Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 71 trang )

i


ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNHMỞ ĐẦU ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3
Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
1.1. Nghiên cứu trên thế giới ...................................................................................... 4
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh thái học thực vật .................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về loài Pơ mu ................................................................................ 6
1.1.3. Nghiên cứu về loài Sa mộc dầu ........................................................................ 7
1.2. Nghiên cứu ở trong nước ..................................................................................... 8
1.2.1. Những nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái .............................................. 8
1.2.2. Nghiên cứu về loài Pơ mu ................................................................................ 9
1.2.3. Nghiên cứu về loài Sa mộc dầu ...................................................................... 12
Chương II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 16
2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 16
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 16
2.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 16
2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ..................................................................................... 17
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 17
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội................................................................... 18


2.2.1. Dân số ............................................................................................................. 18
2.2.2. Kinh tế - Xã hội .............................................................................................. 19
2.3. Đặc điểm về tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu ................... 20
2.3.1. Hiện trạng rừng KBTTN Pù Huống ............................................................... 20
2.3.2. Đa dạng thảm thực vật.................................................................................... 20
Chương III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 22
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Pơ mu và Sa mộc dầu .......... 22
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, mật độ loài Pơ mu và Sa mộc dầu ................ 22


iii

3.3.3. Nghiên cứu ưu hợp thực vật của loài Pơ mu và Sa mộc dầu ......................... 22
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến loài Pơ mu và Sa mộc dầu ........ 22
3.3.5. Đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu ................................ 22
3.3.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại Khu BTTN Pù
Huống, tỉnh Nghệ An ............................................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 23
Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26
4.1. Đặc điểm sinh học của loài Pơ mu và Sa mộc dầu............................................ 26
4.1.1. Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas) ................... 26
4.1.2. Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata)................................................... 28
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, mật độ loài Pơ mu và Sa mộc dầu............. 31
4.2.1. Pơ mu .............................................................................................................. 31
4.2.2. Sa mộc dầu ..................................................................................................... 36

4.3. Thành phần các loài thực vật phân bố cùng với Pơ mu và Sa mộc dầu .............. 39
4.3.1. Phân bố cùng với loài Pơ mu ......................................................................... 39
4.3.1. Phân bố cùng với loài Sa mộc dầu ................................................................. 43
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến loài Pơ mu và Sa mộc dầu ............. 46
4.4.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên ........................................................ 46
4.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố con người ................................................................... 47
4.5. Xác định tình trạng bảo tồn hiện nay và mức độ đe doạ của loài Pơ mu và Sa
mộc dầu tự nhiên theo Sách đỏ Việt Nam và tiêu chuẩn IUCN (2012) ................... 49
4.5.1. Tình trạng bảo tồn hiện nay của loài Pơ mu................................................... 49
4.5.3. Tình trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống ........... 50
4.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại Khu BTTN Pù
Huống, tỉnh Nghệ An ............................................................................................... 51
4.6.1. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước............. 51
4.6.2. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng của Chủ rừng ................................. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 59


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

IUCN

Danh lục Đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong
của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên thế giới


VQG

Vườn quốc gia

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

VU

Sắp nguy cấp

EN

Nguy cấp

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

RĐD

Rừng đặc dụng

ĐTQH

Điều tra quy hoạch

CR


Cực kỳ nguy cấp

BQL

Ban quản lý

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu ............................................... 18
Bảng 2.2. Dân số, dân tộc và lao động ..................................................................... 19
Bảng 2.3. Hiện trạng rừngKhu BTTN Pù Huống .................................................... 20
Bảng 3.1: Mẫu biểu điều tra đặc điểm phân bố ........................................................ 24
Bảng 3.2. Mẫu biểu điều tra thành phần loài trong ÔTC ......................................... 24
Bảng 4.1. Phân bố Pơ mu ở KBTTN Pù Huống ...................................................... 32
Bảng 4.2: Đặc điểm phân bố của Pơ mu theo đai cao ở KBTTN Pù Huống ........... 33
Bảng 4.3: Đặc điểm phân bố của loài Pơ mu theo loại đất tại KBTTN Pù Huống .. 34
Bảng 4.4. Đặc điểm phân bố của loài Pơ mu theo độ dốc và hướng phơi ............... 35
Bảng 4.5. Mật độ quần thể Pơ mu ở KBTTN Pù Huống ......................................... 35
Bảng 4.6. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu ở KBTTN Pù Huống ................ 36
Bảng 4.7.Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu theo đai cao................................ 37
Bảng 4.8. Đặc điểm phân bố Sa mộc dầu theo loại đất ở KBTTN Pù Huống. ........ 37
Bảng 4.9: Đặc điểm phân bố của Sa mộc dầu theo độ dốc và hướng phơi .............. 38
Bảng 4.10.Mật độ quần thể Sa mộc dầu ở KBTTN Pù Huống ................................ 38

Bảng 4.11. Bảng so sánh mật độ quần thể Sa mộc dầu theo đai cao ở KBTTN Pù
Huống và VQG Pù Mát ............................................................................................ 39
Bảng 4.12. Các loài thực vật phân bố cùng với Pơ mu tại KBTTN Pù Huống ....... 40
Bảng 4.13. Các loài thực vật phân bố cùng với Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống ...... 44


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí KBTTN Pù Huống .......................................................................... 16
Hình 4.1. Tán cây Pơ mu .......................................................................................... 26
Hình 4.2. Thân cây Pơ mu ........................................................................................ 26
Hình 4.3. Hình thái lá Pơ mu .................................................................................... 27
Hình 4.4. Nón đực Pơ mu ......................................................................................... 27
Hình 4.5. Nón cái Pơ mu .......................................................................................... 27
Hình 4.6. Hạt Pơ mu ................................................................................................. 27
Hình 4.7. Tán Sa mộc dầu ........................................................................................ 28
Hình 4.8. Thân Sa mộc dầu ...................................................................................... 28
Hình 4.9. Lá cây Sa mộc dầu tái sinh ....................................................................... 28
Hình 4.10. Lá cây Sa mộc dầu trưởng thành ............................................................ 28
Hình 4.11. Lá mang nón cái ..................................................................................... 29
Hình 4.12. Lá mang nón đực .................................................................................... 29
Hình 4.13. Nón đực Sa mộc dầu .............................................................................. 29
Hình 4.14. Nón cái.................................................................................................... 30
Hình 4.15. Hạt Sa mộc dầu....................................................................................... 30
Hình 4.16. Hạt Sa mộc dầunẩy mầm ngay trên nón................................................. 31
Hình 4.17. Bản đồ khu vực phân bố Pơ muở KBTTN Pù Huống (tỷ lệ: 1:50.000). 32
Hình 4.18. Bản đồ phân bố của loài Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống
(tỷ lệ 1:50.000) ......................................................................................................... 36



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Namcó 33 loài thông bản địa thuộc 19 chi, 5 họ thì có đến 22 loài bị đe
doạ tuyệt chủng ở mức quốc tế như: Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia),
Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Đỉnh tùng (Cephalotaxus hainanensis),
Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) vv... và 8 loài khác bị đe doạ tuyệt chủng ở
mức quốc gia như: Sa mộc dầu (C. konishii Hayata), Pơ mu (F. hodginsii (Dunn)
A. Henry et Thomas), Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana (Bertrand) Besn), v.v..
Việt Nam là một trong 10 điểm nóng của Thông trên thế giới với 40% số loài được
xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới và 90% số loài được
đánh giá là bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc gia (trong đó 9% đang bị tuyệt chủng
trầm trọng (CR), 33% đang bị tuyệt chủng (EN) và 45% sắp bị tuyệt chủng) [17].
Trước thực trạng chung của loài Thông Việt Nam đã đặt thách thức không nhỏ về
vấn đề bảo tồn các nguồn gen quý hiếm hiện nay trên cả nước.
Ở Việt Nam, Pơ mu được coi là một loài gỗ quý, có mùi thơm đặc trưng, vân
gỗ đẹp, bền, nhẹ, không bị mối mọt phá hoại vì thế nó được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như dùng để tạc tượng, làm lục bình, đóng gường, tủ, bàn ghế, sập
cao cấp, ốp lát sàn nhà và trang trí trần nhà đều rất bền đẹp. Sản phẩm chưng cất,
đặc biệt từ rễ Pơ mu là tinh dầu được dùng trong hoá mỹ phẩm và y học. Tinh dầu
Pơ mu được sử dụng làm hương liệu nước hoa, vì nó có mùi hương nồng dễ chịu
nên được dùng để pha chế nước hoa cao cấp. Dầu Pơ mu cũng được dùng làm
thuốc sát trùng chữa sưng tấy, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Trong trị liệu
massage hoặc xông hơi tinh dầu Pơ mu giúp tăng cường sinh lực, làm khoẻ mạnh
gân cốt và làm giảm sự viêm da. Khi xông hương giúp diệt khuẩn làm thanh lọc
không khí, tẩy uế. Có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng [19].
Gỗ Sa mộc dầu có màu vàng nhạt, tỷ trọng gỗ 0,4-0,5; gỗ mềm nhưng bền, dễ
gia công chế biến, có khả năng chống mối mọt tốt. Gỗ Sa mộc dầu thường được sử

dụng rộng rãi để làm nhà cửa, đóng đồ nội thất, ván sàn, thùng đóng gói và làm
quan tài. Ở Trung Quốc, Sa mộc dầu còn được trồng làm cây cảnh trong các công
viên hoặc các khu vườn lớn [25].


2

Vì chúng có giá trị cao nên Pơ mu và Sa mộc dầu đã bị người dân địa phương
khai thác từ lâu, chỉ còn sót lại những nơi hiểm trở, xa dân cư và diện tích bị thu
hẹp dần. Hiện nay do bị khai thác quá mức mà không chú ý tới công tác gây trồng
nên Pơ mua và Sa mộc dầu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong danh lục
Sách đỏ Việt Nam (2007), Pơ mu (F. hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) được
xếp ở mức đe doạ nguy cấp (EN) và Sa mộc dầu (C. konishii Hayata) ở mức sắp
nguy cấp (VU). Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã xếp cả Pơ mu
và Sa mộc dầu vào nhóm IIA (nhóm thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại) [4].
Ở Việt Nam loài Pơ mu phân bố rộng ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh
Thuận và Khánh Hoà [19]. Còn loài Sa mộc dầu phân bố hẹp hơn ở các tỉnh Hà
Giang, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An [20].
Ở Nghệ An, Pơ mu phân bố ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương
Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu và Quế Phong, còn Sa mộc dầu phân bố ở các huyện
Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu và Quế Phong thuộc VQG Pù Mát,
KBTTN Pù Huống và KBTTN Pù Hoạt.
KBTTN Pù Huống là một trong 3 khu rừng đặc dụng nằm trong “Khu dự trữ
sinh quyển miền Tây Nghệ An” đã được UNESCO công nhận ngày 20/9/2007,
là khu vực giàu tài nguyên đa dạng sinh học và nhiều loài quý hiếm. Tại KBTTN
Pù Huống qua các điều tra nghiên cứu đã ghi nhận có 1.137 loài thực vật [30],
trong đó thực vật Hạt trần có 11 loài [15]. Pơ mu và Sa mộc dầu là một trong số

nguồn gen quý hiếm của KBTTN Pù Huống, tuy nhiên từ trước đến nay chưa có
một nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và thực
trạng bảo tồn của hai loài này tại đây.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
thực trạng bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas), Sa
mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống,
tỉnh Nghệ An” nhằm góp phần bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu đang có nguy cơ
bị đe dọa hiện nay.


3

2. Mục tiêu của đề tài
Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái học và thực trạng bảo tồn loài
Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) và Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata) làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
hai loài trên tại Khu BTTN Pù Huống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Mô tả một số đặc điểm sinh học;
- Xác định đặc điểm phân bố, mật độ;
- Nghiên cứu những loài thường gặp mọc cùng;
- Làm rõ một số nhân tố ảnh hưởng (nhân tố tự nhiên và con người);
- Nêu thực trạng bảo tồn;
- Đề xuất biện pháp bảo tồn.
Đối với loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.


4


Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh thái học thực vật
Về việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
rừng, quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học rất được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng
được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loại nào đó.
Odum E. P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (Ecosytem) của Tansley A. P (1935). Ông phân chia ra sinh thái
học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng loại cá
thể sinh vật hoặc từng loại, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích
nghi của môi trường đặc biệt chú ý [39].
W. Lacher (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái học
thực vật như: sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu và nhưng nghiên cứu về tái sinh tự nhiên như mật độ,
tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố (dẫn theo Nguyễn
Thị Hương Giang, 2009) [16]. Van steenis (1956) [40] đã nghiên cứu 2 đặc điểm
sinh tồn phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh siêu
việt. Sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống đo Lowdermilk (1927) đề nghị
điều tra cây tái sinh, với diện tích ô đo đếm từ 1 đến 4 m2. Để giảm sai số, Barnard
(1955) đã đề nghị phương pháp “điều tra chuẩn đoán” theo đó kích thước ô đo đếm
có thể thay đổi tùy ý theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại
bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã,
từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Baur G. N (1962) [2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đi sâu

nghiên cứu các nhân tố về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng


5

cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965) [13], Plaudy J. [28] đã nghiên cứu cấu trúc
hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố
cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống,
tầng phiến, … Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và
rừng ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp [14].
Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở
Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở 1 tầng riêng biệt nào cả
[39]. Richards P. W (1968) đã xác định, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông nhận
định: “Rừng mưa thực sự là 1 quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo
và cũng phong phú nhất về mặt loại cây” [29].
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên, nhiều
nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái
cho từng loại cây, một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của
loại Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình
thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loại cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây
trồng và nhân rộng loại vối thuốc trong các dự án trồng rừng (theo Hoàng Văn
Chúc, 2009) [11].
Ở Trung Quốc, cây Lim xanh xuất hiện ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông,
Quảng Tây), Đông Nam Quế Lâm, cây này được mô tả là cây ưa sáng, đường kính
từ 50-60cm, chiều cao 35-38m, sống lâu năm (111-161 năm) và ít bị sâu bệnh. Cây
con mọc quần tụ, chịu bóng, tốc độ sinh trưởng trung bình, có thể trồng thuần loài
hoặc hỗn loài, nếu mọc đơn lẻ sinh trưởng rất chậm. Đây là một trong những loài
quý hiếm có giá trị kinh tế rất cao. Lim xanh phân bố ở độ cao dưới 600m (Quảng

Tây), 400m (Quảng Đông) trong những vùng có nhiệt độ từ 20-220C, nhiệt độ tối
thấp nhất là -30C, lượng mưa 1250-1750mm, trên đất đỏ hoặc đất cát pha. Lim
xanh thích hợp với đất có độ pH từ 4,5-6, đất có độ phì cao, tầng đất dày, nhiều
mùn. Lim xanh thường hỗn giao với các loài Xoan, Long não (dẫn theo Đỗ Thị Quế
Lâm, 2003) [21].


6

Khamleck (2004) khi nghiên cứu về loài Dẻ anh đã mô tả đây là cây gỗ lớn,
cao 20-25m, đường kính 40-60cm, lá hình thon, dài 12-14cm, rộng 4-4,7cm, mép lá
nguyên, gân phụ 12-14 đôi, mặt trên không có lông, mặt dưới có lông ngắn dày,
cuống dài 1cm, quả dài 12-15cm, có vảy thưa bao kín hạch (theo Trần Hợp, 2002)
[19].
1.1.2. Nghiên cứu về loài Pơ mu
Loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas) đã được
nghiên cứu khá kỹ lưỡng về mặt phân loại thực vật và phân bố trên thế giới: Chi Pơ
mu (danh pháp khoa học: Fokienia) là một chi trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae).
Trong các đặc trưng của nó, chi Fokienia là trung gian giữa hai chi Chamaecyparis
và Calocedrus, mặc dù về mặt di truyền học thì nó gần gũi hơn với chi thứ nhất.
Chi này chỉ có một loài còn sống là cây Pơ mu (Fokieniahodginsii (Dunn) A.
Henry & H. H. Thomas), trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như trong tiếng
Anh gọi là Fujiancypress (tạm dịch là Bách Phúc Kiến) và một loài chỉ còn ở dạng
hóa thạch là Fokienia ravenscragensis. Loài hóa thạch Fokienia ravenscragensis đã
được miêu tả là có từ thời kỳ đầu của thế Paleocen (60-65 Ma). Về phân bố sinh
thái, yêu cầu nơi sống (Habitat) của cây Pơ mu cho thấy Fokienia hodginsii là loài
cây có nguồn gốc thực vật từ Đông Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam (Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hoà
Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận và Khánh Hoà) và Bắc Lào. Đây là loài cây không cần

bóng che, sống trong điều kiện lượng mưa cao trong năm. Xuất hiện trên đất mùn
trên núi cao. Ở Việt Nam, Pơ mu xuất hiện trên đất hình thành trên đá limestone
hoặc granite ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển [22]. Về nghiên cứu hệ sinh
thái rừng và các mối quan hệ sinh thái giữa các loài cho thấy hệ sinh thái rừng là
một tổng hợp phức tạp các mối quan hệ lẫn nhau của các quá trình, trong đó sự trao
đổi vật chất và năng lượng với môi trường là quá trình cơ bản nhất. Nhiều nhà khoa
học đã dày công nghiên cứu về sinh thái, đặc biệt là mối quan hệ giữa các loài thực
vật, các quần thể đối với rừng mưa nhiệt đới, trong đó đáng chú ý là công trình cấu
trúc rừng mưa đã mang lại kết quả có giá trị như Baur G. N (1964) [2] đã nghiên
cứu các vấn đề về sinh thái trong kinh doanh rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng


7

mưa nhiệt đới. Odum E. P (1971) đã nghiên cứu các vấn đề về sinh thái nói chung
và sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sinh
thái loài và cấu trúc rừng [39].
1.1.3. Nghiên cứu về loài Sa mộc dầu
Sa mộc dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, là cây gỗ lớn
thuộc chi Sa mộc hay Sa mu (Cunninghamia) họ Hoàng đàn (Cupressaceae)). Tên
khoa học của chi này được đặt theo tên của Dr. James Cunningham, 1 bác sĩ người
anh đã đưa các loài này vào gieo trồng năm 1702. Sa mộc dầu còn có tên gọi khác
là Cunninghamia lanceolata var. konishii (Hayata) Fujita. Tuy nhiên, tên khoa học
Cunninghamia konishii Hayata được các nhà khoa học về phân loại thực vật trên
thế giới sử dụng phổ biến hiện nay (theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004) [25].
Nhóm tác giả Sen-Sung Cheng, Chun-Ya Lin, Ying-Ju Chen, Min-Jay
Chungand Shang-Tzen Chang (2014) đã nghiên cứu tác dụng của tinh dầu Sa mộc
dầu trong việc chống lại mối ngầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại tinh dầu
chiết xuất từ gỗ và lá Sa mộc dầu có tác dụng hiệu quả và thân thiện môi trường
trong việc chống lại loài mối ngầm gây hại lớn cho các đô thị lớn ở nhiều nước trên

thế giới [41].
Cũng nhóm tác giả Sen-Sung Cheng, Min-Jay Chung, Chun-Ya Lin, Ya-Nan
Wang, and Shang-Tzen Chang (2011) nghiên cứu về tác dụng của Phytochemical
chiết xuất từ Sa mộc dầu trong việc chống nấm. Mục đích của nghiên cứu này là để
phân lập và xác định các hợp chất kháng nấm từ chiết ethanol của gỗ
Cunninghamia konishii và để đánh giá hoạt động kháng nấm. Kết quả cho thấy
phần hòa tan trong n-Hex của các chiết xuất ethanol từ C. konishii gỗ có tác dụng
ức chế tuyệt vời chống lại Lenzites betulina, Trametes versicolor, Laetiporus
sulphureus, và Gloeophyllum trabeum. Trong số các thành phần chính của các chiết
xuất ethanol từ C. konishii, T-cadinol, cedrol, và T-muurolol hiệu quả ức chế sự
tăng trưởng của bốn loài nấm gỗ mục ở nồng độ 100 microgam/ml, với chỉ số
chống nấm của 51,4-100,0%, 68,3-100,0%, và 39,5-100,0%. Kết quả của nghiên
cứu này là các chiết xuất ethanol của C. konishii gỗ có thể được coi là một nguồn
tiềm năng của T-cadinol, cedrol, và T-muurolol như các thuốc chống nấm thiên
nhiên mới [42].


8

1.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây bản
địa mới chỉ được thực hiện nhiều trong một số năm gần đây, khi mà nhu cầu trồng
rừng, bảo tồn các loài cây bản địa ngày một lớn và trở nên cấp bách, nhiều công
trình nghiên cứu đã được thực hiện cho những loài cây bản địa có giá trị, có thể kể
tới như:
Vũ Văn Cần (1997) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của
cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở VQG Cúc Phương,
ngoài những kết luận về đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc
điểm lâm phần có loài Chò đãi phân bố, … tác giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật

tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi [6].
Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây
trồng, nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân
bố, sinh thái, tái sinh, … tác giả cũng đưa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm
cây con và trồng rừng đối với Lát hoa [9].
Nguyễn Thanh Bình (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả nghiên cứu đạt được,
tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân
bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D
đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và D1.3 có dạng phương trình Logarit [3].
Lê Phương Triều (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài
Trai lý tại VQG Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc
điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là có thể
dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1.3,
Dt-D1.3 [36].
Vương Hữu Nhị (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật
tạo cây con Căm xe góp phần phục hồi trồng rừng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên, ngoài
kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, …
tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài cây này [26].


9

Trần Minh Tuấn (1997) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba
mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại vườn quốc gia Ba Vì, ngoài những
kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của
loài, tác giả còn đưa ra một số định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ
hạt và trồng rừng đối với loài cây này [37].
Nguyễn Toàn Thắng (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
Dẻ anh (Captanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có

những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về
tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 - 41 loài, với các loài ưu thế là Dẻ
anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam… [30].
Lê Văn Thuấn (2009) đã thực hiện nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài
Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn et Champ) tại khu vực Tây Nguyên.
Kết quả nghiên cứu đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu, sinh
thái, cấu trúc tầng cây cao, cấu trúc tầng cây tái sinh, đặc điểm tái sinh, … của loài
cây này tại khu vực Tây Nguyên [34].
Đỗ Thị Quế Lâm (2003) đã thực hiện công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh
lý, sinh thái học của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo tai tượng và
Keo lá tràm như: Lim xanh, Đinh thối, Re hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
loài Lim xanh sinh trưởng thích hợp nhất ở độ tàn che từ 0.47 - 0.52 tương ứng với
cường độ ánh sáng trong khoảng 7438 - 6964 lux và tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng
chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống khoảng 11.05 đến
12%; loài Đinh thối sinh trưởng thích hợp nhất trong điều kiện có cường độ ánh
sáng khoảng 7.059 - 6.395 Lux, tương ứng với độ tàn che 0.51 - 0.58 và tỷ lệ giữa
cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống
khoảng 11.03 - 11.75%; Re hương sinh trưởng tốt nhất khi nhận được cường độ
ánh sáng chiếu xuống tán trong khoảng 7344 - 6964 lux tương ứng với độ tàn che
trong khoảng 0.48 - 0.52 và tỷ lệ cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường
độ ánh sáng ngoài chỗ trống trong khoảng 11.23 - 11.30% [21].
1.2.2. Nghiên cứu về loài Pơ mu
Nghiên cứu về cây Pơ mu trong nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung
vào mô tả, phân loại thực vật; mô tả phân bố sinh thái; phân tích giá trị công dụng


10

của nó về dược liệu và trong đời sống; và mới đây là một số nghiên cứu về thị
trường loài Pơ mu.

Trong cuốn “Các loài cây lá kim ở Việt Nam”, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004)
đã xác định Pơ mu (tên gọi khác là Mạy long lanh) có tên khoa học là Fokienia
hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas thuộc Họ Hoàng đàn - Trắc bách
(Cupressaceae). Về đặc điểm sinh học - sinh thái, hiện trạng và phương án bảo tồn
loài cây Pơ mu ở Việt Nam cũng đã được Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004) đề cập khá
đầy đủ. Đặc biệt, tác giả cho rằng, cây Pơ mu mọc với mật độ thưa, tái sinh tự
nhiên kém, thiếu hẳn thế hệ trung gian để có thể thay thế những cây già cỗi. Đồng
thời cũng khẳng định cây Pơ mu có thể nhân giống bằng hom với tỷ lệ ra rễ cao, có
thể góp phần đắc lực vào công tác nhân giống phục vụ trồng rừng [25].
Trần Hợp (2002) trong cuốn “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” đã mô tả cây Pơ
mu (Fokienia hodginsii) cao tới 30 - 35 m, đường kính 1m. Thân thẳng, có bạnh to.
Vỏ màu xám xanh, bong thành mảnh, có mùi thơm dịu, cành nhỏ dẹt, lá hình vảy,
cây non hay cành không mang nón có lá to, hai bên xòe rộng, còn ở cành già hay
cành mang nón lá nhỏ hơn, mặt dưới lá màu trắng xanh. Nón đực mọc ở nách lá dài
1cm. Nón cái mọc ở đầu cành có đế mập nhỏ. Nón hình cầu, khi chín nứt, màu nâu
đỏ. Hạt hình trứng tròn, có hai cánh không đều nhau. Hai lá mần hình dải, lá mới
sinh gần đối, 4 lá sau mọc vòng [19].
Đặng Hùng Phi (2010) đã tiến hành nghiên cứu xác định các nhận tố sinh thái
ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh
Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã rút ra các kết luận quan trọng như sau:
Các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến mật độ phân bố: Mật độ phân bố loài
Pơ mu bị chi phối bởi 2 nhân tố chủ đạo là độ cao và kiểu rừng thông qua hàm đa
biến sau:Y = -4E-05x3 + 0,0041x2 – 0,1128x + 1,0089 với R2 = 0,5706.Trong đó,
Y = 1/Exp (Npomu); X = (Do cao^Kieu rung) là tổ hợp biến giữa độ cao và kiểu
rừng. Từ mô hình này chỉ ra được các vùng phân bố thích hợp cho loài Pơ mu dựa
vào tổ hợp 2 nhân tố chủ đạo là kiểu rừng và độ cao. Mật độ phân bố loài Pơ mu
tập trung nhiều ở kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim với độ cao từ 1.400 đến 2.000m
so mặt nước biển và ở rừng thường xanh với độ cao 2.000 - 2.200m; ở rừng lá kim
hoàn toàn thì mật độ Pơ mu không đáng kể. Trong các lâm phần có phân bố Pơ mu



11

(Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), loài này thường là loài
chiếm ưu thế sinh thái trong quần thể, với chỉ số IV% biến động từ 12 - 15%. Về
quan hệ sinh thái loài Pơ mu có mối quan hệ với các nhóm loài trong lâm phần:
Quan hệ ngẫu nhiên với các loài Dẻ, Hồi, Trâm, Sồi đá, Bứa, Hồng quang, Hoàng
đàn giả, do đó việc lựa chọn chúng hỗn giao hay loại trừ không ảnh hưởng đến sinh
thái loài Pơ mu. Quan hệ bài xích với Giổi thơm (Có quan hệ cạnh tranh) do đó
giữa chúng không nên được lựa chọn để trồng hỗn giao, hoặc làm giàu rừng; cần
loại trừ bớt sự cạnh tranh giữa chúng. Quan hệ hỗ trợ với loài thuộc họ Long não
(Lauraceae) do đó nên chọn chúng để trồng hỗn giao, hoặc làm giàu rừng hoặc là
loài chỉ thị để xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc nhân tạo loài Pơ mu [27].
Mạc Văn Chuyên, Trần Minh Hợi và Phạm Thành Trang (2011), nghiên cứu
các loài Hạt trần (Pinophyta) tại Khu bảo tồn Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá, các tác
giả cho rằng Pơ mu phân bố từ độ cao 903m trở lên, phổ biến ở độ cao trên 1.000
m; ở độ dốc thấp (80- 150) đến nơi độ dốc cao 200- 350 loại đất Feralit mùn có tầng
thảm mục rất dày, Pơ mu chiếm tầng vượt tán của lâm phần, mọc hỗn giao với
nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae);
Pơ mu tái sinh, đi kèm với các loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Dẻ cau
(Quercus fleuhy), Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima),
Côm tầng (Elaeocarpus dubius)... phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng
cây cao [13].
Nguyễn Thị Phương Trang (2012), đã nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể
nhằm mục đích bảo tồn hai loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H.
H. Thomas) và Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), mối quan hệ họ hàng
của một số loài trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae) ở Việt Nam. Tác giả đã rút ra
kết luận: Các quần thể Pơ mu tự nhiên tại Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Hoà Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An phân bố chủ yếu trên các sườn núi ở độ cao từ 1.200 m 3.000 m, độ ẩm 80-85%, nhiệt độ trung bình 15-200c, kích thước quần thể trung

bình 60 cá thể/quần thể, tỷ lệ cây tài sinh tự nhiên thấp (5%), độ cao là yếu tố quyết
định đến sự phân bố của Pơ mu, Pơ mu thường mọc chung với các loài như Thông
lá dẹt, Thông nàng, Hoàng đàn, Kim giao, Sâng, Long não, Chẹo, … [35].


12

Nguyễn Ngọc Lâm (2012) đã nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của
loài Pơ mu tại KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Tác giả đã rút ra một
số kết luận về đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu tại đây là: Mật độ cây tái
sinh ở các ÔTC là ở mức trung bình từ 7.760 - 12.400 cây/ha; số cây tái sinh có
nguồn gốc tái sinh bằng hạt nhiều hơn so với cây tái sinh bằng chồi và chiếm tỷ lệ từ
69,28% đến 85,58%; chất lượng cây tái sinh ở đai cao 1100 - 1400m tốt hơn ở đai
cao từ 800 - 1.000m và loài Pơ mu phát triển tốt ở đai cao trên 1.000m [22].
Vũ Đình Thắng (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sinh
trưởng vòng năm của cây Pơ mu tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Tác giả đã rút ra
kết luận: Bề rộng vòng năm Pơ mu biến động mạnh theo thời gian và mang tính quy
luật theo chu kỳ với chu kỳ dao động trong khoảng từ 9 năm đến 14 năm và tác giả
cũng đưa ra công thức tính giá trị tương đối của bề rộng vòng năm cây Pơ mu với
mới tương quan với các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường [32].
Về nghiên cứu tinh dầu trong rễ cây Pơ mu ở Việt Nam đã được Dominique
Lesueur, Ninh Khac Ban, Ange Bighelli, Alain Muselli và Joseph Casanova (2005)
nghiên cứu (theo Nguyễn Văn Chất, 1996) [9].
Ở Việt Nam Pơ mu gặp ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà
Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế,
KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Khánh Hoà. Trên thế giới
loài này có từ cực Nam Trung Quốc sang tới Lào. Ở tất cả các nước này phạm vi
của các khu rừng còn lại đều không được xác định. Điều này làm cho việc ước
lượng tỷ lệ các quần thể ở Việt Nam so với quốc tế trở nên khó khăn [17]. Ở Việt
Nam loài này đã được xếp ở mức đang bị tuyệt chủng (Nguyễn Đức Tố Lưu

&Thomas, 2004) dựa trên mức suy giảm nơi sống do phát triển của các hoạt động
khai thác [23]. Theo các chỉ tiêu mới (IUCN, 2001) loài này có thể đáp ứng chỉ tiêu
A2cd cho mức đang bị tuyệt chủng do mức độ khai thác mạnh [38].
1.2.3. Nghiên cứu về loài Sa mộc dầu
Ở Việt Nam, mặc dù Sa mộc dầu là loài cây gỗ quý hiếm, đang có nguy cơ
tuyệt chủng nhưng những công trình nghiên cứu có liên quan tới loài cây này còn
tương đối ít, thông tin còn tản mạn nên việc bảo tồn loài còn gặp nhiều khó khăn,
một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện như sau:


13

Theo Trung tâm dữ liệu thực vật rừng Việt Nam thì Sa mộc dầu hay còn có tên
gọi khác là Sa mộc Quế Phong, Ngọc am, Mạy lâng lênh, Mạy lung linh, có tên khoa
học là Cunninghamia konishii Hayata hay còn có tên đồng nghĩa là là Cunninghamia
kawakami Hayata; Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. var. konishii;
lanceolata auct. Non (Lamb.) Hook. P. K. Loc thuộc chi Sa mộc hay Sa mu
(Cunninghamia) họ Trắc Bạch Diệp hay họ Hoàng Đàn (Cupressaceae) [17]. Nhưng
theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) thì Sa mộc dầu hay còn gọi là Sa mộc
Quế Phong có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata thuộc chi Sa mộc hay
Sa mu (Cunninghamia) thuộc họ Bụt mọc (Taxodiaceae) [8]. Quan điểm phân loài
này được đa số các nhà thực vật ở Việt Nam thừa nhận và được thể hiện trong cuốn
sách “tên cây rừng Việt Nam” do Bộ Nông Nghiệp & PTNT phát hành năm 2000
[5]. Đặc điểm chung của họ Bụt mọc là: Cây gỗ lớn, thường xanh hoặc rụng lá. Tán
thường hình tháp. Cành mọc gần vòng. Lá hình dải, hình ngọn giáo, hình kim hoặc
hình vảy xếp xoắn ốc ít khi đối. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực thường mọc cụm ở
đầu cành gồm nhiều nhị xếp xoắn ốc, mỗi nhị mang 2-9 bao phấn. Nón cái mọc lẻ
hoặc mọc cụm ở nách lá hoặc đầu cành ngắn, lá noãn xếp đối, mỗi lá noãn mang 2-9
noãn thẳng. Quả nón thường hình trứng hoặc hình cầu, hóa gỗ, chín trong 1 năm. Hạt
có cánh mỏng. Phôi 2-9 lá mầm. Họ Bụt mọc có 10 chi và 17 loại phân bố chủ yếu ở

vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, họ Bụt mọc có 3 chi và 3 loài [8].
Sa mộc dầu là cây gỗ lớn dùng để cung cấp gỗ lớn, làm cảnh. Loài có phân bố
ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị [5]. Trong các tài liệu mô tả đặc điểm hình
thái thực vật rừng Việt Nam như: “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”; “Cây cỏ có
ích ở Việt Nam tập I”; “Sách đỏ Việt Nam phần thực vật”; “Giáo trình thực vật
rừng” đều có đề cập và mô tả đặc điểm hình thái của loại Sa mộc dầu là cây gỗ lớn,
thường xanh, cao hơn 30-35m với đường kính 1-1,5m, lá mềm, dài 1,5-2cm, đầu lá
tù, nón cái hinh trứng tròn dài 2-2,5 cm [4], [8], [10], [24].
Trên thế giới, Sa mộc dầu phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Lào. Ở Việt
Nam, Sa mộc dầu phân bố tự nhiên ở các vùng tỉnh sông Hồng và vùng Bắc Trung
Bộ [5]. Tuy nhiên, theo 1 số tài liệu công bố cho thấy, hiện nay Sa mộc dầu chỉ còn
phát hiện phân bố tự nhiên ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Thanh Hóa (Xuân Liên) và


14

Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Huống, Pù Mát và Kỳ Sơn). Loài này còn được thông báo là
có ở các khu vực biên giới lân cân phía bên Lào (Hửa Phần) và Đài Loan [6].
Tình trạng bảo tồn Sa mộc dầu là nguồn gen quý hiếm được phân hạng ở cấp VU
trong sách đỏ Việt Nam năm (2007) và xếp nhóm IIA trong danh lục thực vật rừng
nguy cấp quý hiếm của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Theo tiêu chuẩn
IUCN (2001) thì Sa mộc dầu đã xếp ở mức độ sắp tuyệt bị tuyệt chủng [21]. Loại cây
này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị cao về kinh tế [4].
Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể nhằm mục đích bảo tồn hai
loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas) và Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata), mối quan hệ họ hàng của một số loài trong họ
Hoàng đàn (Cupressaceae) ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Phương Trang (2012)
đã kết luận các quần thể Sa mộc dầu tự nhiên tại Thanh Hoá, Nghệ An phân bố chủ
yếu trên các sườn núi đá vôi và đất granit phong hoá, nhiệt độ trung bình 22-24oc,

lượng mưa trung bình 1.700 - 2.000mm, độ cao trên 1.200m, địa hình biến đổi phức
tạp, chia cắt, không thấy có tái sinh tự nhiên, kích thước quần thể nhỏ (trung bình 50
cá thể/quần thể), thường có trong rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng-lá kim á
ẩm nhiệt đới, mọc chung với các loài như Giổi, chò chỉ, Pơ mu, trâm đỏ … [35].
Mạc Văn Chuyên, Trần Minh Hợi và Phạm Thành Trang (2011) đã nghiên
cứu đặc điểm sinh thái Sa mộc dầu phân bố ở rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá
rộng á nhiệt đới núi thấp, mọc ở độ cao trên 1.000m, hỗn giao với Pơ mu (Fokienia
hodginsii) và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re
(Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu
(Euphoribiaceae),..., loại đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, loài này chiếm
tầng vượt tán của lâm phần. Không phát hiện có Sa mộc dầu tái sinh tự nhiên tại tất
cả các điểm phân bố, phù hợp với nhận định của các chuyên gia đó là Sa mộc dầu
rất khó tái sinh ngoài tự nhiên. Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Sa mộc
dầu cũng giống như Pơ mu (Fokienia hodginsii), loài Dẻ (Quercus sp.) là loài cạnh
tranh mạnh nhất đối với Sa mộc dầu (CI= 1, 185), tiếp đến là loài Pơ mu
(CI=0,712) và giảm dần đến loài Sồi phảng (CI=0,401), Trâm (CI=0,302), Cà ổi
(CI=0,258)... riêng các loài như: Máu chó (Knema sp.), Cà phê rừng (Coffea


15

liberica), Bứa (Garcinia oblongifolia), Chòi mòi (Antidesma ghasembilla), Dẻ lá
tre (Quercus bambusaefolia) cạnh tranh không đáng kể [13].
Tóm lại: Qua phần đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu cho chúng ta thấy
hai loài Pơ mu và Sa mộc dầu từ trước đến nay đã có khá nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, các giá trị sử dụng
phục vụ nhu cầu của con người về gỗ, tinh dầu, dược liệu. Có nhiều nghiên cứu về
các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, tái sinh của hai loài
này ngoài tự nhiên. Do chúng không những có giá trị cao về mặt khoa học, về hoá
dược mà còn có giá trị cao về gỗ, trong khi đó khả năng tái sinh ngoài tự nhiên hạn

chế, sinh trưởng chậm nên hai loài cây này ở Việt Nam và trên thế giới đều xếp vào
một trong những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
Ở Nghệ An, Pơ mu và Sa mộc dầu phân bố ở VQG Pù Mát, KBTTN Pù Hoạt,
ở huyện Kỳ Sơn [17], [20], [25]. Do đường đi lại còn khó khăn, không thuận lợi
cho việc khai thác nên Sa mộc dầu còn khá nhiều tại Nghệ An. Sa mộc dầu hiện
nằm trong khu bảo tồn thì việc bảo tồn không phải là vấn đề nan giải song những
vùng xung quanh và ngoại vi khu bảo tồn thì việc phá rừng làm nương rẫy là mối
đe doạ lớn. Mặt khác Sa mộc dầu chỉ gặp trong một số quần thể nhỏ, phân bố hạn
chế nên được coi là loài đang bị đe doạ ở mức Nguy cấp (EN) [25].
Qua thực tế công tác nhiều năm ở KBTTN Pù Huống, chúng tôi ghi nhận sự
có mặt của cả 2 loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại đây. Năm 2013, Trần Đức Dũng đã
có nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành Thông (Pinophyta) tại KBTTN Pù
Huống trong đó cũng đã ghi nhận sự có mặt của 2 loài này trong tổng số 11 loài
thuộc ngành Thông tại KBTTN Pù Huống. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề
tài nghiên cứu nào sâu hơn về 2 loài Pơ mu và Sa mộc dầu tại KBTTN Pù Huống.
Để có thêm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu,
trên cơ sở kế thừa các kết quả, phương pháp nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà khoa
học đi trước và thực trạng tại khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mộc dầu
tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.


16

Chương II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu của đề tài là KBTTN Pù Huống cách thành phố Vinh

130km về phía Tây Tây Bắc, có tọa độ địa lý như sau:
Từ 19o15'5” đến 19o28'31” vĩ độ Bắc;
Từ 104o44'27’’ đến 105o1'9” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Quang
Phong, Cắm Muộn huyện Quế
Phong;
- Phía Nam giáp xã Bình Chuẩn
huyện Con Cuông; các xã Nga My,
Xiêng My huyện Tương Dương và
xã Nam Sơn huyện Quỳ Hợp;
- Phía Đông giáp các xã Châu
Phong, Châu Thành, Châu Cường và
Châu Thái huyện Quỳ Hợp;
- Phía Tây giáp các xã Yên
Thắng, Yên Tĩnh và Yên Hòa huyện
Tương Dương.
- Tổng diện tích: 40.127, 7 ha.

Hình 2.1: Vị trí KBTTN Pù Huống

2.1.2. Địa hình
KBTTN Pù Huống nằm trải dài ở 2 mái dông chính từ tam giác Pù Huống
đến Pu Lòn với chiều dài 43km, có các đỉnh núi cao như Pù Lon (cao 1.447m), Pù
Pâng (cao 1.302m), Pù Huống (cao 1.200m), Pa Hồng (cao 1.022m), Pa Cẩu (cao
959m),... và nhiều đỉnh núi khác có độ cao trên 900m. Khu vực có rừng trên núi đá
vôi ở các xã Bình Chuẩn và Nga My, nhìn chung có độ cao giảm dần từ Tây sang
Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 750m, độ dốc trung bình
250 nhiều nơi có độ dốc trên 400… Địa hình hiểm trở, dốc lớn với hệ thống chia cắt



17

mạnh của sông suối đã tạo nên vùng có tính đa dạng sinh học cao và giàu tài
nguyên thiên nhiên.
2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, ảnh hưởng của
khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho KBTTN Pù Huống
đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
- Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH) : Loại đất này được
hình thành ở độ cao từ 700m trở lên, có diện tích 8.426,8 ha, chiếm 21,0% diện tích
RĐD, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Tính chất đặc biệt của đất có mùn là
lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7-8%). Nguyên
nhân là do độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ thấp, quá trình khoáng hoá yếu. Đất
thường có màu nâu nhạt và hầu như không có kết von. Tuỳ theo từng loại đá mẹ mà
đất Feralít mùn trên núi trung bình có đặc tính về màu sắc, thành phần cơ giới, kết
cấu, độ chua và hàm lượng dinh dưỡng có khác nhau;
- Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F) : Loại đất này
phân bố ở độ cao dưới 700m có diện tích là 26.083 ha, chiếm 65,0% diện tích. Đặc
biệt nổi bật là có quá trình Feralít xảy ra rất mạnh mẽ, đất có cấu tượng khá bền
vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết von nhưng không có đá ong chặt. Tuỳ
theo từng loại đá mẹ mà đất có tính chất lý hoá khác nhau;
- Nhóm dạng đất thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích 5.617,9 ha, chiếm
14,0% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng
trũng, thung lũng, bồn địa. Loại đất này khá tốt, thành phần cơ giới trung bình,
phần lớn là Limon, tầng đất dầy, màu sắc thường nâu nhạt, nâu xám tầng trên mặt
khá tơi xốp.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường sơn Bắc, không những
phân hóa theo độ cao từ 300m đến 1.500m mà còn phân hóa do ảnh hưởng yếu dần
của mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống và sườn Nam lại chịu ảnh hưởng của

vùng khô hạn điển hình Mường Xén-Kỳ Sơn. Sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam
và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù Huống tạo nên những nét riêng của
miền này có khác với Đông Bắc và Tây Bắc nhưng riêng Pù Huống lại có những


18

đặc thù riêng. Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng kỳ thú ở hai triền núi cao trên
1.000m thường xuyên có mây mù và ẩm độ cao hơn tại vùng ranh giới chân núi,
điều đó in rõ nét lên sự phân bố và thành phần các loài thực vật.
Một số đặc điểm về khí hậu tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu
Địa danh

Quỳ
Châu

Quỳ
Hợp

Tương
Dương

Nhiệt độ trung bình năm (0c)

23,1

23,3

23,6


Quế
Phong
23,0
23,5

Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối (0c)

41,3

40,8

42,7

42,0

39,5

1.734,5 1.640,9 1.268,3 1.791,0

1800,0

Đặc trưng khí hậu

Lượng mưa trung bình năm (mm)
Số ngày mưa trung bình năm (ngày)
Độ ẩm trung bình năm (%)

Con
Cuông


150

142

133

139

190

86

84

64

81

84

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn các huyện)
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.268,3 mm đến 1.800,0 mm, tập trung chủ
yếu từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm;
- Nhiệt độ bình quân năm từ 23,1oC đến 23,6oC, tối cao tuyệt đối từ 40,8oC
đến 42,7oC;
- Nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng,
xuất hiện từ tháng 4-6, mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh, kèm theo mưa phùn,
sương muối thường xuất hiện;
- Độ ẩm không khí bình quân năm từ 64% đến 86%;

Ngoài ra trên địa bàn còn phải kể đến tác hại của sương muối, mưa đá.
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số
Cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm tổng cộng có 135
thôn, bản (có 3 bản nằm trong vùng lõi KBTTN Pù Huống) với 11.071 hộ, 50.831
người. Hiện trạng dân số, dân tộc và lao động được thể hiện ở Bảng 2.2 sau:


19

Bảng 2.2. Dân số, dân tộc và lao động
Nội dung
thống kê

TT

Phân theo thành phần dân tộc

Đơn vị
tính

Tổng

Thái

Hộ

11.071

10.006


360

278

261

166

Kinh

Khơ


Thổ

Ơ Đu

1

Số hộ

2

Nhân khẩu

Người

50.831


46.990

1.493

627

1.097

624

3

Lao động

Người

24.697

22.459

693

706

557

282

-


Nam

Người

11.906

11.105

244

253

121

183

-

Nữ

Người

12.761

11.323

448

453


438

99

-

Lao động NLN

Người

24.697

22.581

670

647

557

242

-

Lao động phi NN

Người

22.919


21.136

554

574

458

197

(Nguồn [30])
- Dân tộc Thái chiếm tới 92,5% dân số. Ngụ cư ở vùng thấp, gần nguồn nước,
nơi có điều kiện giao thông thuận tiện. Sản xuất lúa nước là chủ yếu, kết hợp làm
nương rẫy cố định và phát triển chăn nuôi; Dân tộc Kinh chiếm 2,9% dân số, ngụ
cư ở vùng thấp, gần nguồn nước, nơi có điều kiện giao thông thuận tiện, chủ yếu là
buôn bán, dịch vụ và kinh doanh; Dân tộc Thổ chiếm 2,2% dân số, kinh tế nương
rẫy là nguồn sống chính, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi và sản xuất lúa nước; Dân
tộc Ơ Đu chiếm 1,2% dân số, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng cao xa, nơi gần
rừng, có nguồn nước, nhưng đường giao thông đi lại khó khăn; Dân tộc Khơ Mú
chiếm 1,2% dân số, kinh tế chủ yếu, là làm nương rẫy cố định, kết hợp trồng lúa
nước, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- Lao động nông lâm nghiệp chiếm tới 92,8%, lao động phi nông nghiệp chỉ
chiếm 7,2% tổng số lao động, chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh
doanh buôn bán tại các trung tâm xã, một số lao động ngành nghề như: sản xuất
mộc gia dụng, xây dựng,...
2.2.2. Kinh tế - Xã hội
Dân cư sống trong khu vực là một yếu tố quan trọng đối với công tác bảo tồn.
Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp (lao động nông nghiệp chiếm
90,5%). Sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Mặc dù vậy nhưng người dân lại rất thiếu đất để sản xuất vì đất có thể sản xuất



×