Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.88 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ THANH NGÀ

CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN VIỆT HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ THANH NGÀ

CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG




4

NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................8
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát......................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ.........................................................13
1.1. Nguyễn Việt Hà - một nhà văn thời Hậu đổi mới.....................................................13
1.1.1. Vài nét về con người Nguyễn Việt Hà......................................................13
1.1.2. Bối cảnh văn học Việt Nam thời điểm Nguyễn Việt Hà gia nhập làng văn
................................................................................................................13
1.1.3. Lộ trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà......................................................17
1.1.4. Sự quan tâm của dư luận đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà...............22
1.2. Sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà......................................27
1.2.1. Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết................................................................27
1.2.2. Nguyễn Việt Hà với truyện ngắn .............................................................29
1.2.3. Nguyễn Việt Hà với tạp văn......................................................................30
1.3. Các vấn đề xuyên suốt trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà...........................................33

1.3.1. Những dấu ấn đa dạng của lịch sử trong cuộc sống đương đại.................33
1.3.2. Sự xô bồ của các chuẩn đánh giá..............................................................37
1.3.3. Đô thị với cảm quan hậu hiện đại của con người......................................40
Tiểu kết.............................................................................................................................44
Chương 2
CON NGƯỜI ĐÔ THỊ VỚI CUỘC TRUY TÌM
CHÂN GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN VIỆT HÀ............................................................................................................46
2.1. Đô thị - một môi trường thử thách khắc nghiệt.........................................................47
2.1.1. Khái niệm đô thị, con người đô thị............................................................47
2.1.2. Đặc điểm đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà......................................49
2.1.3. Những thử thách khắc nghiệt đối với con người của cuộc sống đô thị.....54
2.2. Tha hóa và sự chống trả tha hóa của con người đô thị..............................................58
2.2.1. Sơ lược khái niệm tha hóa.........................................................................58


6
2.2.3. Tha hóa và chống trả tha hóa của con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn
Việt Hà...................................................................................................65
2.3. Chân giá trị cuộc sống - một câu hỏi không dễ tìm lời đáp.......................................71
Tiểu kết.............................................................................................................................73
Chương 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI ĐÔ THỊ
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ.........................................................................75
3.1. Đa dạng hóa hình thức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu..........................................75
3.1.1. Hệ thống lời kể, ngôi kể............................................................................77
3.1.2. Câu văn.....................................................................................................84
3.1.3. Ngôn ngữ, giọng điệu................................................................................87
3.2. Truy tìm cội nguồn lịch sử của các kiểu ứng xử ở con người đô thị.........................94
3.3. Duy trì góc nhìn văn hóa khi kể chuyện con người đô thị........................................96

3.3.1. Văn hóa giao tiếp của con người đô thị.....................................................96
3.3.2. Tín ngưỡng của con người đô thị..............................................................98
3.3.3. Con người đô thị với văn hóa ẩm thực......................................................99
Tiểu kết...........................................................................................................................102
KẾT LUẬN........................................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................107

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Việt Hà (tên thật là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1962,
người Hà Nội) là một nhà văn nổi bật trên văn đàn Việt Nam hiện nay. Từ
cuốn tiểu thuyết đầu tay Cơ hội của Chúa (1999) cho đến ấn phẩm gần đây
nhất, tiểu thuyết Ba ngôi của người (2014), ông luôn được dư luận chú ý. Độc
giả tìm đến với Nguyễn Việt Hà phần lớn là vì mến mộ một nhà văn thông
minh, có cái nhìn khá đa diện và nhạy cảm đến gai người trước những biến
động của cuộc sống đô thị hiện đại. Có người yêu thích nhà văn này ở lối "u
mua đen" - độc chiêu "hài Hà Nội" để thấy những bức tranh độc đáo, sống
động, chân thực về thời buổi đại loại "thị trường còn trinh nguyên nhưng đã
tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm" (Phùng Gia Thế). Cũng có độc
giả đồng cảm với "những từ xấu xí với cái nhìn bi quan về thủ đô hay những


7
đoạn miêu tả đẹp về không gian, con người đất Tràng An, vẫn luôn thấy một
tấm lòng xót xa yêu Hà Nội" mà tìm đến Nguyễn Việt Hà như một tri kỉ, tri
âm vốn rất hiếm hoi xưa nay. Kể từ lúc xuất hiện trên văn đàn, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Việt Hà nhưng dường như đường
văn của ông còn dài nên việc đánh giá về sáng tác của ông còn là câu chuyện
phía trước. Nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, "chỉ riêng với lối viết túy
quyền, đã đủ xác định đẳng cấp của anh: anh xứng đáng đứng vào hàng ngũ

top ten trong văn học Việt Nam hiện đại".
1.2. Thế giới nhân vật trong văn xuôi (tạp văn, truyện ngắn và tiểu
thuyết) Nguyễn Việt Hà khá đa dạng. Nhà văn tỏ ra hiểu biết khá rộng và
không ít lần tự sự về nhiều lớp người sống ở nhiều môi trường khác nhau.
Trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà miêu tả khá sinh động và
chân thực hình ảnh người nhà quê, đấy là "một ông trung niên mặc áo đại cán,
cổ áo cáu bẩn", hay "một bà... với ba đứa nhóc nhinh nhỉnh, khoảng mười một
mười hai ngồi quanh mấy cái tay nải.."… Tuy nhiên, loại nhân vật sống trong
môi trường đô thị vẫn là loại nhân vật được ông quan tâm hơn cả. Thực ra,
cũng không thể đòi hỏi nhà văn bao quát mọi thực trạng, đề cập đến mọi vấn
đề. Phải nhận thấy rằng những mảng đời sống, những thực trạng xã hội được
trình bày trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là khá tinh tế, thể hiện sự am
hiểu và cả sự vô tư của một nhà văn có tố chất chuyên nghiệp. Việc nghiên
cứu về con người đô thị trong sáng tác của nhà văn, vì vậy, là một việc làm
hữu ích, có thể giúp ta nhận ra những đóng góp đích thực của ông trong văn
học Việt nam đương đại.
1.3. Con người đô thị không chỉ có trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà.
Ngay từ những năm 1930-1945 của thế kỉ trước, nhà văn tiền bối Vũ Trọng
Phụng, "ông vua phóng sự đất Bắc" đã có những sáng tác có thể xem là bất hủ
về con người đô thị, nhất là tiểu thuyết Số đỏ (1936) và các phóng sự Cạm


8
bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936). Cùng
với Nguyễn Việt Hà hôm nay, các nhà văn như Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài,
Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Dương Ngọc Dũng, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Việt Linh… cũng có nhiều sáng tác khai thác
hình tượng con người và đời sống thị dân với những cách cảm nhận và đánh
giá độc đáo. Do vậy, qua tìm hiểu đề tài này, chúng ta có thể có được những ý
niệm ban đầu về con người đô thị trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
Không phải ngẫu nhiên ngay từ tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết Cơ
hội của Chúa (1999) ra đời, Nguyễn Việt Hà đã được giới phê bình
nghiên cứu quan tâm và cũng tốn khá nhiều giấy mực để nhìn nhận, đánh
giá một hiện tượng văn học có thể nói là nổi bật trên văn đàn Việt Nam
hiện nay. Mỗi người có cách nhìn, ý kiến khác nhau đã tạo nên một cuộc
tranh luận sôi nổi và không kém phần thú vị về một gương mặt nhà văn
tiêu biểu đất Hà thành.
Người đánh giá Nguyễn Việt Hà có thể xem là sớm nhất chính là giáo
sư Hoàng Ngọc Hiến với lời giới thiệu cuốn Cơ hội của Chúa. Trong bài viết
dài hơn 30 trang, tác giả đã có những hình dung tương đối đầy đủ và chân xác
về tác phẩm đầu tay của Nguyễn Việt Hà. Hoàng Ngọc Hiến nhận thấy trong
tiểu thuyết Cơ hội của Chúa "những khái quát xanh rờn", "những mẫu người
lập thân, lập nghiệp" và cũng có cả "chủ đề văn hóa tôn giáo". Tuy nhiên,
chúng tôi nhận thấy trọng tâm bài viết vẫn là nhấn mạnh mẫu người: Những
nhân vật chính trong Cơ hội của Chúa không có gì là chống đối, phá phách
nhưng gọi họ là mẫu người "phục vụ" thì không chính danh, tốt hơn hết gọi
họ là những mẫu người "lập thân", "lập nghiệp"… gắn với mục đích trực tiếp
là làm giàu" và có cả "ba vạn chín nghìn cách làm giàu "… (Hoàng Ngọc
Hiến, Đọc "Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà" - Đăng lần đầu tiên trên


9
tạp chí Sông Hương số 130, tháng 12 năm 1999) trong cái thời buổi "Nền
kinh tế Việt Nam đang loay hoay mở cửa". Đến năm 2003, tức là thời điểm
cuốn sách thứ hai, tiểu thuyết Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà ra đời,
Nguyễn Chí Hoan, trong một bài viết của mình đã có thể khẳng định "phải nói
rằng Nguyễn Việt Hà thuộc vào lớp các nhà văn mà sau một vài tác phẩm của
họ, ta thấy không cần bàn về văn chương nữa mà có thể bàn về các ý tưởng,
tư tưởng, dựa trên các cấu trúc và nhân vật của họ". Ý kiến này cho chúng ta

thấy, Nguyễn Việt Hà đã nhanh chóng khẳng định vị trí khá vững vàng,
không hề dễ trong cái thời buổi văn chương hạ giới nhiều như châu chấu và
ngôn ngữ mạng thì chan chát, sặc sụa "mùi son phấn và mùi bia rượu đô thị
mới nổi". Bài viết của Nguyễn Chí Hoan là những lời tâm đắc, chân thành về
thành quả lao động nghiêm túc, miệt mài của một nhà văn tâm huyết với nghề
cầm bút và chân thành đam mê văn chương, nghệ thuật.
Nguyễn Việt Hà hấp dẫn người đọc ở nhiều thể loại và ở thể loại nào
anh cũng có một nét riêng, khá ấn tượng. Tạp văn, tiểu thuyết hay truyện ngắn
của anh luôn mang lại một mĩ cảm thật sự sống động với bất kì một độc giả
nào dù khó tính đến mấy. Trong bài viết có nhan đề Người tỉnh nói giọng say,
nhà báo Nguyễn Trương Quý đánh giá "Nguyễn Việt Hà viết tạp văn giống
như người đi chợ khéo, tung tẩy qua những chợ búa đáo để của đất Kẻ Chợ,
vẫn dọn ra cái nhìn không dễ chịu về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng
những tiếc nuối pha khinh bạc, khi cần thiết nó sẽ là sự đanh đá hoặc nỗi lòng
ưu thời mẫn thế đương đại. Nó là lời của người mượn chén rượu nhưng lại
đượm vẻ "hương đưa say lại tỉnh" như lời của thi nhân xưa mà Nguyễn Việt
Hà thường hướng vọng về" (Nguyễn Trương Quý, 2013, Người tỉnh nói
giọng say, tr.6, NXB Trẻ). Cũng tác giả này trong Lời giới thiệu tạp văn Con
giai phố cổ với nhan đề " Hà Nội của những cao bồi già", một lần nữa nhấn
mạnh "tạp văn hay tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một món ăn pha chế


10
nêm nếm các mùi vị đặc trưng, để đẻ ra những trang viết bảo là ê hề tái nạm
gầu gân như phở bò cũng được, mà bảo là kênh kiệu cam vắt không đường
cũng xong…. Để rồi từ đó, Nguyễn Việt Hà đánh võng từ vỉa hè này sang cột
điện kia, khiến cho Hà Nội trong văn của anh nhộn nhịp gấp bội…" (Nguyễn
Trương Quý, 2013, " Hà Nội của những cao bồi già", tr.6, NXB Trẻ). Có
nghĩa là tác giả đã đánh giá Nguyễn Việt Hà từ nhiều phía và ở góc nhìn nào
cũng thấy những ưu thế của nhà văn "níu chân người đọc lâu hơn, bắt họ suy

nghĩ sâu hơn", một trong những phẩm chất thường thấy ở những nhà văn sớm
khẳng định bản lĩnh nghề nghiệp của chính mình.
Năm 2012, học viên Hoàng Thị Mại trong luận văn Thạc sĩ với đề tài
Đặc sắc nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Việt Hà cũng nhận thấy "Đến với tạp
văn Nguyễn Việt Hà, chúng tôi yêu thích cái hài hước dí dỏm, bình dị của
người viết và trân trọng học vấn uyên thâm, cách trích dẫn theo lối "nói có
sách mách có chứng" với thái độ cầm bút cực kì nghiêm túc" (tr.13). "Những
tác phẩm tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thật sự ghi được dấu ấn sâu sắc trong lòng
độc giả và góp phần làm mới thêm tạp văn Việt Nam hiện đại" (tr, 96)… Trên
các trang mạng Internet hiện nay có một số bài viết về Nguyễn Việt mà chúng
tôi chưa thống kê hết. Tuy nhiên, nếu là công trình đầy đặn, riêng biệt, thật sự
công phu về "Con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà" thì còn hoàn
toàn mới mẻ, một địa hạt nguyên thủy hấp dẫn để chúng tôi tìm tòi, khai mở.
Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ phần nào thấy được góc nhìn
mới với cách thể hiện độc đáo so với các nhà văn đi trước và những người
cùng chung một nỗi niềm "ưu thời mẫn thế" với ông. Có lẽ, đó cũng là đóng
góp đáng kể của Nguyễn Việt Hà cho sự phát triển phong phú, toàn diện của
văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượngnghiên cứu


11
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn
đề Con người đô thị trong văn xuôi của Nguyễn Việt Hà. Thông qua việc tìm
hiểu vấn đề con người đô thị, luận văn đi vào khám phá sự sâu sắc của nội
dung, tư tưởng và sự độc đáo trong cách thể hiện của nhà văn.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Phạm vi tư liệu khảo sát trước hết là các tác phẩm thuộc nhiều thể loại
của Nguyễn Việt Hà: các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba

ngôi của người, tập truyện ngắn Của rơi, các tạp văn Con giai phố cổ, Nhà
văn thì chơi với ai, Đàn bà uống rượu, Mặt của đàn ông, Tạp văn Nguyễn
Việt Hà tuyển chọn,... Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo nhiều tác phẩm văn
xuôi của nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam hiện đại, đương đại để
phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Khải, Hồ Anh
Thái, Phan Thị Vàng Anh, Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Tư, Dạ Ngân,
Nguyễn Quang Lập, Trần Đức Tiến, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn Văn Thọ...
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tổng quan về con đường sáng tác văn xuôi của Nguyễn Việt Hà.
2. Phân tích những phương diện đầy nghịch lí của con người đô thị
trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà.
3. Làm sáng tỏ những đặc sắc của nghệ thuật thể hiện hình tượng con
người đô thị trong văn xuôi của Nguyễn Việt Hà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp khảo
sát, thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp loại hình,
phương pháp so sánh - đối chiếu...
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu về những đặc sắc nghệ thuật trong việc
thể hiện hình tượng con người đô thị trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà trên cơ


12
sở đối chiếu với văn xuôi của các tác giả khác. Luận văn sẽ là tài liệu tham
khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về văn xuôi hiện đại
nói chung, văn xuôi Nguyễn Việt Hà nói riêng. Từ đó hiểu hơn về giá trị thể
loại đã góp phần làm nên tên tuổi nhà văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về văn xuôi Nguyễn Việt Hà
Chương 2. Con người đô thị trong cuộc truy tìm chân giá trị cuộc
sống trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà
Chương 3. Phương thức thể hiện con người đô thị trong văn xuôi
Nguyễn Việt Hà.


13
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI NGUYỄN VIỆT HÀ
1.1. Nguyễn Việt Hà - một nhà văn thời Hậu đổi mới
1.1.1. Vài nét về con người Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà tên thật là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1962, tự
nhận mình là người Công giáo. Ông xuất thân là một tiểu thị dân người Hà
Nội, với tuổi thơ bụi bặm và lang thang hè phố. Đó là những năm tháng cho
ông những âm thanh hỗn tạp của đô thị, những cảnh đời lam lũ, đến những
bản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung. Sau khi tốt nghiệp trường Đại
học Kinh tế, ông làm việc cho một Ngân hàng. Ông tham gia viết kịch bản
phim Của rơi năm 2001. Đến tháng 12 năm 2004 ông trở thành nhà văn
chuyên nghiệp. Với Nguyễn Việt Hà, văn nghiệp là sự trải nghiệm đồng thời
là sự giãi bày, cảm nhận, chiêm nghiệm, tư tưởng. Có lẽ vì thế mà khi đọc tác
phẩm của ông, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện, như gặp những
con người đâu đó xung quanh mình. Người đọc không hết thú vị và nhanh
chóng yêu mến cách viết, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự rất đỗi
nhẹ nhàng, hài hước mà thông minh, sắc sảo của nhà văn. Để rồi từ đó, công
chúng đồng cảm, chia sẻ với ông về những lo toan bộn bề của cuộc sống,
những xô bồ, nhốn nháo, biến dạng của đô thị đương đại. Ông còn là nhà văn
của nhiều hứa hẹn phía trước.
1.1.2. Bối cảnh văn học Việt Nam thời điểm Nguyễn Việt Hà gia

nhập làng văn
Từ mùa xuân năm 1975, đất nước ta được thống nhất, giang sơn thu về
một mối, cả dân tộc cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa. Mười năm sau chiến tranh (1975-1985) là những năm
tháng nhân dân ta được cổ vũ bởi chiến thắng vĩ đại, hào hứng tái thiết đất


14
nước, gieo cấy lại những đồng xanh trên hoang tàn đổ nát đầy vết tích của
bom đạn giặc Mỹ. Là tấm gương phản chiếu hiện thực, văn học Việt Nam giai
đoạn này cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống, tiếp tục cảm hứng sử thi của nó
theo quán tính nền văn học Cách mạng. Các nhà văn trưởng thành từ thời kì
trước là lực lượng sáng tác chính ở chặng đường này. Có đóng góp quan trọng
hơn cả phải kể đến những cây bút trẻ xuất hiện trong kháng chiến chống Mỹ
như các nhà thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu,
Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh … và các cây bút văn xuôi
cùng tác phẩm tiêu biểu của họ như Ký sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân Nguyễn Sinh, Cửa gió của Xuân Đức, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh…
Tuy nhiên, ngay sau đó nhân dân ta lại phải sống trong hoàn cảnh vô cùng
nghiệt ngã của hai cuộc chiến tranh Biên giới (Tây nam và phía Bắc) cùng với
những năm tháng khủng hoảng trầm trọng của thời kì bao cấp, chủ quan, duy
ý chí. Các nhà văn của chúng ta lúc này luôn phải sống trong tình trạng phân
thân. Con người thật thì luôn xót xa, đau buồn trước thảm cảnh của nhân dân
và đất nước và bản thân còn con người văn chương thì vẫn ca hát vui tươi
trước ảo giác của cảm hứng lãng mạn. Tình trạng đó đòi hỏi văn học phải
nhanh chóng đổi mới và điều đó phần nào được đáp ứng vào cuối giai đoạn
này với sự xuất hiện của một số tập thơ xuất sắc như Lời ru trên mặt đất
(1978), Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, Hoa trên đá của Chế Lan Viên, Khối
vuông ru- bích (1985) của Thanh Thảo…
Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kì mới cho văn học. Các
nhà văn được sống trong không khí dân chủ thời mở cửa đã thay đổi nếp

sống, nếp nghĩ. Ý thức cá nhân hiện đại trỗi dậy mạnh mẽ thức tỉnh khả năng
sáng tạo kì diệu của họ, nhất là về cuối thế kỉ XX. Đó cũng chính là những
nhân tố thúc đẩy văn học bước vào thời kì Đổi mới và người mở đường tinh
anh là Nguyễn Minh Châu với các tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu


15
tốc hành,Chiếc thuyền ngoài xa (1983), Phiên chợ Giát (1985), Cỏ lau (1989)
… Sau phóng sự Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp đã nhanh chóng khẳng định một lối viết mới cho văn học với
nhiều truyện ngắn đặc biệt hấp dẫn như Tướng về hưu, chùm truyện ngắn lịch
sử như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết…, chùm truyện ngắn thế sự như Tội ác
và trừng phạt, Truyện tình kể trong đêm mưa, Sống dễ lắm... Một số cây bút
nữ thật sự xuất sắc của văn học Đổi mới cũng nhanh chóng được khẳng định
như Dương Thu Hương với Những thiên đường mù, Pham Thị Hoài với tuyển
tập truyện ngắn. Tiếp đó là sự xuất hiện của nhiều cây bút già dặn như
Nguyễn Khắc Trường với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (1987),
Dương Hướng với Bến không chồng (1988), Lê Lựu với Thời xa vắng (1985),
Sóng ở đáy sông (1989), Ma Văn Kháng với Đồng bạc trắng hoa xòe (1978),
Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)...,
Nguyễn Khải với các tập truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), Một thời gió
bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1994)... Có thể nói, đây là những luồng gió
mới, có cường lực mạnh mẽ đã thổi vào văn học một cái nhìn đa diện với
những phong cách độc đáo đầy cá tính, khác hẳn không khí sử thi một chiều
của văn học trước đó.
Thập niên 90, bắt đầu từ năm 1992 của thế kỉ XX tiếp tục mở ra một
thời kì mới cho cả xã hội. Vô tuyến truyền hình, Internet, báo chí… đã làm
chúng ta thay đổi hình dung về xã hội loài người. Thông tin đã biến thế giới
thành "làng toàn cầu" và về một nghĩa nào đó là mái nhà chung của các dân
tộc với những quan tâm chung như môi trường sống, bệnh tật, chiến tranh,

giá cả thị trường… Nó làm thay đổi những tư duy bảo thủ nhất, tránh được
những giáo điều, cực đoan, phiến diện bấy lâu nay của con người. Đó cũng
chính là những nhân tố thúc đẩy văn học bước vào thời kì Hậu đổi mới thuật ngữ được hiểu là sự tiếp nối của văn học thời kì Đổi mới được khởi
xướng trước đó.


16
Sở dĩ chúng ta có thể xem văn học sau 1992 là thời kì Hậu đổi mới bởi
nó đã được khu biệt với văn học 1986-1990 ở nhiều đặc điểm nổi bật, cá biệt.
Trước hết là sự xuất hiện của một lực lượng sáng tác mới, mạnh, có khuynh
hướng tư tưởng riêng và của sự nở rộ nhiều thể loại mới, bám sát hiện thực
cuộc sống. Sự xất hiện và nhanh chóng trưởng thành của những nhà văn thật
sự trẻ tuổi nhưng không hề non tay như Hồ Anh Thái với các tác phẩm tiêu
biểu như SBC là săn bắt chuột, Mười lẻ một đêm, Hướng nào Hà Nội cũng
sông…, Phạm Thị Hoài với Thiên Sứ và Tuyển tập truyện ngắn, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, Dương Ngọc Dũng với
tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư với tạp văn Kính thưa anh nhà báo và truyện ngắn
Cánh đồng bất tận..., Y Ban, Trần Đức Tiến, Dạ Ngân… và cũng không thể
không kể đến nhà văn Nguyễn Việt Hà với tiểu thuyết đầu tay Cơ hội của
Chúa (1999), ngay từ đầu đã được độc giả chú ý.
Nếu như mười năm sau chiến tranh, văn học hiện đại, dù sao vẫn tiếp
nối truyền thống ở nhiều mặt thì văn học Hậu đổi mới lúc này hầu như đã
thay đổi diện mạo, từ quan niệm nghệ thuật, cảm hứng đến bút pháp. Các nhà
văn Hậu đổi mới có một cái nhìn bi quan về xã hội và đời sống - gần như
tuyệt vọng, vô phương hướng và thấy cái gì cũng đã chết. Chẳng hạn Nguyễn
Huy Thiệp viết truyện ngắn Không có vua để thể hiện một nhãn quan không
có thần tượng, không niềm tin, không nơi bấu víu. Phải chăng đó là tâm trạng
bế tắc do hậu quả của chiến tranh và một thời kì dài khủng hoảng nhiều mặt
của thời kì hậu chiến đè nặng lên nếp sống, nếp nghĩ của con người?
Về mặt bút pháp, các nhà văn Hậu đổi mới hầu như từ chối đại tự sự, đề

cao tiểu tự sự, tức là chỉ quan tâm đến những cái nhỏ nhặt, vặt vãnh đời
thường. Tạp văn của Nguyễn Quang Lập viết rất hóm về một Con ăn ruồi, về
Hot boy…. Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh tự sự về Hoa muộn. Đỗ
Hoàng Diệu viết những chuyện như Bóng đè, Dòng sông hủi, Bốn người đàn


17
bà và một đám tang… Các nhà văn Hậu đổi mới chống lại thực tại, đối lập với
cổ điển, với quá khứ, tìm một thực tại khác, như hiện thực tâm linh. Họ đồng
thời xóa bỏ khái niệm điển hình của chủ nghĩa hiện thực, đề cao sự cá biệt.
Nhân vật của họ, do vậy, thường là một đám hoặc chỉ là một dòng ý thức. Nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp khi viết truyện ngắn Con gái thủy thần đã tìm về với
thế giới huyền thoại, đưa vào rất nhiều biểu tượng thay cho con người cụ thể.
Các nhà văn Hậu đổi mới cũng sử dụng hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật
đa dạng như huyền thoại hóa, lắp ghép, phân mảnh, dòng ý thức, thậm chí cả
thủ pháp kỳ ảo hóa - ảo hóa (fanstatic) - lấy trung tâm là ma, thần kì, bí
hiểm…, không tuân theo bất kì nguyên tắc nào và cũng "khiếp" luôn cả sự hài
hòa cân xứng vốn rất ổn định trong văn học thời kì trước.
Kể từ đây, văn học thực sự bước vào thời kì dân chủ hóa. Độc giả được
tự do giao tiếp với tác giả, có quyền phán xét và thẩm thấu tác phẩm một cách
bình đẳng, cá tính, sáng tạo về mọi phương diện. Nguyễn Việt Hà là một
trong những nhà văn Hậu đổi mới như thế.
1.1.3. Lộ trình sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Gần hai mươi năm cầm bút, cho đến nay, Nguyễn Việt Hà đang ở độ
chín, trở thành một blogger quen thuộc của độc giả và được khẳng định là
một cây bút đô thị đặc sắc trên văn đàn Việt Nam đương đại. Nhìn lại lộ
trình sáng tác của ông cũng là dịp chúng ta được đồng hành khám phá thành
quả lao động nghệ thuật miệt mài và không kém đam mê của một người viết
văn chân chính.
Những năm 1989-1990, Nguyễn Việt Hà, lúc bấy giờ còn là một thanh

niên trẻ tráng nhưng đã sâu sắc yêu Hà Nội và không ai ngăn nổi sở nguyện
được viết về Hà Nội của ông. Đó cũng là thời điểm ông viết Cơ hội của Chúa
với bao nhiêu trăn trở, suy tư, với tâm trạng "Hồi đó mình rất muốn viết
những trang về đường tàu điện ở Hà Nội. Tàu điện từng là thứ rất đặc trưng


18
cho phố phường của Hà Nội"… nhưng điều cuốn hút hơn cả đối với ông vẫn
là cuộc sống "nội đô" Hà Nội. Bởi theo ông, nội đô là nơi sinh ra tầng lớp thị
dân, "những người ngoại tỉnh do hoàn cảnh xô đẩy về đô thị, cái đầu tiên mà
họ tiếp xúc là văn hóa cửa ô. Cửa ô mang hình ảnh đô thị nhưng cũng là sự
tha hóa của nội ô" (Nguyễn Việt Hà trả lời "phỏng vấn" của Nguyễn Trương
Quý trên PHONGDIEP.NET). Đọc Cơ hội của Chúa, chúng ta nhận thấy "ba
vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù
và điếc theo mọi nghĩa" (tr. 397), lại thấy "Quan buôn lậu có thế hơn dân
buôn lậu" và nhất là thấy "Thương trường chân chính… đầy rẫy kỹ xảo.
Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi. Một sự hợp tác mang tính chất
trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ
phận tinh hoa của Hà Nội" (tr. 122). Sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành ở Hà
Nội, người đọc dễ nhận thấy sự lịch lãm, thâm thúy vốn có của một nhà văn
gốc Hà thành ngay trong sáng tác đầu tay của ông, mặc dù tác giả tự nhận đó
là cuốn tiểu thuyết thể hiện sự hồn nhiên của một thời nông nổi. Thực ra, đó
đã là một khởi đầu thuận lợi của một cây bút có tố chất chuyên nghiệp. Sự
chào đón một cách hồ hởi của độc giả và giới phê bình ngay khi cuốn tiểu
thuyết này ra đời khẳng định điều đó.
Từ năm 2003 đến năm 2013, chỉ trong khoảng thời gian hơn mười năm,
Nguyễn Việt Hà đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, bốn
tập tạp văn dày dặn và ngày càng thể hiện sự già dặn trong lối viết. Tiểu
thuyết Khải huyền muộn (2003, tái bản lần thứ hai 2013) của ông được độc
giả chờ đợi và càng đọc càng thấy hài lòng sau sự thành công của tiểu thuyết

Cơ hội của Chúa hơn mười năm trước. Tất nhiên đây vẫn là cuốn sách rất khó
đọc đối với tất cả bạn đọc, kể cả những "siêu độc giả" (những người cầm bút
như ông). Văn học, nói như nhà văn tiền bối Nam Cao "chỉ dung nạp những
ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì


19
chưa có" (Đời thừa - 1943). Nếu như trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Vệt Hà
vẫn còn "chuyện", được kể khá liền mạch để người đọc dễ theo dõi thì đến
Khải huyền muộn người ta có một độ hoang mang nhất định, rất khó xác định
nó hay dở thế nào, thành công đến đâu. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong lời
giới thiệu cuốn sách này đã có những nhận xét khá sâu sắc về dấu ấn đương
đại trong văn xuôi Nguyễn Việt Hà: "anh…. cố tình vi phạm các "nguyên tắc
vàng" sau đó trình bày ra một nội dung khác với các nhà văn đương thời, là
một câu hỏi "chơi thẳng" vào "trái tim" văn học: "Thế mà các vị coi đấy là
văn học à?". Tinh thần khủng bố trắng trợn với các giá trị cổ điển ngoài nội
dung lại được nhấn mạnh thêm bằng một hình thức cấu trúc ngữ pháp và bố
cục không cân đối, làm cho độc giả đã khó đọc lại thêm một lần nữa khó đọc
hơn nếu không muốn nói là không thể đọc được" (Nguyễn Huy Thiệp, 2006,
bài đã in trên Tạp chí văn học số 4). Đọc Khải huyền muộn, nhà văn dẫn dắt
người đọc bằng cách kể chuyện "không có truyện", mở đầu rất vu vơ, tầm
phào và không định thần kịp trước kết thúc của một "tiểu truyện" mới bắt đầu
được tung ra. Đó là một nhân vật xưng tôi với anh đi lang thang quanh bờ hồ
Hà Nội, đang ngắm cảnh, tả cảnh chợt chuyển sang kí ức, kể về thời trung
học…rồi nhảy cóc sang chuyện nhà văn đi tìm nhân vật,…chưa xong lại
chuyển sang chuyện tôi với Vũ…vv… và kết thúc lại là hình ảnh nhà văn
Bạch "đôi khi ngồi quán lạ, chợt thấy ai đó to giọng văng tục thì tự biết ngay
đấy là khách hàng đã thâm niên ngồi ở quán Vinh. Rồi đây, Bạch và cô bé
cũng chỉ đến quán Vinh thêm một lần nữa" (Khải huyền muộn, tr.338)…
Nghĩa là tác phẩm kết thúc trong tâm thế người đọc hầu như còn muốn biết

sau đó như thế nào, vì họ chưa kịp hiểu, chưa thể ngay tức thì ngộ ra ý nghĩa
của hồi kết. Lâu nay chúng ta vẫn tâm niệm về một "cốt truyện là chuỗi sự
kiện, có mở đầu và một kết thúc có ý nghĩa". Đến Nguyễn Việt Hà, lối kết cấu
cổ điển ấy dường như hết dấu vết. Tất cả các tiểu truyện và các liên tưởng đều


20
không có một kết thúc nào (đã đành rồi), thậm chí chúng còn không có một ý
nghĩa nào liên quan gì với nhau nhiều lắm nữa. "Điều này giống như người ta
nói "thúng gạo này nặng mười mét" vậy" (Nguyễn Huy Thiệp - Bài đã dẫn
tr.7).
Tập truyện ngắn Của rơi (2004) và các tập tạp văn lần lượt xuất bản
ngay sau đó như Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008),
Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013) cho thấy sức sáng tạo ngày
một dồi dào của Nguyễn Việt Hà. Có nhiều độc giả dường như được xả hơi
một cách thật sự khoan khoái khi tìm đến tạp văn của ông bởi một lối "u mua
đen" - "món hài Hà Nội" rất Nguyễn Việt Hà. Ông viết hóm hỉnh, nhẹ tênh
mà lại tỉ mỉ chân thực đến đỉnh về hình ảnh đàn ông dự yến, đàn ông dở hơi
óng ánh, đàn ông khỏa thân, bi tráng anh em rể, mồm của đàn ông… và sống
động đến bất ngờ về đàn bà uống rượu, đàn bà có võ, đàn bà đọc Tam quốc,
thiếu phụ ngoại tình, thiếu nữ đánh cờ, và một ngày dài hơn thế kỉ…Nếu so
sánh đời sống và con người vùng đồng bằng Nam bộ bộc trực trong truyện
ngắn và tạp văn Nguyễn Ngọc Tư hay cùng chủ đề thị dân đậm chất triết luận
trong văn xuôi Hồ Anh Thái, ta vẫn dễ nhận thấy một lối viết riêng, không thể
trộn lẫn của truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Việt Hà. Đó là một lối hài sâu
cay. Đùa đấy nhưng cũng là thực đấy. Anh tung tẩy từ chợ Đồng Xuân, qua
chợ Hôm xuống chợ Đuổi của Hà Nội để lật tung những sâu xa tính toán buôn
bán đất Kẻ Chợ nhưng cũng không quên dành đất ưu ái cho những khoảng
lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí truyền đời. Đọc tạp
văn của ông, thấy nóng hổi chuyện phố xá với cái duyên không dễ có mà vẫn

rưng rưng, tinh tế cảm xúc. Hà Nội trong ông hiện lên hư hao nề nếp pha lẫn
sự nuối tiếc, khinh bạc. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, đằng sau tiếng cười
hồ hởi, giòn dã, Nguyễn Việt Hà để lại trong lòng người đọc những dư vị
thâm hậu, cứ mải miết hồi hộp, phấn chấn đọc hết từ đầu đến cuối. Ngay nhan


21
đề của bài viết đã lôi cuốn người đọc muốn biết: đàn bà uống rượu, đàn bà có
võ, đàn ông dở hơi…óng ánh… là bởi vì tất thảy đều hi hữu. Mỗi bài viết
"xinh xinh" của ông đậm đà một khẩu vị lạ, tưởng "biết rồi, khổ lắm…!" mà
vô vàn mộng mị, xa xăm, nhất là khi ông viết về lần đầu nghe nhạc Trịnh hay
tự tình về bạn ở cùng phố. Hình như với ông, càng viết càng mới. Không
được rộng rãi địa hạt như những nhà văn có sở trường viết về nông thôn
Nguyễn Ngọc Tư, xoay xở trong một Hà Nội nội đô thật đấy nhưng văn xuôi
Nguyễn Việt Hà chưa từng gợn một cảm giác chật hẹp, vất vả trong cách lựa
chọn đối tượng miêu tả, cũng chẳng hề thiếu thốn cách giễu nhại, hài hước
vốn phóng khoáng phong phú của một người đọc nhiều, biết nhiều. Có lẽ vốn
sống, sự lịch lãm và khả năng hấp thu tinh tế tinh hoa chất phố phường Hà
Nội đã làm nên bản sắc, văn phong độc đáo của ông với phong vị khó quên,
khó trộn lẫn.
Khai xuân 2015, tại Trung tâm văn hóa Pháp - Hà Nội, Nguyễn Việt
Hà đã làm nóng lên không khí văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI bằng cuốn
tiểu thuyết thứ ba, tiểu thuyết Ba ngôi của người, do Nhà xuất bản Trẻ ấn
hành. Văn phẩm vừa ra mắt ít lâu đã được tái bản ngay. Đó thực sự là một
hiện tượng hiếm hoi và đáng mừng của văn học nước nhà. Nó cũng cho thấy
bản lĩnh sáng tạo vững vàng của nhà văn đam mê nghề nghiệp, đam mê
khám phá Hà Nội và rộng ra là muôn mặt đời thường, mang nặng hơi thở
của những số phận, những kiếp người trôi nổi trên dòng lịch sử bão tố của
dân tộc. Nếu như trong hai cuốn tiểu thuyết trước, yếu tố đơn và tĩnh vẫn
còn là điểm tựa để xây dựng tình huống, thì đến Ba ngôi của người, Nguyễn

Việt Hà đã "đa thanh hóa" tiểu thuyết, đặt nhân vật sống trong một không thời gian nhiều chiều, trong đó có cả thời gian tâm linh. Một sự bứt phá
ngoạn mục, nếu không nói là ở thế kỉ XX, các tiểu thuyết gia chưa đủ điều
kiện khai thác. Nhà văn để ba nhân vật thành ba ngôi kể, chính là những hóa


22
thân lúc ẩn, lúc hiện của tác giả, tấu lên bản giao hưởng của người Hà Nội
giữa những biến cố thời thế.
Chúng tôi, những độc giả yêu Hà Nội và tâm đắc với văn xuôi Nguyễn
Việt Hà luôn tin rằng, đây vẫn chưa phải là điểm dừng lại của ông. Làm sao
có thể dừng được, khi trong tim ta khát vọng sẻ chia và an ủi vẫn còn nồng
nàn cháy? Chẳng phải đó cũng là yếu tố làm nên sức lay động sâu xa trong
mọi tác phẩm văn học chân chính sao?
1.1.4. Sự quan tâm của dư luận đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Cũng như nhiều hiện tượng văn học được dư luận chú ý khác, nhà văn
Nguyễn Việt Hà nổi lên văn đàn Việt Nam những năm 90 của thế kỉ XX và
nhanh chóng trở thành một hiện tượng được độc giả và giới phê bình quan
tâm chú ý. Đó là thời điểm nước ta mới bứt phá khỏi cơ chế bao cấp, trút bỏ
được gánh nặng của sự o ép, tù túng từ nhiều phía. Tâm lí được giải phóng,
không khí dân chủ, cởi mở của nền kinh tế thị trường buổi đầu phần nào đã
giúp nhà văn cầm bút với một cái tôi đa ngã và cái nhìn khá đa diện về con
người, đời sống nói chung. Không chỉ riêng giới phê bình, những đồng nghiệp
viết văn với anh mà cả những độc giả "bình dân" cũng có nhiều ý kiến đánh
giá, bàn bạc, phẩm bình về sáng tác của anh từ bấy đến nay. Trong sự phong
phú, nhiều vẻ của những cảm nhận và đánh giá khác nhau, chúng tôi ghi nhận
thành hai xu hướng: những ý kiến thiên về khẳng định thành công, về văn hay
của Nguyễn Việt Hà và ngược lại cũng có những phản biện khá thẳng thắn về
nhà văn Hà Nội gốc mà trông "đặc như anh nhà quê quanh năm trồng cày vác
bừa, da thì gồ, mặt thì ghề, tưởng chưa bao giờ biết đến bút sách…" (Đỗ
Hoàng Diệu).

Thực ra, ngay từ đầu xuất hiện trên văn đàn với tiểu thuyết Cơ hội của
Chúa, Nguyễn Việt Hà đã được người đọc và giới phê bình đánh giá cao và
đây là hướng bình luận chính. Những người viết văn sành sõi và những nhà


23
phê bình đương thời, có những tên tuổi đang là tâm điểm chú ý của đời sống
văn học nước nhà như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Chí
Hoan, Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng
Anh (Thảo Hảo), Nguyễn Thị Thu Huệ… đã có những bài viết dài, nhận xét
khá công phu về những văn phẩm của Nguyễn Việt Hà. Tiếp sau bài đăng báo
sớm nhất nói về sáng tác đầu tay của anh "Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn
Việt Hà" (Hoàng Ngọc Hiến, tháng 12-1999, "Đọc Cơ hội của Chúa của
Nguyễn Việt Hà"). Ngay sau đó là bài viết của nhà phê bình, dịch giả Đoàn
Cầm Thi, người đã có những đánh giá khá sôi nổi về nhân vật Hoàng trong
tiểu thuyết Cơ hội của Chúa: "Nhân vật phản - anh - hùng lớn nhất trong lịch
sử văn học Việt Nam, Hoàng của Nguyễn Việt Hà đánh dấu đỉnh cao của một
nền văn học thời bình. Hoàng còn là biểu tượng của một thẩm mỹ mới, không
kém phần dũng cảm trong khi phần lớn độc giả Việt quá quen với các nhân
vật văn học, dù ác hay thiện, đều phải có hành động và mục đích rõ ràng.
Trong khi Tâm, Nhã, Thủy chắc chắn sẽ đi tìm khát vọng mới sau những cú
sốc đầu tiên, Hoàng lại tiếp tục một cuộc sống mãi mãi là dang dở, không tốt,
không xấu, không bi quan không lạc quan, một cuộc sống như nó vốn thế"
(Đoàn Cầm Thi (2004), "Cơ hội của Chúa từ nhật ký đến hậu trường văn
học", ệt Nam). Cũng chính Đoàn Cầm Thi trong bài
viết mới nhất đã nhận thấy một lối viết mới ở Nguyễn Việt Hà. Đó là lối "viễn
vọng" - lối viết khá phức hợp, được du nhập từ Mĩ và đến nay đã trở nên đậm
nét ở một số cây bút thế hệ Hậu đổi mới ở Việt Nam. Từ một góc nhìn khác,
nhà văn Đỗ Hoàng Diệu (tác giả tập truyện ngắn Bóng đè, 2005, Nxb Đà
Nẵng), trong một lần trao đổi với phóng viên Dương Thanh Phương báo Văn

nghệ đã nói về Nguyễn Việt Hà bằng những lời lẽ thật chân thành, hóm hỉnh,
thiện cảm: "lần đầu gặp anh tác giả "Cơ hội của Chúa", cứ nghĩ chắc người
nào viết rồi mượn danh… Đến tiểu thuyết thứ hai và tạp văn Đàn bà uống


24
rượu thì mình tin, đây là một Hà Nội boy, chính hiệu". Trước đó rất lâu, Đỗ
Hoàng Diệu cho biết, chị thấy Nguyễn Việt Hà cứ ngô ngố thế nào ấy, nhìn vẻ
ngoài chả ai nghĩ chút gì là Hà Nội, mặc dù nhà anh ta ở cách Hồ tây khoảng
10 km, chán… Nhưng rồi Nguyễn Việt Hà đã chinh phục chị - cùng với hầu
hết độc giả một cách ngoạn mục bằng một độc chiêu hài tinh xảo trên những
trang văn xinh xắn mà không kém hấp dẫn, sâu sắc. Để rồi càng đọc, Đỗ
Hoàng Diệu càng thấy tâm phục trước một cây bút vững vàng, tự tin khẳng
định bản lĩnh nghề nghiệp trước thời thế.
Một nhóm độc giả cùng chung một cách cảm nhận về tạp văn Nguyễn
Việt Hà như Mis YL, Lạc Thành, Nguyễn Ngọc Minh hay như tác giả bài giới
thiệu tạp văn Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà của Nhà xuất bản Trẻ đều
cho rằng "chính ở thể loại tạp văn, người đọc thưởng thức được khả năng càn
lướt đề tài của Nguyễn Việt Hà, cũng như sự thông minh dí dỏm đặc trưng, để
ai cũng nhặt ra được vô số triết lý đặc sệt tinh thần đường phố Hà Nội. "Đăng
nhập" vào thế giới mạng của Nguyễn Việt Hà, Người đọc sẽ được kết nối sâu
sắc với thế giới của Cơ hội của Chúa, cuốn tiểu thuyết đầu tay làm nên tên
tuổi của ông vào những năm cuối thế kỷ trước… Người đọc của mạng xã hội
này hẳn sẽ gặp nhau, kết bạn, yêu đương và tranh cãi ầm ĩ như thường".
Riêng Mis YL, một cư đân quen thuộc của blog Nguyễn Việt Hà, khi viết về
ông và tạp văn Đàn bà uống rượu đã dành cho ông một giọng điệu đặc biệt ưu
ái, như gặp được một báu vật tâm hồn mà độc giả này bấy lâu tìm kiếm "Lần
nào đọc tôi cũng phải lầm bầm mắng sách mấy tiếng như: 'Đồ quỷ', "ma xó",
"Lão già", "Cóc cụ Hà Nội",… Và phải nói thật với cả nền văn chương Việt
mà tôi được học từ thời vỡ lòng cho đến hôm nay, tôi bỗng không còn nghi

ngại và lo lắng gì thêm về sự già nua nữa. Tôi thấy yên tâm về sự tìm kiếm
của mình. Bỗng thấy những chân trời trẻ trung của văn chương Việt khi
thưởng phong vị trong Đàn bà uống rượu của Nguyễn Việt Hà…". Những


25
cảm giác tưởng như ngẫu hứng mà thực ra là rất đỗi sâu lắng, thú vị như thế
qua những trang viết của Mis YL khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh tác
giả đang phấn chấn thưởng ngoạn những ngôi sao xa xăm, càng ngắm nhìn
càng thấy sáng khi đến với văn xuôi Nguyễn Việt Hà. Cũng như nhiều độc giả
mê văn, nhà báo Lạc Thành nhận thấy thật đậm nét tình yêu Hà Nội theo cách
riêng của Nguyễn Việt Hà: khi xây dựng nhân vật là các thị dân Hà Nội,
Nguyễn Việt Hà cũng dựng lên chân dung mảnh đất nghìn năm văn hiến trong
thời hiện tại với đây đó là sự phức tạp, xô bồ. Tuy vậy những tác phẩm của
anh giúp độc giả khám phá được những góc đẹp nao lòng của Hà Nội. Một
góc Hồ Tây được miêu tả rất đẹp, rất tình… Hay một đoạn giao mùa đầy sức
gợi: "Hà Nội tàn thu, mưa bụi mịn giăng, phảng phất có gió Đông Bắc rét
đầu mùa. Một nghìn năm trước nó đã vậy và một nghìn năm sau cũng sẽ
vậy". Để viết được những lời đánh giá vừa khúc chiết, chắc chắn vừa lay động
trữ tình ấy, hẳn Lạc Thành phải là người đọc thật lòng tri âm với con người và
văn chương Nguyễn Việt Hà. Có lẽ, đời cho ta cơ hội hạnh phúc không nhiều.
Với một nhà văn, không niềm hạnh phúc nào bằng khi nhận được từ độc giả
những tình cảm yêu mến trân trọng như thế.
Thực ra, nếu chỉ có những tán đồng thì e rằng đó chưa phải là hoàn
toàn khách quan và nhà văn được nhìn một phía cũng chưa phải là thật sự sâu
sắc. Bất cứ một hiện tượng văn học nào, khi đã trở thành một thực thể hiện
hữu đều là đối tượng cảm nhận, đánh giá một cách tự do và ngày nay còn là
dân chủ của độc giả. Nguyễn Việt Hà cũng không phải là trường hợp ngoại
lệ. Gần như song song với bài đánh giá cao thành công đầu tay của Nguyễn
Việt Hà còn là những ý kiến phản hồi, gần như trái ngược. Tiêu biểu nhất vẫn

là bài viết của ông Nguyễn Thanh Sơn được đăng lại trên trang web
với nhan đề do người đăng báo tự đặt. Trong gần 5
trang đánh máy, Nguyễn Thanh Sơn đã tỏ ý thất vọng về tiểu thuyết Cơ hội


×