Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 85 trang )

Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu và điều kiện cơ bản của cuộc
sống con người; là một trong số các tiêu chí của xã hội văn hóa, văn minh và
CTMTQG Xây dựng nông thôn mới; là một trong số các nội dung cơ bản trong
Chỉ số phát triển con người (HDI) được Liên Hiệp Quốc xác định là mục tiêu thiên
niên kỷ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày
31/03/2012 về phê duyệt CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015;
trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các ngành, các cấp
trong Tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và sự hưởng ứng tích
cực của các tầng lớp dân cư; Tỉnh ta đã đạt được một số kết quả bước đầu trong
việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT. Theo số
liệu của Bộ chỉ số được công bố tại Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày
04/6/2013 của UBND tỉnh, tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn nông thôn toàn
tỉnh có: 74,11% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 64,18% trường học (điểm
trường chính và phân hiệu) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó có 77,04%
các trường mầm non và phổ thông (điểm trường chính) có nước và nhà tiêu hợp vệ
sinh; 77,19% trạm y tế (trạm chính và phân trạm) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh,
trong đó có 81,31% trạm y tế (trạm chính) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh;
48,43% hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh. Với kết quả trên thì tỉ lệ hộ
gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh và tỉ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn
nuôi gia súc hợp vệ sinh đạt khá, vượt mục tiêu bình quân chung của cả nước
(65,00% nhà tiêu HVS và 45,00% chuồng trại HVS) nhưng tỉ lệ trạm y tế và
trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp so với mục tiêu của Chương
trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015 đã được Chính phủ và
UBND tỉnh phê duyệt (100% các trường mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở


nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu HVS).
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận chưa có Đề án tổng thể về vệ sinh môi trường nông
thôn toàn tỉnh đến năm 2020 để đảm bảo tính định hướng trong công tác lập kế
hoạch hàng năm và huy động tất cả các nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện
hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và VSMTNT
đến năm 2020 và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Do đó, việc triển khai xây dựng Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn toàn tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) là rất cần thiết để các cấp, các
ngành, địa phương có cơ sở chỉ đạo, định hướng trong việc lập kế hoạch phát triển
KT-XH hàng năm, trung hạn và dài hạn gắn với việc hoàn thành các mục tiêu về
đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hoá và
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường theo
chủ trương của Đảng và Nhà nước.

1


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ
GIỚI HẠN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đảm bảo tính định hướng, khoa học và phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội của địa phương, của ngành trong công tác lập kế hoạch vệ sinh môi
trường nông thôn hàng năm, trung hạn, dài hạn và huy động các nguồn lực đầu tư
để triển khai thực hiện và góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ
môi trường tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tiêu chí 17 về môi trường của
CTMTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh;
- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa công trình vệ sinh hộ gia đình, trường học, trạm y tế khu vực nông thôn

toàn tỉnh nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư;
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trong
công tác bảo vệ môi trường nông thôn;
- Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của từng cá nhân và cộng
đồng về bảo vệ môi trường nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
2.2. Nhiệm vụ
- Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với Chiến lược quốc gia về
cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, góp
phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;
- Rà soát đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn trong tỉnh, khả
năng phát triển nhằm phục vụ phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường trên địa bàn
vùng nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản lý hiệu quả và bền vững công
trình vệ sinh nông thôn hiện có;
- Đề xuất các giải pháp và lộ trình đầu tư xây dựng công trình vệ sinh nông
thôn trên từng địa bàn đến năm 2020 và các dự án ưu tiên.
2.3. Phạm vi
Thực hiện theo đề cương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2479/QĐ-UBND ngày 07/12/2012, gồm địa bàn nông thôn toàn tỉnh Bình Thuận
bao gồm 106 xã, thị trấn của 10 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Thuận có số
dân ít hơn 30.000 người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLBBKHĐT-BNN ngày 06/10/1999 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông
nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT (chi
tiết có Phụ lục số 1.1 đính kèm).
2.4. Đối tượng:
Hộ dân cư, các tổ chức, cá nhân và các yếu tố tự nhiên, môi trường, xã hội, ...
có liên quan tác động đến vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.
2.5. Giới hạn thực hiện Đề án:
Đề án tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng, nhu cầu, xác định kinh phí
nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện

2


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đối với nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình,
chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh hộ gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y
tế và trường học khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận.
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1. Nội dung
- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, đánh giá thực trạng và dự báo khả
năng;
- Đánh giá hiện trạng chung các công trình vệ sinh khu vực nông thôn đến
cuối năm 2013 gồm: nhà vệ sinh hộ gia đình, xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi
gia súc tập trung hộ gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế và trường học khu vực
nông thôn tỉnh Bình Thuận;
- Xác định quan điểm thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực
nông thôn đối với hộ gia đình, trường học, trạm y tế;
- Xác định nhu cầu xây dựng công trình vệ sinh trên địa bàn nông thôn gồm:
nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh hộ gia
đình, công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học, công trình cấp
nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế;
- Xác định khái toán tổng mức kinh phí đầu tư nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia
đình, xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi gia súc tập trung hợp vệ sinh hộ gia
đình và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học, trạm y tế theo các giai đoạn đến năm 2015
và năm 2020;
- Xác định các nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện đề án;
- Kết luận và kiến nghị.
3.2. Phương pháp

Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở các hệ
phương pháp nghiên cứu, triển khai chủ yếu như sau:
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả các
thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đã thu thập và cập nhật được trên phạm vi
nghiên cứu, các tác giả đã kế thừa có chọn lọc các thông tin cần thiết đáp ứng mục
tiêu của Đề án. Đây là một trong những phương pháp được ứng dụng, triển khai
liên tục trong suốt quá trình thực hiện và nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
- Phương pháp phân tích logic toán học: Trên cơ sở các thông tin cập nhật
được, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế, các tác giả đã phân tích tất cả các yếu
tố có lợi và các yếu tố không cần thiết để thiết lập mạng lưới và kế hoạch điều tra
khảo sát thực tế có hiệu quả nhất. Đồng thời xây dựng các biểu mẫu phiếu điều tra để
thực hiện nhanh và thuận lợi.
- Phương pháp điều tra thực tế: Thông qua việc khảo sát hiện trường, kết
hợp với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, chính quyền địa phương để
làm cơ sở khoa học tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến vệ sinh
môi trường nông thôn.
3


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong suốt quá trình cập nhật,
thống kê hiện trạng thông qua các phiếu, biểu mẫu điều tra thực tế và các tài liệu,
thông tin thu thập được.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát, đo đạc thực tế
hiện trường, tập thể tác giả đã đánh giá tổng quan và chi tiết các nhân tố tác động
đến vệ sinh môi trường nông thôn trong tỉnh.
- Phương pháp chuyên gia: Đã tận dụng và tranh thủ tối đa các ý kiến trao
đổi, đóng góp của chuyên gia các ngành liên quan ở trong và ngoài tỉnh.
Để giải quyết nhiệm vụ của Đề án, tập thể tác giả đã áp dụng các phương pháp

chủ yếu nêu trên, tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, điều tra thực tế đánh
giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn để đưa ra các mô hình mẫu công trình
vệ sinh phù hợp và các giải pháp chủ yếu thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường
nông thôn.
3.3. Yêu cầu trong công tác lập Đề án
- Nghiên cứu về điều kiện, yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến vệ sinh môi trường khu vực nông thôn trên địa bàn
toàn tỉnh;
- Bảo đảm tính thống nhất với Chiến lược Quốc gia về cấp nước và
VSMTNT, CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015, Quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và các địa phương, với quy hoạch các ngành, lĩnh
vực liên quan, nhất là với Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận đến năm
2020, CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo và
lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ và của tỉnh Bình Thuận;
- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng các mô hình mẫu về: Nhà tiêu hợp vệ sinh hộ
gia đình; nhà tiêu hợp vệ sinh trường học, trạm y tế; xử lý chất thải chuồng trại
chăn nuôi gia súc tập trung hợp vệ sinh hộ gia đình phù hợp với điều kiện tự nhiênKT-XH của từng vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chủ trương về xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý khai thác
các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 104/2000/QĐTTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
4. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN
4.1. Văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến
năm 2020;
- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận
thời kỳ đến năm 2020;
- Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về

việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012-2015;
4


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định
số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4.2. Văn bản của các cơ quan Trung ương
- Thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
16/01/2013 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu
tư về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2012-2015;
- Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường- Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ
môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày 31/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc;
- Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu- điều kiện bảo đảm hợp vệ

sinh;
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
4.3. Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận và các cơ quan trong tỉnh
- Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Thuận về việc đổi tên Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Bình Thuận thành Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Bình Thuận;
- Công văn số 2799/UBND-KT ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận
về việc chủ trương lập Đề án vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến
năm 2020;
- Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Bình
Thuận V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đến năm
2020;
- Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Bình
Thuận V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình
Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 V/v phê duyệt Đồ án Quy
hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
5


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của UBND tỉnh Bình
Thuận về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận đến năm
2020;
- Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của UBND tỉnh Bình
Thuận về việc phê duyệt đề cương và kinh phí lập Đề án vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

- Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận
V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm
2020;
- Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Bình
Thuận về việc ban hành thiết kế mẫu nhà tiêu thuộc Chương trình MTQG Nước
sạch và VSMTNT năm 2013;
- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về
triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 01/04/2014 của UBND tỉnh Bình
Thuận V/v công bố Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường
tỉnh Bình Thuận năm 2013;
- Công văn số 420/SNN-KHTC-BĐH ngày 14/3/2013 của Ban Điều hành
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT về việc ý kiến thực hiện Đề án vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- Kế hoạch số 159/KH-SNN ngày 23/01/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về bảo vệ môi trường trong hoạt động ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đến năm 2020;
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2012;
- Quy hoạch, kế hoạch các lĩnh vực có liên quan đã được cấp thẩm quyền phê
duyệt.
5. CHỦ ĐẦU TƯ, CÁC ĐƠN VỊ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
5.1. Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bình Thuận
- Đơn vị tư vấn: Chủ đầu tư tự thực hiện.
Địa chỉ: Số 61 Cao Thắng – Tp. Phan Thiết- Bình Thuận
Điện thoại: 0623.821775
Fax: 0623.827819
5.2. Đơn vị phản biện:
- Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận

Địa chỉ:
Số 08 Nguyễn Tất Thành – Tp. Phan Thiết –Bình Thuận
Điện thoại: 0623.829084 Fax: 0623.829084
5.3. Đơn vị thẩm định:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận.
Địa chỉ:
Số 17 Thủ Khoa Huân – Tp. Phan Thiết –Bình Thuận
Điện thoại: 062.822837 - Fax: 062.825725
6


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

5.4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2014
5.5. Nội dung báo cáo thuyết minh đề án gồm:
- Mở đầu;
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng có liên quan đến vệ
sinh môi trường nông thôn; gồm 1 Chương: 1;
- Phần II: Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn và dự báo các yếu tố ảnh
hưởng vệ sinh môi trường nông thôn; gồm 2 Chương: 2 và 3;
- Phần III: Đề án vệ sinh môi trường nông thôn; gồm 1 Chương: 4
- Phần IV: Giải pháp và tổ chức thực hiện; gồm 1 Chương: 5;
- Kết luận và Kiến nghị.

7


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

PHẦN I:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, CƠ SỞ
HẠ TẦNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

8


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

CHƯƠNG 1:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH THUẬN
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10 o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và
từ 107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau:
- Phía Đông - Đông Nam
: Giáp biển Đông.
- Phía Tây
: Giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây Nam
: Giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Bắc
: Giáp tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận.
Tổng diện tích tự nhiên 781.282 ha.

Hình 1: Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận

1.2. Điều kiện khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
ảnh hưởng của khí hậu biển và khí hậu vùng cao nguyên (Nam Tây nguyên và
Đông Nam Bộ) với các đặc điểm chung là nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình trong
năm 26,5oC - 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC - 32oC, trung bình năm thấp
nhất 22oC - 23oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 8 - 9%, tổng nhiệt độ năm 6.800 oC
-9.900oC); khô hạn, ít mưa, nhiều nắng và gió; bị ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt
đới; là một trong các tỉnh khô hạn nhất cả nước và phân chia thành hai mùa (mưa
và khô) rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85%
9


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

lượng mưa cả năm; lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía
Nam, lượng mưa trung bình từ 800 - 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước
(1.900 mm/năm). Số giờ nắng vùng ven biển là 2.900 - 3000 giờ/năm, trung du
2.500 - 2.600 giờ/năm, bình quân trong ngày 9 - 10 giờ vào mùa khô và 7 - 8 giờ
vào mùa mưa. Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4
mm/ngày vào mùa khô và 1,5 - 2 mm/ngày vào mùa mưa. Độ ẩm trung bình 75
-85%.
Bảng 1.1: Đặc trưng khí hậu tại một số trạm quan trắc năm 2012
Đặc trưng khí hậu

Đơn vị

Trạm Phan Thiết

Trạm Hàm Tân

Tổng số giờ nắng


giờ

2.886

2.901

Số giờ nắng trung bình trong tháng

giờ

204,5

241,75

Tổng lượng mưa

mm

1.303,6

1.763,2

Lượng mưa trung bình trong tháng

mm

108,63

146,93


Độ ẩm trung bình

%

80,92
82,25
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là: Gió mùa Tây
Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra
những khó khăn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái
sinh vô tận. Theo số liệu quan trắc trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20%
số năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần
đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình
Thuận có xu hướng gia tăng và diễn biến bất thường. Bão, áp thấp nhiệt đới thường
có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 - 12 trong năm. Bão, áp thấp nhiệt đới đổ
bộ thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất
và môi trường sống của người dân.
1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Bình Thuận chủ yếu là đồi, núi thấp và đồng bằng ven biển nhỏ
hẹp, được chia làm 4 dạng địa hình sau:
- Địa hình vùng núi: Độ cao trung bình từ 120 - 1.500m so với mực nước
biển, đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông bắc huyện Đức Linh, chiếm 40,7%
diện tích toàn tỉnh; độ dốc khá lớn, chia cắt mạnh, phù hợp cho phát triển lâm
nghiệp và chăn nuôi gia súc có sừng, đặc biệt là dê; ít phù hợp cho sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm.
- Địa hình vùng gò đồi: Độ cao trung bình từ 50 - 60m so với mực nước biển,

kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh, chiếm
31,66% diện tích toàn tỉnh, độ dốc < 15o, tương đối thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
- Địa hình vùng đồi cát ven biển: Độ cao trung bình từ 100 - 200m so với
mực nước biển, phân bố dọc theo bờ biển từ huyện Tuy Phong đến Hàm Tân;
10


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

chiếm 18,22% diện tích toàn tỉnh, độ dốc chủ yếu < 3o, lớn nhất là huyện Bắc Bình,
dài khoảng 52km, rộng 20km, địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng, đất nghèo
dinh dưỡng và khô hạn trong mùa khô, ít thích hợp cho chăn nuôi và trồng cây
- Địa hình vùng đồng bằng: Độ cao trung bình từ 5 - 40m so với mực nước
biển, phân bố tập trung ở các huyện: Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh và
Tánh Linh, chiếm 9,42% diện tích toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ,
có nguồn nước tưới bổ sung, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn
nuôi.

Hình 2: Sơ đồ phân tích địa hình

1.4. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận hầu hết xuất phát từ phía Tây, nơi có
các dãy núi của dãy Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông
Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam,
ngoại trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Các sông, suối đa số
có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều
sông suối bị cạn kiệt hoàn toàn vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi
dào hơn do lượng mưa nhiều, lưu vực rộng và bắt nguồn từ Lâm Đồng. Tỉnh có 7
lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà

Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.
- Sông Lòng Sông: Bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra
vũng Long Hương, chiều dài 50km, diện tích lưu vực 520km 2, lưu lượng bình quân
5,2m3/s, độ dốc lòng sông lớn, thường có lũ quét vào mùa mưa.
11


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Sông Lũy: Bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ
ra biển ở Phan Rí Cửa. Chiều dài 85km, diện tích lưu vực 1.973km 2, lưu lượng
trung bình 19,7m3/s. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m3.
- Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): Bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh
chảy qua phía Bắc Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài. Chiều dài 87km, diện tích lưu
vực 1050km2, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- Sông Cà Ty: Bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửa
Thương Chánh. Diện tích lưu vực 820km2, chiều dài 65km, lưu lượng trung bình
10,9m3/s.
- Sông Phan: Có tổng chiều dài 58km, diện tích lưu vực 465km 2, lưu lượng
bình quân, sông đổ ra biển tại xã Tân Hải, thị xã La Gi.
- Sông Dinh: Bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), chiều dài 55km, diện tích
lưu vực 835km2, lưu lượng bình quân 18,3m3/s
- Sông La Ngà: Bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, chiều dài
270km. Lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190m3/s, lưu lượng mùa kiệt
là 7,37m3/s. Về mùa mưa thường gây ngập úng ở các vùng thấp huyện Đức Linh,
đặc biệt năm 1999 xảy ra lũ lớn trên sông La Ngà đạt cao trình 122,12m.
Chi tiết các sông chính trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục 1.2 đính kèm.
1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh
là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày. Do điều

kiện khí hậu khô hạn, cấu tạo địa chất phức tạp, địa hình dốc nên nhìn chung
nguồn nước dưới đất ít phong phú, phân bố không đều trên địa bàn tỉnh, khả năng
khai thác không lớn. Các trầm tích bở rời vùng địa hình thấp thường bị nhiễm mặn,
các tầng chứa nước khu vực địa hình cao thường bị nhiễm phèn, nhiễm vôi. Tại
cửa sông tổng độ khoáng hóa khoảng 3-14g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và
xâm nhập mặn, khu vực cửa sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ ô nhiễm
cao. Tuy nhiên, hiện nay nước dưới đất lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ
yếu cho hơn 60% dân số trong tỉnh. Vào thời điểm khô hạn, người dân còn tận
dụng khai thác nước dưới đất để tưới sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực
trồng cây thanh long.
Trong những năm gần đây, việc khai thác nước cho sản xuất và sinh hoạt
thiếu kiểm soát đã làm gia tăng nguy cơ suy kiệt tầng cấu chứa nước và gây nhiễm
mặn ảnh hưởng vệ sinh môi trường ở nhiều nơi như: Phước Thể, Vĩnh Hảo (Tuy
Phong), Phan Rí Thành (Bắc Bình) và Phú Quý. Kết quả phân tích chất lượng nước
ngầm tầng nông cho thấy: Hàm lượng BOD5 dao động từ 5 – 7 mg/l; NO3 dao động
từ 10 – 20 mg/l; DO dao động từ 5,2- 7 mg/l; NaCl dao động từ 50 - 150 mg/l.
2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI
2.1. Cơ cấu hành chính
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm 01 thành phố (loại II),
01 thị xã và 08 huyện với 127 đơn vị hành chính cơ sở, trong đó có 19 phường, 12
thị trấn và 96 xã.
2.2. Dân số:
12


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Dân số của tỉnh tăng chậm từ 1.133.331 người năm 2005 lên 1.193.504
người năm 2012, đạt tốc độ bình quân 0,63%/năm; mật độ dân số bình quân của
tỉnh vào loại thấp, ít biến động, năm 2010 là 151 người/km2, năm 2012 là 153

người/km2, phân bố không đều, tập trung ở các khu vực đô thị, dọc theo các trục
đường chính và khu vực ven biển.
Bảng 1.2: Diễn biến dân số từ năm 2005 đến 2012
Đơn vị: người
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Sơ bộ 2012

Tổng số
1.133.331
1.142.105
1.151.904
1.161.993
1.169.429
1.175.031
1.180.339
1.193.504

Nam
564.399
569.614
574.502
583.419
585.650

589.277
592.766
600.215

Nữ
568.932
572.491
577.402
578.574
583.779
585.754
587.573
593.289

Thành thị
402.571
416.344
430.947
446.142
459.466
461.727
463.874
469.110

Nông thôn
730.760
725.761
720.957
715.851
709.963

713.304
716.465
724.394

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng 1.3: Dân số theo cơ cấu hành chính năm 2012
Đơn vị hành chính

Số xã

Tổng số
Thành phố Phan Thiết
Thị xã La Gi
Huyện Tuy Phong
Huyện Bắc Bình
Huyện Hàm Thuận Bắc
Huyện Hàm Thuận Nam
Huyện Tánh Linh
Huyện Đức Linh
Huyện Hàm Tân
Huyện Phú Quý

96
04
04
10
16
15
12

13
11
08
03

Dân số Tỷ lệ dân số
Mật độ
Số phường Diện tích
trung
bình
so
với
toàn
dân số
/thị trấn
(km2)
(người)
tỉnh (%) (người /km2)
31
7.813
100,00
153
14
206
220.568
18,48
1.067
05
183
106.712

8,94
584
02
794
144.187
12,08
182
02
1.825
119.829
10,04
66
02
1.287
170.434
14,28
132
01
1.052
100.536
8,42
96
01
1.174
103.502
8,67
88
02
535
129.163

10,82
241
02
739
71.755
6,01
97
18
26.818
2,25
1.505
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

- Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh có dân
số đông nhất, tiếp đến là dân tộc Chăm, Raglai, Hoa, K’Ho, Tày, Nùng, Chơro, ...
Dân tộc Kinh chiếm 92,66%, còn lại các dân tộc khác chiếm 7,34%. Đồng bào dân
tộc thiểu số trong tỉnh định cư tại 15 xã thuần (trong đó có 11 xã vùng cao, 4 xã
thuần đồng bào Chăm) và 32 thôn xen ghép. Cụ thể: có 9 thôn đặc biệt khó khăn
(thôn An Bình, Dân Hiệp, Ku Kê, Tà Pứa, Thôn 2 - xã Suối Kiết, Thôn 4 - xã Trà
Tân, Thôn 7 - xã Đức Tín, thôn Tân Quang - xã Sông Phan và Thôn 1 - xã Măng
Tố) theo diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ, 6 xã đặc
biệt khó khăn là xã Phan Dũng - huyện Tuy Phong, xã Phan Tiến - huyện Bắc
13


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bình, xã Đông Giang và xã La Dạ - huyện Hàm Thuận Bắc, xã Hàm Cần và xã Mỹ
Thạnh – huyện Hàm Thuận Nam.
2.3. Hộ nghèo, cận nghèo:

Theo số liệu Bộ chỉ số năm 2013, dân số nông thôn toàn tỉnh đến cuối năm
2013 là 198.467 hộ, trong đó số hộ nghèo: 11.535 hộ, chiếm tỉ lệ 5,81%; số hộ cận
nghèo 3.793 hộ, chiếm tỉ lệ 1,91% (nguồn Bộ chỉ số 2013). Hầu hết hộ nghèo
thuộc khu vực nông thôn, trong đó các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao là Hàm Tân
(10,83%), Đức Linh (7,27%), Tánh Linh (6,29%), Tuy Phong (6,21%) và Hàm
Thuận Bắc (5,78%).
Chi tiết hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Phụ lục 1.3 có đính kèm.
2.4. Hiện trạng dân cư nông thôn:
Dân cư nông thôn phân bố không đều, mật độ dân số từ 80 - 1.300 người/km2.
Bình quân mỗi xã có khoảng 1.000 - 2.000 hộ, mỗi thôn, xóm khoảng 300 - 500
hộ. Dân cư chủ yếu phân bố tập trung tại các huyện có điều kiện thuận lợi về trồng
trọt, canh tác nông nghiệp. Các điểm dân cư nông thôn sống phân tán, khu vực
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người đời sống người dân còn nhiều
khó khăn. Việc phát triển dân cư mang tính tự phát, hiện nay tỉnh còn 5 xã đặc biệt
khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết
định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ gồm các xã: Bình
Thạnh - huyện Tuy Phong; Sơn Mỹ - huyện Hàm Tân; Tam Thanh, Ngũ Phụng và
Long Hải - huyện Phú Quý được ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu theo
quy định tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2012-2015, đồng thời cần ổn định dân cư ở những khu vực rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ, vùng dễ bị lũ quét, sạt lở, ngập lụt, khu vực bị giải tỏa, di dân, …
Nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu vực nông thôn chưa
hoàn chỉnh, chất lượng thấp. Tại các khu vực xung quanh các hồ, sông, suối chưa
có sự quản lý chặt chẽ trong xây dựng và phát triển dân cư, ảnh hưởng đến chất
lượng các nguồn nước, vệ sinh môi trường và chất lượng sống của người dân.
Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các Chương trình định canh định cư, Chương
trình 327, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Dự án xây dựng trung tâm cụm xã,
Chương trình 135, … nhằm sắp xếp, ổn định dân cư, đất sản xuất và xây dựng cơ
sở hạ tầng vùng nông thôn. Các dự án này có tác động hữu hiệu trong việc ngăn

ngừa tình trạng du canh du cư, di dân tự do, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Bảng 1.4: Dân số trung bình vùng nông thôn qua các năm
Đơn vị: người
Năm

2005

2009

2010

2011

730.760

709.963

713.304

717.439

724.394

Thành phố Phan Thiết

24.103

26.937

27.032


27.292

27.635

Thị xã La Gi

34.124

36.254

36.418

36.695

37.104

Huyện Tuy Phong

71.372

74.584

74.930

75.530

76.303

Tổng số


Sơ bộ 2012

14


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Năm

2005

2009

2010

2011

Sơ bộ 2012

Huyện Bắc Bình

102.795

91.320

91.751

92.655

93.814


Huyện Hàm Thuận Bắc

138.616

137.094

137.770

138.272

139.960

Huyện Hàm Thuận
Nam

86.458

86.308

86.718

87.131

87.854

Huyện Tánh Linh

86.661


85.703

86.109

86.652

87.440

Huyện Đức Linh

97.623

92.297

92.732

92.831

92.963

Huyện Hàm Tân

65.106

53.525

53.780

54.023


54.503

Huyện Phú Quý

23.902

25.941

26.064

26.358

26.818

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

2.5. Các hoạt động kinh tế
2.5.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Diễn biến GDP trong các năm gần đây theo giá hiện hành như sau:
Bảng 1.5: GDP qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Sơ bộ 2012


Tổng số
10.175.672
12.866.989
16.720.710
19.704.324
24.250.786
29.031.098
34.971.373

Nông nghiệp
2.803.212
3.294.379
4.080.053
4.509.544
5.141.560
6.103.791
7.009.980

Công nghiệp
3.433.237
4.334.312
5.719.067
6.660.260
8.237.625
9.934.702
12.070.822

Dịch vụ
3.939.223
5.238.298

6.921.590
8.534.520
10.871.601
12.992.605
15.890.571

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

2.5.2. Cơ cấu kinh tế
Các ngành kinh tế của tỉnh phát triển không đồng đều, trong đó tỷ trọng ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng
tăng lên; tốc độ phát triển nhanh tập trung ở các khu vực thành phố Phan Thiết, thị
xã La Gi, các thị trấn, vùng ven các trục giao thông, có điều kiện thuận lợi; riêng
khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chậm.
Bảng 1.6: Tỷ trọng các ngành kinh tế qua các năm
Đơn vị: %
Năm

Tổng số

2006
2007
2008
2009
2010
2011
Sơ bộ 2012

100,0
100,0

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

Nông nghiệp,
thuỷ sản
27,55
25,60
24,40
22,89
21,20
21,03
20,04

Công nghiệp
và xây dựng
33,74
33,69
34,20
33,80
33,97
34,22
34,52

Dịch vụ, thuế
38,71
40,71
41,40

43,31
44,83
44,75
45,44
15


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

2.5.3. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
2.5.3.1. Nông nghiệp:
- Trồng trọt: Trong các năm gần đây, diện tích cây thanh long và cây cao su
tăng mạnh, trở thành sản phẩm lợi thế của tỉnh và góp phần giúp nông dân xóa đói,
giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đáng kể điều kiện sống, nhiều hộ vươn lên làm
giàu từ sản xuất nông nghiệp với các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap,
GlobalGap (tiêu chuẩn GAP toàn cầu). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật có nơi chưa an toàn, đúng quy định như sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
có tên trong danh mục cấm, có nguy cơ gây hại cho môi trường theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và PTNT; thực hiện việc thu gom các loại vỏ, chai, lọ, bao bì
chứa thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng chưa đúng quy định đã làm ô nhiễm
môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước.
Bảng 1.7: Diện tích các loại cây trồng qua các năm
Năm
2008
2009
2010
2011
Sơ bộ
2012


Tổng cộng
(ha)

Tổng số

273.532
275.356
283.087
295.162

193.153
191.465
196.182
200.255

296.482

201.018

Cây hàng năm (ha)
Cây lương Cây công
thực
nghiệp
121.578
17.063
122.454
20.293
125.925
19.285

128.791
16.289
132.842

15.171

Tổng số
80.379
83.891
86.905
94.907
95.464

Cây lâu năm (ha)
Cây công
Cây ăn
nghiệp
quả
57.473
21.624
59.564
23.024
61.487
24.317
63.948
29.474
61.455

30.214


Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

- Chăn nuôi: Bình Thuận có điều kiện về đất đai, đồng cỏ, khí hậu, nguồn
thức ăn, truyền thống chăn nuôi và thị trường tiêu thụ phát triển trong tỉnh và các
khu vực lân cận nên có nhiều thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển
mạnh. Theo số liệu thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh các năm gần đây
như sau:
Bảng 1.8: Diễn biến chăn nuôi qua các năm
Gia súc, gia cầm
Số lượng (con)
Trâu

Heo (lợn)
Ngựa

Cừu
Gia cầm (Gà, Vịt, Ngang,...)
Sản lượng (Tấn)
Thịt trâu hơi xuất chuồng
Thịt bò hơi xuất chuồng
Thịt heo (lợn) hơi xuất chuồng

2008

2009

2010

2011


2012

8.250
220.713
263.022
56
55.884
3.329
2.116,4

8.704
224.113
273.038
25
30.901
2.044
2.270,8

9.247
223.563
269.541
25
28.588
3.564
2.390,6

8.002
167.143
205.779
23

27.905
2.776
2.719,7

8.490
167.153
229.080
27
30.035
3.965
3.041,0

1.037
7.785
20.822

1.019
7.787
21.717

989
7.757
20.651

173
7.563
18.051

193
7.180

17.280
16


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Gia súc, gia cầm
Thịt gia cầm giết bán
Tỷ trọng (%)
Trâu

Lợn
Ngựa

Cừu
Gia cầm

2008
3.515

2009
3.595

2010
3.721

2011
3.415

2012
3.681


1,49
39,89
47,53
0,01
10,10
0,60
0,38

1,61
41,42
50,46
0,00
5,71
0,38
0,42

1,72
41,64
50,20
0,00
5,32
0,66
0,45

1,93
40,34
49,66
0,01
6,73

0,67
0,66

1,92
37,84
51,85
0,01
6,80
0,90
0,69

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
2.5.3.2. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng đồng thời là lĩnh vực chủ chốt góp
phần bảo vệ môi trường khi nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Diện tích rừng trong tỉnh chủ yếu tập trung ở thượng lưu và trung lưu sông La Ngà,
thượng lưu của các sông, suối khác. Việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất
lượng và tỷ lệ độ che phủ đất, độ che phủ rừng góp phần đảm bảo việc điều hòa khí
hậu, môi trường, dòng chảy và làm đẹp cảnh quan môi trường sinh thái. Theo số
liệu thống kê diện tích rừng qua các năm như sau:
Bảng 1.9: Diện tích các loại rừng
Năm
2008
2009
2010
2011
2012

Tổng số
296.516

298.170
298.207
298.206
300.156

Rừng tự nhiên
264.109
259.541
259.541
259.541
256.943

Đơn vị: ha
Rừng trồng
32.407
38.629
38.666
38.665
43.213

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 1.10: Kết quả sản xuất lâm nghiệp
Hạng mục
Diện tích rừng trồng mới tập trung (ha)
Diện tích rừng trồng được chăm sóc (ha)
Sản lượng gỗ khai thác (m3)
Sản lượng củi khai thác (m3)

2008


2009

2010

2011

2012

3.777
10.683
36.667
82.293

6.218
4.606
32.722
71.202

7.607
9.746
33.371
70.280

3.351
11.650
13.734
54.023

4.501
6.490

20.237
47.491

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
2.5.3.3. Thủy sản
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh do có lợi thế
về ngư trường rộng lớn. Sản lượng khai thác thủy sản, số lượng tàu thuyền đánh
bắt xa bờ, các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá tăng nhanh. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ
sản phát triển mạnh và hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản ở các địa
phương như: Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân; nuôi thủy sản nước ngọt ở Hàm
17


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh và thí điểm ở Bắc Bình, …. Sản lượng thủy sản
thống kê một số năm gần đây như sau:
Bảng 1.11: Sản lượng thuỷ sản
Đơn vị: tấn
Năm
2008
2009
2010
2011
2012

Tổng số
174.840
182.400
187.400

190.870
194.340

Khai thác
167.500
169.400
172.900
175.580
180.030

Nuôi trồng
7.340
13.000
14.500
15.290
14.310

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 1.12: Diện tích nước mặt nuôi trồng thuỷ sản
Đơn vị: ha
Năm
Tổng số
Diện tích nước ngọt
Diện tích nước lợ
Diện tích nước mặn
Nuôi tôm
Nuôi cá
Thuỷ sản khác

2008


2009

2010

2011

2012

2.153,7

2.149,7

2.354,0

2.520,0

2.479,4

1.300,6
852,6
0,5
819,7
1.331,6
2,4

1.214,4
907,0
28,3
900,9

1.219,0
29,8

1.316,0
1.013,0
25,0
1.002,0
1.337,0
15,0

1.480,0
1.020,0
20,0
1.007,0
1.500,0
13,0

1.474,2
1.001,8
3,4
987,5
1.487,6
4,3

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
* Diêm nghiệp: Ngành diêm nghiệp tỉnh ta phát triển tương đối khá, khoảng
4,2%/năm, chủ yếu là sản xuất muối công nghiệp tập trung ở Tuy Phong, muối
thực phẩm ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và sản xuất muối tinh ở Phan
Thiết. Việc sản xuất muối công nghiệp tập trung để đáp ứng nhu cầu trong nước
nhưng chưa quan tâm công tác đánh giá tác động môi trường đã làm ảnh hưởng

môi trường đất, nước tại khu vực sản xuất muối và tác động môi trường xung
quanh khu vực sản xuất muối.
2.5.4. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Tính đến cuối năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh
năm 2010) đạt 14.648.024 triệu đồng; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt
4.956.855 triệu đồng (chiếm 33,84%), khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt
9.356.975 triệu đồng (chiếm 63,88%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
334.194 triệu đồng (chiếm 2,28%). Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số
khu, cụm và điểm công nghiệp tập trung, là những tâm điểm để thu hút vốn đầu tư
cho phát triển công nghiệp nhằm thực hiện vai trò động lực để tăng nhanh giá trị
sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh: Khu CN Phan Thiết (123,7 ha), khu CN Hàm
Kiệm (579 ha); Các cụm, điểm CN: Cụm CN làng nghề gạch ngói Gia An, Vũ
Hoà, Tân Lập; Cụm CN chế biến hải sản Nam Phan Thiết; Cụm CN chế biến nước
mắm Phú Hải, Lạch Dù - Bãi Phủ; Cụm CN - TTCN Mê Pu.
Mặc dù có sự phát triển trong những năm qua, song quy mô sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu (trừ
18


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

công nghiệp sản xuất điện); chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, kể cả nhiều
sản phẩm truyền thống cũng chưa xây dựng được thương hiệu và có lợi thế cả ở
thị trường nội địa và xuất khẩu. Do đó, khả năng đóng góp cho ngân sách, tích
luỹ để tái đầu tư của từng doanh nghiệp còn thấp; tác động của ngành tới sự phát
triển của các ngành khác, tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
còn chưa mạnh và chưa rõ.
2.5.5. Dịch vụ du lịch:
Ngành du lịch của tỉnh đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ
phát triển nhanh, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Tổng doanh thu ngành du lịch

năm 2012 đạt 5.697 tỷ đồng. Đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng kết cấu
hạ tầng tăng nhanh trong vài năm gần đây với sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2012, tổng số
cơ sở lưu trú khách sạn, nhà nghỉ là 622 cơ sở; trong đó số nhà nghỉ 466, số khách
sạn 156; lượng khách du lịch đến Bình Thuận đạt 3,14 triệu lượt khách. Du lịch
phát triển đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực,
thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống
một bộ phận dân cư. Tuy nhiên cũng làm phát sinh nhiều hệ quả nhất là làm ô
nhiễm môi trường tại các khu du lịch do chất thải, nước thải sinh hoạt chưa được
thu gom và xử lý đúng quy định.
2.5.6. Dịch vụ thương mại
Ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP toàn tỉnh, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt trên 23,86%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 25.000 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, xuất nhập
khẩu, trong đó chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể. Đã xây dựng 2 siêu thị ở Phan
Thiết, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh hải sản, chợ tại các
trung tâm xã, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thúc đẩy giao
lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí đầu tư và huy
động được nguồn vốn trong dân để xây dựng mới nên một số chợ khu vực nông
thôn đã xuống cấp và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường như Chợ Phú Long-huyện
Hàm Thuận Bắc, chợ Hàm Kiệm-huyện Hàm Thuận Nam, ...
3. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1. Giao thông
3.1.1. Đường bộ, đường sắt:
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt của tỉnh phát triển khá nhanh góp
phần thúc đẩy KT-XH phát triển. Một số tuyến đường độ và đường sắt chủ yếu
gồm:
- Quốc lộ 1 chạy dọc Bắc-Nam qua thành phố Phan Thiết và 05 huyện trong
tỉnh, với chiều dài 180,5 km, được mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng

bằng, có 21 cầu đạt trọng tải H30; hiện nay Quốc lộ 1 đang được nâng cấp mở
rộng.

19


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua địa
phận tỉnh Bình Thuận dài 42 km, được cải tạo nâng cấp đạt cấp IV và cấp V tùy
từng đoạn, một số đoạn qua khu dân cư đạt tiêu chuẩn cấp trục chính đô thị.
- Quốc lộ 55 kết nối Bình Thuận với thành phố Vũng Tàu và các tỉnh Tây
Nguyên, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận 152,2 km, hiện nay thi công cơ bản hoàn
thành.
- Tỉnh lộ: Các tỉnh lộ ngày càng được nâng cấp sửa chữa, mở rộng. Đa số các
đường đã được trải bê tông nhựa hoặc thâm nhập nhựa.
- Đường liên huyện: Nhìn chung, nền đường tương đối vững chắc bề rộng mặt
đường rộng 5 - 8m, một ít đoạn được láng nhựa, còn lại hầu hết mặt đường rải sỏi
đỏ hoặc đá dăm kẹp đất. Hiện nay, các huyện đều có đường bộ đi đến tận trung tâm
các xã và một số tuyến giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng theo phương
thức “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện” đã cải thiện đáng kể hệ thống giao
thông nông thôn trong tỉnh.
- Tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh dài khoảng
180 km, qua thành phố Phan Thiết và 06 huyện trong tỉnh. Dọc tuyến trên địa bàn
tỉnh có 13 ga, trong đó ga chính Mương Mán, còn lại là các ga hỗn hợp, phục vụ
các tàu khách và tàu hàng. Tuyến nhánh đường sắt Mương Mán-Phan Thiết dài
11,8 Km chủ yếu phục vụ tàu khách địa phương và một phần nhỏ hàng hoá. Hiện
nay, ga Phan Thiết đã được di dời ra khỏi khu vực nội thành và đầu tư xây dựng
mới trên địa bàn xã Phong Nẫm, đưa vào sử dụng năm 2012 góp phần vận chuyển
hành khách, hàng hoá và phát triển du lịch của tỉnh.

3.1.2. Đường thủy
Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài, là một trong số ngư trường chính của cả
nước cùng các nghề biển có truyền thống lâu đời nên giao thông vận tải biển phát
triển mạnh. Tuyến giao thông ven biển chạy dọc chiều dài 192 km. Bình Thuận
hiện có các cảng biển chính là Cảng Phan Thiết; Cảng Phú Quý; Cảng cá Phan Rí
và Cảng cá La Gi. Ngoài ra đang xây dựng Cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) để
phục vụ khu công nghiệp nhiệt điện Vĩnh Tân.
3.2. Cung cấp điện
Hiện nay, toàn bộ địa bàn tỉnh đã được phủ kín nguồn điện lưới quốc gia về
cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất công nghiệp- dịch vụ và sinh
hoạt của người dân.
3.3. Công trình thủy lợi
Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 283 công trình thủy lợi (kể cả 3 hồ chứa
đang xây dựng). Năng lực thiết kế tưới của các công trình thủy lợi hiện đang khai
thác khoảng 58.704 ha, trong đó dung tích hồ chứa khoảng 213,5 triệu m 3 và dung
tích các ao bàu nhỏ là 20,0 triệu m3.
Tổng hợp công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục 1.4 có đính kèm
4. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG XÃ HỘI
4.1. Giáo dục – Đào tạo
Tính đến cuối năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 605 trường, cơ sở giáo dục và
đào tạo với 289.948 học sinh, sinh viên, cụ thể như sau:
20


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bảng 1.13: Hiện trạng giáo dục mầm non
Năm học
Số trường
Số lớp học

Số phòng học
Số giáo viên
Số học sinh

2008-2009

2009-2010

163
1.484
1.016
1.851
40.435

167
1.862
1.368
1.955
42.173

2010-2011

2011-2012

2012-2013

169
170
170
1.653

1.631
1.710
1.222
1.266
1.395
1.853
2.077
2.329
42.077
44.626
48.236
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng 1.14: Hiện trạng giáo dục phổ thông
Năm học
Số trường
Số lớp học
Số giáo viên
Số học sinh

2008-2009
420
7.531
11.648
246.763

2009-2010
428
7.752
11.835

241.341

2010-2011 2011-2012
2012-2013
431
431
431
7.739
7.529
7.541
12.127
12.397
12.775
236.038
232.208
229.307
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Bảng 1.15: Hiện trạng giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề
Năm học
Số trường
Số học sinh, sinh viên
Số giáo viên

2009-2010
3
8.737
208

2010-2011

3
10.174
255

2011-2012
3
11.808
330

2012-2013
4
12.405
350

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

4.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 155 cơ sở y tế với 3.614 giường bệnh với
3.766 cán bộ y tế với 15 bệnh viện, 10 phòng khám đa khoa khu vực, 3 nhà hộ sinh
và 127 trạm y tế phường, xã. Trang thiết bị y tế đã được đầu tư cơ bản, công tác
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có chuyển biến tích cực; mạng lưới nhân
viên y tế thôn phát triển rộng khắp, hầu hết các trạm y tế đều được bố trí bác sỹ
công tác.
Bảng 1.16: Số lượng cơ sở y tế năm 2012

TT

1
2
3

4
5
6

Đơn vị hành chính

Tổng số toàn tỉnh
Huyện Tuy Phong
Huyện Bắc Bình
Huyện Hàm Thuận Bắc
Thành phố Phan Thiết
Huyện Phú Quý
Huyện Hàm Thuận Nam

Tổng Bệnh
số
viện
155
15
19
20
27
4
16

15
1
1
1
6

1
1

Phòng
khám
khu
vực

Nhà
hộ
sinh

Trạm y
tế xã,
phường
(*)

10
1
0
2
1
0
2

3
1
0
0
2

0
0

138
13
20
18
21
3
13

Trong đó
(*):
Khu Khu
vực
vực
đô
nông
thị
thôn
21
117
1
12
20
18
15
6
3
13

21


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

TT

7
8
9
10

Đơn vị hành chính

Huyện Hàm Tân
Thị xã La Gi
Huyện Tánh Linh
Huyện Đức Linh

Phòng
Tổng Bệnh khám
số
viện
khu
vực
12
10
16
16


1
1
1
1

1
0
1
2

Nhà
hộ
sinh

Trạm y
tế xã,
phường
(*)

0
0
0
0

10
9
18
13

Trong đó

(*):
Khu Khu
vực
vực
đô
nông
thị
thôn
10
5
4
18
13

Nguồn: - Niên giám thống kê Bình Thuận
- (*) Bộ chỉ số năm 2012

5. THIÊN TAI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.1. Lũ lụt
Do địa hình tự nhiên Bình Thuận có dạng núi cao nằm gần đồng bằng ven
biển, các sông suối trong tỉnh đều ngắn và dốc nên thường có lũ về mùa mưa, nước
sông lên và xuống nhanh. Ngoài ra một vài nơi ven biển có cao độ địa hình thấp
cũng bị ngập do triều cường biển Đông. Hiện nay hiện tượng úng ngập vẫn xảy ra
thường xuyên khá nghiêm trọng chủ yếu tại các sông chính trong vùng. Trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận có 6 khu vực thường bị ngập lụt ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế xã hội và vệ sinh môi trường như sau:
- Vùng hạ lưu sông La Ngà: Thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa khi có
các trận lũ từ thượng nguồn đổ về, các khu vực bị ngập nặng là vùng ven sông gồm
các xã La Ngâu, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận, Gia An và thị trấn Lạc Tánh;
nơi thường xảy ra lũ quét gồm các xã Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân,

Đức Phú, Nghị Đức (thuộc huyện Tánh Linh) độ sâu ngập lụt từ 1 – 2 m. Các khu
vực này thường xảy ra ngập úng trầm trọng, thời gian ngập lụt kéo dài có khi cả
tháng.
- Khu vực huyện Đức Linh: Là vùng ngập nặng của tỉnh, chủ yếu là các khu
vực ven sông thuộc xã Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai, thời gian ngập kéo dài là do
thoát lũ ở vùng hạ lưu kém.
- Khu vực sông Lòng Sông và sông Lũy: Gây ra ngập lụt ở huyện Tuy
Phong. Vùng hạ lưu sông Lũy thuộc huyện Bắc Bình thường xảy ra ngập lụt do lũ
quét.
- Vùng hạ lưu sông Cà Ty và sông Cái Phan Thiết: Thường xuyên gây ra
ngập lụt cho thành phố Phan Thiết do lũ trên sông kết hợp với triều cường; độ sâu
ngập lụt từ 1- 2 m, thời gian ngập 7-8 giờ. Vùng ngập gồm các phường: Đức
Nghĩa, Đức Thắng, Phú Trinh, Thanh Hải và các xã: Phong Nẫm, Tiến Lợi thuộc
thành phố Phan Thiết; các xã: Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Thắng thuộc huyện
Hàm Thuận Bắc; các vùng dân cư ven sông thường hay bị lũ quét, triều dâng và sự
cố xả lũ hồ sông Quao.
- Vùng hạ lưu sông Phan: Thường xảy ra lụt nặng cho các xã thuộc huyện
Hàm Thuận Nam, ngập sâu từ 1 – 2 m, có trường hợp gây ách tắc quốc lộ 1A, tỉnh
lộ 712.
22


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

- Vùng hạ lưu sông Dinh: Lũ thường gây ra ngập lụt nặng các khu vực Tân
Bình, Tân An, Tân Thiện, Tân Hải thuộc thị xã La Gi, thời gian ngập từ 3 - 5 giờ,
ngập sâu từ 1 - 1,5 m.
5.2. Các thiên tai khác
Hiện tượng sạt lở xảy ra thường xuyên, nhiều đoạn sạt lở đã được gia cố như:
đoạn kè sông La Ngà ở khu vực Võ Xu, kè sông Dinh khu vực Tân Lý, kè sông

Lũy (Bắc Bình) tổng chiều dài 3.340,3m. Hiện tượng xâm thực xảy ra khá nghiêm
trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của các công trình hạ tầng và đời
sống dân cư như: bờ biển Đồi Dương, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né (Phan Thiết),
bờ biển Phan Rí Cửa, Phước Thể (Tuy Phong), bờ biển Phú Quý (Phú Quý), bờ
biển La Gi với tổng chiều dài trên 20 km, tuy nhiên do nguồn kinh phí có hạn nên
việc đầu tư các kè sông, kè biển chưa kịp thời.
Ngoài ra chưa có các hiện tượng về tai biến địa chất như động đất, lầy thụt,
diễn biến thời tiết đặc biệt và các loại thiên tai khác ảnh hưởng nghiêm trọng xảy
ra trong khu vực.
5.3. Hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh
5.3.1. Môi trường không khí và độ ồn
Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại một số điểm cho thấy nhìn chung
mức độ ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh không đáng kể, hàm lượng bụi, hàm
lượng các khí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm
cục bộ vẫn còn xảy ra ở khu vực các trục giao thông chính, khu vực dân cư ven
biển, một số điểm nút giao thông, các cơ sở sản xuất khai thác khoáng sản, chế
biến thủy sản, nhà máy, lò gạch, trang trại, … một số chỉ tiêu tiếng ồn, bụi, khí độc
có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép.
Hiện nay, tác động của khí thải trong các khu công nghiệp nhất là các nhà
máy sản xuất thép, hoạt động luyện cán thép, tôn tráng kẽm của nhà máy đã phát
sinh khói bụi công nghiệp và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường; các nhà máy, cơ sở
chế biến hải sản cá cơm, mực,.... có mùi; nhà máy sản xuất tinh bột mì ... gây ô
nhiễm môi trường không khí, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất của người dân
tại các vùng nông thôn.
5.3.2. Môi trường nước
- Nước mặt: Bị ô nhiễm bởi các nhà máy chế biến thuỷ sản, tinh chế bột mì,
chất thải từ hoạt động nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, phân gia súc, phân
người. Ngoài ra, đa số hạ lưu các sông lớn của tỉnh bị xâm nhập mặn vào sâu trong
đất liền. Khi thủy triều lên nước mặn xâm nhập vào sông từ 5 – 10 km.
- Nước ngầm: Thường bị nhiễm mặn, phèn, vôi tại cửa sông, tổng độ khoáng

hóa khoảng 3-14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khu vực cửa
sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ nhiễm mặn cao. Bên cạnh việc xâm
nhập mặn do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong
những năm gần đây do gia tăng tình trạng khai thác các tầng nước tại các khu vực
ven biển để nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, phục vụ du lịch, đặc biệt là
địa bàn các xã: Phước Thể, Vĩnh Hảo, Chí Công, Hòa Phú- huyện Tuy Phong;
Phan Rí Thành, Hòa Thắng, Hồng Phong- huyện Bắc Bình và huyện đảo Phú
Quý… làm cho nguồn nước dưới đất tại các khu vực này bị nhiễm mặn và suy
23


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

giảm trữ lượng. Mặt khác, sự phát triển của các khu đô thị, khu du lịch cũng làm
gia tăng nguồn nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tại một số khu vực du
lịch chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu theo quy định.
6. ĐÁNH GIÁ CHUNG
6.1. Thuận lợi:
- Cùng với sự phát triển KT-XH chung của cả nước, cuộc sống của người dân
khu vực nông thôn trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến, mức sống ngày được nâng
cao, đa số dân cư nông thôn đã từng bước có ý thức và quan tâm đến nhu cầu sử
dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường góp phần nâng cao tỷ lệ
người dân sử dụng nước và hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh qua từng năm.
- Các cấp, các ngành trong tỉnh có sự quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều
hành và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm để thực hiện
công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ
trợ vốn cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiếu số, ...
để xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu HVS cho trường học, trạm y tế tại các
vùng nông thôn, nhà tiêu HVS hộ gia đình và các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt,
chăn nuôi từ các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách

tỉnh và các nguồn vốn hỗ trợ khác.
6.2. Khó khăn
- Nhiều vùng dân cư nông thôn do tập quán, thói quen và đời sống khó khăn
nên người dân còn vứt rác thải, chất thải bừa bãi, chặt phá rừng lấy đất sản xuất đã
gây tác động xấu đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước và suy giảm tài
nguyên rừng.
- Các cơ sở chăn nuôi, sản xuất hộ gia đình và tập trung do nhận thức và lợi
nhuận nên chưa quan tâm đầu tư các công trình xử lý chất thải đạt yêu cầu theo
quy định làm ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống
của người dân tại các vùng nông thôn.
- Công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn tuy
được các cấp, các ngành quan tâm nhưng vẫn còn bất cập, chưa đồng bộ, chậm
khắc phục gây bức xúc trong nhân dân.
- Công tác truyền thông vận động việc sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh
môi trường tuy được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung phong
phú đa dạng nhưng chưa thường xuyên và chưa đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh
nhất là tại các khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn.
- Công tác xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường nông thôn tuy được quan
tâm thực hiện bằng nhiều cơ chế, chính sách nhưng do đặc thù của vùng nông thôn
nên chưa thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng công trình vệ sinh, xử lý chất thải,
nước thải, ... trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình vệ sinh từ ngân sách
nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện đạt các mục tiêu của
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT, Chương trình MTQG Xây dựng
nông thôn mới.
24


Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020


- Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng nóng lên của trái đất, các
nguồn nước ngày càng khan hiếm và cạn kiệt nhất là vào mùa khô; hiện tượng xâm
ngập mặn, suy thoái, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng nhất là ô nhiễm
không khí, đất và nước làm phát sinh các loại dịch bệnh ảnh hưởng công tác đảm
bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

25


×