đỗ đầu xứ. Nhưng trong cuộc "mưa Âu gió Mỹ"ước biến thiên thời đại, Ngô
Tất Tố đã tỏ ra là một người nhạy cảm, năng độngvị đồ đệ của cửa Khổng sân
Trình đã khi sớm tiếp thu được những tư tưởng học thuật mới và đã trở thành
một cây bút xuất sắc, một kiện tướng trong dòng hiện thực phê phán. Không chỉ
trong làng văn, Trong làng vănmà cả trong làng báo, cái tên Ngô Tất Tố cũng là
một bút hiệu, một "thương hiệu" rất được chú ý. đã trở nên quen thuộc và được
nhiều người mến phục. Từ những tác phẩm lớn cho đến những bài báo, những
bài phóng sự ngắn, ngòi bút Ngô Tất Tố luôn luôn biểu hiện một tinh thần chiến
đấu sắc bén và mạnh mẽ.
Vậy tTrên thực tế, người ta đã viết gì với tạp văn? Câu trả lời: Mọi thứ ở
trên đời, chứ không chỉ là “những vấn đề bức xúc của xã hội”. Dù rằng, phải nói
17


18
ngay, “những vấn đề bức xúc của xã hội” chính là vùng đề tài quan trọng nhất và
giàu tiềm năng khai thác nhất của tạp văn. Bởi, đời sống cứ điềm nhiên trôi đi
trong sự phong nhiêu của nó, sự phong nhiêu hợp thành từ cái bộn bề lộn xộn tốt
xấu, hay dở mà con người chúng ta phải đối mặt. Với Ngô Tất Tố, tạp văn Ngô
Tất Tố ôm chứa một thế giới rộng lớn mà mọi thứ đêu được tái hiện một cách

sinh động, rõ, và nét, từ những câu chuyện mang màu sắc chính trị, những suy tư
về văn hóa đến những câu chuyện phản ánh khá đẩy đủ, rõ nét, sắc bén những gì
trong tưởng chừng vặt vãnh của cuộc sống đời thường. Kể cả những điều tưởng
như đơn giản nhất mà nhà văn đã viết raNhững vấn đề trong xã hội thể hiện trong
tác phẩm dường như giản đơn nhưng lại không đơn giản chút nào đều là những
vấn đề cốt thiết, có khả năng bởi lẽ nó tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm, lối
sống văn hóa, đạo đức, nhân cách của con người, để người đọc sau khi gấp lại
các trang sách vẫn phải suy ngẫm, phải trăn trở. Không thể bỏ qua bất cứ một tạp
văn nào của ông, bởi mỗi bài như thế là một chỉn thể có giá trị riêng, nhất là
trong tính thời sự nóng hổi của nó. Có khi, đó là một câu chuyện thuộc kiến trúc
thượng tầng, có khi là một thói quen ứng xử, có khi là một hành vi văn hóa, có
lúc là một câu chuyện nào đó về văn chương, về "cây bút, đời người" (chúng tôi
mượn tên một cuốn sách của Vương Trí Nhàn)
. Có khi, đấy là câu chuyện thường gặp, cũng có khi là câu chuyện ở phía
dưới, phía trong, nó không mô tả một biểu hiện, mà khái quát trạng thái tinh thần
của thời đại.
Tạp văn của Ngô Tất Tố, vì thế có thể nói, luôn thể hiện tinh thần của một
con người, một cây bút có trách nhiệm luôn trăn trở, kiếm tìm những giá trị, phát
hiện những cái phản giá trị, trăn trở kiếm tìm cho xã hội một con đường giải
thoát những bi kịch nhân sinh, dù mức độ thể hiện hay tính khả thi không phải
lúc nào cũng có thể đáp ứng được khát vọng của tác giả.
Viết về "những điều trông thấy", bằng tạp văn, Ngô Tất Tố cho thấy một
thái độ hài hước trong sự thâm thúy không cùng, bằng trải nghiệm của một nhà
báo và nhân cách của một nhà Nho.
Bằng tạp văn, nhận định bâng quơ? Ngô Tất Tố đã làm nên điều mà không
nhiều nhà văn làm được - một giọng văn bút chiến linh hoạt, sắc sảo, có khi nhẹ
18


19

nhàng, tinh tế, có khi đanh thép, mạnh mẽ, kết hợp đặc sắc giữa văn chương và
báo chí, mà tác động của nó tới xã hội không hề nhỏ.
1.2. Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố
1.2.1. Sơ lược tiểu sử Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ,
phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà
Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị
em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục
Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê,
sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư
chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy
giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi
hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh
Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão,
cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị
hỏng ở kỳ đệ nhị.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí.
Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã
vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì,
nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở
vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để
chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông
viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh
sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ
thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu
thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân
văn,Tuần lễ... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình,
Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian
những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham

nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của
19


20
nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô
Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ
chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác
phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị
bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy
ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu
quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất
Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở
Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII,
tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô
Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại
hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ
Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành
là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy),
Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và
Ngô Thanh Lịch (đại biểu quốc hội). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là
một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố. [
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác
giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với
sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện
năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho
biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố

với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân
thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho
biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360
bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là
hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của
20


21
nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng,
trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp, (2004), Nhà xuất bản Hội nhà
văn, Hà Nội, từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong
nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi
tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí
của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển
hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà
bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo
có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp
Ông nghiên cứu rất nhiều các thể loại văn học khác nhau.
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê
phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc
làng, Tập án cái đình. Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt
đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng
văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông
Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất
Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ
và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững"
Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh

và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục
nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị
Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.
Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong
bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền
chiến và quá trình hiện đại hóa (2005), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều
phen ứa nước mắt".
Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo
chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945.
Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những
21


22
cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ
đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang
lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ
Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở
ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn
toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình
Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất
Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ XX như Phan Kế
Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn... thì tác phẩm của ông lại thường
được xếp cạnh các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng
Phụng (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30
huy hoàng)".
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác
phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm

1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối
cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục
cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập
tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và
khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn
bi kịch của những nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ
trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều
chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô Tất Tố như
một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng
sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra
nước mắt".
Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn
nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như
một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật
Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu
22


23
luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc
thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của
nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn
hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con
đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở
Ngô Tất Tố: "Ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây
và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng
mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho
thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong

giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
1.2.2. Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng
văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều
phương diện sáng tác, khảo cứu, dịch thuật…Riêng ở mảng sáng tác, ông bộc lộ
tài năng trên nhiều thể loại tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí…Với thể
loại nào ông cũng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả.
Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu
hút sự chú của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao thế hệ sinh viên, học
viên. Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự
hiểu biết của các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới
chỉ biết và quan tâm nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều
chõng mà chưa biết hoặc ít quan tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc
làng, Tập án cái đình, một cây bút viết tạp văn Ngô Tất Tố với hàng trăm thậm
chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học. Gần đây, khi các tập Ngô Tất
Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của nhà xuất bản
Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: nghĩ ra tất cả những gì
đã biết về Ngô Tất Tố mới chỉ một góc nhỏ; tác phẩm của ông như lâu nay đã
biết chỉ chiếm khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của
ông. Trong phần tác phẩm của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và
nhất là tạp văn chiếm một số lượng lớn. Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về
23


24
ông nhất là mảng phóng sự, tạp văn vì vậy sẽ giúp chúng ta vẽ lên một bức chân
dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà báo Ngô Tất Tố.
Từ năm 1945 đến năm 1975 năm 1954, trên Tạp chí Văn nghệ (số 54).
Nguyên Hồng đã có bài viết xúc động về nhà văn, nhà tiểu thuyết lão thành Ngô
Tất Tố. Nguyên Hồng đã ghi nhận những đóng góp tích cực của Ngô Tất Tố

trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống của người nông dân nơi luỹ tre xanh.
Ông viết: “Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố,
chưa ánh lên cái sức đấu tranh nhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã
được một phần nào thật, thật trên cái đen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc
bấy giờ”[345;44]. Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ
đấu tranh không mệt mỏi của Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập.
Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố dứt khoát với thù địch, không đội
giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng vặc say mê cúi xuống
những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang vàng ngà trên
bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc, quyết
tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy,
quyết thắng”[335;48].
Đặc biệt, ngay từ đầu những năm 30 Ngô Tất Tố đã đứng vững trên lập
trường chủ nghĩa hiện thực phê phán để phản ánh thực trạng cuộc sống nên tiểu
phẩm của ông giàu tính hiện thực, luôn gắn bó với quần chúng nhân dân lao
động. Vì vậy, bên cạnh việc lên án một cách mạnh mẽ, kết tội bè lũ thực dân
cướp nước cùng bọn vua quan phong kiến bán nước, Ngô Tất Tố còn dành nhiều
tâm huyết trong các tiểu phẩm phản ánh về nối thống khổ của các tầng lớp nông
dân lao động ở thôn quê đang bị bao vây bởi những hủ tục lạc hậu cùng với các
thủ đoạn bóc lột tàn ác của giai cấp thống trị. Từ đó, ông lên tiếng mạnh mẽ và
tìm cách bênh vực quyền lợi cho họ.
Ngòi bút của Ngô Tất Tố là ngòi bút chiến đấu có phẩm chất cách mạng.
Phẩm chất cách mạng ấy biểu hiện ở chỗ ngòi bút của ông biết tôn trọng sự thật
và biết đứng về phía quần chúng bị áp bức mà phát biểu. Sự thật khách quan của
lịch sử lúc bấy giờ là bọn thực dân Pháp câu kết với bọn phong kiến để áp bức,
bóc lột nhân dân ta.
24


25

Ngòi bút của Ngô Tất Tố chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp, bọn quan
lại và cường hào, địa chủ, vạch trần những cái xấu xa thối nát của chúng. Ngô
Tất Tố tỏ ra hoài nghi tất cả những chính sách của bọn thống trị. Ông đả kích từ
những hành động của bọn Pagiê (Pagès), Tôlăngxơ (Tholance), đến các phong
trào vui vẻ trẻ trung, phong trào thể thao thể dục, chấn hưng Phật giáo,v.v…Do
đó, bọn thống trị thù ghét Ngô Tất Tố. Bọn mật thám đã nhiều lần cho theo dõi
nhà văn; chúng ra lệnh không cho ông viết tờ Hải Phòng tuần báo và có lần cấm
không cho ông cư trú ở Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.
Đối với những bọn bán lương tâm cho giặc, đi ngược lại quyền lợi của nhân
dân để mưu cầu phú quý, Ngô Tất Tố châm biếm, giễu cợt với một giọng chua
cay, nghiêm khắc. Khi viết báo Thời vụ, có một lần Hội đồng kinh tế Đông
Dương quyết định tăng giá tem từ bốn xu lên sáu xu. Trong phiên họp ấy chỉ có
một mình Trần Bá Vinh biểu quyết tán thành. Ngô Tất Tố viết một bài báo đề
nghị với Chính phủ đổi con dấu hình tam giác trong có chữ T thành hình tam
giác trong có chữ T.B.V. để ghi lại kỷ niệm của một ông hội viên hội đồng có
công với Chính phủ! Tuy bị tổn thương đến danh dự, nhưng Trần Bá Vinh không
dám hé răng đáp lại vì hắn cũng biết giá trị công việc của hắn làm và nhất là biết
sợ cái lợi hại của ngòi bút đả kích của nhà văn Ngô Tất Tố.
Ngòi bút đả kích ấy có nhiều khi đã dũng cảm giáng vào đầu bọn quan lại
những đòn chí tử. Trong một bài báo Tương lai viết năm 1937, Ngô Tất Tố viết:
“Quan lại tham nhũng chẳng là những kẻ bóp dân như bà cô bóp con cháu à? Thủ
đoạn của họ cực kỳ mầu nhiệm, họ đã bóp cổ người nào thì người ấy không thể
không thè lưỡi ra, lè lưỡi cho đến khi có đồ cúng họ. Nhưng họ chỉ bóp dân ở
trong tối, trừ ra những kẻ bị bóp, quỷ thần cũng không thể biết. Bởi thế, mà tục
ngữ đem họ nối liền với ma trong câu “quan tha ma bắt”. Thần cây đa, ma cây
gạo, cú cáo cây đề vẫn là những thứ kẻ quê rất sợ, song chưa nguy hiểm cho dân
bằng họ”. Bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn cũng là những đối tượng để cho
Ngô Tất Tố đưa lên sách báo mà mạt sát, nguyền rủa.
Tóm lại, đối với cả cái lũ thống trị trong xã hội đang xúm nhau hút máu mủ
và mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhà văn Ngô Tất Tố đã không do dự dùng tài

ngôn luận của mình để vạch mặt và đả kích. Ngòi bút của ông chẳng những là
25


×