Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ DUNG

HƯNG NGUYÊN TRONG PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ DUNG

HƯNG NGUYÊN TRONG PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60. 22. 54.103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS TRẦN VĂN THỨC




3

NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Trần Văn Thức - người thầy trách nhiệm đã tận tình hướng dẫn và có nhiều
hướng gợi mở mới mẻ, độc đáo giúp tôi phát huy khả năng sáng tạo trong
công trình nghiên cứu này. Đây là công trình khoa học quan trọng nhất ghi
dấu kết thúc khóa học đồng thời là kết quả bước đầu trên con đường nghiên
cứu khoa học của tôi.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới tập thể Thầy Cô giáo
trong, ngoài trường trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tư liệu
của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, Ban Quản lý Di tích Nghệ An, UBND
huyện Hưng Nguyên, Phòng Văn hóa huyện Hưng Nguyên, Thư viện tỉnh
Nghệ An, Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh, Ban quản lý Di
tích nghĩa trang Thái Lão, Bảo tàng xô Viết Nghệ Tĩnh... cùng các cá nhân
liên quan đã góp phần quan trọng để tôi hoàn thành đề tài này.
Bên cạnh các nguồn động viên giúp đỡ trên, tôi cũng luôn nhận được
sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, những người thân luôn ở bên tôi
trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt
đẹp ấy!
Cuối cùng, rất mong muốn được lắng nghe những ý kiến
đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa!

Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác gia


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................12
4. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu................................................13
5. Đóng góp của luận văn............................................................................14
6. Bố cục của luận văn.................................................................................14
NỘI DUNG.....................................................................................................15
Chương 1 HƯNG NGUYÊN Ở NỬA SAU THẾ KỈ XIX..............................15
1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội huyện Hưng Nguyên nửa sau thế kỉ
XIX..............................................................................................................15
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư huyện Hưng Nguyên
......................................................................................................
1.1.2. Truyền thống văn hóa, yêu nước cách mạng.................................
1.1.3. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Hưng Nguyên nửa sau
thế kỉ XIX.....................................................................................
1.2. Hưng Nguyên trong phong trào đấu tranh chống Pháp nửa sau thế kỉ
XIX..............................................................................................................25
1.2.1. Hưng Nguyên với cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874)...................
1.2.2. Hưng Nguyên trong phong trào Cần Vương kháng Pháp
(1885- 1896).................................................................................
Tiểu kết chương 1........................................................................................32
Chương 2 HƯNG NGUYÊN TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 30

NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX.................................................................................33
2.1. Điều kiện lịch sử mới...........................................................................33
2.2. Hưng Nguyên với phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX.....................34
2.3. Phong trào xuất dương tìm đường cứu nước và sự thâm nhập của chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Hưng Nguyên.........................................................39
2.4. Sự thành lập Đảng bộ huyện Hưng Nguyên.........................................42
Tiểu kết chương 2........................................................................................44
Chương 3 HƯNG NGUYÊN TRONG PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THỜI KÌ 1930- 1945..............................................................................45


6
3.1. Hưng Nguyên - đỉnh cao của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh những
năm 1930- 1931...........................................................................................45
3.1.1. Điều kiện lịch sử............................................................................
3.1.2. Diễn biến chính.............................................................................
3.1.3. Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh trên đất Hưng Nguyên..............
3.1.4. Đánh giá........................................................................................
3.2. Hưng Nguyên trong giai đoạn cách mạng 1932 - 1939........................62
3.2.1. Đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng 1932- 1935..................
3.2.2. Hưng Nguyên trong phong trào dân chủ 1936 - 1939...................
3.3. Hưng Nguyên trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939- 1945
.....................................................................................................................73
3.3.1. Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới đấu tranh giành chính
quyền (1939- 1945)......................................................................
3.3.2. Cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa giành
chính quyền của nhân dân Hưng Nguyên (3/1945 - 8/1945)
......................................................................................................
Tiểu kết chương 3........................................................................................97
KẾT LUẬN.....................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................102
PHỤ LỤC......................................................................................................107


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

:

Chính phủ

ĐH

:

Đại học

KHXH

:

Khoa học Xã hội

KHXH& NV

:

Khoa học Xã hội và Nhân văn

NXB


:

Nhà xuất bản

PGS. TS

:

Phó giáo sư - Tiến sĩ

Th.S

:

Thạc sĩ

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TS


:

Tiến sĩ

TW

:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VNCMTN

:

Việt Nam cách mạng thanh niên


8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hưng Nguyên là một bộ phận của vùng đất Nghệ An địa linh nhân kiệt;
là huyện có bề dày lịch sử hơn 540 năm, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính
trị, quốc phòng, an ninh. Là quê hương của Lê Hồng Phong - Cố Tổng Bí thư

của Đảng, nơi có truyền thống yêu nước nồng nàn và đấu tranh bất khuất trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Nhân dân Hưng Nguyên thông minh,
hiếu học, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Từ ngàn xưa cho đến hôm
nay các thế hệ con người Hưng Nguyên đã hết sức trân trọng vùng đất này, họ
đã, đang nối tiếp nhau, sát cánh bên nhau cùng đấu tranh chống lại thiên tai
khắc nghiệt, chống mọi âm mưu của kẻ thù, viết nên những trang sử sáng ngời
cho quê hương Hưng Nguyên yêu dấu và cho đất nước Việt Nam anh hùng.
Từ xưa tới nay, Nghệ An là địa bàn chiến lược quan trọng, là “đất đứng
chân” của các anh hùng, hào kiệt trong các cuộc cầm binh giữ nước. Lịch sử
Hưng Nguyên gắn chặt với lịch sử Nghệ An. Vì thế nhân dân Hưng Nguyên
luôn có tinh thần đấu tranh, vùng lên chống kẻ thù, làm nên những trang sử
oanh liệt. Từ xưa tới nay, hầu như không có một cuộc đấu tranh nào của nhân
dân Nghệ An lại không có sự đóng góp to lớn về nhiều mặt của nhân dân
Hưng Nguyên. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo đấu tranh,
truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng ấy của nhân dân Hưng Nguyên
càng được phát huy cao độ. Tiêu biểu là trong thời kỳ lịch sử từ đầu thế kỷ
XX đến 1945, với phong trào xuất dương tìm đường cứu nước sôi nổi dẫn đến
sự thâm nhập của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Hưng Nguyên đã tạo ra mảnh
đất tốt cho sự thành lập Đảng bộ huyện Hưng Nguyên; tiếp đó là phong trào
Cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, tiếp nữa là phong
trào đấu tranh đòi tự do dân chủ trong thời kỳ 1936 - 1939, hay trong Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.


9
Trong các phong trào đấu tranh từ đầu thế kỷ XX đến 1945, đặc biệt trong
phong trào cách mạng 1930 - 1931, Hưng Nguyên là một trong những địa
phương “đi đầu, dậy trước”, là khởi nguồn làm nên cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh
vẻ vang; là động lực to lớn cho nông dân và công nhân Nghệ Tĩnh vùng lên
quyết liệt đập tan bộ máy chính quyền đế quốc, thực dân đánh dấu sự ra đời của

chính quyền Xô viết, mang lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Và cũng chính
từ đây, nhân dân Hưng Nguyên tỏ rõ khí thế sục sôi cách mạng, quyết tâm cao
độ, làm cho kẻ thù khiếp sợ, cổ vũ phong trào cách mạng trong cả nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Tháng
Tám bùng nổ, nhân dân Hưng Nguyên cùng với nhân dân trong tỉnh và cả
nước tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại, giành chính quyền một cách nhanh
chóng mà không đổ máu. Với thắng lợi vẻ vang này, lần đầu tiên trong lịch
sử, nhân dân Hưng Nguyên, nhân dân Nghệ An và cả nước đã vùng lên làm
chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi trong cuộc tổng khởi
nghĩa ở Hưng Nguyên đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng, nhìn lại chặng đường lịch sử đã
qua và nhìn vào tương lai của quê hương, đất nước, chúng tôi vô cùng tự hào
và biết ơn sâu sắc công lao vô giá của các thế hệ tiền nhân cùng những lớp
người đi trước đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp gìn giữ và bồi đắp nền tảng
đất nước, quê hương. “Ôn cố tri tân” - ghi nhớ cái cũ để biết cái mới (theo
quy luật lịch sử), tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hưng Nguyên trong phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945”.
Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự ra đời và phát triển của
các Đảng bộ ở địa phương, lịch sử đấu tranh cách mạng ở Hưng Nguyên trong
một giai đoạn cách mạng hào hùng; đồng thời làm sáng rõ hơn một thời kì lịch
sử đầy biến động của Hưng Nguyên, góp phần làm phong phú thêm nội dung
và tầm vóc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc. Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài


10
này còn nhằm để phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường
THCS, THPT trên địa bàn huyện. Đây là một vấn đề quan trọng, qua đó để góp
phần vào việc giáo dục truyền thống, tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào, tự tôn quê hương, dân tộc, ý thức xây dựng đất nước cho thế hệ trẻ hôm
nay và mai sau, đặc biệt là thế hệ trẻ của huyện Hưng Nguyên.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến năm
1945 với cao trào 1930 - 1931 đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh và Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 là hai trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử
dân tộc, đánh dấu sự biến đổi lớn lao trong tiến trình phát triển của đất nước.
Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đối với
Hưng Nguyên thì chưa có công trình chuyên sâu nào cả mà mới chỉ được
trình bày một cách sơ lược trong một số cuốn sách:
Hưng Nguyên những trang Lịch sử, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện
Hưng Nguyên, ban liên lạc đồng hương Hưng Nguyên ở Vinh, xuất bản năm 1995;
Địa chí văn hóa Hưng Nguyên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2009, Chỉ
tập trung vào giới thiệu về các địa chỉ văn hóa huyện Hưng Nguyên và những
nét sơ lược về các giai đoạn lịch sử qua các thời kì của huyện Hưng Nguyên
Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên (Tập 1,2), Nxb Nghệ An năm
2000, 2008.
Lịch sử Đảng bộ các xã trên địa bàn huyện có trình bày một cách sơ
lược về vấn đề này, mới chỉ là sơ thảo.
Xô viết Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An năm 2000;
Lịch sử Đảng bộ Nghệ An của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Nghệ
An (1967), Lịch sử Đảng bộ Nghệ An sơ thảo tập 1 (1925-1954)
Luận án tiến sĩ: “Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ
An” của tiến sĩ Trần Văn Thức nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và đầy đủ hệ
thống cuộc cách mạng Tháng Tám ở Nghệ An.


11
Cách mạng Tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa
phương, Nxb Sự thật Hà Nội có trình bày đến quá trình khởi nghĩa giành
chính quyền ở Nghệ An.
Cách mạng Tháng Tám 1939-1945 của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng

tỉnh Nghệ An đề cập quá trình khởi nghĩa ở Nghệ An, về cuộc khởi nghĩa ở
Hưng Nguyên còn ít tư liệu.
Một số tài liệu trên mới chỉ giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, dân cư huyện Hưng Nguyên; về truyền thống văn hóa, yêu nước và
cách mạng của huyện Hưng Nguyên trong lịch sử; về hoàn cảnh lịch sử, quá
trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cách
mạng Tháng Tám 1945 ở Nghệ An nói chung và Hưng Nguyên nói riêng mà
chưa nêu lên được một cách đầy đủ hệ thống về phong trào cách mạng ở
Hưng Nguyên. Nhưng đây sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý và rất quan trọng
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn của tôi.
Để có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về lịch sử của
Hưng Nguyên trong giai đoạn oanh liệt và hào hùng này nên tôi chọn đề tài
“Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu
thế kỷ XX đến năm 1945” làm tên đề tài cho luận văn thạc sĩ khoa học lịch
sử của mình. Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn tái hiện một cách
toàn diện về phong trào đấu tranh của nhân dân Hưng Nguyên từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1945, những đóng góp của nhân dân Hưng Nguyên đối với
lịch sử dân tộc, từ đó làm nổi bật đặc điểm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám ở
Hưng Nguyên, những khác biệt so với một số huyện trong tỉnh. Qua đó
thấy được tinh thần chiến đấu anh dũng, vai trò của cách mạng ở Hưng
Nguyên đối với tiến trình phát triển của cách mạng tỉnh Nghệ An nói riêng
và cả nước nói chung...


12
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn “Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945” nghiên cứu lịch sử các mặt

về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hưng Nguyên; từ đó làm sáng
tỏ toàn bộ cuộc vận động Cách mạng, sự chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền ở Hưng Nguyên như: xây dựng, củng cố và phát
triển các cơ sở cách mạng, sự phối kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị,
đấu tranh vũ trang trong giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Hưng Nguyên năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian là huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An).
Giới hạn thời gian tính từ đầu thế kỉ XX đến quá trình vận động thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam; trải qua cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 1931), cao trào dân chủ (1936 - 1939) cho đến khi cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ở Hưng Nguyên giành thắng lợi (1945).
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Luận văn phân tích một cách khoa học những yếu tố thuận lợi, khó
khăn về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội làm ảnh hưởng
đến phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên những năm đầu thế kỉ XX đến
1945. Từ đó nêu bật được vị trí chiến lược quan trọng và truyền thống đấu
tranh anh dũng bất khuất của nhân dân Hưng Nguyên. Trên cơ sở đó, luận văn
khôi phục lại một cách có hệ thống phong trào đấu tranh giành độc lập cho
dân tộc những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở Hưng Nguyên và rút ra
những đặc điểm, ý nghĩa khởi nghĩa, những bài học kinh nghiệm quý báu về
quá trình tập dượt cho cách mạng, về công tác xây dựng lực lượng và việc
chớp thời cơ giành chính quyền.


13
4. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính là các văn kiện Đảng, các bài nói, viết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong thời kỳ đầu thế kỷ XX - 1945. Một số chỉ thị, nghị quyết của
Xứ ủy Trung Kỳ, của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Hưng Nguyên có liên quan

đến vấn đề lực lượng cách mạng trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Các
văn kiện Đảng, các bài nói, viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng là nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi làm tốt đề tài nghiên cứu
của mình.
Cùng với các tài liệu kể trên là các tài liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ban Tuyên giáo huyện
ủy Hưng Nguyên, Phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên… là các nguồn tư liệu
quý báu giúp tôi nghiên cứu sâu hơn, chính xác và khoa học hơn những vấn
đề được đặt ra trong đề tài.
Bên cạnh đó tôi tham khảo các cuốn sách đã xuất bản có những nghiên
cứu về cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX, quá trình thành lập Đảng,
Phong tròa Xô Viết Nghệ Tĩnh... có liên quân đến những vấn đề của luận văn.
Ngoài ra còn có các bản hồi ký của một số người đã trực tiếp tham gia
phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên, những lời kể của các nhân chứng lịch
sử - những người đã trực tiếp tham gia hoạt động lãnh đạo cuộc cách mạng ở
Hưng Nguyên giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 và những công trình
nghiên cứu, những bài viết của một số nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí...
Đây là những nguồn tư liệu quý báu giúp tôi nghiên cứu và làm sáng tỏ những
vấn đề được đặt ra trong đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp lịch sử và logic, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh,


14
đối chiếu, phân tích, tổng hợp, điền dã, phỏng vấn....để làm sáng tỏ nội dung
của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phục dựng lại một cách khách quan, toàn diện và có hệ
thống lịch sử phong trào đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân

Hưng Nguyên giai đoạn cách mạng hào hùng của lịch sử dân tộc - giai đoạn
đầu thế kỷ XX - 1945.
Qua các nguồn tư liệu lịch sử quý báu, luận văn phân tích một cách
khoa học những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, ảnh
hưởng đến phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên giai đoạn từ đầu thế kỷ XX
đến 1945. Từ đó luận văn nêu bật được vị trí chiến lược và truyền thống đấu
tranh của nhân dân Hưng Nguyên và rút ra những đặc điểm, ý nghĩa khởi
nghĩa, những bài học kinh nghiệm quý báu về sự chuẩn bị cho cách mạng, về
công tác xây dựng lực lượng và việc chớp thời cơ giành chính quyền.
Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch
sử địa phương.
Đặc biệt luận văn có vai trò to lớn góp phần vào việc giáo dục truyền
thống, tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự hào các thế hệ cha ông đã hy
sinh trong sự nghiệp giành độc lập của dân tộc để các thế hệ hôm nay vững
bước đi lên.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hưng Nguyên ở nửa sau thế kỉ XIX
Chương 2: Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng 30 năm đầu
thế kỉ XX


15
Chương 3: Hưng Nguyên trong phong trào giải phóng dân tộc 1930 1945
NỘI DUNG
Chương 1
HƯNG NGUYÊN Ở NỬA SAU THẾ KỈ XIX
1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội huyện Hưng
Nguyên nửa sau thế kỉ XIX

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư huyện Hưng Nguyên
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Nghệ An, phía bắc và
đông bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía tây giáp huyện Nam Đàn, phía đông giáp
Thành phố Vinh; con sông Lam uốc khúc bao bọc huyện từ phía Tây nam đến
Đông nam.
Từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên là một vùng đất có cư dân người
Việt cổ, thuộc bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Bắc
thuộc, Hưng Nguyên là một phần đất của huyện Hàm Hoan, thuộc quận Cửu
Chân, do nhà Hán đặt ra. Theo sách “Nguyễn Trãi toàn tập”: “Năm 1469,
vua Lê Thánh Tông, hiệu Quang Thuận thứ 10, đã ra dụ điều chỉnh lại bản đồ
hành chính và chia đạo Nghệ An ra làm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu. Tên “huyện
Hưng Nguyên” ra đời từ đó. Hưng Nguyên cùng với Nam Đường lúc đó là hai
huyện thuộc phủ Anh Đô, riêng Hưng Nguyên gồm 42 xã, 3 thôn, 3 sở, 2
giáp”. Thời thuộc Pháp, Hưng Nguyên là một phủ thuộc tỉnh Nghệ An gồm 6
tổng, 109 làng xã có triện bạ.
Hưng Nguyên ngày nay là huyện có quy mô trung bình trong tỉnh,
chiều dài từ Bắc đến Nam khoảng 30 km, từ đông sang tây khoảng 15 km.
Hưng Nguyên gồm 1 thị trấn (Thị trấn Hưng Nguyên) và 22 xã. Trung tâm
huyện cách thành phố Vinh 5 Km, có đường quốc lộ 46 đi qua nối liền


16
Vinh - Hưng Nguyên với các huyện phía Tây và phía Bắc của tỉnh. Mặt
khác có Sông Lam chảy dọc ranh giới phía Nam và phía Đông Nam, nối
liền Hưng Nguyên - Bến Thuỷ. Sông Đào nối liền địa phận Hưng Nguyên Vinh tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu đường thuỷ. Đường sắt Bắc Nam đi qua có ga Yên Xuân ở phía Nam huyện, phía Đông Bắc có ga Vinh
nên điều kiện lưu thông bằng đường sắt cũng khá thuận lợi. Tuy là huyện
đồng bằng nhưng Hưng Nguyên cũng có núi, sông tô điểm cảnh vật thêm
hùng vĩ, tôn nghiêm.
Núi Đại Hải, quen gọi là núi Lưỡi Hái, nằm dọc phía Tây Bắc, thuộc
địa phận làng Hương Cái, tổng Hải Đô cũ. Sách “Đại Nam nhất thống chí” đã

viết “Thế núi cao lớn, ngay ngắn trông như bức bình phong… có lẽ vì biển
dâu biến đổi từ xưa nên đặt tên núi là Đại Hải”.
Núi Hùng Sơn, còn gọi là núi Thành ở phía Nam huyện là một dãy núi
mang những dấu ấn lịch sử. “Núi Hùng Sơn, xưa gọi là núi Tuyên Nghĩa…; ở
giữa đồng bằng, nổi vọt lên một dãy núi cao lớn, hùng vỹ trông ra sông Lam”.
Sông Lam, còn gọi là sông Cả, sông Thanh Long là con sông lớn nhất
của Nghệ An, bắt nguồn từ Thượng Lào, chảy về biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam, qua 12 xã của Hưng Nguyên, từ xã Hưng Lĩnh phía Tây đến xã
Hưng Hòa phía Đông, trước khi chảy ra Cửa Hội. Sông Lam bồi đắp phù sa
cho bãi ven sông, nhưng về mùa mưa cũng thường gây lụt lớn. Sông Lam có
vị trí quan trọng về kinh tế, giao thông… đối với Hưng Nguyên nói riêng và
Nghệ An nói chung. Sách “Đại Nam nhất thống chí” viết: “Sông Lam là sông
lớn vùng Nghệ An, xưa gọi là sông Thanh Long… phía Đông có bến đò là
chỗ cư trú của khách buôn phương Bắc, nhà cửa, thuyền bè tấp nập, gọi là
phố Phù Thạch, phía Tây phố trước kia là hành dinh của Trùng Quang Đế nhà
Trần. Ở đây nước sông trong mát, cây cỏ xanh tươi, gần có phố, xa có thôn,
phong cảnh như tranh vẽ thật là một nơi danh thắng ở Châu Hoan”.


17
Hưng Nguyên ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá khắc nghiệt: mùa
hè thì nắng hạn, gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có khi lên đến 39 - 40 độ C.
Mùa mưa thì mưa to, bão lụt lớn. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
lụt sông Lam thường dẫn đến nạn vỡ đê, gây mất mùa, đói kém. Hưng
Nguyên thường có những cơn lốc mạnh đổ bộ bất ngờ, gây thiệt hại về người
và của. Mùa đông thường là những tháng mưa dầm, gió mùa Đông Bắc rét
ẩm, trời âm u, nhiệt độ có khi xuống dưới 10 độ C. Các yếu tố thời tiết cùng
với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông gây nhiều khó
khăn cho trồng trọt, chăn nuôi và sức khỏe con người.
Tuy vậy, thiên nhiên ở đây cũng dành cho nhân dân những ưu đãi như:
đất bãi sông Lam là một vùng đất màu mỡ, được phù sa bồi đắp hàng năm,

thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp và rau màu. Vùng đồng lúa, khi có
hệ thống thủy lợi tưới tiêu sẽ ngày càng cho năng suất cao. Con sông Lam
cùng với các sông đào, khe suối là nguồn nước tưới dồi dào và nguồn thủy
sản nước ngọt quan trọng. Dưới đất có khoáng sản quý như mỏ Măng gan ở
Núi Thành. Núi đồi có thể trồng cây lấy gỗ, làm nơi chăn thả trâu, bò… Và vì
vậy, cuộc đấu tranh với thiên nhiên đòi hỏi con người Hưng Nguyên phải giàu
nghị lực, chí kiên cường, óc sáng tạo mới khai thác được những thuận lợi và
khắc phục được thiên tai.
Với vị trí địa lý như trên, Hưng Nguyên có nhiều lợi thế và tiềm năng
để phát triển một nền kinh tế đa dạng: Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế nội tại cũng như giao
lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh trong vùng.
Dân cư Hưng Nguyên phân bố không đều; và đặc điểm này vẫn tồn tại
tới những năm gần đây, các vùng dọc sông Lam, ven Thành phố, dọc đường
quốc lộ có mật độ khá cao, còn vùng tổng Hải Đô cũ thì dân cư thưa thớt. Dân
số toàn huyện năm 1930 là 56.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào theo đạo


18
Thiên Chúa là 18% [1, tr13]. Một số xã gần Nhà Chung Xã Đoài phần lớn
đồng bào theo đạo Thiên Chúa như Hưng Trung, Hưng Yên, Hưng Tây.
Hưng Nguyên là một huyện ngoại vi thành phố Vinh. Về nguồn gốc
thì Vinh đã ra đời và mở rộng ra giữa vùng đất của Hưng Nguyên. Thời
thuộc Pháp, phủ lỵ đóng ở làng Chân Đích (thuộc xã Hưng Chính hiện nay)
cách Vinh khoảng 4 km. Bộ máy cai trị toàn tỉnh Nghệ An trước đây của
thực dân Pháp đặt tại Vinh trực tiếp khống chế phong trào yêu nước và cách
mạng Hưng Nguyên cùng các phủ huyện lân cận khác. Ở kề Vinh, Hưng
Nguyên là một trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Pháp trong cuộc chiến
tranh xâm lược năm 1946 - 1954 và đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá hoại
1964 - 1972.

Mặt khác, do gần Vinh nên Hưng Nguyên trước đây là nơi cung cấp
nhiều công nhân cho các nhà máy của Pháp ở Vinh. Các làng như Yên Dũng,
Lộc Đa, Đức Thịnh, Yên Lưu, Đức Quang… của tổng Yên Trường và một số
làng xã khác ven thành phố, rất nhiều gia đình nông dân có cha mẹ, anh em,
bà con làm công nhân ở Vinh. Đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc hình
thành khối liên minh công - nông. Từ liên minh tự nhiên trong gia đình, làng
xóm đến liên minh giai cấp, liên minh chính trị. Ngày nay và mãi mãi sau
này, đặc điểm thuận lợi này cùng với sự gắn bó lâu dài giữa Hưng Nguyên và
thành phố Vinh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa với các cơ sở công
nghiệp lớn, ngày càng hiện đại của Nghệ An, là nguồn sức mạnh to lớn cho
Hưng Nguyên về nhiều mặt trong hiện tại và cả trong tương lai.
1.1.2. Truyền thống văn hóa, yêu nước cách mạng
Hưng Nguyên là một trong những vùng đất của Nghệ An giàu truyền
thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Cho dù mưa bom, bão đạn, thiên tai,
địch họa bao lần, người dân Hưng Nguyên luôn giữ vững và phát huy tinh
thần kiên trung, nghĩa khí, dũng cảm chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm,


19
bền bỉ, kiên cường khắc phục thiên tai, vượt qua bao cam go để dựng xây
cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
Hưng Nguyên có nhiều di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh nổi
tiếng, là quê hương của nhiều nhà yêu nước. Hưng Nguyên có đền Chiêu
Trưng tại làng Triều Khẩu (nay thuộc xã Hưng Khánh); đền thờ Lê Khôi, vị
danh tướng có công lớn phò Vua Lê đánh quân Minh đầu thế kỷ XV. Đây là
một trong bốn đền thờ đẹp nổi tiếng miền Trung mà nhân dân Nghệ An xưa
vẫn tự hào, tuy nhiên ngày nay không còn nữa.
Lam Thành Sơn vừa là một di tích lịch sử lâu đời, vừa là một danh lam
thắng cảnh từng làm say lòng bao nhà thơ, danh nhân đất nước đến đây vãn
cảnh: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bùi Dương Lịch, Đặng Nguyên Cẩn…

Kể cả Vua hiền - nhà thơ tài ba Lê Thánh Tông cũng đã từng đến đây (1470)
và để lại bài thơ: Vịnh cảnh Lam Thành.
Lam Thành cũng là một chiến địa từng diễn ra bao cuộc giao tranh
quyết liệt giữa quân ta với quân xâm lược phong kiến phương Bắc các triều
đại từ nhà Hán đến nhà Minh. Sau chiến thắng, các đời Vua Trần, Vua Lê đã
chọn nơi đây làm lỵ sở trong nhiều thế kỷ. Lam Thành cùng với núi Kỳ Lân,
Dũng Quyết là nơi hai lần dừng chân của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ,
một lần từ Bắc về, một lần vào năm 1789 từ Thành Phú Xuân ra lấy thêm
quân tại Nghệ An, tổ chức duyệt binh lớn tại đây và hội quân với La Sơn Phu
Tử Nguyễn Thiếp về cuộc chiến. Dũng Quyết là nơi Quang Trung quyết định
xây “Phượng Hoàng Trung Đô”, hiện còn dấu tích. Riêng Lam Thành Sơn, do
có bề dày lịch sử chống giặc phong kiến phương Bắc, nên còn được gọi là
“Bình Ngô thành”
Đền An Quốc ở xã Nghĩa Liệt (nay thuộc xã Hưng Lam), là đền thờ
nghĩa sỹ đại vương Nguyễn Biểu. Nam 1413 vua Trần Trùng Quang cử ông
đến quân doanh của Trương Phụ - tướng nhà Minh ở Rú Thành để thương


20
thuyết. Nhằm lung lạc tinh thần ông, tướng giặc bày trò độc ác thiết tiệc “cỗ
đầu người”, chẳng những ông không hề run sợ mà còn mắng vào mặt Trương
Phụ khi nghe hắn kể công. Không khuất phục được ông, tại đây quân giặc đã
sát hại ông.
Tại làng Lộc Điền xã Hưng Khánh ngày nay có đền Vua Lê được kiến
tạo từ thế kỷ XV. Ngôi đền này là một di tích lịch sử thể hiện lòng biết ơn và
sùng kính của nhân dân nơi đây đối với vị anh hùng cứu nước Lê Lợi và các
vị Vua khác đầu thời Lê. Ngoài ra còn có một số đền là loại hình lịch sử văn
hóa đã được xếp hạng như: đền Ông Hoàng Mười tại xã Hưng Thịnh, Đền
Phúc Mỹ ở Hưng Châu, Đền Bùi Ngõa ở Hưng Trung…
Ngoài các đền, miếu, Hưng Nguyên còn có chùa Cần Linh, còn gọi là

chùa Sư Nữ - tại xã Hưng Vĩnh, nay thuộc thành phố Vinh. Ngôi chùa được
xây dựng khá đẹp, có cây xanh bao bọc xung quanh, tạo nên một khuôn viên
tĩnh lặng.
Hưng Nguyên là quê hương của vị anh hùng dân tộc kiệt xuất Nguyễn
Huệ, người đã lãnh đạo quân dân ta hồi cuối thế kỷ XVIII, viết lên những
trang sử chống ngoại xâm vô cùng vẻ vang, vô cùng oanh liệt.
Một danh nhân của Hưng Nguyên ở thế kỷ XVI là Đinh Bạt Tụy; Ông
là một tấm gương sáng về khổ học và học giỏi. Ông đỗ “đệ nhất giáp, đệ nhất
danh”, tương đương tiến sỹ và được vua Lê Trung Tông cử giữ chức Hàn lâm
viện, rồi Đông các hiệu thư. Về sau ông được cử giữ chức Thượng thư bộ
binh. Về tài học rộng, đỗ đạt cao, ở Hưng Nguyên còn phải kể đến các tên
tuổi như: Bạch Liêu (vị Trạng nguyên đầu tiên của tỉnh Nghệ An năm 1226),
Thái Tất Tiên, Lê Giám, Ngô Quang Tố, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Quang
Thiện đều thi đỗ tiến sỹ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII.
Hưng Nguyên là quê hương của Nguyễn Trường Tộ, một trí thức theo
đạo Thiên Chúa yêu nước ở thế kỷ XIX. Ông là một người rất thức thời, lại
rất kiên nghị, đã có công dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần nhằm đổi


21
mới canh tân đất nước. Trí tuệ lỗi lạc của ông vượt hẳn trên tầm thời đại, tiếc
thay nhà Nguyễn đã chối từ các bản điều trần của ông.
Ngày nay, như mọi người đều biết, Hưng Nguyên là quê của bà ngoại
Bác Hồ, quê hương cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, quê hương của anh hùng
liệt sỹ Phạm Hồng Thái - tác giả của tiếng bom Sa Diện…
Qua đó có thể nói, Hưng Nguyên là vùng đất văn hóa, địa linh, nhân kiệt;
đồng thời nơi đây cũng là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng;
1.1.3. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Hưng Nguyên nửa sau
thế kỉ XIX
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng, vừa có vị trí địa lý và điều kiện tự

nhiên thuận lợi, lại ở gần thành phố Vinh, lại có nhiều đường giao thông thủy
bộ đi qua như: đường xe lửa Bắc - Nam, đường quốc lộ 1, đường 46, đường
số 8, tuyến đê 42, đường 12/9…, đường thủy sông Lam và các sông đào. Nhờ
vậy, người dân Hưng Nguyên xưa cũng như nay thuận tiện đi lại trong làm
ăn, sinh sống, đồng thời tiếp xúc với những luồng tư tưởng mới, mở rộng tầm
mắt của mình.
Kinh tế Hưng Nguyên trước đây chủ yếu là nền kinh tế tiểu nông với
cây trồng chính là lúa nước. Do phương thức sản xuất phong kiến lâu đời kìm
hãm, cộng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nông nghiệp Hưng Nguyên
trước đây rất kém phát triển. Công trình thủy lợi hầu như không có, việc tưới
tiêu phụ thuộc vào thiên nhiên. Công cụ sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu
rất ít được cải tiến. Bởi vậy, năng suất cây trồng rất thấp, mỗi vụ thường
không vượt quá 50 - 60 kg thóc/1 sào. Đại bộ phận ruộng đất chỉ làm một
nhiệm vụ, diện tích hoang hóa khá nhiều. Có nơi hàng năm bỏ phần lớn diện
tích không cày bừa. Nạn hạn hán, lụt lội, vỡ đê, sâu bệnh phá hoại… liên tiếp
xẩy ra. Đói kém liên miên năm này qua năm khác, nạn đói giáp hạt “tháng ba,
ngày tám” trở thành căn bệnh kinh niên.


22
Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà… cũng nằm trong tình trạng trì
trệ. Các đồi cỏ ở Hải Đô, vùng núi Thành, các bãi cỏ vùng ven sông Lam,
vùng Yên Lưu… có điều kiện để phát triển đàn trâu, bò… đông đúc. Nhưng
do phần lớn trâu, bò trước đây đều nằm trong tay địa chủ, Nhà chung. Nông
dân phần lớn là người nuôi rẽ, lại ít hiểu kỹ thuật chăn nuôi nên trâu bò ít
được chăm sóc, thường gầy yếu, có khi bị dịch bệnh chết hàng loạt.
Ngoài nông nghiệp, nhân dân nhiều vùng ở Hưng Nguyên từ trước còn
làm một số nghề thủ công như: nghề đan dè cót ở Xuân Nha, nghề làm mũ
nón ở Rú Ráng, nghề dệt chiếu gon ở Yên Lưu, nghề đóng thuyền ở Xuân
Giang, Xuân Thủy, nghề thợ cưa ở Thành Công, Làng Cự, nghề dệt vải ở

Hoàng Cần, nghề nuôi tằm dệt lụa ở các xã dọc sông Lam, nghề thợ nề, thợ
mộc ở Láng Thôn, Chính Đích, nghề ép mía, trắc đường, nấu kẹo ở Khánh
Sơn, Phú Vinh, Long Giang, Yên Thái, nghề làm mĩ nghệ mây tre đan ở Yên
Xá, Yên Khang… Một số trong các nghề nói trên đã trở thành nghề truyền
thống gia đình, thu hút một lượng nhân công nhất định và cải thiện phần nào
đời sống người dân các làng xã. Giao lưu hàng hóa trên thị trường đáp ứng
được nhu cầu cần thiết thường ngày của từng địa phương. Một số loại hàng
hóa như đường mật, mây tre đan, chiếu gon… được đưa đi tiêu thụ ở các thị
trường xa hơn. Còn đại bộ phận các nghề thủ công khác là những nghề làm ăn
trong những tháng nông nhàn của nông dân. Nhìn chung, đời sống người thợ
thủ công không hơn gì nhiều so với người nông dân.
Cùng cảnh với người nông dân là dân nghèo ven thành phố, ven chợ,
ven sông… làm nghề buôn thúng bán mẹt, chèo đò, cào hến, cất vó, quăng
chài… sống một cuộc sống bấp bênh, được bữa hôm, lo bữa mai.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), sau khi thực dân Pháp
thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Đông Dương, ở
Hưng Nguyên bắt đầu xuất hiện một số nhà buôn bán như buôn bò ở Chính


23
Đích, buôn gỗ ở Phù Long, mở lò gạch ngói, xưởng thuộc gia trâu bò… Sau
những năm 1930, có thêm một số nhà thầu khoán. Khi Nhật nhảy vào, một số
nhà buôn bản xứ có quan hệ với hãng Atka của Nhật, sự xuất hiện các hình
thức kinh doanh công thương nghiệp có làm biến đổi ít nhiều bộ mặt kinh tế
Hưng Nguyên trong thời gian này. Người nông dân, người dân nghèo có thêm
một số công việc làm ăn mới, nhưng cũng bắt đầu nếm trải thêm một hình
thức bóc lột mới. Giai cấp tư sản Hưng Nguyên mới được hình thành rất yếu
ớt, phần nhiều là điền chủ nhỏ, vốn liếng không có là bao lại bị tư bản Pháp
và bọn thống trị chèn ép, không mở mang được nên họ vẫn có ít nhiều tinh
thần dân tộc, căm thù thực dân Pháp.

Với một nền kinh tế như vậy, nhân dân Hưng Nguyên nhất là nhân dân
lao động, mặc dầu rất cần cù, chịu thương, chịu khó, vẫn quanh năm lam lũ
cực khổ. Dưới chế độ phong kiến đã vậy, từ khi thực dân Pháp quàng lên đầu,
lên cổ nhân dân ta ách thống trị của chúng và kế đến là phát xít Nhật, người
dân lao động Hưng Nguyên càng phải chịu trăm bề cực khổ cay đắng. Họ
luôn luôn nung nấu chí căm thù giặc cướp nước và giai cấp phong kiến tay sai
bán nước, sẵn sàng liên minh với giai cấp công nhân và các tầng lớp bị áp
bức, bóc lột khác, vùng dậy đạp đổ chính quyền của giai cấp thống trị.
Về chính trị, xã hội: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế
quốc Pháp tăng cường áp bức, bóc lột các nước thuộc địa. Nhân dân Hưng
Nguyên cũng phải chịu đựng mọi hậu quả nặng nề của sự áp bức, bóc lột đó.
Chúng đặt ra sưu thuế hết sức nặng nề, bất công. Sưu thuế mỗi năm lại tăng
lên, có năm tăng đến 30%. Các kỳ thu sưu, thuế cũng là dịp để bọn địa chủ,
cường hào tha hồ nhũng nhiễu, cướp đoạt tài sản, ruộng đất của nông dân.
Thôn nào, làng nào cũng mõ thúc, trống dồn ngày đêm, nhà nhà lo lắng, sợ
hãi, nhốn nháo cả lên, nhất là các gia đình nghèo khổ. Thôi thì ruộng vườn,
nhà cửa, quần áo...phải đem đi bán; có gia đình phải bán cả đồ thờ cúng ông


24
bà, tổ tiên để lấy tiền nộp sưu, thuế. Không mấy nơi là không có cảnh kìm
kẹp, đánh đập, hành hạ người thiếu sưu, chậm thuế.
Cùng với sưu, thuế, thực dân Pháp duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất
phong kiến; chế độ tô thuế hết sức bất công và nặng nề. Ruộng đất nông dân
ngày càng bị cướp đoạt và tập trung vào tay địa chủ, vào Nhà chung và vào
tay thực dân Pháp. Bị cướp đoạt hết ruộng đất, người nông dân chỉ còn cách
xin cày ruộng rẽ của địa chủ để nuôi sống gia đình. Cày ruộng rẽ, người nông
dân lại bị bóc lột bằng tô thuế hết sức nặng nề. Theo quy ước thì địa chủ chỉ
lấy tô ½, rằng “kẻ có công đồng người có của”, nhưng thực tế người nông dân
tá điền bị bóc lột thậm tệ. Địa chủ chỉ giao ruộng, còn tất tần tật tá điền phải

tự lo liệu. Mất mùa, tá điền vẫn phải nộp đủ số lúa đã quy định từ đầu vụ, theo
kiểu “được mất mặc mày, thóc thầy phải đủ”. Ngoài tô chính còn có tô phụ
như: các lễ mồng năm ngày tết, lễ mời coi đi gặt, một số ngày làm không
công cho địa chủ...
Từ những năm 20, trên đất Hưng Nguyên xuất hiện một số cơ sở kinh
doanh tiểu công nghiệp, thương nghiệp của tư nhân như xưởng thuộc da, lò
gạch ngói, buôn trâu bò, buôn gỗ...Một số nông dân và dân nghèo xin vào làm
công nhân hoặc hợp đồng trong các cơ sở này. Các cơ sở công thương nghiệp
mới đã làm phong phú thêm bộ mặt kinh tế địa phương và có cải thiện được
chút ít đời sống của người làm công ăn lương. Nhưng đồng thời cũng đẻ ra
một hình thức bóc lột mới. Bọn chủ thường mượn cớ hết việc, ít việc để sa
thải công nhân, hạ thấp tiền lương; bọn cai ký thì ăn gian, hà hiếp công nhân,
kiếm chuyện để cúp phạt công nhân bằng tiền, đánh đập, xỉ mắng công nhân
thậm tệ
Cùng với sưu thuế, tô tức nặng nề, tiền công rẻ mạt, người lao động
Hưng Nguyên còn bị cực khổ trăm bề vì nạn bắt phu, bắt lính. Đi phu phen
tạp dịch, đắp đường, khiêng kiệu, canh phòng...đặc biệt là làm phu cao su,
“cao su đi dễ, khó về”, người lao động bị đánh đập, hành hạ thậm tệ.


25
Cùng với chính sách bóc lột tàn tệ, thực dân Pháp và bọn phong kiến
thi hành chính sách chuyên chế về chính trị rất hà khắc, mọi quyền hành đều
thâu tóm trong tay người Pháp, nhân dân ta không được hưởng bất cứ quền tự
do dân chủ nào, mọi hoạt động đòi tự do dân chủ đều bị đàn áp. Ngài ra Pháp
còn dùng chính sách “chia để trị”, chia rẽ sâu sắc mối đoàn kết dân tộc, phá
vỡ tính thống nhất để dễ bề thống trị, bóc lột đân ta.
Về văn hóa - xã hội, chúng dùng chính sách ngu dân, đồi trụy. Từ năm
1919, sau khi bỏ Hán học và các khoa thi hương, thi hội, bọn Pháp cho mở
một số ít trường học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Toàn phủ Hưng Nguyên với

gần 6 vạn dân mà chỉ có 4 trường học ở 4 tổng Phù Long, Văn Viên, Thông
Lạng, Hải Đô gồm trên 300 học sinh từ lớp đồng ấu đến lớp kiêm bị (tương
đương từ lớp mẫu giáo đến lớp 2,3 hiện nay) [12, tr43].
Nạn rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện...phát triển, nhiều hủ tục được
khuyến khích duy trì như: bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan...
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Hưng Nguyên giữa thế kỷ XIX đã lý
giải vì sao nơi đây là khởi nguồn làm bùng phát một phong trào cách mạng
sôi sục đầu thế kỷ XX, đặc biệt là cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh làm lung lay
hệ thống chính trị, kìm kẹp của thực dân phong kiến, làm bùng nổ phong trào
cách mạng sôi sục khắp cả nước trong giai đoạn 1930-1931.
1.2. Hưng Nguyên trong phong trào đấu tranh chống Pháp nửa sau
thế kỉ XIX
1.2.1. Hưng Nguyên với cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874)
Ngày 1/9/ 1858, thực dân Pháp trắng trợn nổ súng đánh cửa biển Đà
Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Đại Nam. Bị quân dân ta chống cự quyết
liệt, hơn 5 tháng sau, tiếng súng vẫn dền vang trong Gia Định. Với tinh thần
giữ nước một cách nhùng nhằng, với đối sách chủ hòa, triều đình nhà Nguyễn
dâng 3 tỉnh Miền Đông (1862), rồi 3 tỉnh Miền Tây (1867) ở Nam Bộ cho


×