Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.3 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua một thời kỳ dài sau “đổi mới” và phát triển kinh tế, đất nước ta đã có
những thành tựu đáng khích lệ trên hầu hết tất cả các mặt, lĩnh vực của đời sống kinh tế
xã hội. Song song với mục tiêu nâng cao tốc độ tăng trưởng là mục tiêu đảm bảo công
bằng và tiến bộ xã hội nhằm phát triển toàn diện cho con người, nước ta đã vươn lên
nhóm các nước có thu nhập trung bình của thế giới từ xuất phát điểm một nước thuần
nông, với nền nông nghiệp truyền thống, lạc hậu cả về lượng và chất. Trong quá trình
phát triển vượt bậc ấy, quá trình công nghiệp hóa đã được đẩy mạnh mà nổi bật là công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với vấn đề tam nông giành được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà lãnh đạo đất nước và các nhà lập chính sách. Dấu mốc quan trọng của
đất nước bắt đầu từ cuối năm 2006 khi chúng ta gia nhập một sân chơi toàn cầu, có tính
chất quốc tế đặc trưng - tổ chức thương mại thế giới WTO, thì các ngành lĩnh vực phải
dần chuyển sang trạng thái tự vận động, tăng năng lực cạnh tranh cho bản thân mình, đặc
biệt là nông nghiệp - một ngành còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng với
hội nhập kinh tế quốc tế. Trên một khía cạnh khác, phần lớn dân số nước ta vẫn ở khu
vực nông thôn, với trên 50% số người làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp trên tổng
số lao động hiện nay thì vấn đề nông nghiệp vẫn trở thành chủ đề được quan tâm trên
nhiều khía cạnh nhất là trong thời kỳ mới hiện nay. Vì vậy, cần đánh giá thực trạng sản
xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay để có những điều chỉnh kịp thời và tiến tới
hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, biến nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đảng, Nhà nước, nhân dân hằng mong
đợi.
Từ những phân tích ở trên, nhóm em xin chọn đề tài “Đánh giá thực trạng phát
triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”. Đề tài gồm có 3 phần:


I – Khái quát chung về nông nghiệp
II – Nông nghiệp với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
III –Các chính sách và kiến nghị của nhóm.

2


I. Khái quát chung về Nông nghiệp
1. Khái niệm
Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân, sử dụng đất đai, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng và
vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và
một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Theo nghĩa rộng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao hàm cả khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp ở trên và bao hàm cả khái niệm lâm
nghiệp và thủy sản.
2. Đặc điểm của ngành Nông nghiệp
2.1 Đặc điểm của sản xuất Nông nghiệp


Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi địa bàn rộng lớn, phức

tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ứng với điều kiện
của mỗi vùng sẽ có các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác nhau.


Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay

thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất ruộng đất thì chưa
bị giới hạn. Do đó để tăng sản phẩm nông nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu của con người

thì ruộng đất cần phải được khai thác theo chiều sâu.


Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, thường rất

nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do đó để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi
tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc bồi dục các giống hiện có, nhập nội những
giống tốt, tiến hành cải tạo để có những giống mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt
hơn, thích hợp với điều kiện từng vùng, địa phương.


Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Vì thời gian lao động tách rời

với thời gian sản xuất của các loại cây trồng nông nghiệp, mặt khác do sự biến thiên về
điều kiện thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó,
dẫn tới các mùa vụ khác nhau.

3




Ngành sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Điều này

phản ánh trình độ sản xuất lạc hậu, chưa áp dụng kỹ thuật máy móc hiện đại vào quá trình
sản xuất. Do vậy mỗi khi thị trường có biến động sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống
người nông dân.
2.2 Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp
− Sản phẩm nông nghiệp mang tính thiết yếu cao. Tính theo các mức xếp hạng nhu
cầu của Maslow thì sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu cơ bản của đời sống con

người đó là cung cấp thực phẩm, năng lượng, dinh dưỡng hàng ngày cho con người.
Nhưng cũng chính vì có tính thiết yếu cao nên khi thu nhập trong nền kinh tế tăng lên thì
xu hướng cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ giảm đi.
− Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng trong thời gian ngắn. Do đó khi vận chuyển,
lưu thông trong nền kinh tế thường gặp nhiều khó khăn, làm giảm giá trị thực của sản
phẩm. Vì vậy để sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao thì cần phải có công tác bảo quản
thật tốt nhưng cũng cần tránh việc sử dụng chất bảo quản có hại cho sưc khỏe con người.
− Giá trị thấp: Tuy là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu cơ bản của con người
nhưng sản phẩm khi được cung ra thị trường tiêu thụ thường là những sản phẩm thô, chủ
yếu chưa qua chế biết, do đó giá trị sản phẩm nôgn nghiệp đóng góp vào nền kinh tế
thường thấp.
3. Vai trò của ngành nông nghiệp
Nông nghiệp giữ một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển. Mặc dù giá trị nông nghiệp đóng góp vào nền kinh tế thấp nhưng
không thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia.
Thứ nhất là sản xuất lương thực – thực phẩm
Như đã phân tích ở trên, lương thực – thực phẩm được cung cấp nhằm đảm bảo
nhu cầu thiết yếu cảu con người. Con người có nhiều nhu cầu (Maslow), tuy nhiên nếu
những nhu cầu sau chỉ xuất hiện khi nhu cầu đầu tiên cũng là nhu cầu cơ bản nhất được
đáp ứng. Đó là đối với bản thân mỗi người, còn nếu xét trên góc độ một quốc gia thì sản
xuất lương thực – thực phẩm còn góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực nông

4


thôn, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, đóng góp vào việc nâng cao
tổng sản phẩm trong nước, xuất khẩu nông sản tạo nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước…
Thứ hai là cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành Công nghiệp
Với số lượng lao động đông đảo trong ngành nông nghiệp, khi năng suất lao động
tăng lên theo sự phát triển kinh tế, lượng lao động này sẽ dôi ra. Theo xu hướng tất yếu

thì sẽ có sự di chuyển từ lao động từ nông thôn ra thành thị và đây sẽ là nguồn nhân lực
bổ sung vào cho ngành công nghiệp. Các sản phẩm đầu ra trong ngành nông nghiệp cũng
đồng thời là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến như: mía, củ cải đường
làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đường, lạc, đậu tương là nguyên liệu cho ngành sản
xuất dầu ăn, một số nông sản khác dùng trong ngành điều chế thuốc...
Thứ ba là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp
Dân số sống tại nông thôn ở các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng rất lớn, chính
vì vậy đây là một thị trường rất tiềm năng cho các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến.
Khi thu nhập của người nông dân được tăng lên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm trong
ngành công nghiệp cũng tăng lên. Việc chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp tại
nông thôn là việc hết sức quan trọng, nó sẽ giải quyết vấn đề khi sản phẩm công nghiệp ở
thành thị đã bị bão hòa, sản phẩm sẽ chuyển ra tiêu thụ tại các vùng quê này.
Thứ tư là cung cấp vốn cho nền kinh tế
Việc xuất khẩu nông sản ra nước ngoài thu về ngoại tệ đã giải quyết phần nào bài
toán thiếu vốn của các nước đang phát triển. Khi biết tận dụng lợi thế so sánh của đất
nước mình như tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu... các sản phẩm sản xuất ra sẽ
đem lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách, giúp chính phủ có thể nhập khẩu máy
móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất ra được.
4. Các giai đoạn phát triển của nông nghiệp
Theo nhiều nhà kinh tế, quá trình phát triển nông nghiệp có thể chia ra 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nông nghiệp truyền thống
Nét chung của nông nghiệp truyền thống là người nông dân canh tác theo những
phương pháp đã có từ lâu đời. Việc duy trì phương pháp cũ sẽ giảm thiểu rủi ro và sự bất
5


ổn định trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều này đã đi sâu vào nhận thức của
người nông dân, do đó để khuyến khích nông dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm
công nghệ nhằm mang lại kết quả sản xuất cao hơn thì cần phải có một khoảng thời gian
nhất định. Một đặc điểm nữa của nông nghiệp truyền thống là sản xuất mang tính tự

cung, tự cấp. Do công cụ sản xuất đơn giản, chủ yếu dùng sức lao động, vốn đầu tưu cho
sản xuất ít nên sản lượng các sản phẩm trong ngành nông nghiệp thường thấp. Đối với
nông nghiệp truyền thống thì quy luật lợi nhuận giảm dần sẽ được thể hiện rất rõ khi sử
dụng lao động trên đất đai cằn cỗi.
Mặt được của nông nghiệp truyền thống là đã chuyển từ du canh du cư sang định
canh, ổn định đất trồng trọt và công nghệ sản xuất, tuy nhiên sự chuyển hóa còn diễn ra
chậm chạp.
Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – Đa dạng hóa cây trồng
Đa dạng hóa nông nghiệp là bước chuyển đầu tiên trong sự quá độ từ sản xuất tự
cung tự cấp sang chuyên môn hóa. Trong giai đoạn người nôgn dân không chỉ chú trọng
vào cây lương thưc nữa mà đa bắt đầu quan tâm đến các lạo cây trồng mới đem lại giá
trọi kinh tế cao. Hàm sản xuất trong giai đoạn này Y= f (K, L, R).
Việc sử dụng giống cây trồng mới có thể giải phóng một phần đất đai để trồng cây
thương phẩm mà vẫn đảm bảo cung cấp lương thực cơ bản. Để giống cây trồng đạt năng
suất cao thì cần phải chú ý đến phát triển hệ thống thủy lợi và sử dụng phân bón hóa học.
Làm tốt những việc này thì đời sống của người nông dân mới có thể ổn định hơn.
Giai đoạn 3: Chuyên môn hóa sản xuất - Nông nghiệp thương mại hiện đại
Nông nghiệp chuyên môn hóa là giai đoạn cuối cùng và tiên tiến nhất của hộ nông
dân cá thể. Đó là loại mô hình nông nghiệp phổ biến nhất ở các nước công nghiệp phát
triển. Nền nông nghiệp này đã đáp ứng và song hành với sự phát triển toàn diện trong các
lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sản xuất sản phẩm trong giai đoạn là vì mục tiêu lợi
nhuận. Hàm sản xuất đã có yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), Y = f (TFP, L, R).
Trong giai đoạn này tiến bộ của khoa học công nghệ đóng vai trò chính trong việc thúc
đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Đời sống người dân giàu có hơn so với hai giai đoạn trên.

6


5. Các mô hình phát triển của nông nghiệp
Có 2 mô hình cho sự phát triển của nông nghiệp. Đó là mô hình phát triển thị

trường tự do và mô hình nông nghiệp thị trường có sự điều tiết của Chính phủ.
Mô hình phát triển thị trường tự do
Theo mô hình này thị sự phát triển của nông nghiệp sẽ gắn với sự phát triển của
nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo thị trường và để thị trường tự điều tiết. Tuy nhiên
nếu lựa chọn mô hình này để phát triển, ngành nông nghiệp sẽ càng trở nên yếu thế hơn
so với công nghiệp và dịch vụ do lợi nhuận không cao, vốn đầu tư vào ngành sẽ bị rút ra
hết, quy mô của ngành sẽ bị giảm xuống. Vì vậy nếu muốn phát triển nông nghiệp thì
không thể lựa chọn mô hình này để phát triển được.
Mô hình nông nghiệp thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Theo mô hình này thì Nhà nước sẽ định hướng và bảo đảm cho sự phát triển của
nông nghiệp thông qua việc ban hành các chính sách: chính sách đất đai, chính sách phát
triển khoa học công nghệ, chính sách giá cả, điều tiết đầu vào, đầu ra.
6. Các chính sách thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp
6.1.
Các chính sách định hướng phát triển nông nghiệp - nông thôn
 Chính sách ruộng đất
Đây là chính sách định hướng quan trọng nhất. Mục tiêu của nó là bảo đảm sự
công bằng trong tiếp cận đất đai, bảo đảm cho mọi người dân đều phải có đất, đất được
sử dụng và khai thác có hiệu quả.
Nội dung của chính sách gồm: cải cách ruộng đất; các quyền của người dân đối với
việc sử dụng đất nông nghiệp; nghĩa vụ của người dân trong việc sử dụng và khai thác đất
đúng mục đích và có hiệu quả. .
 Chính sách khoa học công nghệ
Mục tiêu chính sách là thay đổi cách thức sản xuất của người dân nhằm đem lại hiệu
quả trong nông nghiệp; chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại,
thay đổi phương thức sản xuất, làm tăng tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Nội dung của chính sách này gồm: cơ giới hóa nông nghiệp, ban hành các chính
sách về thủy lợi, chính sách khuyến nông. Để thưc hiện các điều này thì hiện nay chúng
ta có mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, hỗ trợ, bảo vệ
7



cho người dân; nhà nông thì sản xuất; nhà khoa học đóng vai trò cố vấn kỹ thuật cho nhà
nông và nhà doanh nghiệp cung cấp đầu ra, đầu vào.
 Chính sách xã hội
Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã
hội cũng như khả năng phát triển ở nông thôn; nâng chất phát triển nông thôn để có thể
ngang bằng với thành thị, tạo ra sự lan tỏa trong phát triển xã hội nông thôn.
Để thực hiện tốt chính sách này cần thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm
nghèo; chính sách dân số, lao động, việc làm; chính sách giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.
6.2.

Các chính sách điều tiết

 Chính sách về giá cả
Chính sách điều tiết đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp nhằm mục tiêu
tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ
thuộc vào giá bán của sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào, trong đó phân bón hóa
học thường chiếm tỷ lệ lớn. Mối quan hệ này có thể biểu hiện thông qua hệ số trao đổi
sản phẩm:

=

Trong đó :

(%)

: Hệ số trao đổi sản phẩm, phản ánh % chi phí đầu vào cho một đơn vị sản

phẩm đầu ra.

,

: lần lượt là giá bình quân các yếu tố đầu vào và giá bình quân tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp.
Do vậy để tăng lợi nhuận từ sản xuất thì cần có các chính sách giảm giá đầu vào
(hỗ trợ giá đầu vào) hoặc tăng giá đầu ra hoặc là kết hợp cả hai chính sách.
 Chính sách bảo hộ nông nghiệp
Đối với chính sách bảo hộ nông nghiệp thì có thể bảo hộ bằng thuế quan hoặc bảo
hộ phi thuế quan. Sử dụng các chính sách bảo hộ thuế quan thì có ưu điểm là rõ ràng, ổn

8


định và dễ đàm phán nhưng lại không tạo được rào cản nhanh như phi thuế quan. Còn đối
với chính sách bảo hộ phi thuế quan. Thực hienẹ các chính sách bảo hộ phi thuế quan có
thể thông qua việc hạn chế định lượng, quản lý giá, xây dựng hàng rào kĩ thuật hay thực
hiện các chế độ thương mại.

II. Nông nghiệp với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 –
2010
1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của
Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, sản xuất nông nghiệp cũng đã có nhiều
thay đổi đáng kể.
Trong thời kỳ chiến tranh, nông nghiệp được sản xuất theo kiểu truyền thống.
Trong thời kì này nông nghiệp bị phá hoại nặng nề, hàng trăm hecta đồng ruộng bị bỏ
hoang, đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngừng hoạt động. Sản lượng lương thực – thực
phẩm không đủ đảm bảo nhu cầu của xã hội. Mặt khác quá trình sản xuất nông nghiệp
cũng thường xuyên bị gián đoạn do chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

Giai đoạn 1954 – 1960, miền Nam tiếp tục kháng chiến, miền Bắc tập trung phục
hồi kinh tế. Bản chất nông nghiệp vẫn lạc hậu do thiếu vốn và máy móc. Tuy vậy, việc
hợp tác hóa đã tạo ra những tổ chức kinh tế nông nghiệp lớn cấp làng xã, tạo điều kiện
tập trung các nguồn lực và phát triển thủy lợi, áp dụng các kic thuật mới vào sản xuất.
Với các cơ chế khuyến khích của Nhà nước, nạn đói cơ bản đã được giải quyết (năm
1955), sau đó là những năm được mùa liên tiếp. Hết thời kỳ này, sản lượng nông nghiệp
đã tăng cao, cung cầu đầu vào cho công nghiệp mới và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Thởi kỳ đầu sau giải phóng đến trước khi đổi mới (giai đoạn 1975- 1985), sản xuất
nông nghiệp vẫn theo kiểu truyền thống, tự cung tự cấp, lạc hậu. Tuy nhiên cũng đã đạt
được những kết quả đáng kể: nông nghiệp có tăng trưởng, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào
năm 1976, giá trị sản lượng cây trồng vượt hơn 4 lần so với sản lượng gia súc. Một số
khăn gặp phải trong thời kì này: thời tiết thất thường, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và

9


một số công cụ cơ khí vẫn còn thiếu, thêm vào đó những kế hoạch sai lầm nghiêm trọng
vào khoảng cuối năm 1970 đã làm chậm và suy giảm ngành nông nghiệp.
Giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường, nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 4-5%/năm,
trong đó lương thực tăng 5%. Có sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, giờ đây
không chỉ chú trọng vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi mà còn phát triển cả thủy sản,
lâm nghiệp, tạo sự phát triển đồng đều trong nông nghiệp. Thành tựu mà ngành nông
nghiệp đạt được là đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, đồng
thời cũng đã tạo ra được nhiều mặt hàng xuất khẩu ra thế giới, làm tăng tổng sản phẩm
trong nước, tạo ra nguồn thu ngoại tệ. Quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay không
còn chủ yếu là dùng sức người hay gia súc nữa mà đã chuyển sang áp dụng các thành tựu
khoa học, đưa giống mới vào sản xuất, sử dụng máy móc hiện đại, thay đổi phương thức
sản xuất…Những điều này đã khiến cho nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh hơn,

cho năng suất cao hơn lại tiết kiệm được sức người, giảm thiểu phần nào tính rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp ngày càng nhanh và bền vững, Nhà
nước đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển nông
nghiệp: chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về tín dụng, về sử dụng và cho thuê đất nông
nghiệp...Kết quả là sẽ làm cho lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện
cho người dân tiếp cận với vốn để mở rộng sản xuất, số lượng các doanh nghiệp đầu tư
vào thị trường nông thôn tăng…

10


2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
2.1.

Sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Bảng 1: Tổng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng của ngành trong nông
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 theo giá so sánh 1994
Năm

2006
2007

Tổng sản phẩm
Tỷ
Tốc độ
Tỷ
đồng
tăng

trọng
trưởng
(%)
(%)
79.723 3,687
100
82.717 3,755
100

68.751
70.585

2008
2009
9 tháng

86.587
88.168
63.210

73.795
74.828
52.844

4,678
1,826

100
100
100


Tỷ
đồng

Nông – lâm
Tốc độ
Tỷ
tăng
trọng
trưởng
(%)
(%)
3,06
86,24
2,66
85,33
4,55
1,4

85,23
84,87
83,6

Thủy sản
Tỷ
Tốc độ
Tỷ
đồng
tăng
trong

trưởng
(%)
(%)
10.972 7,77
13,76
12.132 10,6
14,67
12.792
13.340
10.366

5,4
4,3

14,77
15,13
16,4

đầu 2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong giai đoạn 2006-2010, tổng sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng lên tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2006, 2007 tốc độ tăng trưởng luôn ổn định ở
mức 3,6 – 3,7 %, năm 2008 có tăng lên 4,6% nhưng đến năm 2009 thì lại giảm xuống còn
1,8%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 63.210 tỷ đồng, bằng
71,7% so với năm 2009, như vậy để năm 2010 tổng sản phẩm có thể bằng hoặc hơn năm
2009 thì cần phải có những chính sách kịp thời thúc đẩy sự tăng trưởng của nông nghiệp.
Từ bảng 1 có thể thấy rõ đóng góp chủ yếu vào tổng sản phẩm nông nghiệp trong
cả giai đoạn 2006 – 2010 là lĩnh vực nông – lâm với khoảng 85%, thủy sản chỉ chiếm
khoảng 15%. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến trong cơ cấu
ngành nông nghiệp. Năm 2006 tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm trong nông nghiệp là

86,24%, năm 2007 là 85,33%, 2008 là 85,23% và đến năm 2009 con số này đã giảm
xuống còn 84,87%. Như vậy tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm trong nông nghiệp đã có xu
hướng giảm xuống, cùng với đó tỷ trọng thủy sản có xu hướng tăng lên. Nếu như năm
2006 đóng góp của thủy sản vào tổng sản phẩm nông nghiệp là chỉ đạt 13,76% thì đến
năm 2007 tăng lên làm 14,67%, 2008 là 14,77% và đến năm 2009 đạt 15,13%. Nhưng
nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm chạp. Đi sâu vào phân tích có thể
11


thấy, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm xuống, tỷ trọng thủy sản tăng lên là do tốc độ tăng
của thủy sản là khá nhanh trong khi tốc độ tăng của nông lâm nghiệp là chậm. Năm 2006
tốc độ tăng trưởng của nông lâm nghiệp chỉ đạt 3,06%, thủy sản đạt 7,77%, gấp 2,5 lần
nông lâm nghiệp. Đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng trưởng của thủy sản gần gấp 4 lần nông
lâm nghiệp, năm 2009 gấp 3 lần, chỉ có năm 2008 thì sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng
là không lớn lắm.
Nhận xét chung về sự phát triển của nông nghiệp trong cả giai đoạn 2006 – 2010
là đã có sự tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm. Trong nông nghiệp đang có sự
chuyển dịch về tỷ trọng đóng góp giữa nông lâm nghiệp và thủy sản, theo đó nông lâm
nghiệp hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần, tỷ trọng đóng
góp của thủy sản tuy thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên.
Theo sổ tay kế hoạch năm 2010, những mặt hàng chủ yếu góp phần làm tăng tổng
sản phẩm nông nghiệp gồm có lương thực có hạt (chủ yếu là thóc và ngô), cà phê, cao su,
thịt hơi các loại…Và chính sự gia tăng về sản lượng của những mặt hàng chủ lực này đã
khiến cho tổng sản phẩm nông nghiệp tăng lên. Số liệu cụ thể được nêu trong bảng 2
Bảng 2: Sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp
Chỉ tiêu

Đơn vị

2006


2007

2008

2009

Lương thực có hạt

Triệu tấn

39,648 40,145 43,3

44,2

Cà phê
Cao su
Thịt hơi các loại
Trồng rừng tập trung
Tỷ lệ che phủ rừng
Sản lượng thủy hải sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản

Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn ha
%
Triệu tấn
Nghìn ha


853,5
546,1
3.120
184
37,8
3,695
1.050

Kế hoạch
2010
44,8

961,2 1.055,8 1.045,1 1.140
601,7 659,6 723,7 765
3.588 3.800 3.800 4.109
195,5 210,8 250
260
38,2
39
39,4
40
4,17
4,602 4,9
5,2
1.008 1.050 1.100 1.150
(Nguồn: Kế hoạch hóa năm 2010)

Đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm của nền kinh tế tuy thấp nhưng tỷ
lệ lao động trong độ tuổi lao động của nông nghiệp chiếm khá cao. Theo dõi chi tiết bảng

3.
Bảng 3: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành nông nghiệp

12


Đơn vị: %
Năm

Toàn ngành

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Thủy sản

2006

55,4

51,8

3,6

2007

53,9

50,2

3,7


2008

52,6

48,9

3,7

2009

51,9

48,2

3,7

9 tháng đầu năm 2010
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu có thể thấy rõ có khoảng 50% lao động làm việc trong ngành nông
nghiệp. Cụ thể năm 2006 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 55,4% lực lượng lao động
làm việc trong các ngành, đến năm 2007 con số này giảm xuống còn 53,9%, 2008 chỉ còn
52,6% và 2009 đã giảm xuống còn 51,9%. Như vậy tỉ lệ lao động trong nông nghiệp đang
có xu hướng giảm xuống. Trong ngành nông nghiệp tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và cũng có xu hướng giảm xuống (năm 2006 lao động trong
nông lâm nghiệp chiếm 51,8% toàn ngành, năm 2009 con số này chỉ còn 48,2%), trong
khi đó tỷ lệ lao động trong thủy sản tuy chỉ chiếm rất ít nhưng nhìn chung không có sự
thay đổi qua các năm (khoảng 3,6 -3,7%).
Từ bảng 1 và 3 có thể nhấy, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng qua các năm trong
khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động của ngành lại giảm. Có được kết quả này là do

tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp tăng lên còn tỷ lệ lao động lại giảm xuống, đối với
thủy sản tuy tỷ lệ lao động trong ngành không thay đổi qua các năm nhưng tổng sản
phẩm của ngành vẫn tăng lên. Như vậy có thể kết luận năng suất lao động trong toàn
ngành nông nghiệp đã có sự tăng lên. Sản xuất nông nghiệp không còn chỉ đơn thuần dựa
vào sức sản xuất của người dân, của gia súc nữa mà đã biết cải tiến, giống cây trồng cho
năng suất cao đã được thay thế giống cho năng suất thấp, xen canh đa thay cho đơn canh,
nhiều giống lúa mới đã được đưa vào sản xuất, máy móc kĩ thuất được sử dụng để thay
thế cho sức người…Tuy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp còn chậm nhưng có thể nói đây
là một điều đáng mừng trong ngành nông nghiệp.

13


Để cho ngành nông nghiệp có thể tăng mạnh hơn, năm 2010 Nhà nước đã đầu tư
vốn sản xuất vào nông nghiệp chiếm 20,5% tổng vốn sản xuất, trong đó vốn nước ngoài
(trong) là 20.576,2 tỷ đồng (chiếm 86%), vốn nước ngoài là 3.369 tỷ đồng, chiếm 14%.
Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với sự phát triển của nông nghiệp, vẫn coi
nông nghiệp là một trong những ngành cần được quan tâm nhiều vì nó không chỉ đóng
góp vào nền kinh tế mà còn giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.( Số liệu chi tiết bảng
4)
Bảng 4: Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp năm 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Trong đó:
Vốn trong nước

Tổng số
23.945,2
20.576,2

Trung ương

3.377,9
1.477,9

Địa phương
20567,3
19.098,3

Vốn nước ngoài

3.369

1.900

1.469
(Nguồn: Kế hoạch hóa năm 2010)

2.2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế Việt nam giai đoạn 2006 – 2010
Để có thể thấy rõ được vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế thì cần phải đặt
sựu phát triển của nông nghiệp so với nền kinh tế và các ngành khác.
Bảng 5: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành
Năm
2006
2007
2008
2009
Kế hoạch năm 2010

Tổng số
(triệu người)
52,93

54,18
55,3
57,17

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp và Dịch vụ
và thủy sản (%)
xây dựng (%)
(%)
55,4
19,3
25,3
53,9
19,98
26,12
52,5
20,8
26,7
51,7
21,5
26,8
50
23
27
(Nguồn: Kế hoạch hóa năm 2010).

Bảng 5 cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ. Có thể thấy lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm
hơn một nửa trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động, tuy nhiên trong giai đoạn
2006 – 2010 thì tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm
xuống (năm 2006 là 55,4% thì năm 2009 chỉ còn 51,7%), tỷ lệ lao động làm việc trong

công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên (2006 là 19,3%, đến năm 2009 đã tăng
14


lên 21,3%); tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên (năm 2006 là
25,3% thì đến năm 2009 là 26,8%). Như vậy đang có xu hướng chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiêp – xây dựng và dịch vụ. Cùng với sự tăng lên của lực lượng
lao động thì năng suất trong ngành nông nghiệp giảm đi có nghĩa là sẽ cần ít lao động
hơn để đảm bảo lượng lương thực bằng hoặc nhiều hơn trước. Dư thừa lao động trong
nông nghiệp sẽ khiến cho lao động chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ. Bên cạnh đó lực lượng lao động mới được sinh ra sẽ làm tăng thêm nguồn lực
cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, nhiều ngành nghề sẽ được ra đời để giải quyết
việc làm.

Năm

2006
2007
2008
2009
9tháng

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và của từng ngành
giai đoạn 2006 - 2010
GDP
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
Tỷ đồng Tốc độ Tỷ đồng Tốc
Tỷ Tỷ đồng Tốc độ Tỷ Tỷ đồng Tốc độ Tỷ


425373
461344
490458
516568
384087

tăng

độ

trọng

tăng

trưởng

tăng

(%)

trưởng (%)

trưởng (%)

(%)

trưởng

(%)


(%)

8,23
8,46
6,31
5,32
6,52

(%)
10,38
10,22
5,98
5,52
2,29

174259
192065
203554
214799
160482

40,96
41,63
41,5
41,58
41,78

79723
82717

86587
88168
63210

3,69
3,76
4,68
1,83
2,89

trọng

18,74
17,92
17,65
17,06
16,45

tăng

171391
186562
200317
213601
160395

8,29
8,85
7,37
6,68

7,24

trọng

40,3
40,45
40,85
41,36
41,77

đầu
2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng 6 có thể thấy đóng góp của nông nghiệp vào nền kinh tế còn rất thấp, chỉ
bằng một nửa công nghiệp và dịch vụ. Như vậy sự phát triển của nền kinh tế chủ yếu vẫn
là dựa vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể trong cả giai đoạn 2006 –
2010 tốc độ (ty trong) tăng trưởng của công nghiệp vào khoảng 41- 42%, tốc độ (ty
trong) tăng trưởng của dịch vụ khoảng 40 – 41%, còn tốc độ tăng trưởng (ty trong) của
nông nghiệp chỉ khoảng 17 – 18%.

15


Trong giai đọan 2006 – 2009 thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng
giảm xuống, nếu năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt mức 8,23% thì đến năm 2009 chỉ đạt
5,32%. Có sự giảm sút như vậy là do tôc độ tăng trưởng của công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ đều sụt giảm. Đặc biệt nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể nhất, giảm gấp 2 lần
(năm 2006 tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp là 3,69%, năm 2009 chỉ đạt 1,83%), tiếp
đó là sự sụt giảm của công nghiệp, giảm 1,88 lần (năm 2006 tốc độ tăng trưởng của công
nghiệp là 10,38% thì đến năm 2009 chỉ còn 5,52%) và cuối cùng mới đến dịch vụ giảm

1,24 lần. Tuy nhiên tỷ trọng của nông nghiệp chiếm trong nền kinh tế thấp, do đó nguyên
nhân chính gây ra sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế khôgn phải do nông nghiệp
gây ra mà là do sự giảm sút trong công nghiệp và dịch vụ, 2 ngành chiếm tỷ trọng khá lớn
và gần như nhau trong tổng sản phẩm của cả nền kinh tế.
Theo số liêu tổng kết 9 tháng đầu năm 2010 thì tổng sản phẩm trong nước là
384.087 tỷ đồng, bằng 74,35% so với tổng sản phẩm năm 2009. Để cho tổng sản phẩm
năm 2010 vượt mức năm 2009 thì cần có sự cố gắng hơn nữa của Nhà nước ta trong việc
thực hiện các chính sách và nanag cao hiệu quả hoạt động của các chính sách đã ban
hành.
Từ những phân tích ở trên có thể nhận thấy nông nghiệp tuy chiếm một lượng lớn
về lao động, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng không nhỏ tuy nhiên đóng góp
của nông nghiệp vào nền kinh tế còn rất nhỏ. Sản lượng lương thực – thực phẩm của
nước ta không phải là thấp (đứng thứ 2 thế giới), tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra mới chỉ
phục vụ được nhu cầu trong nước là chủ yếu, có xuất khẩu nhưng số lượng mặt hàng xuất
khẩu còn ít do chưa đảm bảo được các tiêu chuản thế giới. Mặt khác sản phẩm của ngành
nông nghiệp khi được tung ra thị trường chủ yếu là nông sản, công đoạn chế biené là rất
ít do đó mà chưa đa dạng hóa được sản phẩm, phục vụ những nhu cù ngày cang cao của
con người. Hàng xuất khẩu mà chủ yếu là những mặt hàng thô sẽ đem lại lợi nhuận rất
thấp. Do đó mà giá trị kinh tế ngành nông nghiệp đóng góp vào nền kịnh tế thường thấp.
3. Những hạn chế còn tồn tại

16


Phân tích quá trình phát triển của nông nghiệpvà đi sâu vào thực tế để kiểm tra,
các nhà phân tích kinh tế cho rằng nôgn nghiệp nước ta phát triển còn chậm là do còn tồn
tại những hạn chế dưới đây:
Thứ nhất đó là trình độ sản xuất của người nông dân còn ở mức thấp.
Điều này thể hiện thông qua việc người dân sử dụng giống cây trồng vật nuôi
nhưng chưa được kiểm dịch đầy đủ, chưa được kiểm soát nguồn gốc; sử dụng phân hóa

học, phân bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất nhưng chất lượng, nguồn gốc của
các lọai phân bón đó ra sao thì vẫn chưa quan tâm; công tác bảo quản sau thu hoạch chưa
được chú trọng; bao bì nhãn hiệu các hàng hóa thương hiệu để đưa sản phẩm ra thị
trường trong và ngoài nước vẫn chưa đáp ứng được chuẩn mực yêu cầu của quốc tế.
Thứ hai đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ.
Nước ta là nước có dân số đông, khoảng 86 triệu người, trong đó 70,4% dân số
sống ở nông thôn (theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009). Diện tích của cả nước
là 331.212 km2, diện tích đất canh tác chiếm 17% diện tích cả nước. Như vậy bình quân
diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ khoảng 0,7–1 ha/hộ, con số này là thấp. Mặt
khác sản xuất nông nghiệp ở nước ta có đặc điểm là riêng rẽ, chia đều lượng đất cho từng
hộ dân chứ không tập trung vào một vài vùng có điều kiện. Do đó muốn sản xuất với quy
mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó với người nông dân.
Thứ ba là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm chưa được
quan tâm đầy đủ khi đưa vào thị trường.
Do đặc điểm của thị trường nông sản nước ta là giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm gẩn như là liền nhau, rất ít khi có chế biến nông sản trước khi đưa ra thị trường.
Việc cung cấp sản phẩm đối với thị trường trong nước chủ yếu là do người nông dân, còn
đối với thị trường nước ngoài mới thông qua các công ty, tổng công ty, các đơn vị sản
xuất. Với việc cung cấp sản phẩm thông qua người nông dân trong khi trình độ sản xuất
của nông dân còn thấp, nhận thức còn hạn chế thì việc sản phẩm cung cấp ra không được
tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là điều dễ hiểu.
Thứ tư là việc phát triển không theo qui hoạch cụ thể

17


Trong ngành nông nghiệp có một số ngành phát triển nhanh nhưng lại mang tính
tự phát không theo quy hoạch (như các ngành chế biến thủy sản), do đó đã gây ra sự mất
cân đối cung cầu về nguyên liệu, dư thừa công suất chế biến, sản phẩm sản xuất ra nhiều
trong khi thị trường tiêu thụ không ổn định, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, ô nhiễm môi

trường…dẫn đến sự phát triển của ngành thiếu tính bền vững. Ngành có thể phát triển
nhanh trong giai đoạn trước mắt nhưng trong thời gian dài thì tính bề vững không được
bảo đảm.
Thứ năm là việc sử dụng máy móc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp chưa
mang lại hiệu quả cao
Tồn tại tình trạng này là do các doanh nghiệp đứng ra cung cấp máy móc tại các
địa phương còn ít, thường là người dân phải mua tại các đại lý tư, do đó khi cung cấp mặt
hàng thường không có kèm theo hướng dẫn cấu tạo, sử dụng và sửa chữa máy móc. Bên
cạnh đó cũng chưa có cơ quan quản lý chuyên môn nào đứng ra tổ chức các khóa đào tạo
sơ đẳng, phương pháp vận hành, bảo đảm an toàn cho máy móc và cho con người trong
quá trình sử dụng. Do đó rất dễ xảy ra các tai nạn trong sản xuất nông nghiệp, máy móc
sử dụng mang lại hiểu quả không cao, lại nhanh hỏng.
Thứ sáu là vấn đề ruộng đất của người dân
Để đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều
diện tích ruộng đất của người nông dân đã bị lấy mất để sử dụng cho mục đích khác. Tuy
nhiên sau khi đã bị lấy thì đất không được đưa vào sử dụng ngay mà bỏ trống trong
những khoảng thời gian dài, trong khi người dân lại bị mất đất, gây ra lãng phí tài
nguyên. Bên cạnh đó việc giải quyết việc làm cho người dân ở địa phương sau khi bị mất
đất chưa được ổn thỏa, công tác hướng dẫn người dân nhận được tiền bù từ đất đai sử
dụng vào các mục đích kinh doanh khác chưa được chú trọng. Điều này góp phần làm
tăng tệ nạn xã hội ở nông thôn, làm thu nhập của người dân về lâu dài không được đảm
bảo.
Thứ bảy là vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn
Bảng 7: Cơ cấu vốn FDI phân bổ vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
giai đoạn 2006-2009
18


Đơn vị: %
Năm


Tổng số

2006
2007
2008
2009

16,5
16
29,8
25,7

Công nghiệp

Dịch vụ

Nông nghiệp

68,4
30
1,6
54,9
44,5
0,6
54,1
45,4
0,4
22
77

1
(Nguồn: Báo cáo Chính phủ năm 2006, 2007, 2008, 2009)

Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi đối với khu vực nông thôn, tuy
nhiên lượng vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (bảng 6). Năm 2006
tỉ lệ FDI đầu tư vào nông nghiệp là 1,6%, năm 2007 là 0,6%, năm 2008 0,4% và đến cuối
năm 2009 con số này là 1%. Như vậy nhìn chung trong cả giai đoạn 2006 - 2009, FDI
đầu tư vào nông nghiệp có đã giảm xuống. So với công nghiệp và dịch vụ tỉ lệ này là rất
thấp. Lượng FDI vào nông nghiệp thấp một mặt sẽ khiến cho ngành khó có điều kiện để
phát triển do thiếu vốn, mặt khác nó cũng phản ánh thị trường nông nghiệp không tạo
được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tám là công tác dự báo trong nông nghiệp
Hiện nay công tác dự báo trong nông nghiệp vẫn chưa được tốt lắm. Chính phủ
chưa chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó kịp thời khi thị trường nông nghiệp có
biến động. Do đó trong nông nghiệp vẫn xẩy ra tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá
mất mùa”. Điều này sẽ dễ gây mất lòng tin của người nông dân. Hơn nữa do không có
các chính sách đảm bảo giá nông sản đã khiến người nông dân vì lợi nhuận trước mắt mà
không tuân thủ việc cung cấp lương thực cho các công tư như đã cam kết, tự ý bản sản
phẩm ra ngoài thị trường, điều này càng khiến thị trường nông sản, giá nông sản không
được ổn định
4. Nguyên nhân
Tồn tại những hạn chế như trên là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất đó là chính sách được ban hành bởi các cấp chính quyền ở địa
phương.

19


Chính sách do địa phương ban hành thì còn nhiều bất cập, chưa hợp lý gây ra bức
xúc cho người dân (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các

khoản đóng góp của nông dân, trung bình một hộ phải đóng góp 250.000-300.000
hộ/dân…). Một số chính sách ban hành ra chưa dựa trên những khó khăn của người dân
nên khi ban hành không có tính khả thi. Có chính sách ban đáp ứng đúng nguyện vọng
của người dân nhưng lại thiếu kinh phí thực hiện…
Thứ hai là việc triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước
còn rất chậm.
Như Chính phủ đã sửa đổi quy định bắt nông dân đi vay vốn ngân hàng phải qua
Phòng Tài nguyên- Môi trường để xác nhận lại “sổ đỏ”, điều này đã gây khó khăn cho
nông dân trong quá trình vay vốn phát triển. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đầu tư cho
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhưng khi chủ trương đó đến được
với các địa phương thì lại quá chậm, mất rất nhiều thời gian. Ngay cả chính sách miễn
giảm thủy lợi phí, chính sách quan tâm đến an sinh xã hội cho người nông dân sau lũ
lụt…thì khoảng cách đi từ văn bản đến thực tiễn cũng không được đẩy nhanh rút ngắn.
Thứ ba đó là do đặc tính của ngành.
Nông nghiêp là một ngành chịu ảnh hưởng của điều kiên tự nhiên rất lớn. Nước ta
là có 3 miền với điều kiện khí hậu khác nhau, điều kiên tự nhiên khó khăn, lại thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, khả năng sinh lời thấp.
Thứ tư là chất lượng nguồn nhân lực thấp.
Chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương còn thấp. Cán bộ ở cấp tỉnh, thành
phố, huyện, thị xã có thể có trình độ cao nhưng đối với với cán bộ cấp xã thì ngoài những
cán bộ chủ chốt ra còn lại hầu như trình độ còn rất thấp. Trong khi đó các cán bộ xã lại là
những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân, hiểu rõ nhất nguyện vọng,
mong muốn của người dân. Trình độ cán bộ xã thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
thực hiện các chính sách, quy định của Chính phủ, trong nắm bắt nguyện vọng của người
dân để trình lên các cấp chính quyền cao hơn.

III. Giải pháp chính sách và kiến nghị

20



Quán triệt quan điểm chung trong giai đoạn hiện nay là cần thực hiện đồng bộ,
từng bước, vững chắc đối với sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đưa sản xuất
nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường, chuyển dần người lao động
trong khu vực nông nghiệp sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, đảm bảo ổn định
được đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện theo cùng với sự khởi sắc
của nền kinh tế bằng sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp bền vững dần tiến tới
mặt bằng chung của nền nông nghiệp hiện đại của thế giới.
Trên cơ sở các quan điểm trên thì các giải pháp chính sách sau đây được đưa ra
nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao mức sống dân cư.
1. Các chính sách cần được quan tâm
1.1. Chính sách đất đai
Phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước, chính sách ruộng đất là
một chính sách nền tảng căn bản trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Nhà nước với
vai trò là người bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cần sớm hoàn
thiện hệ thống luật, chính sách về đất đai cho người dân ổn định tư tưởng và sản xuất
kinh doanh. Trong quá trình phát triển không tránh khỏi những tổn thương nhất định cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn nhưng cần quán triệt quan điểm giảm thiểu tới mức thấp
hợp lý những ảnh hưởng bất lợi tới nông nghiệp nông thôn về sử dụng đất đai. Trong khi
phần nhiều lao động nằm trong khu vực nông nghiệp, phần lớn dân số nằm trong khu vực
nông thôn nên với các đối tượng này thì cần miễn, giảm thuế sử dụng đất phù hợp với
mức sống. Nhưng mặt khác thì quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã lấy đất nông
nghiệp làm các nơi vui chơi giải trí, các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp thì giá cả
đất đai quy định khi chuyển nhượng, mua bán còn bất cập theo hướng có lợi cho các chủ
doanh nghiệp và thiệt thòi cả trước mắt và lâu dài nếu không có những biện pháp hỗ trợ
khác. Vì vây, cần phải hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ kèm theo để
thỏa mãn tối đa mục tiêu mà chúng ta đề ra.
1.2. Chính sách đầu tư
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là biến động thất thường cả về giá
cả, sản lượng và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch sâu bệnh, thêm vào đó là khả năng

21


sinh lời trong nông nghiệp là thấp hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ vì thế
giai đoạn vừa qua chúng ta đã chứng kiến nhiều sự chuyển dịch không hợp lý, bị cưỡng
bức chuyển dịch sang các khu vực khác đối với khu vực nông nghiệp. Khu vực nông
nghiệp kém hấp dẫn hơn với các khu vực khác trong nền kinh tế ở nhiều mặt, sự thu hút
đầu tư vào khu vực này còn nhiều hạn chế nên chưa thể tạo đà nâng cao chất lượng và
trình độ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, có một chính sách đầu tư vào nông nghiệp hợp lý
là điều rất quan trong để tạo thêm nguồn lực vốn (cả bằng tiền và vật chất kỹ thuật) nhằm
nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần thu hút, huy động sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào khu vực này thông qua việc ưu đãi đầu
tư, xúc tiến đầu tư, môi trường chính sách pháp lý thuận lợi đảm bảo lợi ích quốc gia và
lợi ích của người có vốn. Đặc biệt là cần phải ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn FDI vào
khu vực nông nghiệp trong giai đoạn này ít nhất là giai đoạn 2011-2020 vẫn giữ được
một mức hợp lý.
2. Kiến nghị của nhóm
Song hành cùng với các khu vực khác trong nền kinh tế tiến tới hội nhập kinh tế
quốc tế thì khu vực nông nghiệp cũng cần nâng cao năng lực cho mình. Đối với thực tế
hoàn cảnh của Việt nam thì nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn cả về mặt chính trị, kinh
tế lẫn xã hội, vì thế sẽ không thể đặt vấn đề nông nghiệp một cách riêng lẻ mà cần đặt
trong bối cảnh nông thôn với chủ thể là người nông dân. Vì vậy nhóm thực hiện xin kiến
nghị một số vấn đề như sau:
Thứ nhất cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ cho quá
trình hình thành, xây dựng và phát triển nông thôn mới
Nông thôn mới XHCN đã được cụ thể hóa bằng các văn bản cụ thể nằm trong
chiến lược “tam nông” của đất nước. Trong bối cảnh mới thì nông thôn mới là địa bàn
chiến lược, là khu vực có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại nhờ áp dụng khoa học tiến
bộ, mức sống người dân được cải thiện rõ rệt so với các khu vực nông thôn khác.
Thứ hai sản xuất nông nghiệp cần được hỗ trợ về nhiều mặt, đồng bộ tại

nhiều thời điểm cụ thể

22


Cuộc sống của người nông dân trong khu vực nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào
sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề phụ. Nhưng chính những thành quả ấy lại chịu
ảnh hưởng nhiều của các điều kiện thiên tại, dịch bệnh và thị trường cả đầu vào và đầu ra.
Chưa hết, đối tượng sản xuất nông nghiệp cũng được xác định là dễ bị tổn thương trong
các biến động của nền kinh tế thị trường vì vậy cần đảm bảo cho họ chịu tác động tối
thiểu của hiện tượng này.
Thứ ba là cần có lộ trình cụ thể, từng bước trong chuyển dịch cơ cấu lao
động, ngành kinh tế
Một điều tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là diện tích đất
nông nghiệp sẽ dần thu hẹp lại, cùng với đó là một bộ phận lao động sẽ thiếu đi việc làm
do không còn có đất sản xuất canh tác, thiếu vốn, thiếu kỹ năng…Vì vậy khi chưa làm tốt
được các điều kiện đảm bảo người nông dân có thể đảm bảo ổn định cuộc sống thì chưa
thể chuyển ồ ạt các khu “bờ xôi, ruộng mật” của dân cho các ngành khác để tăng trưởng
nhanh. Cần có lộ trình hợp lý, đi liền với việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp là bài
toán giải quyết việc làm cho nông dân mất đất, hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng nông thôn, đầu
vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mà tránh gây sốc cho một bộ phận dân cư như trong
thời gian qua.

23


KẾT LUẬN
Qua việc đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 2010 của nước ta thì có thể nhận ra nhiều những mặt hạn chế cần được tiếp tục bổ sung,
nghiên cứu bằng các biện pháp chính sách từ phía quản lý Nhà nước. Nông nghiệp trong
bối cảnh nước ta và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề phức tạp và cần phải được tiếp tục

tập trung làm rõ trên nhiều phương diện. Đảm bảo được mức sống cho người nông dân là
một bài toán không dễ nhất là khi mà yếu tố thị trường và điều kiện thực tế của chúng ta
còn nhiều khoảng trống. Công việc chúng ta cần quan tâm là làm sao có thể đạt được
đồng thời mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong từng bước để các mục tiêu này phải
làm nền cho nhau, hỗ trợ nhau, đồng thuận với nhau mà không phải là triệt tiêu và làm
khó khăn hơn trong định hướng phát triển đất nước. Điều đó cần có sự nỗ lực hơn nữa
của cả nhiều phía như trong mô hình bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà
doanh nghiệp.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh tế phát triển, chủ biên GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phụng, Nhà
Xuất bản lao động – xã hội, 2005

2.

Các website:
www.nongnghiep.vn
vi.wikipedia.org
www.gso.gov.vn
www.chinhphu.vn
www.dantri.com.vn
www.tinmoi.vn
www.vnexpress.net
tintuctrongngay.net


25


×