Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.41 KB, 20 trang )

Bước vào thời kỳ đổi mới, thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp
Việt Nam là được thế giới đánh giá cao về khả năng sản xuất khẩu lương
thực. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), Việt Nam lâm vào tình trạng thiếu
lương thực nghiêm trọng, nhưng trong khoảng từ năm 1989 đến nay, nông
nghiệp Việt Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng gạo trong
nước mà còn có khả năng xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Đây là
thành quả của cơ chế Khoán Mười kết hợp với việc áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào cơ chế sản xuất nông nghiệp. Các lĩnh vực sản xuất
cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp … cũng đã có những bước phát
triển đáng kể. Tuy đã có những tiến bộ xong chúng ta vẫn cần phải nỗ lực
thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp chiếm 20.97% tổng sản phẩn quốc nội theo số
liệu năm 2005. Trong khi tỉ lệ lao động tham gia vào nghành này là 60%. Vì
vậy,cần cố gắng thúc đẩy hơn nữa sự phát triền của kinh tế nông thôn về cá
số lượng lần chất lượng. Nếu không chúng ta sẽ không thể theo kịp tốc độ
phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới
Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp
đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Nhằm tìm ra
các mối liên hệ cơ bản và xem xét sự ảnh hưởng của nó tới cơ cấu kinh tế và
lao động cũng như sự phát triển kinh tế xã hội
Do thời gian nghiên cứu không nhiều cho nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn
thiện đề tài một cách tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn !


I. Tầm quan trọng của nông nghiệp, đặc điểm và các nhân tố ảnh hướng
tới phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam
1. Tầm quan trọng của nông nghiệp
1.1 Định nghĩa


Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
1.2 Tầm quan trọng
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra
những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên
40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp
phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
2. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam
2.1 Nền nông nghiệp nhiệt đới
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát
triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc Nam và
theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp.
• Ví dụ như : Ở miền Bắc, vụ đông xuân là vụ chính, tranh thủ lượng
mưa vào cuối đông, đầu xuân còn ở miền Nam, vụ hè thu là vụ chính,
tránh lụt.
Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng → phải áp dụng các hệ
thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Ví dụ như : Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và

chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn
ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.


Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính
chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh
hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.
2.1.2 Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông
nghiệp nhiệt đới.
• Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh
thái nông nghiệp.
• Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn
ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay
hạn hán.
• Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. Việc trao đổi nông sản giữa các
vùng, nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng
mở rộng có hiệu quả.
• Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa
quả…) là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của
nông nghiệp nhiệt đới.
2.2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa song song với
nông nghiệp cổ truyền
Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại
song song:
• Nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền.
• Nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại.
Và có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa.
2.2.1 Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi
• Sản xuất nhỏ

• Công cụ thủ công
• Sử dụng nhiều sức người
• Năng suất lao động thấp
Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.Nền nông
nghiệp cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta.
2.2.2 Nền nông nghiệp hàng hóa
Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm
nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều
lợi nhuận.Sản xuất theo hướng:


• Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa.
• Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ
mới.
Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có điều kiện thuận
lợi để phát triển ở:
• Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa.
• Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn.
2.3 Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
2.3.1 Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
• Dựa chủ yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp.
• Nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công
nghiệp và xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.
Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính (Đơn vị %)
(nguồn tổng cục thống kê Việt Nam />tabid=391&idmid=3&ItemID=1025)
Năm

Nông, Lâm,
Thủy sản


Công nghiệp,
Xây dựng

Dịch vụ

Hộ khác

2001

80,9

5,8

10,6

2,7

2006

71,0

10,0

14,8

4,2

Ngành chăn nuôi đã được đưa lên vị trí cao hơn (Đơn vị %)
(nguồn tổng cục thống kê Việt Nam

)
Năm

1976

1990

2001

Trồng trọt

80,7

79,3

77,8

Chăn nuôi

19,3

17,9

19,5


2.3.2 Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm :
• Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản
• Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản

• Kinh tế hộ gia đình
• Kinh tế trang trại
2.3.3 Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa và đa dạng hóa
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở
• Sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp → hình thành các vùng
nông nghiệp chuyên môn hóa
• Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến
• Hướng mạnh ra xuất khẩu
3. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên
3.1 Đất đai
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn
nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ
cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh
nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm
12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện
tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất
nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể
đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và
chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lí
diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất.
3.2 Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu
cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông
nghiệp ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới
như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu.
Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.

Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và
lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những
tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có


tính bấp bênh, không ổn định.
3.3 Sinh vật
Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở
để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự
nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.
4. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội
4.1 Dân cư và nguồn lao động
Đất đai ít, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển, lao động dư thừa và
hàng năm tiếp tục tăng thêm. Hiện nay bình quân mỗi hộ có 0,68 ha, 01 lao
động nông nghiệp có 0,27 ha nhưng vẫn tiếp tục giảm và rất manh mún. Gần
30 triệu lao động ở nông thôn, 95% sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chỉ sử
dụng 73% và hàng năm tiếp tục tăng thêm khoảng 01 triệu lao động, những
nhân tố này đã làm cho năng suất và thu nhập của người lao động rất thấp.
Mặt khác với nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được bổ sung, giá nhân
công thấp. Theo Tổng cục thống kê, lao động nông nghiệp hiện có 30 triệu
người (chiếm trên 70% lao động chung) và hàng năm khu vực nông thôn
tiếp tục được bổ sung thêm khoảng 01 triệu lao động đến độ tuổi hứa hẹn sẽ
đem lại những tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp nước nhà.
4.2 Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Việc giao khoán đất nông nghiệp đã tạo ra động lực mới kích thích sản
xuất phát triển, người nông dân được quyền làm chủ sản xuất trên mảnh đất
của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, đó là ruộng đất manh mún,
nhỏ lẻ không thể tiến tới sản xuất hàng hoá lớn.
Những năm qua,nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, nhờ đó

đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, bước đầu hình thành
vùng chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cũng từ phong
trào này, nhiều mô hình kinh tế mới đã xuất hiện.
4.3 Tiến bộ khoa học kỹ thuật
4.3.1 Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi
Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên
tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Trong chăn
nuôi, giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công
nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng
hơn.
Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá
trị kinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ...) đã tạo
nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới cũng
được áp dụng trong các nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực,
điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng
công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai


thác sau thu hoạch...
Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong
tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được
đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay,
nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ
thành rừng đối với rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990
lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm.
Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ,
thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm
chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
và xuất khẩu.

Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và
quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp,
đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển
từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi...
4.3.2 Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ
Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới
hoá cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát
lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch
lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%).
Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV;
công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6
CV/tàu (năm 2006).
4.4 Thị trường
Nông nghiệp là một ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng
dư xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước ta luôn
có những biến động đáng lưu tâm. Một điều nghịch lý là, dù sản lượng xuất
khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản
đều tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên lại giảm. Qua đó cho
thấy, việc duy trì và ổn định giá của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt
Nam hiện là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không ít khó khăn của
ngành.
Rủi ro thị trường,đặc biệt là thị trường quốc tế,đối với sản xuất nông
nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng là rất lớn và đang gia
tăng.Tuy đây là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường mở
cửa,song trong điều kiện nước ta hiện nay,đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý vì
đa số nông dân còn quá nghèo,nguy cơ rơi xuống đói nghèo hoặc rơi vao
tình trạng phá sản là rất cao.Trong khi đó,cơ chế phòng ngừa rủi ro và yểm
trợ nông dân trước các rủi ro thị trường lại hầu như chưa được thiết lập hoặc
chưa vận hành có hiệu quả.



II. Phân tích vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế của Việt
Nam
1. Mô hình kinh tế lượng giản đơn để nói lên vai trò của nông nghiệp đối
với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Ta có thể lấy dẫn chứng về một mô hình kinh tế lượng như sau:
Giả sử ta xét mô hình:
GDPi =A +B*AGRIi + C*INDUSi+D*SERVIi+E*TRENDi+Ui
Trong đó :GDP là tổng sản phẩm quốc dân(đo bằng USD)
AGRI là giá trị của nông nghiệp (đo bằng USD)
INDUS là giá trị của công nghiệp (đo bằng USD)
SERVI là giá trị của dịch vụ (đo bằng USD)
TREND là biến thời gian
Mô tả số liệu:
• Dữ liệu thời gian
• Các số liệu được thống kê từ năm 1985 đến năm 2008
• Nguồn số liệu : />

Time

GDP

Agri

Indus

Servi

Trend


1985

1.41E+10

5.66E+09

3.85E+09

4.58E+09

1

1986

2.63E+10

1E+10

7.61E+09

8.71E+09

2

1987

3.67E+10

1.49E+10


1.04E+10

1.14E+10

3

1988

2.54E+10

1.18E+10

6.09E+09

7.56E+09

4

1989

6.29E+09

2.65E+09

1.44E+09

2.2E+09

5


1990

6.47E+09

2.51E+09

1.47E+09

2.5E+09

6

1991

9.61E+09

3.89E+09

2.29E+09

3.43E+09

7

1992

9.87E+09

3.35E+09


2.69E+09

3.83E+09

8

1993

1.32E+10

3.94E+09

3.81E+09

5.43E+09

9

1994

1.63E+10

4.47E+09

4.7E+09

7.12E+09

10


1995

2.07E+10

5.64E+09

5.96E+09

9.14E+09

11

1996

2.47E+10

6.84E+09

7.33E+09

1.05E+10

12

1997

2.68E+10

6.92E+09


8.61E+09

1.13E+10

13

1998

2.72E+10

7.01E+09

8.84E+09

1.14E+10

14

1999

2.87E+10

7.3E+09

9.89E+09

1.15E+10

15


2000

3.12E+10

7.65E+09

1.14E+10

1.21E+10

16

2001

3.27E+10

7.6E+09

1.25E+10

1.26E+10

17

2002

3.51E+10

8.08E+09


1.35E+10

1.35E+10

18

2003

3.89E+10

8.76E+09

1.53E+10

1.48E+10

19

2004

4.54E+10

9.9E+09

1.83E+10

1.72E+10

20


2005

5.28E+10

1.11E+10

2.17E+10

2.01E+10

21

2006

5.98E+10

1.22E+10

2.49E+10

2.28E+10

22

2007

6.86E+10

1.4E+10


2.85E+10

2.62E+10

23

2008

9.06E+10

2E+10

3.6E+10

3.46E+10

24

Ta sẽ dùng phần mềm kinh tế lượng STATA để xây dựng mô hình.


STATA sẽ báo cáo các số liệu trong bảng của từng biến số số lần quan sát,
trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
sum
Variable |

Obs

Mean


Std. Dev.

Min

Max

-------------+-------------------------------------------------------time |

24

1996.5

7.071068

1985

2008

gdp |

24

3.11e+10

2.06e+10 6.29e+09 9.06e+10

agri |

24


8.17e+09

4.26e+09 2.51e+09 2.00e+10

indus |

24

1.11e+10

9.02e+09 1.44e+09 3.60e+10

servi |

24

1.18e+10

7.86e+09 2.20e+09 3.46e+10

-------------+-------------------------------------------------------trend |

24

12.5

7.071068

1


24

Sau đây ta sẽ nghiên cứu vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của nông nghiệp
đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình:

reg gdp agri indus servi trend
Source |

SS

df

MS

Number of obs =

-------------+-----------------------------Model | 9.7715e+21
Residual | 2.1307e+14

4 2.4429e+21

19) =

23 4.2485e+20

.

Prob > F

19 1.1214e+13


-------------+-----------------------------Total | 9.7715e+21

F( 4,

24
= 0.0000

R-squared

= 1.0000

Adj R-squared = 1.0000
Root MSE

= 3.3e+06

-----------------------------------------------------------------------------gdp |

Coef. Std. Err.

t

P>|t|

[95% Conf. Interval]

-------------+---------------------------------------------------------------agri | 1.000309 .0005679 1761.31 0.000

.9991205


indus | .9992751 .0006171 1619.25 0.000

.9979835

servi | 1.000432 .0008238 1214.34 0.000

.998708

1.001498
1.000567
1.002157


trend | 96093.66 321941.8

0.30 0.769

_cons | -1741210

-0.53 0.603

3290734

-577738.2

769925.5

-8628795


5146375

-----------------------------------------------------------------------------Sau khi chạy phần mềm kinh tế lượng STATA và nhìn vào bảng kết quả ta
có mô hình :
GDPi = (-1741210) +(1.000309)*Agri i+(0.9992751)*Indusi+
(1.000432)*Serii + ( 96093.66)* Trendi +Ui
Chạy kết quả thông qua phần mềm ta nhận được mô hình giải thích được
100% sự biến thiên của GDP,điều này làm cho việc nghiên cứu về mô hình
này là đáng tin cậy.Tuy nhiên ,vẫn không thể khẳng định kết quả nhận được
hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp mà nó chỉ đúng trong phạm vi nghiên
cứu.Thực sự chỉ với số liệu có được từ năm 1985 đến năm 2008 thì quá ít để
có thể khẳng định tính đúng đắn của mô hình.Tuy nhiên,nó cũng là một mô
hình có ý nghĩa để chúng ta xem xét.
Ý nghĩa của các ước lượng trong mô hình được nêu như sau:
A= - 1741210 nói lên được rằng trong trường hợp AGRI=0 và SERI =0 và
TREND=0và INDUS =0 thì GDP bị chặn bởi – 1741210.
B = 1.000309 nói lên được rằng khi AGRI tăng lên 1 đơn vị USD thì GDP
tăng lên 1.000309 USD với giả định là các yếu tố khác không đổi ,tức là
SERVI ,INDUS,TREND không đổi.
C = 0.9992751 nói lên được là khi INDUS tăng lến 1 đơn vị USD thì GDP
tăng lên 0.9992751 USD với giả đinh là các yếu tố khác không đổi tức là
SERI,AGRI,TREND, không đổi.
D = 1.000432 nói lên được là khi SERVI tăng lên 1 đơn vị USD thì GDP
tăng lên được 1.000432 USD với giả định là các yếu tố khác không đổi tức
là AGRI, INDUS,TREND không đổi.
E = 96093.66 nói lên được là qua thời gian 1 năm thì GDP sẽ tăng lên được
96093.66 US,nói lên được xu thế của GDP qua các năm.
Phân tích kĩ hơn vai trò của nông nghiệp đến phát triển của Viêt Nam
mà mô hình trên nghiên cứu đến vai trò của GDP là một chỉ số đánh giá sự
phát triển thì ta nhận thấy rằng trong các yếu tố của nền kinh tế như công

nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ thì ước lượng (tức là hệ số của mô hình) của
nông nghiệp là lớn nhất ,do đó qua mô hình ta nhận thấy nông nghiệp tác
động lớn nhất đến GDP của Việt Nam.Đây cũng hoàn toàn đúng với thực tế
trong giai đoạn 1985-2008 vì theo phân bố cơ cấu lao động thì nước ta là
một nước nông nghiệp với hơn 80% lao động tập trung vào nông nghiệp.Để
thấy rõ hơn tầm ảnh hưởng của nông nghiệp đến GDP ta nhìn biểu đồ dựa
trên số liệu và STATA cung cấp.


2.000e+10
4.000e+10
6.000e+10
8.000e+10
1.000e+11
0
1985

1990

1995

t

GDP

2000

2005

2010


Agri

ĐƯỜNG GDP VÀ NÔNG NGHIỆP THEO THỜI GIAN

Dựa vào đồ thị trên ta có thể nhận thấy vai trò của nông nghiệp đối với
GDP là rất quan trọng .Khi giá trị nông nghiệp tăng thì GDP cũng tăng theo
và theo thời gian chúng ta có thể nhận thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng
như thế nào của nông nghiệp đến GDP.Cũng theo đồ thị trên và dựa vào mô
hình ta có thể dự đoán được rằng các năm tiếp theo thì GDP cũng chịu ảnh
hưởng khá nhiều vào nông nghiệp và đặc biệt có thể dự đoán đươc một số xu
hướng giá trị của GDP vào thời gian khi ta đã phân tích vai trò của biến
TREND (biến thời gian) ở trên.Chúng tôi dựa vào mô hình dự đoán GDP
năm tiếp theo tăng lên 96093.66 USD (dựa vào hệ số chặn của mô hình).
Trên đây là một dẫn chứng chúng tôi xây dựng và phân tích trên cơ sở
thu thập số liệu.Tuy chúng ta đang nghiên cứu giai đoạn 2000 đến nay
nhưng qua số liệu tổng hợp được từ năm 1985-2008 thì càng cung cấp cho
những phân tích được chính xác hơn.Và cũng thông qua một mô hình này ,
ta thấy được vai trò của nông nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đến
GDP
2. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở
nước ta


Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy nông nghiệp vẫn giữ vai trò
hết sức quan trọng. Bởi vì ở nước ta đa số người dân sống dựa vào nghề
nông. Cho nên có phát triển nông nghiệp thì nguồn thu của các hộ nông dân
được cải thiện sẽ góp phần nâng cao phúc lợi xã hội. Nhằm giảm thiểu bất
bình đẳng trong xã hội.
Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo khu vực

(đơn vị VNĐ)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam />tabid=444&idmid=5)
Năm

2002

2004

2006

2008

KV Thành thị

622,05

815,43

1058,4

1605,2

KV Nông thôn

275,13

378,09

505,7


762,2

2,26

2,157

2,1

2,1

Tỉ lệ

Như chúng tôi đã phân tích nông nghiệp là thành phần chính trong kinh tế
nông thôn. Vì vậy tỉ lệ thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn ngày
càng giảm đó là một tín hiệu đáng mừng. Cho thấy được sự bất bình đẳng
trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn đang ngày một giảm
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng
năm phân theo ngành kinh tế
(Đơn vị %)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam />tabid=387&idmid=3&ItemID=9857)
Sơ bộ
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Phân theo ngành kinh tế
Tổng số
100.0

100.0
100.0
100.0 100.0
Nông nghiệp và lâm nghiệp
53.6
51.8
50.2
48.9
48.2
Thuỷ sản
3.5
3.6
3.7
3.7
3.7
Công nghiệp khai thác mỏ
0.8
0.9
0.9
1.0
1.0
Công nghiệp chế biến
12.3
13.1
13.5
14.0
14.3
Sản xuất và phân phối điện, khí
0.4
0.4

0.4
0.5
0.5


đốt
Xây dựng
TN; sửa chữa xe có động cơ, mô
tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và
gia đình
Khách sạn và nhà hàng
Vận tải, kho bãi và thông tin liên
lạc
Tài chính, tín dụng
Hoạt động khoa học và công
nghệ
Các hoạt động liên quan đến kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
QLNN; bảo đảm XH bắt buộc
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
Hoạt động văn hoá và thể thao
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và
hiệp hội
Hoạt động phục vụ cá nhân, công
cộng và dịch vụ làm thuê

4.7

4.9


5.1

5.3

5.6

10.6
1.6

10.8
1.7

11.0
1.7

11.0
1.7

11.0
1.7

2.6
0.3

2.6
0.4

2.5
0.4


2.5
0.5

2.5
0.5

0.1

0.1

0.1

0.1

0.1

0.3
3.6
2.6
0.8
0.3

0.4
3.6
2.7
0.8
0.3

0.5

3.7
2.8
0.8
0.3

0.5
3.8
2.9
0.8
0.3

0.5
3.8
2.9
0.8
0.3

0.3

0.4

0.4

0.5

0.4

1.6

1.7


1.9

2.0

2.0

Cơ cấu lao động giữa các các ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp,tăng tỷ trọng lao
động trong ngành Công nghiệp &Dịch vụ.
3. Sản phẩm nông nghiệp là nguồn cung cấp các yếu tô đầu vào cho
công nghiệp chế biến
Bảng dưới đây biểu hiện cho mức sản lượng ngày càng tăng lên của các
cây công nghiệp. Nhằm phục vụ tốt cho công nghiệp chế biến ở nước ta
Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm
(Đơn vị nghìn tấn)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam />tabid=390&idmid=3&ItemID=9994)


Chè
(Búp tươi)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

2008
Sơ bộ
2009

314.7
340.1
423.6
448.6
513.8
570.0
648.9
705.9
746.2

Cà phê
( Nhân)
802.5
840.6
699.5
793.7
836.0
752.1
985.3
915.8
1055.8

Cao su
Hồ tiêu
(Mủ khô)
Nghìn tấn

290.8
39.2
312.6
44.4
298.2
46.8
363.5
68.6
419.0
73.4
481.6
80.3
555.4
78.9
605.8
89.3
660.0
98.3

Hạt điều
67.6
73.1
128.8
164.4
204.7
240.2
273.1
312.4
308.5


Dừa
884.8
892.0
915.2
893.3
960.1
977.2
1000.7
1034.9
1095.1

798.8
1045.1
723.7
105.6
293.5
1128.5
Góp phần phát triển nghành công nghiệp chế biến thủy sản nước nhà
Sản lượng thủy sản
(Đơn vị nghìn tấn)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam

/>Chia ra
Nuôi trồng

Tổng số
Năm
2000
2001
2002

2003
2004
2005
2006
2007
2008
Sơ bộ 2009

2250.5
2434.7
2647.4
2859.2
3142.5
3465.9
3720.5
4197.8
4602.0
4847.6

Khai thác
Nghìn tấn
1660.9
1724.8
1802.6
1856.1
1940.0
1987.9
2026.6
2074.5
2136.4

2277.7

589.6
709.9
844.8
1003.1
1202.5
1478.0
1693.9
2123.3
2465.6
2569.9

Sản lượng gỗ và lâm sản tăng lên cũng thúc đẩy sự phát triển của các
ngành chế biến gỗ và lâm sảm
Sản lượng lâm nghiệp
(Đơn vị tỷ đồng)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam


/>Chia ra
Dịch vụ và các
Tổng số
Trồng và
Khai thác
hoạt động lâm
Năm
nuôi rừng
lâm sản
nghiệp khác

Tỷ đồng
2000
7673.9
1131.5
6235.4
307.0
2001
7999.9
1054.2
6623.6
322.1
2002
8411.1
1165.2
6855.0
390.9
2003
8653.6
1250.2
6882.3
521.1
2004
9064.1
1359.7
7175.8
528.6
2005
9496.2
1403.5
7550.3

542.4
2006
10331.4
1490.5
8250.0
590.9
2007
12108.3
1637.1
9781.0
690.2
2008
14369.8
2040.5
11524.6
804.7
Sơ bộ 2009
15367.2
2182.2
12309.1
875.9
4. Dân số nông thôn là thị trường quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm
Công nghiệp,dịch vụ phát triển thì kéo theo đó phải có một thị trường
tiêu thụ rông lớn. Thị trường trong nước vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Mặt
khác số lao động tham gia vào nông nghiệp ở nước ta hiện nay vào khoảng
49%. Vì vậy đây là thị trường rất quan trọng trong việc tiêu thụ các sản
phẩm công nghiệp như tư liệu sản suất và hàng tiêu dùng. Trong những năm
qua tiêu dùng ở khu vực nông thôn không ngừng gia tăng. Nó phản ánh thu
nhập của người dân đã được cải thiện và sự phát triển của ngành công

nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là các nghành công nghiệp sản suất tư liệu sản
suất, hàng tiêu dùng và dịch vụ.

Chi tiêu bình quân một nhân khẩu bình quân một tháng theo thành thị
và nông thôn (Đơn vị VNĐ)
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam />tabid=512&idmid=5&ItemID=9646)
Năm

2002

2004

2006

2008


KV Thành thị

795,5

652,0

811,8

1245,3

KV Nông thôn

232,1


314,3

401,7

619.5

Tỉ lệ

3,43

2,07

2,02

2,01

III. Thách thức và giải pháp đối với nền nông nghiệp Việt Nam
1. Thách thức
1.1 Vấn đề về môi trường trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Cháy rừng đang là một vấn nạn của ngành nông nghiệp, vừa trực tiếp gây
mất rừng vừa gián tiếp gây ra hiệu ứng khí thải nhà kính. Ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật thủy văn các con sông, gây nên hiện
tượng hạn hán trên diện rộng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và gây ra
nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ở khu vực phía Nam. Tại đồng bằng sông
Cửu Long, mực nước trên sông có khuynh hướng tăng, gây ngập trên diện
rộng. Đồng thời đồng bằng sông Cửu Long còn phải hứng chịu hiện tượng
nước mặn xâm nhập vào nội địa gây thiếu nghiêm trọng nước ngọt phục vụ
sản xuất, sinh hoạt. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ
làm quá trình xâm nhập mặn vào nội địa đồng bằng sông Cửu Long sâu hơn,

không loại trừ địa phương nào và nước ngọt sẽ trở nên khan hiếm hơn. Các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần lựa chọn giải pháp tối ưu để ứng phó.
Thời tiết thay đổi thất thường cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại dịch
bệnh mới.
1.2 Đời sống dân cư nông thôn
Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức trên 2 lần.
Tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn (18,1%) cao gấp 6 lần khu vực thành thị
(3,1%). Gần 90% hộ nghèo tập trung ở vùng thường xuyên gánh chịu thiên
tai nên khả năng tái nghèo rất lớn. Ảnh hưởng của thời tiết và thiên tai ngày
một nhiều có khả năng làm giảm sản lượng lương thực, thực phẩm gây nguy
cơ đói cục bộ tại các vùng khó khăn. Tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc ít người
vẫn ở mức rất cao và tốc độ giảm nghèo rất chậm.
Lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 70%
dân số. Xét về độ tuổi, lao động nông thôn tương đối trẻ, với 47,7% nằm
trong độ tuổi từ 15-35 tuổi. Tuy có số lượng lao động trẻ dồi dào nhưng chất
lượng lao động nông thôn còn thấp, cản trở đầu tư tư nhân vào nông nghiệp
nông thôn, cũng như việc rút lao động nông thôn vào khu vực công nghiệp dịch vụ chính thức ở đô thị.


Tăng trưởng nông nghiệp suy giảm trong bối cảnh giá XK giảm sút, ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân tại các vùng XK nônglâm-thủy sản. Nông hộ buộc phải giảm chi tiêu.
• 68,4% số hộ giảm chi tiêu cho thịt cá khoảng 18,5%.
• 65,2% số hộ giảm chi tiêu cho đồ dùng lâu bền khoảng 13,6%.
• 52,3% số hộ giảm chi tiêu cho xây dựng khoảng 25,9%.

Giá trị các tiểu nghành trong nông nghiệp Việt Nam
(nguồn tổng cục thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn )

Nhận xét: Tăng trưởng suy giảm ở tất cả các tiểu ngành nông-lâm-thủy sản
trừ ngành chăn nuôi

1.3 Hàm lượng chất xám trong nông sản chưa cao
Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới về gạo, cà phê, hồ tiêu, điều nhân…
nhưng chỉ mới là xuất thô, hàm lượng chất xám trong nông sản xuất khẩu
chưa nhiều. Giá thành cao, sản xuất manh mún là yếu tố khiến ngành nông
nghiệp không thể đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn. Các giống
cây, con mới nhập vào nước ta bán rất đắt, bà con lại không thể tùy tiện nhân
giống vì vấn đề bản quyền là những trở ngại lớn của ngành nông nghiệp.
Nhiều mặt hàng nông sản của ta hiện nay giá cao hơn nước ngoài, chất
lượng không bảo đảm. Khả năng chuyển từ xuất khẩu thô lên chế biến với
thương hiệu riêng để tăng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp đòi hỏi cả
một quá trình. Ngoài việc nông sản của chúng ta không đảm bảo về chất
lượng cũng như an toàn vệ sinh, chúng ta còn phải đối mặt với việc trợ cấp


của các nước công nghiệp phát triển nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp của
họ. Một con bò của EU được hưởng trợ cấp 2,62 USD/ngày.
Lý do của việc hàm lượng chất xám trong nông sản chưa nhiều có thể
được lý giải bằng việc các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn Việt Nam
chưa nhiều. Hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp còn kém hiệu quả,
mức độ cơ giới và áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn
nhiều hạn chế. Khả năng liên kết tới thị trường còn thấp, cạnh tranh còn
kém. Ngoài ra tập tục canh tác phân tán manh mún cộng thêm việc nông dân
còn thiếu thông tin và kiến thức trong sản xuất cũng là một trong những yếu
tố dẫn đến việc nông sản của chúng ta không đảm bảo về chất lượng, vệ
sinh…
1.4 Chính sách nông nghiệp của chúng ta còn nhiều hạn chế.
“Nông dân Việt Nam tự do nhất thế giới, muốn trồng gì thì trồng, muốn
nuôi gì thì nuôi!”, (Giáo sư Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại
học An Giang). Vấn đề chúng ta muốn đề cập đến ở đây chính là việc nông
dân vẫn “tự bơi” vì sự hướng dẫn, hỗ trợ, đầu tư thiết thực cho họ vẫn quá ít

ỏi. Ngay cả chính sách bảo vệ nông dân trước những sản phẩm kém chất
lượng như phân bón giả... cũng không hiệu quả. “Chỉ thỉnh thoảng kiểm tra
và nếu phát hiện thì phạt 2 triệu đồng là xong. Quá nhẹ” (Giáo sư Võ Tòng
Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang). Nhà nước chúng ta
còn ít quan tâm đến việc bảo hộ cho người nông dân. Với khoảng 70% dân
số là nông dân vậy mà họ luôn phải lo nông sản của họ năm sau có được
mùa, được giá hay không. Điều này hoàn toàn khác biệt với các nước Tây
Âu, nhà nước luôn hỗ trợ người nông dân rất nhiều. Họ luôn thông báo năm
tới sẽ mua bao nhiêu nông sản của nông dân, giá tối thiểu bao nhiêu, số
lượng như thế nào…
2. Giải pháp
Từ những gì phân tích ở trên cùng với sự tổng hợp của nhiều nguồn khác
nhau chúng tôi xin trích dẫn một số giải pháp giúp phát triển nông nghiệp ở
Việt Nam
Chúng ta cần nhiều ở chính sách nông nghiệp
Cần hợp tác sản xuất theo dạng nhóm, tổ, hợp tác xã để dễ thực hiện.
Đồng thời, cần giúp nông dân nâng cao năng lực sản xuất theo các tiêu
chuẩn quốc tế và tăng tính liên kết với doanh nghiệp. Lâu nay, có chủ
trương, có hô hào nhưng vẫn mang tính hình thức trong thực hiện bởi mới có
yếu tố “cần”, chưa có yếu tố “lợi”. Doanh nghiệp và nông dân cần nhau,
nhưng chia sẻ lợi ích thì chưa thực hiện được.
Đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho khu vực nông thôn. Đồng thời nhà
nước cũng cần quan tâm đến việc bổ sung kiến thức cho nông dân, kiến thức
về sản xuất, sơ chế, bảo quản, hay là kiến thức về pháp luật. Như hiện tại,


một số nông dân ký hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp, nhưng khi có
tranh chấp thì nông dân luôn bất lợi bởi thiếu hiểu biết về pháp luật.
Thực hiện các chính sách hỗ chợ người nông dân về cây giống vật nuôi
và biện pháp kĩ thuật. Đồng thời có những chính sách bảo hộ người nông

dân trên nguyên tắc không vi phạm các điều luật của WTO nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nước nhà.
Nếu đi đúng hướng và có những chính sách về nông nghiệp đúng đắn thì
Việt Nam hoàn toàn có thể “làm giàu” từ nông nghiệp.



×