Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đặc điểm mỹ thuật thời Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA: NGỮ VĂN

----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN:

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Đề tài:

ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT THỜI LÝ

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Đàm Văn Thọ
Sinh viên thực hiện

: Mai Thị Phương Mai

Lớp

: 13CVHH

Đà Nẵng, 12/2015

1


MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU:..............................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài:...........................................................................................................3
2.Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................................3


3.Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................3
4.Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................4
6.Lịch sử vấn đề:...............................................................................................................4
7.Bố cục bài làm:...............................................................................................................4
NỘI DUNG:...........................................................................................................................6
1.Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225):.......................................................6
2.Đặc điểm mỹ thuật thời Lý:...........................................................................................7
2.1.Nghệ thuật kiến trúc:...............................................................................................7
2.2.Nghệ thuật điêu khắc:............................................................................................13
2.3.Nghệ thuật hội họa và đồ gốm:.............................................................................19
KẾT LUẬN:........................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................................24

2


MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong suốt chiều dài lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã tạo nên
một nền mỹ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Dựa trên những điểm tương đồng trong văn hóa các thời kì, từ những đặc điể tinh
thần, tư tưởng, trí tuệ vừa chung vừa riêng. Mà từ mỹ thuật nguyên thủy, đến mỹ thuật
phong kiến và tiếp đến sau này, dân tộc ta đã tạo nên những dấu ấn riêng biệt mà
không phải dân tộc nào cũng làm được. Khi nói đến mỹ thuật Việt Nam một thời kì
nào đó là phản ánh cuộc sống con người và cảnh vật quê hương, trí tuệ con người thời
kì đó.
Qua một quãng thời gian dài của chế độ phong kiến Việt Nam, bởi nhiều đại cai trị,
do vậy mà mỹ thuật mỗi thời kì lại mang yếu tố triều đại khác nhau. Song trong các
triều đại đó, triều đại tồn tại lâu nhất và để lại một lịch sử mỹ thuật dày dặc nhất, phải

kể đến triều Lý với hơn 200 năm cai trị, và những điểm đặc biệt trong mỹ thuật. Đã
để lại những đặc sắc rất riêng, song lại có giá trị vô cùng quý giá trong mỹ thuật Việt
Nam. Đó là lý do chọn đề tài: “ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT THỜI LÝ”
2. Mục đích nghiên cứu:
Để cho người nghiên cứu, người học, người đọc hiểu biết cặn kẽ hơn về mỹ thuật
thời Lý, với những đặc điểm riêng về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và những thành tựu
đặc sắc của mỹ thuật thời kì này.
Giúp ích cho quá trình tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam, đồng thời hiểu sâu sắc hơn về
đặc điểm mỹ thuật thời Lý. Từ đó rút ra những kết luận về đặc điểm mỹ thuật thời Lý,
khẳng định giá trị to lớn của mỹ thuật thời kì này đối với sự phát triển của mỹ thuật
Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Mỹ thuật dưới thời Lý – điêu khắc, kiến trúc, hội họa, đồ gốm… ở khoảng thời
gian 1009 - 1225
4. Đối tượng nghiên cứu:
Các tác phẩm, các thành tựu kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ gồm.
-

Về kiến trúc nghiên cứu các đối tượng như chùa, tháp,…

3


-

Về điêu khắc nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc như tượng, hình
khắc hoa lá, thú,… đặc biệt là hình tượng Rồng thời Lý.

-


Hội họa và đồ gốm nghiên cứu dưới vào các đối tượng còn sót lại như tranh,
hiện vật gốm.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Tách ra từng lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…để đơn giản hóa nó.
Sau đó tổng hợp, liên kết, thống nhất lại để đúc kết lại đặc điểm mỹ thuật thời
Lý.
- Phương pháp diễn dịch:
Đi từ đặc điểm của từng lĩnh vực trong mỹ thuật thời Lý, sau đó đi đến từng
thành tựu riêng biệt để làm rõ những đặc điểm đã đưa ra.
- Phương pháp hệ thống:
Vận dụng để sắp xếp nghiên cứu theo hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm tài liệu, nắm bắt nội dung những nhà nghiên cứu đã từng làm, từ đó tóm
lược nội chung và chắt lọc nội dung cần sử dụng
6. Lịch sử vấn đề:
“Đặc điểm mỹ thuật thời Lý” là vấn đề đã được nhiều sinh viên, giảng viên, nhà
nghiên cứu tìm hiểu, tuy nhiên các nghiên cứu thường có vấn đề rộng, trong đó bao
hàm “Đặc điểm mỹ thuật thời Lý”, hoặc là nghiên cứu một đặc điểm của Mỹ thuật
thời Lý, tiêu biểu là các nghiên cứu sau:
- Chu Quang Trứ, Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ thuật, 2001.
- Viện nghệ thuật, Bộ Văn hóa thông tin, Mỹ thuật thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ,
NXB Văn hóa, 1978.
7. Bố cục bài làm:
Bài làm gồm 3 phần: Mở đầu – Nội dung – Kết luận.
Phần NỘI DUNG chính bao gồm:
1. Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225):
2. Đặc điểm mỹ thuật thời Lý:
2.1. Nghệ thuật kiến trúc:


4


2.2. Nghệ thuật điêu khắc:
2.3. Nghệ thuật hội họa và đồ gốm:

5


NỘI DUNG:
1. Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225):
Nhà Lý hoặc Lý triều (để phân biệt với nhà Tiền Lý của
Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử
Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Thái Tổ Thần Vũ
hoàng đế Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm
1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.
Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ
hoàng đế Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép
thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm
(Phần lãnh thổ nước ta dưới thời Lý)
1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu
dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục
năm. Vào năm 1054, hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành
Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, nhưng ảnh hưởng của
Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và
Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất
thân là quý tộc ra giúp nước. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng

hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá
nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long đã
đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để
phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc
Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,...đã góp sức lớn
về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính
sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy
binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh....cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ,
khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất
học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào,
có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch
phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và
thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Hoàng đế Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm
Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi
6


đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện
danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ nhà Nhà Tống vào
năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh
của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình
kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một
quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên
nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý.
Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương
thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là
rất lớn. Ba trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy
Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự

sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua
các bức tượng Phật, chùa chiền, phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý.
 Tiểu kết:
Tất cả mọi điều kiện xã hội đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mỹ
thuật thời Lý. Sự phát triển và ổn định của kinh tế, chính trị đều điều kiện đầu tiên,
quan trọng cho rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng. Trang trí trong các công
trình kiến trúc cung đình, phật giáo là các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ phù hợp được
sáng tác.
Đất nước đã đi vào con đường xây dừng và tự chủ. Về mặt nghệ thuật tạo hình, thời
Lý cũng để lại nhiều tác phẩm kiến trúc, điêu khắc hội hoạ… có giá trị. Đồng thời góp
phần khẳng định phong cách mỹ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc vẫn được duy trì
và ngày càng rõ nét.
2. Đặc điểm mỹ thuật thời Lý:
2.1. Nghệ thuật kiến trúc:
Sau thời gian dài chống giặc phương Bắc, đến thời Lý là thời kì hòa bình tương đối
lâu dài của nước ta. Dân tộc ta bắt đầu đi vào ổn định và xây dựng đất nước. Về mặt
kiến trúc, phát triển mạnh cả hai thể loại: kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục.
a. Kiến trúc thế tục:
Ở kiến trúc thế tục, đáng chú ý là những công trình thuộc về cung đình. Trong đó
nổi bật là thành Thăng Long.

7


Kinh thành Thăng Long được khởi dựng từ mùa thu năm 1010 đến mùa xuân năm
1011 xong cơ bản, về sau được bổ xung vào năm 1029 và 1203. Với dấu tích hiện còn
bờ đê và những đoạn thành cao, nối lại cho vòng thành khép kín dài trên 20km, được
xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước nơi giữa đồng bằng, các núi sông lớn đều
chầu về, dễ dàng liên hệ với cả nước bằng đường bộ hoặc bằng đường thuỷ, có thể tấn
công hay phòng ngự đều thuận lợi, từng được khai thác từ đầu thời đại đồ đồng và đến

thế kỷ X đã trở thành trung tâm kinh tế – văn hoá “muôn vật cực kỳ giàu tịnh đông
vui”.
Vòng thành đất đắp trên là giới hạn hoàn bộ kinh thành cũng là phòng thành chống
lụt và ngăn địch từ xa mới tới. Bốn phía có bốn ngôi đền thờ các vị thần bảo hộ cho
kinh thành: phía Nam có đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương là thần núi, phía Tây
có đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương là thần sông. Các thần núi, thần sông là
linh khí đất nước, và do đó Núi Sông chính là biểu hiện củaTổ Quốc. Phía Đông có
đền Bạch Mã thờ thần Ngựa Trắng là biểu trưng của mặt trời, được tiếp nhận từ văn
hoá ấn Độ, phía Bắc có đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trần Vũ có nguồn gốc từ
văn hoá Trung Hoa có tài trừ ma quỷ.
Bên trong phòng thành chia làm hai phần lồng nhau là Hoàng thành và khu dân cư
ngăn cách bởi bức tường xây gạch, mở bốn cựa về bốn phía mang các tên nhằm cầu
phúc cho dân tộc: cửa Tường Phù ở phía đông, cửa Quang Phúc ở phía tây, cửa Đại
Hưng ở phía nam và cửa Diệu Đức ở phía bắc. Trong hoành thành, ngay lần mới xây
dựng đầu đã có trung tâm là điện Càn Nguyên làm nơi vua coi chầu, hai bên phải trái
có các điện Tập Hiền và Giảng Võ là nơi làm việc của vua. Phía sau dựng điện Long
An và Long Thuỵ làm chố nhà vua nghỉ ngơi, hai bên phải trái có điện Nguyệt Minh
và điện Nhật Quang.Phía sau là các cung Thuỷ Hoa và Long Thuỵ để cung nữ ở. Năm
1029 làm lại điện Càn Nguyệt và bị sét đánh, đổi tên là điện Thiên An, hai bên phải
trái có điện Diên Phúc và Tuyên Đức, phía đông có điện Văn Minh và phía tây có
điện QuảngVũ, hai bên có gác chuông để dân kêu việc thì đánh. Trước thềm rồng có
lầu Chính Dương ở trên điện Phụng Thiên để báo giờ giấc. Đằng sau xây điện Trường
Xuân, bên trên có lầu Long Đồ để ngắm cảnh. Giữa điện Thiên An và điện Trường
8


Xuân là dựng điện Thiên Khánh để vua nghe chính sự. Đợt xây dựng năm 1203 xây
một loạt cung điện ở phía tây tẩm điện, có cả ao nuôi cá dưỡng ngư nước thông với
dòng sông. Lần bổ sung này, các cung điện được " chạm trổ trang sức khéo léo, công
trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng thấy" ( Việt sử lược). Trong Hoàng thành còn có

đài Chúng Tiên lợp ngói vàng và ngói bạc, có chùa Hưng Thiên với quả chuông bằng
310 lạng vàng, chùa Vạn Tuế, chùa Chân Giáo ... và nhiều hồ ao, vườn ngự để vừa tôn
cảnh trí vừa điều hoà khí hậu, đảm bảo môi trường xanh, đẹp.
Ngoài Hoàng thành là nơi sinh hoạt cảu đủ tầng lớp xã hội, về cơ bản cũng quy
hoạch theo bốn phía. Phía bắc có hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) là thắng cảnh nổi tiếng với
đền Đồng Cổ tổ chức hội Thề hàng năm, đền Quáng Thánh, cung Từ Hoa để công
chúa cùng các cung nữ trồng dâu nuôi tằm, có các làng hoa Nhật Chiêu, Nghi Tàm,
Quảng Bá cung cấp hoa cho kinh thành. Phía nam có phủ đệ của các thái tử, hoang tử
và quan lại, doanh trại của quân đội, Văn miếu và trường Quốc Tử Giám, chùa Thắng
nghiêm với lầu Thiên Phật và quả chuông 800 lạng bạc, đàn Xã Tắc để cầu được mưa
và đàn Hoàn Khâu để tế giáo, có trường bắn để đua ngựa, bắn cung và tập võ. Phía
Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp, có hồ Lục Thuỷ với tháp Báo Thiên là đài chiến
thắng, sông Hồng thường mở hội đua thuyền. Phía Tây là khu nông nghiệp, có 13 trại
mới được khai thác, nhiều dinh thự trên những gò đồi, các vua Lý thường tổ chức lễ
mừng sinh nhật ở đây.
Khi thành Thăng Long khi xây dựng đã bám theo thuyết phong thuỷ, coi sông To
Lịch là con rồng vươn mình từ sông Nhuệ, ngoi lên sông Hồng đón ánh dương và
nhận nước, có rốn là núi Nùng tập trung khí thiêng, có chân đạp vào hồ Trúc Bạch và
hồ Gia Ngư.
Trong Hoàng thành các cung điện đều hướng tâm vào nơi vua coi chầu, phân bố
cân đối hai bên. Ngoài Hoàng thành, mỗi hạng dân ( sĩ – nông – công – thuông ) có
một khu vực hoạt động riêng, khu nào cũng đan xen nhiều thắng cảnh và di tích, nhiều
sinh hoạt văn hoá của triều đình.
b. Kiến trúc tôn giáo:
Đạo Phật được truyền vào nước ta từ khoảng đầu công nguyên. Sang thời Lý đạo
Phật nhanh chóng phát triển và trở thành tôn giáo chính, thu hút nhiểu tầng lớp trong
xã hội. Vua và quý tộc tôn sùng đạo Phật nên bỏ tiền ra xây dựng nhiều chùa tháp thờ
Phật.
 Chùa:


9


Thời Lý dựng nhiều chùa nhưng không ngôi chùa nào còn đến nay, một số ít chỉ để
lại nền móng ( như các chùa Phật Tích, Vĩnh Phúc, chùa Dạm ở Bắc Ninh, chùa Bà
Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên, chùa Long Đọi ở Hà Nam... ), số khác
chỉ sót ít di vật (như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng và chùa Thầy ở Hà
Tây, chùa Sùng Nghiêm Diêm Thánh ở Thanh Hoá), chùa Một Cột ( Hà Nội) đến thời
Nguyễn đã làm lại thu nhỏ rất nhiều, chỉ có thể biết qua thư tịch và ý đồ kiểu thức
kiến trúc. Nhà Lý chia các chùa trong nước làm ba loại là Đại – Trung và Tiểu danh
lam, dựa trên cơ sở số ruộng và số người giúp việc nhà chùa, song dưới góc độ nghệ
thuật có thể chia làm bốn loại:
- Chùa dựng trên một cột:
Sử cũ cho hay Thăng Long có “Lầu chuông một cột, sáu cạnh, hình hoa sen”
trong điện Linh Quang, chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) có toà sen trối lên mặt nước,
trong có tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực rỡ". Đặc biệt chùa Một Cột tức Diên
Hựu tự được bia và sử cũ miêu tả: chùa được dựng giữa hai lần hồ, có hành lang bao
quanh và cầu cong đi vào, riêng cây cột đã cao tới mười trượng chạm đủ ngàn cách
sen.
• Chùa Một Cột – Diên Hựu Tự:
Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc ta. Nó chứng tỏ sự
sáng tạo trong nghệ thuật kiến trúc. Chùa Một Cột ngày nay là ngôi chùa hình vuông,
mỗi chiều 3m được dựng trên một cây cột có đường kinh 1,2m, cao 4m. Chùa Một
Cột xưa và nay đều xứng đáng là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu cho Thăng Long
– Hà Nội.
Đỉnh cột dựng ngôi chùa mang hình bông sen là “y theo mưu mới, lại đưa vào dấu
tích xưa”. Dấu tích xưa là là kiểu nhà mái tròn khắc trên trống đồng Đông Sơn, là cây
hương dựng trên đầu trụ, là cái chòi trên cành cây ... Trên cơ sở đó đã sáng tạo theo
mưu mới là giấc mơ cảu vua Lý Thái Tông được Quan Âm dắt lên đài sen. Truyền
rằng riêng cây cột đá đã cao hơn 20m, vậy ngôi chùa trên đó phải lớn và toàn cảnh rất

rộng.

10


- Chùa kiêm hành cung:
Loại chùa này gắn với hoàng gia, thường được nhà vua ghé thăm, để lên chùa, tổ
chức cùng quân thần đối cảnh làm thơ. Được xây ở nơi thắng cảnh, gần với núi sông
ngoạn mục, chiếm cả vạt núi, đồng thời cũng hay có tháp phật để trải rộng lại vươn
cao.Hình điêu khắc ở những chùa này phổ biến là rồng để vừa gợi nguồn nước vừa
tượng trưng cho vua. Tiêu biểu là các chùa Phật Tích, Tường long, Long Đọi, Chương
Sơn.
• Chùa Phật Tích (Van Phục tự - xã Phượng Hoàng, huyện Tiền Sơn, tỉnh Bắc
Ninh):
Chùa được xây dựng năm 1057. Ngày nay chủa cổ không còn. Trên nền chùa xưa,
năm 1991, một ngôi chùa mới khang trang, đẹp đẽ đã được dựng lên. Song các lớp
nền chùa và 39 cây tháp còn tồn tại đến ngày nay đã cho biết nhiều điều về ngôi chùa
được xây dựng vào thế kỉ XI, đời Lý. Chùa Phật Tích được xây dựng dưới chân núi
Phật Tích gắn với sự tích về cây tháp tháp cao và pho tượng Phật trong lòng tháp.Trên
nền tầng ba có 5 đôi tượng thú sắp thành hai hàng ngang đối xứng nhau trước cửa
chùa. Các tượng thú gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa.

Đầu thế kỉ XII chùa đã được dựng lại theo kiểu nội công ngoại quốc, song lại bị
phá hủy hoàn toàn vào năm 1947 trước thời kì kháng chiến chống Pháp. Pho tượng
tuyệt đẹp của thời Lý bị lộ ra ngoài trời cùng mưa nắng. Mãi sau này, chùa mới được
dựng lại và tồn tại đến ngày nay.
- Chùa gắn với cả quý tộc và dân làng:
Các bà Hoàng thương tham gia đóng góp, có thể dựng ở các sườn núi ( như chùa
Vĩnh phúc, chùa Tĩnh Lự ở Bắc Ninh) nhưng phổ biến là ở cánh bãi đầu làng ( như
chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên), mặt bằng khá rộng, điều

khắc không có hình rồng, thường có tượng con sấu trên thành bậc cửa và sư tử đội toà
sen mà dân gian gọi là “ông Sấm” gắn liền với việc cầu đảo cần cho nông nghiệp lứa
nước.

11


- Chùa làng:
Dựng ở cùng quê hẻo xóm núi ít người qua lại ( như chùa Chèo ở Bắc Giang,
chùa Kim Hoàng ở Hà Tây), quy mô nhỏ, dấu vết còn lại hiếm hoi, không được thư
tịch đề cập. Có thể lúc đầu đây chỉ là thảo am hay mái đá. Đôi khi có sự tham gia cảu
quy tộc nhưng ở miền núi khuất nẻo.
Kết hợp dấu tích còn lại với thư tịch, ta thấy tháp thời Lý có quy mô lớn, được xây
dựng ở nơi cảnh trí đẹp, kết hợp thắng cảnh ở danh lam tạo ra một tổng thể kiến trúc
sơn thuỷ hữu tình bố cục cấn đối, hoà nhập với môi trường để hài hoà với tự nhiên và
nâng quy mô lên nhiều lần. Những công trình này gắn với quý tộc cũng gắn với toàn
dân, cầu chúc hoàng đồ củng cố và nhân dân an lạc.
 Tháp:
Tháp thời Lý là đền thờ phật giáo, trong lòng có pho tượng Phật như tháp phật
Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long ... Riêng tháp chùa Báo Thiên với tên Đại
Thắng Tư Thiêm lại mang tư cách đài chiến thắng báo công với trời.

( Tháp trong chùa Phật Tích )

( Tháp trong chùa Báo Thiên )

Tháp vốn từ kiến trúc trải rộng diễn biến thành kiến trúc cao tầng bình diện vuông,
tầng dưới các cửa có tượng Kim Cương đứng trấn giữ. Các tầng càng lên cao càng thu
nhỏ dần, theo những hình tháp in trên gạch và tháp thời Trần thì chiều cao tháp
thường bằng chu vi chân tháp. Một số tháp đã khai quật có cạnh chân dài từ 8m đến

hơn 19m, như thế tháp có thể cao từ hơn 30 m đến hơn 70m, phù hợp với tháp cảu
BảoThiên được sử cũ ghi là cao vài mươi trượng và văn học xây dựng thành hình
tượng cột trụ chống trời. Nền móng tháp phải vững chắc, xây tường dầy và dất cấp,
trong nền trộn đất sét với sỏi đá. Các tháp thờ Phật thường có số tầng lẻ biểu thị sự
phát triển, dấu tích hiện vật và thư tịch cho biết thương là 5 – 7 – 9 thậm chí 13 tầng,
riêng tháp đài Chiến thắng có số tầng chắn (12 hay 30 tầng) lại biểu thị sự ổn định.
Vật liệu xây tháp rất phong phú, tuỳ tháp mà thuần gạch, thuần đá hoặc xem kẽ gạch
với đá, cả đồng nữa, có cả tháp gốm men. Mặt ngoài tháp được khắc rạnh, những hình
rồng, vòng sánh đức phật. Những bộ phận nhô ra được gắn tượng người chim, và kết

12


thúc đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc. Những cây tháp này hoà vào
thiên nhiên mà vẫn nổi trội, là điểm tựa tâm linh cảu mọi người.
Như vậy, nhìn chung các công trình kiến trúc thời Lý ở cả hai lĩnh vực tôn giáo và
thế tục điều có quy mô lớn. Các công trình kiến trúc thường được xây dựng ở nơi có
phong cảnh đẹp, có núi sông phù hợp với thuyết phong thủy. Phần lớn đều có bố cục
cân xứng, hài hòa, tạo được cái đẹp tổng thể giữa cảnh trí thiên nhiên với những gì
con người dựng lên, phù hợp với quan niệm của nhà Phật. Bằng tài năng và sự khéo
léo, các nghệ nhân đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tạo hình có giá trị trong kho
tàng mỹ thuật cổ.
2.2. Nghệ thuật điêu khắc:
Cũng giống nhiều nền mỹ thuật cổ trên thế giới, ở mỹ thuật thời Lý có sự gắn bó
giữa các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa đi cùng với kiến trúc
chùa tháp, là các pho tượng Phật, tượng thờ, các chạm nổi trên gỗ, đá với nhiều đề tài
khác nhau, khá phong phú. Ở đây ta nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc thời Lý qua một
số tác phẩm còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
a. Điêu khắc tượng:
 Tượng phật:

Các pho tượng thường gồm hai phần: tượng phật và bệ tượng làm bằng đá. Tuy vật
phần bệ tượng đá thô hơn, hạt đá nổi rõ hơn so với đá làm tượng Phât. Toàn bộ pho
tượng như được quy vào trong hai khối nón chồng lên nhau, giữa hai khố đó là tòa sen
được tạo bở hai lớp cánh sen ngửa, nằm trong khối chỏm cầu. Bệ sen thường nhỏ hơn
một chút so với bệ rộng của pho tượng. Tất cả tạo cho pho tượng có vẻ động, đối lập
với dáng ngồi tĩnh nghiêm trang của Đức Phật. Tượng phật mặt hơi cúi, miệng hơi
mỉm cười. Vì vậy khi vào chùa, ngước mắt nhìn lên ta bắt gặp Phật nhìn ta khuyến
khích. Phật trở nên gần gũi, thân thiện và sống động hơn. Trên chân dung là sự tập
trung những nét điển hình đã được tổng kết trong dân gian: Mặt trái xoan, mũi dọc
dừa, lông mày lá liễu, mắt lá dăm. Miệng nhỏ, môi nở dày mọng, đầy sức sống. Đôi
mắt được tạc rất khéo như lim dim nửa mở, nửa khép, bộc lộ sự suy tư và phát hiện
được điều lí thú. Thân thẳng, mỏng. Đường nét, khối khỏe, dứt khoát kết hợp với sóng
áo nổi cao, mềm mại, lan tỏa gợi sự hài hòa, cân đối giữa các yếu tố tĩnh – động, cứng
– mềm. Dưới tòa sen là hai bậc cấp của bệ bát giác được trang trí bằng các con rồng
chầu lá đề. Dưới cùng là sáu tầng sóng nước cách điệu cao, đường nét mềm mại, dày
đặc tương phản với nét nổi cao, thoáng, cách đều trang trí trên thân tượng.

13


• Tượng Phật chùa Phật Tích:

Pho tượng Phật chùa Phật Tích là tác phẩm quý giá của thời Lý để lại. Tác phẩm đã
thể hiện đức Phật theo tinh thần thẩm mỹ của người Việt. Do đó tượng mang đặc điểm
riêng biệt, khác với các pho tượng cùng loại ở các nước châu Á khác. Tượng được
biểu hiện là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố tôn giáo và hiện thực. Ở tượng Phật
chùa Phật Tích vừa có sự nghiêm trang sâu lắng trầm tư, lại vừa rất phúc hậu, sôi nổi,
tươi mát tràn đầy sức sống.
 Tượng khác:
Ngoài những hình tượng được tạo ra mang tính hiện thực như đã kể trên, còn một

số hình tượng được tạo ra từ những yếu tố thần thoại, tôn giáo…
Sau đây là các loại tượng phổ biến ở thời kì này:
-

Tượng người chim:

Trong phế tích các tháp Phật Tích, Long Đọi và Chương Sơn đã tìm được một số
tượng người chim vốn xưa đậu trên những đấu chạc dưới các tâng mái. Đây là nhân
vật thần thoại, nửa trên là người nhưng ngoài đôi tay còn thêm đôi cánh, nửa dưới
hoàn toàn là chim. ở Long Đọi, người chim đánh chũm choẹ, còn ở Phật Tích có
người chim đánh trống cơm, có người chim gẩy đàn nguyệt. Là nhân vật thần thoại
song từng phần lại rất thực, hoạt động nghệ thuật sôi nổi, nét mặt tập trung vào âm
thanh cảu những nhạc cụ đang biểu diễn, đôi canh cũng như vỗ theo và những túm
lông đuôi uốn lượn bay lên mềm mại. Có thể xem đây là những nhạc công thiên thần.

14


Pho tượng là sự kết hợp một cách hài hòa và hợp lí hai yếu tố: con người và chim.
Phần đầu, thân người với chiếc trống cơm trước ngược được gắn một cách hữu cơ với
phần thân, cánh, chân và đuôi chim. Chân dung mang vẻ phúc hậu, tĩnh lặng rất quen
thuộc với người Việt. Pho tượng được thể hiện đậu trên một đấu vuông. Tác phẩm là
sự kết hợp giữa yếu tố khối, tròn, đóng kín của điêu khắc với yếu tố đường nét mềm
mại, phong phu, trau chuốt của nghệ thuật chạm khắc trang trí. Đây cũng là một đặc
điểm vừa có sự kế thừa vừa thể hiện phong cách riêng của thời Lý
-

Tượng thú:

Nếu ở bệ tượng Phật thường có tượng sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là “ông

Sấm”, thì ở thềm tầng bậc thứ 2 của chùa Phật Tích có 5 cặp tượng thú dàn thành một
hành ngang hai bên cửa đối nhau.
Ông Sấm ở chùa Bà Tấm chỉ có phần đầu, hai
con đội chung một toà sen, ở thế nằm cao 1m, rộng
1m36, còn ở chùa Hương Lãng (Hưng Yên) chỉ có
một con chạm cả phần đuôi, dài 2m30 còn phần
đầu như ở chùa Bà Tấm. Hình dáng là con sư tử
phủ phục đội toà sen, trán có chữ Vương là chúa Mô hình 3D tượng ông Sấm ở
rừng xanh. Ngoài những lông xù cuộn xoáy, dọc chùa Bà Tấm
chân và quanh mép còn có hang hoa văn dấu hỏi tựa nhau, quang miệng có những
bông hoa nhiều cánh, phần đuôi được trang trí rất kỹ, có lẽ do sư tử gầm như tiếng
sấm, lại cũng do ước vọng cần mưa nên địa phương gọi sư tử là “ông Sấm”
Còn 5 cặp tượng thú chùa Phật Tích, từ giữa toả ra là sư tử – voi – trâu – tê giác –
ngựa, tất cả đều to bằng trâu ngựa thực và đều nằm trên toà sen, là những con vật
thiêng cảu thế giới nhà Phật.

15


Tượng và bệ liền khối đá. Trang trí phần bệ đáng chú ý hơn cả là con vật thần thoại
gần giống như người nhưng đươi lại uốn lượn như mình rồng, chạm tinh tế, thống
nhất phong cách nghệ thuật Lý. Song phần tượng, cả 5 loại thú đề là những con vật
thực, từ con vật rất thân thuộc (trâu) đến những con vật hầu như không có ở Việt Nam
(sư tử) nhưng đều được chạm rất thực, khối hình to mập, dáng khoẻ chắc, cso phần xa
với phong cách Lý mà đến thời Trần mới phát triển.
b. Chạm khắc trang trí:
Các hình tượng hoa sen, hoa cúc, con rồng, sấu, sóng nước, nhạc công, vũ nữ,… là
những mô típ chủ yếu trong chạm nổi trang trí của thời nhà Lý. Các hoa văn trang trí
thời Lý được cách điệu cao và thường được sắp xếp thành các đồ án trang trí cụ thể
trong hình tròn, hình lá đề… Mật đồ hoa văn trang trí dày đặc trên bề mặt. Hình

thường nhỏ li ti, đường nét mượt mà, trau chuốt, trang trí tỉ mỉ, chi tiết.
 Hình Rồng:
Có một số con rồng rất lớn, thân đuôi ra dài vài mét ( như ở cột đá chùa Dạm, đế
bia chùa Long Đọi và chùa Chương Sơn, trong ao rồng cảu Phật Tích), song phần lớn
là những con rồng nhỏ dài mười phân nằm trong một số đồ án gọn xinh theo các hình
tròn, thoi, chữ nhật, lá đề, nửa lá đề ... nhưng luôn thống nhất về cấu tạo : đầu to với
bờm tóc mượt bay, răng nanh cuộn xoắn với môi trên lại có thêm đường viền thành
chiếc mào phập phồng như ngọn lửa, mũi như đoạn vòi co dãn, lông mày cuộn vòng
lên cả hai đầu và cạnh đó là hình trang trí chứ S không bao giờ thiếu vắng, là dấu hiệu
về nguồn nước.
Thân rồng tròn trịa, dài nhỏ, uốn thắt túi thoăn thoắt như chiếc lò xo ẩn tàng sức bật
mạnh, cứ thế thu nhỏ về đuôi, nếu không để ý đến chân thì không phân biệt được thân
với đuôi, dọc lưng có đường vây nhưng vảy cá và dưới bụng là dãy nếp gấp như bụng
rắn để dễ di chuyển. Rồng có 2 chân trước mọc lệch chố và 2 chân sau mọc cùng chố,
chân sau cũng dài hơn hẳn, chân nào cũng như múa rất dẻo, mỗi chân có ba ngón với
móng cong nhịn sắc như của chim. Một số người quên gọi là rồng giun, nhưng ngay ở
đương thời người xưa đã nhiều lần gọi là long xà tức là rồng rắn, lấy con rắn làm cơ
bản rồi thêm vào một số hoạ tiết khác, làm cho con vật thần thoại mà thân thuộc như
con vật thực. Nền rồng là mây trời nhưng cũng có khí là hoa lá. Trong cấu tạo, con
rồng có cả yếu tố âm và dương, nó lưỡng cư và lương tĩnh, tuy đã gần với triều đình,
nhưng về bao quát vẫn là con vật biểu trưng nguồn nước, là chố dựa của cư dân nông
nghiệp trồng cấy lúa nước, cảu cư dân gắn vận mệnh với sông nước, và phần nào cũng
nhắc nhở nguồn gốc dân tộc và con rồng cháu tiên. Hình rồng Lý là hình trạng trí đạm

16


chất Việt Nam, có tiếp nhận mộ số yếu tố văn hoá Đông Sơn và văn hoá phương Nam,
rất khác rồng Trung Quốc trước và cùng thời với nó.
Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay , các nhà khoa học

chỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu , không thấy chạm chìm và chạm tròn . Đó là
những con rồng thân tròn lẳng ,khá dài và không có vẩy , uốn khúc mềm mại và thon
dài từ đầu đến chân , rất nhẹ nhàng và thanh thoát . Các nhà nghiên cứu gọi đây là
rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của
một con rắn .
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên , miệng thì há to , mép trên của miệng không
có mũi , kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại , vươn lên cao ,vuốt nhỏ dần về
phía cuối . Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên , uốn cong và vắt qua vòi mép ở
trên , có trường hợp răng nanh rất dài , uốn lượn mềm mại để vươn lên , hoặc với vòi
lên bao lấy viên ngọc .

Thân rồng dài , dọc sống lưng có một hàng vẩy thấp tỉa riêng ra từng cái , đầu vây
trước tua vào hàng vây sau . Bụng là đốt ngắn như bụng rắn , có bốn chân ,mỗi chân
có ba ngón phía trước , không có ngón chân sau . Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở
một chỗ nhất định .Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất , chân đối xứng phía
bên kia nằm gần cuối khúc uốn này . Hai chân sau bao giờ bao giờ cũng ở gần khoảng
giữa khúc uốn thứ ba . cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài
chim .
 Nhạc công và vũ nữ:
Chùa Phật Tích có một số chân tảng đá kê cột của thời Lý được dừng lại, mặt trên
chạm thành bông sen nở xoè nhiều cánh, còn bốn mắt bên là bốn dàn nhạc giống
nhau.

17


Mỗi mặt chân cột là một băng ngang dài 73cm cao
13cm, người xưa tạo ra một khung hình cách mép gần
1cm, trong đó viền hai bên và phái trên là dải dấu
móc tựa lưng nhau như cách hoa, còn viền phía dưới

là dải song hai loại chồng chất như ở bệ tượng Phật,
giành ra khoang giữa dài 70cm cao 9,5cm để chạm
dàn nhạc : chính giữa là một vòng sáng lá đề bên
trong có vài bông hoa như hoa cúc, tất cả được đặt
trên một bông sen, hẳn là hình tượng trưng cho đức
Phật. Hai bên có mười nhạc công chia đôi, dàn thành
hàng ngang múa tiến vào vòng sáng, động tác múa
thống nhất nhưng tay lại biểu diễn những nhạc cụ
khác nhau, từng cặp từ hai đầu vào giữa là trống cơm
và trống da, đàn nguyệt và nhị, tiêu và sáo, đàn tranh và đàn thập lục, cặp phách nở và
chập. Từng người đều chân thấp chân cao, mình uốn vặn ba khúc, từ búi tóc cao và cổ
chân còn toát ra nhưng dải lụa bay lượn nhịp nhàng, phục trang đẹp gọn làm nổi các
đường lượn của thân thể tròn lẳn.
Bức chạm đông người mà không che khuất nhau, ai cũng ở chính diện với độ lớn
bằng nhau, ở đây như có cả tính dân chủ công đồng làng xã.
Đề tài vũ nữ còn được thể hiện ở tay vịn thành bậc cửa tháp Chương Sơn, cả 2 mặt
giống nhau : lớp trên chạm bảy vũ nữ, lớp dưới chạm băng hoa. Băng hoa mặt trong
chia ra các ô tam giác vuông cân để ứng với các đầu bậc thì để trơn, và do đó bức
chạm phải để dốc 450 hình người mới đứng. Băng hình vũ nữ cao 0m27 và dài 2m15,
từng hình đều to, rõ và dáng chung như các nhạc công Phật Tích nhưng hai tay đaư
lên cao dâng hiến, tay trước cầm cả hoa và lá sen cuộn tròn.
 Hình hoa lá:
Trên nhiều mặt phẳng cảu kiến trúc và
của bệ tượng người xưa thường chạm
hoa lá theo từng băng dài, phần lớp là
cúc sen đan xen nhau. Dây hoa với nhữg
lá nhỏ toả về hai bên là chung cho cả hai
thứ hoa, uốn lượn bao lấy từng bông hoa
tròn. Hoa được cách điệu nhưng có thể
nhận ra sen và cúc, có khi chỉ là hoa cúc

nhưng nhìn góc độ khác nhau, đều lớn như nhau. Hai loại hoa này thường được gán
18


cho hai tính chất thanh cao ( sen) và ẩn sĩ ( cúc), song trong văn hoá tâm linh nó còn
mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Nhà thơ Trần Nguyên Đán ở thời Trần đã nhận ra ở hoa
cúc có khí mạnh và tài năng cảu trời đất, nó coi thường cả uy của sương và sự lấn của
tuyết.
Cúc còn tượng trưng cho mặt trời để đôi rồng chầu vào, là biểu hiện của khí dương.
Còn sen ở nước,cả trong Phật thoại và triết lý dân gian đều xem là dấu hiệu yếu tố âm,
gợi hình mặt trăng. Hình chạm hai thứ hoa này đan xen nhau còn là sự hoà hợp âm
dương để tạo phúc cho cuộc sống cả xã hội, và do đó gắn với cuống hoa thường có
hình người bé tí trèo sống động.
Cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc thời Lý đã khá phát triển và để lại nhiều
tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Qua các tác phẩm điêu khắc đã bộc lộ khả năng tạo
khối, trình độ tư duy thẩm mĩ, tư duy hình tượng cao. Nghệ thuật thời Lý mang tính
cách điệu cao, hình khối, đường nét mềm mại, uyển chuyển với tính hiện thực sống
động. Các hoa văn trang trí đều được cách điệu từ hình trong tự nhiên song ở trình độ
cao, các nghệ nhân đã biến hoa lá, sóng nước, con người… thành các họa tiết, các đồ
án trang trí độc đáo, đầy chất sáng tạo. Điêu khắc thường gắn với kiến trúc phù hợp
tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao. Tất cả đã tạo cho mỹ thuật
thời Lý phát triển một cách hoàn thiện, chắc chắn và mang một phong cách riêng, độc
đáo.
2.3. Nghệ thuật hội họa và đồ gốm:
a. Hội họa:
Trang thời Lý cách ngày nay rất xa, thường vẽ trên tường vách của công trình kiến
trúc, một số tranh độc lập có thể vẽ trên gỗ hoặc giấy, vải nên rất khó bảo quản và bảo
dưỡng. Tường đổ, nhà cháy, nấm mốc, nắng mưa .... do con người và thời tiết gây ra
đã cướp đi tất cả. Tuy nhiên, qua thư tịch có thể chút ít về tranh, và một phần hình vẽ
trên gốm có thể cho biết thêm yếu tố hội hoạ đương thời.

Thư tịch xưa cho hay các vua Lý “ở trên lầu bốn tầng .... Tất cả cung điện ở Thăng
Long đều sơn son, cột vẽ rồng, hạc và tiên nữ”. Các chùa lại càng hay dùng tranh vẽ
để trang trí và giáo dục Phật tử. Chùa Phật Tích có “cung sơn điện vẽ san sát trong
núi” có “cung Quảng vẽ hoạ nhi hồng” có “góc cao vẽ sao ngưu và sao đẩu sáng
láng”. Nếu những hình vẽ trên chủ yếu để trang trí, thì ở một số chùa khác lại mang rõ
ý nghĩa giáo dục, chẳng hạn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn ( Thanh Hoá) dựng
khi khánh thành chùa cho biết: “Quang tường thuê vẽ dung nghi đẹp đẽ của cực quả

19


mười phương, cùng với mọi hình tướng biến hoá muôn hình vạn trạng không sao kể
xiết”.
Với nho giáo, Nhà nước ngay khi xây Văn Miếu đã cho vẽ chân dung 72 người học
trò ngoan và giỏi của Khổng Tử để các sĩ tử noi theo. Chữ Hán với bố cục khối
vuông, được viết đẹp cũng là những bức trang chữ thuộc loại " thư hoạ". Thư tịch cho
biết vua Lý Nhân Tông " viết bút lông rất khéo, chữ như rồng múa phượng lượn, phép
theo tay nghọc của ngài như chim loan vòng, chim thước nhảy". Trong thời gian ở
ngôi, nhà vua đã nhiều lần đi thăm các chùa và viết chữ ban cho để khắc vào bia.
Nhưng hình vẽ trên đều đã mất, nhưng trên gốm men ngọc của thời này còn giữ
được một số hình khắc chìm, tức vẽ bằng vật cứng khi xương gốm mới làm xong, sau
đó tô men và nung.
b. Đồ gốm:
Hình vẽ trên gốm thời Lý khá phong phú với nhiều đề tài hoa lá, chim muông,
thú… Các hình vẽ được đơn giản hoặc cách điệu đôi chút cho phù hợp với hình dáng,
tỉ lệ của đồ gố. Nét vẽ, mảng màu rất thoáng, hoạt, không gò bó. Ban đầu các nghiên
cứu cho thấy thời Lý có hai loại gốm: Loại thứ nhất là gốm men ngọc, màu xanh xám
trong suốt được trang trí khắc chìm hoặc không có hình trang trí. Vẻ đẹp của gốm
chính là ở dáng, hình. Loại thứ hai là gốm hoa nâu. Đây là gốm phủ men vàng và vẽ
hoa văn trang trí màu nâu trang nhã.

Về sau khi các nhà khảo cổ tìm kiếm và phân tích các mẫu hiện vật ở Hoàng Thành
đã xác định thêm nhiều loại gốm khác nhau. Lúc này họ xác định rằng Thời Lý đã sản
xuất gốm men trắng, gốm men trắng ánh xanh, gốm men ngọc, men xanh lục, men
vàng và hoa nâu.

(Nắp hộp men xanh lục thời Lý được
tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành
Thăng Long)

- Gốm men trắng Lý: có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã
đạt tới trình độ sứ.
Thời Lý còn sản xuất loại gốm rất đẹp là gốm “ảnh thanh” (Gốm trắng xanh)
(hay gốm trắng có ánh xanh). Trước đây chưa bao giờ có ai nghĩ là ở Việt Nam
20


có sản xuất loại gốm này bởi độ tao nhã và tinh tế của sắc men trắng ánh xanh
phủ lên trên những đồ án hoa văn hết sức mềm mại.
Loại gốm này vốn là một dòng gốm rất cao cấp của Trung Quốc thời Tống Nguyên. Nó cũng được xuất khẩu sang Nhật Bản, Việt Nam. Giờ đây chúng ta
đã tìm thấy những mảnh bát đĩa ảnh thanh Việt Nam có loại hình và hoa văn như
gốm trắng. Đó là đóng góp tuyệt vời của gốm Lý.
- Gốm men ngọc Lý: Men ngọc Lý phổ biến có màu xanh ngọc sắc đậm, xương
gốm trắng đục, đanh mịn và có nhiều điểm khác biệt so với gốm thời Trần về kỹ
thuật tạo chân đế.
- Gốm men xanh lục Lý (vert glazed): hoa văn trang trí đẹp với các đề tài hoa lá,
trong đó có những đồ tinh xảo trang trí hình rồng. Ở giữa trang trí nổi hình một
con rồng uốn 18 khúc nằm trong vòng tròn, xung quanh là dải văn mây hình
khánh với dải đuôi lượn mềm mại, diềm ngoài cùng là dải văn chấm tròn nhỏ.
Do được tạo nổi và đan xen là các lỗ tròn trổ thủng, nên men dồn đọng không
đều và tạo nên những mảng màu xanh đậm nhạt khác nhau trông rất sinh động.

Sự tinh mỹ và cách thể hiện hình rồng trên nắp hộp này tương tự như hình rồng
chạm trên đố đá tròn trang trí trên Tháp Chương Sơn (Nam Định) có niên đại Lý
(1107). Ngoài ra, gốm men xanh lục còn được trang trí khá nhiều trên đầu ngói
ống và các lá đề trang trí hình rồng, một số đĩa bát có in hình hoa cúc.
- Gốm men vàng Lý: có sắc vàng tươi rực rỡ. Cùng với men lục, gốm men vàng
Lý cũng đạt tới đỉnh cao mà ta không còn gặp lại sắc độ men như vậy ở các thời
sau đó trên đồ gốm. Men vàng thời sau chủ yếu là thấy trên một số loại ngói
được dùng trong kiến trúc Hoàng cung thường gọi là Hoàng lưu ly.
- Gốm hoa nâu Lý: là sản phẩm độc đáo và đặc sắc nhất của gốm Việt Nam. Gốm
hoa nâu Lý trong Hoàng thành Thăng Long có chất lượng cao, đặc biệt là các
loại vò, chậu, thạp trang trí hoa sen, dây lá, ở đây có các loại thạp lớn trang trí
rồng .
Bên cạnh đó còn có nhiều loại gốm nhỏ như nắp hộp, lọ nhỏ hay bát, đĩa trang trí
rồng, hoa sen dây theo lối nền tô men nâu, hoa văn men trắng với đường nét
chạm - khắc uốn lượn mềm mại, tinh xảo. Có thể thấy rằng Thăng Long thời Lý
là nơi sản xuất đồ gốm hoa nâu đầu tiên và được dùng trước hết trong Hoàng
cung.
Qua các hình vẽ trên đồ gốm cũng phần nào cho chúng ta hiểu được nét vẽ, cách
tạo hình của các nghệ sĩ thời Lý. Tất cả đều có sẵn trong đầu, khi cần thiết là được bộc
lộ ra theo tình cảm, theo bàn tay tài nghệ khéo léo của các nghệ sĩ. Rất đáng tiếc là
21


không tìm được các tác phẩm tranh vẽ của thời Lý. Tuy nhiên như vậy cũng không có
nghĩa hội họa không phát triển. Nhưng tất cả chỉ là dự đoán suy luận một cách logic
trên cơ sở của các tư liệu, do đó cũng không thể đi sâu như điêu khắc hay kiến trúc
được. Tin rằng, với thời gan, điều kiện tốt hơn, những trang vàng nghệ thuật hội họa
sẽ được viết tiếp, bổ sung và hoàn chỉnh hơn lịch sử mỹ thuật thời Lý nói riêng và của
cả thời phong kiến nói chung.
 Tiểu kết:

Hơn hai trăm năm tồn tại, xây dựng và phát triển, thời Lý đã sáng tạo và để lại
nhiều di vật quý giá, khẳng định sự tồn tịa của một nền mỹ thuật dân tộc đã bắt đầu
định hình và khởi sắc. Nền mỹ thuật thời Lý đã phát triển tương đối hoàn thiện các
loại hình nghệ thuật. Trong đó có kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí phát triển đạt
trình độ cao và gắn bó với nhau thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Nhìn chung ta có thể rút ra các đặc điểm nổi bật sau:
- Các công trình kiến trúc thời Lý có quy mô lớn nhất là kiến trúc thuộc về Phật
giáo. Các công trình này thường được xây ở nơi có cảnh thiên nhiên rất đẹp.
Nhiều chùa thời Lý như chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Đọi, chùa Bà Tấm,..
đều được xây ở nơi có núi, có nước thanh tịnh. Kiến trúc đã hòa với thiên nhiên
thành một tổng thể rộng lớn, khiến ngôi chùa nhỏ, thấp nhưng đã trãi ra mênh
mang với đất trời. Những cây tháp trong chùa còn có kích thước lớn hơn rất
nhiều so với chùa, tháp có nhiều tầng và nhỏ dần về phía ngọn. Vì vậy khi nhìn
lên ta thấy tòa tháp hòa với trời mây, nối cõi trần với cõi phật, đưa ý nguyện của
con người lên với đấng tối cao (Đức Phật).
- Kiến trúc và điêu khắc thời Lý thường được bố cục một cách chặt chẽ, cân xứng
hài hòa và hướng và trọng tâm, chủ đề của tác phẩm. Điều này đã được chứng
minh qua các tác phẩm cụ thể. Các tác phẩm này đều gắn với hình tượng hoa
sen thanh cao, tinh khiết, hoàn toàn phù hợp với quan niệm của nhà Phật. Mỹ
thuật thời Lý phát triển ở cả Mỹ thuật cung đình và Mỹ thuật Phật giáo. Trong
đó Mỹ thuật Phật giáo là tiêu biểu. Chùa, tháp thời Lý có quy mô lớn. Điêu khắc
thời kì này gắn liền với kiến trúc, vì vậy chắc chắn cũng phải có kích thước phù
hợp với quy mô chùa. Các hình tượng điêu khắc điều bắt nguồn từ thực tế thiên
nhiên, con người sinh động. Vì vật mỹ thuật thời Lý vừa mang tính tôn giáo,
chính thống vừa mang tính hiện thực. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo ra nhiều tác
phẩm đẹp. Trong nghệ thuật tạo hình đã hình thành được phong cách riêng,
mang theo đặc điểm tinh thần dân tộc. Hay nói cách khác, với nội dung tôn giáo,
nghệ sĩ thời Lý đã tìm được hình thức thể hiện giàu chất hiện thực và dân tộc.
22



- Mỹ thuật thời Lý hướng tới sự hoàn thiện, mẫu mực trong đường nét, khối hình.
Hoa văn nhỏ, dày đặc. Phần lớn trên bề mặt của tác phẩm điêu khắc, kiến trúc
đều có hình trang trí dày đặc, nhất là trong điêu khắc. Hoa văn trang trí được
cách điệu cao, sắp xếp trong bố cục hình tròn, vuông, hình vuông nhọn đầu. Tất
cả đều được bố cục tạo thành những đồ án trang trí thống nhất về phong cách
suốt hơn hai trăm năm tồn tại của triều Lý. Về phong cách thể hiện, mỹ thuật
thời Lý mang tính tôn giáo, chính thống nhiều hơn dân gian. Đồng thời trong mỹ
thuật thời Lý còn kết hợp nhuần nhuyễn hai tính chất tôn giáo thần bí với tính
chất vương quyền, quý tộc. Hay nói một cách khác mỹ thuật thời kì này phục vụ
chủ yếu cho cung đình và tôn giáo (Phật giáo). Tuy vậy do đặc điểm của triều
Lý, của quan niệm Phật trong tâm, gần gũi trong tâm linh con người nên Mỹ
thuật thời kì này cũng rất gần gũi với đời sống làng xã, cộng đồng dân cư. Mặc
dù trong phong cách chưa thể hiện sự đơn giản của tính chất dân gian.
- Mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng phục vụ cho quan niệm của nhà Phật.
Ngoài ra các tác phẩm còn bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước, hướng mọi
người tới sự mẫu mực, lí tưởng hóa, khuyến khích việc thiện, răn đe giáo dục
con người…
KẾT LUẬN:
Nhìn chung, mỹ thuật thời Lý có thể coi là giai đoạn mở đầu cho lịch sử mỹ thuật
thời đại phong kiến dân tộc tự chủ và phát triển. Nó không những phát triển nhanh
chóng mà còn tạo ra được phong cách độc đáo, sáng tọa đậm đà bản sắc văn hóa Đại
Việt. Trên cơ sở tiếp thu chọn lọc các ảnh hưởng của văn hóa láng giềng. Sự phát
triển một cách vững vàng của mỹ thuật thời Lý sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho mỹ thuật
phát triển đi lên và hoàn thiện các thời kì sau.
Các thành tựu của mỹ thuật thời Lý đã để lại cho đời sau nhiều giá trị to lớn. Một
trong những giá trị nổi bật, tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý chính là Hoàng thành
Thăng Long, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Song trãi qua thời gian dài tồn tại, những hiện vật còn lại đang ngày càng mai một
dần, nền tảng và sự hiện diện của mỹ thuật thời Lý cũng giảm bớt. Chúng ta cần tìm

cách bảo tồn đồng thời phát huy những giá trị to lớn của mỹ thuật thời kỳ này nói
riêng và nền tảng mỹ thuật Việt Nam nói chung.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Phạm Thị Chính (2013), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.

2.

Phan Ngọc, “Mỹ thuật thời lý”, />
3.

“Nghệ thuật Việt Nam thời Lý”, Bách khoa từ điển mở, Wikimedia.

4.

Phan Thi, “Mỹ thuật Việt Nam thời Lý – Trần”, Phanthi.vn.

5.

“Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225)”
/>
6.

“Hình tượng Rồng thời Lý”, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
/>g/2010/10/2542.html


24



×