Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong tác phẩm tắt đèn của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI
TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUỆ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI
TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng
như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Nguyên ngày tháng năm 2015
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Việc áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học xã hội để tìm hiểu, đánh giá hành vi
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học - cụ thể là hành vi hỏi trong tác phẩm Tắt đèn
của Ngô Tất Tố là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và thú vị. Đây là bước đi
có tính chất thử nghiệm, vì thế gặp không ít khó khăn.
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
GS.TS. Nguyễn Văn Khang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin Trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng,
Khoa sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng
các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các bạn lớp ngôn ngữ K21 đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 thánh 04 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 10
1.1. Một số vấn đề về giới trong ngôn ngữ........................................................ 10

1.1.1. Thuật ngữ giới và giới tính .................................................................. 10
1.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới .................................................... 10
1.1.3. Những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới .............................................. 12
1.2. Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ ......................................................... 15
1.2.1. Sự kiện giao tiếp về quan hệ giao tiếp................................................. 15
1.2.2. Lý thuyết hội thoại............................................................................... 19
1.2.3. Hành vi ngôn ngữ ................................................................................ 22
1.2.4. Hành vi hỏi .......................................................................................... 26
1.3. Tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn ................................................... 29
1.3.1. Tác giả Ngô Tất Tố.............................................................................. 29
1.3.2.Tác phẩm Tắt đèn ................................................................................. 31
1.4. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI QUA HÀNH VI HỎI Ở
GIAO TIẾP GIA ĐÌNH TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA
NGÔ TẤT TỐ ........................................................................................... 32
2.1. Giới hạn nghiên cứu, khảo sát .................................................................... 32
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp của các cặp
vợ chồng ............................................................................................................ 33
2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ g iới qua hành vi hỏi trong giao tiế p giữa
că ̣p vơ ̣ chồ ng nông dân: anh Dâ ̣u và chi ̣Dâ ̣u ................................................ 33
2.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua g iao tiếp giữa cặp vợ chồng là địa
chủ: ông Nghị và bà Nghị .............................................................................. 38
2.2.3. Đối chiếu đ ặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiếp giữa că ̣p vơ ̣ chồ ng nông dân và că ̣p vơ ̣ chồ ng điạ chủ........................... 41

2.3. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa mẹ
và con cái .......................................................................................................... 43
2.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa chị
Dậu và cái Tý ................................................................................................. 43
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua hành vi hỏi trong giao tiếp
giữa chị Dậu và thằng Dần ............................................................................ 46
2.2.3. Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp
giữa các că ̣p me ̣ con: chị Dậu với cái Tý và chi ̣Dâ ̣u với thằ ng Dầ n................ 50
2.4. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 52
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NG Ữ GIỚI QUA HÀ NH VI HỎI Ở
GIAO TIẾP XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ
TẤT TỐ .................................................................................................. 54
3.1. Giới hạn nghiên cứu, khảo sát .................................................................... 54
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua giao tiếp giữa những người cùng giới ......... 55
3.2.1. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người cùng giới, ngang quyền ............................................................ 55
3.2.2. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người cùng giới, không ngang quyền ................................................. 60
3.2.3. Đối chiếu đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiế p của những người cùng giới ngang quyề n và không ngang quyề n .......... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

3.3. Đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp giữa những
người khác giới .................................................................................................. 69
3.3.1. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người khác giới, ngang quyền ............................................................ 69

3.3.2. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao ti ếp giữa
những người khác giới, không ngang quyền ................................................. 73
3.3.3. Đối chiếu đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong giao
tiế p của những người khác giới ngang quyề n và không ngang quyề n .......... 82
3.4. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ xa xưa trong xã hội đã phân chia loài người thành giới nam và
giới nữ. Điều này cũng được phản ánh trong ngôn ngữ. Song không phải ngay
từ đầu con người đã biết nghiên cứu về ảnh hưởng của giới đến ngôn ngữ. Có
thể nói ngôn ngữ và giới là một trong những vấn đề mới mẻ, hấp dẫn và đang
được phát triển của ngôn ngữ học xã hội cũng như ngôn ngữ học nhân chủng
hiện nay. Giới hay giới tính là một nhân tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt của đời sống con người như nhận thức, thói quen, hành vi ứng
xử...đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Một trong những hệ quả của sự tương
tác đó là việc tạo nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Trong quá trình giao
tiếp, ở những lứa tuổi khác nhau, hoàn cảnh, vị trí khác nhau...thì mỗi giới có
một phong cách riêng. Vì thế, luận văn này nghiên cứu đă ̣c điể m ngôn ngữ giới
qua hành vi hỏi cũng là mong mu ốn góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của
loại phong cách ngôn ngữ này.

1.2. Chọn các tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố làm tư liệu nghiên cứu là vì:
- Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam,
một trong những kiện tướng tiên phong của trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Chỉ với ba thập kỉ cầm bút, Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và
có giá trị trên nhiều lĩnh vực như báo chí, dịch thuật...mà đặc biệt là văn học.
- Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà
văn Ngô Tất Tố cũng là của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây là một tác
phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của
tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ xx dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Tắt đèn không chỉ hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả
mà còn thu hút đuợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu phê bình.
- Tiểu thuyết Tắt đèn cũng là một trong số không nhiều tác phẩm hiện
thực phê phán 1930-1945 đã được đưa vào giảng dạy ở trường trung học cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

sở, với đoạn trích “ tức nước vỡ bờ ”(ngữ văn lớp 8 tập 1). Đặc biệt, tác phẩm
Tắt đèn cùng với cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ngô Tất Tố đã được đưa
vào giảng dạy một số trường đại học sư phạm, các trường khoa học xã hội và
nhân văn của nước ta.
- Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tắt đèn, xét ở hai
phương diện nôi dung và nghệ thuật, song chưa có công trình nào nghiên cứu
về đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong giao tiếp của các nhân vật
trong tác phẩm này.
1.3. Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với con người và xã hội
loại người. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp con người trao đổi thông
tin, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành

động....Giao tiếp đi vào mọi mặt của đời sống con người, từ việc thiết lập các
mối quan hệ của con người đến việc lao động, sản xuất, đấu tranh, sáng tạo
khoa học, nghệ thuật... Giao tiếp làm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đối với
tác phẩm văn học, giao tiếp là một trong những yếu tố giúp người đọc khám
phá được tính cách của các nhân vật, góp phần vào việc tìm hiểu đánh giá nhân
vật nói riêng và tác phẩm văn học nói chung.
1.4. Hỏi là hành vi thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp nói
chung. Đối với người Viê ̣t Nam, hành vi hỏi được sử dụng với nhiều hiệu lực
ở lời khác nhau tạo nên hiệu quả giao tiếp phong phú . Hành vi hỏi không chỉ
đáp ứng nhu cầ u thông tin trong cuô ̣c số ng mà làm cho mố i quan hê ̣ giữa
những người giao tiế p thêm hiể u biế t lẫn nhau . Trong tác phẩ m văn ho ̣c thì
hỏi là một hành vi phổ biến , góp phần thể hiện tính cách , đă ̣c điể m , cuô ̣c số ng
của nhân vật cũng như góp phần vào sự thành công của tác phẩm nói chung và
về ngôn ngữ nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

- Với những Lý do trên, đề tài đă ̣c điể m ngôn ngƣ̃ giới qua hành vi hỏi
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã được chọn làm hướng nghiên cứu
của luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới đã được các nhà nghiên cứu
trong các lĩnh vực như nhân chủng học, sử học, ngôn ngữ học quan tâm từ lâu.
Ở trên thế giới, đối với lĩnh vực ngôn ngữ, phải chờ đến đầu thế kỉ XX, những
ấn tượng về sự khác biệt giới trong ngôn ngữ mới được dẫn ra một cách cụ thể,

có bằng chứng nhờ sự quan sát, khảo cứu của E.Saprir đối với việc sử dụng
luân phiên một số âm vị khác nhau giữa nam và nữ của người Yana và
O.Jersperson về sự khác biệt trong từ vựng và phong cách của nam và nữ khi
giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng người thực sự mở đường cho nghiên cứu này
là R.Lakoff với tác phẩm Language and woman’s place (Ngôn ngữ và vị trí của
người phụ nữ trong xã hội), NXB Harper and Row (1975). Trong công trình
này, bà đã nghiên cứu mối quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và giới ở các bình diện cấu
trúc - hệ thống (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và bình diện giao tiếp. Có thể
khẳng định rằng R.Lakoff đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ
học nói chung, ngôn ngữ học xã hội nói riêng. Trên nền tảng nghiên cứu ngôn
ngữ và giới, các nghiên cứu sau R.Lakoff, một mặt tiếp thu những nội dung mà
tác giả đã nghiên cứu để từ đó phát triển và đưa ra những hướng nghiên cứu
mới về giới. Trong đó, đáng chú ý là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và giới trong giao tiếp: coi giới là một nhân tố tác động đến giao tiếp.
Sau này, tất cả các công trình về ngôn ngữ học xã hội đều có một chương riêng
về ngôn ngữ và giới tính.
Ở Việt Nam người đầu tiên đề cập đến ngôn ngữ học xã hội là tác giả
Nguyễn Văn Khang với các công trình nghiên cứu như: Ứng xử ngôn ngữ trong
giao tiếp gia đình người Việt, Nxb văn hóa Thông tin, 1996; Nguyễn Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Khang (1999), Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người
Việt, đã chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong giao tiếp nói chung
và giao tiếp gia đình nói riêng. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra những lí
giải để khẳng định rằng: “Yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp
ngôn ngữ. Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến việc lựa

chọn ngôn ngữ để giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp thì giới tính được bộc
lộ” [26, tr.187]. Trên cơ sở đó, tác giả đã cho ra đời nhiều công trình nghiên
cứu về mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ như: Kế hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn
ngữ học xã hội vĩ mô, Nxb Khoa học xã hội, 2003; Tiếp đó là các công trình
như “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính”, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003. “ Ngôn ngữ học xã hội-những vấn đề cơ bản”, Nxb Khoa học xã
hội, 1999; đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam,
2012. Trong tác phẩm này, tác giả đã dành hẳn một chương để trình bày về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và giới như nghiên cứu về ngôn ngữ và giới trước
Rlakoff, nghiên cứu của Rlakoff và sau Rlakoff. Ngoài ra tác giả còn trình bày
những nghiên cứu về kì thị và chống kì thị về giới thể hiện trong ngôn ngữ. Có
thể nói, những công trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Văn Khang được
xem như là một sự khởi đầu cho hàng loạt các nghiên cứu ngôn ngữ và giới ở
Việt Nam sau này dưới các góc độ khác nhau.
Tiếp đó đã có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn đã đi theo
hướng này như: Vũ Thị Thanh Hương (1999), Giới tính và lịch sự, Ngôn ngữ,
số 8, tr. 1-12; Lương Văn Hy (chủ biên) (2000),“Ngôn từ, giới và nhóm xã hội
từ thực tiễn tiếng Việt”, Nxb Khoa học xã hội HN; Nguyễn Đức Thắng (2002)
“Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt”, tạp chí ngôn
ngữ số 2; Đỗ Thu Lan (2006), Tác động của nhân tố giới tính với việc sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mai Hoa
(2010), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, ĐH
Vinh; Lê Hồng Linh (2010), Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

Việt và tiếng Anh, tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 1; Nguyễn Thị Trà My

(2011), Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của
người Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Hoàng Thị Tưới
(2011), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua
tác phẩm của Nam Cao, Đại học Hải Phòng; Phạm Thị Hà (2013), “Đặc điểm
ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời
khen”....Đa số các công trình trên đều coi giới tính là một nhân tố xã hội quan
trọng khi nghiên cứu về ngôn ngữ, đặc biệt là giới có sự tác động đến giao tiếp
ngôn ngữ của người Việt. Những công trình này cung cấp cho chúng tôi thêm
những định hướng để triển khai đề tài.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về hành vi hỏi
Ngữ du ̣ng ho ̣c xuấ t hiê ̣n trên thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX với hàng loạt
các nhà nghiên cứu có tên tuổi: J.L.Austin, J.R Searle, JJ Katz, Ballmer... Ở
Việt Nam những người mở đường cho ngành ngữ dụng học như Đỗ Hữu Châu
(1993, 2001), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000)...
Sau đó, trên cơ sở lý thuyết của ngữ dụng học đã có nh iề u công triǹ h
nhiều luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ cụ thể của
tiếng Việt như Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với đề tài
về hành vi cam kết, chê, cảm thán; Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Nguyễn Thu
Hạnh (2005) khảo sát hành vi ngôn ngữ " mách" và " trách"...
Trong nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ thì hỏi là mô ̣t trong những
hành vi ngôn ngữ được nhiều người quan tâm , trong đó có các tác giả như: Cao
Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê, Hồ Lê, Lê Đông,
Hoàng Trọng Phê, Trần Thị Thìn, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Đăng Sửu... Tác
giả Lê Đông (1996) trong công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu
hỏi chính danh” đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu
hỏi, tác giả đã phân tích cụ thể một số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh
thực. Năm 1991,Giáo sư Cao Xuân Hạo trong công trình “Sơ thảo ngữ pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5


/>

chức năng” đã phân tích hiệu lực ngôn trung của câu nghi vấn, từ đó thấy câu
nghi vấn không chỉ được dùng để thể hiện hành vi hỏi. Gần đây nhất là tác giả
Nguyễn Đăng Sửu (2002) nghiên cứu Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với
tiếng Việt. Sau đó đã có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn đã nghiên
cứu về hành vi hỏi như: Phùng Thị Thanh (2000), Phát ngôn hỏi trong hội
thoại dạy học ở trường THPT (qua giờ giảng văn và tiếng Việt), luận án thạc sĩ,
ĐHSP Hà Nội. Nguyễn Lê Lương (2006), Đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới qua
hành vi hỏi ( trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao
trước 1945), luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh...
2.3. Tình hình nghiên cứu chung về Ngô Tất Tố
Sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố kéo dài gần 30 năm, từ 1923 đến
1951. Song thành tựu văn chương của ông tập trung chủ yếu trong giai đoạn
1930-1945, với những tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn (1939), lều chõng
(1940), và tập phóng sự Việc làng (1940)....
Quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố kể từ những bài phê bình về tác
phẩm Tắt đèn. Mở đầu là bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề “Tắt đèn
của Ngô Tất Tố”, được đăng trên báo thời vụ số 100, ngày 31-1-1939.Vũ Trọng
Phụng đã khẳng định giá trị nhiều mặt của Tắt đèn và hết lòng ngợi ca « Tắt
đèn là cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội- điều ấy cố nhiên là hoàn toàn phụng
sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy mà lại
của một tác giả có cái may hơn nhiều nhà văn khác là được sống nhiều ở thôn
quê nên có đủ thẩm quyền » [22, tr. 200].
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại, Tắt đèn của
Ngô Tất Tố đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Từ đó tên tuổi và sự
nghiệp văn học của Ngô Tất Tố càng thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình. Sau
khi nhà văn qua đời trên con đường kháng chiến (1954) thì có rất nhiều bài tiếp
tục nghiên cứu, giới thiệu về ông như: Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

văn nghệ số 54, tháng 8, năm 1954; Đọc lại việc làng của Bùi Huy Phồn (Tạp
chí văn nghệ số 8, tháng 1, năm 1958) … đặc biệt là toàn tập Ngô Tất Tố
(1996) do giáo sư Phan Cư Đệ tuyển chọn và giới thiệu.
Bước sang thời kỳ đổi mới, vị trí của Ngô Tất Tố vẫn được khẳng định
trên văn đàn. Các bài báo như: Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc của Hoài Việt;
Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay của Phan Cư Đệ…đã khẳng định
vai trò của nhà văn đối với quá khứ, hiện tại và tương lai. Đến năm 2000, nhà
xuất bản Giáo dục đã cho in cuốn Ngô Tất Tố về tác giả tác phẩm do hai nhà
nghiên cứu Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu. Đây là
công trình tập hợp đầy đủ các bài viết, bài nghiên cứu, hồi ức, tưởng niệm của
bạn bè, đồng nghiệp, người thân về Ngô tất Tố.
Như vậy, hơn bảy thập kỷ trôi qua, kể từ bài viết của Vũ Trọng Phụng về
tiểu thuyết Tắt đèn (1939) đến nay, đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên
cứu về Ngô Tất Tố. Hầu hết các công trình nghiên cứu đề khẳng định Ngô Tất Tố
là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng và là
một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt nam hiện đại.
Đối với tác phẩm Tắt đèn thì phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập
trung khai thác ở giá trị nội dung, nghệ thuật mà ít nghiên cứu về phương diện
ngôn ngữ. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu về hành vi hỏi trong
tác phẩm Tắt đèn dưới góc độ giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi trong tác
phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố góp phần bổ sung, làm rõ hơn lý thuyết về giới

trong giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc tìm
hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học, đặc biệt trong giao tiếp của các nhân vật
dưới góc độ giới. Ngoài ra nó có thể làm tài liệu cho các ngành khoa học
nghiên cứu về con người, trong đó có sự tác động của yếu tố giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những nội dung lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài đó
là lý thuyết về giới trong ngôn ngữ học xã hội; lý thuyết về giao tiếp, về hô ̣i
thoại, về hành vi ngôn ngữ và hành vi hỏi.
- Khảo sát đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi ở giao tiếp gia đình,
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất tố.
- Khảo sát đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hà nh vi hỏi ở giao tiếp xã hội,
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- So sánh, đối chiếu rồ i rút ra nh ững kết luận về đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới
qua hành vi hỏi trong giao tiếp gia đình và xã hội ở tác phẩm này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Sau khi khảo sát toàn bộ tiêu thuyết Tắt đèn, chúng tôi tiến hành khảo
sát, thống kê, phân loại các cặp giao tiếp, các hành vi hỏi trực tiếp và gián tiếp.
4.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Bằng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích các cuộc giao tiếp,
các hành vi hỏi của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ sự phân loại thống kê, chúng tôi phân tích ngôn ngữ giao tiếp của

các nhân vật qua hành vi hỏi , nhìn từ góc độ giới. Qua đó tổng hợp khái quát
thành những đặc điểm phong cách ngôn ngữ giới ở giao tiếp trong tác phẩm
Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
4.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Sau khi khảo sát, phân tích, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu hành vi
hỏi ở các phạm trù giao tiếp để tìm ra sự tương đồng, khác biệt về đặc điểm
ngôn ngữ giới trong tác phẩm Tắt đèn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đă ̣c điể m ngôn ng ữ giới qua hành
vi hỏi trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố,
xuất bản năm 2013 (tái bản), gồm 27 chương, 279 trang, khổ 13 x 19 cm, Nxb
Văn Học, Hà nội.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lí luận
Luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lí luận về giới qua hành vi hỏi
trong giao tiếp tiếng Việt. Luận văn cũng cung cấp thêm lý thuyết khi tìm hiểu,
nghiên cứu tác phẩm văn học, đặc biệt là dưới gốc độ giới. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu này còn có thể là cơ sở cho các lĩnh vực nghiên cứu khác về
con người như tâm lí học, nhân chủng học...
6.2. Về thực tiễn
Với việc tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ trong tác phẩm

Tắt đèn nhìn từ góc độ giới góp phần vào việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm Tắt
đèn nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo
viên và học sinh trong nhà trường, đặc biệt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xă
hội, khi cần tìm hiểu tác phẩm văn chương. Ngoài ra, luận văn có thể được sử
dụng vào việc biên soạn tài li ệu ngữ văn, phục vụ cho hoạt động dạy và học
trong nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

Chương 2. Đặc điểm ngôn ng ữ giới qua hành vi hỏi ở giao tiếp gia đình
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Chương 3. Đặc điểm giới ngôn ng ữ qua hành vi hỏi ở giao tiếp xã hội
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Một số vấn đề về giới trong ngôn ngữ
1.1.1. Thuật ngữ giới và giới tính
Giới tính và giới là hai khái niệm liên quan nhưng có nội hàm khác nhau.
Trong tiếng Anh có hai từ tương đương với giới tính và giới là sex và gender.
Sex được giải thích là “tình trạng là đực hay là cái”. Gender được giải thích là
“(i) Sự phân chia danh từ hay đại từ thành giống đực và giống cái; (ii) Sự phân
chia về giới tính”. Theo các nhà khoa học, nam giới và nữ giới khác nhau ở hai

khía cạnh: thể chất (sinh lý học) và xã hội.
Như vậy, Giới tính (giống) là khái niệm chỉ sự nhau về mặt thể chất, sinh
lý giữa nam và nữ. Giới là khái niệm chỉ sự khác biệt về mối quan hệ, địa vị,
chức năng...xã hội của nam và nữ trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể.
1.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Vấn đề giới/ giới tính liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người
như nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn hóa....Về mặt lí luận
“giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ chủng tộc, trong tầng bậc xã hội,
luật pháp và thói quen, thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp
xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình và công sở, phong
cách xử sự, quan niệm về cái tôi, phân bố nguồn lực, các giá trị đạo đức và
thẩm mĩ và đạo đức và nhiều lĩnh vực khác nữa. Về mặt thực tiễn, vấn đề giới
liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia
đình và ngoài xã hội giữa nam và nữ. vì thế chúng trở thành đối tượng nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

/>

cứu của nhiều ngành, trong đó đáng chú ý là các ngành như nhân chủng học, xã
hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học [29, tr. 243].
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm
của các nhà ngôn ngữ học xã hội. Với hai hướng tiếp cận: ngôn ngữ của mỗi
giới và ngôn ngữ nói về mỗi giới, các công trình nghiên cứu và khảo nghiệm đã
khẳng định rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, đồng thời chỉ ra sự khác biệt
về ngôn ngữ giữa nam giới và nữ giới.
Hướng thứ nhất là về ngôn ngữ của giới xác nhận sự khác biệt thể hiện
trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ trên các phương diện: đặc điểm sinh

lý cấu âm, đặc trưng về âm vị, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ. Chẳng
hạn, xét về mặt cấu âm, các các cụm từ đánh giá giọng nói trong tiếng Việt như
“giọng ồm ồm như đàn ông ",“giọng the thé như đàn bà“.Về sinh lí, bộ máy phát
âm của nam, nữ khác nhau, Ví dụ, dây thanh của nữ ngắn và mỏng, lỏng hơn của
nam [29, tr. 243]. Nhà ngôn ngữ học người Mỹ R.Lakoff (1975) trên cơ sở khảo
sát cách sử dụng tiếng Anh của nữ giới trung lưu ở Mỹ trong môi trường sống và
làm việc của họ đã rút ra một số kết luận: nữ giới có khuynh hướng lên giọng ở
cuối câu, sử dụng những biến thể ngữ âm uy tín, hay dùng cách nói rào đón,
nghiêng về tính lịch sự nhưng thiếu óc hài hước so với nam giới.
Hướng thứ hai là về giới trong ngôn ngữ, những nghiên cứu lại cho thấy
những dấu hiệu thể hiện sự phân biệt đối xử trong ngôn ngữ là bất bình đẳng
nghiêng về nữ giới. Sự bất bình đẳng này thể hiện rõ nhất ở phương diện cấu tạo
từ. Chẳng hạn, trong tiếng Anh có hai cách xưng gọi nữ giới là để phân biệt gái
chưa chồng (Ms), và gái có chồng (Mrs), trong khi đó nam giới chỉ cần một cách
xưng gọi là là Mr. Trong ngôn ngữ phương Đông như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng
Nhật... chỉ có từ tiết phụ (người đàn bà tiết thủ khi chồng chết) mà không có từ tiết
phu (người đàn ông vợ chết)...Điều đó cho thấy một quan niệm “trọng nam khinh
nữ trong ngôn ngữ’’. Ở những ngôn ngữ có phạm trù giống như tiếng Nga, tiếng
Đức, các từ gọi tên nghề nghiệp, danh từ gọi tên sự vật, hiện tượng thường ở dạng
thức giống đực nhiều hơn giống cái; các danh từ giống đực có thể bao hàm cho cả
hai giới (hiện tượng này không xảy ra với các danh từ giống cái) [51, tr. 151].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

11

/>

Từ các hướng nghiên cứu trên, nổi lên ba vấn đề về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và giới tính:
1/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người

như vị trí của phần ngôn ngữ ở trong não, đặc điểm sinh lí cấu âm như giọng
nói, tần số HZ,... khác nhau giữa nam và nữ.
Ví dụ, Theo Gison và Ramasaran (1989), âm vực của nam từ từ 100-150
Hz, còn âm vực của nữ là từ 200-325 Hz [29, tr.243, 244].
2/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới còn thể hiện ở ngôn ngữ để
nói về mỗi giới. Ví dụ trong tiếng Việt, sự phân phân định cá danh từ, đại từ
cho mỗi giới để tạo thành cặp tương ứng như ông - bà, cha - mẹ, anh- chị, cậumợ, [ 29, tr. 245]... Đặc biệt hơn, dường như trong mỗi ngôn ngữ đều có những
từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác, hoặc chỉ giới
này sử dụng thì phù hợp.Ví dụ, trong tiếng Việt, các tính từ như yểu điệu, thướt
tha, dịu hiền, chua ngoa, đanh đá...thiên về chỉ nữ giới [29, tr. 246].
3/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ được
mỗi giới sử dụng, hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Ví dụ nữ
giới thường thích dùng nhiều từ chỉ màu sắc trong khi đó nam giới lại ít dùng
từ chỉ màu sắc [32, tr. 34].
Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung đi vào vấn
đề thứ ba ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng (phong cách ngôn ngữ của mỗi
giới), hai vấn đề còn lại được xem xét gắn với vai giao tiếp trong từng hoàn
cảnh hội thoại cụ thể.
1.1.3. Những nghiên cứu về ngôn ngữ và giới
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ sử dụng những kí hiệu hữu hạn để biểu
thị thế giới khách quan vô hạn, cộng với chức năng là công cụ giao tiếp và tư
duy nên ngôn ngữ là của chung mọi người trong cộng đồng, theo đó cũng là
của chung của cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, là tấm gương phản
ánh xã hội, sự phân chia loài người thành "hai nửa" giới nam và giới nữ thì tất
nhiên sẽ có sự khác nhau ở mặt ngôn ngữ. Sự khác nhau trong sử dụng ngôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

/>


ngữ ở mỗi giới (nam và nữ) đã được các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực như
nhân chủng học, sử học, ngôn ngữ học quan tâm từ lâu. John Gray đã dùng
hình ảnh “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” để ví sự khác biệt
ngôn ngữ giữa nam và nữ [29, tr. 237]. Tuy trong thực tế, chúng ta không đến
từ những hành tinh khác nhau nhưng những khác biệt đó chỉ có thể được nhận
diện khi đàn ông và đàn bà cùng chung sống trong một không gian xã hội nhất
định, đặc biệt là trong sự tương tác chéo.
Mặc dù trước đó, trong các công trình nghiên cứu của E.d. Sapir,
O.Jersperson,... đã có đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và giới nhưng phải chờ đến
R. Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới được nghiên
cứu một cách hệ thống. Với cuốn "Language and woman’s place" (Ngôn ngữ
và vị trí của người phụ nữ), có thể khẳng định rằng, Robin Lakoff là người tiên
phong trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn và giới, R.Lakoff tập trung vào
phong cách ngôn ngữ giới nữ. Đương nhiên, khi nói đến phong cách ngôn ngữ
của nữ giới cũng là ngầm so sánh với phong cách ngôn ngữ của nam giới. Về
phong cách ngôn ngữ của nữ giới, R.Lakoff nghiên cứu cách phát âm, cách sử
dụng từ, cách sử dụng câu cũng như cách diễn đạt. Dựa vào quá trình xem xét
nội quan và khả năng trực giác của mình, R.Lakoff đã đề xuất một nhóm những
đặc trưng nổi bật về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để
nhận diện ngôn ngữ của phụ nữ. Những vấn đề này đã được tác giả Nguyễn
Văn Khang trình bày cụ thể trong cuốn ngôn ngữ học xã hội (nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, năm 2012), như sau:
Thứ nhất về ngữ âm: 1/Phụ nữ phát âm chuẩn mực hơn nam giới; 2/Phụ
nữ sử dụng khá đa dạng cao độ, ngữ điệu trong giao tiếp cũng như cách thể
hiện sự cường điệu hóa, dùng trong dấu “…” mà Lakoff gọi đó là speaking in
italics (nhấn âm) tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường thuật; 3/ Phụ nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


13

/>

khi phát âm các nguyên âm dòng trước thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía trước
nhiều hơn (so với nam) và khi phát âm các nguyên âm dòng sau, phụ nữ thường
đẩy vị trí của lưỡi ra phía sau nhiều hơn (so với nam); 4/ Phụ nữ thích sử dụng
ngôn điệu khi nói các câu trần thuật; 5/ Phụ nữ hay lên giọng ở cuối câu. Chẳng
hạn, phụ nữ thiên về sử dụng ngữ điệu lên giọng tạo thành câu hỏi cho những
phát ngôn tường thuật. Ví dụ: Excuse me, you are standing on my foot? (Xin
lỗi, ngài đang giẫm lên chân tôi).
Thứ hai về từ vựng: 1/ Phụ nữ có vựng phong phú hơn trong một số lĩnh
vực phù hợp với phụ nữ như nấu nướng, may vá....2/ Phụ nữ có xu hướng thích
sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc chính xác (như beige “màu be”, aquamarine
“ngọc bích, cánh sen”, lavender “tím nhạt”, mauve “tím hồng”, ecru “vàng
xám”); 3/ Phụ nữ ưa sử dụng các từ đệm, từ cảm thán ở dạng trung tính, nhẹ
nhàng như oh dear ( trời /trời ơi/ eo ơi,), trong khi đàn ông thường ưa dùng
những dạng thức ngôn ngữ thô thiển và có phần tục tĩu hơn như shit (mẹ kiếp,
chó chết, chết tiệt); 4 /Phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh
như so, very, really, absolutely,… Ví dụ, phụ nữ thích cách nói kiểu That was
so nice; How absolutely marvellous; so intelligent nhằm tăng hiệu quả giao
tiếp, đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ như kind of (kiểu như, hơi hơi)
trong kind of difficult (hơi hơi khó) để làm dịu căng thẳng; 5/ Phụ nữ thường
dùng các từ tự do như sor of, I guess, I thin (Đối với những từ thiên về bộc lộ
cảm xúc hơn là cung cấp thông tin, phụ nữ thường sử dụng một số từ “dịu
dàng” như adorable (thay vì great), charming (thay vì terrific), sweet (thay vì
coll), lovely, divine (thay vì neat).
Thứ ba, về ngữ pháp, cách giao tiếp: 1/Phụ nữ ưa sử dụng câu hỏi đính
kèm nhằm thuyết phục và làm "mềm hóa" phát ngôn. Nhìn về bề mặt phát
ngôn, người ta có thể cảm giác tính không chắc chắn nhưng thực tế hiệu quả

giao tiếp lại rất cao, theo kiểu “lạt mềm buộc chặt"... Ví dụ: John is here, isn’t
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

/>

John? (Giôn ở đây, có phải không?); 2/ Phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở
dạng kết hợp và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự. Ví dụ: I wonder if you would
mind handing me that book (Tôi phân vân rằng liệu có làm phiền ngài lắm
không khi tôi muốn mượn cuốn sách đó); 3/ Phụ nữ dùng nhiều cách nói mang
tính nghi lễ (lịch sự) như please, thanh you, you are so kind...và hình thức cầu
khiến phức hợp....4/ Phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc như well, you
know,…nghe có vẻ như một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp
lực của thông tin [29, tr 239, 240, 241].
1.2. Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ
1.2.1. Sự kiện giao tiếp về quan hệ giao tiếp
1.2.1.1. Sự kiện giao tiếp
“Sự kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên
cứu giao tiếp ngôn ngữ”[29, tr. 353]. Người tham gia giao tiếp bên cạnh năng
lực tạo mã và giải mã thích hợp thì còn phải có năng lực nhận diện được sự
kiện giao tiếp hay nói khác đi là phải nhận diện được sự tham gia và chi phối
của các nhân tố giao tiếp.
D. Hymes đã xuất một cấu trúc dân tộc học của một sự kiện giao tiếp bao
gồm tám thành tố. Tám thành tố này được viết tắt bằng tám chữ cái làm thành
từ SPEAKING. Cũng có thể xem đây là tám nhân tố tham gia và chi phối một
cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
1/ Chu cảnh (S): Là nhân tố gồm hai tiểu nhân tố là: khung cảnh và hiện
trường. Khung cảnh chỉ thời gian và địa điểm xảy ra giao tiếp (tức chu cản vật
lí cụ thể). Nó gồm môi trường, vật chất cụ thể phát sinh trong hoạt động giao

tiếp. Hiện trường chỉ hoàn cảnh tâm lí hoặc giới hạn về mặt văn hóa của hoạt
động giao tiếp. Trong một khung cảnh nhất định người giao tiếp có thể tự do
thay đổi hiện trường. Chu cảnh nói khác đi chính là hoàn cảnh giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp là một nhân tố cơ bản và có tác động quan trọng đến
nội dung thông tin trong một cuộc giao tiếp. Đây là những điều kiện về mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
15
/>

không gian, thời gian xã hội diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp chia
thành hai loại là: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
Hoàn cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ những hiểu biết của nhân vật giao tiếp
về phong tục, tập quán, văn hoá, chính trị, xã hội của một dân tộc. Hoàn cảnh
giao tiếp rộng được những nhân vật giao tiếp nhận thức. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
chính là không gian cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp. Nó chính là môi trường giao
tiếp cụ thể như giảng đường, lớp học, nhà trường, chùa chiền, chợ búa, quán
xá,... Hoàn cảnh hẹp chính là yếu tố tạo thành ngữ cảnh cho cuộc giao tiếp.
2/ Người tham dự (P): Là những người trực tiếp tham gia vào cuộc
giao tiếp. Người tham dự giữ bốn vai là người nói (addressor), người nghe
(listener), người phát ngôn (speaker), người thụ ngôn (addressee). Trong giao
tiếp, những người giao tiếp có thể phối hợp vai một cách linh hoạt speaker listener; addressor - addressee; sender - receiver. Trong trường hợp giao tiếp
là cặp đôi thì sự kết hợp vai là addressor - listener; speaker - addressee. Người
nói và người nghe là những người nắm được các quy tắc giao tiếp, cụ thể là các
quy tắc về mặt phát ngôn và nhận ngôn.
Trong hoạt động giao tiếp, nhân vật giao tiếp bị ràng buộc và tác động
qua lại lẫn nhau về tất cả các mặt nhưng chủ yếu là mặt ngôn ngữ. Bằng ngôn
ngữ các nhân vật giao tiếp làm thay đổi tư tưởng, nhận thức, tình cảm, thái độ
của nhau. Thông qua giao tiếp, khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao
tiếp sẽ được rút ngắn lại và tạo ra mối quan hệ hòa hợp.
3/ Mục đích (E): Là chỉ kết quả đạt được theo sự mong đợi định sẵn của

hoạt động giao tiếp và mục đích cá nhân của người tham dự. Nó xuất phát từ
hai phương diện: kết quả (gồm kết quả có thể dự đoán và kết quả không thể dự
đoán) và đích (đích nói chung và đích cá nhân). Mục đích giao tiếp là đích mà
các nhân vật giao tiếp hướng tới trong một cuộc giao tiếp. Giao tiếp hướng tới
nhiều đích khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

16

/>

4/ Chuỗi hành vi (A): Là yếu tố chỉ hình thức và nội dung của cuộc giao
tiếp. Đây là yếu tố hợp thành đối tượng giao tiếp hay còn gọi là hiện thực được
nói tới trong giao tiếp. Hiện thực giao tiếp chính là nội dung, đề tài mà cả người
nói và người nghe cùng quan tâm. Hiện thực này bao gồm các sự việc, sự kiện,
tâm trạng, tình cảm của con người. Đây là nhân tố khá đa dạng trong nhiều lĩnh
vực của đời sống con người.
5/ Phương thức (K): Phương thức diễn đạt chỉ ngữ điệu (tone), cách
(maner) và những trạng thái tinh thần chứa đựng trong thông tin như trang
trọng, nghiêm túc hay thân mật, suồng sã...Cách diễn đạt có thể dùng ngôn ngữ
để biểu thị hoặc cũng có thể dùng những hành vi phi ngôn ngữ để biểu thị.
6/ Phương tiện (I): Phương tiện chỉ kênh giao tiếp (channel) như nói,
viết, điện báo...hoặc hình thức giao tiếp (form of speech) đó là việc vận dụng
ngôn ngữ, phương ngữ, phong cách...Trong một cuộc giao tiếp người ta có thể
sử dụng nhiều kênh giao tiếp khác nhau. Việc lựa chọn kênh giao tiếp nào là
tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích giao tiếp nhất định.
7/ Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (N): Chuẩn tương tác thuộc về
người nói còn chuẩn giải thích thuộc về người nghe. Nói cụ thể là người nói cần
lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Còn người

nghe cần phải nỗ lực lí giải phát ngôn trên cơ sở một khung ngữ vực chung.
8/ Loại thể (G): Loại thể chỉ loại hình hình thức của ngôn ngữ như độc
thoại, hội thoại, thơ, tục ngữ, thành ngữ...Mỗi thể loại sẽ thích hợp với từng
trường hợp giao tiếp cụ thể.
Trên đây là tám nhân tố được D. Hymes đề cập đến khi nghiên cứu về sự
kiện giao tiếp. Tuy nhiên, nghiên cứu hoạt động giao tiếp của con người là một
việc hết sức phức tạp. Trong các cuộc giao tiếp khác nhau, sự kiện giao tiếp
không phải lúc nào cũng bao gồm cả tám nhân tố kể trên. Cho nên, điều quan
trọng là cần nhận ra được đâu là yếu tố chính, đâu là yếu tố phụ cũng như mối
quan hệ chi phối giữa chúng. Có như vậy, chúng ta mới có thể điều khiển và
kiểm soát những hoạt động giao tiếp theo đúng hướng và mục đích đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
17
/>

1.2.2.2. Quan hệ giao tiếp
Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao tiếp
phải có mối quan hệ qua lại nhất định. Đó chính là quan hệ giao tiếp. Quan hệ
giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xă hội chung và
trên cơ sở cấu trúc của xã hội đó.
Với tư cách là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là một thực thể đa
chức năng, mỗi người luôn đóng rất nhiều vai từ gia đình đến xã hội. Như tác giả
Nguyễn Văn Khang [29, tr. 357] đã dẫn, “một người đàn ông khi ở trong gia
đình anh ta là cha trong quan hệ với con, là con trong quan hệ với cha, là chồng
trong quan hệ với vợ, là anh trong quan hệ với em,...; ở ngoài xã hội anh ta có
thể là thủ trưởng đối với nhân viên cấp dưới, là nhân viên trong quan hệ với thủ
trưởng, là thầy giáo trong quan hệ với học sinh... Tất cả những mối quan hệ đan
xen ấy làm thành một mạng quan hệ xã hội với rất nhiều vai khác nhau”.
Bất kỳ sự nói năng nào thì người nói cũng phải lựa chọn như nói gì?
nói như thế nàỏ sử dụng loại câu gì? từ ngữ, âm thanh như thế nào... Vì thế,

muốn đạt được đích giao tiếp người nói phải xác định được mối quan hệ của
mình với các thành viên tham gia giao tiếp, để từ đó có cách lựa chọn ngôn
ngữ, phong cách phù hợp. Mỗi người khi tham gia giao tiếp, dù có rất nhiều
mối quan hệ, nhưng qui về hai loại chính là: quan hệ quyền lực (power) và
quan hệ thân hữu (solidarity).
Quan hệ quyền lực là là quan hệ: trên - dưới, sang - hèn, tôn - khinh...
R.Fasold giải thích rằng “quan hệ quyền lực” còn được dùng với thuật ngữ
khác là “ngữ nghĩa quyền lực” được cố định như là một thói quen bắt buộc
trong giao tiếp xã hội cũng như trong giao tiếp gia đình.
Quan hệ thân hữu là quan hệ ngang bằng. Và cũng theo cách giải thích
của R. Fasold ngữ nghĩa thân hữu là một sẻ chia giữa mọi người ở mức độ gần
gũi, thân mật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

18

/>

×