Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU SƠNTHANH ĐANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
UNIVERSITY OF ECONOMICS HOCHIMINH CITY

•

TIỂU LUẬN:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU SƠN
THANH ĐANG

MÔN

: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

GV

: Th.S NGÔ THỊ HẢI XUÂN

LỚP

: NT02 – HC14

NHÓM

: 6

SVTH

:
NGUYỄN THỊ THU – 33111022594


TRẦN THỊ THUỶ TIÊN – 33111022177
KAO THỊ NGUYỆT HẰNG – 33111025277
NGUYỄN MINH TÂM – 33111022558
PHẠM NGỌC THANH XUÂN – 33111024312
LƯ HÀ VÂN – 33111022592


Mục lục:
Phần 1: Giới thiệu về Công Ty TNHH SX TM XNK SƠN THANH ĐANG 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển

1

2. Giới thiệu về công ty

2

3. Cơ cấu tổ chức của công ty

3

4. Hoạt động kinh doanh

3

Phần 2: Vài nét về thị trường mua bán sơn ở Việt Nam

4

1. Mô tả ngành công nghiệp sản xuất sơn ở Việt Nam


4

2. Về quy mô

4

Phần 3: Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa

8

1. Thành tựu và những thế mạnh

8

2. Những tồn tại và khó khăn

8

Phần 4: Phân tích tình hình doanh thu của công ty Thanh Đang

10

1. Nhận xét

10

2. Phân tích các nhân tố tác động

12


3. Giải pháp để tăng doanh thu bán hàng trên thị trường

15

Phần 5: Phân tích tình hình bán hàng theo phương thức tiêu thụ sản phẩm

16

1. Nhận xét

17

2. Phân tích các nhân tố tác

18

3. Giải pháp cho việc tăng sức tiêu thụ trên các kênh phân phối

20

Phần 6: Phân tích tình lưu chuyển hàng hoá

21

1. Nhận xét

22

2. Phân tích các nhân tố tác


23

3. Giải pháp

26

Phần 7: Phân tích tình hình chi phí của công ty

28

1. Giá vốn hàng bán

30

2. Chi phí bán hàng

30

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

32

4. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

35
ii


Phần 8: Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Thanh Đang


36

1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Thanh Đang

36

2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Thanh Đang

40

Phần 9: Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh

42

công ty Thanh Đang
1. Dịch vụ và sản phẩm

42

2. Phân phối và xúc tiến thương mại

42

3. Nội lực doanh nghiệp

43

iii



Phần 1
Giới thiệu về Công Ty TNHH SX TM XNK SƠN THANH ĐANG
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH SX TM XNK SƠN THANH
ĐANG có tiền thân là Công ty TNHH TM XNK SƠN THANH ĐANG được thành lập
vào năm 1990 với vồn điều lệ ban đầu là 300 triệu đồng, hoạt động trong lĩnh vực mua
bán trao đổi sơn công nghiệp cho xe máy và xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm
1995 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất sơn tại Việt Nam.
Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất, khởi đầu
là việc xây dựng cơ sở sản xuất với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ đồng, chuyên sản xuất các mặt
hàng lót chống gỉ cho kim loại. Để nâng công suất sản xuất thêm các mặt hàng sơn màu
và sơn bóng, đến năm 2004 công ty đầu tư xây dựng nhà máy mới đưa vào hoạt động
cuối tháng 12 năm 2004 tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore 1, tỉnh Bình Dương.
Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng của nhà máy sản
xuất sơn Thanh Đang, cùng với công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể cung cấp sản phẩm
phù hợp với mọi nhu cầu của quý khách hàng. Hiện tại, chi nhánh công ty cũ vẫn duy trì
hoạt động bình thường (số liệu trong bài báo cáo là của công ty thương mại, là công ty cũ
thuộc hệ thống của tổng công ty Sơn Thanh Đang hiện nay).
Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với quy
mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 công ty chính thức chuyển sang Công ty TNHH SX
TM XNK SƠN THANH ĐANG với số vốn điều lệ là 12 tỷ đồng.
Công ty sơn Thanh Đang cho đến hôm nay cũng đã phần nào có được vị trí trong một
số đối tượng khách hàng, và là sản phẩm sơn Việt Nam phục vụ cho ngành xe máy và xe
ô tô đầu tiên được quan tâm và ủng hộ nhiều nhất. Toàn bộ các nguyên liệu sản xuất đều
phải có chất lượng cao và được nhập khẩu từ các tập đoàn lớn như: Bayer, BASF, Ciba,
Dow, Connell, Mobil, Toyo, Borcher…..
Định hướng phát triển:
iv





Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường.

• Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất ngành sơn.
• Luôn chú ý học hỏi và nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Làm hài lòng khách hàng.

2. Giới thiệu về công ty:
• Tên công ty: Công ty TNHH SX TM XNK SƠN THANH ĐANG.
• Tên tiếng Anh: TADACO
• Vốn điều lệ: 12.000.000.000 (Mười hai tỷ đồng chẵn).
• Trụ sở chính: số 40 đường 4 KCN Việt Nam Singapore 1, Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
• Điện thoại: (84-0650) 3767270
• Fax: (84-0650) 767271
• Trụ sở 2 (Văn Phòng): số 9, đường 21, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức,
TPHCM
• Cửa hàng 1: 238 quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM
• Điện thoại: (84-08) 38990927
• Fax: (84-08) 3 5118446
• Cửa hàng 2: C12/3A Xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM


Điện thoại: (84-08) 22409406

• Email:
• Email:
• Giấy CNĐKKD: 3700599440 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương

cấp đăng ký lần đầu ngày 04/10/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày
23/12/2008
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
• Sản xuất gia công, mua bán các loại sơn.
• Nguyên liệu,phụ liệu ngành sơn.
v


• Dịch vụ sữa chữa xe máy và ô tô.
• Sơn gia công.
• Gia công, chế tạo hạt nhựa, nhựa gia dụng.

3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Trụ sở chính Công ty Sơn Thanh Đang:
• Địa chỉ: số 40 đường 4 KCN Việt Nam Singapore 1, Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
• Với tổng diện tích khoảng hơn 4.000m2, trụ sở chính của công ty là nơi làm
việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty, và các phòng quản
lý sản xuất gồm: Bộ phận Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phòng Kỹ thuật
phối màu, Bộ phận sản xuất hàng, Bộ phận đóng gói.
Trụ sở 2 (văn phòng tại TPHCM):
• Tổng diện tích khoảng hơn 1.400m2 phụ trách về kênh phân phối bán hàng
gồm có: Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng
Kế toán - Tài chính,bộ phận bán hàng, Bộ phận giao nhận hàng hóa, Bộ
phận lưu kho.

4. Hoạt động kinh doanh:
Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của công ty hiện nay là sản xuất các mặt hàng
màu nhiều loại cho xe máy và ô tô cùng một số ít sản phẩm khác phục vụ cho sơn công
trình, sơn mài, sơn gỗ. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu

chuẩn khác nhau.

vi


Phần 2
Vài nét về thị trường mua bán sơn ở Việt Nam
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2010: Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009 trong đó lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,78%, công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,52% (Tổng Cục Thống
kê 29/12/2010).
Cùng với đà tăng trưởng của cả nước 2010, với sự nổ lực tuyệt vời của doanh
nghiệp, ngành sơn mực in Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Theo số liệu của TCTK
29/12/2010 – Sơn hóa học tăng 34,7%.
Năm 2010 đã xảy ra 22 vụ cháy trong đó có 2 doanh nghiệp sản xuất Sơn- Mực in,
20 cửa hàng kinh doanh và cơ sở sử dụng sơn- mực in, gây thiệt hại cả trăm tỉ đồng, đã
gây bức xúc không những cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành nghề mà cho
cả cộng đồng xã hội liên quan. Điều đáng lưu ý là các vụ cháy xảy ra ngày càng nhiều
hơn do sự bất cẩn và chưa thực hiện nghiêm túc về an toàn phòng cháy nổ của các cơ sở
sử dụng và gia công sơn.

1. Mô tả ngành công nghiệp sản xuất sơn ở Việt Nam:
Ngành sản xuất sơn ở Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ XX,
từ cơ sở là dầu thực vật như dầu lanh, dầu chẩu, dầu cao su sẵn có trong nước. Thời kỳ
này, sản lượng sơn còn ít, chủng loại hạn chế, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, được cung
cấp cho lĩnh vực xây dựng. Từ chổ chỉ sản xuất được một vài loại sơn thông dụng, chất
lượng thấp, đến nay, ngành sản xuất sơn ở Việt Nam đã có thể sản xuất được nhiều loại
sơn đặc chủng, có chất lượng cao như sơn trang trí, sơn dân dụng, sơn dầu, sơn nước, sơn
bột,…và các loại sơn kỹ thuật như sơn trong môi trường nước biển (Sơn tàu biển, dàn
khoan), sơn giao thông ( sơn mặt đường, sơn phản quang), sơn chống thấm, sơn chịu

nhiệt… phục vụ từng yêu cầu đặc thù của khách hàng.

2. Về quy mô:
Trước kia, sản xuất sơn tập trung chủ yếu ở khu vực quốc doanh. Khu vực ngoài
quốc doanh chỉ có một vài cơ sở sản xuất nhỏ, sản phẩm làm ra chất lượng thấp. Những
vii


năm gần đây, nhờ thu hút đầu tư nước ngoài, ngành sản xuất sơn ở Việt Nam đã có bước
phát triển vượt trội, nhiều hãng sơn nổi tiếng đã đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên
doanh, 100% vốn nước ngoài hoặc chuyển giao công nghệ. Số doanh nghiệp sơn không
ngừng tăng theo thời gian.
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất sơn theo thời gian
NĂM
SỐ DOANH NGHIỆP

2002
60

2004
120

2006
166

2008
200

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 (*số liệu thống kê chưa đầy đủ)
Hiện nay các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân chỉ chiếm khoảng 30% năng lực

sản xuất toàn ngành, với các loại sản phẩm sơn có chất lượng cao của một số hãng có
tiếng trên thế giới như TOA, ICI, Jotun.v.v..
Bảng 2.2: Năng lực sản xuất của các loại hình doanh nghiệp trong ngành sơn thời gian
gần đây
DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC/CỔ PHẦN
DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TỔNG

2002

2003

2004

2005

2006

2007

17.014

11.897

8.841


10.856

107.43

12.631

18.398

34.512

40.903

45.114

54.187

60.084

64.339

116.152

11.598

150.207

155.324

162.616


99.751

162.543 165.724

206.177

220.254

235.331

Các sản phẩm sơn của Việt Nam được sản xuất tập trung nhiều ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, tiếp theo là ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và một
số tỉnh miền trung như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
Tỉ lệ đóng góp về sản lượng của các loại sơn (năm 2006). Qua đó có thể thấy được
rằng sơn trang trí chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là sơn công nghiệp.

viii


Hình 2.1: Tỉ lệ đóng góp về sản lượng của các loại sơn
Xu hướng phát triển ngành:
Lượng sơn tiêu thụ ở Việt Nam còn thấp, mới chỉ đạt từ 2,8kg/người/năm (năm
2007). Trong đó tại các nước phát triển như Úc và Nhật Bản bình quân tiêu thụ là 912kg/người/năm và các nước trong khu vực cũng đạt 4-5kg/người/năm. Như vậy nhu cầu
sơn của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng theo đà phát triển kinh tế của đất nước. Thị trường
ngành sơn năm 2007 đạt được 459 triệu USD về giá trị và 247.000 tấn về sản lượng. Xu
hướng tăng trưởng của ngành sơn Việt Nam đã được khẳng định. Theo dự báo ngành sơn
sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Với trên 80 triệu dân, trong đó 90% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam có thị
trường nội địa rộng lớn.Trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam hiện được coi là
một điểm đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bán lẻ. Mức lưu chuyển hàng hóa của thị trường

trong nước liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Và có thể nói đây là thế mạnh của
Việt Nam, trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm hạn chế tác hại từ
cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay!
Tuy nhiên trên thực tế, những năm qua thế mạnh trên chưa được khai thác là bao,
bởi hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa còn một số mặt bất cập. Cơ sở vật
chất cho hoạt động xúc tiến thương mại quy mô toàn quốc còn hạn chế, ở các địa phương
ix


còn nhiều thiếu thốn. Tổ chức hội chợ, hay triển lãm nhiều địa phương phải tiến hành tại
nhà bảo tàng, trung tâm văn hóa, sân vận động... Tại một số hội chợ triển lãm, hàng hóa
trưng bày không nổi trội, trùng lặp; doanh nghiệp tham gia, chỉ nhằm bán hàng, không lo
thăm dò thị trường để có đối sách với từng mặt hàng và mở rộng thị trường về lâu dài.
Bên cạnh đó, thông tin thu thập chưa thật phong phú, chuyển tải chưa nhanh, khả năng
phân tích, dự báo, năng lực vận dụng hạn chế, đề ra đối sách chưa nhạy bén với những
diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị trường...
Những yếu kém đó còn có nguyên nhân do xúc tiến thương mại là hoạt động mới,
trong bối cảnh đang hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn tài chính ở nơi này nơi khác còn eo hẹp, công tác xúc
tiến thương mại lại chưa được quan tâm đúng mức, nên có nơi ngân sách mới chỉ để duy
trì bộ máy hành chính của tổ chức xúc tiến thương mại, chưa thể triển khai nhiều hoạt
động khác. Tình hình đó đã làm cho nhịp độ lưu chuyển hàng hóa trong nước chưa đạt
kết quả như mong muốn.
Hơn nữa, hiện nay cần phải hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài
chính toàn cầu và từ ngày 1/1/2009, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa thị
trường bán lẻ hoàn toàn cho các nhà phân phối nước ngoài. Vì thế, việc tiếp tục phát triển
thị trường trong nước vừa cấp thiết, vừa là vấn đề chiến lược, nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, gián tiếp giảm nhập siêu, nhất là dòng hàng từ các nền kinh tế ngoài nước tràn
vào.
Nhiều doanh nghiệp thương mại đã củng cố và phát triển hệ thống phân phối, triển

khai các loại hình bán buôn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Mạng
lưới chợ và loại hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển.
Với sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của toàn
dân, thị trường hàng hoá trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, cân đối cung cầu các
mặt hàng trọng yếu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân, không để xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá.

x


Phần 3
Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa
1. Thành tựu và những thế mạnh:
Thanh Đang hiện tại là công ty Việt Nam có năng lực sản xuất, mua bán sơn cho xe
máy và ô tô thuộc loại khá trong các doanh nghiệp cùng ngành. Cung cấp đầy đủ và đa
dạng về chủng loại, màu sắc các dòng màu xe từ những thập niên 50 cho đến những dòng
xe mới nhất hiện nay.
Công ty hiện nhập khẩu thế hệ máy nghiền tốt nhất có đủ điều kiện cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài khác. Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ
cho nhu cầu của khách hàng.
Công ty có các đại lý nằm rải rác từ miền trung trở vào miền tây, thị trường chủ yếu
vẫn tập trung tại TPHCM.
Việc kiểm soát chi phí sản xuất, thu mua nguyên liệu của công ty được thực hiện
khá tốt nên giá bán các sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh cao so với các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại trong nước và nước ngoài
Mặc dù vậy thị trường của công ty còn thu hẹp chỉ trong phạm vi nội địa, do chưa
có đủ năng lực đáp ứng được hết tất cả các đơn đặt hàng của các đối tác.
Các chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sức khỏe và an toàn
phòng cháy của công ty gồm có: các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng,đường đi,môi trường,
thiết bị phòng cháy;vệ sinh nhà xưởng, kho tàng v.v... Công ty cũng xây dựng một hệ

thống kiểm soát bao gồm các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ, quản
lý chặt chẽ.. Công ty có xây dựng hệ thống hút bụi để đảm bảo môi trường cho phân
xưởng sản xuất sơn.
Ngoài ra để bảo đảm chất lượng của cả quá trình từ thu mua nguyên liệu, sản xuất
chế biến, tồn trữ đến tiêu thụ, công ty cũng chỉ lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín
đảm bảo cho mọi sản phẩm sản xuất tại công ty khi đưa ra thị trường phù hợp với yêu cầu
về mặt chất lượng.

2. Những tồn tại và khó khăn:
xi


Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Thiếu vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát
triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới.
Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Một số nguyên nhân trong 3 năm gần đây xảy ra khi khủng hoảng kinh tế:
Do giá đô liên tục biến động tăng cao trong năm 2010 và đầu 2011, các nguyên liệu
để phục vụ cho ngành sản xuất sơn chủ yếu phải nhập khẩu từ thị trường nước nước
ngoài. Nên giá nhập các nguyên liệu đầu vào tăng lên.
Ngoài ra lượng titan, nitrocellulose, maleic… một số nguyên liệu chủ lực của ngành
do khai thác quá mức nguồn tài nguyên dẫn đến bị thiếu hụt, sản xuất không đủ cung cấp
cho nhu cầu, giá thành các nguyên liệu này bị tăng lên gần như là gấp đôi. Và dự đoán
trong thời gian sắp đến là không thể giảm giá thành xuống.
Các công ty bán nguyên liệu cũng có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng
mua nguyên liệu trả tiền ngay, giá sẽ rẻ hơn các công ty mua chịu thời gian trả chậm 30
ngày hay 60 ngày, tùy theo thỏa thuận.
Về sơn gổ: sản phẩm gỗ xuất khẩu giảm, lượng tiêu thụ sảm phẩm sơn giảm theo.
Về sơn trang trí và công trình: cũng giảm trầm trọng, do thị trường bất động sản bị
đóng băng, các công trình xây dựng cao ốc, chung cư, nhà ở, hoặc dịch vụ sữa chửa nhà

cửa cũng được tiết kiệm, hạn chế hết mức cần thiết.
Về sơn kim loại (sơn xe, sơn cửa sắt, nhà xưởng tôn, sơn tàu biển…): cũng bị cắt
giảm do khoản tiền dư ra được người dân phục vụ chủ yếu vào dự trữ thực phẩm, cất trữ
là chính, giảm bớt các nhu cầu phát sinh vì những mục đích chưa cần thiết.

xii


Phần 4
Phân tích tình hình doanh thu của công ty Thanh Đang
Hình 4.1: Tình hình doanh thu chung của công ty qua 3 năm:

1. Nhận xét:
Tổng doanh thu từ năm 2009 tới năm 2010 liên tục tăng, năm 2010 DT tăng 323.479.581
VNĐ với mức tăng là 6,93 %. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 285.429.944 VND với
mức tăng là 5,72%. trong đó bao gồm:
• Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp chiếm tỉ trọng gần như 100% tổng doanh thu
mà doanh nghiệp có được qua các năm.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng và là nhân tố chính làm cho tổng doanh thu
tăng thêm. Doanh thu từ HDBHDV năm 2010 tăng nhiều nhất, so với năm 2009
tăng 333.265.781 VNĐ với mức tăng 7,17%, sang năm 2011 tăng 289.601.498
VNĐ so với năm 2010, tăng 5,18%

xiii


Bảng 4.1: Tình hình doanh thu chung của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu


2009

1. Doanh thu thuần
từ HĐBH
2. Doanh thu từ
HĐTC
3. Doanh thu khác
Tổng doanh thu

Tỉ trọng (%)

2010

Tỉ trọng (%)

2011

4.646.895.225

99,6071954

4.980.161.006

99,829

5.269.762.504

99,917


13.731.600

0,29433979

5.481.000

0,1099

4.357.400

0,0826

4.593.600
4.665.220.425

0,0984648
100

3.058.000
4.988.700.006

0,0613
100

10.046
5.274.129.950

0,0002
100


Bảng 4.2: So sánh sự chênh lệch doanh thu giữa năm 2009- 2010 và 2010- 2011
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần từ HĐBH
2. Doanh thu từ HĐTC
3. Doanh thu khác
Tổng doanh thu
Chú thích:

Tỉ trọng (%)

2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
333.265.781
7,1717946
-8.250.600
-60,084768
-1.535.600 -33,4291188
323.479.581
6,93385417

- HĐBH: Hoạt động bán hàng
- HĐTC: Hoạt động tài chính

2011/2010
Tương đối
Tuyệt đối
289.601.498
5,8151
-1.123.600

-20,5
-3.047.954
-99,671
285.429.944
5,7215


• Doanh Thu từ HDTC của doanh nghiệp
Doanh Thu từ HDTC của doanh nghiệp có được chủ yếu từ tiền lãi của tiền gửi
ngân hàng. Trong các năm 2010 và 2011 doanh nghiệp rút vốn để đã đầu tư thêm
những trang thiết bị hỗ trợ phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động cùng với cải
tiến kỹ thuật nên lãi suất qua các năm đều giảm. năm 2010 mức giảm doanh thu là
nhiều nhất giảm 8.250.600 VNĐ so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục giảm
1.123.600 so với năm 2010.
• Doanh thu khác
Doanh thu khác của doanh nghiệp giảm nhiều nhất năm giữa năm 2010 - 2011 với
mức giảm là 3.047.954 VNĐ so với mức giảm trước đó, năm 2009-2010 là
1.535.600 VNĐ.

2. Phân tích các nhân tố tác động:
• Doanh thu từ hoạt động bán hàng qua các năm đều tăng
o

Khách quan:


Là một nền kinh tế xã hội ổn định và đang phát triển mạnh trong khu
vực, thị trường Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng với mức tiêu thụ lớn.
Như vậy nhu cầu sơn của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng theo đà phát triển kinh
tế của đất nước. Đây là điểm thuận lợi để doanh nghiệp tăng doanh số bán

hàng.



Việt Nam có thị trường nội địa rộng lớn, phần lớn dân số tập trung ở
nông thôn và hiện nay trước những khó khăn trong nền kinh tế thì người
tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, cộng với mức sống tại khu vực
nông thôn không cao nên nhu cầu sản phẩm sơn ở phân khúc thị trường cấp
thấp tăng mạnh, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội
địa đối với các doanh nghiệp ngoài nước trong các dòng sản phẩm có giá
thấp.




Mặt hàng chủ lực trong các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là
mặt hàng sơn trên kim loại bao gồm sơn công trình, sơn xe máy và ô tô, sơn
tàu …. Hiện tại thị trường xe máy và ôtô ở Việt Nam có sự phát triển lớn
mạnh. Theo thông tin từ Công ty Honda Việt Nam (HVN) cho thấy, thị
trường xe máy của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, năm 2009 đạt 2,26
triệu xe, và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm 2010 và 2011. Đặc biệt với
các loại dòng xe tay ga đang dần thay thế và chiếm lĩnh thị trường. Bên
cạnh đó, sự phát triển của các cơ sở sản xuất lắp ráp ôtô trong nước cũng
tăng mạnh. Điều này là nhân tố chính thúc đẩy sản lượng sơn bán trên thị
trường của doanh nghiệp tăng lên, góp phần tăng doanh số bán hàng của
doanh nghiệp.



Ngoài mặt hàng sơn kim loại thì doanh nghiệp cũng kinh doanh những

mặt hàng sơn mài gỗ. Mà ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn chiếm
tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010 ngành chế biến gỗ và
xuất khẩu sàn gỗđạt chỉ tiêu đề ra sẽ là tiền đề đi đến mục tiêu là 6 tỷ USD.
Với sự phát triển của ngành sản xuất gỗ lớn mạnh như vậy thì các sản phẩm
sơn mài phục vụ cho việc sản xuất cũng gia tăng theo. Tạo cho các doanh
nghiệp có một lối đi khác, đó là thị trường ngách. Sơn gỗ chiếm 10-15% giá
thành của mặt hàng gỗ, nhưng có tính quyết định toàn bộ sản phẩm gỗ có
thể xuất khẩu được hay không. Với kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,91 tỉ
USD trong năm 2011, rõ ràng doanh thu của mảng sơn gỗ không hề nhỏ.

o

Chủ quan:


Về giá cả các mặt hàng sơn trên thị trường thì sơn ngoại hầu hết đều có
giá cao và đang chiếm lĩnh thị trường thành thị còn sơn nội được bán ở
nông thôn hoặc xuất khẩu, với giá trung bình chỉ bằng 1/3 so với giá bán
các công ty nước ngoài đưa ra. Theo tình hình thống kê hiện tại thì thị phần
sơn cao cho thị trường trung cấp và bình dân chiếm gan 90%. Với giá thành
của công ty nội địa thấp hơn tạo nên sức cạnh tranh mạnh hơn trong phân
khúc thị trường cấp thấp.




Để nâng cao doanh số bán hàng một phần do những đầu tư của doanh
nghiệp trong việc đầu tư nghiên cứu, phối màu để tạo ra được nhiều loại
sơn chất lượng tốt hơn, màu sắc đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó
việc tạo ra đội ngũ nhân viên sale làm việc có hiệu quả cũng góp phần làm

tăng doanh số bán của doanh nghiệp.



Bên cạnh đó, một phần không nhỏ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng
của công ty đó là do những quyết định cho những bước đi đúng đắn của đội
ngũ kinh doanh của công ty khi đẩy mạnh bán trực tiếp đến người tiêu
dùng, tự đẩy mạnh trong khâu phân phối trực tiếp trong khi kênh phân phối
tại các đại lý có xu hướng giảm.



Với mức chiết khấu hấp dẫn chiết khấu 10% đến 15% trên giá bán cho
từng mặt hàng cho các đại lý bán hàng đã góp phần làm tăng doanh số bán
hàng.



Với việc đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đầu tư nghiên cứu các sản
phẩm mới thân thiện với môi trường, đồng thời các nguyên liệu sản xuất
đều có chất lượng cao và được nhập khẩu từ các công ty lớn có uy tín, được
kiểm định bởi bộ phận quản lý chất lượng của doanh nghiệp, chất lượng sản
phẩm tăng lên, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.



Với chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất mà công ty có thể đem lại
cho khách hàng của mình phần nào cũng đã tạo dựng được uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường, góp phần tăng sản lượng sơn trên thị trường trong
thời gian tới.


• Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp có được do nguồn vốn chủ sở hữu
được đem gửi ngân hàng đã phát sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không tồn tại các hoạt
động kinh doanh tài chính khác của doanh nghiệp nên các nguyên nhân tác động tới giảm
doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là do doanh nghiệp rút vốn gửi ngân hàng để
đầu tư cho các công nghệ sản xuất mới, công tác đào tạo nhân viên, .... Các mặt hàng sơn


là mặt hàng rất dễ gây cháy nổ nên việc đầu tư trang thiết bị để đề phòng hỏa hoạn là
không thể thiếu.
• Doanh thu khác
o Khách quan: Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn, các kênh phân phối ở các
đại lý cấp 1 và cấp 2 giảm mạnh do không đạt được doanh số bán ra, các doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm cũng đang dần tìm hướng đi vững chắc hơn nên
không tích trữ nhiều hàng hóa như trước đây nữa, những hợp đồng và đơn đặt
hàng được quản lý chặc chẽ hơn. Chính những nguyên nhân này đã làm giảm tỉ
lệ thay đổi trên hợp đồng hay hủy các hợp đồng. Điều này tuy ảnh hưởng đến
doanh thu khác làm cho doanh thu khác giảm dần qua các năm nhưng điều này
là tốt đối cho việc ổn định sản lượng bán hàng của công ty.
o Chủ quan: Doanh thu khác chủ yếu thu được do các khoản chênh lệch thanh
khoản khi trong giao dịch thanh toán, các khoản lãi thu được từ khoản nợ của
khách hàng đối với công ty. Do kinh tế khó khăn và doanh nghiệp cần vốn để
tiếp tục đầu tư cho kinh doanh nên không cho phép khách hàng nợ như trước
đây nữa, chủ yếu là thu tiền ngay, các khoản lãi thu được cũng giảm theo làm
cho doanh thu khác giảm.

3. Giải pháp để tăng doanh thu bán hàng trên thị trường:
• Tiếp tục phát huy chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và tạo ra các bảng màu phong
phú để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, nâng cao tính cạnh tranh của sản

phẩm trên thị trường.
• Củng cố và phát triển hệ thống phân phối trên thị trường, triển khai các loại hình
bán buôn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Tăng cường phân
phối ở mạng lưới chợ và loại hình thương mại truyền thống.
• Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia hội trợ triển lãm để
tìm kiếm những khách hàng mới, những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
• Tìm kiếm nguồn hàng hóa ổn định, giá cả hợp lý để tránh hiện tượng sốt giá trên
thị trường. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên, tạo ra đội ngũ


sale có năng lực. Thu thập thông tin cũng như khả năng phân tích, dự báo, đề ra
đối sách chưa nhạy bén với những diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị
trường...


Phần 5
Phân tích tình hình bán hàng theo phương thức tiêu thụ sản phẩm
Bảng 5.1: Tình hình phân phối cung cấp dịch vụ
Đơn vị

Năm 2009

Đại lý cấp 1
Đại lý cấp 2
Đại lý cấp 3
Công ty
Bán lẻ
Tổng

1487006482

1208192766
882910098
697034288
371751620
4646895254

Tỉ trọng

Năm 2010

(%)
32.00 1494048302
26.00 1294841862
19.00 846627371
15.00 747024151
8.00 597619320
100.00 4980161006

Tỉ trọng
(%)
30.00
26.00
17.00
15.00
12.00
100.00

Năm 2011
1370138251
1106650126

1212045376
632371500
948557251
5269762504

Tỉ trọng
(%)
26.00
21.00
23.00
12.00
18.00
100.00

Giải thích:
-

Đại lý cấp 1: là khách hàng từ 10 năm trở lên, doanh số bán hàng 300-500 triệu
VNĐ, giá chính được chiết khấu 15%.

-

Đại lý cấp 2: là khách hàng từ 3-10 năm, doanh số 150- 300 triệu VNĐ,giá chính
được chiết khấu 12%.

-

Đại lý cấp 3: là khách hàng mới, không tính doanh số, chiết khấu 10% trên giá bán
cho từng mặt hàng.


Bảng 5.2: So sánh tình hình phân phối
So sánh năm 2010 & 2009
Tuyệt đối
Tương đối
Đại lý cấp 1
7041820
0.47
Đại lý cấp 2
86649096
7.17
Đại lý cấp 3
-36282727
-4.11
Công ty
49989863
7.17
Bán lẻ
225867700
60.76
Tổng
333265752
7.17
Hình 5.1: Đồ thị phân phối và cung cấp dịch vụ
Đơn vị

So sánh năm 2011 & 2010
Tuyệt đối
Tương đối
-123910051
-8.29

-188191736
-14.53
365418005
43.16
-114652651
-15.35
350937931
58.72
289601498
5.82


1. Nhận xét:
Đại lý cấp 1, 2, 3 đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp, tỉ
trọng doanh thu thu được từ đại lý chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu. Từ năm 2009
đến năm 2011 thì sức tiêu thụ của đại lý cấp 1 và 2 giảm dần, tỉ trọng doanh thu thu được
giảm, nhưng hệ thống phân phối bán lẻ và đại lý cấp 3 phát triển mạnh.
• Đối với Kênh phân phối cấp 1, cấp 2, công ty:
o Năm 2010 doanh thu thu được từ việc phân phối sản phẩm ở đại lý cấp 1 và
cấp 2 và ở công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng, trong đó đại lý cấp 2
tăng nhiều nhất. cụ thể là doanh thu phân phối ở đại lý cấp 1 tăng 7041820
VNĐ tăng 4.47%, đại lý cấp 2 tăng 86649096 VNĐ, tăng 7.17%, công ty
tăng 49989863 với mức tăng tương đối là 7.17% VNĐ .
o Năm 2011 thì doanh thu thu được từ 2 kênh phân phối này lại giảm mạnh
so với năm 2010, giảm mạnh nhất là kênh phân phối công ty, đại lý cấp 1
giảm 123910051 VNĐ với mức giảm tương đối là 8.29%, đại lý cấp 2 giảm
188191736 giảm 14.53%, công ty giảm 114652651 VNĐ, giảm 15.35%
• Đối với kênh phân phối cấp 3:



o Năm 2010 doanh thu giảm hơn so với năm 2009 là 36282727 VNĐ, giảm
4.11 %
o Năm 2011 doanh thu từ kênh phân phối này tăng 365418005 VNĐ tăng
43.16%
• Với kênh phân phối bán lẻ tăng mạnh qua các năm:
o Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 225867700 VNĐ với mức tăng
tương đối 60.76%
o Năm 2011 doanh thu tăng 289601498 VNĐ tăng 5,82% so với năm 2010
2. Phân tích các nhân tố tác động:
Nguyên nhân tăng doanh thu tiêu thụ trên kênh đại lý cấp 1, cấp 2 và công ty năm
2010:
• Khách quan
o Sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường có liên quan trong năm 2010 như xe
máy, ô tô, tàu thuyền và gỗ kéo theo sự phát triển về các kênh phân phối công
ty cũng như các đại lý
o Sự ra đời của các công ty mới trong cùng ngành nhưng năng lực sản xuất còn
yếu cũng như năng lực tài chính không cho phép để sản xuất hết các nguyên
liệu sản phẩm vì thế đã nhờ tới doanh nghiệp gia công một số các sản phẩm cơ
bản nhằm tiết kiệm tài chính cũng như có nhiều thời gian để cũng cố năng lực
sản xuất của mình. Điều này làm cho mức tiêu thụ ơ kênh phân phối công ty
cũng tăng lên.
• Chủ quan
o Chất lượng sản phẩm tốt do được đầu công nghệ và dịch vụ, cộng với mức
chiết khấu hấp dẫn cho các đại lý bán hàng cao tạo ra sức hấp dẫn của mặt
hàng và có sự cạnh tranh về giá cả.
o Năng lực của công ty hiện tại chưa đủ lớn, trình độ am hiểu thị trường chưa đủ
rộng để đứng ra trực tiếp phân phối tới các kênh bán lẻ mà vẫn còn dựa chủ
yếu thông qua các kênh trung gian tới người tiêu dùng.



Nguyên nhân giảm sức tiêu thụ trên các kênh đại lý cấp 1, cấp 2 và công ty, cũng như
nguyên nhân tăng sức tiêu thụ ở thị trường bán lẻ:
• Khách quan
o Tình hình kinh tế khó khăn, các đại lý không đạt được doanh số bán ra trên thị
trường nên chủ động giảm sản lượng tiêu thụ cũng như không còn dự trữ nhiều
hàng hóa như trước nữa, làm cho sản lượng tiêu thụ tại kênh phân phối này
giảm theo.
o nguồn lực tài chính của kênh đại lý cấp 1, 2 dần bị giảm sút dẫn đến các đại lý
không có sức tiêu thụ cũng như dự trữ nhiều hàng hóa như trước nữa.
o Thị trường Sơn là một thị trường hấp dẫn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp
mới tham gia vào thị trường bao gồm cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là chính
sách thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm cho ngày
càng có nhiều sản phẩm sơn cạnh tranh trên thị trường, Các đại lý được nhiều
cơ hội để lựa chọn những sản phẩm cạnh tranh để đầu tư hơn, làm cho sức tiêu
thụ sản phẩm trên các kênh cũng ảnh hưởng theo. Những công ty thuê gia công
sản phẩm tại công ty dần cũng cố được năng lực và dần tìm được hướng đi
riêng của mình nên sức tiêu thụ cũng giảm theo.
o Giá cả vận chuyển và lưu kho tăng cao, cộng với giá cả tăng trên thị trường do
nguyên liệu đầu vào tăng và thay đổi liên tục, điều này làm các điểm phân phối
lớn không dám mạnh dạn dự trữ nữa.
• Chủ quan
o Doanh nghiệp không cho phép nợ nhiều mà cần thu hồi vốn nhanh để tiếp tục
kinh doanh cho kỳ mới cho nên chủ động cắt giảm lượng bán đối với những
đại lý có thời gian hoàn trả trả chậm.
o Trình độ chuyên doanh và quy mô cơ sở của doanh nghiệp đủ lớn, đội ngũ bán
hàng đủ chuyên nghiệp để tiến hành trao đổi trực tiếp và phân phối trên thị
trường bán lẻ.
3. Giải pháp cho việc tăng sức tiêu thụ trên các kênh phân phối:



o Việc đặc lên hàng đầu cũng không ngoài việc tăng chất lượng sản phẩm, chất
lượng dịch vụ cũng như giá cả hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm
o Kênh phân phối qua đại lý vẫn là kênh đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh
nghiệp, cũng như giảm được rất nhiều chi phí cho việc bán hàng vì vậy việc
cung cấp nhiều thông tin sản phẩm cho các đại lý vẫn là cần thiết, tiếp đến là
thực hiện các khuyến mãi chiết khấu thương mại để tiếp tục giữ vẫn doanh số
bán hàng tại kênh phân phối này.
o Chọn đại lý cũng là một phần không thể thiếu trong khâu phân phối sản phẩm
tới người tiêu dùng vì nếu một đại lý không chuyên nghiệp, không thiện chí thì
không những doanh thu ít đi mà hình ảnh thương hiệu của sản phẩm cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ.
o Thường xuyên kiểm tra cũng như khảo sát việc bán hàng tại các đại lý để chủ
động giải quyết và lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra như hàng
kém chất lượng cũng như hàng giả hàng nhái.


Phần 6
Phân tích tình lưu chuyển hàng hoá
Bảng 6.1: xuất nhập tồn các mặt hàng trong 3 năm
2009
TĐK
Nhập
Xuất
Tồn
Dbq

Sơn màu
8.061,00
46.252,00

44.127,00
10.186,00
33.167,50

Sơn lót
1.569,00
12.220,00
12.045,00
1.744,00
8.640,50

Phụ liệu
3.553,50
33.092,00
32.276,00
4.369,50
23.109,83

Dung môi
7.344,50
19.061,00
24.819,50
1.586,00
16.115,25

2010
TĐK
Nhập
Xuất
Tồn

Dbq

Sơn màu
10.186,00
45.602,00
48.034,00
7.754,00
34.202,00

Sơn lót
1.744,00
10.575,00
11.203,00
1.116,00
7.736,00

Phụ liệu
4.370,00
31.623,00
29.613,00
6.380,00
22.203,67

Dung môi
1.586,00
24.866,00
23.210,00
3.242,00
16.830,00


2011
TĐK
Nhập
Xuất
Tồn
Dbq=

Sơn màu
7.754,00
43.472,00
41.771,00
9.455,00
31.282,50

Sơn lót
1.116,00
10.241,00
9.251,50
2.105,50
7.034,42

Phụ liệu
6.380,00
22.342,00
23.834,00
4.888,00
17.270,00

Dung môi
3.242,00

29.582,00
30.426,00
2.398,00
20.942,67

Bảng 6.2: Tốc độ luân chuyển hàng hóa
Mặt hàng
Sơn màu
Sơn lót
Phụ liệu
Dung môi
Mặt hàng
Sơn màu
Sơn lót
Phụ liệu
Dung môi

Giá vốn
2.269.348.542,00
1.305.785.822,00
185.302.542,00
4.243.495.574,00

2009
Dbq
33.167,50
8.640,50
23.109,83
16.115,25


t
0,005
0,002
0,045
0,001

V
68.420,85
151.123,87
8.018,34
263.321,73

Giá vốn
2.501.757.045,00
1.346.251.766,00
152.373.687,00
528.588.304,00

2010
Dbq
34.202,00
7.736,00
22.203,67
16.830,00

t
0,005
0,002
0,052
0,011


V
73.146,51
174.024,27
6.862,55
31.407,50


×