Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHÍNH LÃI SUẤT CHO PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.92 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu......................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ........................................................................................3
I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ.....................................................................................................................................3

II.

LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ.......................................................................................................5

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LÃI SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2012....................................................................................................7
I.
TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2012...........7
II.
MÔ HÌNH EVIEWS .......................................................................................................8
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHÍNH LÃI SUẤT CHO PHÙ HỢP
VỚI NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM........................................................................................11
PHỤ LỤC........................................................................................................................................13

1


LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng, các hoạt động kinh tế ở góc độ
tổng thế với mục tiêu tổng quát là sự hoạt động hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng của
nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại, chính sách tiền tệ của chính phủ sử dụng lãi suất như một


công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng tiền cung ứng. Từ năm 2007 đến
năm 2012 với tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động thì lãi suất tiền gửi ở nước ta liên tục có
những biến đổi tăng giảm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn. Mặt khác, theo nhận định của
các chuyên gia kinh tế thì lãi suất là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cho
vay và người đi vay, phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền tệ, thực trạng kinh tế của
một nước và thông qua sự biến động của lãi suất thì người ta có thể dự đoán nền kinh tế đang
phát triển hay đang suy thoái. Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, vì nó
tác động đến chi phí đầu tư, do đó nó là yếu tố quan trọng quyết định tổng mức đầu tư và tổng
mức cầu về tiền tệ, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, những kiến thức về mối
quan hệ giữa lãi suất nói chung, lãi suất tiền gửi nói riêng và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác
dụng không nhỏ khi nghiên cứu môn học kinh tế vĩ mô.
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính cấp bách đó, nhóm 14 xin trình bày đề tài “Lãi suất
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012”. Do còn hạn chế trong việc
hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng, nên bài tiểu luận của nhóm không tránh khỏi những
thiếu xót. Kính mong cô và các bạn góp ý để nhóm 14 hoàn thiện bài tiểu luận này.
Nhóm 14 xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ
1. Lý luận chung về lãi suất tiền gửi
1.1.

Khái niệm lãi suất
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn
gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi
suất. Như vậy, lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là
lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lãi suất bao gồm: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất chiết khấu.
1.2. Các lý thuyết về lãi suất
1.2.1. Lý thuyết của J.M. Keynes
J.M. Keynes (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng lãi suất không phải là số tiền
trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi tích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản
trả công nào, ngay cả trường hợp tích trữ rất nhiều tiền trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì
thế “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. Lãi
suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” Như vậy, lượng tiền lưu thông
phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất cao thì người dân sẽ gửi tiền nhiều hơn dẫn đến lượng tiền lưu thông
giảm, vì lúc này chi phí cho việc giữ tiền tăng lên. Ngược lại khi lãi suất thấp đồng nghĩa với việc chi phí
của việc giữ tiền giảm thì người dân sẽ sử dụng tiền nhiều hơn vào việc chi tiêu hay đầu tư vào mục đích
khác có khả năng sinh lời hơn.
1.2.2. Lý thuyết của trường phái trọng tiền
M.Friedman (1912 – 2006) đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có quan điểm
tương tự J.M.Keynes, ông cho rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên quan điểm của M.
Friedman khác cơ bản với Keynes ở việc xác định vai trò của lãi suất. Nếu Keynes cho rằng cầu tiền là
một hàm của lãi suất thì M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời gian
dài, ông đi đến khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu về tiền mà cầu tiền biểu
hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm tính ổn định cao của cầu tiền tệ.
1.2.3. Lý thuyết của Karl Marx
Karl Heinrich Marx (1818 – 1883) đã nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của lãi suất trong xã hội tư
bản và xã hội chủ nghĩa. Ông rút ra được những kết luận sau:
- Trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa: Theo Karl Marx, khi xã hội phát triển thì tư bản tài sản
tách rời tư bản chức năng tức là quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản nhưng mục đích của

tư bản làmang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy trong khi xã hội phát sinh mối quan hệ đi vay
và cho vay thì sau một thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho
chủ sở hữu của nó kèm theo một giá trị tăng thêm gọi là lợi tức. Về thực chất, lợi tức chỉ là một bộ phận
của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay. Trong thực tế nó là một bộ
phận của lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho các nhà tư bản
cho vay.
3


- Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: Các nhà kinh tế học Mác xít nhìn nhận, cùng với tín dụng thì sự
tồn tại và tác động của lãi suất do mục đích thỏa mãn đầy đủ nhất các yêu cầu của tất cả các thành viên
trong xã hội. Lãi suất không chỉ là động lực của tín dụng đối với nền kinh tế mà còn phải bám sát các mục
tiêu kinh tế.
Qua phân tích trên, ta đưa ra khái niệm: “Lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả
thêm cho người cho vay sau một thời hạn nhất định để được sử dụng khoản tiền vay đó”.
1.3. Lãi suất tiền gửi
Lãi suất tiền gửi là tỷ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền gửi vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào
đó.
1.4. Ý nghĩa của lãi suất
Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc
thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.
Ở tầm vi mô, lãi suất chính là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của
mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
 Ảnh hưởng của cung- cầu quỹ cho vay.
 Ảnh hưởng của lạm phát dự tính.
 Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn.
 Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của chính phủ.
 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương.

 Ảnh hưởng của sự phát triểnnền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh.
2. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế
2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự gia tăng về tốc độ và quy mô sản lượng kết quả đầu
ra của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (Thường là năm). Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản
xuất dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng mức tăng
thêm của tổng sản lượng trong nền kinh tế (Tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kì sau so
với thời kì trước.
2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế
hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế hiện tại so với
quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.Tốc độ kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là quy mô nền kinh tế, y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế đo bằng GDP (GNP)
danh nghĩa, thì tốc độ tăng trưởng GDP (DNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP
(hayGNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP(hay GNP) thực tế.
Thông thường tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.3. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế tiêu biểu
• Mô hình David Ricardo (1772-1823): Với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R,
Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất
4


phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận mà chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn
đến chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa
tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư
dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả

người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức
tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
• Mô hình tân cổ điển : Nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu
vào là vốn (K) và lao động (L).
2.4. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế
Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản
sau:
- Vốn: Là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh.
- Con người: Trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết
định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt.
- Khoa học và công nghệ: Là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và
công nghệ được coi là "chiếc đũa thần màu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản
xuất.
- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô
và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: Ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
II.
LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ.
Tiền gửi ngân hàng là một trong những nguồn vốn cơ bản, quan trọng của ngân hàng thương mại.Nó
chính là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàngvà ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân
hàng. Lãi suất tiền gửi có tác động rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động huy động tiền gửi. Mặt khác lãi
suất này có tính quyết định đối với việc mở rộng nguồn vốn, chất lượng của nguồn vốn. Chính vì vậy
ngân hàng cần có một chính sách về lãi suất tiền gửi phù hợp, một mặt để có thể thu hút và duy trì sự ổn
định trong lượng tiền gửi của khách hàng ,mặt khác để ổn định thu nhập của ngân hàng. Xét về mặt lý
thuyết, việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, điều này giúp cho các doanh
nghiệp có nguồn vốn rẻ hơn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và góp phần đưa nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao hơn. Sau đây là tổng hợp một vài lý thuyết cũng như quan điểm bàn về mối quan hệ
giữa lãi suất tiền gửi và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

1. Lý thuyết tổng quát phát của John Maynard Keynes1.
- Lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với đầu tư, do đó tác động đến công ăn việc làm và thu nhập trong xã
hội.Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
• Thứ nhất, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông. Nếu khối lựơng tiền tệ đưa vào lưu thông càng
tăng thì lãi suất càng giảm và ngược lại. Đây là một công cụ quan trọng để đưa ra chính sách điều chỉnh
kinh tế của Nhà nước. Để kích thích đầu tư cần hạ lãi suất, muốn hạ lãi suất thì phải tăng số lượng tiền
trong lưu thông.
• Thứ hai, sự ưa thích tiền mặt. Đây chính là mức cầu tiền tệ. Theo Keynes người ta có thể giữ tài
sản với nhiều hình thức như giữ dưới dạng tiền, dưới dạng các loại chứng khoán có giá hay dưới dạng
hiện vật. Trong đó, Keynes cho rằng của cải ở dưới dạng tiền là thuận lợi nhất. Do vậy con người có
1

Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, 1936

5


khuynh hướng gắn liền với nó, mà lãi suất là phần thưởng cho sự xa rời đối với tiền mặt. Lãi suất là chi
phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt. Lãi suất cao, tức chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt cao nên người ta
giảm việc giữ tiền mặt và ngược lại.
Với những phân tích trên Keynes cho rằng cần phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. Việc giảm lãi
suất được thực hiện bằng chính sách tiền tệ mở rộng, tạo ra lạm phát và từ đó kích thích người ta giữ tiền
mặt để tiêu dùng, để đầu tư kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường chứng khoán cho họat động đầu tư
gián tiếp phát triển. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
2. ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: “Tác động của lãi suất đến tăng trưởng, lạm phát và vai trò
điều tiết lãi suất thị trường của Ngân hàng trung ương”,diễn đàn Luật tài chính, 2/12/2008.
Nội dung đề cập đến sự tác động của lãi suất thực đến sản lượng và giá cả, vai trò điều tiết lãi suất của
Ngân hàng Trung ương như sau:
- Tác động đến chi tiêu dùng và đầu tư: Khi lãi suất thực tăng lên, hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua
sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên. Cùng

với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định
tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng
trong tương lai. Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng
dẫn đến đầu tư cố định có thể giảm.
- Tác động đến phân phối lại thu nhập: Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay
tiền sang người gửi tiền. Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, do vậy người tiết kiệm có xu
hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay làm thu nhập của người đi
vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm. Mặt khác, đối với các hộ gia đình nắm giữ
nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạo
sức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình.
3. Vương Quân Hoàng: “Nhìn lại kinh tế Việt Nam phải trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính” - Tạp chí Cộng sản, cập nhật 22/1/2009.
Trong diễn biến kinh tế, tài chính của năm 2008 thể hiện rõ tính chất quyết định của vay tín dụng tiền
tệ thông qua công cụ lãi suất tới trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Các thông tin điều chỉnh mức lãi
suất luôn có tác động tức thì tới thị trường. Chỉ bằng một động tác siết vay tín dụng, nền kinh tế có thể
chuyển từ trạng thái tăng trưởng và mở rộng đầu tư sang cảnh ngưng trệ và đình đốn. Tín dụng là đồng xu
có hai mặt, một mặt tín dụng là một phần của chu kỳ sản xuất. việc mở rộng tín dụng sẽ khuyến khích đầu
tư và chi tiêu xã hội, tổng cầu trong nền kinh tế tăng lên, nền kinh tế có mức tăng trưởng tích cực và đời
sống được cải thiện. Hai là, tín dụng khởi nguồn của hình thành bong bóng đầu cơ, chính cựu chủ tịch
FED Grinspen đã thừa nhận, việc duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài là sai lầm và hậu quả tàn
phá sóng thần thế kỷ là vượt quá mọi sự tưởng tượng.
4. TS. Hoàng Trung Kha: “Tại sao ngân hàng giảm lãi suất cho vay và tăng lãi suất huy động?” 2
Bài viết phân tích việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh
kinh tế dần phục hồi. Tác giả bài viết này trình bày quan điểm phân tại thời điểm tháng 04/2010.
“Thứ nhất, các ngân hàng tăng lãi suất huy động dựa trên 2 lý do chính. Lý do đầu tiên, một số dự án lớn
đang rục rịch triển khai sau giai đoạn suy thoái báo trước nhu cầu vay bắt đầu tăng. Một khi các dự án đi
vào triển khai thì nhu cầu tiền sẽ tăng, nếu các ngân hàng thương mại không chuẩn bị cho lượng trữ tiền cần
thiết sẽ dẫn đến không thể cung ứng vốn. Ngoài ra, khi thị trường địa ốc phát triển thì nhu cầu cung ứng vốn
tín dụng là tất yếu, và điều đó thì sẽ xảy ra ngay trong tương lai gần. Lý do thứ hai, sau suy thoái thông
thường là lạm phát. Mặc dù NHNN đang cố kìm hãm lạm phát thông qua hàng loạt công cụ tài chính, nhưng

công cụ chính vẫn là giảm cung tiền, và tất nhiên, chủ thể hỗ trợ giảm cung tiền là các NHTM. Việc tăng
2

/>
6


huy động tiền gửi bằng cách tăng lãi suất huy động sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại dự trữ sẵn lượng
tiền cần thiết, giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện được chính sách của mình là giảm cung tiền để bình ổn
giá cả và lạm phát. Mặc dù trong ngắn hạn, việc tăng lãi suất huy động là yếu tố làm giảm phát triển thị
trường địa ốc hay chứng khoán.”
5. Rodger Malcolm Mitchel, The low interest rate/GDP growth fallacy3.
Tạm dịch một đoạn.
“Chúng ta có thể có một cuộc suy thoái với lạm phát, được gọi là lịch sử của Fed cắt giảm lãi suất
"lạm phát đình trệ" như là một cách để kích thích nền kinh tế. Theo Chủ tịch Greenspan cần cắt giảm lãi
suất và kết quả là: Một cuộc suy thoái mà cắt giảm thuế của Tổng thống Bush chữa khỏi.
Theo Chủ tịch Bernanke, cần cắt giảm lãi suất và kết quả là: Suy thoái kinh tế năm 2008.”
“Một nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi phải có một nguồn cung cấp ngày càng tăng của tiền.Cắt
giảm lãi suất không thêm tiền cho nền kinh tế.Đó là lý do tại sao không có mối liên hệ lịch sử giữa lãi
suất và tăng trưởng kinh tế.Trong thời gian tốc độ cao, tăng trưởng GDP không bị ức chế.Trong thời gian
của mức lãi suất thấp, tãng trýởng GDP không bị kích thích.”
CHƯƠNG II:
THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LÃI SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 – 2012
I. TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất
và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay
đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương
(NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
(CSTT) là góp phần tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012, tác động của lãi

suất đến tăng trưởng có thể thấy được qua việc xem xét ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt
Nam đối với hành vi của cá nhân và các doanh nghiệp, từ đó đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến tăng
trưởng kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12/2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng
8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2% - 8,5%). So với các nước trong khu vực và trên thế
giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt được tốc độ tăng trưởng
cao nhưng đây không phải là một hiện tượng thần kỳ, vì theo tính toán của các nhà kinh tế thì tăng trưởng
của Việt Nam đang ở dưới mức tiềm năng.
Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng
GDP chỉ đạt 6.19%, trong khi đó lãi suất tăng từ 7.49% (2007) lên 12.73% (2008). Tốc độ tăng trưởng
GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,5%. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với năm 2007 và mục tiêu
đã đề ra của chính phủ, trong khi lãi suất lại tăng trong 6 tháng đầu năm từ 9.12% lên 13.8%.
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và
quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008, theo đó lãi suất của quý I và quý II
năm 2008 lại cao hơn quý I và quý II năm 2009 ( 9.12% - 6.88%; 13.8% - 7.33%). Nhưng quý III năm
2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ
tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng
trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển
khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả thể hiện ở việc điều
chỉnh lãi suất giảm tính theo năm, từ 12.73% xuống còn 7.8 ở năm 2008 và 2009
3

.

7


Trải qua một năm đầy khó khăn, nền kinh tế những tháng đầu năm 2010 tiếp tục đà phục hồi, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn so với quý I/2009 và của cả năm 2009 (tốc độ tăng GDP quý I/2010 là
5,83%; quý I/2009 là 3,14%; cả năm 2009 là 5,32%), kết quả thu được cũng chịu nhiều sự tác động của

lãi suất thông qua các chính sách của Nhà Nước điển hình lãi là suất tăng từ 7.8% lên đến 11.1% ở năm
2009 - 2010
Kể từ 5/7/2010 lãi suất huy động VNĐ được điều chỉnh giảm xuống khoảng 11% một năm (mức lãi
suất huy động thực mà các ngân hàng thương mại công khai áp dụng). Lộ trình được xác định đến tháng
8/2010 lãi suất xuống còn 10,5% và tháng 9/2010 còn 10%. Chủ trương này được thực hiện đồng bộ cùng
với các giải pháp vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát ở mức độ hợp lý và đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2010. Từ sau năm 2010, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm liên tục suy
giảm, với mức 6.8% năm 2010 trượt dốc xuống còn 5.9% năm 2011 và năm 2012 chỉ còn 5.2%. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu tính lãi
suất theo năm thì trong năm 2011 và năm 2012 lãi suất cũng được điểu chỉnh giảm đáng kể để phù hợp
với nền kinh tế thị trường đầy biến động và khó khăn, theo ước tính thì lãi suất năm 2011 đã giảm khoảng
3.48% so với năm 2012 ( 13.99% - 10.51%)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2012 ước tính tăng 4,73% so với cùng kỳ năm
trước, thấp hơn mức tăng 5,77% của chín tháng năm 2011. Tốc độ tăng GDP quý I năm nay là 4,00%;
quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,35%. Nhìn chung, mức tăng trưởng kinh tế chín tháng năm 2012 là hợp
lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô.
II. MÔ HÌNH EVIEWS
1. Chạy mô hình
Mô hình theo năm:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/03/13 Time: 09:39
Sample: 2007 2012
Included observations: 6
Variable

CoefficientStd. Error

t-Statistic


C
X

8.029048 2.452257
-0.166236 0.225721

3.274146 0.0307
-0.736468 0.5023

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

0.119405
-0.100743
1.312313
6.888657
-8.927981
0.542385
0.502304

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion

Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

Prob.

6.266667
1.250818
3.642660
3.573247
3.364792
1.577505

Đọc mô hình:
Mô hình đánh giá tác động của lãi suất tiền gửi ngắn hạn (X) đến mức thay đổi tốc độ tăng trưởng
GDP (Y) với mẫu số liệu từ 2007 – 2012 theo năm. Trong đó:
- Biến phụ thuộc: Tốc độ tăng trưởng GDP (Y), đơn vị: %/năm
- Biến giải thích: Lãi suất tiền gửi theo năm (X), đơn vị: %/năm
8


Kết quả mô hình: Y = 8.029048 – 0.166236X
Kết quả mô hình kinh tế lượng cho thấy hệ số của biến X (lãi suất tiền gửi ngắn hạn) có dấu âm phù
hợp với lý thuyết kinh tế. Với số liệu mẫu thu thập từ 2007 – 2012, hệ số của biến X là (– 0.166236) có
nghĩa khi mức lãi suất tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm tương ứng 0.166236% .
R2 của mô hình bằng 0.119405, với mẫu cụ thể thì lãi suất tiền gửi ngắn hạn có thể giải thích được tương
đương 12% sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012.
2. Giải thích mô hình
Theo lý thuyết, nếu lãi suất tiền gửi cao thì người dân sẽ gửi tiền nhiều hơn dẫn đến lượng tiền lưu
thông giảm vì chi phí cho việc giữ tiền tăng lên, khi lãi suất thấp thì chi phí của việc giữ tiền giảm nên
tiền sẽ được sử dụng nhiều hơn vào việc chi tiêu hay đầu tư để tăng khả năng sinh lời. Mặt khác, khi giảm

lãi suất huy động sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay điều này giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận
với nguồn vốn rẻ hơn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và góp phần đưa nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao hơn. Việc cắt giảm lãi suất cho vay có tác dụng tích cực khuyến khích kinh tế tăng
trưởng thông qua tăng dư nợ cho nền kinh tế. Kết quả mô hình cho thấy lãi suất và tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ tỉ lệ nghịch là phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Tuy nhiên, khi đối chiếu thực tế thì ta thấy có những khoảng thời gian lãi suất và tăng trưởng kinh tế
lại có mối quan hệ đồng biến. Cụ thể:
- Giai đoạn 2008 - 2009, lãi suất giảm nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm (trái với lý thuyết
và kết quả của mô hình)
- Giai đoạn 2009 - 2010, lãi suất tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tăng.
- Giai đoạn 2011 - 2012, lãi suất giảm và tốc độ kinh tế cũng giảm.
Có thể giải thích hiện tượng trên như sau:
- Trong giai đoạn 2008 - 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến việc lạm phát
tăng cao do đó; mặc dù lãi suất có giảm nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không thể tăng như kỳ
vọng mà ngược lại lại giảm. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn này Chính phủ đã áp dụng các chính
sách như sau:
 Nhằm mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, NHNN đã tích cực thực hiện hút tiền từ lưu thông
về thông qua các công cụ, như: Tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc 4; Phát hành tín phiếu
NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất 7,80%/năm5.
 Đặc biệt, NHNN đã điều hành linh hoạt các mức lãi suất chỉ đạo và đổi mới cơ chế điều hành
lãi suất, có kết hợp cả biện pháp trực tiếp (quy định trần lãi suất theo Công điện số 02 để ổn
định nhanh khi thị trường tiền tệ bị xáo trộn bởi cuộc đua lãi suất).
 Từ tháng 10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng
trưởng kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND
và giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ 6. Đến ngày 20/11/2008, NHNN
tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các
TCTD7.
- Trong giai đoạn 2009 - 2010,nền kinh tế bước qua đoạn phục hồi sau suy thoái tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng nhanh so với trước khi khủng hoảng mặc dù lãi suất tăng. Giai đoạn này Chính phủ áp
dụng các chính sách như sau:

4
5

Quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008
Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008

6

Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008).

7

Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008

9


 Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét
mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, Ngân
hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/-3% kể từ ngày 26/11/2009,
đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm
5,4% so với ngày 25/11/2009
 Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3%
xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và
lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp
vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
- Trong giai đoạn 2011 - 2012, nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng nợ công do việc làm ăn thua
lỗ của các tâp đoàn kinh tế nhà nước nên mặc dù có giảm lãi suất nhưng cũng không thể kéo theo việc
tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này Chính phủ áp dụng chính sách: Thực hiện chính sách tiền tệ chặt
chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát;

điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng
tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát8.
Tóm lại: Trong dài hạn mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế là nghịch biến. Theo kết
quả mô hình Eviews R= 0.119405 nghĩa là biến lãi suất chỉ giải thích được khoảng 12% biến tăng trưởng
kinh tế vì trong thực tế biến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính sách giảm lãi
suất của nhà nước nhằm mục đích khích cầu, tác động vực dậy nền kinh tế, nhưng tác động đó chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn do các yếu tố chủ quan cũng như khách quan, trong mối tương quan giữa
các yếu tố lạm phát, tỉ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu, tỉ lệ thất nghiệp, thuế thu nhập doanh
nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số HDI..
3. Mô hình eviews chạy số liệu theo quý giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế sau:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/02/13 Time: 23:23
Sample: 2007Q1 2012Q4
Included observations: 24
Variable

Coefficient Std. Error

t-Statistic

Prob.

C
X

5.994841 1.146738
0.007613 0.104203

5.227735

0.073056

0.0000
0.9424

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

0.0820243
-0.045201
1.436083
45.37138
-41.69646
0.005337
0.942422

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.
Durbin-Watson stat

6.075833
1.404688

3.641371
3.739542
3.667416
0.391248

Ta thấy chạy mô hình Eview theo số liệu năm sẽ thấy hệ số là âm (X= -0.166236 ) còn chạy mô hình
Eview theo số liệu Quý sẽ thấy hệ số là dương (X= 0.007613) trái dấu với kỳ vọng và không đúng với lý
thuyết, lãi suất tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế.
8

Nghị quyết 11/2011/NQ-CP

10


Có sự khác biệt trên là bởi vì trong ngắn hạn, khi lãi suất giảm thì các ngân hàng chưa thể và chưa
muốn giảm lãi suất ngay, đặc biệt là việc giảm lãi suất cho vay. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của chính các ngân hàng và họ cũng không muốn hành động riêng lẻ khi các ngân hàng khác vẫn chưa
thấy thông báo giảm lãi suất.
Mặc dù hệ thống ngân hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng nhưng
việc giảm lãi suất của các ngân hàng trên thực tế phải diễn ra trong lộ trình dài hạn và có độ trễ nhất định
do tăng trưởng tín dụng quá nóng trong thập kỷ qua với phần lớn lượng vốn được chuyển vào thị trường
bất động sản và trái phiếu. Đồng thời, lãi suất cho vay cũng rất khó giảm tương ứng với lãi suất huy động
do nhiều khoản nợ cũ với lãi suất cao vẫn chưa được xử lý. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng
thời của các cơ quan quản lý, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
CHƯƠNG III:
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHÍNH LÃI SUẤT CHO PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM
Nếu sử dụng lãi suất để điều chỉnh thì việc tăng hay giảm lãi suất đều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam. Dựa vào sự thay đổi của lạm phát qua từng năm ta sử dụng những chính sách cơ bản thông

qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ điều chỉnh lãi suất tăng và giảm phụ thuộc vào nền kinh tế.

Dựa vào hình trên lạm phát ta thấy vào năm 2012 tình hình lạm phát nước ta giảm mạnh còn 6.81%. Với
tình hình lạm phát cuối năm 2012 giảm thì trong giai đoạn đầu của năm 2013 ta nên thực hiện các chính
sách làm giảm lãi suất như:
- Chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lượng cung tiền bằng việc tăng lãi suất.
- Áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp thì sản lượng không đổi, lãi
suất tăng trong điều kiện mức giá chung không đổi.
Mặc dù dự báo của lãi suất năm 2013 tiếp tục giảm. Tuy nhiên,nếu tình trạng giảm lãi suất liên tục thì lãi
suất cho vay và lãi suất tiền gửi đều giảm sẽ gây rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng để đầu tư và ngân hàng sẽ
lâm vào tình trạng thiếu tiền cho vay. Vì thế giai đoạn đầu của 2013 do tình hình lạm phát giảm nên ngân
hàng mới giảm lãi suất, nhưng đến giai đoạn tiếp theo thì nhà nước sẽ tăng lãi suất để điều tiết lại nền
kinh tế. Vậy để tăng lãi suất trong giai đoạn tiếp theo thì ta sẽ thực hiện các chính sách sau:
- Chính sách tiền tệ nới lỏng, để tăng lượng cung tiền bằng cách sử dụng công cụ giảm lãi suất.
- Áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp thì sản lượng không đổi , lãi
suất sẽ giảm trong điều kiện mức giá chung không đổi .
11


PHỤ LỤC
* Kết quả kiểm định mô hình:
- Kiểm định tự tương quan
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
0.055121
Prob. F(1,3)
0.8295
Obs*R-squared
0.108253
Prob. Chi-Square(1) 0.7421

Áp dụng kiểm định Breusch – Godfrey (BG), nR2 = 0.108253 có xác suất p – value tương ứng là
0.7421. Kết quả cho thấy mô hình không bị hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
- Kiểm định phương sai thay đổi
Heteroskedasticity Test: White
F-statistic
28.14324
Prob. F(2,3)
0.1114
Obs*R-squared
5.696389
Prob. Chi-Square(2) 0.0579
Áp dụng kiểm định WHITE (có tích chéo), nR 2 = 5.696389 có xác suất p – value tương ứng là 0.0579.
Kết quả cho thấy mô hình không bị hiện tượng phương sai thay đổi.
- Kiểm định bỏ sót biến
Ramsey RESET Test:
F-statistic
0.821790
Log likelihood ratio 3.598918

Prob. F(2,2)
0.0489
Prob. Chi-Square(2) 0.1654

Áp dụng kiểm định RESET của Ramsey, F = 0.055121 có xác suất tương ứng nhỏ và F =
( RII2 − RI2 ) / m
≈ 0.53814 > F0.05(2.2). Kết quả cho thấy mô hình đã bị bỏ sót biến độc lập.
(1 − RII2 ) / (n − k )
Kết quả trên phù hợp với lý thuyết kinh tế và tình hình thực tế vì việc tác động đến tăng trưởng
kinh tế bao gồm nhiều yếu tố như vốn đầu tư, nguồn lao động, khoa học công nghệ, hệ thống các chính
sách phát triển kinh tế ... Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố lãi suất

đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012. Vì thế kết quả kiểm định cho thấy mô
hình bị bỏ sót những biến ảnh hưởng khác (như nguồn lao động, trình độ khoa học công nghệ…) là phù
hợp.

12


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết đầy đủ

Từ viết tắt

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

Tổ chức tín dụng

TCTD

Ngân hàng Trung ương

NHTƯ

Chính sách tiền tệ

CSTT

DANH MỤC THAM KHẢO
1. John Maynard Keynes, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, 1936

2. Vương Quân Hoàng, “Nhìn lại kinh tế Việt Nam phải trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính”, Tạp chí Cộng sản, 22/1/2009
3. TS. Hoàng Trung Kha, “Tại sao ngân hàng giảm lãi suất cho vay và tăng lãi suất huy
động?”, báo Quản trị Tài chính />option=com_content&view=article&id=204:nhtlshdglscv&catid=66:bltc

4. Rodger Malcolm Mitchel, The low interest rate/GDP growth fallacy,
.
5. Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tháng 7/2011

13



×