BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ TRANG
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO VAI TRÒ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THỂ HỆ TRẺ Ở NGHỆ AN
HIỆN NAY
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUN NGÀNH: CHÍNH TRỊ- LUẬT
NGHỆ AN, THÁNG 5 NĂM 2012
A - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi cá nhân sinh ra chỉ có thể hình thành và phát triển nhân cách trong
q trình giáo dục và tự giáo dục khơng ngừng. Đó là quá trình con người học
hỏi tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn, những yếu tố văn hóa- xã hội của môi
trường sống, những chuẩn mực xã hội và tham gia vào đời sống xã hội. Con
người chỉ có thể trở thành con người thông qua sự tương tác với những người
khác, q trình xã hội hóa con người được tiến hành từng bước, trên nhiều
phương diện, trực tiếp hay gián tiếp, trong đó nhân cách con người được hồn
thiện suốt cả cuộc đời, ban đầu trong môi trường vi mơ là gia đình và sau đó là
mơi trường vĩ mơ là nhà trường và xã hội. Trong q trình giáo dục, xã hội hóa
đó, vai trị của gia đình trong việc giáo dục và hình thành nhân cách con người
từ khi còn nhỏ đến trưởng thành là rất quan trọng.
Thế hệ trẻ, mà cụ thể là tầng lớp thanh, thiếu niên- lực lượng xã hội to
lớn, nguồn lực quan trọng của sự phát triển xã hội, lực lượng cách mạng hùng
hậu, chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, là một trong những chủ thể xây dựng xã hội, có vai trị quan trọng
thúc đẩy xã hội phát triển.
Nghị quyết 04 của BCH TW Đảng khóa VII đã khẳng định: “Đất nước
bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng,
Việt Nam có vững bước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không phần
lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh thiếu niên”. Vì vậy trong cơng cuộc đổi mới
xây dựng đất nước, Đảng ta coi sự phát triển con người toàn diện đặc biệt là
chăm lo giáo dục thế hệ trẻ là trọng tâm của chiến lược phát huy nhân tố con
người, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đại hội X của Đảng đã xác định: “Xây
dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH- HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi
2
dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý
tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”
[14;106]
Trong xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa cơng tác giáo dục nói chung và
giáo dục truyền thống gia đình nói riêng cho thế hệ trẻ cần được quan tâm đặc
biệt, vì giáo dục truyền thống gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng, góp
phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Đề cập đến gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
Xã hội tốt thì gia đình càng tốt
Gia đình tốt thì xã hội mới tốt
Hạt nhân của xã hội là gia đình
Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, đó là chân lý không thể nào phủ nhận
được. Trong mối liên hệ giữa gia đình và xã hội thì gia đình đóng vai trị thúc
đẩy xã hội phát triển. Khơng có nhiều gia đình tốt thì làm sao có xã hội tốt?
Khơng có sức mạnh truyền thống văn hóa của từng gia đình thì làm sao có sức
mạnh văn hóa của cả dân tộc? Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, có vai
trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách con
người từ những bước đi chập chững làm người đến khi trưởng thành, làm cho
con người thực sự trở thành con người. Chính vì vậy để giáo dục, hình thành
nhân cách thế hệ trẻ tồn diện, trở thành những cơng dân có ích cho xã hội thì
trước hết phải đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục truyền thống gia đình.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa vai trò, chất
lượng của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành và phát triển
nhân cách thế hệ trẻ còn là nỗi trăn trở của mỗi gia đình và tồn xã hội.
Nghệ An là một tỉnh nằm ở vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam, Bắc của
đất nước, từ trong gian khổ của chiến tranh đến nay Nghệ An đã vươn lên phát
triển mạnh mẽ, có những bước chuyển biến ý nghĩa chiến lược, đạt nhiều thành
3
tựu to lớn, là một tỉnh đầy tiềm năng, có vị thế quan trọng trong khu vực Bắc
Trung bộ và cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã
hội xuất hiện nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Một trong những vấn đề đó là sự
phát triển con người nói chung và sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ nói riêng
trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng, cần được quan
tâm đúng mức; bởi suy cho cùng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nguồn
lực con người ln đóng vai trị quyết định. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của
đất nước, lớp người tiên phong trong sáng tạo khoa học- kỹ thuật hiện đại phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước.Tuổi trẻ là giai đoạn quan trọng
trong cuộc đời mỗi con người, vì vậy cần phải quan tâm đến việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ, đảm bảo cho họ có một mơi trường giáo dục hiệu quả,
góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có một nhân cách phát triển tồn diện. Có ý
nghĩa quan trọng trong hình thành nhân cách thế hệ trẻ đó là giáo dục, trong đó
giáo dục truyền thống gia đình có vai trị hết sức to lớn trong việc hình thành,
phát triển nhân cách con người ở Nghệ An nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Với nhận thức trên, được sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn, tôi dã
mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao vai trị giáo dục truyền thống gia đình trong
việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay” để làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề gia đình và giáo dục truyền thống gia đình đã thu hút khơng ít sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học, đã có nhiều đề tài, cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này như:
- Đề tài: “ Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách
con người Việt Nam” (Mã số KX- 07- 09 thuộc chương trình KHCN Nhà
nước)
- Đề tài: “Con người Việt Nam, mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã
hội” (Mã số KX- )07)
4
- Đề tài: “ Vai trị của gia đình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người
Nghệ An (Mã số KX- I- NA- 02)
- Đề tài: “Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình và sự kế thừa của nó
trong xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay”, Bùi Thị Duyên, LATS,
Trung tâm bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị.
- Đề tài: “Quan niệm Mác xít về bản chất con người với việc xây dựng
nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay”, Đào Như Thiết, LATS Triết
học , Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000…
Cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề giáo dục gia đình và đặc biệt là
giáo dục truyền thống gia đình đang nảy sinh hàng loạt vấn đề cần phải nghiên
cứu và giải quyết để nó phát huy vai trị trong việc giáo dục hình thành nhân
cách thế hệ trẻ để trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nâng cao vai trị giáo dục truyền thống gia
đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay thì hầu như
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là thông qua những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
chỉ ra những tồn tại ảnh hưởng tới cơng tác giáo dục truyền thống gia đình trong
việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An. Trên cơ sở đó đưa ra những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong
việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các mục đích trên, đề tài tập trung các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
5
- Luận giải về vai trò của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình
thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay.
- Phân tích thực trạng cơng tác giáo dục truyền thống gia đình trong việc
hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục truyền thống
gia đình
trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực vai trị giáo dục truyền thống gia
đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phương pháp chung dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, đề tài còn sử dụng các phương pháp liên ngành như:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phân tích so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp lôgic lịch sử…
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu thực trạng của giáo dục truyền thống gia đình ở Nghệ
An, khái quát được thành tựu, hạn chế của nó, từ đó đề ra các giải pháp để nâng
cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế
hệ trẻ. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, góp phần giúp người đọc
hiểu thêm về lĩnh vực giáo dục truyền thống gia đình…
7. Kết cấu của đề tài:
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu thành 02 chương.
7
B - PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
1.1 Gia đình và những truyền thống tốt đẹp của gia đình
1.1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ phận trong ba thành tố của xã
hội: cá nhân- gia đình- xã hội. Con người được sinh ra trong chiếc nơi của gia
đình rồi mới bước ra ngồi xã hội. Do đó, gia đình có vị trí, vai trị hết sức quan
trọng trong việc hình thành nhân cách của cá nhân. Đặc biệt đối với người Á
Đông, truyền thống gia đình như một điểm tựa cho sự phát triển, hồn thiện
nhân cách một cách bền vững. Lật lại những trang sử vàng của dân tộc có thể
thấy những nhân cách lớn thường trưởng thành từ những gia đình có truyền
thống giáo dục tốt. Xuất phát từ tính chất phong phú của khái niệm gia đình,
dưới các góc độ khác nhau, hiện nay có nhiều khái niệm về gia đình như:
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “ Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên
cơ sở dòng máu, bắt đầu từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến
thường có cha mẹ, con, cháu, có khi có cả chắt nữa; trong thời đại tư bản
thường chỉ có vợ chồng và con cái” [11;11]
Từ điển Larouse định nghĩa (Famille):
a) Cha, mẹ và con cái sống chung một mái nhà. Gia đình đơng người
(Famille nombreuse)
b) Chỉ tất cả những người cùng dòng máu như con cái, anh chị em, cháu
trai (trực hệ) [12]
Theo giáo sư Lê Thi: “ Khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội
hình thành trên cơ sở các quan hệ hơn nhân, các quan hệ huyết thống, nảy sinh
8
từ quan hệ hơn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại) cùng
chung sống, đồng thời có thể có một số người được gia đình ni dưỡng tuy
khơng có quan hệ máu mủ. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách
nhiệm và quyền lợi. Giữa họ có những ràng buộc mang tính pháp lý được Nhà
nước thừa nhận và bảo vệ” [4; 18]
Theo giáo trình chuẩn quốc gia, gia đình được định nghĩa như sau: “Gia
đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống” [2;145]
Như vậy, từ các định nghĩa trên ta thấy rằng: Dù dưới góc độ tiếp cận nào
khi định nghĩa gia đình thì đều thống nhất: Gia đình là một đơn vị xã hội hay
một nhóm xã hội hay một hình thức cộng đồng được xây dựng, tồn tại trên cơ
sở hai mối quan hệ cơ bản là “hôn nhân” và “huyết thống”.
Tuy nhiên ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên CNXH , với nền kinh tế
nhiều thành phần, trong khi đó kinh tế hộ gia đình đóng vai trị hết sức quan
trọng. Từ đó, xuất hiện khái niệm “hộ” và “hộ gia đình”.
“Hộ” được hiểu là một nhóm người sống chung trong một mái nhà, có
quỹ thu, chi chung. Tuy nhiên có trường hợp độc thân là sống một mình, có
trường hợp là hai, ba người phụ nữ hay nam giới, hay người già cùng ở một hộ.
Đặc biệt ở Việt Nam thì có những hộ tập thể bao gồm một số cán bộ của cơ
quan, xí nghiệp, hay sinh viên, học sinh ở cùng một địa điểm nhưng khơng có
quỹ thu chi chung.
Cuộc điều tra dân số ở nước ta năm 1989 đã đưa ra khái niệm “hộ gia
đình” với định nghĩa bao gồm những người có quan hệ hơn nhân hoặc huyết
thống hoặc được ni dưỡng, có quỹ thu chi chung.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay gia đình thường trùng với hộ gia đình trong
đa số các trường hợp.
9
Cùng với sụ chuyển biến mạnh mẽ của đời sống kinh tế- xã hội đất nước,
gia đình Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhìn tổng qt thì gia đình Việt
Nam hiện nay đang ở bước quá độ chuyển từ mơ hình truyền thống sang mơ
hình gia đình hiện đại. Trong bước quá độ này, mặc dầu đã xuất hiện nhiều
nhân tố mới, quan hệ mới trong đời sống gia đình, nhưng về cơ bản, gia đình
Việt Nam vẫn nằm trong khung cảnh vốn có của dân tộc. Gia đình Việt Nam
hiện nay đang tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu đó là: gia đình hạt nhân (hai
thế hệ) và gia đình mở rộng (từ 3 thế hệ trở lên), “tam đại đồng đường”, “ tứ đại
đồng đường”… nhưng gia đình hạt nhân vẫn là cơ bản và phổ biến nhất.
Gia đình là hạt nhân của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Gia
đình có chức năng chủ yếu là giáo dục toàn diện con người, đặc biệt là xây
dựng và bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho trẻ từ khi chúng nhận thức được các
mối quan hệ gia đình và xã hội. Trong việc giáo dục nhân cách cho con em thì
việc tiếp thu và phát huy các giá trị tinh thần lâu đời của gia đình, tổ tiên, ơng
bà đến cha mẹ và con cái, truyền thống gia đình là một việc làm gần như tự
nhiên và những giá trị truyền thống đó ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến cuộc đời
mỗi con người. Có thể nói những gia đình có nề nếp đã góp phần quyết định
trong việc hình thành nhân cách cho những con người trong gia đình đó, vun
đắp những giá trị truyền thống của gia đình.
1.1.2 Những truyền thống tốt đẹp của gia đình
Để hiểu về truyền thống gia đình, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “
truyền thống”. Thuật ngữ “truyền thống” được sử dụng rộng rãi trong từ điển
tiếng Việt.
Trong từ điển tiếng Việt, truyền thống được giải thích là đức tính, tập
quán, tư tưởng, lối sống, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
[11;812]
Từ điển Bách khoa Xô Viết 1993: Truyền thống được hiểu là “những yếu
tố di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ trong
10
các xã hội, giai cấp và nhóm trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể
hiện trong các chế độ xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong
tục tập quán và lối sống… truyền thống tác động không nhỏ đến mọi xã hội và
tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội” [10;339]
Trong Đạo đức học quan niệm, truyền thống là những giá trị tinh thần của
con người, được hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người nhận thức, thừa nhận, tự
giác thực hiện và tự điều chỉnh nhờ dư luận của cộng đồng xã hội.
Cuốn từ điển Trung Quốc xuất bản năm 1989 định nghĩa: “ Truyền thống
là sức mạnh tập quán của xã hội, được lưu truyền từ lịch sử. Nó tồn tại ở các
lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác dụng khống
chế vơ hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế
thừa của lịch sử xã hội” [12;10]
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về truyền thống, tùy theo cách
tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình mà đưa ra sự hiểu biết nhất định về
truyền thống.
Truyền thống của bất cứ một dân tộc nào cũng đều được bắt nguồn trên
cơ sở và điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Đó là một q trình hình thành, tồn
tại và phát triển lâu dài trong cái nôi của dân tộc. Việt Nam với những điều kiện
tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định và mang bản sắc riêng, đã góp phần
hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Nhắc đến Việt Nam là nói đến một dân tộc giàu truyền thống, đậm đà và tinh
túy, kết tinh bởi những giá trị tinh thần cao quý và lâu đời từ thế hệ này qua thế
hệ khác. Truyền thống của dân tộc và gia đình đan xen, hịa lẫn vào nhau tạo
nên một chỉnh thể thống nhất trong thang giá trị truyền thống văn hóa lịch sử
đất nước.
Vì thế nói đến những giá trị truyền thống của gia đình cũng là nói đến
những truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ trong lịch sử dựng nước và
11
giữ nước của dân tộc đã có hàng vạn, hàng triệu gia đình đóng góp truyền thống
q báu, đã góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để không bị đồng hóa, để trường
tồn trong lịch sử. Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh của các gia
đình, truyền thống của dân tộc bắt nguồn từ truyền thống gia đình.
Trong quá trình lịch sử, các gia đình Việt Nam đều chịu ảnh hưởng sâu
sắc của đạo Phật và đạo Nho, vì vậy truyền thống của các gia đình Việt Nam
cũng tiếp thu những tinh hoa của đạo Phật và đạo Nho và đã “Việt hóa”, “dân
gian hóa” chúng, được thể hiện trên các mặt: Truyền thống đạo đức, truyền
thống tâm linh, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo, truyền thống thẩm mỹ…
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đề cập đến hai “nếp nhà
xưa” là truyền thống đạo lý và truyền thống hiếu học của gia đình Việt Nam.
1.1.2.1 Truyền thống đạo lý của gia đình
Truyền thống đạo lý của gia đình thể hiện ở tính hướng nội và hướng
ngoại. Đó là truyền thống yêu thương lẫn nhau giữa những người trong gia đình,
dịng họ và đạo lý làm người trong mối quan hệ với người khác, với xã hội.
Thứ nhất, về truyền thống đạo lý yêu thương lẫn nhau giữa những người
trong gia đình và dịng họ.
Tình cảm thương yêu giữa các thành viên trong gia đình- các giá trị văn
hóa đạo lý đầu tiên được cảm nhận từ lúc mới sinh ra, nếu được nuôi dưỡng liên
tục suốt cả cuộc đời sẽ trở thành một nhân cách quan trọng bậc nhất trong đạo
làm người. Đạo lý trở thành một giá trị truyền thống quý báu đầu tiên trong các
giá trị truyền thống của gia đình, là chuẩn mực đạo đức của con người.
Truyền thống đạo lý trước hết được thể hiện qua sự thương yêu của
những con người trong gia đình với nhau, trong thái độ, hành vi ứng xử giũa
người với người trong gia đình. Tình yêu thương trong gia đình chính là cội
nguồn của mọi tình cảm nhân ái, là động lực, là hành trang của con người trên
12
mỗi bước đường của cuộc đời; đó là chuẩn mực làm người mà con người hướng
đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực đó.
Đạo lý vợ chồng được giáo dục cho thế hệ trẻ thơng qua tình cảm vợ
chồng trong gia đình. Vượt qua bao khó khăn, bão táp của cuộc đời; người con,
người cháu trong gia đình vẫn khơng khỏi khơng suy ngẫm về tình cảm của
những bậc sinh thành. Điều đó được thể hiện qua những câu ca dao như:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Hay:
Đã rằng là nghĩa vợ chồng,
Dẫu cho nghiêng núi cạn sông chẳng rời.
Hay:
Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Đạo lý trong gia đình cịn được thể hiện ở tình cảm anh chị em với nhau.
Tình cảm anh chị em trong gia đình được hình thành một cách tự nhiên từ thủa
lọt lòng của mỗi con người Việt Nam. Đạo lý kính trên nhường dưới, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau của anh chị em đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
người. Mỗi gia đình người Việt ln thấm nhuần câu ca:
Anh em như thể chân tay,
Rách lành đùm bọc giở hay đỡ đần.
Hay:
Chị ngã thì có em nâng,
Hay đâu chị ngã em bưng miệng cười.
Hay:
13
Khơn ngoan đối đáp người ngồi,
Gà cùng một mẹ chớ hồi đá nhau.
Đối với người trong dịng họ, gia đình người Việt giáo dục con cháu
rằng: “môi hở răng lạnh”, “mội giọt máu đào hơn ao nước lã”, “máu loãng cịn
hơn nước lã”…
Mỗi gia đình người Việt Nam đều răn dạy con cháu đạo lý làm con phải
hiếu. Con cái hiếu với cha mẹ vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm thiêng liêng
và hết sức tự nhiên của mỗi người.
Từ rất lâu, trong dân gian chữ Hiếu đã được thể qua những lời hát ru từ
khi con mới sinh ra, cịn nằm trong nơi, thơng qua đó, cha mẹ đã gửi gắm lời
khuyên bảo dạy dỗ con cái:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lịng thờ mẹ, kính cha,
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Hay:
Làm trai đủ nết trăm đường,
Trước tiên chữ hiếu đạo thường xưa nay…
Điều đó đã khẳng định rằng, trong các chuẩn mực đạo lý làm người, thì
con người luôn phải đặt chữ hiếu lên đầu tiên trong nhân cách đạo đức của mình.
Tình cảm của người con đối với cha mẹ cụ thể là lòng biết ơn những tình
cảm, việc làm mà cha mẹ đã giành cho mình:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
14
Chữ Hiếu còn được để các bậc làm cha, làm mẹ khuyên răn, dạy bảo con
cái phải nhớ đến công cha, nghĩa mẹ sinh thành, ni dưỡng con cái- đó là tình
cảm thiêng liêng, lớn lao tựa núi cao vời:
Cơng cha nghĩa mẹ cao vờ,i
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chin chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa.
Họ khuyên răn đạo làm con:
Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con.
Họ nhắc nhở những người vì mải làm ăn mà trở nên thiếu quan tâm, thiếu
trách nhiệm đối với cha mẹ:
Đi đâu mà bỏ mẹ già,
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.
Đối với mỗi người dù cuộc sống có nghèo khổ túng thiếu nhưng trong họ
ln đầy ắp, giàu tình thương u hiếu thảo, kính trọng bậc sinh thành:
Đói lịng ăn hột chà là,
Để cơm ni mẹ, mẹ già yếu răng.
Ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời, mỗi người con chúng ta đã
được hưởng niềm yêu thương chăm sóc của cha mẹ và những người thân trong
gia đình, từ những cái ẵm bồng, âu yếm nâng niu, lời ru ngọt ngào của mẹ, sự
dạy bảo ân cần của cha từ những bước chập chững đầu đời đã truyền cho con trẻ
tất cả tình yêu thương lớn lao của gia đình. Theo tháng năm trưởng thành trong
15
vịng tay u thương đó, mỗi người con đã khắc ghi trong mình sự tin yêu, quý
trọng cha mẹ và mong được đáp đền ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Yêu
thương, kính trọng cha mẹ bậc làm con ln giành tình cảm, sự quan tâm,
phụng dưỡng cha mẹ lúc về già:
Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.
Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về cho tơi gửi đơi giày,
Phịng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Những sự quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng đó cịn xuất phát từ lòng
mong mỏi cho cha mẹ được sống lâu, làm chỗ dựa tinh thần cho con cái và để
cho con cái có cơ hội được báo đáp cơng ơn:
Mỗi đêm thắp một đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Cũng có khi người con ngộ ra tình cảm thiêng liêng và công lao dưỡng
dục mà cha mẹ giành cho mình khi họ có được hạnh phúc làm cha mẹ.
Có con mới rõ sự tình,
Khi xưa thầy mẹ thương mình thế na.
Chính những tình u thương của cha mẹ và những người thân trong gia
đình đối với con cái ngay từ thời trứng nước đã góp phần ni dưỡng, vun đắp
tâm hồn con trẻ, hình thành nhân cách hướng thiện đẹp đẽ trong mỗi người.
Những tình cảm đó, khơng những khơng bị mai một theo thời gian mà cịn được
lưu truyền từ đời này qua đời khác trong gia đình. Và “hiếu” trở thành một
truyền thống đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nó tồn tại vượt mọi rào cản
16
của thời gian, là chuẩn mực của tình cảm, nhân cách con người trong gia đình
và xã hội.
Mở rộng chữ hiếu trong truyền thống gia đình, hiếu được xem là cái gốc
của mọi đạo đức, trong thang giá trị đạo đức của con người, chữ hiếu được đặt
lên hàng đầu. Chữ hiếu cịn vươn ra khn khổ hiếu với cha mẹ, gia đình mình,
đó cịn là hiếu nghĩa- thương u họ hàng, làng xóm, đồng bào. Ngay từ khi cịn
nhỏ, chữ hiếu được truyền đạt và hấp thụ qua những tấm gương của những người
lớn trong gia đình, dịng họ. Cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu chữ hiếu đối
với con cái. Cha mẹ có hiếu đối với ơng bà thì con cái noi gương những việc mà
họ làm để có hiếu với với cha mẹ như cha mẹ đã hiếu với ơng bà. Tục ngữ có
câu: “ Phúc đức tại mẫu” hay “Cha mẹ hiền lành để phúc cho con” nói lên việc
giáo dục bằng phương pháp nêu gương những giá trị truyền thống gia đình của
cha mẹ là rất quan trọng. Khơng thể nào nói đến chuyện dạy con chữ hiếu khi
chính trong gia đình mình, mình là người chưa “đứng đắn”. Chữ hiếu chỉ trở
thành giá trị tinh thần mạnh mẽ khi trong thâm tâm mỗi người tự thấy đó là nhu
cầu khơng thể thiếu được trong đời sống cao đẹp của con người.
Quay trở lại với truyền thống đạo lý- “nếp nhà xưa” của gia đình Việt.
Ngồi những vấn đề nêu trên, truyền thống đạo lý của gia đình cịn được thể
hiện ở truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên- những người đã khuất. Đây là nét
đặc sắc trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và truyền thống
tâm linh của gia đình Việt Nam nói riêng. Thờ phụng ơng bà, tổ tiên là sự thể
hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hàng ngàn năm của dân tộc ta. Tục ngữ đã
dạy rằng :
Chim có tổ, người có tơng,
Như cây có cội, như sơng có nguồn
Câu ca ấy để nhắc nhở những thế hệ sau biết đến công lao của ông bà, tổ
tiên mình đó là cội nguồn của mọi sự sinh thành và phát triển. Gia đình chính là
nơi góp phần gìn giữ và phát huy tốt nhất truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
17
Trong khía cạnh gia đình thì truyền thống tâm linh- phong tục tập thờ
phụng ơng bà tổ tiên chính là sự kế thừa và nâng cao đạo lý chữ hiếu của con
người. Hiếu khơng chỉ là thương u chăm sóc bố mẹ, ơng bà lúc về già mà cịn
thờ phụng hương đèn khi họ đã mất. Qua những nén hương thơm, mâm cơm
cúng đã thể hiện sâu sắc tình cảm của con cái- những người đang sống tưởng
nhớ đến những người đã khuất. Truyền thống này được truyền từ đời này sang
đời khác tạo nên một đặc trưng trong truyền thống đạo lý của dân tộc Việt. Việc
thờ cúng ông bà tổ tiên là bài học sống về chữ hiếu- đạo làm con đối với ông bà
cha mẹ.
Ở một mức độ nào đó, người Việt Nam khẳng định ý nghĩa chân chính
cao cả của việc thờ phụng ơng bà, cha mẹ. đó là một việc làm có phúc đức nhất
hơn cả việc đi chùa:
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
Quả đúng như vậy, cha mẹ là người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành,
khi mất đi, đạo làm con khơng làm trịn nghĩa vụ thờ phụng cha mẹ thì dù có đi
“chín phương trời”, “mười phương Phật” thì cũng vơ ích. Thơng qua việc thờ
phụng ơng bà, cha mẹ thì truyền thống của gia đình dịng họ ngày càng được
bồi đắp thêm, lưu giữ và phát huy từ thế hệ này qua các thế hệ khác, giúp con
người tìm về với cội nguồn của mình. Trong cuộc sống hiện đại, với bao vất vả,
xơ bồ, được trở về trong khơng khí linh thiêng hồi cổ trước bàn thờ ông bà, tổ
tiên, những người con, cháu- thế hệ kế thừa cội nguồn tổ tông như được trở về
với ngày xưa, nhớ đến công ơn trời biển của đấng sinh thành, tất cả bộn bề của
cuộc sống qua đi, thế hệ trẻ như được lắng lòng trong phút tưởng nhớ đến cha
mẹ. Đó là một việc làm có ý nghĩa sâu sắc, có tác dụng “thanh lọc” tâm hồn con
người, hướng nhân cách con người đến những điều tốt đẹp nhất.
Thứ hai, về truyền thống đạo lý làm người trong mối quan hệ với người
khác với xã hội.
18
Gia đình là chiếc nơi đầu tiên giáo dục đạo lý làm người. Mỗi gia đình
Việt Nam đều răn dạy con cái biết yêu quê hương đất nước, yêu quê cha đất tổ,
có lịng tự tơn dân tộc, thương người như thể thương thân. Điều đó thể hiện ở
những lời ru của mẹ của bà:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhờ cà dầm tương.
Hay:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều.
u q hương được cụ thể hố bằng tình u thương giữa những con
người với nhau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hay:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Hay:
Quen nhau từ thủa hàn vi,
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn.
Như vậy, có thể khẳng định rằng truyền thống đạo lý là truyền thống
mang bản chất đặc trưng không chỉ của mỗi gia đình mà cịn của cả dân tộc Việt
Nam. Gia đình chính là nơi khởi nguồn và phát huy truyền thống đạo lý qua
thời gian, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đạo
lý của gia đình với những ý nghĩa tích cực của nó là sự thể hiện nề nếp, gia
phong của gia đình, là những chuẩn mực đạo đức hướng con người làm theo và
19
cố gắng phấn đấu để đạt được những chuẩn mực đó của đạo làm người. Khổng
Tử đã nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là để giáo dục con người, nếu muốn
nên người thì trước hết là phải học lễ nghĩa, đạo lý rồi mới đến học văn chương
sách vở, lễ nghĩa là đạo lý đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày, trước hết
là hiếu nghĩa, lễ phép với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình. Truyền thống đạo
lý góp phần quan trọng trong hình thành, bồi dưỡng nhân cách con người khi
còn nhỏ đến trưởng thành, thể hiện sự kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp
của gia đình, dân tộc đối với mỗi con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau.
1.1.2.2. Truyền thống hiếu học của gia đình
Bên cạnh giá trị truyền thống văn hóa gia đình cơ bản về đạo lý là tình
yêu thương, chữ nhân, chữ hiếu, các gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của
Nho giáo hàng ngàn năm, nên một khía cạnh khác của truyền thống gia đình
Việt Nam là tinh thần hiếu học.
Việt Nam là đất nước ngàn năm văn hiến, các gia đình Việt Nam từ lâu
đã có truyền thống hiếu học. Ở nước ta, người dân luôn khao khát sự học với ý
thức học để làm người, học để thốt cảnh đói nghèo. Khát vọng đó đã tạo nên
truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc. Truyền thống hiếu học đã được từng
gia đình gìn giữ và phát huy. Dù giàu hay nghèo túng, từ xa xưa nhiều gia đình
Việt Nam cũng cố gắng cho con cái học hành tử tế để mong chúng “nên người”,
giúp ích cho xã hội.
Biết bao “hiền tài” của dân tộc đã xuất thân từ những gia đình nơng dân
lao động nghèo khổ có truyền thống hiếu học, điều đó càng khẳng định ước mơ,
khát khao sự học, tinh thần ham học của gia đình Việt, nghèo khổ khơng những
làm cho con người mất ý chí phấn đấu mà cịn là động lực thơi thúc từng gia
đình, từng con người vươn đến cái chữ, chinh phục tri thức nhân loại. Càng
trong khó khăn càng khẳng định được tinh thần hiếu học, đó trở thành một
20
truyền thống quý báu của mỗi gia đình và cả dân tộc. Những người làm cha,
làm mẹ thường tâm niệm lời dạy của cổ nhân:
“Huỳnh kim mãn dinh, bất như giáo tử nhất kinh
Chí tử thiên kim, bất như giáo từ nhất nghệ
Chí lạc mạc như độc thư
Chí yếu mạc như giáo tử”.
Tạm dịch là:
“Có hịm vang đầy khơng bằng dạy cho con một quyển sách
Cho con ngàn đồng vàng không bằng dạy con một nghề
Cuộc đời vui nhất là được đọc sách
Việc cần nhất trong đời là giáo dục con cái”.
Đề cao sự học là cái triết lý mà nền giáo dục cổ truyền vun đắp và phát
huy. Mỗi gia đình thường giáo dục con cái theo tinh thần:
“Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý”.
Có nghĩa là: Ngọc khơng được chế tác thì khơng thành vật phẩm. Người
mà khơng học thì khơng biết nghĩa lý ở đời.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã tổng kết một cách ngắn gọn như sau:
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một và pho”.
Trong một quốc gia ngàn năm văn hiến, cộng đồng các dân tộc Việt Nam
có rất nhiều gia đình nhờ “sơi kinh nấu sử” mà thành danh; suốt chiều dài lịch
sử xây dựng và bảo vệ đất nước, đời nào cũng có những gia đình như vậy.
Truyền thống hiếu học của mỗi gia đình đã góp phần xây dựng nền văn hiến của
cả dân tộc. Truyền thống đó được hình thành từ mơi trường gia đình, tơn trọng
21
người có học, khao khát, hiểu biết lẽ phải, cách sống, lối cư xử phù hợp với mối
quan hệ cá nhân và tập thể của những người có giáo dục. Trong các gia đình có
truyền thống hiếu học thường có khơng khí sinh hoạt, học tập, kích thích,
khuyến khích, nêu gương người chăm học thành đạt, cổ vũ tinh thần cần cù,
chăm chỉ, chịu khổ rèn luyện học tập mặc dù điều kiện vật chất thiếu thốn phải
vừa học vừa làm… Với đạo lý nối chí lớn của cha mẹ, noi theo đức hạnh của
cha mẹ, tiếp thu truyền thống hiếu học, nhiều người con đã cố gắng cần cù
“mười năm đèn sách”, gian khổ kiên trì nơi “cửa Khổng sân Trình” thi đỗ cử
nhân hay tiến sỹ làm vẻ vang cho cha mẹ, gia đình, dịng họ, nối tiếp nhau viết
lên truyền thống tốt đẹp của gia đình. Tục ngữ có câu: “Con nhà tơng khơng
giống lơng cũng giống cánh” chính là để nói về truyền thống học tập trong gia
đình như là yếu tố di truyền, đã ảnh hưởng lớn đến các thế hệ trong học tập để
vươn lên trở thành những tài năng có ích cho đất nước.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục nước nhà, ta thấy xuất hiện nhiều
gia đình khoa bảng, có con cái thành đạt, nhiều gia đình nổi tiếng về lịng hiếu
học. Tới địa phương nào nghiên cứu về sự học của làng xã, tìm hiểu gia phả của
các họ tộc, chúng ta ln bắt gặp những gia đình làm rạng rỡ cho xóm làng, cho
cộng đồng dân cư, cho dịng họ của mình bởi sự thành đạt nhờ biết vun đắp
truyền thống hiếu học.
Truyền thống hiếu học của gia đình thực sự là nơi cất cánh của bao “hiền
tài” góp phần làm hưng thịnh đất nước, là “nguyên khí” của quốc gia. Lịch sử
vẻ vang của các gia đình về truyền thống hiếu học có thể điểm qua một số gia
đình tiêu biểu như: gia đình dịng họ Nguyễn ở xã Kim Châm (Bắc Ninh ngày
nay) có năm anh em đỗ tiến sỹ trong bốn khoa thi liền từ năm 1466, sáu người
con của năm anh em này chăm chỉ học hành cũng thi đỗ tiến sỹ trong những
năm sau; như vậy trong hai thế hệ, gia đình này đã có 11 người đỗ tiến sỹ trong
vịng 30 năm. Gia đình nổi tiếng có truyền thống học hành như gia đình Ngơ
Thì (Thế kỷ XVIII ) đây là một gia đình “khổng lồ” của những con người nổi
22
danh un bác: Ngơ Thì Ức, Ngơ Thì Sỹ, đặc biệt là Ngơ Thì Nhậm (17461775) đời vua Lê Huyền Tông, người đương thời và các thế hệ người Việt Nam
sau này tôn vinh ông là một danh nhân đất Thăng Long- Bắc Hà, là nhà chính
trị kiệt xuất, nhà quân sự lỗi lạc, nhà văn tài ba…
Từ xưa đến nay, đất nước ta ln xuất hiện nhiều gia đình, dịng họ nổi
tiếng có truyền thống hiếu học, đó là những cái nôi ươm mầm và phát triển các
tài năng của đất nước. Ngày nay, truyền thống hiếu học của gia đình ln được
phát huy có hiệu quả, tạo nên một mơ hình gia đình học tập, dịng họ học tập
luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy:
“Học không bao giờ cùng
Học mãi để tiến bộ mãi
Càng tiến bộ, càng thấy cần phải học.”
Xây dựng gia đình hiếu học, dịng họ hiếu học để xây dựng xã hội học tập
là một việc làm độc đáo ở Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong việc động viên mọi
người học tập, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Truyền thống hiếu học của gia đình có ý nghĩa rất lớn tới phát triển của
đất nước. Bởi con người là động lực, là nhân tố quyết định đối với mọi sự phát
triển, mà gia đình chính là nơi cất cánh cho những tài năng của đất nước. Giáo
dục góp phần “đào tạo” cho xã hội những con người có đức có tài. Trong quá
trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ, truyền thống hiếu học, khoa bảng có ý
nghĩa rất quan trọng, được sinh ra trong gia đình hiếu học, ngay từ khi còn nhỏ
con trẻ sẽ được học hỏi tiếp thu tinh thần hiếu học của những người thân trong
gia đình, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo điều kiện thúc đẩy trong mỗi người con
lịng ham học, ý chí vươn lên để nối tiếp truyền thống gia đình, trở thành người
có ích cho xã hội. Được sống và học tập trong môi trường giáo dục đậm đà tinh
thần hiếu học, đây là mảnh đất màu mỡ, ươm mầm cho nhân cách, tài năng thế
hệ trẻ được vươn cao, vươn xa. Truyền thống hiếu học là truyền thống có sức
23
bồi đắp và phát huy mạnh mẽ từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều này thể hiện
ở chỗ ngày càng có nhiều hiền tài giúp nước giúp đời.
Như vậy, truyền thống tốt đẹp của gia đình, cụ thể là truyền thống đạo lý
và truyền thống hiếu học là nơi cất cánh của những tài năng. Xét về phương
diện khoa học thì truyền thống gia đình là mơi trường, điều kiện, phương tiện,
khơng khí sinh hoạt, việc rèn luyện thường xuyên, sự kích thích nêu gương tốt
giúp cho các thành viên từ thủa ấu thơ đến khi trưởng thành tiếp thu thuận lợi
các kiến thức giáo dục.
Truyền thống gia đình có tính chất quyết định trong giáo dục nhân cách
cho thế hệ trẻ. Những giá trị truyền thống đạo lý và hiếu học là rất phổ biến, đã
góp phần tạo nên truyền thống văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống nêu
trên của gia đình là bất biến. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi đất nước hội nhập
với thế giới, giao lưu với nhiều nền văn hóa, mơi trường xã hội có nhiều thay
đổi, những giá trị truyền thống đó của gia đình một mặt phải được kế thừa, mặt
khác phải được bổ sung những điểm tiến bộ, phù hợp để phát huy sức mạnh
nhằm giáo dục, bồi dưỡng , góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ - những
chủ nhân tương lai của đất nước - nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh sự nghiệp
CNH-HĐH, tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng,
văn minh”.
1.2. Nhân cách và vai trị của giáo dục truyền thống gia đình trong việc
hình thành nhân cách thế hệ trẻ
1.2.1. Nhân cách và các con đường hình thành nhân cách
1.2.1.1. Nhân cách
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của hệ thống các nghành khoa học về
con người như: triết học, xã hội học, mỹ học, văn học, giáo dục học, tâm lý
học…
24
Để tìm hiểu khái niệm về nhân cách, chúng ta cần phân tích một số khái
niệm gần nghĩa với nó như: “con người”, “cá nhân”, “cá tính”.
Con người là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể
sinh vật (yếu tố sinh học), vừa là một thực thể xã hội (yếu tố xã hội).
Phần thực thể sinh vật thể hiện ở chỗ con người là một tồn tại sinh vật
nhưng ở mức độ cao nhất trong bậc thang tiến hóa sinh giới. Hoạt động của con
người, đứng về mặt sinh học cũng tuân theo quy luật sinh lý.
Phần thực thể xã hội của con người khác xa về chất so với động vật bởi lẽ
con người luôn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội. Chẳng hạn như vỏ não
của con người có trung khu ngơn ngữ, điều mà động vật khơng thể có được.
Bên cạnh đó các giác quan của con người ln chịu sự chi phối của các yếu tố
xã hội. Bản năng của con người cũng khác xa về chất so với bản năng của động
vật. Các Mác đã nhận xét: cùng là cái đói, nhưng cái đói của con người được
thỏa mãn bằng các dụng cụ như dao, nĩa… khác xa với cái đói của động vật,
được thỏa mãn bằng móng vuốt, bằng sự cấu, cắn, xé. Đặc điểm thể chất của
con người, đặc điểm của bộ não, hệ thần kinh và các giác quan là cơ sở vật chất
quan trọng của sự phát triển các chức năng tâm lý người. Phần thực thể xã hội là
sản phẩm của các mối quan hệ xã hội.
Cá nhân là khái niệm để chỉ một con người cụ thể trong một cộng đồng,
một thành viên xã hội. Cá nhân cũng là thực thể sinh vật, đồng thời là thực thể
xã hội, nhưng nó được xem xét một cách cụ thể với các đặc điểm riêng biệt, tồn
tại trong một con người cụ thể.
Cá tính là khái niệm để chỉ cái đơn nhất, khơng lặp lại trong tâm lý (hoặc
sinh lý ) của một con người cụ thể.
Nếu như khái niệm con người, cá nhân và cá tính đều đề cập đến mặt xã
hội trong con người thì khái niệm nhân cách đề cập đến mặt xã hội, giá trị tinh
thần của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định.
25