Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kế hoạch giảng dạy bộ môn lớp 3.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 19 trang )


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của trường.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của tổ được giao.
- Căn cứ vào đặc điểm của các môn học.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỒ:
Khối 3 có tất cả 09 môn học, trong giàng dạy GV và HS gặp một số
thuận lợi và khó khăn như sau:
1.Thuận lợi:
- Tất cả giáo viên và học sinh đều có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Đồ dùng dạy học khá đầy đủ nên đối với giáo viên sau khi tham khảo
tài liệu có thể dạy đảm bảo nội dung kiến thức của môn học.
- Đa số giáo viên trong tổ nhiệt tình giảng dạy.
2/ Khó khăn:
Tuy nhiên các giáo viên trong tổ cũng còn gặp một số khó khăn trong
giảng dạy ở các bộ môn sau:
- Mỹ thuật, thủ công. Hai môn này đòi hỏi giáo viên phải khéo tay, nhanh
nhẹn, dụng cụ học tập của học sinh còn hạn chế nên việc giảng dạy còn khó
khăn.
- Âm nhạc. Trang bị phục vụ cho môn học chưa có nhiều nên từ đó hạn
chế việc học hát và dạy hát của giáo viên và học sinh.
- Phân môn tập đọc, kể chuyện không có tranh ảnh nên giáo viên trong
khi dạy cũng gặp nhiều khó khăn.


MÔN TOÁN
- Chỉ tiêu: 100% giáo viên dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình.
- Nhiệm vụ: Mỗi tuần 5 tiết, mỗi tiết 35 phút, cả năm 35 tuần 175 tiết.
A- MỤC TIÊU:


Dạy toán lớp 3 nhằm giúp học sinh.
1/ Biết đếm trong phạm vi 100.000.
2/ Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100.000
3/ Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược
lại.
4/ Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi
100.000.
5/ Biết tính giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính (có hoặc
không có dấu ngoặt).
6/ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
7/ Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
8/ Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp.
9/ Biết vẽ hình chữ nhật, hình vuông và hình tròn.
10/ Bước đầu vận dụng các kiến thức kỹ năng của môn Toán để giải
quyết các vấn đề đơn giản thường gặp.
B- CHƯƠNG TRÌNH:
I. Số học:
1/ Phép nhân và phép chia trong phạm vi.
2/ Giới thiệu các số trong phạm vi 10.000.
3/ Giới thiệu các số trong phạm vi 100.000.
II. Đại lượng và đo đại lượng:
- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ milimét đến kilômet.
- Giới thiệu diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét
vuông.
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam.
III. Yếu tố hình học:
-Tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông.


MÔN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu:
a/ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi. Thông qua việc giảng dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện
các thao tác của tư duy.
b/ Cung cấp cho học sinh sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài.
c/ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Sách tiếng Việt tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh thông qua các phân môn sau:
TẬP ĐỌC
- Chỉ tiêu: 100% giáo viên dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình.
- Nhiệm vụ: Mỗi tuần 3 tiết, cả năm 35 tuần 105 tiết, mỗi tiết 35 phút.
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng,
đọc - hiểu), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ
điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn
Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con
người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học
(như đề tài, cốt truyện, nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mồi tuần 1 tiết, mỗi tiết 35 phút, cà năm 35 tiết.
- Cung cấp những kiến thức sơ giàn về tiếng Việt bằng con đường quy
nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho học sinh.
KỂ CHUYỆN
Rèn các kỹ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện học sinh kể lại
những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã đọc trong sách giáo
khoa.

CHÍNH TẢ
Mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 35 phút, cả năm 35 tuần 70 tiết.
- Rèn các kỹ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ chính tả, nhiệm vụ của
học sinh là viết một đoạn văn (nhìn - viết; nghe - viết; nhớ - viết) và làm bài tập
chính tả, qua đó rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả
nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác
nhau của đời sống.
TẬP VIẾT
Mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết 35 phút, cả năm 35 tuần 35 tiết.


Chủ yếu rèn các kỹ năng viết chữ. Trọng tâm ở lớp 3 là luyện viết chữ
hoa. Qua các từ ngữ ứng dụng. Học sinh có thêm hiểu biết về các nhân vật lịch
sử, các địa danh, tích luỹ thêm được vốn ca dao, tục ngữ và vốn sống.
TẬP LÀM VĂN
Mỗi tuần 1 tiết, mỡi tiết 35 phút, cả năm 35 tuần 35 tiết.
Rèn cả bốn kỹ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn học
sinh được dạy các kỹ năng giao tiếp như: làm đơn, khai giấy tờ, hội họp (họp
nhóm, họp tồ, báo cáo hoạt động của tổ, lớp…). Ngoài ra học sinh còn được rèn
luyện các kỹ năng nghe nói và thông qua hình thức nghe - kể.


ĐẠO ĐỨC
I. Mục tiêu:
Môn Đạo đức lớp 3 có 3 mục tiêu:
1/ Nhận thức.
2/ Kỹ năng.
3/ Thái độ.
Môn Đạo đức lớp 3 nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật

phù hợp với lứa tuổi học sinh trong mối quan hệ của các em với những người
thân trong gia đình với bạn bè và công việc của lớp, của trường; với Bác Hồ và
những người có công với đất nước, với dân tộc; với làng xóm láng giềng; với
thiếu nhi và khách quốc tế; với cây trồng vật nuôi và nguồn nước; với lời nói,
việc làm của bản thân.
- Từng bước hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối
với những quan niệm hành vi việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.
- Bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của
bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân.
Ba mục tiêu trên có liên quan biện chứng, thống nhất với nhau, trong đó
mục tiêu về kỹ năng, hành vi là đích cuối cùng và quan trọng nhất của giáo dục
đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.
II. Nội dung chương trình:
- Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo
dục bổn phận của học sinh.
- Chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh
đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách
nhiệm của các em đối với chính bản thân.
- Thông qua các bài Đạo đức ở lớp 3, học sinh còn được giáo dục một số
kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra
quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức là 35 tiết/năm, mỗi tuần dạy 1
tiết, mỗi tiết 35 phút.
III. Các chỉ tiêu phấn đấu:
1/ Chỉ tiêu:
- Hoàn thành tốt 30%
- Hoàn thành 70%
2/ Biện pháp thực hiện:
- Giáo viên dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình.
- Giáo án soạn đầy đủ được ký duyệt trước khi lên lớp.

- Thực hiện tốt Quy chế đánh giá xếp loại học sinh.
- Có đủ tranh minh họa khi giảng dạy.
- Động viên học sinh liên thực tế để vận dụng bài học, phân tích và phê
phán các hành vi sai.


Văn Lang, Ngày 01 tháng 9 năm 2008
Người làm kế hoạch

Bùi Thị Hương


KẾ HOACH GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
KHỐI 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sắc của Ban Lãnh đạo nhà trường, Công đoàn, Hội
phụ huynh học sinh và sự hổ trợ nhiệt tình của Đoàn đội.
- Năm học 2008 – 2009 cơ sở vật chất việc dạy và học khá tốt, tài liệu
tham khảo, sách giáo viên, sách giáo khoa dành cho giáo viên tương đối đầy đủ.
- Đa số các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy “Yêu nghề,
mến trẻ”.
- Nhà trường có truyền thống “Dạy tốt, học tốt”.
2/ Khó khăn:
- Chất lượng học sinh không đồng đều. Một số em chưa có ý thức học
tập, nên việc tiếp thu bài còn hạn chế.
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho giáo viên trong giảng dạy chưa đầy đủ.
3/ Những căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học 2008- 2009 của ngành
giáo dục – đào tạo thành phố Cà Mau.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường Tiểu học Văn Lang.
- Căn cứ vào tình thực tế của tổ khối 3.
- Căn cứ vào đặc điểm của môn Tự nhiên – Xã hội.
II. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI KHỐI 3:
1/ Mục tiêu chương trình:
- Giúp học sinh biết tên, chức năng và giữ gìn vệ sinh các cơ quan hô
hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng, tránh
một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
-Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. Biết phòng cháy khi ở nhà. Biết
được những hoạt động của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một
số cơ sở hành chính, giáo dục y tế ở tỉnh nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối
với người đi xe đạp, biết giữ vệ sinh môi trường.
- Biết được sự đa dạng, phong phú của động vật và thực vật; Chức năng
của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ít lợi đối với con người.
Biết vai trò của mặt trời và đời sống con người; Vị trí và sự chuyển động của
trái đất trong hệ mặt trời. Biết ngày, đêm, năm tháng và các mùa trong năm.
2/ Nội dung chương trình:
- Chưong trình được chia theo 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35
tuần thực học. Trong đó có 63 bài mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau:
+ Xã hội: 18 bài mới, 03 bài ôn tập và kiểm tra.
+ Tự nhiên: 29 bài mới, 02 bài ôn tập và kiểm tra.


- Nội dung mỗi chủ đề được tích hợp giáo dục sức khỏe một cách hợp lý;
đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề con người và sức khỏe đến sức khỏe cộng
đồng trong chủ đề Xã hội và sức khỏe liên quan đến môi trường trong chủ đề
Tự nhiên.
3/ Phương pháp và hình thức dạy học môn Tự nhiên – Xã hội.
Các phương pháp và hình thức dạy học thường dùng là: Quan sát, động
nảo, đóng vai, thảo luận, giảng dạy…Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết

cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về Tự
nhiên – Xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em.
III. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:
1/ Chỉ tiêu:
- Hoàn thành tốt 30%
- Hoàn thành 70%
2/ Biện pháp thực hiện:
- Thực hiện đúng mọi nội dung chương trình.
- Giảng dạy đúng nội dung qui định.
- Giáo án soạn đầy đủ.
- Thực hiện tốt Quy chế đánh giá xếp loại học sinh.
- Trang bị cho học sinh một số tri thức cơ bản góp phần phát triển năng
lực, thề chất.
- Khi dạy môn Tự nhiên – Xã hội giáo viên phải sử dụng trực quan
thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng quan sát cho học sinh.
Văn Lang, ngày

tháng 9 năm 2008

Đặng Thị Nga


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN ÂM NHẠC
KHỐI 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo nhà trường, Hội phụ huynh học
sinh và các giáo viên chủ nhiệm.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến bộ môn âm nhạc như: Đồ
dùnh dạy học khối 3 đầy đủ.

- Học sinh đa số rất thích môn âm nhạc.
2/ Khó khăn:
- Cơ sở vật chất để phục vụ cho môn âm nhạc chưa có nhiều nên từ đó
hạn chế về việc học hát và dạy hát của giáo viên và học sinh.
- Một số học sinh coi nhẹ môn âm nhạc, từ đó các em chưa thật sự chú
tâm vào môn học này.
3/ Những căn cứ để xây dựng Kế hoạch:
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2008 - 2009.
- Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ của năm học 2008 – 2009 của Trường
tiểu học Văn Lang.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của các khối lớp năm học 2008 – 2009.
- Các kế hoạch để giảng dạy bộ môn âm nhạc ở khối 3.
* Thời gian học âm nhạc ở lớp 3 gồm 35 tiết/ tuần.
- Gồm 11 bài hát ngắn gọn, trong đó qui định học sinh hát Quốc Ca Việt
Nam và 10 bài hát thiếu nhi.
- Qua các bài hát các em có ý thứcphân biệt sự chính xác về cao độ và
trường độ.
- Bước đầu học sinh tập hát diễn cảm theo nội dung, tính chất mỗi bài
hát.
- Ngoài các bài hát chương trình âm nhạc khối 3 còn giới thiệu cho học
sinh biết một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến và nghe âm sắc nhạc cụ đó. Các em
được nghe kể chuyện về âm nhạc, tập nhận biết tên nốt nhạc một số hình nốt
nhạc và vị trí các nốt trên khuôn nhạc.
- Khi học hát các em còn thông qua các trò chơi âm nhạc, vận động phụ
họa, múa đơn giản nhằm bồi dưỡng khả năng hoạt động và năng lực biểu hiện
âm nhạc của các em.
II. CÁC CHỈ TIÊU PHẤU ĐẤU:
- Hoàn thành tốt 30%
- Hoàn thành 70%
* Biện pháp thực hiện:

- Giảng dạy đúng thời gian qui định.
- Giáo án soạn giảng đầy đủ.


- Dạy đúng theo phương pháp môn âm nhạc.
- Thực hiện đúng theo yêu cầu của các bài hát nhạc, góp phần bào vệ và
tăng cường sức khỏe của học sinh giúp các em hát hay và trình bày bài hát nhạc
đúng theo yêu cầu.
- Góp phần giáo dục ý thức đạo đức, thẩm mỹ cá nhân và tập thể nhằm
hình thành nhân cách (nhân, thiện, mỹ).
- Trang bị cho học sinh một số tri thức về kỹ năng cần thiết nhằm rèn
luyện cho các em cảm thụ âm nhạc, tích cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở
lớp, ở trường.
- Qua học hát và nghe nhạc các em được giáo dục tình cảm trong sáng,
lành mạnh.
Văn Lang, ngày

tháng 9 năm 2008

Nguyễn Ngọc Hạnh


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN
MỸ THUẬT KHỐI 3 NĂM HỌC 2008 – 2009
I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ nhiệm vụ năm học 2008-2009 của Phòng giáo dục thành phố Cà
Mau.
- Căn cứ tình hình thực tế ở trường Văn Lang.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh khối 3.
- Căn cứ vào nội dung, đặc điểm của chương trình thay sách lớp 3 trong

năm học 2008-2009.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Lãnh đạo nhà trường và sự
hổ trợ của giáo viên chủ nhiệm các lớp.
- Thư viện cung cấp đấy đủ sách giáo khoa và đồ dùng dạy học cho môn
mỹ thuật.
- Có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để nâng cao
trình độ nghiệp vụ.
- Học sinh đa số có nề nếp, chăm ngoan.
2/ Khó khăn:
- Chất lượng học tập học sinh không đồng đều, có một số học sinh lưu
ban, một số học sinh lười học nên việc giảng dạy còn nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ môn Mỹ thuật dẫn đến thiếu quan tâm
cho nên một số em đi học chưa có đồ dùng học tập môn mỹ thuật. Chất lượng
các em chưa tốt.
III. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:
1/ Giáo viên:
Dạy đúng và đủ theo phấn phối chương trình 100%. Soạn giáo án trình
ký đúng qui định.
Học sinh:
LỚP HOÀN THÀNH HOÀN THÀNH A
CHƯA HOÀN
GHI CHÚ
A+
THÀNH B
3A
30%
70%
3B

30%
70%
3C
30%
70%
3D
30%
70%
3E
30%
70%
3G
30%
70%
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra luôn giảng dạy đúng ngày, giờ công.
- Soạn giáo án đúng thời gian qui định, dạy đúng phân phối chương trình.


- Thường xuyên đánh giá, xếp loại đúng thực lực của từng học sinh theo
từng tuần, tháng để kịp thời bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và học sinh yếu.
- Luôn trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến đóng
góp của các thành viên trong tổ, khối để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên
môn.
- Luôn có những phương pháp, biện pháp, thủ thuật trong giảng dạy
nhằm tậo không khí nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh từ
đó phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh để các em
tự tin vào khả năng suy nhgĩ. Bộc lộ được những khả năng hiểu biết của mình.
- Giáo dục thẩm mỹ tạo điều kiện cho các em cảm nhận được cái đẹp và
vận dụng kiến thức thẩm mỹ vào học tập và sinh hoạt hàng ngày.

- Học sinh vẽ được những mẫu hình gần giống với vật thật, biết sắp xếp
bố cục và các hoạ tiết trang trí, làm quen với ba bộ đậm, nhạt và các màu nóng,
lạnh. Nặn được một vài loại trái cây, các con vật quen thuộc và dáng người theo
yêu cầu của đề bài.
- Biết tìm và chọn nội dung đề tài phong phú phù hợp với lứa tuổi.
- Tập quan sát tranh, nhận xét tranh theo cảm nhận riêng.
Trên đây là kế hoạch giảng dạy bộ môn mĩ thuật khối lớp 3 năm học 2008 –
2009./.
Người làm kế hoạch

Nguyễn Ngọc Lan


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
BỘ MÔN THỂ DỤC - KHỐI 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Đựơc sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban Lãnh đạo và khối.
- Sách giáo khoa và tài liệu cung cấp đầy đủ.
- Học sinh đa số chăm ngoan.
2/ Khó khăn:
- Sân không có bóng mát từ đó hạn chế cho giờ học cũng như trò chơi.
- Một số học sinh còn coi nhẹ môn thể dục, từ đó các em chưa thật sự
hăng hái trong giờ học.
3/ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào kết quả năm học 2008 – 2009.
- Căn cứ phương hướng nhiệm vụ của năm học 2008-2009 của trường
Văn Lang.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của khối lớp 3 năm học 2008-2009.
II.CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:

1/ Tỷ lệ từng loại:
- Hoàn thành tốt 30%
- Hoàn thành 70%
2/ Biện pháp thực hiện:
- Giảng dạy đảm bảo đúng thời gian qui định.
- Dạy đúng theo phương pháp môn thể dục, thực hiện đúng theo phần
chương trình nhằm góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho từng học sinh
phát triển tố chất, thể lực. Đặc biệt là tố chất mềm dẽo, khéo léo, tạo điều kiện
cho các em phát triển bình thường theo qui luật của lứa tuổi và giới tính, góp
phần giáo dục ý thức đạo đức, thẩm mỹ cà nhân và tập thể nhằm hình thành
nhân cách “Thẩm mỹ trong tương lai”.
a. Kiến thức:
- Trang bị cho một số tri thức và kỹ năng cần thiết, tư thế cơ bản, đội
hình, đội ngũ đặc biệt là các động tác tập hợp hàng dọc, hàng ngang, hàng,
điểm số, quay phải, quay trái, giãng cách hàng ngang.
- Thuộc bài thể dục phát triển chung, biết được một số động tác thể dục,
luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
- Nắm được cách chơi của trò chơi đã học lớp 1, lớp 2 và 10 trò chơi mới.
- Biết ứng dụng một số điều đã học vào sinh hoạt, học tập vui chơi trong
trường và gia đình.
b. Kỹ năng:


- Thực hành tương đối chính xác đội hình, đội ngũ bài tập rèn luyện tư
thế và kỹ năng vận động cơ bản ở mức độ chưa cao, bước đầu làm quen với
nhảy dây, tung bắt bóng cá nhân và theo nhóm.
- Thực hiện tương đối đúng nhịp điệu, phương hướng biên độ các động
tác của bài thể dục phát triển chung.
- Tham gia thành thạo những trò chơi đã học và biết cách chơi các trò
chơi mới học.

c. Thái độ, hành vi:
- Tự giác chấp hành những qui định của giờ học, tham gia tích cực vào
các hoạt động TDTT.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau tronh học tập và rèn luyện tác phong nhanh
nhẹn, giữ gìn trật tự kỹ luật.
- Bước đầu hình thành thói quen vận động tập thể dục hành ngày và vui
chơi lành mạnh.
Văn Lang, ngày

tháng 9 năm 2008

Nguyễn Thị Hương


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN THỦ CÔNG KHỐI 3
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ phương hướng xây dựng kế hoạch năm học 2008-2009 của
ngành Giáo dục – đào tạo thành phố Cà Mau.
- Căn cứ thực tế của trường tiểu học Văn Lang.
- Căn cứ tình trạng thực tế của Tổ khối 3.
- Căn cứ đặc điểm môn học Thủ công.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA TỔ:
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban Lãnh đạo nhà trường, Hội
phụ huynh học sinh . N8am học 2008-2009 khối 3 có 6 giáo viên chủ nhiệm và
6 giáo viên bộ môn, tất cả đếu là công đoàn viên. Nhà trường có tryền thốngb
dạy tót, học tốt.
- Đa số giáo viên trong Tổ rất nhiệt tình trong giảng dạy.
2/ Khó khăn:
- Chất lượng học sinh không đồng đều.

- Một số phụ huynh còn coi nhẹ môn thủ công, dẫn đến sự thiếu quan
tâm, một số em đi học vẫn không có đầy đủ dụng cục học tập, từ đó chất lượng
học sinh chưa tốt.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bộ môn thủ công bao gồm 4 chương, mỗi chương có kiến thức, kỹ năng
khác nhau.
Chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
Kiến thức:
Giúp học sinh biết gấp, cắt, dán hình ở các bài gấp tàu thủy có hai ống
khói, gấp con ếch, gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng, gấp, cắt,
dán bông hoa.
Kỹ năng:
Hình thành thói quen lao động theo quy trình, có kế hoạch cẩn thận, sáng
tạo giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn.
Chương II: Cắt, dán chữ cái đơn giản.
Kiến thức:
Giúp cho học sinh biết kẻ, cắt một số chữ cái đơn giản như chữ:
I,T,U,V…
Kỹ năng:
Học sinh thực hành kẻ, cắt đ1ung qui trình kỹ thuật.
Chương III: Đan, nang.
Kiến thức
Học sinh biết cách đan nong mốt, nong đôi.
Kỹ năng
- Rèn cho học sinh đan đúng qui trình kỹ thuật


-

- Giúp cho học sinh biết cách pha chế các giấy màu khi đan.

- Học sinh có thói quen làm việc ngăn nắp, trật tự, khoa học.
Chương IV: Làm đồ chơi.
Kiến thức
Học sinh biết vận dụng những kiến thúc, kỹ năng để làm một số đồ chơi
đơn giản như: lọ hoa gắn tường, đồng hồ để bàn, quạt giấy bằng vật liệu dễ
kiếm.
Kỹ năng
- Giúp học sinh rèn luyện đôi tay khéo léo, khả năng sáng tạo, thói
quen lao động theo qui trình
- Học sinh thích làm đồ chơi và yêu quí sản phẩm.
IV. NỘI DUNG:
1/ Tình trạng kiến thức:
Đầu năm học do học sinh chưa có thói quen sử dụng công cụ học tập,
các nếp gấp, cắt, dán chưa thành thạo còn lúng túng. Tuy nhiên các em vẫn yêu
thích môn học thủ công, vì mỗi tiết học tự tay các em làm ra sản phẩm.
2/ Kế hoạch, thời gian các bài học trên lớp:
Cả năm học gồm 35 tiết, mỗi tuần học 1 tiết, mỗi tiết 35 phút.
Nội dung chương trình gồm 3 chương được nêu như trên.
3/ Kế hoạch xây dựng nề nếp học tập cá nhân, tập thể:
Cá nhân
Giáo dục các em có nề nếp học tập tốt, chuyên cần, đúng giờ và
thường xuyên học tập ở nhà.
Tập thể
Tổ chức nhóm học tập trong giờ theo từng bài, những em khá giỏi dìu
dắt những em yếu kém. Giáo viên thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em.
4/ Kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ tranh, ảnh và dụng cụ học tập.
- Soạn giảng chu đáo, có chất lượng và đúng qui định theo phân phối
chương trình, khi lên lớp phải có kế hoạch giảng dạy, sách giáo viên và qyi
trình cho từng bài.

5/ Kế hoạch giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức:
- Tham khảo với khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm.
- Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi rút kinh nghiệp, nâng cao tay nghề.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp tổ, khối.
6/ Chỉ tiêu phấu đấu và biện pháp thực hiện:
a. Chỉ tiêu:
- Hoàn thành tốt 30%
- Hoàn thành 70%
b Biện pháp thực hiện:
- Để thực hiện các yêu cầu kiến thức, kỹ năng và chỉ tiêu đề ra, giáo
viên phải là người nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.


-

- Có trình độ năng lực chuyên môn, nhạy bén tiếp thu chính trị và
phương pháp giảng dạy tốt.
- Soạn giảng chu đáo, chính xác, rõ ràng các yêu cầu cơ bản của môn
thủ công để học sinh đạt được chất lượng cao.
- Tuyên dương, khen thưởng những học sinh giỏo và những em yếu
kém có tiến bộ./.
Văn Lang, ngày

tháng 10 năm 2008

Trần Thị Mỹ Phụng
-


Trường tiểu học Văn Lang

Chuyên đề
Khối 3

Trường tiểu học Văn Lang
Báo cáo chất lượng
Khối 3

Trường tiểu học Văn Lang
Hồ sơ đánh giá tiết dạy
Khối 3

Trường tiểu học Văn Lang
Kế hoạch giảng dạy
khối 3

Trường tiểu học Văn Lang
Sổ hội họp
Giáo viên: Bùi Thi Hương
Năm học: 2008 - 2009



×