Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở Việt Nam và một số biện pháp giúp kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.97 KB, 12 trang )

Mục lục.
A. Lời mở đầu

2

B. Nội dung

3

I.

3

Giới thiệu chung về lạm phát

1. Khái niệm và thước đo lạm phát

3

2. Quy mô lạm phát

4

3. Tác hại của lạm phát

4

II.

5


III.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011
Các nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở Việt Nam và một số
biện pháp giúp kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô

7

1. Phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam

7

2. Giải pháp giúp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới

9

C. Kết luận

11

Danh mục tài liệu tham khảo

Nhóm 3 – N08

12

Page 1


Lời mở đầu.

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng
trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình
lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng
lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu
cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên
cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật
giá ngày càng leo thang.
Mười năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng khá cao(gần
7%/năm). tuy có gặp những khó khăn nhất định do tác động từ bên ngoài, nhưng
kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực, GDP bình quân tăng
trên 7,2%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ 416 USD năm 2001 lên khoảng
1.160 USD năm 2010, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện,
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20% xuống 12%, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,3% xuống còn
4,6% năm 2010. Cùng với sự tăng tưởng về kinh tế, diện mạo của đất nước có
nhiều thay đổi cả thế và lực. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải đối mặt với thách thức
về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế
thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô
nhiễm nặng, bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, thâm hụt cán cân vãng lai
ở mức báo động, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc...
Lạm phát giai đoạn 2001 - 2006 giữ ở mức một chữ số; năm 2007, tăng lên
đến 12,6%/năm; năm 2008, tiếp tục tăng 19,89%; năm 2009, đạt 6,52%/năm; năm
2010 là 11,75%/năm. Đặc biệt, vào năm 2011, Quốc hội và các cơ quan Chính phủ
đã và đang coi kiềm chế lạm phát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ. Lạm phát đã trở thành nỗi đau nhức nhối, căn bệnh của nền kinh tế
nước ta trong những năm gần đây. Vì vậy, nhóm em xin trình bày nghiên cứu về
vấn đề lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2011, đánh giá và phân tích các
giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.
Vì lý do hiểu biết còn hạn chế, tài liệu không được đầy đủ và thời gian ngắn
nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm của nhóm em, mong rằng
sẽ được thầy, cô giúp chúng em sửa chữa để cho bài làm thêm hoàn thiện.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 3 – N08

Page 2


B. Nội dung.
Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô mà hầu hết các quốc gia đều gặp phải. Để
dễ dàng hơn trong nghiên cứu về lạm phát, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc làm rõ lý
thuyết về lạm phát và các tác hại của nó tới nền kinh tế.

I.

Giới thiệu chung về lạm phát.
1. Khái niệm và thước đo lạm phát.
Từ trước tới nay có nhiều quan niệm về cách định nghĩa về lạm phát. Như

trước kia các nhà kinh tế cho rằng lạm phát tức là sự gia tăng của mức giá chung
trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu lạm phát chỉ xảy ra một lần, đơn lẻ, không
là căn bệnh thì nó lại không ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô là mấy. Nhưng trên
thực tế, có nhiều nước lạm phát đã thành chu kì, kéo dài dai dẳng hay có thể nói là
một căn bệnh của nền kinh tế. Điều này đã dẫn tới định nghĩa đúng đắn hơn về lạm
phát.
Các nhà kinh tế học hiện đại định nghĩa lạm phát là sư gia tăng lien tục và
kéo dài của mức giá chung. Mức giá chung hay chỉ số giá tiêu dung(CPI) để đánh
giá lạm phát là các chỉ số sau:
GNP danh nghĩa

- Chí số giảm phát:


=
GNP thực tế

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)

Tuy vậy, thước đo lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỉ lệ lạm phát. Nó là
tỉ lệ phần tram về chênh lệch của một trong các chỉ số nói trên. Thông thường, các
nhà kinh tế học hay tính chỉ số lạm phát bằng chỉ số giá tiêu dùng. Bằng công thức
sau:
CPI(t) – CPI(t-1)

i%

=

x100%
CPI(t-1)

Trong đó: i%: tỷ lệ lạm phát
t: thời điểm tính toán

2. Quy mô lạm phát.
Nhóm 3 – N08

Page 3


Quy mô của lạm phát được thể hiện ở mức độ lạm phát, các nhà kinh tế thường

phân chia ba mức độ thể hiện:
- Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát 1 con số. Mức độ này tức là có tỷ
lệ lạm phát dưới 10%. Thực tế mức độ lạm phát này không có tác động tới
nền kinh tế nhiều.
- Lạm phát phi mã( lạm phát 2 hoặc 3 con số) có tỷ lệ lạm phát từ 10% tới
200%. Nó ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều tới nền kinh tế.
- Siêu lạm phát. Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên tốc độ với tốc độ
cao, có tỷ lệ lạm phát trên 200%.
Ngoài ra với mức độ lạm phát xảy ra kéo dài, hậu quả trầm trọng và phức tạp
người ta còn kết hợp thời gian và mức độ lạm phát để phân loại:
- Lạm phát kinh niên: kéo dài trên 3 năm và tỷ lệ lạm phát đến 50%/năm
- Lạm phát nghiêm trọng: kéo dài trên 3 năm và tỷ lệ lạm phát từ 50% tới
200% trong một năm.
- Siêu lạm phát: thời gian kéo dài trên 1 năm và tỷ lệ lạm phát trên 200%.
Mức độ lạm phát càng lớn, tỷ lệ lạm phát càng cao, thời gian càng kéo dài càng
có tác động tiêu cực mạnh tới nền kinh tế.
Tác hại của lạm phát.
Người ta nhận biết lạm phát qua hiện tượng tăng giá. Tuy vậy có 2 kiểu tăng
3.

giá:
Thứ nhất: Giá hàng hoá tăng đều đặn trong các thời kỳ(lạm phát thuần tuý).
Kiểu lạm phát này hầu như không xảy ra trên thực tế.
Thứ hai: Giá hàng hoá tăng không đều đặn(có loại ít, loại nhiều, loại giảm
xuống). Giá tăng không đều đặn nó có thể gây ra những tác hại sau:
- Giá tương đối bị thay đổi làm cho những người giữ tài sản và làm công ăn
lương bị giảm sút thu nhập một cách ngẫu nhiên.
- Giá tương đối bị thay đổi tạo ra những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc
làm trong nền kinh tế. Nếu cơ cấu cũ là hiệu quả, phù hợp thì sự biến dạng sẽ tạo ra
một cơ cấu không phù hợp và không hiệu quả.


Nhóm 3 – N08

Page 4


- Thu nhập của một bộ phận người giảm sút sẽ tạo hậu quả về tâm lý xã hội;
điều đó có thể tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư, sự ổn định về
chính trị có thể bị xâm hại.

II.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2001 tới 2011.
Ở Việt Nam, tỉ lệ lạm phát cũng ở mức khá cao, cụ thể trong giai đoạn 2001-

2011 là như sau:
Số liệu về chỉ số lạm phát đo bằng CPI tháng 12 năm sau so với tháng 12
năm trước Lạm phát CPI ở Việt Nam từ 2001 đến 2011:
Năm

2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

CPI

0,8

4

3

9,5

8,4

6,6

12,6

19,89


6,52

11,75 18,13

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê.

Ta thấy, từ năm 2001 - 2011 có 8 năm lạm phát của Việt Nam ở mức dưới
13%/năm. Hai năm có mức lạm phát >14%/năm. 2007 (CPI =12,6%/năm) được coi
là các năm có lạm phát xoay quanh ngưỡng 13 – 14%. Trong Bản tin kinh tế vĩ mô,
Ủy ban Kinh tế đánh giá bao quát là kể từ năm 2001 - 2011, tỷ lệ lạm phát chung
của Việt Nam luôn biến động rất mạnh theo chiều hướng gia tăng về thứ hạng lạm
phát cao so với các nước trên thế giới.
Năm 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất ở nước ta. Trong khoảng thời gian
này CPI lần lượt chỉ ở mức 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng
hoảng tài chính Đông Á 1997-1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao ở năm
2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều
loại hàng hóa. Năm 2007 chỉ số CPI tăng đến 12.6%, đặc biệt tăng cao vào những
tháng cuối năm.
Năm 2006 tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 6,6%. Năm 2007, chỉ số CPI tăng
đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm, giá lương thực, thực
phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt mức 18.9%, cao hơn nhiều so với mức
lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5%, thực phẩm tăng 21,16%.
Lạm phát của nước ta tăng cao ở mức hai con số
Năm 2008 là một năm đáng nhớ với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát
ở Việt Nam, CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm và mức cao nhất đã lên đến 30%
Nhóm 3 – N08

Page 5



so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc năm 2008 chỉ số CPI tăng 19,89%, tính theo
trung bình năm tăng 22,97%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều
hàng hóa cũng xuống mức khá thấp. lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm
2009 tăng 6,52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy mức tăng
này nếu so với các quốc gia trong khu vục và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Nhưng
hai tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Kết thúc năm con số lạm phát là 11,75. Việc
phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng
trong nước và quốc tế vừa qua được coi là hai trong số những nguyên nhân chủ yếu
khiến cho lạm phát tăng cao lúc này.
Trong 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ 2010 đã tăng 13,95%. Như vậy,
lạm phát 4 tháng đầu năm (so với các kỳ gốc khác nhau của năm 2010) đều đã cao
hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát của năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Kết
thúc năm 2011 nhiều khó khăn, Việt Nam “chốt” năm với mức lạm phát cả năm là
18,13% so với tháng 12/2010.
Theo danh sách thống kê gồm 182 nước được quỹ tiền tệ IMF xếp hạng, năm
2001, Việt Nam có vị trí xếp hạng khá an toàn và rất thấp (152/182 nước) thì đến
năm 2007 đã tăng vọt lên vị trí thứ hạng khá rủi ro (27/182 nước), rồi tiếp tục tăng
nhanh lên mức đáng báo động cao vào năm 2008 (xếp hạng 14/182 nước) và chỉ
giảm nhẹ vào năm 2010 (đứng thứ 17/182 nước).
Năm 2006-2010: lạm phát bình quân hàng năm khoảng gần 11%, Mức lạm
phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước trong khu
vực. Ví dụ, lạm phát bình quân hàng năm ở Trung Quốc giai đoạn 2006-2009
khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%, Malaysia khoảng
2,7% và Philipine khoảng 5,8%,v.v...
Như vậy, nhìn lại diễn biến CPI từ năm 2001 đến nay, mức tăng giá của năm
2011 có thể coi là cao kỷ lục, chỉ đứng sau mức tăng của năm 2008 – năm khủng
hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ. Việt Nam rất hiếm khi trải qua tình trạng giảm
Nhóm 3 – N08


Page 6


phát (sự đi xuống tương đối của giá cả), ngoại trừ năm 2000, chúng ta có mức tăng
CPI là -0,6%, tốc độ tăng CPI bình quân của 10 năm 2001-2011 là 9,2%.

Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở Việt Nam và một số biện
pháp giúp kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
III.

Phấn tích các nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do
1.

cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính và các
nguyên nhân khác như cầu thay đổi hay xuất khẩu, nhập khẩu…. Ở đây nhóm em
xin trình bày các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam như
sau:
a. Về phương pháp tính: Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với
Việt Nam. Một là, các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán.
Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các
nhà kinh doanh, còn giá bán lẻ cho người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thì vẫn
ổn định; Ba là, các mặt hàng đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nhóm hàng hóa và
dịch vụ tính CPI.
Ở Việt Nam, theo phương pháp tính CPI hiện nay, giá cả của nhóm hàng lương
thực, thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất, tới 47,9% trong rổ hàng hóa tính CPI. Ví
dụ như năm 2004 nhóm mặt hàng này tăng 15%(lương thực tăng 12,5% và và giá
thực phẩm tăng 16,8%). đã tác động mạnh làm gia tăng cao chỉ số CPI nói chung.
Do đó nếu loại bớt được sự tăng giá đột biến gây những cú sốc trong tính toán, thì

rõ ràng chỉ số lạm phát không cao như đã công bố.
b. Điều tiết vĩ mô kém: Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của
chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình
ổn thị trường trong nước là còn nhiều bất cập. Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược
leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa
bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược;
Tình trạng đầu cơ trục lợi vẫn còn phổ biến dẫn đến thao túng, gây rối loạn thị
trường; Cũng do quản lý kém đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu
tư xây dựng cơ bản là rất lớn
c. Cung tiền tệ của ngân hàng nhà nước: Tổng phương tiện thanh toán, bao
gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín
Nhóm 3 – N08

Page 7


dụng (nội và ngoại tệ). Nhân tố này về nguyên lý là thường tác động có độ trễ, tức
là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này, thì ảnh hưởng của nó phát
sinh ở kỳ sau, trong ngắn hạn là 6 tháng, trung và dài hạn thường là từ 1 năm trở
lên.
Trong 14 năm qua, mức tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân 23%26%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rõ rệt về
lạm phát, cũng như giảm phát.  Như vậy có thể khẳng định, lạm phát ở Việt
Nam trong hơn 14 năm qua nói chung và năm 2004 nói riêng không phải là lạm
phát tiền tệ.
d. Do cầu kéo: Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong
phú. Do đó hầu như không có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới
tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó. Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, đã làm giảm mạnh nguồn cung
sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả

mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến. Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng
được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực
phẩm nói chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004.
e. Do chi phí đẩy: Khi giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị
trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, urê, vật phẩm y tế…
làm cho giá bán lẻ trong nước tăng lên. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng
và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng... cũng làm cho
chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên.
f. Do tâm lý dân chúng: Điển hình như năm 2011, đồng VND bị phá giá nhiều
lần so với USD làm cho tâm lý dân chúng mất lòng tin vào đồng nội tệ để chuyển
sang phương tiện cất giữ khác an toàn hơn như vàng. Vì thế, giá vàng năm 2011 đã
tăng đột biến từ hơn 3 triệu lên tới đỉnh điểm 5.100.000 VNĐ/chỉ(thực tế giá vàng
biến động còn do tâm lý từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, hệ luỵ của
khủng hoảng kinh tế 2008 và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới).
Thực tế, hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ
đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ
nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm
Nhóm 3 – N08

Page 8


2008 và 2009 chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng
tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là
nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh
hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Giải pháp giúp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ngăn chặn lạm phát, giữ cho lạm phát trong vòng kiểm soát giúp ổn định kinh tế
vĩ mô là chuyện không thể giải quyết “một sớm một chiều” mà nó phải có một loạt
các chính sách điều tiết đúng đắn của Chính Phủ. Sau đây, nhóm chúng em xin đưa

ra một số biện pháp có thể giúp cho lạm phát giảm xuống trong thời gian tới.
Nhưng thực hiện nó còn cả một đoạn đường gian nan.
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách hợp lý một cách hợp
lý, chặt chẽ, thận trọng, sủ dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả các công cụ
chính sách tiền tệ, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục áp dụng việc mua tín
phiếu ngân hàng Nhà nước đã công bố, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa
30%, kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu
dùng(phi sản xuất).
Thứ hai: Tiếp tục mua ngoại tệ của các nhà đầu tư trên cơ sơ nguồn cung ứng
đã được Chính phủ phê duyệt một mặt để để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước,
mặt khác đáp ứng đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thứ ba: Nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế kiểm soát luồn vốn gián tiếp và
vấn đề các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ. Tiếp tục
triển khai quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ phê diệt đề án
nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khác phục tình trạng đôla hóa trong
nền kinh tế. Dự báo tình hình cung cấp cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoài
nước và đề suất các giải pháp phòng ngừa các rủi ro trong trường hợp luồn vốn đảo
chiều
Thứ tư: Xây đựng phương án điều hành chính sách tiền tệ để đạt được các mục
tiêu tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán không quá 30%(năm 2011 là
không quá 20%) tránh những cú sốc trên thị trường tiền tệ. Tiếp tục bổ xung hoàn
hiện cơ chế điều hành dự trữ bắt buộc, lãi xuất. tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường
mở và các công cụ khác, kể các công cụ trực tiếp để sử dụng trong trường hợp cần
thiết , ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các ngân hàng thương mại, tổ chức thị
Nhóm 3 – N08

Page 9


trường để tổ chức hệ thống thanh toán giữa các giao dịch này và năm thông tin để

can thiệp thị trường với tư cách là người cho vay cuối cùng.
Thứ năm: Sử dụng những hạn nghạch, thuế …để điều tiết hoạt động xuất, mặt
nhập khẩu mặt hàng có thể gây biến động giá trong nước như gạo, sắt thép phân
bón …đồng thời thực hiện tốt dự trữ các mặt hàng trên để can thiệp vào thị trường
trong nước khi có biến động do thiên tai và giá trên thế giới cao.
Thứ sáu: Chính phủ tăng cường ngăn chặn, triệt phá các đối tượng đầu cơ, thao
túng thị trường nhằm trục lợi và tạo niềm tin của dân chúng vào đồng nội tê.
Nhìn lại diễn biến kinh tế vĩ mô ở nước ta trong 10 năm qua có thể thấy, đây
là mức độ tăng chỉ số giá cả hàng tiêu dùng lớn nhất ở nước ta trong nhiều năm gần
đây. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, một trong những thành công lớn của
Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao, đó là tăng trưởng kinh tế cao và kiềm
chế lạm phát. Bước sang năm 2005, chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí nhân
công của doanh nghiệp vẫn sẽ chịu sức ép lớn về giá, chưa kể sức ép tăng lãi suất,
sẽ càng làm cho chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng thêm. Đặc biệt, năm 2011
lạm phát quá cao tới 18,13%, đồng tiền bị đánh sụt giá, thị trường rối loạn làm
người dân thực sự mất lòng tin vào chính sách của chính phủ vào đồng VNĐ. Bởi
vậy cần tiến hành đồng thời các giải pháp về tiền tệ, ngân sách, quản lý giá cả và
thị trường mới mong ổn định được lạm phát trong thời gian tới.

Nhóm 3 – N08

Page 10


C.Kết luận.
Bằng những biện pháp thống nhất và đúng đắn tác động trên quy mô lớn của
chính phủ thì tình trạng lạm phát cơ bản đã được kiềm chế. Tuy nhiên để giữ lạm
phát trong vòng kiểm soát thì đó là việc không hề đơn giản và cần có sự phối hợp
giữa nhà nước – doanh nghiệp – người dân. Bởi lẽ lạm pháp ảnh hưởng đến tất cả
mọi đối tượng mọi lĩnh vực. Vì vậy mỗi người cần hành động vì một đất nước giàu

mạnh không có lạm phát và sẵn sàng đối mặt với các nguy cơ ảnh hưởng tới nền
kinh tế trong nước khi từng bước hội nhập với thế giới.

Nhóm 3 – N08

Page 11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế học đại cương, nxb CAND, Hà Nội 2002.
2. – Bách khoa toàn thư mở.
3. – Báo tầm nhìn.
4. – Báo dạy con làm giàu.
5. – Thư viện giáo án điện tử.
6. – Báo kinh tế Việt Nam.
Và một số tài liệu khác…

Nhóm 3 – N08

Page 12



×