Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục truyền
thống để hình thành nhân cách học sinh ở trường THPT Trần Hưng Đạo
– Nam Định”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 6 năm 2014
4. Tác giả:
Họ và tên: TRẦN THỊ MAI
Ngày sinh: 27 tháng 9 năm 1972
Nơi thường trú: 6/27 đường Cù Chính Lan - Phường Trần Tế Xương –
TP Nam Định - Tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Vật lý
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 6/27 đường Cù Chính Lan - Phường Trần Tế Xương –
TP Nam Định - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0982.72.09.27
5. Đồng tác giả : Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: 75/203 đường Trần Thái Tông - Phường Lộc Vượng – TP Nam
Định - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503.847.042
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
1
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
B. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp
giáo dục của nước nhà. Bác khẳng định, nghề giáo là rất quan trọng và vẻ
vang. “Người thầy giáo tốt dù tên tuổi không đăng trên báo, không được
thưởng huân chương song họ luôn là những anh hùng vô danh”. Tại lớp học
chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ
đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự
nghiệp giáo dục đào tạo, Bác đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ
tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo
thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề
nhưng rất vẻ vang”
Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn học sinh: "Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần ở công học tập của các cháu".
Lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn nhắc nhở cho những người đã, đang
và sắp đứng trên bục giảng và toàn thể xã hội luôn ghi nhớ: các thế hệ học
sinh hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai quyết định vận mệnh của đất
nước.
Thực hiện lời dạy của Bác, trong nhiều thập kỷ qua, việc thực hiện
đường lối đổi mới, việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực
con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nhà trường
không chỉ cung cấp tri thức khoa học mà còn phải hình thành những năng lực,
những phẩm chất của công dân toàn cầu cho học sinh - thế hệ công dân có
khả năng nhạy bén với thời đại nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục
trong mỗi nhà trường phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục truyền thống
để hình thành nhân cách học sinh.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
2
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Là người đã từng đảm nhận các công tác chủ nhiệm lớp, Bí thư đoàn
trường, và hiện tại với cương vị là Hiệu trưởng, tôi đã nhận thức sâu sắc rằng
giáo dục truyền thống để hình thành nhân cách học sinh phù hợp với xu thế
hội nhập toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục toàn
diện trong nhà trường. Tôi xin chia sẻ với các bạn đồng đồng nghiệp một vài
kinh nghiệm trong việc giáo dục truyền thống cho các em học sinh THPT qua
đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo
dục truyền thống để hình thành nhân cách học sinh ở trường THPT Trần
Hưng Đạo – Nam Định”. Thực tiễn các hoạt động được minh chứng bằng
chùm ảnh phóng sự do các cộng sự trong trường THPT Trần Hưng Đạo cung
cấp.
Xin được chân thành cảm ơn những chia sẻ của các bạn đồng nghiệp đã
giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
đông đảo quí vị và các bạn đồng nghiệp để hoạt động giáo dục truyền thống
cho các em học sinh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
II. Tính cấp thiết của đề tài
1. Đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới, tiến hành công cuộc Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa cho đến nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn
hóa xã hội. Giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần quan
trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đã xuất hiện một bộ phận trong
các tầng lớp, các thành phần xã hội có những cách sống và lối sống xa lạ, trái
với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ
phận nhỏ trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, quay
lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống
Giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chất
lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối
sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy
“nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân
tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống. Nếu không đổi mới
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
3
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát
triển của đất nước.
Trong bối cảnh đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường,
đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.
Bước sang thời kì mới, thời kì toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đất
nước ta đứng trước những cơ hội lớn và thách thức rất lớn, đó là:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại.
- Phấn đấu không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng dựa chủ yếu vào vốn,
đất đai, tài nguyên và lao động, sang đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu dựa
ngày càng mạnh vào tri thức, khoa học và công nghệ.
- Đẩy mạnh có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực
hợp tác và cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
- Nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân; xây dựng xã hội ngày càng
dân chủ, công bằng, văn minh hơn.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Những vấn đề trên đã và đang đặt ra những yêu cầu, những nội dung rất
mới, rất cao về nguồn lực con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí
mới về phẩm chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng, như năng
lực hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh trên trường quốc tế; năng lực làm chủ - ứng
dụng và sáng tạo khoa học và công nghệ cao; năng lực kết nối cộng đồng;
năng lực lập nghiệp; văn hóa lao động, lối sống hiện đại, văn minh và mang
đậm bản sắc dân tộc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân".
Tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) và triển
khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
4
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
chức ngày 13/2/2014, Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam đã phát biểu:
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nghĩa là có những thứ rất
căn bản phải đổi mới, đổi mới ở tất cả các khâu, đồng thời phải phát huy
được những truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã dày công vun đắp”.
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cần phải bám sát 3
mục tiêu chính: Dạy người, dạy kiến thức, hướng nghiệp, vốn đã được đặt ra
từ những lần cải cách giáo dục đầu tiên. Vì vậy, đổi mới giáo dục không có
nghĩa là xóa sạch tất cả mà cần khơi dậy, duy trì, bồi đắp những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, từ “Tiên học lễ, hậu học văn” cho đến những điều mà Bác
Hồ dạy học sinh, những nề nếp sinh hoạt tốt đẹp trong nhà trường, như lời
Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh.
2. Mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội:
Đề tài cấp nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Con người Việt Nam
- Mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội” đã khẳng định:
“Nhân cách là mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo - còn dân
trí, nhân lực, nhân tài là chức năng của nhà trường”
“Nhân cách là nền tảng của dân trí, nhân lực, nhân tài”
Như vậy mô hình nhân cách thế hệ trẻ Việt nam bước vào thế kỷ 21
phải là: Con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo
đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng
lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn
lao phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng
đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo và óc thực
nghiệm, có kỹ năng thực hành giỏi, tay nghề cao, có tác phong công nghiệp,
có tính tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhân ái, tôn
trọng và hợp tác được với người khác, có sức khoẻ, có khả năng tự hoàn thiện
không ngừng, năng động và thích ứng, có tinh thần pháp luật và ý thức công
dân, ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu cái đẹp.
Trong mô hình nhân cách trên, ta thấy nội dung giáo dục truyền thống
đóng vai trò quan trọng.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
5
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
C. THỰC TRẠNG (trước khi tạo ra sáng kiến)
I. Đặc điểm tình hình
Trường THPT Trần Hưng Đạo được thành lập vào năm 1966, ban đầu
mang tên trường cấp III Mỹ Lộc. Những năm đầu tiên sau khi thành lập, trong
kháng chiến trường kì gian khổ chống giặc Mỹ xâm lược, với điều kiện về đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhà trường chỉ có 4 lớp học
với 160 học sinh và 17 giáo viên, nhưng nhà trường vẫn hoàn thành tốt đồng
thời hai nhiệm vụ giảng dạy và sẵn sàng chiến đấu. Nhiều thầy cô giáo, các
thế hệ học sinh đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, có người đã vĩnh viễn nằm
lại nơi chiến trường cho nền độc lập, tự do của đất nước.
Từ năm 1982, nhà trường vinh dự được UBND tỉnh Hà Nam Ninh cho
phép đổi tên trường là Trần Hưng Đạo.
Năm 2009, nhà trường được UBND tỉnh Nam Định công nhận là
trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường cũng đã được UBND tỉnh Nam Định
phê duyệt đề án xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao giai đoạn
2011 – 2015.
Đến nay, nhà trường đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhà
trường đã trở thành một trong các trường có qui mô lớn nhất tỉnh. Năm học
2013 – 2014, nhà trường có 36 lớp với hơn 1560 học sinh và gần 100 cán bộ,
giáo viên, nhân viên. Các mặt hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường
luôn đạt kết quả tốt và ngày càng tăng trưởng về chất lượng: nhiều năm liền
nhà trường đứng trong top 100 trường trên toàn quốc và top các trường dẫn
đầu toàn tỉnh về điểm bình quân thi Đại học. Kết quả thi TNPT luôn đạt 100%
với tỷ lệ loại Khá – Giỏi đứng trong top các trường dẫn đầu tỉnh Nam Định.
Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu thi đua
cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1991), Huân chương Lao
động hạng Nhì (năm 1996), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2000),
Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2011), các Bằng khen và Cờ thi đua của
các cấp, bộ, ngành.
II. Những ưu điểm trong công tác giáo dục truyền thống
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng
đặc biệt của việc giáo dục truyền thống để hình thành nhân cách cho các em
học sinh. Nhà trường luôn chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
6
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
truyền thống, chương trình, nội dung, hình thức hoạt động trong dài hạn và
trong từng giai đoạn đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Nhà trường coi các cơ sở bảo tàng, các đền thờ, các di tích lịch sử trên
quê hương Nam Định là một phương tiện hữu hiệu giáo dục truyền thống cho
học sinh. Nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục truyền thống cho các
em học sinh thông qua các hoạt động tuyên truyền, hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, các hoạt động mít tinh kỉ niệm các ngày lễ để ôn lại truyền thống
vẻ vang của nhà trường, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, truyền
thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Nhà trường đã tạo ra được nề nếp kỉ cương nghiêm túc, môi trường sư
phạm lành mạnh được các tầng lớp nhân dân tin tưởng. Trong nhiều năm qua,
chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 luôn cao nhất tỉnh, điều đó đã khẳng định
được uy tín và vị thế của nhà trường trong nền giáo dục của tỉnh Nam Định.
III. Những hạn chế
Việc triển khai một số hoạt động giáo dục truyền thống chưa đồng bộ ở
các lớp học, các khối học và các thầy cô giáo. Một số học sinh tham gia các
hoạt động giáo dục truyền thống còn mang nặng tính chất hình thức, khiên
cưỡng. Một số học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; chưa
kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè và mọi người xung quanh; không hiếu
thảo với ông bà cha mẹ; ham mê games dẫn đến bê trễ việc học tập, suy nhụt
ý chí phấn đấu và tu dưỡng. Nhà trường vẫn phải mở các phiên họp Hội đồng
kỉ luật để giáo dục học sinh dưới các hình thức buộc thôi học có thời hạn,
cảnh cáo, phê bình trước toàn trường vì đã có những hành vi vi phạm đạo đức
như gây gổ đánh nhau với bạn bè, ăn cắp tiền, dụng cụ học tập của nhau, vô lễ
với giáo viên.
IV. Nguyên nhân của những hạn chế
1. Từ phía gia đình và xã hội
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới và hội nhập. Chúng ta đang
được tiếp cận với sự tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi
lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa…Việc tiếp cận này luôn thể
hiện tính hai mặt: Nếu tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà
nhân loại đạt được vào thực tiễn sẽ là điều kiện cho đất nước phát triển.
Ngược lại, nếu tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy
không phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
7
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển
nhân cách cá nhân. Những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nền kinh
tế thị trường đến từng gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giáo dục
truyền thống. Đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển
về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan
tâm đến việc nuôi dạy con cái thì học sinh có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối
với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc
giáo dục con cái bị sao lãng. Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm
gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức
cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có
lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo
với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp
của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống
trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma
túy, cá độ, đá gà,… cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và
đạo đức của học sinh.
2. Từ phía nhà trường
Người giáo viên không nằm ngoài tác động của nền kinh tế thị trường.
Vẫn còn giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và chưa thực sự
dành trọn tâm huyết trong hoạt động giáo dục truyền thống. Trong các tiết học
chính khóa, còn có giáo viên chưa chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục
truyền thống. Còn có giáo viên chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội với
sự bùng nổ thông tin, trình độ sử dụng các thiết bị công nghệ như máy vi tính,
mạng Internet… còn hạn chế trong khi việc quản lý học sinh giờ đây phải sử
dụng đồng bộ nhiều kênh, kể cả các thiết bị công nghệ thông minh. Trong số
những giáo viên gắn liền với hoạt động giáo dục học sinh thì giáo viên chủ
nhiệm là những thầy cô gần gũi nhất. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất
quan trọng nhưng hiện nay chưa có nhiều chương trình tập huấn cho đối
tượng này, hầu hết giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải dựa trên kinh
nghiệm bản thân và tầm hiểu biết của mình. Do không có sự “chuyên nghiệp”
như vậy nên có thể sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động
giáo dục.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
8
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
D. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
I. Tìm hiểu một số khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc chung trong hoạt
động giáo dục truyền thống
1. Truyền thống là gì?
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam
giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu đồng loại, có
tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn Những đức tính đó đã trở thành
truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã
nâng niu, gìn giữ, đó là những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, tính cần
cù, óc sáng tạo, hài hước, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học,… những giá
trị tốt đẹp đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh
cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống hiện tại để phát triển xã hội
và hoàn thiện nhân cách. Có những phong tục tập quán, những thói quen
không phù hợp với sự phát triển xã hội thì không thể coi đó là những truyền
thống. Vậy, khi nói đến đạo đức truyền thống thường là nói đến những giá trị
văn hóa, tinh thần tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực.
Trong cuốn “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá” do Giáo sư - Viện sĩ - Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc chủ biên
sau khi dẫn ra một số định nghĩa về “Truyền thống” ở trong và ngoài nước
đã nêu rõ:
“Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán,
thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất
định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác”.
Cuốn sách cũng nhấn mạnh “Tính di tồn, tính ổn định, tính cộng đồng”
là những đăc trưng, những thuộc tính của truyền thống.
Truyền thống không phải là nhất thành bất biến. Trong di sản truyền
thống có những giá trị trường tồn, có cái mới nảy sinh và có cái cũ trở thành
lỗi thời cần loại bỏ. Đã là truyền thống được hình thành và lưu truyền qua quá
trình lịch sử về cơ bản đều là tích cực. Tính tích cực cuả truyền thống là lý do
để truyền thống tồn tại. Bởi vậy, khi giáo dục một truyền thống nào đó điều
quan trọng phải nêu bật và phân tích được những đặc điểm tích cực của nó.
Truyền thống không phải dập khuôn cho tất cả các dân tộc, các vùng, di sản
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
9
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
truyền thống bao giờ cũng phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, mang tính đặc
trưng. Truyền thống là nhân tố tích cực tạo nên bản sắc và bản lĩnh của mỗi
dân tộc, mỗi vùng. Truyền thống góp phần phát triển nhân cách con người,
thiết lập các quan hệ trong cộng đồng, điều chỉnh lối sống của cộng đồng
không phải bằng pháp luật mà bằng sức mạnh của riêng nó.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống của dân tộc, truyền thống
cách mạng không ngừng được khơi dậy, bảo tồn và phát triển, sự phát triển ấy
theo phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin tạo thành một dòng chảy
liên tục hoà quyện giữa truyền thống và sự phát triển không ngừng của nhân
loại.
Chúng ta giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống dân tộc là giáo dục
lòng tự tôn, tự hào, tự tin, tự trọng, tự lực, tự cường đồng thời chống lối suy
nghĩ tự cao, tự mãn, tự đắc, tự phụ, tự ti. Những tâm trạng, tình cảm, thái độ
đó luôn được trải nghiệm ở mỗi bạn trẻ như là những lực đẩy hoặc là những
lực cản trong tương lai của chính mình để nhập cuộc và tự khẳng định.
Tuổi trẻ học đường Việt Nam phải được giáo dục và tự giáo dục để
cảm nhận sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình về những nguy cơ tụt hậu
của đất nước, đặc biệt phải được giáo dục đầy đủ về lòng tự tôn dân tộc như
lời Bác Hồ căn dặn trong thư của Người gửi nhân ngày khai trường đầu tiên
Cần lưu ý rằng, giữa truyền thống và truyền thống văn hóa có mối
quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Truyền thống mang trong nó tính
hai mặt. Một mặt, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là
cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc, ở góc độ này
truyền thống mang những giá trị tích cực, là chỗ dựa không thể thiếu của dân
tộc trên con đường đi đến tương lai. Mặt khác, truyền thống còn là nơi dung
dưỡng duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ lạc hậu khi điều kiện và hoàn cảnh đã
thay đổi. Mặt này góp phần kìm hãm, níu kéo làm chậm trễ sự phát triển của
một quốc gia dân tộc.
Văn hóa truyền thống Việt Nam mang tính giá trị, tính ổn định và tính
lưu truyền, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tính giá trị.
Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyền thống mang tính giá trị.
Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp
phần phát triển cuộc sống. Văn hóa truyền thống mang tính giá trị bởi vì nó là
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
10
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa
người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc
nhất định. Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý
đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn
lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, đúng, sai để định hướng cho các
hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó.
Thứ hai, tính lưu truyền.
Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá trị
văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới. Qua
hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền phát
triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, tính ổn định.
Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc, khẳng định qua
nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch sử thừa nhận.
Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định
của ý thức xã hội. Văn hóa truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố
định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội,
pháp luật… Ở Việt Nam đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “lá
lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những thước đo,
khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả
cộng đồng xã hội.
Như vậy, văn hóa truyền thống là một bộ phận của truyền thống, là mặt
tích cực, mặt giá trị của truyền thống. Trong những cuộc đụng đầu lịch sử với
những kẻ thù hung bạo nhất, dân tộc ta tìm thấy sức mạnh vĩ đại trong
những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
2. Ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống:
Giáo dục truyền thống cho học sinh nhằm mục đích giúp học sinh hiểu
biết sâu sắc được quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh
quang của dân tộc, của Đảng để học sinh tự hào, tin tưởng, nhận ra giá trị của
cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa và tinh
thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự
cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
11
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục truyền thống cho học sinh
nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
3. Các nguyên tắc của giáo dục truyền thống.
a. Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống nói riêng là một
khoa học:
Bất cứ một nội dung giáo dục truyền thống nào cũng bao gồm các
thành tố, các thành tố này có mối quan hệ chi phối, chế ước nhau một cách
logic, biện chứng, đảm bảo hiệu quả giáo dục toàn diện (Makarenkô gọi lôgic
này là quy luật lôgic sư phạm).
Quy luật về logic biện chứng của thành tố trong quá trình giáo dục là
một quy luật có mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp. Mỗi thành tố cấu trúc
thành quá trình giáo dục có một ý nghĩa nhất định đến chất lượng, hiệu quả
của quá trình giáo dục nhân cách. Mối quan hệ của các thành tố như một mắt
xích liên hoàn tác động đén nhau có tính chất nhân quả của toàn bộ quy trình
giáo dục và phát triển nhân cách.
b. Giáo dục truyền thống không thể chung chung mà phải gắn với sự vật,
hiện tượng cụ thể: “Người thật, việc thật”.
Ở mỗi địa phương, cơ quan, trường học… có nhiều truyền thống văn
hóa tốt đẹp mang màu sắc riêng đặc trưng của từng vùng miền giúp chúng ta
có nhiều cơ hội tham quan học tập và có ý thức phát triển truyền thống.
Do vậy việc xác định nét truyền thống đặc trưng để giáo dục cho các
em học sinh là hoàn toàn cần thiết, đồng thời phải chú đến tính nhất quán và
sự chỉ đạo của cấp trên.
c. Giáo dục truyền thống phải xây dựng thành kế hoạch, chương trình:
Mọi hoạt động trong nhà trường phải có kế hoạch và hoạt động giáo
dục truyền thống của phải tuân theo nguyên tắc đó một cách triệt để bởi vì:
- Bản thân nội dung giáo dục truyền thống”Tính ổn” định chỉ là tương
đối mà nó luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội, những quan niệm của
xã hội.
- Nội dung truyền thống một phần quan trọng nằm ở ngoại khoá, phụ
thuộc nhiều ở điều kiện khách quan ngoài xã hội.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
12
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
II. Các giải pháp trọng tâm
1. Công tác xác định, lựa chọn nội dung giáo dục truyền thống
Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Trong bối cảnh mới, nhà trường cần xác định hệ những giá
trị truyền thống tốt đẹp cần duy trì, phát triển, xây dựng truyền thống mới phù
hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội và phù hợp với điều kiện của nhà
trường. Việc xác định những truyền thống, phát triển nội dung và xây dựng
truyền thống mới để giáo dục cho các thế hệ sau là việc làm rất cần thiết vì
chỉ có nhận thức được việc duy trì những truyền thống đạo đức tốt đẹp thì
mọi người mới tự giác thực hiện, phát triển truyền thống. Việc xác định nội
dung này đóng vai trò định hướng cho việc tổ chức hoạt động của nhà trường.
Ngoài những truyền thống đạo đức tốt đẹp cần được duy trì và phát huy
trong cuộc sống như truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”,
“uống nước nhớ nguồn”…, thì có những truyền thống cũ nhưng phải mang
nội dung mới, chẳng hạn “hiếu học” không chỉ là chăm chỉ, cần cù, vượt khó
trong học tập, rèn luyện nhân cách. “Hiếu học” ngày nay còn đòi hỏi người
học phải học thường xuyên, học suốt đời, học sáng tạo, có năng suất, hiệu quả
để phát huy vai trò chủ thể trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. “Sống
và làm việc theo pháp luật” phải dần dần trở thành truyền thống của con
người Việt Nam hiện đại.
a. Giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất, kiên cường đấu
tranh cho độc lập tự do của cha ông
Trong giai đoạn hiện nay, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với những người làm công tác giáo dục.
Tỉnh yêu quê hương đất nước là một tình cảm tự nhiên, tất yếu của mỗi con
người. Lòng yêu đồng bào, yêu đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của
dân tộc Việt Nam. Đức tính này đã chảy xuyên suốt trong dòng máu của từng
người Việt. Truyền thống yêu nước đã thấm sâu vào tình cảm của mỗi người
dân Việt Nam làm nên sức mạnh kỳ diệu giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi
khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù. Ở mỗi thời đại, môi trường kinh tế - xã hội,
chính trị, văn hóa khác nhau, phẩm chất yêu nước cũng có sự chuyển đổi nội
dung. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, xét cho cùng là
nhằm xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
13
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Lòng yêu nước của con người Việt Nam hôm nay được biểu hiện ở
lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc; có hoài bão, khát vọng, ý chí
thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh” đồng thời, sẵn
sàng lao động đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
Trong bối cảnh đất nước không còn chiến tranh, hòa bình như hiện nay
thì học sinh lòng yêu nước còn được thể hiện bằng kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh. Lòng yêu nước còn thể hiện ở những hành động “sống
đẹp, sống có ích” như hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại cho người
đánh mất, tham gia giao thông có văn hóa, gương mẫu chấp hành pháp luật,
tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình
nguyện xung phong về làm việc tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, xây
dựng các công trình thanh niên vì cuộc sống cộng đồng.
b. Giáo dục lòng hiếu thảo, lòng biết ơn
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lòng
thành kính, hiếu thảo, biết ơn những người đã sinh thành dưỡng dục mình.
Những nét văn hóa, truyền thống đó mang trong bản thân nó ý nghĩa nhân văn
sâu sắc, xuất phát từ thiện tâm của mỗi con người và có sức nêu gương trong
mỗi gia đình, trong một cộng đồng xã hội.
Lòng hiếu thảo là sự biết ơn, là việc làm có nghĩa của người bên dưới
cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với người đã có công
lao dưỡng dục. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống
trong môi trường đầy lòng yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn.
Trước đây, người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu liền nghĩ ngay đến
việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vỡ lòng mà ai ai cũng thuộc:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh xã hội ngày nay đã có nhiều thay
đổi nên cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con cũng thay đổi. Hành động
hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện: Phương diện vật chất và phương diện
tinh thần.
Về phương diện vật chất: tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng,
chăm lo, săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men khi đau ốm …
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
14
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Về phương diện tinh thần: luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết
lo cho bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên
tâm, tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ
vì những việc sai trái, tội lỗi. Đây là điều quan trọng khi giáo dục lòng hiếu
thảo cho học sinh THPT.
c. Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo
Tôn sư có nghĩa là: Kính trọng, yêu quý thầy, lễ phép với thầy cô giáo,
ghi nhớ công ơn dạy bảo của thầy. Trọng đạo là tôn trọng ghi nhớ những gì
thầy dạy bảo, phải vận dụng linh hoạt những kiến thức quý báu mà thầy đã
dạy vào thực tế cuộc sống của mình. Những kiến thức mà thầy dạy đó là
những tri thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy. Đạo lý mà thầy truyền
dạy là những quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, những chuẩn mực
đạo đức mà thầy rèn luyện cho học trò là chuẩn mực của nền đạo đức mới,
nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã phát triển vượt bậc về
mọi mặt, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng được nhân dân ta trân trọng, giữ gìn
và phát huy.
d. Giáo dục truyền thống quí báu của người phụ nữ Việt Nam
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, con người Việt Nam
đã hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Những truyền thống đó đã kết tinh
nên những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Yêu nước,
anh hùng, đảm đang, nhân ái, nghĩa tình, thủy chung và giàu đức hy sinh.
Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, đặc biệt, sự nghiệp
CNH, HĐH đã tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội để phụ nữ Việt Nam
phát huy khả năng và những phẩm chẩt tốt đẹp đã được xây đắp qua nhiều thế
hệ. Tuy nhiên, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những
ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với phụ nữ. Một số giá trị tốt đẹp về
phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam có phần bị mai một. Quan niệm về
các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trong nhận thức và lối
sống của một bộ phận phụ nữ. Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ
về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
15
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
và thực hiện Nghị quyết của Đảng, Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam kỳ
họp thứ X (khoá X) đã quyết nghị lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự
trọng - Trung hậu - Đảm đang là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cần
gìn giữ và phát huy trong thời kì mới.
Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới,
dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình. Người tự tin
là người luôn tin tưởng vào năng lực bản thân, có chí tiến thủ, tự đánh giá
mặt mạnh, mặt yếu của mình. Từ đó, đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn
lên, rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, không ngại khó, ngại khổ, vượt mọi hoàn
cảnh khó khăn, khắc phục tâm lí tự ti để đạt mục tiêu ấy.
Trong công việc, người tự tin là người tự lực, năng động, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm; sẵn sàng nhận nhiệm vụ; khi đã nhận thì cố
gắng hoàn thành tốt. Trong cuộc sống, người tự tin thường chủ động, bình
tĩnh xử lí mọi tình huống. Ở người tự tin còn có tinh thần hợp tác cao; khiêm
tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại, coi khó khăn là
môi trường rèn luyện để thử thách năng lực và ý chí.
Tuy nhiên, cần phân biệt tự tin với tự kiêu và bảo thủ. Nếu tự tin quá,
dẫn tới coi thường người khác thì sẽ thành người tự cao, tự đại; hoặc tự tin mà
không có đủ trình độ, kiến thức để xác định việc cần làm thì dễ dẫn tới bảo
thủ, do vậy, dễ có nguy cơ bị tụt hậu, bị thất bại.
Tự trọng là coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân mình. Nói phẩm
giá, danh dự là nói đến những cái quý giá nhất của mỗi con người, nó không
chỉ có ý nghĩa về đạo đức mà rộng hơn là cả về năng lực, trình độ, cách ứng
xử v.v… những yếu tố làm nên giá trị, tư cách của con người.
Theo đó, người có lòng tự trọng trước hết phải là người yêu nước, tự
tôn dân tộc, không làm điều gì tổn hại đến đất nước, đến dân tộc mình. Bên
cạch đó, người tự trọng là người có thái độ tôn trọng và tự giác chấp hành
mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện các quy chế, nội quy,
hương ước của tập thể, cộng đồng. Như vậy, sẽ là người thiếu tự trọng nếu có
tư tưởng đối phó trong chấp hành luật pháp, cố tình vi phạm pháp luật, vi
phạm những quy định, quy ước chung của tập thể.
Trung hậu là trung thành, trung thực, nhân hậu. Biểu hiện của phẩm
chất trung hậu theo nghĩa rộng chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với
nhân dân. Biết tôn trọng những thành quả cách mạng mà các thế hệ cha ông
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
16
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
đã hy sinh xương máu mới giành lại được, hiểu rõ đạo lí “ăn quả nhớ người
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, người trung hậu không bao giờ
phản bội Tổ quốc, không nhẹ dạ nghe theo lời xúi dục của kẻ xấu, không tiếp
tay cho kẻ xấu phá hoại thành quả cách mạng. Cũng không thay lòng đổi dạ;
không thất hứa, bội tín; không vô tình, bất nghĩa. Trong quan hệ cộng đồng,
biểu hiện của phẩm chất trung hậu chính là sự thủy chung son sắt trong các
mối quan hệ gia đình, xã hội, giàu tình yêu thương, sẵn sàng cưu mang, giúp
đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước
bất hạnh của người khác; không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác.
Có lòng vị tha, sẵn sàng tự nguyện hy sinh bản thân cho gia đình, cho đất
nước; là sự chân thành, công tâm, khách quan trong cách đối xử với mọi
người.
Đảm đang: Theo quan niệm cũ, đảm đang là khái niệm chỉ người phụ
nữ đảm đang việc nhà, giỏi giang trong gánh vác công việc trong gia đình.
Ngày nay, khái niệm đảm đang đã có sự phát triển, mở rộng về nghĩa. Đó là
khả năng quán xuyến việc nước, việc nhà. Người phụ nữ đảm đang là người
biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội.
e. Giáo dục tinh thần đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đó là chân lí, là truyền thống ngàn đời
của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ
nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết cho nên luôn giành được
thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết
được cha ông ta lưu truyền lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Cần cù là một trong những đức tính nổi bật của người Á Đông, trong
đó có Việt Nam. Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải chống chọi lại những
điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cùng với nạn ngoại xâm giày xéo
liên miên. Quá trình đó đã rèn luyện cho người lao động Việt Nam đức tính
cần cù "một nắng, hai sương" để duy trì cuộc sống và xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc. Với tính cách một giá trị, Cần cù có thể được hiểu là sự nhiệt tình với
nghề nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc, là tinh thần trách nhiệm đối
với công việc, là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động nhằm đạt được
kết quả lao động tất nhất. Trên bình diện xã hội, giá trị cần cù được hiểu là sự
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
17
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
đề cao tinh thần yêu lao động đề cao tính năng động, sáng tạo trong lao động,
đề cao hiệu quả của lao động của cả cộng đồng.
Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao.
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhưng về cơ
bản, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công
chiếm phần lớn, đời sống của đại đa số người dân còn nhiều khó khăn. Trong
khi đó, một thách thức lớn mà toàn cầu hoá kinh tế đặt ra là sự cạnh tranh
quyết liệt giữa các đối thủ. Vì vậy, phẩm chất cần cù, sáng tạo của người lao
động Việt Nam là một yếu tố thực sự cần thiết cần được phát huy để đất nước
phát triển.
f. Giáo dục tinh thần lạc quan, tự tin, yêu cuộc sống
Tinh thần lạc quan không phải là tố chất bẩm sinh mà là phẩm chất có
được do quá trình tự rèn luyện của mỗi con người. Tinh thần lạc quan có vai
trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt trong một môi trường xã hội có nhiều
cạnh tranh và áp lực như hiện nay. Vì vậy, muốn đạt được thành công, con
người phải biết lạc quan. Muốn có được sự lạc quan, con người phải học cách
nhìn nhận cuộc sống, đánh giá các vấn đề cuộc sống theo hướng tích cực.
g. Xác định những phẩm chất, những thói quen xấu cần đẩy lùi
Bên cạnh việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp cho học sinh, nhà
trường cũng cần chỉ rõ những thói quen, những nếp nghĩ không phù hợp với
xã hội phát triển ngày nay và đang len lỏi vào cuộc sống của một bộ phận cư
dân, cần phải loại bỏ cho học sinh ngay từ khi đang hình thành nhân cách,
chẳng hạn như:
- Chúng ta có đức tính Cần cù, Thông minh, Sáng tạo trong lao động
song lại dễ thỏa mãn với bản thân, dễ sinh tính đối phó với công việc
- Chúng ta có tinh thần Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít
người học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Học
tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người, mà là học vì gia đình, vì sĩ
diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít khi vì chí khí và đam mê.
- Chúng ta có tinh thần Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những
mục tiêu vô bổ như sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người…
- Chúng ta có tinh thần Đoàn kết, Tương thân, Tương ái, song hầu như
điều đó chỉ được bộc lộ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
18
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất
hiện. Thông thường, người Việt Nam thích tụ tập đông người nhưng lại thiếu
tính liên kết để tạo ra sức mạnh tập thể
2. Công tác tuyên truyền, quán triệt tư tưởng
Công tác giáo dục truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành nhân cách học sinh. Mỗi giáo viên không chỉ hoàn thành tốt
nhiệm vụ trang bị cho học sinh tri thức khoa học mà còn phải dạy học sinh
làm người. Do đó giáo dục truyền thống là nhiệm vụ của tất cả
Khi giáo dục truyền thống cho học sinh cần lưu ý sử dụng truyền thống
như là một phương pháp giáo dục. Điều đó có nghĩa là thông qua các hình
thức tổ chức hoạt động giáo dục, kết hợp các lực lượng, các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm tạo ra dư luận xã hội lành mạnh ủng hộ cá nhân,
hành vi tốt, lên án mạnh mẽ những cá nhân, những hành vi phi đạo đức, đi
ngược lại truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Nhiệm vụ giáo dục truyền
thống không chỉ dừng lại ở đội ngũ lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm mà cần sự
tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục gia đình-nhà trường-xã hội.
3. Công tác xây dựng kế hoạch động giáo dục truyền thống
Xây dựng kế hoạch giúp nhà quản lý hoạch định được nội dung công
việc cần triển khai theo thời gian, theo chủ điểm tránh được hiện tượng tổ
chức chồng chéo về hình thức, nội dung gây lãng phí về thời gian, sức lực,
tiền bạc, tránh gây tâm lý nhàm chán cho học sinh. Việc xác định các hình
thức tiến hành vừa phải đảm bảo nội dung giáo dục truyền thống vừa đảm bảo
tính mới bắt nhịp với thời đại.
Thời
gian
Nội dung giáo dục Hình thức tổ chức
Phân công
nhiệm vụ
Tháng
8
Giáo dục truyền
thống nhà trường,
khơi dậy niềm tự hào
và trách nhiệm của
mỗi học sinh
1. Học tập truyền thống
nhà trường
2. Chuẩn bị khai giảng
năm học mới
3. Lập kế hoạch các
hoạt động GDNGLL
- Phối hợp các
tổ chức đoàn
thể trong nhà
trường, Hội
CMHS, GVCN
Tháng Giáo dục tinh thần 1. Khai giảng năm học - Phối hợp các
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
19
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
9
đoàn kết, ý thức tổ
chức kỉ luật
2. Tổ chức học tập nội
qui nhà trường
3. Tổ chức Đại hội kiện
toàn đội ngũ cán bộ
4. Phát thanh chủ đề:
Mùa tựu trường – Mùa
ươm mầm tri thức
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
- Phối hợp Hội
Cha mẹ học
sinh
Tháng
10
Giáo dục truyền
thống của Phụ nữ
Việt Nam
1. Phát thanh chủ đề:
Tôn vinh người phụ nữ
Việt Nam.
2. Làm báo bảng chào
mừng ngày Phụ nữ VN
3. Phát động thi đua
chào mừng 20/10 và
20/11
4. Tổ chức Thi làm
thiệp
5. Tổ chức lễ kỷ niệm
20/10
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
- Phối hợp Ban
nữ công
Tháng
11
Giáo dục truyền
thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo, uống
nước nhớ nguồn
1. Làm Báo bảng:
Người ươm mầm tri
thức
2. Thi Văn nghệ với
chủ đề: Hát về thày cô
và mái trường
3. Phát thanh chủ đề
Thầy cô và mái trường
4. Tổ chức thi làm Báo
tường
5. Tổ chức Lễ kỷ niệm
ngày Nhà giáo Việt
Nam
6. Tổng kết đợt thi đua
chào mừng 20/11
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
- Phối hợp Hội
Cựu giáo chức,
Hội cha mẹ học
sinh
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
20
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
7. Tổ chức giao lưu
giữa các thế hệ nhà
giáo
8. Tổ chức xem nghệ
thuật
9. Tổ chức thăm hỏi
cựu giáo viên
Tháng
12
Giáo dục truyền
thống yêu nước,
truyền thống cách
mạng, lối sống lành
mạnh
1. Làm Báo bảng, Phát
thanh Hưởng ứng ngày
thế giới phòng chống
HIV/AIDS và Ngày
quân đội nhân dân Việt
Nam
3. Tổ chức Lễ ký cam
kết tuyên truyền phòng
chống HIV/AIDS, các
tệ nạn xã hội
4. Thi Tôi tài giỏi
5. Tổ chức lớp cảm
tình Đoàn nhân ngày
22/12
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
Tháng
1
Giáo dục truyền
thống hướng về
nguồn cội đón Tết cổ
truyền, truyền thống
của Hội Học sinh
sinh viên Việt Nam
1. Ký cam kết thực
hiện nghiêm túc luật
giao thông, không sử
dụng, tàng trữ pháo
2. Kết nạp đoàn viên
mới nhân ngày Học
sinh sinh viên 9/1
3. Thi Tôi tài giỏi, làm
báo bảng, phát thanh
về chủ đề 9/1 và chào
năm mới
4. Tổ chức Sơ kết HKI
và kỉ niệm ngày thành
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
21
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
lập Đảng CSVN
Tháng
2
Giáo dục truyền
thống vẻ vang của
Đảng
1. Làm Báo bảng mừng
Đảng quang vinh,
mừng xuân mới
2. Phát thanh:lịch sử và
truyền thổng của Đảng
3. Tổ chức lớp cảm
tình Đoàn (đợt 2)
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
Tháng
3
Giáo dục truyền
thống Phụ nữ Việt
Nam, truyền thống
của Đoàn, biết ơn các
vị anh hùng dân tộc
1. Làm Báo bảng 2 số,
phát thanh 2 chủ đề:
8/3 và 26/3
2. Thi Tôi tài giỏi
3. Thi nấu ăn
4. Thi thời trang
4. Mít tinh Kỷ niệm
ngày 8/3, 26/3
6. Tổ chức thăm quan
dã ngoại cho khối 12
(Báo công dâng Bác)
7. Kết nạp Đoàn
8. Tổ chức giao lưu
“Thắp sáng ước mơ”
giữa các thế hệ HS
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
Tháng
4
Giáo dục truyền
thống yêu nước, đấu
tranh anh hùng của
dân tộc
1. Phát thanh và báo
bảng chào mừng ngày
30/4 và 1/5
2. Tổ chức giao lưu
Văn nghệ, thể thao với
học sinh cũ
3. Thi Tôi tài
4. Phát động thi đua
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
22
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
học tập tốt chuẩn bị các
kì thi cuối năm
Tháng
5
Giáo dục truyền
thống hiếu học của
đất học Nam Định
1. Làm Báo bảng mừng
ngày 19/5
2. Thi Tôi tài giỏi
3. Tổ chức Lễ tổng kết
năm học
4. Kí cam kết ôn tập tốt
trong kì thi TN và ĐH
5. Hướng dẫn và
chuyển sinh hoạt hè tại
địa phương
- Phối hợp các
tổ chức nhà
trường, với
GVCN và cán
bộ lớp
4. Công tác xác định các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
a. Tổ chức giáo dục truyền thống thông qua hoạt động tuyên truyền, giao
lưu học tập kinh nghiệm
Đây là hoạt động nhà trường đã duy trì trong nhiều năm nay. Thông
qua các hội nghị Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường quán triệt về tầm quan
trọng của việc giáo dục truyền thống cho học sinh; giáo viên nhận thức đầy đủ
hơn về vai trò của mình trong công tác giáo dục. Đồng thời, qua các diễn đàn
này, giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chủ nhiệm
lớp, đặc biệt là kinh nghiệm giáo dục học sinh đặc biệt, kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động ngoại khóa góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
23
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Cô Bùi Ngọc Thủy- Giáo viên Lịch sử
chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh
Ngoài các hoạt động tuyên truyền do nhà trường tự tổ chức, nhà trường
còn phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh như Công an Thành phố
Nam Định, Công an phường Lộc Vượng tổ chức các buổi tuyên truyền giáo
dục pháp luật cho học sinh.
Học sinh diễn hài kịch trong buổi tuyên truyền pháp luật năm 2013
b. Tổ chức giáo dục truyền thống thông qua việc giảng dạy các môn học
Những bộ môn có nội dung phong phú và liên quan trực tiếp giáo dục
truyền thống là Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân.
Môn Văn: Học sinh được giảng và tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của
các vị anh hùng dân tộc như là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Môn Giáo dục công dân: Bao gồm nội dung tư tưởng, đạo đức, lối sống
xã hội chủ nghĩa.
Môn lịch sử: Đề cập truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Tất cả các nội dung trên được chỉ đạo triển khai ở tổ bộ môn một cách
đồng bộ và nhất quán về tư tưởng, nội dung, được giáo viên bộ môn thực hiện
nghiêm túc, nhiệt tình. Thông qua các môn học, giáo viên không những cung
cấp kiến thức mà còn truyền đạt và khơi gợi xúc cảm tới học sinh, xây dựng
cho học sinh niềm tin và phát huy truyền thống dân tộc.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
24
Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh năm 2014
Cô giáo Tống Thị Thu Hường – Giáo viên Ngữ văn
Giáo dục truyền thống văn hóa thông qua tiết học môn Ngữ văn
c. Tổ chức giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
+ Tổ chức tốt giờ sinh hoạt và giờ chào cờ hàng tuần.
Nghi thức chào cờ đầu tuần là một trong những biện pháp giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh mà nhà trường đã và đang áp dụng trong
thời gian qua. Khi đứng dưới cờ, thầy và trò cùng cất tiếng hát “Tiến quân
ca”, học sinh cảm nhận được không khí trang nghiêm, niềm tự hào được sống
trong hòa bình tự do mà ông cha ta đã đổ biết bao xương máu mới có được, từ
đó học sinh tự mình sẽ tâm niệm hết mình phụng sự cho Tổ quốc, có trách
nhiệm hơn với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Trần Thị Mai – Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo
25