Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.29 KB, 25 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1

Nhân cách và sự phát triển nhân cách

1.1.1 Nhân cách:
Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của cá
nhân, thường xuyên vận động, biến đổi theo những chuẩn mực, giá trị xã hội.
Do vậy, mọi cá nhân không chỉ phải thường xuyên giữ gìn mà còn phải rèn luyện
bồi dưỡng để nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.2 Sự phát triển nhân cách
Là một quá trình tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất, biểu hiện qua các mặt:
thể chất tâm lý, xã hội và có tính đến đặc điểm tâm lý của mỗi lứa tuổi. Qúa trình hình
thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền; môi
trường; giáo dục; hoạt động và giao tiếp của cá nhân.
1.2

Môi trường giáo dục gia đình

1.2.1 Môi trường
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn đến
đời sống và nhân cách con người.
Môi trường gồm hai loại: môi trường tự nhiên (như khí hậu, đất, nước, sinh thái…)
và môi trường xã hội (gồm môi trường lớn như kinh tế chính trị, văn hóa, sự phát triển
khoa học – công nghệ; và môi trường nhỏ như gia đình, nhà trường, khu phố, nhóm
bạn…)
Môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ
ảnh hưởng gián tiếp đến sư hình thành và phát triển nhân cách.
Môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển


nhân cách.
1.2.2 Giáo dục
1


Giáo dục là những tác động tự giác (có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, có sự
chuẩn bị một lực lượng nhất định có năng lực, có phẩm chất..) của thế hệ trước đến thế hệ
sau, nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất, những năng lực,…theo yêu cầu của
xã hội.
Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao
gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như một quá trình tác động đến thế hệ trẻ về
mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi,...nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng
đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội.
1.2.3 Giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình được thực hiện trong phạm vi gia đình, do các thế hệ trước thực
hiện, nhằm tác động tới thế hệ sau với mục đích hình thành và củng cố trong thế hệ sau
những phẩm chất, năng lực phù hợp với quan điểm của thế hệ trước cũng như phù hợp với
hệ chuẩn mực của xã hội. Đây là một hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có sự chuẩn bị...) của những người giáo dục (thế hệ trước), tác động một cách
thường xuyên, liên tục tới đối tượng được giáo dục (hế hệ sau), nhằm đạt tới mục đích mà
người giáo dục đã định.
Dù ở xã hội nào, trong thời đại nào, những người làm cha mẹ bao giờ cũng mong
muốn có những người con khoẻ mạnh, thông minh, có đạo đức, có những phẩm chất tốt
đẹp (theo quan niệm của họ và phù hợp với hệ giá trị của xã hội); thành thạo những kỹ
năng sống và có một tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh; là những người có ích đối
với gia đình và xã hội. Vì thế, mục đích giáo dục trong gia đình, về cơ bản, thường bao

gồm toàn diện các khía cạnh: trí, đức, thể, mỹ.
Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục gia đình là những hoạt động tự giác (có hệ thống,
có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị...) của thế hệ trước, tác động đến thế hệ sau,
2


nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất, những giá trị và kỹ năng… theo mong
muốn của thế hệ trước và theo yêu cầu của xã hội.
2. Vai trò của môi trường giáo dục gia đình
Con người khi sinh ra mới chỉ là một thực thể sinh học thuộc loài người- một
nhánh phát triển trong cây tiến hoá của Darwin, mà chưa hề có nhận thức và các kỹ năng
sống; lại càng chưa có quan điểm riêng, sở thích riêng, cá tính riêng... Nghĩa là, con người
mới sinh ra đó mới chỉ hoàn toàn là một con người về mặt sinh học. Nếu con người sinh
học đó bị tách khỏi xã hội loài người, sống trong thế giới loài vật, thì sẽ trở thành một
thành viên của bầy động vật đó. Thực tế đã có những trường hợp người- sói, khi những
em bé vì lý do gì đó đã được nuôi dưỡng bởi bày sói. Hoặc nếu một em bé của cộng đồng
xã hội này nhưng lại được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng người khác, thì sẽ trở thành một
thành viên của cộng đồng nuôi dưỡng mình. Minh chứng rõ nhất về điều này là trường
hợp những em bé được sinh ra ở nước ngoài, sinh sống ở nước ngoài, đã hoà nhập với xã
hội đó, thậm chí không còn biết về xã hội xuất thân của mình (nếu bố mẹ không có ý thức
giáo dục cho em về điều đó).
Con người sinh học sẽ trở thành con người xã hội (thành viên của xã hội mà anh ta
sinh sống) thông qua một quá trình học tập, tiếp thu văn hoá cộng đồng để hoà nhập vào
xã hội đó. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân. Có thể hiểu: Xã hội hóa cá nhân là quá trình
hình thành nhân cách cá nhân, quá trình con người học tập và lĩnh hội các quy tắc, giá trị,
khuôn mẫu ứng xử của xã hội để từ một con người sinh học trở thành một con người xã
hội. Đây là quá trình mà con người tiếp nhận văn hoá của cộng đồng để trở thành một
thành viên của cộng đồng ấy.
Trong quá trình xã hội hoá cá nhân, sự giáo dục của gia đình đóng vai trò cơ bản
và quyết định.

Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá nhân- đặc biệt là khi
còn nhỏ, bởi đây là nhóm xã hội đầu tiên và gắn bó suốt đời của mỗi người, là môi trường
chính yếu hình thành nên nhân cách của cá nhân. Tại gia đình, trẻ được nuôi dưỡng, chăm

3


sóc và được dạy bảo những điều đầu tiên, sơ đẳng để sống làm người. Ở tuổi ấu thơ, gia
đình là cả thế giới, bố mẹ là những thần tượng của trẻ.
Chính vì gia đình là cả thế giới, cha mẹ là những thần tượng, nên trẻ em nhanh
chóng lĩnh hội những điều được dạy dỗ trong gia đình. Bằng sự giáo dục, gia đình tạo nên
sản phẩm của mình, đưa nó hoà nhập vào với xã hội. Tất nhiên sẽ có những em bé thiếu
sự quan tâm giáo dục của người cha hoặc người mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được
nhân cách tốt, hoặc có những em bé tuy được giáo dục chu đáo mà vẫn xuất hiện những
tính xấu. Nhưng quy luật chung là giáo dục gia đình như thế nào sẽ có được những con
người như thế ấy. Thế nên người xưa có câu: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” quả không sai.
Hơn thế, con người bình thường không thể sống ngoài gia đình (trừ một số trường
hợp đặc biệt). Họ được sinh ra trong một gia đình, sống với gia đình suốt thời thơ ấu. Lớn
lên họ lập gia đình, có một gia đình nhỏ của riêng mình... Mối quan hệ trong gia đình là
quan hệ tình cảm, dựa trên sự yêu thương, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau. Không có ở đâu
khác, con người được nhận nhiều tình cảm và nhiều sự chăm sóc như ở gia đình. Đây là
môi trường lý tưởng cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục gia đình có vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách cá nhân
còn bởi lẽ, ngoài những yếu tố sinh học và di tuyền, thì tri thức, kỹ năng chuyên môn,
niềm tin, hệ giá trị- chuẩn mực... chỉ có thể hình thành thông qua giáo dục. Đây là những
tài sản mà các thế hệ trước đã thu lượm, đúc kết, sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau,
được các thế hệ sau lĩnh hội, biến đổi và chuyển hoá thành kinh nghiệm của bản thân và
tạo nên nhân cách của mình. Cũng chính giáo dục vạch ra kế hoạch và phương pháp bù
đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh- di truyền hoặc hoàn cảnh gây nên,
nhằm xây dựng những nhân cách hoàn thiện nhất có thể. Giáo dục còn có thể phát huy tối

đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách và uốn nắn
những sai lệch theo đúng hướng mong muốn của xã hội. Hơn thế, giáo dục có thể đi
trước, đón đầu sự phát triển để hoạch định nhân cách trong tương lai phù hợp với sự phát
triển của xã hội.

4


Mỗi cá nhân là một sản phẩm của sự giáo dục trong gia đình. Những điều trẻ em
lĩnh hội được ở gia đình trong những năm đầu đời sẽ hình thành những nét nền tảng của
nhân cách. Ngay cả những điều mà cha mẹ không chủ ý truyền dạy cho con, nhưng trẻ
quan sát được hàng ngày thì cũng sẽ rất tự nhiên ngấm vào trẻ và được chúng lặp lại, học
theo. Dấu ấn gia đình, vì thế, rất đậm nét và khó xoá bỏ trong nhân cách mỗi cá nhân, vì
những gì được xây dựng ban đầu thường rất bền vững, tuy sau đó có thể được điều chỉnh,
nhưng rất khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
3. Đặc điểm môi trường giáo dục gia đình
3.1

Một số đặc điểm

3.1.1 Là một quá trình liên tục và lâu dài
Từ khi con người được sinh ra đến lúc về già. Một khi còn sống trong gia đình, thì
quá trình này vẫn còn diễn ra và tác động tới mỗi người. Tuy nhiên, mức độ và tính chất
tác động của giáo dục trong gia đình đối với cá nhân trong mỗi giai đoạn cuộc sống đều
có những khác biệt. Khi càng nhỏ, nhận thức càng non nớt, thì tác động của giáo dục gia
đình tới cá nhân càng mạnh mẽ, và sự tiếp nhận càng đầy đủ và thụ động. Dần dần, khi trẻ
lớn lên, nhận thức phát triển hơn, thì tác động này giảm dần và sự tiếp nhận cũng có chọn
lọc hơn, thông qua bộ lọc của cá nhân.
3.1.2 Được thực hiện chủ yếu trên cơ sở tình cảm.
Vì thành viên trong gia đình là những người ruột thịt và yêu thương nhau, nên sự

giáo dục trong gia đình được thực hiện trên nền tảng của tình yêu thương. Những gì cha
mẹ mong muốn và giáo dục con cái đạt tới, đều là những điều tốt đẹp, hàm chứa sự mong
chờ một tương lai tốt đẹp cho con. Trong sự giáo dục đó có ấp ủ những dự định, những
ước muốn, những kỳ vọng... mà cha mẹ muốn dành cho con, muốn thấy con đạt được. Có
những bậc cha mẹ sẵn sàng hy sinh nhiều quyền lợi riêng của mình, dành cho con những
điều kiện tốt nhất để con đạt được những cái đích mong muốn.

5


3.1.3 Được thực hiện bằng phương pháp đặc biệt là giảng giải, thuyết phục và làm
gương.
Sự giáo dục trong gia đình thường không sử dụng những bài giảng được soạn thảo
bài bản với những khái niệm trừu tượng cao siêu, mà thường bình dị, bằng những phương
tiện sẵn có, với những cách thể hiện tự nhiên, đơn giản: giải thích, thuyết phục. Và để
không bị mâu thuẫn với những gì mình dạy dỗ con cái, bố mẹ thường phải chú ý làm
gương, tỏ ra mẫu mực để các con noi theo.
3.1.4 Được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình
Gia đình không thể xây dựng cho mình một cơ sở vật chất riêng, với những thể
chế riêng và những cách thức riêng để giáo dục con cái, mà sự giáo dục ấy được thực hiện
trên cơ sở những gì sẵn có của gia đình: trong khuôn viên gia đình, với cách thức tổ chức
cuộc sống và sinh hoạt của gia đình. Không có những buổi học riêng để thuyết giảng,
phân tích, dạy dỗ con cái, mà tất cả được lồng ghép trong các hoạt động sống của gia
đình: Khi làm việc nhà, bố mẹ đồng thời hướng dẫn cho trẻ làm công việc nội trợ, dạy
chúng về đức tính đảm đang, chu đáo; khi chăm sóc con, bố mẹ đồng thời dạy trẻ về tình
cảm gia đình, cách thể hiện sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên; khi hướng
dẫn con chơi, bố mẹ rèn luyện cho con những kỹ năng như sự khéo léo, óc phán đoán, khả
năng phản xạ..., đồng thời dạy chúng tính nhường nhịn, sự phối hợp và tôn trọng luật
chơi...
3.1.5 Vừa toàn diện, vừa cụ thể.

Con người là một thực thể thống nhất của cả thể chất và tinh thần. Một con người
phát triển phải có thể chất khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn
phong phú, tư duy lành mạnh... Tất cả những phẩm chất đó đều được hình thành, định
hình và vun đắp từ trong gia đình. Chúng là một hệ thống phức hợp những giá trị mà giáo

6


dục gia đình phải hướng tới. Chúng vừa toàn diện, bao gồm đầy đủ mọi khía cạnh của
cuộc sống con người, lại vừa chi tiết tỉ mỉ, nhằm tới từng tri thức và kỹ năng cụ thể để
hiện thực hoá sự giáo dục đó.
3.1.6 Tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng nhân cách, cá tính và phẩm chất riêng của
trẻ.
Sở dĩ như vậy là bởi sự giáo dục gia đình hướng tới từng con người cụ thể, là
những cá nhân riêng biệt, không giống nhau. Mỗi con người là một cá thể riêng, không
lặp lại, kể cả anh chị em sinh đôi cũng không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Vậy nên, cho
dù sự giáo dục của cha mẹ là chung đối với các con, nhưng vẫn phải lựa theo cá tính, sở
thích và thể chất của mỗi trẻ để đạt được hiệu quả. Có thể nói, giáo dục gia đình mang
tính cá biệt cao, bởi nó tôn trọng nhân cách, cá tính và phẩm chất riêng của trẻ.
3.2

Một số mô hình giáo dục gia đình
Theo các nhà tâm lý học và giáo dục học hiện đại, trong xã hội chúng ta hiện nay

tồn tại 4 mô hình giáo dục gia đình:
3.2.1 Mô hình độc đoán
Trong mô hình này, cha mẹ là người nắm mọi quyền lực, quyết định mọi điều, kể
cả những vấn đề thuộc lĩnh vực riêng tư của con cái. Tiêu chí để cha mẹ ra quyết định là
những lợi ích, những điều tốt đẹp (theo quan điểm của họ) mà hầu như không quan tâm
tới mong muốn, ý thích và nhu cầu của con cái. Khi trẻ không vâng lời, cha mẹ trong

những gia đình này sẵn sàng trách mắng, thậm chí phạt nặng, buộc chúng phải tuân theo
những điều áp đặt của mình. Không thể kết luận là họ không yêu thương con cái, mà là họ
yêu thương theo cách của mình.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, nhận thức của các bậc cha mẹ về quyền lợi và
nhân cách của con trẻ ngày càng đúng đắn, thì nhóm gia đình theo mô hình giáo dục độc
7


đoán này ngày càng ít đi, tập trung ở những người thiếu hiểu biết về xã hội và giáo dục
học.
3.2.2 Mô hình dân chủ - nghiêm minh
Khác với mô hình trên, cha mẹ của những gia đình dân chủ- nghiêm minh thường
tôn trọng con cái, cho phép trẻ nêu ý kiến, còn họ thì lắng nghe, tôn trọng nhu cầu và
quyền lợi của trẻ. Khi cần thiết họ có thể trao đổi với con cái để phân tích điều hay lẽ dở,
thuyết phục con làm theo ý cha mẹ, chứ không áp đặt và ép buộc. Tuy dân chủ như vậy,
nhưng những cha mẹ này vẫn giữ được sự nghiêm khắc cần thiết, thể hiện ở chỗ: họ đặt ra
những chuẩn mực rõ ràng; đề ra kỷ luật, giới hạn cho trẻ và cương quyết yêu cầu sự tuân
thủ. Bên cạnh đó, họ khuyến khích trẻ độc lập và tạo điều kiện cho chúng phát triển cá
nhân.
Nhóm gia đình thuộc mô hình này ngày càng nhiều hơn. Họ là những bậc cha mẹ
có hiểu biết về giáo dục, về tâm sinh lý trẻ; biết tôn trọng sự khác biệt trong xã hội và biết
cách yêu thương con.
3.2.3 Mô hình dễ dãi – nuông chiều
Trong mô hình giáo dục này, sự yêu thương con cái được thể hiện không đúng
cách, trở thành sự buông lỏng, nuông chiều theo mọi ý thích và mong muốn của trẻ. Cha
mẹ của các gia đình này thường dễ dãi đáp ứng những đòi hỏi của trẻ, miễn là làm cho
con vui lòng. Họ ít đặt ra chuẩn mực, ít đòi hỏi con hành xử theo quy tắc, mà
cho phép chúng hành động theo ý muốn. Ít có sự trách mắng và hình phạt đối với con cái,
mà cha mẹ giống như những người phục vụ của con.
Những cha mẹ theo mô hình giáo dục này thường là những người dễ dãi, tính tình

có phần tuỳ tiện, ít tôn trọng kỷ luật. Họ yêu con một cách không hợp lý, chiều chuộng vô
lối. Với những gia đình có điều kiện kinh tế thì mô hình giáo dục này càng bộc lộ nhiều
bất cập.

8


3.2.4 Mô hình thờ ơ không quan tâm
Trong mô hình này cha mẹ ít quan tâm đến giáo dục con cái. Có thể vì quan niệm,
có thể vì không còn thời gian và sức lực, hoặc cũng có thể vì không tìm được phương
pháp giáo dục thích hợp, họ phó mặc con cái cho nhà trường, coi đó là nhiệm vụ của nhà
trường. Cùng với sự lơ là về giáo dục, thì thời gian mà những cha mẹ này dành cho con
cái không nhiều, tình cảm yêu thương và sự quan tâm đến trẻ cũng hạn chế. Họ gói gọn
trách nhiệm của mình đối với con trong việc chi tiền cho những nhu cầu vật chất của trẻ,
còn việc chăm sóc hàng ngày thì giao hết cho ông bà, hoặc người giúp việc, thậm chí bỏ
mặc trẻ tự lo cho bản thân.
Đây thường là những gia đình có điều kiện kinh tế, nhưng không có thời gian dành
cho con cái. Nhưng trong nhóm này cũng có những gia đình quá vất vả với chuyện mưu
sinh, không còn đủ sức làm gì khác ngoài việc xoay xở để lo đủ bữa ăn mỗi ngày.
3.3

Một số bất cập của gia đình và giáo dục gia đình hiện nay

3.3.1 Bất cập đối với gia đình
Bên cạnh những mặt tích cực trong việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam,
việc phát triển các gia đình mới ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được
khắc phục như: Quy mô gia đình vẫn còn lớn, mức tăng dân số còn cao, đặc biệt ở nông
thôn ảnh hưởng đến mức sống gia đình và gây sức ép về nhà ở, việc làm, chăm sóc y tế...
Sự phân hoá giàu – nghèo giữa các gia đình có xu hướng tăng, số hộ gia đình nghèo còn
nhiều đặc biệt là ở các xã ngoại thành. Mối quan hệ trong và ngoài gia đình bị giảm sút.

Hiện tượng phục hồi các hủ tục và tiếp thu lối sống thực dụng, tiêu cực ngoại lai có chiều
hướng phát triển. Tình trạng ly thân, ly hôn có xu hướng tăng, tình trạng trẻ em hư hỏng,
tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, thiếu được chăm sóc còn
nhiều, người vợ, người mẹ phải gánh vác quá nhiều công việc ở cơ quan và gia đình
nhưng vẫn còn bị phân biệt đối xử. Mâu thuẫn, bạo lực gia đình có xu hướng tăng do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nghiên cứu của TS.Nguyễn Minh Đức cũng

9


cho thấy: Có tới 46% số người phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp, có vấn
đề (đa số các gia đình này có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự,
làm những nghề phi pháp); 18% đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn phải sống
với anh chị, ông bà từ nhỏ; có 14% đối tượng sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp
(mặc dù có đầy đủ cha mẹ, vợ chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng
và các anh chị em thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã thường
xuyên xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ, vợ hoặc chồng
có lối sống buông thả, ích kỷ, sĩ diện hão hoặc nuông chiều nhau thái quá; 11% có hoàn
cảnh kinh tế quá khó khăn; chỉ có 4% xuất phát từ gia đình bình thường.
3.3.2 Bất cập đối với giáo dục gia đình
Bố mẹ tất bật với công việc, trong cơ chế kinh tế thị trường, việc làm và thu nhập
là vấn đề sống còn của mỗi gia đình, do đó, bố mẹ quá bận rộn với công việc nên không
có thì giờ để chăm sóc và giáo dục con cái. Đời sống khó khăn, nghèo túng của một bộ
phận người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng khó khăn hoặc là những người nghèo ở
thành thị dẫn đến không đủ điều kiện cho con ăn học. Mặt khác, do nhận thức và trình độ
hiểu biết về giáo dục của một số người dân còn hạn chế nên không đầu tư giáo dục cho
con cái, chủ yếu trông chờ vào xã hội. Cũng có những gia đình có điều kiện về kinh tế và
nhận thức về tầm quan trọng giáo dục, nhưng lại quá coi trọng bằng cấp, coi trọng thu
nhập sau ra trường… Cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái, dẫn đến tạo áp lực lên con cái,
làm cho con cái ngay tự nhỏ phải học tập một cách quá sức, có khi không có tuổi thơ. Cha

mẹ không quan tâm đến năng lực và thiên hướng của con, ép buộc con phải chọn ngành,
chọn nghề theo ý muốn của mình, như báo chí đã phản ánh: có trường hợp con chọn
ngành giáo dục mầm non, mẹ đòi tự tử hoặc cha tuyên bố cắt mọi chu cấp nếu con vào
học sư phạm…
3.4

Nguyên nhân của một số bất cập trong giáo dục gia đình

10


Như đã phân tích ở trên có các nhóm gia đình có một số đặc điểm khác nhau, có
điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.
Nhưng phần đông gia đình Việt Nam đều gặp những bất cập trong giáo dục gia đình dù ít
dù nhiều. Những bất cập trên là do những nguyên nhân sau:
3.4.1 Ảnh hưởng của sự thay đổi của xã hội
Trước đây kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của gia đình như gắn liền với
làng mạc, ruộng vườn, thôn xóm. Con cái không chỉ chịu quy luật của gia đình mà còn
chịu quy định của làng, xã. Nhưng ngày nay kinh tế và xã hội phát triển, cá nhân được tự
do hơn. Xã hội ngày càng văn minh và kéo theo thay đổi nếp sống gia đình. Con cái muốn
thoát ly hơn là sống với gia đình và bố mẹ cũng dần dần chấp nhận điều đó. Mới lớn lên,
nhưng một số thiếu niên đã cảm thấy cuộc sống gia đình ngột ngạt, một mặt họ phải đi
học nghề nghiệp, học đại học. Vì vậy, một số thanh thiếu niên phải sống tự lập từ nhỏ.
Đời sống ở nông thôn, nhiều vùng quê khó khăn, thiếu việc làm, thôi thúc người trẻ đi
kiếm việc làm ở xa, có khi phải ra làm việc ở nước ngoài.
3.4.2 Xung đột giữa cái mới và cái cũ
Một số các gia đình thường có sự bất đồng giữa ông bà, cha mẹ với con cái, bởi vì
một số bậc phụ huynh vẫn còn thủ cựu, lễ giáo, nghiêm ngặt, trong khi con cái đã thay đổi
quá xa và xu hướng tự do hơn. Do đó xảy ra xung khắc giữa bố mẹ và con cái, giữa cái cũ
và cái mới mà trong đó phần đông là cha mẹ phải chịu thua con cái. Cái tốt đẹp của gia

đình truyền thống, gắn kết mọi thành viên trong gia đình, mọi thành viên trong gia đình
phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với… lại mâu thuẫn với kiểu gia đình hiện đại, tôn trọng
sự tự do, độc lập của mỗi thành viên, cái tôi được coi trọng dẫn đến các thành viên có thể
xa rời, không có trách nhiệm “nhà ai người nấy biết”.
3.4.3 Việc con cái kiếm tiền quá sớm
Việc con cái có thể kiếm được tiền quá sớm, ít phụ thuộc vào gia đình, không cần
sự hỗ trợ của cha mẹ đã làm cho quyền uy của cha mẹ giảm đi. Và đi tới sự bất hòa, cha

11


mẹ nói con cái không nghe. Đồng tiền cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người và mỗi
gia đình. Tuy nhiên, có khi đồng tiền cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn. Thực tế
mặt trái của đồng tiền đã băng hoại giá trị đạo đức, giáo trị xã hội. Nhiều thanh thiếu niên
đã có những kiểu ăn chơi trác táng rất sớm.
3.4.4 Ảnh hưởng của tệ nạn xã hội, mặt trái của Internet
Trong điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ phát triển kéo theo nhiều điều
kiện sống tốt hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trường đã kéo theo mặt trái của
nó như cạnh tranh khốc liệt hơn, phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp… đã gia
tăng sự mất ổn định trong đời sống gia đình. Tệ nạn xã hội theo đó cũng gia tăng. Bên
cạnh đó, còn có sự ảnh hưởng của Internet, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm độc hại đã
làm cho một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, có khi dẫn đến tội phạm vị thành niên
tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Nạn nhân của những tội phạm này có khi là người thân
trong gia đình. Đã có trường hợp con giết cha mẹ, cháu giết ông bà…
4. Một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường gia đình tốt nhất
Người xưa có câu: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Con người sinh ra vốn mang tính
thiện. Mỗi một con người như một tờ giấy trắng khi mới được sinh ra. Những nét đầu tiên
viết lên trang giấy có thể sẽ quyết định cả cuộc đời mỗi con người.
Con người sinh ra, bản thân chưa hình thành tính cách. Song, môi trường đầu tiên
mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc - là gia đình, sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất

đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của mỗi người. Bởi vậy,
cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng
đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao.
Một người trưởng thành, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường sống: gia
đình, nhà trường, bạn bè, lối xóm, nơi làm việc… Từng môi trường có tác động khác
nhau, vào từng góc tiếp thu của con người. Song, môi trường gia đình luôn giữ vai trò
quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người.
Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành,
12


hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi gia
đình.
Phải biết cách giáo dục con, tạo điều kiện để con mình phát triển toàn diện, không
phải bằng cách ép buộc, gia trưởng … hay bất cứ hình thức nào gây ức chế đến tâm lý con
cái. Nếu dạy con không đúng cách, sớm hay muộn, con cái cũng sẽ đi chệch hướng yêu
cầu của cha mẹ, thậm chí còn phản tác dụng, gây tâm lý chống đối và căng thẳng từ con
cái.
Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, thói quen khác nhau, cách sinh hoạt khác
nhau và phương pháp giáo dục con khác nhau. Song, khi cha mẹ giữ vai trò là người đề ra
các nguyên tắc giáo dục trong gia đình, hãy chọn cách giáo dục phù hợp để không chỉ uốn
nắn con theo ý mình và còn tạo nền móng để con cái phát triển toàn diện và trưởng thành
theo đúng nghĩa.
Một số qui tắc chính trong việc giáo dục con cái để giúp con trưởng thành toàn
diện:
4.1

Không cầu toàn
Con người không ai toàn diện. Bất cứ ai cũng có thể có mặt tốt, mặt chưa tốt. Đó là


lý do không nên quá cầu toàn trong việc dạy con, đánh giá con cái và trong cả việc giáo
dục con cái.
Hãy tìm hiểu tính cách của con mình, phân tích xem nên phát huy mặt gì mạnh,
khắc phục mặt yếu nào của con. Khi dạy con, đừng đòi hỏi con phải làm gì đó thật tốt,
thật xuất sắc, mà hãy dạy con biết tiết chế những mặt yếu để phát huy mặt mạnh của
mình. Điều đó sẽ giúp con trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, đồng thời cũng giúp con
không có tâm lý quá cầu toàn trong cuộc sống, để trên đường đời, con trẻ không bị rơi vào
trạng thái tự ti về những điều còn hạn chế của xã hội.
Rất nhiều gia đình quá cầu toàn trong cách dạy con, ép con thực hiện việc gì cũng
phải hoàn toàn tốt, tuyệt đối xuất sắc, vô hình chung làm cho con cái cũng đánh giá mọi
sự vật, hiện tượng xung quanh qua lăng kính cầu toàn, chúng đòi hỏi mọi việc lúc nào
13


cũng phải tốt đẹp, toàn diện, không chấp nhận những mặt trái của xã hội, của con người.
Điều đó dễ gây bất mãn, mất niềm tin vào mọi điều xung quanh.
4.2

Không nên kỳ vọng quá mức vào con
Nếu đặt kỳ vọng quá mức vào con, bạn sẽ gây áp lực lớn cho con mình. Như thế,

con trẻ lúc nào cũng sống trong trạng thái căng thẳng, luôn lo lắng mình làm như thế này
đã đúng yêu cầu của bố mẹ chưa. Dù còn nhỏ hay đã trưởng thành, con cái cũng không
muốn bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào mình. Bởi đó là một trách nhiệm nặng nề mà
không phải lúc nào cũng thực hiện được. Nếu đặt hi vọng quá lớn vào con, khi con bạn
không thực hiện được ước muốn của cha mẹ, lúc đó, bản thân cha mẹ sẽ bị thất vọng nặng
nề, gây tác động không tốt đến chính con cái mình.
Hãy đánh giá con cái đúng khả năng vốn có. Cha mẹ dành thời gian quan tâm, tìm
hiểu xem con mình có sở trường, sở đoản gì. Phải chấp nhận rằng không phải tất cả mọi
người đều thông minh, nhanh nhẹn, dễ tiếp thu, có năng lực… Nhưng cũng phải biết đối

diện với sự thật, nếu con trẻ là một đưa trẻ bình thường. Ở trường hợp này, hãy định
hướng cho con đúng với khả năng của con. Như thế cha mẹ đã làm một việc đúng đắn để
phát huy khả năng của con người.
4.3

Thống nhất trong cách giáo dục
Đây cũng là điều mà ít gia đình làm được. Bởi lẽ, giữa cha mẹ nhiều khi quan điểm

giáo dục trái ngược nhau. Nhiều khi, bố dạy một đằng, mẹ dạy một nẻo làm cho con cái
không biết làm theo ai. Cuối cùng, đứa trẻ sẽ làm theo ý riêng của mình. Cha mẹ phải
thống nhất về phương pháp dạy con. Tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèm thổi ngược.
Một người cha nghiêm khắc sẽ không thể nào dạy được con nếu bà mẹ chiều con quá mức
hoặc ngược lại. Tốt nhất, cha mẹ hãy bàn bạc trước khi đưa ra một vấn đề với con. Điều
đó tạo sự đồng thuận không chỉ giữa cha mẹ mà còn giữa cả cha mẹ và con cái.
4.4

Gương mẫu

14


Việc làm gương cho con cái là một việc cực kỳ quan trọng trong việc dạy dỗ con.
Con cái phải tâm phục, khẩu phục. Có như thế tiếng nói của cha mẹ mới có sức nặng. Cha
mẹ hãy chấn chỉnh mình trước rồi dạy con. Điều mà các bậc cha mẹ nên tâm niệm là mình
là tấm gương cho con.
Những điều chúng ta dạy con bằng lời có ảnh hưởng 10 phần, thì những điều ta thể
hiện bằng hành động sẽ ảnh hưởng đến con gấp 10 lần.
4.5

Đối thoại

Thông tin một chiều không bao giờ có hiệu quả bằng thông tin hai chiều. Thay vì

chúng ta ra lệnh: con phải thế này, thế kia… , cha mẹ hãy đối thoại, trao đổi với con.
Chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn hẳn.
Khi đối thoại, các bậc cha mẹ hãy coi mình như người bạn của con, chúng ta sẽ
khám phá ra nhiều điều từ con mình, từ tính cách, sở thích, suy nghĩ và rất nhiều thông tin
quan trọng. Tránh áp đặt suy nghĩ của mình cho con và bắt chúng làm theo. Đôi khi sẽ tạo
phản ứng ngầm trong suy nghĩ của con.
Đừng nghĩ rằng mình là cha mẹ, mình có quyền bắt con cái làm theo những gì cha
mẹ muốn. Hãy cho con được thể hiện suy nghĩ và quan điểm của chúng. Đối thoại là một
cách để hiểu về con mình.
4.6

Tôn trọng và tin tưởng con cái
Mặc dù là con, nhưng con cái cũng đòi hỏi mình được tôn trọng. Tôn trọng tính

cách, sở thích và quan điểm của con là một cách để gần gũi và hiểu con hơn. Cha mẹ có
thể đưa ra một vấn đề và đề nghị con đưa ra quan điểm riêng. Như thế sẽ khuyến khích
tính tự lập, chính kiến và thói quen phản ứng nhanh nhạy trước một vấn đề nào đó của
con trẻ.
Nếu trẻ mắc lỗi, đừng mắng chửi, lên án, mà hãy nói chuyện một cách nghiêm túc
để con bạn nhận ra vấn đề. Không ai có thể luôn luôn làm điều đúng đắn. Con cái chúng
ta cũng như vậy.

15


Ngay cả đời sống riêng tư của con, cha mẹ cũng tránh không nên xâm phạm thái
quá. Đừng nghĩ đọc trộm những tâm sự của con trên trang nhật ký (Zalo, face book…) là
giải pháp đúng để kiểm tra suy nghĩ của con. Hãy tôn trọng tính cách, thói quen, đời sống

riêng của con và hãy tìm hiểu bằng cách trao đổi và tôn trọng ý kiến của con. Đó là cách
giúp con bạn trưởng thành hơn.
Có rất nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi cho rằng "trứng" không thể khôn hơn “vịt"
được. Đừng cổ hủ như thế mà hãy tin tưởng vào con cái, khuyến khích con đánh giá các
vấn đề và đưa ra ý kiến. Cha mẹ đặt niềm tin vào con sẽ giúp con cái tự tin hơn để đối
diện với các vấn đề trong cuộc sống.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái trưởng thành và thành đạt. Nhưng nếu không tin
tưởng ở con, thì con khó có thể trưởng thành trong mắt cha mẹ. Có nhiều trường hợp khi
ra ngoài xã hội, có rất nhiều người tự tin, thành đạt, nhưng khi trở về gia đình, vẫn bị cha
mẹ coi như trẻ thơ.
Trong cuộc sống, môi trường giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với mỗi người từ khi sinh ra đến tận lúc trưởng thành. Nếu gia đình nào có tác động
tích cực đến con cái thì phần lớn con cái đều trưởng thành và tự tin trong cuộc sống.
Ngược lại, có những cách giáo dục sai lầm làm cho con cái trì trệ, dựa dẫm và không thể
tự đứng trên đôi chân của chính mình, thậm chí còn làm hư hỏng con cái mình.
Giáo dục trong gia đình đúng cách sẽ cung cấp cho xã hội nhiều con người tích
cực. Chúng ta hãy góp phần xây dựng một xã hội phát triển từ chính gia đình mình. Bởi
gia đình là tế bào của xã hội.
5. Biện pháp phối hợp giữa gia đình- nhà trường và xã hội
Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục,
diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội
phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi
có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan
tâm thực sự sâu sắc của mọi người trong xã hội.

16


Trong bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục năm 1957 Bác Hồ
chỉ ra: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội

và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục
trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì
kết quả cũng không hoàn toàn”
Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập
và phát triển; bên cạnh các mặt tác động, các ảnh hưởng tích cực luôn hàm chứa các yếu
tố ngẫu nhiên và với trình độ thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu động, trẻ dễ bắt chước
theo, vi phạm các chuẩn mực, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất
là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự
đối nghịch giữa nhà trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất
hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục
từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi
hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động
vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh
ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với
trẻ là sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ,
mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó
được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp
(1992), Luật Hôn nhân và gia đình (1986), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
(1991)…gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên
giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn. Tùy vào
điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trong các giai
đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau:
Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các
mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát
17


triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự

vật và con người xung quanh mình.
Khi các em vào trường tiểu học, công việc học tập trở thành nhiệm vụ lao động
chủ yếu. Vì vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi như giúp các em
rèn luyện các nề nếp thói quen học tập, vệ sinh, mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ…
Khi các em lên trung học cơ sở, nhiệm vụ học tập càng nặng nề, thời gian đầu tư
cho việc học tăng thêm, đồng thời quan hệ bè bạn, quan hệ xã hội phức tạp hơn. Ngoài
việc quan tâm đến kết quả học tập của trẻ, cha mẹ nên dành thời gian chú ý đến các mối
quan hệ của con cái với bạn bè, kịp thời phát hiện những lệch lạc do bạn xấu rủ rê, chú ý
đến sự phát triển năng khiếu, định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
của con mình.
Ở trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của trẻ có
những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng
hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em
thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc
sống. Trong khi vốn sống còn nghèo nàn, khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến
những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp,
trấn lột, nghiện hút… làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng
một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với
nhau.
Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm
phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò
gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích
giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể:

18



Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường
xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao
chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi
đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. Gia đình cần xây
dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi
thường thầy cô giáo trước mặt con cái…
Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng
nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo
con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người
như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia
đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
em. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm,
tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng
trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được
sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu
bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ
thầy cô giáo- những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực đạo đức…đã được đào tạo
có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức
năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh. Kho tàng tri
thức văn hóa đó từ bao thế hệ rút kết lại. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản
này mà thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng của các em được hình thành
và phát triển một cách vững vàng.
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế
hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo
viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã
hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây:

19



Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa
phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…nhằm thống nhất định
hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức
việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức
biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất
phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của
trẻ hiện nay.
Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu
niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự
phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
Toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ được xem xét và thực hiện như một bộ phận
của quá trình xã hội tổng thể. Trong đó mỗi bộ phận trong cơ cấu xã hội (gia đình, nhà
trường, các đoàn thể cơ quan văn hóa xã hội…) đều phải thực hiện tốt các chức năng giáo
dục phù hợp với đặc điểm và sở trường của mình. Tất nhiên mỗi cơ quan đoàn thể xã hội
đều có những chức năng đặc thù của mình, nhưng tập trung lại cũng chỉ để phục vụ đời
sống vật chất và tinh thần của con người. Do đó, tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián
tiếp các tổ chức đoàn thể đã tham gia đan kết vào nhau trong hoạt động giáo dục đối với
mọi lứa tuổi. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP là các tổ chức thu hút các em
thường xuyên sinh hoạt với chức năng đặc biệt về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức,
nhân sinh quan cho thế hệ tương lai. Các đoàn thể khác như Công đoàn, Chi cục dân số
gia đình trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ…thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể
đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh.
Ví dụ: Phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ, kinh nghiệm thu hút
trẻ tham gia vào các hoạt động phong trào xã hội tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, cùng
hoạt động với người lớn, qua đó hình thành được kinh nghiệm sống cá nhân. Trong việc
tổ chức quá trình giáo dục, nhà trường thông qua hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội
để thu hút các nhân sĩ, các nhà khoa học, các anh hùng chiến sĩ tham gia vào các hoạt
20



động của nhà trường dưới nhiều hình thức: Báo cáo viên, người đỡ đầu, người tài trợ, cố
vấn cho các hoạt động văn hóa khoa học, nghệ thuật của học sinh. Các hoạt động tổ chức
với nội dung đa dạng phong phú giúp các em mở rộng tầm mắt, tiếp thu các kinh nghiệm
của những thế hệ đi trước, hình thành vốn sống của cá nhân. Đặc biệt là những tấm gương
sáng về ý chí nghị lực trong học tập và chiến đấu của những người đi trước sẽ là niềm tự
hào, tác động mạnh đến hình thành nhân cách của trẻ. Ở nhiều địa phương, nhiều tổ chức
kinh tế - xã hội đã tài trợ cho các hoạt động của nhà trường như hỗ trợ trẻ em nghèo, mua
sắm thiết bị dạy học, cử người hướng nghiệp cho học sinh, giúp nhà trường tô chức các
hoạt động nội, ngoại khóa có chất lượng hơn. Tất nhiên dù kết hợp với hình thức nào vẫn
phải nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, xem việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục
là trọng tâm không sa vào hình thức, chạy theo phong trào.
Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc
giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống
nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một
tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân
cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng
nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của
nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách
nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ
trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
6. Ảnh hưởng của giáo dục gia đình đối với trường THPT Hoa Sen
Những bậc làm cha, làm mẹ ai chẳng thương con. Hồi bé, đứa trẻ bị ngã vì vấp
phải cái ghế, bố mẹ chạy vào xuýt xoa, đòi đánh chừa cái ghế, mà cái ghế nó có lỗi gì đâu.
Nhưng kệ, cái ghế phải bị phạt trong ánh mắt vui vẻ và hả hê của đứa trẻ. Lớn lên, đứa trẻ
vấp ngã, chúng sẽ đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh. Và người lớn lại tìm cách "đánh chừa"

21



mọi thứ có thể. Có ai dạy cho đứa trẻ rằng: Cái ghế nó bất động, và chính con vấp ngã vì
con không nhìn thấy nó chứ không phải cái gì khác. Vậy lần sau, con hãy nhìn thật kỹ và
đừng bao giờ vấp ngã vì nó nữa.
Người thực hiện đề tài muốn nêu lên một câu chuyện mà dường như các bậc làm
cha mẹ nào cũng từng hành đọng như vậy khi con mình té ngã. Những điều đứa bé cảm
nhận được từ khi còn bé sẽ ăn sâu vào tiềm thức và chúng luôn đổ lỗi cho mọi chuyện
xung quanh trừ bản thân chúng. Chỉ một ví dụ nhỏ trên nhưng chúng ta thấy được tác
động như thế nào đối với một đứa trẻ.
Trường Hoa Sen là một trường phổ thông nằm trên địa bàn quận 9 thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là ngôi trường dân lập với phần lớn là các em học sinh có lực học yếu và
chưa ngoan. Trường có 2 hệ, nội trú và ngoại trú. Hệ ngoại trú là hệ mà các em ở gần
trường, gia đình có điều kiện chăm sóc và đưa đón. Còn hệ nội trú là các em lưu lại trong
nhà trường, việc ăn, ở học bài đều diễn ra trên sự hướng dẫn của thầy cô. Phần lớn các em
ở nội trú đều ở xa hoặc do gia đình không có khả năng quản lý (không nghe lời, ham chơi,
theo bạn bè, nghiện games…)
Trong quá trình công tác tại trường, chúng tôi thường xuyên phải tương tác với các
em, phụ huynh của các em mỗi khi cần phối hợp để xử lý những vấn đề mà các em vi
phạm nội quy của nhà trường...
Do đến từ nhiều vùng miền, địa phương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nên mỗi
em mang trong mình một đặc tính riêng biệt mà buộc các thầy cô tại trường Hoa Sen phải
hiểu và xử sự cho phù hợp để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Đối với những em học sinh ngoan, chúng ta có thể khẳng định được trong gia đình
các em được sự giáo dục rất chu đáo từ cha mẹ ông bà. Ngược lại, những em có biểu hiện
không ngoan, nổi loạn, bất tuân thì rõ ràng trong gia đình đang gặp vấn đề về cách dạy
hoặc không có cách dạy phù hợp, có thể do thiếu cha hoặc mẹ, có thể cha mẹ không hạnh
phúc…

22



Khó có thể giáo dục cho các em trở nên tốt hơn khi thiếu sự phối hợp của cha mẹ
đối với thầy cô. Càng khó hơn khi nội quy của nhà trường đề ra mà phụ huynh phớt lờ
không hưởng ứng hoặc không quan tâm.
Ảnh hưởng từ gia đình Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình
có ảnh hưởng lớn trong quá trình trưởng thành của một cá nhân. Nếu nhìn nhận những
vấn đề của thanh thiếu niên như một căn bệnh, thì nguồn gốc của căn bệnh ấy bắt nguồn
từ gia đình, triệu chứng của bệnh thể hiện ở trường học và nó ngày càng trở nên trầm
trọng khi ở ngoài xã hội. Bởi vậy, bạo lực học đường và những ảnh hưởng gia đình có
quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành
vi bạo lực học đường được thể hiện ở một số yếu tố sau :
Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình. Có những gia đình
bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và quan tâm đến con. Bố mẹ
không hiểu được con cần gì, không kịp thời phát hiện, giáo dục cũng như sửa những lỗi
sai cho con. Về phía các em học sinh, do không kịp thời nhận được sự quan tâm, chăm
sóc và giáo dục của bố mẹ, các em kết thân với những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ
bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và có những hành vi không tốt.
Một hình thức buông lỏng khác mà chúng tôi nhận thấy tại Hoa Sen đó là phụ hynh
thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của con em mình, nuông chiều con, con muốn làm gì thì làm.
Với cách quản lý và giáo dục như thế này các em khó có thể hình thành được tư duy tốt
cũng như những thói quen tốt, dễ đi theo những con đường xấu.
Chúng tôi đã từng trực tiếp chứng kiến và xử lý những vụ học sinh đánh nhau tại
trường THPT Hoa Sen (nơi chúng tôi hiện đang công tác với vai trò là Phó hiệu trưởng
Kỷ luật), khi được hỏi lý do tại sao đánh bạn thì các em đều có câu trả lời là bạn nhìn đểu
hoặc nói xấu... Khi mời cha mẹ các em lên trường để giải quyết, khi tìm hiểu sự việc thì
hầu hết từ trong gia đình cách dạy của người ch người mẹ là chửi mắng hoặc đòn roi con
mình. Trong các buổi sinh hoạt về kỹ năng, những câu hỏi được đặt ra như là: “Nếu có
bạn muốn gây sự với em, thậm chí muốn đánh em, em sẽ phản ứng như thế nào?” thì đa
số các em được hỏi đều không ngần ngại trả lời rằng : “Đánh lại”.

23


Nếu môi trường gia đình lành mạnh sẽ có lợi cho sự phát triển của các em và hình
thành nên ở các em những hành vi cũng như những nhân cách mà xã hội yêu cầu. Ví dụ:
các em rất lễ phép, biết nhường nhịn, vâng lời. Và ngược lại, nếu môi trường gia đình
không tốt sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho các em, hình thành nên những phẩm chất
đạo đức không tốt, thậm chí hình thành nên những nhân cách đi ngược lại với yêu cầu của
xã hội. Ví dụ: Cha mẹ nói tục, chửi thề, con cũng ảnh hưởng theo, cha mẹ nhuộm tóc đỏ,
vàng… con cũng nhuộm theo, cha mẹ không đội nón bảo hiểm khi chở con đi học, con
cũng không đội…Có những gia đình do quan hệ của hai bố mẹ mâu thuẫn, ly thân hoặc ly
hôn, trong gia đình luôn xảy ra cãi lộn, mắng chửi, thậm chí là xảy ra xô xát, bạo lực.
Sống trong môi trường gia đình như thế các em ngày ngày phải nghe, phải chứng kiến,
thậm chí con là người chịu đòn, dần dần các em sẽ hình thành những nhận thức sai lệch,
và thật tệ hại khi các em cho rằng bạo lực chính là một cách để giải quyết mâu thuẫn. Và
thực tế là không riêng trường Hoa Sen mà các trường phổ thông đều đau đầu với nạn bạo
lực học đường của các em.
Cũng có những gia đình mà cha hoặc mẹ hay người thân mắc những chứng bệnh
hiểm nghèo hoặc gia đình vừa trải qua những biến cố lớn các em trở nên tự ti, và khi bị
bạn bè trêu trọc, bàn tán đã không kiềm chế được bản thân mà gây ra những hành vi bạo
lực.
Nhân cách, đạo đức của cha mẹ: cha mẹ các em chính là người thầy đầu tiên trong
gia đình, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của cha mẹ các em sẽ là tấm gương phản
chiếu vào nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ có những suy nghĩ và hành động không tốt, chắc
chắn sẽ kéo theo những ảnh hưởng không tốt với con cái. Có rất nhiều những đứa trẻ do
chịu những ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ mà đi theo những con đường bất chính. Có
những gia đình cha mẹ do nhân cách đạo đức không tốt, nhận thức chính trị không tốt,
thường xuyên bất mãn với xã hội, những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, nó
khiến cho các con biến những điều bất mãn này thành những hành vi phản xã hội. Có
những gia đình, do trong nhà có những hành vi bạo lực, bố mẹ có những hành vi phạm

pháp hoặc cha mẹ nghiện ngập, từng có tiền án tiền sự, khi con cái tận mắt được chứng
24


kiến sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và hành vi của trẻ. Có những gia đình, mặc dù
bố mẹ có trình độ văn hóa, cũng không có điều gì bất mãn với xã hội, nhưng tư cách đạo
đức không tốt, thường xuyên coi thường người khác, những tính cách này của bố mẹ trực
tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con cái, điều này cũng ảnh hưởng đến
cách thức con cái giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người trong xã hội. Và rất có thể do
thái độ kiêu ngạo của con mà vô tình dẫn đến bạo lực tinh thần đối với người khác.
Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình Rất nhiều gia đình có trẻ tham gia
vào hành vi bạo lực là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia đình
không đầy đủ cùng với việc giáo dục của gia đình không chu đáo cũng gián tiếp ảnh
hưởng đến việc con cái có những hành vi trộm cắp, trấn tiền cũng như cướp tài sản của
bạn. Mặt khác, gia đình có điều kiện kinh tế không tốt cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến con bị các bạn coi thường, sự tự ti cùng với chịu đựng sự trêu trọc, bắt nạt
của bạn bè trong thời gian dài dễ dẫn đến những hành vi phản kháng, do đó cũng dễ dẫn
đến những hành vi bạo lực theo những cách khác nhau. Có những học sinh gia đình có
điều kiện, thường bắt chước theo những lối sống xa hoa của giới thượng lưu, ăn chơi,
rượu chè, mua sắm, yêu đươg,… một khi kinh tế không đáp ứng được, sẽ tìm mọi cách để
có tiền, hoặc không khống chế được bản thân, mà đi tham gia vào những cuộc ẩu đả đánh
nhau, đây cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên hành vi bạo lực học đường.
Như vậy, từ việc nêu lên vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho
trẻ cùng với sự phối hợp của Gia đình- Nhà trường và xã hội người viết mong muốn tất cả
các lực lượng nâng cao vai trò và trach nhiệm của mình trong việc giáo dục các em trở
thành một công dân tốt. Với vai trò là một nhà giáo dục đang trực tiếp công tác tại một
trường dân lập phổ thông, chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm để áp
dụng nhằm giúp học sinh của mình trở thanh con ngoan trò giỏi, mai này có ích cho đất
nước.


25


×