Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu 1: Quy trình công nghệ tái chế sắt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.79 KB, 4 trang )

Câu 1: Quy trình công nghệ tái chế sắt thép
Sắt thép phế liệu

Phân loại

Thép phế liệu kích thước lớn

Máy cắt
Thép phế liệu kích
thước nhỏ

Lò đúc

Phôi
Nung
Máy cán

Thép xây dựng đường
kính lớn (Φ = 6 mm)

Rút sắt cuộn

Rút sắt buộc

Ủ thép

Dây thép các
loại

Mạ


Máy sản xuất đinh
Đinh


Sắt thép phế liệu có kích thước lớn (chiều rộng từ 10 – 12 cm) được đưa tới máy cắt tạo
kích thước nhỏ hơn (chiều rộng 3 – 5 cm) tạo điều kiện thuận lợi để đưa vào các lò nung.
Thép phế liệu có kích thước phù hợp và thép qua cắt được gia công nhiệt trong lò nung,
tuỳ theo mục đích mà được ủ chín 100% để rút sắt buộc hay chỉ nung chín 30% để sản
xuất thép xây dựng. Sau khi qua lò nung và hàn chập để tạo độ dài cho thép bán thành
phẩm (phôi). Thép sau nung và sau hàn chập được đưa qua các máy cán để tạo thành hình
theo yêu cầu. Để sản xuất đinh, thép từ máy cán thép kích thước nhỏ (Φ = 3 – 5 cm) được
đưa đi ủ, mạ tạo bề mặt, sau đó qua máy sản xuất đinh ( cắt tạo mũi nhọn). Quy trình mạ
kẽm bao gồm các bước tẩy rỉ sắt, mạ điện kẽm nối tiếp. Sản phẩm của quy trình sản xuất
này là các mặt hàng sắt xây dựng, dây thép, rào chắn B40 dây thép gai, nẹp cửa, móc,
chốt cửa, cửa xếp, cửa hoa,bản lề,sắt cây vuông góc… Các loại dây thép có đường kính
0,3 – 0,8 mm và đinh các loại.
Phân loại: Nguyên liệu sắt thép phế liệu được đưa đến từ các nơi bằng các loại chuyên
trở khác nhau, chúng được tập trung ở các bãi phế liệu xung quanh các xưởng sản xuất.
Tại đây phế liệu sắt thép được những người công nhân của các xưởng sản xuất phân loại
thủ công bằng tay thành các loại có kích thước khác nhau. Đây cũng là một nguyên nhân
gây ra ô nhiễm nước, vì mỗi lần mưa xuống, nước mưa đem theo một lượng lớn những gỉ
sắt, mạt sắt suống sông và ao hồ trong làng.
Cắt : Ở công đoạn này những loại phế liệu sắt có kích thước lớn (chiều rộng có từ 10 –12
cm); phôi; sắt tấm, được đưa tới các máy cắt tạo kích thước nhỏ hơn (chiều rộng từ 3 – 5
cm ), tạo điều kiện thuận lợi để đưa vào các lò nung.
lò nung:
Nung luyện phôi: Sắt phế liệu có kích thước phù hợp được đưa vào luyện để đúc phôi.
Trong công đoạn này thải ra rất nhiều loại khí thải, CO x, SOx,...và đặc biệt là các loại phế
liệu có dính hoá chất hoặc sơn, khi nung các hoá chất, sơn cháy đem lại mùi rất khó chịu
và độc hại.



Nung cán: Sắt phế liệu có kích thước phù hợp và sắt qua cắt được gia công nhiệt trong lò
nung tuỳ theo mục đích mà được ủ chín 100% để rút sắt buộc hay chỉ nung chín 30% để
sản xuất thép xây dựng. Trong công đoạn này nước thải chủ yếu là nước làm mát sản
phẩm nên trong nước thải có lượng lớn mạt sắt và có nhiệt độ lớn. Các loại khí thải CO x ,
SOx, NOX, được sinh ra trong qúa trình đốt than cốc, và than đá. Trung bình một ngày các
xưởng sản xuất trong làng đốt 1000 – 1100 tấn than các loại, làm cho nhiệt độ trong
xưởng sản xuất cao hơn bình thường từ 4oc – 5oc.
Cán: Thép sau nung và sau hàn chập được đưa tới các máy cán tạo thành hình yêu cầu.
Nước trong công đoạn này được dùng để làm nguội sản phẩm do đó nước thải có nhiệt độ
cao và chứa một lượng lớn các mạt sắt và dầu bôi trơn. Tại đây sinh ra một lượng lớn bụi
và nhiệt độ cao.
Mạ: Thép kích thước nhỏ (Φ = 3 – 5 cm) sau khi được ủ đưa đi mạ để làm dây thép gai
và đinh. Trong quá trình mạ đã thải ra nhiều chất thải độc như: HCL, H 2SO4, Cr, Ni, Zn
------------------Câu 2. Thiết bị trong công nghệ luyện sắt thép
Luyện thép trong lò điện hồ quang
Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc
+ Buồng lò;
+ Thiết bị nghiêng lò;
+ Thiết bị nâng hạ điện cực;
+ Thiết bị điện (máy biến thế và mạng điện).
Lò điện hồ quang sử dụng nguồn nhiệt là ngọn lửa hồ quang sinh ra giữa các điện
cực và kim loại nấu. Khi nấu, điện cực được hạ xuống chạm vào kim loại gây ra hiện
tượng ngắn mạch, sau đó nâng điện cực lên cách mặt kim loại một khoảng cách nhất
định, giữa điện cực và kim loại phát sinh ngọn lửa hồ quang. Do hồ quang gây ra trực
tiếp giữa điện cực và kim loại nấu nên được gọi là hồ quang trực tiếp, nhiệt độ ngọn
lửa hồ quang rất cao và nhiệt tập trung nên nhiệt truyền cho kim loại rất lớn và chủ



yếu là truyền nhiệt bức xạ. Theo mức độ nóng chảy của kim loại trong buồng lò, điện
cực được điều chỉnh để giữ khoảng cách giữa điện cực và kim loại ổn định, nhờ đó
hồ quang cháy ổn định.

Hình 4.1. Cấu tạo tổng thể của lò điện hồ quang



×