Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tác động của lãi suất đến tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.48 KB, 18 trang )

Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

LỜI MỞ ĐẦU
Lãi suất luôn được coi là một biến số nhạy cảm đối với nền kinh tế. Nó tác động đến lợi ích của
các chủ thể kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến nhà lợi nhuận của các nhà kinh doanh tài chính, quyết
định hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lãi suất là một chủ đề thu
hút khá nhiều sự quan tâm của mọi người trong xã hội, đặc biệt là các nhà kinh doanh trong thị
trường tài chính và nó cũng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia.
Không thể phủ nhận vai trò của lãi suất trong việc điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Muốn điều hành
nền kinh tế có hiệu quả, Nhà nước phải nghiên cứu, nắm bắt tác động của lãi suất. Đối với Việt Nam,
vai trò của lãi suất thể hiện quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt khi nước
ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, lãi suất thực
sự đã trở thành một trong vấn đề cấp thiết hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, việc dự báo
và kiểm soát được mức độ biến động của lãi suất vô cùng phức tạp. Để minh chứng tầm quan trọng
cũng như mức độ ảnh hưởng của lãi suất đối với sự phát triển kinh tế. Nhóm chúng em làm về đề tài
“Tác động của lãi suất đến tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012”. Mặc dù,
nhóm đã cố gắng nỗ lực hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm kính mong cô góp ý chân thành để những đề tài tiểu luận tới nhóm có thể có kết quả tốt
hơn nữa.


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

I.

Các học thuyết về lãi suất
1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của lãi suất
1.1 Khái niệm

- Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng
vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ


của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá
mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay
có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
1.2 Đặc điểm
Là một công cụ để tính lợi nhuận nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của cả bên cho vay
và bên vay, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau đây:
· Thứ nhất, lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản: Qua nghiên cứu có thể
thấy lãi suất có thể xuất hiện trong các hợp đồng đầu tư, cho thuê tài chính hoặc các hợp đồng khác
và là cơ sở để tĩnh lãi. Tuy nhiên, lãi suất chủ yếu vẫn được tồn tại trong các hợp đồng vay bởi lẽ
trong hợp đồng vay bên vay chỉ phải trả lại tài sản vay sau một thời hạn nhất định do đó phải có một
tỉ lệ xác định để tính lãi tương ứng với thời hạn vay. Hơn nữa, nếu trong các hợp đồng khác như thuê
tài chính, đầu tư thì cơ sở để tính lãi còn dựa trên nhiều yếu tố khác như chi phí bỏ ra, công sức đóng
góp… còn trong hợp đồng vay thì cơ sở để tính lãi chủ yếu vẫn là lãi suất do các bên thoả thuận hoặc
do pháp luật quy định.
· Thứ hai, lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thoả thuận của các
bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất định mà bên vay
phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó, sẽ không thể
có tỉ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận được trong hợp đồng vay tài sản.
· Thứ ba, lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay): Như đã phân tích ở
trên, lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít,
thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp.
2. Các loại hình lãi suất và chính sách lãi suất
2.1 Các loại hình lãi suất:
2.1.1 Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
-Lãi suất tiền gửi ngân hàng: lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi ngân hàng. Lãi suất
ngân hàng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi, loại tài khoản, loại thời hạn, quy mô
tiền gửi.
Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng
Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương
phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỉ lệ

phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng Trương Ương cấp
tiền vay cho ngân hàng.


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn mà NHTƯ dành cho các NHTM,trong trường
hợp cấp vốn cho chúng thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.Lãi suất
tái chiết khấu là lãi suất của các NHTM đẻ từ đó chúng ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay
khác trong khung lãi suất được phép.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên
ngân hàng. Lão suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường
liên ngân hàng.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất để các ngân hàng sử dụng làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh của mình.
Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy từng nước nhưng đều được hình thành trên cơ sở thị
trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép.
2.1.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi:
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ. Lãi suất danh nghĩa thường
được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ trên công cụ nợ.
Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Lãi suất
thực phản ánh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được.
Lãi suất thực trả: Lãi suất ghi trên hợp đồng thường là tỷ lệ %/năm, tuy nhiên việc trả lãi thường lại
diễn ra định kì hằng tháng, quý…do đó so với mức lãi suất ghi trên hợp đồng thì lãi suất thực trả sẽ
cao hơn lãi suất trên hợp đồng.
2.1.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong thời hạn vay
Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định và có thể lên xuống theo lãi suất thị trường theo thời hạn
tín dụng
2.1.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay:
Lãi suất nội tệ: lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ

Lãi suất ngoại tệ: lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ
2.1.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế
Lãi suất trong nước: lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia
Lãi suất quốc tế: lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng quốc tế
3. Các học thuyết liên quan
3.1 Lý thuyết của C.Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế XHCN lãi suất
Các nhà kinh tế học Mác xít nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với tín dụng, sự tồn tại của lãi
suất và tác động của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thoả mãn đầy đủ nhất các nhu
cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. Lãi suất không chỉ là động lực của tín dụng mà tác dụng
của nó đối với nền kinh tế phải bám sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm trù tư
bản và chế độ người bóc lột người song điều đó không có nghĩa là ta không thể xác định bản chất


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong xã hội chủ nghĩa là “giá cả của vốn cho vay mà Nhà nước sử
dụng với tư cách là công cụ điều hoà hoạt động hoạch toán kinh tế ”
Qua những lí luận luận trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất lãi
suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể hiện được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ
mô khác. ngày nay trước sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, cùng với chính sách làm giàu chính đáng ,
chính sách thu hút đầu tư lâu dài… đã không phù hợp với các chính sách trước đây vì nó tôn trọng
quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa nhận thu nhập từ tư bản.
3.2 Lý thuyết của J.M. Keynes về lãi suất
J.M. KEYNES (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng lãi suất không phải là số
tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi tích trữ tiền mặt người ta không nhận được
một khoản trả công nào, ngay cả khi trường hợp tích trữ rất nhiều tiền trong một khoảng thời gian
nhất định nào đó. Vì vậy: “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở
thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia ly với của cải, tiền tệ.”
3.3 Lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suất
M.Friedman, đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có quan điểm tương tự

J.M.KEYNES rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên quan điểm của M. Friedman
khác cơ bản với Keynes ở việc xác định vai trò của lãi suất. Nên Keynes cho rằng cầu tiền là một
hàm của lãi suất còn M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời
gian dài, ông đi đế khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu về tiền mà cầu
tiền biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm tính ổn định cao của cầu tiền tệ.
Có thể thấy rằng : quan điểm coi lãi suất là kết quả hoạt động của tiền tệ đã rất thành công trong việc
xác định các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. Tuy nhiên hạn chế của cách tiếp cận này
là suy bản chất của lợi tức là bản chất của tiền và dừng lại ở việc nghiên cứu cụ thể.
Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng
số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sử dụng tiền vay đó.
Mô hình, nhận xét, giải thích
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

II.
1.

1.1 Lạm phát kỳ vọng
Khi giữ tiền, chúng ta phải chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền- đó là tiền lãi bị mất đi khi giữ tài
sản ở dạng tiền chứ không phải ở dạng tài sản sinh lời khác.
Khi lãi suất tăng nhẹ, chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng không đáng kể, lợi ích của việc giữ tiền
cho giao dịch và dự phòng vẫn lớn hơn chi phí nên người ta vẫn giữ lượng tiền như trước.
Ta thấy rằng: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực tế - tỷ lệ lạm phát
Do đó, để duy trì tỷ lệ lãi suất không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất cũng phải tăng lên
tương ứng,


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, người dân sẽ chuyển phần tiết kiệm của mình sang dự trữ hàng hóa
hoặc các dạng hình thức tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh hơn là cho vay. Điều đó làm

giảm cung về vốn vay, qua đó làm dịch chuyển đường cung sang trái và làm lãi suất tăng lên.
Ngược lại, ta thấy rằng, nếu lạm phát dự tính có xu hướng giảm sẽ làm cho lãi suất giảm xuống.
1.2. Đầu tư
Đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp đến lượng cầu về vốn vay. Khi Nhà nước có các chính sách
khuyến khích về đầu tư, ví dụ như Nhà nước giảm thuế lợi tức công ty, nó khuyến khích doanh
nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn. Qua đó làm thay đổi cầu về vốn vay. Nhu cầu vay vốn tăng
lên, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang bên phải và làm cho lãi suất tăng lên. Ngược lại,
các chính sách của chính phủ làm kìm hãm đầu tư sẽ là nhân tố làm giảm lãi suất.
1.3. Thuế thu nhập
Thuế thu nhập luôn tác động đến lãi suất giống nhau như khi tác động đến giá cả hàng hóa.
Thông thường người ta quan tâm đến lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa nên khi
thuế thu nhập tăng lên, nó làm giảm đi một phần thu nhập của những cá nhân tổ chức cung cấp
dịch vụ tín dụng hay những người tham gia chứng khoán. Nghĩa là khi thuế thu nhập tăng, phần
tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức giảm đi, do đó lượng tiền vay trên thị trường sẽ giảm đi.
Qua đó làm giảm cung về vốn vay, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng lên.
Ngược lại, khi thuế thu nhập giảm thì lãi suất giảm.
1.4. Ngân sách của Chính phủ
Tiết kiệm quốc dân= tiết kiệm đầu tư + tiết kiệm chính phủ
Khi chính phủ chi tiều nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm
quốc dân, cung về vốn vay giảm, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm tăng lãi suất cân
bằng. Bên cạnh đó, chính phủ bội chi ngân sách như vậy sẽ tác động đến tâm lý dân chúng về sự gia
tăng của lạm phát và nó sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất.
1.5. Các yếu tố khác như đời sống xã hội
Sự đa dạng của các công cụ tài chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự phát triển của các
thể chế tài chính trung gian, hiệu suất sử dụng vốn trong các thời kì khác nhau do những thay đổi
trong công nghệ và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế và các biến động về kinh tế,
chính trị cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất.
2. Tác động và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
2.1 Tác động:
2.1.1Tác động của lãi suất đến giá cả


Tiêu cực: Lãi suất tăng khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay, mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.. Để tiếp tục duy trì sản xuất doanh nghiệp phải cắt giảm
các chi phí khác để đẩy mạnh doanh số bán hàng, thu hẹp đầu tư, vay vốn ngân hàng. Việc vay
vốn với lãi suất cao làm cho giá thành của sản phẩm cũng tăng theo.


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

r↑ → I↓ → AD↓ → Y↓ → P↓
r
SM

r2
r1

B
A
LM2
LM1

P
P1

P2

Đồ thị biểu thị tác động của lãi suất đến giá cả

Tích cực: Lãi suất giảm giúp ngân hàng giảm nhanh giá vốn, đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Đồng
thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn, qua đó hạ giá thành sản phẩm, nâng

cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
2.1.2 Chi tiêu dùng và đầu tư:
Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai
của cá nhân và công ty. Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm (nếu lãi suất
giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua
sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên.
Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới
quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết
kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng
chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ
lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể
giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu
giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu
tư dưới dạng vốn lưu động.
Tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn chi tiêu trong hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân
và công ty. Đối với các hộ gia đình, khi lãi suất thực tăng lên, họ sẽ giảm các nhu cầu mua nhà ở
hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hóa này tăng lên. Lãi suất cho
vay tăng nghĩa là lãi suất tiền gửi thực cũng tăng. Điều đó làm các hộ gia đình giảm tieu dùng trong
hiện tại, tăng tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai. Còn đối với các doanh nghiệp, tăng lãi suất cho
vay làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng, khả năng sinh lợi của việc đầu tư giảm. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải đầu tư các dự án một cách hiệu quả để thu được lợi nhuận cao hơn vốn vay ngân
hàng. Do đó đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, chi phí lưu giữ vốn lưu động (hàng tồn kho) có
thể tăng khi lãi suất cao, tạo sức ép khiến doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.
Và ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí đầu tư giảm, lợi nhuận đầu tư tăng sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp tăng đầu tư. Như vậy, đầu tư và lãi suất có mối quan hệ nghịch biến với nhau.


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

2.1.3 Phân phối lại thu nhập:

Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửi tiền. Điều này
làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chế bởi mức tiêu dùng
cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗi giá trị thu nhập tăng thêm), do vậy người
tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay,
nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm
thu nhập của người đi vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm. Mặt khác, đối
với các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài
chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạo sức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình.
-

Chạy mô hình, phân tích, giải thích tác động, ảnh hưởng của lãi suất tới sự phát triển
KT VN giai đoạn 2007-2012

Bảng tốc độ tăng trường GDP các quý từ năm 2007-2012
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

GDP


8.46

6.31

5.32

6.87

5.89

5.03

Quý 1

8.46

7.49

3.14

5.84

5.53

4.64

Quý 2

8.46


5.72

4.41

6.44

5.71

4.8

Quý 3

8.46

5.98

5.98

7.18

6.02

5.05

Quý 4

8.46

5.89


6.69

7.34

6.15

5.44

Bảng lãi suất cơ bản (%) mà Ngân hàng Nhà Nước công bố tính theo quý từ năm 2007 đến
2012
Năm
Cả năm

2007
8.25

2008
11.46

Quý 1

8.25

8.75

Quý 2
Quý 3
Quý 4

8.25

8.25
8.25

2009

2010
8.125

2011
9

2012
9

7.08
7

8

9

9

11.1

7

8

9


9

14

7

8

9

9

12

7.33

8.5

9

9


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

11.46

9
8.46

8.25

7.08
6.31

9

8.125
6.87
5.89

5.32

5.03

GDP (%)
LSCB (%)

2007

2008

2009

2010

2011

Dependent Variable: Y
Method: Least Squares

Date: 04/06/13 Time: 19:36
Sample: 2007Q1 2012Q4
Included observations: 24
Variable

Coefficient

C
T
X
X^2

-7.724225
-0.143321
3.277178
-0.164184

R-squared
0.479881
Adjusted R-squared 0.401863
S.E. of regression
1.079152
Sum squared resid
23.29136
Log likelihood
-33.69487
F-statistic
6.150903
Prob(F-statistic)
0.003889


Std. Error

t-Statistic

6.522794 -1.184190
0.034372 -4.169641
1.349010 2.429320
0.065950 -2.489534
Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

Prob.
0.2502
0.0005
0.0247
0.0217
6.220000
1.395346
3.141239
3.337581
3.193329
1.436988

2012



Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

Mô hình hồi quy đa thức kết hợp với chuỗi thời gian theo quý
Y: Tốc độ tăng trường kinh tế
X: lãi suất cơ bản
T: chuỗi thời gian và giả sử mỗi quý có thể biểu thị mẫu theo mùa (cho t=1 tương ứng với quý 1 năm
2007, t=2 tương ứng với quý 2 năm 2007,…t=24 tương ứng với quý 4 năm 2012)
Kết quả ta được mô hình như sau:

Y= -7.724225 -0.143321t + 3.277178X – 0.164184 X^2
Giải thích ý nghĩa:
Giả sử trong một nền kinh tế không tồn tại một mức lãi suất (X=0) thì thông qua mô hình trên sẽ
phản ánh tốc độc tăng trường kinh tế là -7.724225
Nếu mức lãi suất tương ứng với việc tăng (hoặc giảm) 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng
(hoặc giảm) một lượng là 3.277178 %. Như vậy, mô hình trên phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế
và biến lãi suất là đồng biến.
Tuy nhiên, khi lãi suất tăng (hoặc giảm) bằng bình phương của mỗi đơn vị tăng lên thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ giảm (hoặc tăng) tương ứng vào khoảng 0.164184%. Tức là tốc độ tăng trưởng
kinh tế sẽ nghịch biến với bình phương lãi suất.
Lý giải hiện tượng trên dựa trên sự biến động tình hình kinh tế của Việt Nam:
Nhìn chung ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động. Từ năm 2007 đến năm 2009 mức
tăng trưởng tụt mạnh sau đấy tăng lại vào năm 2010, tiếp đấy có xu hướng giảm.
- Năm 2007: tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đang ở mức 8,46% do nước ta vừa mới gia
nhập vào tổ chức kinh tế WTO giúp chúng ta có cơ hội để tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư, hội
nhập sâu hơn và rộng hơn ngoài thị trường,
- Năm 2008 tăng trưởng chỉ đạt 6,18% năm 2008 là năm kinh tế-xã hội nước ta phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch
bệnh liên tiếp xảy ra trong nước.
- Năm 2009: tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,32% do 2009 nền kinh tế nước ta chịu tác động tiêu cực từ

hai phía. Cùng với những khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu,
thị trường vốn, thị trường lao động thì bão lũ xảy ra liên tiếp, dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương,
tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất
là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả
nên chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa thật vững chắc.
- Năm 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế có chuyển biến tích cực tăng lên 6,78% so với năm 2009 do
hồi phục nên kinh tế, vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, và thực hiện các chính sách


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, chú
trọng đầu tư.
- Năm 2011 một loạt khó khăn và thách thức: Lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn;
lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp;
tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp. Những bất ổn trên đây do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các cân đối vĩ mô không ổn định, thiếu vững chắc tiềm ẩn
trong nền kinh tế nước ta từ nhiều năm qua. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa tập
trung quan tâm đến chiều sâu, đặc biệt là chưa coi trọng chất lượng và sự bền vững trong phát triển
của từng ngành, lĩnh vực nói riêng và của tăng trưởng toàn nền kinh tế nói chung.
- Năm 2012: Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối
cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý,
khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung
ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh
hưởng từ diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu cùng với việc thắt chặt tài khoá và tiền tệ trong nước
để kiềm chế lạm phát nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng
đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nên kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực và đúng
hướng. Kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Tăng trưởng ở mức hợp lý. Lạm phát được kiềm chế. Sản
xuất công nghiệp phát triển với những dấu hiệu phục hồi, hàng tồn kho có xu hướng giảm. Sản xuất

nông nghiệp và hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ giữ ổn định
Lãi suất tác động đến hoạt động sản suất, kinh doanh:
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà
người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các DN, lãi suất cho
vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động
về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách
khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt
động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng => đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm
tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ,
phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt
giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất
Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu
tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế
Tác động tiêu cực của lãi suất thấp tới sự phát triển kinh tế:


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

Lãi suất thấp khiến việc cho vay thế chấp mua nhà dễ chịu hơn, kết quả là nhiều người mua nhà
hơn đẩy giá nhà lên cao. Nhưng giống như giá cổ phiếu là giá trị vốn hóa của lợi nhuận tương lai, giá
nhà là giá trị vốn hóa của tiền thuê nhà trong tương lai. Do đó giá phụ thuộc vào tăng trưởng tiền
thuê nhà và tiền lương.
Nếu lãi suất thực/danh nghĩa thấp khiến lạm phát và tăng trưởng kinh tế thấp, thì tiền thuê nhà và
tiền lương thực/danh nghĩa cũng thấp. Giá sẽ bị đẩy đến mức thiếu bền vững; lãi suất cho vay thế
chấp mua nhà nay xuống thấp kỷ lục và giá nhà đã rời xa đỉnh cũ.
Về mặt lý thuyết và thực tế, lãi suất chính là một trong số những công cụ quan trọng để kiểm
soát lạm phát. Ở các nước và ở nước ta, khi lạm phát xảy ra và đặc biệt là mức lạm phát ở 2 con số
thì lãi suất chính là công cụ gián tiếp can thiệp vào việc kiềm chế lạm phát, theo hướng tăng lãi suất.
Mặc dù vậy, việc tăng lãi suất cần coi đó là một biện pháp tình huống. Biện pháp tình huống cần

được hiểu là chỉ được áp dụng trong những tình huống đặc biệt cụ thể nào đó, và phải sử dụng nó
một cách chủ động.
Kinh nghiệm để kiểm soát lạm phát, người ta thường đưa mức lãi suất tiền gửi thật cao, cao hơn
cả lãi suất cho vay, lãi suất huy động cũng cao hơn lãi suất cho vay có nghĩa là giá mua quyền sử
dụng vốn cao hơn giá bán quyền sử dụng vốn và do vậy các tổ chức tín dụng phải chịu lỗ. Và do sử
dụng như là biện pháp tình huống, nên ngân sách nhà nước phải kịp thời bù lỗ cho các tổ chức tín
dụng để họ có thể tồn tại, biến các tổ chức tín dụng trỏ thành nam châm cực mạnh thu hút mọi nguồn
tiền thừa từ lưu thông về và do vậy góp phần chặn đứng được lạm phát và lẽ tất nhiên biện pháp này
không thể kéo dài, ngân hàng nhà nước phải theo sát các tín hiệu của thị trường để từng bước điều
chỉnh lãi suất theo xu hướng giảm dần, đến mức lãi suất phải đúng bằng lãi suất cho vay và sau cùng
là phải kéo xuống thấp hơn lãi suất cho vay
Ngược lại, với lãi suất quá thấp, người dân sẽ không gửi tiền và dẫn đến hoạt động của các
Ngân hàng kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ban hành một
chính sách lãi suất phù hợp kích thích được các hoạt động cho vay tài sản nói chung và vay tiền nói
riêng sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển ổn định của kinh tế – xã hội.
Một trong những chức năng của ngân hàng trung ương (NHTW) nói chung là thiết lập một
mức lãi suất chính thức (chỉ đạo) trong thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) để kiểm soát lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và bảo đảm rằng mức lãi suất này sẽ có hiệu lực thông
qua nhiều cơ chế truyền tải chính sách khác nhau. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, hầu hết NHTW các nước phát triển (là những nước chịu khủng
hoảng và suy thoái kinh tế nặng nề nhất) đã thực hiện CSTT nới lỏng.
Mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm rõ rệt nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn ở mức cao. Do
vậy, trong khi chờ hiệu quả của chính sách tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và cải thiện hiệu quả
chi tiêu ngân sách nhằm trị tận gốc căn bệnh “lạm phát kinh niên” ở Việt Nam, chính sách tiền tệ
vẫn là phương thuốc hàng đầu trong việc hạ cơn sốt lạm phát một cách nhanh chóng. Nói cách khác,


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

việc hạ lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay cần phải được cân nhắc thận

trọng nhằm tránh trường hợp bùng phát trở lại của lạm phát.
Kết luận:
Việc áp dụng mức lãi suất cao vượt quá lợi nhuận bình quân của nền kinh tế diễn ra trong thời
gian dài, đến mức đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng làm ăn thua lỗ, trong khi các tổ chức tín dụng
không chỉ đứng vững mà còn thu được nhiều lợi nhuận. Xuất phát từ việc coi sự thành công của các
doanh nghiệp chính là nền tảng vững chắc cho hoạt động ngân hàng, cần thiết phải coi lãi suất không
thể là công cụ kiếm lời của các tổ chức tín dụng mà phải là cứu cánh cho sự ổn định và phát triển của
các doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng cần chia sẻ khó khăn về lãi suất với doanh nghiệp, hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển, tồn tại gắn kết với ngân hàng.
Một là, để sử dụng lãi suất như là một công cụ có hiệu lực và có hiệu quả, cần thiết phải xem lại
vai trò lãi suất như là công cụ xử lý tình huống trong việc kiềm chế lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp.
Hai là dù xem lãi suất chỉ là công cụ kinh doanh, các tổ chức tín dụng cũng phải tìm mọi biện
pháp để giảm chi phí, chấp nhận giảm lợi nhuận hạ lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với doanh
nghiệp.
Ba là dù bằng cách nào đi nữa, cần quay trở lại với nguyên lý bất di bất dịch là lãi suất không chỉ
là công cụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn là công cụ góp phần kiểm soát lạm phát
Bốn là các cơ quan quản lý vĩ mô cần hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính, tăng cường
năng lực dự báo kinh tế, đưa ra kịp thời các biện pháp mang tính đón đầu, bứt phá tạo điều kiện cho
mọi thành phần kinh tế tiếp cận được sự hỗ trợ của chính phủ giữ vững sản xuất kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp.
2.2. Vai trò của lãi suất tới tốc độ tăng trường Kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012
Trong những năm gần đây, chính sách tiền tệ và lãi suất đóng một vai trò quan trọng tác động đến sự
phát triển của nền kinh tế.
Lãi suất gần như là công cụ chủ yếu trong chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nhằm giúp chính phủ
và Ngân Hàng Trung Ương điều chỉnh và can thiệp vào thị trường, khắc phục những điểm yếu kém
của nền kinh tế.
1. Lãi suất và quá trình huy động vốn:

Đối với Việt Nam, trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích lũy vốn có tầm quan trọng đặc
biệt. Chính sách lãi suất đóng một vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi

trong toàn xã hội và các tổ chức kinh tế.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý phải đảm bảo được nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn
được giá trị vốn vay, đảm bảo tích lũy cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể:
-

Tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay)1
1 Tiểu luận: Vai trò của lãi suất trong việc phát triển kinh tế


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

2. Lãi suất với quá trình đầu tư:

Lãi suất là điểm gặp của những người tiết kiệm với những nhà đầu tư. Lãi suất làm dung hòa lợi ích
của các bên2.
Mọi doanh nghiệp đều chú ý vào lợi nhuận trước khi thực hiện đầu tư, đặc biệt là mọi khoản lợi
nhuận thu được từ việc đầu tư đó phải lớn hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Vì vậy,
khi lãi suất xuống thấp, việc đầu tư sẽ được đẩy mạnh trong các tổ chức kinh tế và ngược lại.
Khi thị trường biến động về tiền tệ, các doanh nghiệp dù có một số vốn lớn nhưng vẫn sẽ bị ảnh
hưởng bởi lãi suất, bởi thay vì phải đầu tư vào một cái gì đó cố định và sinh lời không cao, họ sẽ
chọn cách an toàn hơn như là mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng để lấy lời với một mức lãi
suất cao hơn. Trong thời kì nền kinh tế bị đình trệ, hàng hóa ứ đọng và hạ giá cần phải hạ lãi suất vì
nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân đầu tư, sự chênh lệch này sẽ khuyến
khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư.
Vì vậy, trong tình hình thị trường đang đứng lại như hiện nay, việc giảm lãi suất sẽ kích thích đầu tư
mạnh trong các doanh nghiệp và sẽ vực nền kinh tế trở lại và đi lên.
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm:

Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Trong

một chừng mực nào đó, lãi suất có ảnh hưởng khá mạnh đến vấn đề tiết kiệm. Nói một cách đơn
giản, khi mức lãi suất được đẩy lên cao, dĩ nhiên, một bộ phận người dân sẽ mong muốn tích cóp
được một số tiền, đem gửi ngân hàng và hàng tháng lấy lãi để tiêu dùng. Nhưng khi mức lãi thấp
hơn, thì mức tiêu dùng sẽ được đẩy cao lên, vì cho dù người ta có để tiền ứ đọng lại một chỗ thì số
tiền đó cũng sẽ chẳng xê dịch được bao nhiêu, nên trước mắt người ta sẽ tiêu dùng, hoặc đầu tư vào
đâu đó để kiếm một mức lợi nhuận cao hơn mong đợi.
4. Lãi suất với tỷ giá đối hoái và hoạt động xuất – nhập khẩu:

Tỷ giá đối hoái chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi
suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ
lệ lạm phát tăng thì tỷ giá sẽ giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm
phát là không đổi) thì tỷ giá sẽ tăng. Khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng thì tỷ giá nội tệ sẽ giảm đi và
ngược lại.3
Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Ta có thể
thấy:
-

Lãi suất thực tế tăng sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, vì vậy hàng hóa nước ta khi xuất khẩu ra
nước ngoài sẽ đắt, nhưng thực tế lại rất rẻ ở trong nước  xuất khẩu giảm.

/>2 Luận văn: Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
/>3 Tiểu luận: Vai trò của lãi suất trong việc phát triển kinh tế
/>

Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

Lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm, vì thế hàng xuất khẩu ra
nước ngoài sẽ rẻ hơn so với các nước khác.
5. Lãi suất với lạm phát:
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Trong thời kỳ lạm

phát, việc tăng lãi suất sẽ thu hẹp được lượng tiền lưu thông, dẫn đến lạm phát sẽ được kiềm chế.
-

Tuy nhiên, việc dùng lãi suất để khống chế lạm phát sẽ không phải là giải pháp lâu dài, vì tăng lãi
suất đồng nghĩa với giảm đầu tư, giảm chi tiêu  kinh tế sẽ bị trì trệ và chậm phát triển.
6. Vai trò của lãi suất với Ngân Hàng Thương Mại:

Lãi suất ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của
các Ngân Hàng Thương Mại.
Việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng sao cho phù hợp là điều thiết yếu, bởi lẽ, khi huy động tiền gửi
ngân hàng, nếu lãi suất quá thấp thì sẽ không ai gửi tiết kiệm vào ngân hàng, nhưng ngược lại, khi lãi
suất quá cao sẽ khiến người dân ồ ạt đem tiền đi tiết kiệm mà không màng đến đầu tư hay sản xuất,
kinh doanh.

Đồ thị biểu thị đầu tư tỉ lệ nghịch với lãi suất

B

r2

A
r1

I2

I1

I

7. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực:

Nguồn lực mang tính khan hiếm. Do vậy, phải phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Để quyết
định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến giá trị tỷ suất
lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Khi chênh lệch này dương thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới
đó và mang tính hiệu quả.

III. Đề xuất giải pháp


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

- Lãi suất giảm đã tạo tín hiệu tốt cho kinh tế trong giai đoạn tới, thị trường chứng khoán trở nên
nhộn nhịp hơn. Tuynhiên, dường như mức lãi suất giảm theo hướng này chưa thựcsự tạo tình hình
khả quan cho hoạt động đầu tư tài chính cũng như đầu tư BĐS. NHNN nên điều chỉnh mức lãi suất
cân đối để thúc đẩy hai thị trường quan trọng này của nền kinh tế.
- Lãi suất tiền gửi ở mức 12% khá phù hợp và nếu tình hình kinh tế khả quan hơn, tăng lãi suất tiền
gửi này là một động thái tích cực để huy động vốn, giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong
tình hình sức mua giảm hiện nay.
- Vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp là thị trường tiêu thụ khởi sắc trở lại để có thể bán được
hàng, do đó Ngân hàng Thương mại cần rót vốn mạnh mẽ vào khu vực vay tiêu dùng và sản xuất
hàng hoá cũng như cần phải có sự giúp đỡ cung tiền của Chính phủ. Làm được như vậy thì mối quan
hệ Doanh nghiệp – thị trường – việc làm mới phát triển tạo động lực cho nền kinh tế và đương nhiên,
tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
- Chú trọng tự do hóa lãi suất để đảm bảo sự vận hành của thị trường vềcơ bản tuân theo quy luật
cung – cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lí, bên cạnh đó thắt chặt cơ chế kiểm soát nhằm tạo cơ sở linh
hoạt cho các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất phù hợp với đặc điểm kinh tế từng vùng.
- Xác định lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lí. Theo nguyên tắc đảm bảo lãi
suất cho vay trong nước phải cao hơn lãi suất thế giới và thật cẩn trọng để không tác động tiêu cực
đến lạm phát, giải quyết tình trạng ứ đọng nội tệ do các doanh nghiệp vay vốn bằng nội tệ gây ra
hiện tượng “Đô la hóa”.
- Tăng cường hoàn thiện môi trường pháp lí ngân hàng. Việccác ngân hàng bắt tay với nhiều cá nhân

rút vốn về tư lợi cá nhân gây tác động xấu đến nền kinh tế ngân hàng đã gióng lên hồi chuông đã
đến lúc các ngân hàng phải nâng cao năng lực pháp lí, pháp chế, cũng như Nhà nước phải tích cực
kiểm soát nguồn tiền đầu tư.
- Về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, kinh tế ổn định thì nên thực hiện việc tháo dỡ trần lãi
suất huy động để rộng đường hơn cho việc tự do hóa lãi suất


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16.
17.
18.
19.


Bảo Anh, (2012). Lãi suất nhất định sẽ giảm, báo điện tử vneconomy.vn
Lê Trà, (2011). Đề xuất ba phương án giảm lãi suất, báo điện tử vneconomy.vn
Nguyễn Hoài, (2012). Giảm lãi suất vấp ba lực cản, báo điện tử cneconomy.vn
Nguyễn Hoài, (2011). Việt Nam sẽ giảm lãi suất và tăng tín dụng, báo điện tử BBC.co.uk
GS.TS Dương Đăng Trinh, (2005). Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính
PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, (2001). Tài chính-Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê
PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, (2007). Lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Thống kê.
TS. NguyễnThị Kim Thanh, (2008), Chính sách lãi suất: Cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học quốc gia
Nguyễn Văn Ngọc – Đại học Kinh tế quốc gia, (2010), Bài giảng nguyên lí kinh tế vĩ mô,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Đặng Ngọc Cảnh,(2007), Một số cải cách gần đây về chính sách tiền tệ của Thái Lan,
website Ngân hàng Nhà nước
/>option=com_content&view=article&id=1588&catid=43&Itemid=90
o/?
option=com_content&view=article&id=1598&catid=43&Itemid=90
/> /> />ut/p/c5/lY67DoJAFES_hS_Y2bgPKBHiPiCuBolAQyiMwQhYGL9f0EoTMN5bnpnMIRUZ
v28e7bm5t0PfXElBKlEjZoHccAbHNYdxktHcOJopOvJS1JEKNZMp4HQcwPg2SQ90t7Kg
f7WV3UcwymYW1MA_Ef7ONnOJpJYvvmS3Qf_2vfFMp_8XvszF4Js9dCdyK3LC7TmwkLPewJ3AncC/dl
3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0OTdGNTQwR0YyNzBJT1JFUVNBRDJTRDQ
!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.currency/vn.sbv.cu
rrency.profit/vn.sbv.currency.profit.1
/> /> /> />

Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

20. />
kiem-doi-tung-ngay.aspx

21. />22. />
MỤC LỤC
I.

Các học thuyết liên quan
Khái niệm và đặc điểm cơ bản của lãi suất
Các loại hình lãi suất và chính sách lãi suất
Các học thuyết liên quan

Mô hình, nhận xét và giải thích
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
1.1 Mức lạm phát kì vọng
1.2 Cung cầu của quỹ cho vay
1.3 Thuế thu nhập
1.4 Ngân sách cùa Chính Phủ
1.5 Các yêu tố khác của đời sống chính phủ
2. Tác động và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
2.1 Tác động:
2.1.1Tác động của lãi suất thực đến giá cả
2.1.2Chi tiêu dùng và đầu tư
2.1.3 Phân phối lại thu nhập
Chạy mô hình và vận dụng mô hình phân tích, giải thích tác động. ảnh hưởng của lãi suất tới sự
phát triển KT VN giai đoạn 2007-2012
2.2 Vai trò
2.2.1 Lãi suất và quá trình huy động vốn:
2.2.2 Lãi suất với quá trình đầu tư:
2.2.3 Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
2.2.4 Lãi suất với tỷ giá đối hoái và hoạt động xuất – nhập khẩu
2.2.5 Lãi suất với lạm phát
2.2.6 Vai trò của lãi suất với Ngân Hàng Thương Mại

2.2.7 Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực
III. Thực trạng và đề xuất biện pháp
II.

1.Một số chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nổi bật trong giai đoạn từ 2007
đến nay


Nhóm 5 Phản Biện_Lãi suất và tốc độ tăng trưởng KT Việt Nam 2007-2012

2. Đề xuất một số giải pháp



×