Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.45 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI: Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển.

I. Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh
vực Chính trị - Pháp luật
1. Toàn cầu hóa làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau, giúp các quốc gia đang
phát triển mở rộng hợp tác và thắt chặt quan hệ với các nước trên thế giới
Toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên
hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã
hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Xu thế toàn cầu
hóa bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Trong các xã hội xa xưa, các quốc gia dân tộc tồn tại tương đối biệt lập, ít có
quan hệ với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng
tiến của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường, thì các mối quan
hệ cũng dần vượt ra biên giới lãnh thổ, hình thành các mối quan hệ quốc tế, hợp
tác nhiều mặt giữa các quốc gia, và các quốc gia phát triển cũng không nằm
ngoài xu thế chung của thế giới.
Một ví dụ điển hình cho việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên
thế giới là Việt Nam với những thay đổi rõ rệt trong đường lối đối ngoại từ năm
1986 cho đến nay. Giai đoạn trước năm 1986, đường lối đối ngoại của Việt Nam
nhấn mạnh đoàn kết, hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là “hòn đá tảng” trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam, xác định quan hệ với Lào- Campuchia có ý nghĩa sống còn
với vận mệnh của cả ba dân tộc. Giai đoạn sau năm 1986, cùng với xu thế toàn
cầu hóa là hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại
để tránh nguy cơ tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác
bằng việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế, tham gia vào cơ chế hợp tác đa

1


phương. Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN


sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, không
phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại
hòa bình. Đường lối này được thể hiện cụ thể ở những quan điểm sau:
• Không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng
quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị thế giới,
đoàn kết với các nước đang phát triển.
• Với Trung Quốc: Việt Nam thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, mở rộng
hợp tác Việt – Trung.
• Trong quan hệ với khu vực: Việt Nam chủ trương phát triển mối quan hệ
hữu nghị với các nước Đông Nam Á, Châu Á- Thái Bình Dương.
• Đối với Hoa Kỳ: thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ.
• Gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC và WTO.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ
thương mại với 160 nước, và có thể thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty và
tập đoàn kinh tế của hơn 70 quốc gia. Ngoài ra, chúng ta cũng đã trở thành thành
viên của nhiều tổ chức kinh tế, văn hóa, an ninh hay giáo dục quốc tế như WTO,
ASEAN, APEC, UN, UNESCO, v.v...
2. Toàn cầu hóa đã có những tác động tích cực giúp các nước đang phát
triển không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành,
quản lý vĩ mô
Với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật của các quốc
gia đang phát triển ngày càng được hoàn thiện thông qua việc thay đổi, bổ sung
hay làm rõ các điều luật để phù hợp hơn với các thông lệ và luật pháp quốc tế.
Những thay đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo những yêu

2


cầu của WTO để có thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức này đã cho
thấy những tác động mang tính tích cực của toàn cầu hóa.

Để có thể gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam phải đảm bảo cơ chế thương mại
của nước xin gia nhập phù hợp với các quy tắc của WTO. Các quy định và thực
tiễn không phù hợp với WTO sẽ phải được điều chỉnh hoặc tuân theo các điều
khoản được đàm phán cụ thể. Sau khi đã trở thành thành viên chính thức của
WTO, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung một số các điều luật, nghị định để
phù hợp với quy định của tổ chức này. Đối với Bộ Luật lao động, nếu như trước
đây, chủ sử dụng lao động và người lao động cùng đóng trên địa bàn của một
quốc gia, thì ngày nay, cho phép chủ sử dụng lao động có người lao động trên
phạm vi nhiều quốc gia khác nhau. Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động được
mở rộng, có yếu tố nước ngoài và người lao động là người nước ngoài. Quan hệ
lao động tập thể, quyền thương lượng tập thể của những người lao động cùng
làm việc cho các TNCs sẽ vượt ra khỏi sự điều chỉnh của pháp luật lao động một
quốc gia riêng lẻ. Đối với Hệ thống pháp luật Ngân Hàng, năm 2010 Quốc hội
Việt Nam đã ban hành Luật NHNN Việt Nam, đây là một sự kiện quan trọng
đánh dấu một bước phát triển mới trong việc hoàn thiện thể chế về tổ chức và
hoạt động của NHNN theo cơ chế thị trường, tiếp cận gần hơn với các thông lệ
và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
NHNN trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhờ hội nhập mà thể chế nhà nước có
sự đổi mới mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn. Việc
giảm bớt 30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làm một phần cũng nhờ sức
ép của hội nhập nhằm cải thiện các thủ tục hành chính bớt chồng chéo và tốn
kém thời gian.
II.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh
vực văn hóa- xã hội

3


Toàn cầu hóa đã góp phần thúc đẩy sự giao thoa văn hóa giữa các nước, tác
động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống văn hóa – xã hội của các quốc gia đang phát

triển, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống tại các quốc gia này.
1. Toàn cầu hóa giúp cải thiện phương thức hoạt động kinh tế - xã hôi tại
các quốc gia đang phát triển
Những phương thức sản xuất tiên tiến và hiện đại của các nước phát triển đã
mở mang và nâng cao tầm hiểu biết, khắc phục tầm tư duy và thao tác của nền
sản xuất nông nghiệp, thủ công tại các nước đang phát triển, nâng chúng lên tầm
tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Đây chính là cơ sở vững chắc
đưa lối sống, phương thức hoạt động của nước đang phát triển lên trình độ cao,
phù hợp với lối sống hiện đại của các quốc gia phát triển.
2. Toàn cầu hóa nâng cao khả năng lựa chọn tiêu dùng tại các nước đang
phát triển
Khi phương thức sản xuất được hiện đại hoá với cách thức năng động và hiệu
quả thì một thế giới sản phẩm phong phú với chất lượng cao được tạo ra. Điều
đó đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia đang phát triển.
Toàn cầu hoá là điều kiện cho việc trao đổi sản phẩm của các nền sản xuất xã hội
trên thế giới. Do đó, tại các nước đang phát triển dù là nơi sản xuất còn yếu cả về
số lượng và chất lượng sản phẩm, nhưng nhờ quá trình trao đổi sản phẩm trong
giao lưu kinh tế mà có được một thị trường sản phẩm phong phú, đa dạng, chất
lượng cao. Ví dụ ở Việt Nam, chỉ trong một thời gian rất ngắn, thói quen tiêu
dùng người Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt từ thói quen tiêu dùng của một
nước nông nghiệp nghèo sang thói quen tiêu dùng của một nước công nghiệp.
Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho
đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vài thập niên
cuối thế kỷ XX, sản phẩm của ngành công nghiệp cao hầu như đều có mặt trong

4


từng gia đinh Việt Nam, từ ti vi, tủ lạnh đến máy vi tính. Có thể nói, thói quen
tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đã có sự thay đổi rõ rệt nhờ

có toàn cầu hóa.
3. Toàn cầu hóa đã thay đổi lối sinh hoạt nông nhàn trước đây tại các
quốc gia đang phát triển bằng lối sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp
Nhịp sống sôi động không chỉ do hoạt động của cơ chế thị trường, mà còn do
nhịp điệu công nghiệp và không khí sinh hoạt quốc tế cuốn hút. Không khí sinh
hoạt và nhịp sống quốc tế không chỉ tác động tới sinh hoạt và nhịp sống của quốc
gia mà cả đến mỗi cá nhân ở các quốc gia đang phát triển. Lấy ví dụ điển hình ở
Việt Nam, khi chưa có toàn cầu hóa, cuộc sống của người lao động tại Việt Nam
hầu hết chỉ xoay quanh công việc nhà nông đồng áng, đều đều theo vụ mùa thu
hoạch và sự giao lưu chỉ dừng lại trong phạm vi khu vực sinh sống. Khi Việt
Nam hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho các giá trị và lối sống của nhiều dân
tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống từng cá nhân, gia đình người Việt Nam
theo phong cách công nghiệp. Tâm lý tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện
kinh tế thị trường tạo ra lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống. Đó là lối sống năng động, lấy
hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực. Người lao động như cuốn vào mạch sống
kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ. Tác phong lao động gấp
gáp không cho phép con người chần chừ, ỷ lại mà phải tự vân động, chớp thời cơ
trong môi trường sống chung của thời cuộc.
4. Toàn cầu hóa giúp cho nền văn hóa các nước xích lại gần nhau
Nhờ có toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã tiếp cận được với nền văn
hóa tiên tiến của các quốc gia phát triển, từ đó xóa bỏ dần dần các hủ tục, các
phong tục còn lạc hậu, tiến tới một nền văn hóa phát triển, hòa nhập với nền văn
hóa của các quốc gia trên thế giới.

5


III.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên
lĩnh vực giáo dục

1. Toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho sinh viên các nước đang phát triển
được học tập, trau dồi kĩ năng tại môi trường học tập tiên tiến
Việc xóa bỏ các rào cản về thủ tục cũng như đường lối chính sách rộng mở
giúp cho các hoạt động học tập tại môi trường nước ngoài được dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển về kinh tế trong thời kì mở cửa giúp nâng cao mức
sống của toàn xã hội, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề tài chính gặp phải khi
du học tại nước ngoài.
2. Toàn cầu hóa góp phần làm tăng nguồn ngân quỹ giáo dục của các
nước đang phát triển
Với sự xâm nhập của toàn cầu hóa, các chủ thể tư nhân của các quốc gia khác
cũng có thể cung cấp và kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động giáo dục tại các
nước đang phát triển. Nhu cầu được học tập tại môi trường chất lượng của người
dân ngày càng gia tăng, trong khi nguồn ngân quỹ dành cho giáo dục trước đây
chỉ được sự hỗ trợ của chính phủ nên còn hạn chế, việc tham gia vào hệ thống
giáo dục của các chủ thể tư nhân đã giúp cho nguồn ngân quỹ giáo dục gia tăng,
tạo điều kiện cải tiến môi trường học tập.
Toàn cầu hóa đã xây dựng được mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các
nước mang đến lợi ích về viện trợ to lớn cho các quốc gia đang phát triển. Ngân
quỹ về giáo dục sẽ được hỗ trợ bởi các nước phát triển trong các chương trình
nhằm mục đích giải quyết các vấn nạn liên quan đến giáo dục như vấn đề mù
chữ, thiếu thốn cơ sở vật chất. Sự hỗ trợ này giúp ích rất nhiều cho các quốc gia
đang phát triển để đầu tư cơ sở vật chất cho nền giáo dục. Lấy ví dụ một nước
đang phát triển như Ấn Độ, tại Ấn Độ, trong những năm qua, toàn cầu hóa đã
cho phép các chủ thể tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, ban đầu vì

6


lý do nhân đạo, sau dần mở rộng sang họat động mang tính chất đầu tư với phạm
vi đầu tư ở cả cấp giáo dục đại học chuyên nghiệp. Việc đầu tư này đã không chỉ

đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của sinh viên Ấn Độ mà còn là giải
pháp cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư của chính phủ dành cho lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sinh viên Ấn Độ được du học
và tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển,do đó tại Ấn Độ,
nhu cầu được học các chương trình sau đại học ở nước ngoài đang ngày càng gia
tăng. Nhờ toàn cầu hóa, việc học tập tại các môi trường nước ngoài đang ngày
càng thuận lợi. Theo thống kê, chỉ có 7% số sinh viên tốt nghiệp có nguyện vọng
học các chương trình sau đại học tại Ấn Độ, số còn lại đều mong muốn học tập
tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Nhật Bản. Ấn Độ đang chứng kiến kỷ
nguyên mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục. Một số trường đại học có uy tín
nước ngoài cũng đã thành lập cơ sở tại Ấn Độ. Toàn cầu hóa đã biến Ấn Độ từ
một quốc gia có nền giáo dục chủ yếu dựa trên sự quản lí và trợ cấp từ chính phủ
thành một quốc gia có các tổ chức tư nhân cung cấp dịch vụ giáo dục dưới nhiều
hình thức.
IV.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên
lĩnh vực kinh tế
1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới thương mại quốc tế của các
nước đang phát triển
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển,
đặc biệt với nhóm nước đang phát triển. Tác động tích cực của toàn cầu hóa thể
hiện trên tất cả các khía cạnh của Quan hệ kinh tế quốc tế. Trong đó, phải kể đến
những tác động to lớn của toàn cầu hóa tới sự phát triển của thương mại quốc tế.
1.1 Toàn cầu hóa làm tăng giá trị thương mại của nhóm nước đang phát
triển

7


- Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra những thời cơ thuân lợi cho sự phát triển

của các quốc gia đang phát triển. Một trong những cơ hội đó là các nước phát
triển nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế
so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Lợi thế so sánh luôn biến đổi và
phụ thuộc vào trình độ của mỗi nước, nước nào có kinh tế càng kém phát triển
thì lợi thế so sành càng suy giảm mà đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế
so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên hay thị trường. Khi có toàn cầu hóa,
các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu qua việc phát triển những ngành sử dụng
nhiều lao động, nhiều nguyên liệu tạo ra những hàng hóa, dịch vụ không thể
thiếu trong cơ cấu hàng hóa dịch vụ trên thị trường thế giới.
- Làm tăng giá trị thương mại
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa của các
nước đang phát triển là nhằm thu lại lợi ích thông qua tự do hóa thương mại. Tỷ
trọng mậu dịch của các nước đang phát triển trong tổng kim ngạch mậu dịch thế
giới ngày một tăng. Năm 1985 là 23%, tới năm 1997 tăng lên 30% và đến năm
2006, các nước đang phát triển đã nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp
xuất khẩu trên toàn thế giới.

8


Bảng 1: Tỷ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển trong
tổng giá trị thương mại của các nước công nghiệp và đang phát triển
(giai đoạn 1980-1997)
Xuất khẩu (%)
Nhập khẩu (%)
Tổng giá trị thương mại
(của các nước công nghiệp
và đang phát triển) (tỷ


1980-1982
32.7
30.4

1987-1990
27.2
25.4

1996-1997
34.0
34.3

1.856

2.864

5.459

Đôla)
Source: IMF, Direction of Trade Statistics Yearbook and Balance of Payments
Statistics Yearbook
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng kinh ngạch xuất khẩu thế giới, tỷ
trọng xuất khẩu của các nước đang phát triển giảm nhẹ trong những năm 19871990 (từ 33% xuống 27%), và sau đó phục hồi (34%) vào cuối những năm 1990.
Và họat động nhập khẩu cũng có xu hướng tương tự. Tuy nhiên, trong cả giai
đoạn 1980-1997, nhờ có xu hướng toàn cầu hóa, mức độ hội nhập ngày càng
tăng mà dòng chảy thương mại đã tăng nhanh chóng, gần gấp 3 lần.
• Ví dụ minh họa về Ấn Độ
Một ví dụ điển hình cho những tác động tích cực của toàn cầu hóa tới
thương mại quốc tế là trường hợp của Ấn Độ.
Ấn Độ mở cửa nền kinh tế vào khoảng đầu thập niên 90 sau một cuộc

khủng hoảng ngoại hối làm cho nền kinh tế ngập trong các khoản nợ. Trước khó
khăn đó, Ấn Độ đã mở cửa nền kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế theo
định hướng thị trường. Tự do hóa kinh tế trong nước và hội nhập thế giới ngày

9


càng tăng của Ấn Độ đã giúp đất nước này vượt qua khủng hoảng và khôi phục
nền kinh tế.
- Về tốc độ tăng trưởng GDP
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ
giai đoạn từ 1980- 2007
Năm
Tốc

1980độ

1990
tăng 5.6%

1993-

2003-

2004-

2005-

2006-


2001
7%

2004
7.5%

2005
8.5%

2006
9%

2007
9.2%

trưởng GDP
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm
1990 chỉ là 5.6% nhưng qua từng năm, chỉ số này đã tăng nhanh rõ rệt. Đây là
những con số rất khả quan cho nền kinh tế Ấn Độ bởi trong những năm 1970, tốc
độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ rất thấp chỉ 3%, bằng ½ so với các nước như
Brazil, Indonesia, Hàn Quốc và Mexico.
- Về xuất khẩu, nhập khẩu
Năm 2004-2005, xuất khẩu của Ấn Độ tăng 24% so với năm trước. Giá trị
xuất khẩu đạt 79 tỷ USD. Nhiều công ty Ấn Độ đã bắt đầu trở thành những đối
thủ cạnh tranh đáng ghờm trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu nông nghiệp chiếm
khoảng 13 - 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngành Hải sản trong
những năm gần đây đã nổi lên đóng góp lớn nhất cho xuất khẩu nông nghiệp,
chiếm hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp. Ngũ cốc (chủ yếu là gạo
basmati), hạt dầu, trà và cà phê là sản phẩm nổi bật khác chiếm gần 5 đến 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp.

Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực. Nền kinh tế của các quốc gia

10


đang phát triển đã mở cửa theo hướng hội nhập toàn cầu thông qua các cam kết
về tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những rào cản trong hoạt
động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng,
nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn
thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi
thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối,
phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm
cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
1.2Toàn cầu hóa giúp các quốc gia đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó
có các nước đang phát triển phải cơ cấu lại nền kinh tế một cách hợp lý. Hầu hết
các nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị
trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế
biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, phát
triển một nền kinh tế có cơ cấu xuất khẩu đa dạng, kết hợp nguồn lực bên ngoài
với nội lực bên trong.
Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào
tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ
giúp nền kinh tế các nước đang phát triển nhanh chóng chuyển dần từ nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và từng bước đạt được trình
độ phát triển của nền kinh tế tri thức. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất
lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế,
tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm

1994).

11


• Phân tích ví dụ đối với kinh tế Việt Nam
Thực hiện những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau hơn 20 năm
đổi mới cơ cấu GDP của Việt Nam đã có những thay đổi như sau:
Bảng 3 : Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam
qua các năm 1990-2005
(Đơn vị: %)
Năm

1990

Nông

1995

1997

2000

2001

2002

2003


200

2005

4
- 38,74 27,18 25,77 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8

20,9

lâm - thủy
sản
Công

22,67 28,76 32,0

nghiệp &
xây dựng
Dịch vụ

36,73 38,13 38,49 39,47 40,2

41,0

8
38,59 44,06 42,15 38,73 38,63 38,4

37,99 38,0

38,1


8
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê
Cùng với tốc độ gia tăng ổn định của GDP, cơ cấu kinh tế của Việt Nam
đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng trong GDP của ngành
nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,74% năm 1990 xuống 27,18% năm 1995;
24,53% năm 2000; 20,9% năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng
nhanh, năm 1990 là 22,67%; năm 1995 tăng lên 28,76%; năm 2000: 36,73%;
năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ
trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,59%; năm 1995: 44,06%; năm
2000: 38,73%; năm 2005: 38,1%.

12


Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực trong
những năm qua đã góp phần quan trọng phát triển xuất khẩu của đất nước, thể
hiện qua những khía cạnh sau:
- Làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi, đó là tăng tỷ trọng
hàng chế biến có giá trị gia tăng cao (từ 45,1% trong những năm 1996 - 2000 lên
48,0% trong những năm gần đây), giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế; tăng tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao
động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ,...; giảm tỷ trọng nhóm hàng
nông - lâm - thủy sản (từ 52,2% năm 1990 xuống còn 27,6% năm 2003).
- Tuy tỷ trọng của hàng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của
nước ta giảm, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo
hướng tăng sản xuất các sản phẩm có năng suất cao, giá trị kinh tế lớn nên giá trị
xuất khẩu của hàng nông - lâm - thủy sản của nước ta vẫn khá cao và có những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: xuất khẩu gạo đạt kim ngạch 4,4 tỉ USD; cà
phê 2,6 tỉ USD, cao su 2,2 tỉ USD, thủy sản 11,2 tỉ USD trong 5 năm 20012005.
- Tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước nhờ phát huy những lợi thế so

sánh của từng ngành, vùng và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu một
cách có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cùng với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: năm 2000 đạt 14,5 tỉ USD, năm 2001: 15 tỉ
USD, năm 2002: 16,7 tỉ USD, năm 2003: 20,1 tỉ USD, năm 2004: 26,5 tỉ USD,
năm 2005: 32,4 tỉ USD.

13


2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến họat động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại các nước đang phát triển
Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ
tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu
tư Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn luôn được đề cập tới

như 1 nhân tố quan trọng. Dòng vốn FDI không chỉ bổ sung cho nguồn lực
tài chính trong nước, mà thông qua việc tiếp nhận FDI, nước chủ nhà còn
nhận được những tài sản và nguồn lực khác như công nghệ, kỹ năng quản lý
và những kỹ năng khác, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực kinh doanh,…
Tiến trình toàn cầu hóa đem lại cho các nước đang phát triển cơ hội để tiếp
cận với dòng vốn FDI, nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển diễn ra mạnh mẽ
hơn. Điều này được thể hiện qua thực tế trong những năm qua, dòng FDI vào
các nước đang phát triển đã tăng trong suốt những năm 1990 và giữ mức tăng
hàng năm là 210 tỷ USD trong suốt thời gian từ 2001 đến 2005. Trong suốt
2,5 thập niên qua, tăng trưởng dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển đã
giữ cùng nhịp độ với mức tăng của FDI vào toàn thế giới: tỷ trọng của các
nước đang phát triển trong dòng vào thế giới là 28% giai đoạn 1981- 1990 và
27% giai đọan 1990-2000, giảm nhẹ xuống còn khoảng 25% trong giai đoạn
2001-2005 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giai đoạn từ
sau năm 2005, FDI toàn cầu khả quan hơn do sự phục hồi kinh tế của các đầu

tàu Mỹ, Nhật Bản, thêm vào đó là xu hướng gia tăng các giao dịch xuyên
quốc gia M&A, cùng với xu hướng đó thì dòng FDI vào các nước đang phát
triển cũng tăng lên 29% năm 2006-2007. FDI toàn cầu lên đến đỉnh điểm là
1,97 tỷ USD vào năm 2007 khiến cho các chuyên gia kinh tế và các nhà đầu
tư có nhận định lạc quan hơn về nền kinh tế thế giới, cùng với sự vươn lên

14


mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Quốc, tỷ trọng FDI vào các nước đang phát
triển đã gia tăng mạnh mẽ. Đến năm 2010, tỷ trọng FDI vào các nước đang
phát triển so với thế giới đã lên mức kỷ lục là 52%.

Trong tiến trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển không chỉ đóng vai
trò là nước nhận đầu tư, mà họ cũng gia tăng đầu tư của mình trong vài thập
kỷ qua. Trong 2 thập kỷ sau Thế chiến II, Hoa Kỳ và 1 số ít các nước thực dân
tại Tây Âu chi phối FDI ra. Đến nay, tuy các nước phát triển vẫn giữ tỷ trọng
tương đối lớn trong dòng FDI ra trên tổng giá trị FDI ra của thế giới nhưng
nhóm các nước nhỏ hơn cũng đang có sự đóng góp ngày càng đáng kể vào
FDI ra của thế giới.

15


Vào thập kỷ 1970 và 1980, đầu tư của các TNC từ các nước đang phát
triển vào khoảng 3% tổng đầu tư thế giới (UNCTAD, 1988, p24). Đến đầu
thập kỷ 1990, tỷ trọng này là 11% và giữ nguyên trong thập kỷ tiếp theo. Sự
tăng trưởng này chủ yếu xuất phát từ 1 số nền kinh tế công nghiệp hóa mới
gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kong, khi những nước này bắt
đầu mất lợi thế so sánh trong những ngành sản xuất có hàm lượng lao động

phổ thông cao. Mức độ đầu tư ra nước ngoài của các TNCs ở các nước đang
phát triển giảm xuống 6% vào năm 2003 nhưng đến 2004 đã tăng lên 14% và
đến năm 2010 là trên 25% trong tổng đầu tư ra của thế giới.

16


MỤC LỤC

17



×