Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.28 KB, 19 trang )

Chương I
LÝ THUYẾT LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I. Lạm phát
1, Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỷ lệ lạm phát:là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá
chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:

Gp(%)=
%100
0
01
×

Ip
IpIp
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu
Ip0 là chỉ số giả cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh
2, Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát
dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn
định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không
tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng
lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ
trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu
nhập ổn định, ít rủi ro.
• Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc


3 con số một năm. Ở mức này lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng,
gây biến động lớn về kinh tế. Điều này sẽ làm người dân tích trữ hàng hóa, vàng
bạc và không cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên
vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
• Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh,
tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường
biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Căn cứ vào định tính:
• Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng :
* Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó
không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền
kinh tế nói chung.
* Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra .
• Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
* Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì
tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự
đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân
đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây
ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế .
* Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại
lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích
nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và
niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút.
3, Nguyên nhân gây ra lạm phát
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-
tín dụng-ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác
động hoặc tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát.

Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác
như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất…
II. Thất nghiệp
1, Khái niệm
- Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được
việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng
số lực lượng lao động xã hội.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp
u =
L
U
=
fs
s
+
trong đó: U là số người thất nghiệp
L là lực lượng lao động
s là tỷ lệ mất việc
f là tỷ lệ tìm được việc
2, Phân loại thất nghiệp
2.1: Theo loại hình thất nghiệp
• Thất nghiệp chia theo giới tính.
• Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2.2: Theo lý do thất nghiệp
• Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh
doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
• Bỏ việc: người lao động tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan.

• Nhập mới: những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng
chưa tìm được việc làm.
• Tái nhập: những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại
làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
2.3: Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
• Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi người lao động đang trong thời gian tìm
kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng
của mình.
• Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối
cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động.
• Thất nghiệp thiếu cầu (thất nghiệp chu kỳ): xảy ra khi cầu chung về lao động
giảm xuống.
• Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: do các yếu tố ngoài thị trường gây ra.
2.4: Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp:
• Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc do
công việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của
mình.
• Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức tiền
công hiện hành nhưng vẫn không có việc làm.
• Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng.
III.Tăng trưởng kinh tế và công cụ phản ánh
1 .Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát
triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các
nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc
gia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ
thời kỳ này so với thời kỳ trước.
g
t

=
%100
1
1
×

−−
GDPt
GDPtGDPt
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn
bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng
kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc bằng số tương
đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời
kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng
trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền
kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.
+Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với
thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.
+Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.Các công cụ phản ánh
Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP –
một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế .
Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng
trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của
tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian
của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn

về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc
nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng , nền kinh tế suy thoái thì mức tăng
trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.
Chương II
MỐI QUAN HỆ TỶ LỆ LẠM PHÁT, TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM.
I. Thực trạng lạm phát, thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng ở Việt
nam.
1. Thực trạng lạm phát
1.1 .Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN.
Phần trước, chúng ta đã đề cập đến nguyên nhân lạm phát nói chung, phần này
ta xét đến nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam ở thời điểm cụ thể.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam có nhiều.
- Thứ nhất : lạm phát nảy sinh từ trong chính các thể chế kinh tế quan liêu bao
cấp, đóng cửa…, hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển các ngành có chi phí
cao, tách rời cầu thị trường, cô lập với thế giới bên ngoài dẫn đến sự mất cân đối
giữa cung và cầu, thu với chi ngân sách thể hiện nền kinh tế kém hiệu quả, các
xí nghiệp làm ăn thua lỗ… Đó là những nguyên nhân dẫn đến lạm phát phi mã.
- Thứ hai : do sự điều hành sai lầm của bộ máy nhà nước, như xác định cơ cấu
không xuất phát từ hiệu quả.
Sự đổi tiền và tăng giá năm 1985 là chính sách phá giá đồng tiền, làm
giảm niềm tin của dân vào đồng tiền của nhà nước, chính sách lãi xuất thấp so
với mức trượt giá làm cho người dân không muốn gửi tiết kiệm. Sự mất cân đối
tài chính gây lạm phát qua kênh tín dụng, ngân hàng nhà nước luôn phải phát
hành tiền để cân đối các nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của
các nghành kinh tế và xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Nhà nước lại không chủ
động trong việc cân bằng cung cầu hàng hoá, gây ra sự rối loạn trên thị trường,
giá cả thay đổi một cách bất hợp lý so với giá quốc tế. Mặt hàng giá cả bị nhích
lên do cơn sốt xi măng, thép, xăng dầu và ngoại tệ.

- Thứ ba : cho đến nay, xương sống của nền kinh tế Việt Nam vẫn là các doanh
nghiệp. Những doanh nghiệp này đóng góp 37% vào ngân sách nhà nước. Việc
làm ăn của nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng năm nhà nước phải bù lỗ, bù giá
quá lớn chiếm gần 40% tổng số thu chi cho ngân sách.
- Thứ tư : môi trường đầu tư chậm cải tiến, tích luỹ ở trong nước còn ở mức
thấp. Đầu tư nhũng công trình có vốn lớn, thời gian thi công kéo dài qua sức
chịu đựng của nền kinh tế trong khi đó nguồn thu hạn hẹp, thất thu lớn. Tình
hình đó làm cho nguồn tài chính quốc gia bị thâm hụt, không còn cách nào khác
nhà nước buộc phải in tiền giấy bù đắp và đã gây ra lạm phát.
- Thứ năm : nguyên nhân từ cơ chế kinh tế độc quyền, cơ chế quan liêu bao cấp
nặng nề. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế. Các quan
hệ tiền tệ không phát huy một cách đầy đủ tác dụng kích thích, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
Cùng với những yếu kém của nền kinh tế, chúng ta còn đứng trước tác động
mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang lan rộng trong khu vực.
Bảng chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 1998-2008:
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lạm
phát
5.8 4.8 6.8 6.8 7.0 7.3 7.6 8.5 8.17 8.5 6.36
Tăng
trưởng
9.2 4.2 -1.6 -0.4 4.0 4.3 7.8 8.4 6.6 8.8 19.89
Nguồn ADB
Thời kỳ 1999-2002: là thời kỳ lạm phát ở mức rất thấp thậm chí là thiểu phát.
Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng cũng rất thấp. Năm 1998-1999 tốc độ tăng trưởng
giảm xuống mức dưới 6% là mức đáng lo ngại đối với một nền kinh tế có tốc độ
tăng dân số 2% một năm, tỷ lệ tăng năng suất lao động 5-7% và tỷ lệ thất nghiệp
là 7%. Nguyên nhân chủ yếu của thời kỳ này là do chính sách thắt chặt tiền tệ và
cuộc khủng hoảng tài chính.

Từ năm 2004 lạm phát đột ngột tăng tốc. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.5%(2004);
8.4%(2005);6.6%(2006) . Để tránh tác động của khủng hoảng Việt Nam đã thực
hiện chính sách kích cầu đi liền với việc gia tăng tín dụng và cuối cùng là in tiền.
Do vậy đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đến mức báo động giá vào năm
2003 và tăng trên 10% vào năm 2004.
Ngoài ra, những nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN không nằm ngoài khuôn khổ
lý thuyết. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở VN thời gian qua được
cho là do cung tiền và do chi phí đẩy.
Lạm phát do chi phí đẩy
Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời
gian qua. Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP
(2008), sự biến động của giá cả trên thế giới tác động ngay đến giá cả trong nước.
Năm 2007 và nửa đầu năm 2008, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới
biến động mạnh, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và các nguyên
liệu trong sản xuất công nghiệp. Sự tăng giá của hầu hết các hàng hóa trong nước
góp phần làm cho lạm phát ở Việt Nam bùng phát.
Tuy nhiên, nguyên nhân do chi phí tăng lên của hầu hết các hàng hóa trên thế
giới không thể giải thích hoàn toàn cho lạm phát ở Việt Nam. Quan sát bảng sau
chúng ta thấy cùng chịu một sự tăng giá như nhau nhưng hầu hết các hàng hóa trên
thế giới đều không chịu mức lạm phát cao như Việt Nam. Như vậy ngoài nguyên
nhân do sự tăng giá của các hàng hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyên nhân rất
quan trọng gây nên bùng nổ lạm phát ở Việt Nam chính là lạm phát do nguyên
nhân cung tiền.

×