Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giới thiệu chung về công ty Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.74 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Bộ môn kinh tế học là bộ môn khá quan trọng cho sinh viên ngành kinh tế
nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng, mà trong đó kinh tế vi mô là một
nhánh của nó. Việc nghiên cứu kinh tế vi mô giúp sinh viên có được cái nhìn tổng
quan ban đầu về các vấn đề mà một doanh nghiệp gặp phải khi bước vào sản xuất.
Hiểu được cách làm thế nào các doanh nghiệp tính toán được chi phí sản xuất, tổng
lợi nhuận, chi phí biên,.... Đây cũng là cơ sơ kiến thức tiền đề cho sinh viên mai sau
ra làm tại các doanh nghiệp trên cả nước.
Song song với việc học lý thuyết trên lớp thì việc thực hành cũng rất cần
thiết để trau dồi kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Cuốn bài tập lớn này là kết
quả của việc thực hành lấy số liệu sản xuất và đầu tư tại Công ty đồ gỗ mỹ nghệ
Thế Bình. Qua việc phân tích các số liệu sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp sinh
viên đã rút ra được các kết luận làm thế nào để một doanh nghiệp sản xuất và đầu
tư hiệu quả cũng như giải quyết và khắc phục được hết các khó khăn hạn chế của
mình.


Mục lục
Nội dung
Lời mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung
1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
1.2. Lý thuyết sản xuất và đầu tư của một doanh nghiệp
Chương 2: Các số liệu và đánh giá thực tế
2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.2. Những bất cập, khó khăn trong việc sản xuất và đầu tư
Chương 3: Kết luận

Chương 1: Giới thiệu chung

Trang


1
3
3
5
17
17
19
24


Chương này sẽ giới thiệu cái nhìn tổng quan về môn kinh tế học mà kinh tế vi mô
là một phần khá quan trọng của nó. Cùng với lý thuyết sản xuất và đầu tư, doanh
nghiệp sẽ có những phần căn bản nhất để bước vào sản xuất và kinh doanh.
1.1.Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
1.1.1.Các khái niệm về kinh tế học
a) Kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các
nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá cần thiết và phân phối chúng cho
các thành viên trong xã hội.
b) Kinh tế học vi mô
+ Là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn
đề kinh tế cụ thể của các tế bào trong một nền kinh tế.
+ Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất,
chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế.
+ Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng
doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản của mình
là : sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối thu nhập ra sao để có thể
đứng vững và phát triển trong cạnh tranh trên thị trường.
c) Kinh tế học vĩ mô
Nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước

trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
d) Mối quan hệ giữa Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
Tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể
chia cắt nhau mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của
kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp
của tế bào kinh tế, của tế bào sống chịu ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, của nền kinh


tế, của cơ thể sống. Kinh tế vĩ mô tạo thành hành lang, tạo môi trường, tạo điều
kiện cho kinh tế vi mô phát triển.
1.1.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
a) Đối tượng
Kinh tế học vi mô là môn khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn
đề cơ bản là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai? Vì vậy, kinh tế
học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh
tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết.
b) Nội dung : Kinh tế vi mô nghiên cứu một số nội dung quan trọng nhất như :
- Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, những vấn đề cơ
bản, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần,
quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế.
- Cung và cầu.
- Lý thuyết người tiêu dùng.
- Thị trường yếu tố sản xuất.
- Sản xuất, chi phí và lợi nhuận.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền.
- Vai trò của Chính phủ.
c) Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu để nắm vững nhưng vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương

pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô.
2. Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp với thực hành trong quá trình
học tập vì thực hành là một phương pháp rất quan trọng để củng cố, nâng cao
những nhận thức về lý luận, tập vận dụng lý luận, phương pháp luận để giải quyết
các vấn đề cụ thể, các tình huống cụ thể trong hoạt động kinh tế vi mô.


3. Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động
phong phú, phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của các doanh nghiệp ở Việt
Nam và các nước.
4. Cần coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt
động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và các nước trên
thế giới để làm phong phú, sâu sắc thêm những nhận thức lý luận về môn khoa học
kinh tế vi mô.
5. Ngoài ra việc nghiên cứu kinh tế vi mô cần được áp dụng các phương pháp riêng
như:
- Phải đơn giản hoá việc nghiên cứu trong các mối quan hệ phức tạp.
- Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô,
không xét sự tác động đến vấn đề khác, xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Trong nghiên cứu kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình như công cụ toán học và
phương trình vi phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế.
1.2. Lý thuyết sản xuất và đầu tư của một doanh nghiệp
Một doanh nghiệp trước khi bước vào sản xuất thì cần phải nắm rõ được các lý
thuyết về sản xuất cũng như đầu tư. Việc nắm rõ lý thuyết sẽ giúp doanh nghiệp
giải quyết được vấn đề sản xuất sao cho có hiệu quả, tính toán được doanh thu, lợi
nhuận, quyết định đầu tư sao cho là tối ưu và làm cho hoạt động sản xuất của mình
phát triển.
1.2.1. Lý thuyết về sản xuất
a) Hàm sản xuất

Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực lưu thông
và dịch vụ...
Các doanh nghiệp chuyển hoá những đầu vào ( các yếu tố sản xuất ) thành những
yếu tố đầu ra ( sản phẩm ).


- Các yếu tố sản xuất: gồm lao động ( L-Labour ), nguyên liệu, vật liệu, máy móc
thiết bị, nhà xưởng, kho tàng...( K- Capital ). Các yếu tố này kết hợp với nhau trong
quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm ( kí hiệu Q ).
- Hàm sản xuất: chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa Q có thể thu được từ các
tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào ( lao động, vốn,..)với một trình độ công
nghệ nhất định.
Hàm sản xuất sử dụng nhiều đầu vào có dạng:
Q=f(x1, x2, ...,xn).
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra.
x1, x2, ...,xn: là các yếu tố đầu vào.
Nếu một đơn vị chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động ( các đầu vào
khác cố định ) thì hàm sản xuất có dạng:
Q = f(K, L) = A*K α *L β ( hàm sản xuất Cobb Douglass).
Q: sản lượng đầu ra
K: vốn
L: lao động
A: hằng số tuỳ thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu vào và đầu ra.
α , β : những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L.

b) Sản xuất với một đầu vào biến đổi ( lao động)
* Năng suất bình quân và năng suất cận biên
Ví dụ: Xét trường hợp vốn cố định, còn lao động là biến đổi, biểu sau cho thấy
tổng số đầu ra có thể được sản xuất với những số lao động khác nhau và với một số
vốn cố định là 10 đơn vị. Khi số lượng lao động là 0, số đầu ra cũng là 0.

Khi số lượng lao động là 8, số đầu ra tăng vì số lao động đã được gia tăng, vượt
quá điểm ấy, tổng số đầu ra giảm sút, trong khi lúc đầu mỗi đơn vị lao động có thể
lợi dụng được lợi thế lớn hơn của máy móc thiết bị hiện có thì sau một điểm nào
đó, số lượng lao động tăng thêm không còn có ích nữa và có thể phản tác dụng.
Tổng lao động Tổng số vốn

Tổng số đầu ra Ns bình quân

NS cận biên


(L)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

( K)
10
10
10
10
10

10
10
10
10
10
10

(Q)
0
10
30
60
80
95
108
112
112
108
100

(Q/L)

( ∆ Q/ ∆ L)

10
15
20
20
19
18

16
14
12
10

10
20
30
20
15
13
4
0
-4
-8

- Năng suất bình quân của lao động (APL): là số đầu ra tính theo một đơn vị
đầu vào là lao động.
Năng suất bình quân của lao động được tính theo công thức:
APL = số đầu ra /số lao động đầu vào = Q/L.
- Năng suất cận biên của lao động ( MPL): là số đầu ra được sản xuất thêm khi
số lao động đầu vào tăng một đơn vị.
Năng suất cận biên của lao động được tính bằng công thức:
MPL = số thay đổi đầu ra / số thay đổi của lao động = ∆ Q/ ∆ L
* Quy luật năng suất cận biên giảm dần
Nội dung: Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm
xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất đã có.

Q

Qm

TPL


L

APL max

MPL, APL

APL
MPL

L

Hình 1.1. Đồ thị minh hoạ qui luật năng suất cận biên giảm dần
c) Sản xuất với hai đầu vào biến đổi
* Đường đồng lượng ( Isoquant )
- Khái niệm: Là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để
sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định.
VD: Cho một doanh nghiệp với hai đầu vào đều biến đổi (là lao động và vốn ).


1

2

3


4

5

1
2
3
4
5

20
40
55
65
75

40
60
75
85
90

55
75
90
100
705

65
85

100
110
115

75
90
105
115
120

Vốn

* Đồ thị:
- Đường đồng lượng Q1 đo lường mọi sự kết hợp các đầu vào để sản xuất được 55
đơn vị đầu ra.
- Đường đồng lường Q2 đo lường mọi sự kết hợp các đầu vào để sản xuất được 75
đơn vị đầu ra.
- Đường đồng lượng Q2 nằm phía trên và bên phải của Q1 vì nó dùng nhiều lao
động hoặc nhiều vốn hoặc cả lao động và vốn để đạt được đầu ra cao hơn.


K
5
4
3
2
1

Q2
Q1

L
Hình 1.2. Đường đồng lượng

-> Ý nghĩa đường đồng lượng: Đường đồng lượng cho thấy sự linh hoạt mà các
doanh nghiệp có được khi ra các quyết định sản xuất -> các doanh nghiệp phải nắm
được bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào để tối
thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời phải chú ý đến quy luật năng
suất cận biên giảm dần.
* Sự thay thế các đầu vào – tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên ( MRTS )
- Khái niệm: MRTS của các yếu tố đầu vào là tỉ lệ mà một số lượng đầu vào có thể
thay thế cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng.
MRTS: độ nghiêng của mỗi đường đồng lượng cho thấy có thể dùng một số lượng
đầu vào này thay thế cho 1 số đầu vào khác trong khi đầu ra không thay đổi và ta
gọi độ nghiêng đó là MRTS tức là muốn giảm đi 1 đơn vị lao động (L) thì cần có
bao nhiêu đơn vị vốn với điều kiện là Q ( đầu ra ) không đổi và ngược lại muốn
giảm đi một đơn vị vốn (K) thì cần có bao nhiêu đơn vị lao động (L) với điều kiện
Q không đổi.
- Mối quan hệ giữa MRTS với NS cận biên của vốn và lao động ( MP và MPK)
MRTS luôn được đo lường như một số dương nên số đầu ra có thêm do tăng
cường sử dụng lao động bằng số đầu ra giảm do sử dụng vốn.
tức là:


MPL* ∆ L = MPK * ∆ K
Vì đầu ra không đổi bằng cách di chuyển dọc theo 1 đường đồng lượng do đó sự
thay đổi trong tổng sản lượng phải bằng 0 do đó:
MPL* ∆ L + MPK * ∆ K = 0
MRTS = -

MPL

∆K
= MP
∆L
K

* Hai trường hợp đặc biệt của các hàm sản xuất
- Truờng hợp 1: các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế cho nhau, MRTS là không
thay đổi ở mọi điểm trên một đường đông lượng là đường thẳng, nghĩa là cùng nột
đầu ra có thể chỉ được sản xuất bằng lao động hay chỉ bằng vốn, hoặc bằng sự kết
hợp lao động và vốn.
VD:
K

K2
K1
L1 Q1

Q2

Q3

L

Hình 1.3: Đường đồng lượng trong trường hợp các
đầu vào hoàn toàn thay thế cho nhau
- Trường hợp 2: Các đầu vào không thể thay thế cho nhau khi các đường đồng
lượng hình chữ nhật L. Mỗi mức đầu ra đòi hỏi 1 sự kết hợp riêng của lao
động và vốn. Những điểm A, B, C là những điểm kết hợp có hiệu quả cao
của các đầu vào.
- VD:



K
C
K2
K1

Q3

B
A

Q2
Q1

L1

L2

L

Hình 1.4. Đường đồng lượng trong trường hợp
các đầu vào không thể thay thế cho nhau
Các nhánh dọc và ngang của đường đồng lượng có dạng chữ L, MPL = 0 và
MPK = 0, chỉ có thể có một đầu ra cao hơn khi tăng thêm cả lao động lẫn vốn ( như
chuyển A tới B và C ).
1.2.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất
a) Khái niệm và phân loại
Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiếu thành phần kinh tế và sự vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, các doanh nghiệp luôn

luôn phải đối mặt với cạnh tranh, muốn thắng trong sự cạnh tranh, doanh nghiệp
cần giảm chi phí sản xuất vì giảm 1 đồng chi phí tức là tăng 1 đồng lợi nhuận. Hơn
nữa, các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ một hàng hoá nào đó
tuỳ theo chi phí và giá bán hàng hoá đó.
• Khái niệm:
Chi phí là những phí tổn mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá,
dịch vụ.
• Phân loại
Căn cứ theo nội dung và tính chất các khoản chi:
- Chi phí kế toán


- VD: 1 SV sau khi tốt nghiệp đại học không xin vào làm việc trong cơ quan
nhà nước mà mở một hiệu may quần áo. Để may được 15 bộ quần áo/ ngày
phải chi trả 245000đ gồm:
+ Tiền thuê địa điểm : 100000đ
+ Khấu hao máy móc: 10000đ

Gọi là chi phí tính toán( hay gọi là

+ Trả lương lao động: 20000đ

chi phí mang tính chất minh nhiên )

+ Tiền mua vải

: 115000đ

∑ = 245.103đ
- Chi phí kinh tế: chi phí tính toán + chi phí cơ hội ( chi phí tiềm ẩn ) thể hiện phần

thu nhập bị hy sinh.
VD: Giả sử SV đó không mở hiệu may quàn áo mà làm cán bộ cho nhà nước, tiền
lương mỗi ngày là 70000đ
-> chi phí kinh tế cho 15 bộ quần áo phải là: 245000 + 70000 = 315000đ
Căn cứ theo sự thay đổi đầu vào:
- Chi phí ngắn hạn: Là những chi phí phát sinh trong ngắn hạn, giai đoạn mà
các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ các đầu vào
( VD: quy mô nhà máy, diện tích sản xuất không thay đổi ).
- Chi phí dài hạn: Là những chi phí phát sinh trong dài hạn, giai đoạn mà các
doanh nghiệp có đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ các đầu vào
( VD: quy mô nhà máy, diện tích sản xuất thay đổi ).
b) Chi phí ngắn hạn
* Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Tổng chi phí TC: của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá trị thị trường
của toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó.
- Chi phí cố định FC: là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, tức là
những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất 1 sản phẩm nào
như tiền thuê nhà, chi phí giữ gìn, bảo dưỡng thiết bị,........


- Chi phí biến đổi VC: là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản
lượng như: tiền mua nguyên, nhiên liệu, vật liệu,....
Như vậy ta có: TC = FC + VC
-> Tổng chi phí tăng, giảm phụ thuộc vào chi phí biến đổi
* Chi phí bình quân và chi phí biên
- Chi phí bình quân ATC
Khái niệm: là chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
TC

ATC = Q


TC: tổng chi phí
Q: sản lượng

- Chi phí cố định bình quân AFC
Khái niệm: là chi phí cố định tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
FC

AFC = Q
Khi sản lượng tăng -> AFC giảm
- Chi phí thay đổi bình quân AVC

Khái niệm: là chi phí thay đổi tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
VC

AVC = Q
Ta có: ATC = AFC + AVC

Do quy luật năng suất cận biên giảm dần nên AVC có xu hướng giảm đi khi hãng
tăng sản lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên.
- Chi phí cận biên MC
Khái niệm: là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
∆TC

MC = ∆Q

hoặc MC = (TC)’Q

- Mối quan hệ giữa chi phí bình quân ATC và chi phí cận biên MC
Nếu MC < ATC thì nó kéo ATC xuống ( AC) giảm -> doanh nghiệp tiếp tục sản

xuất có hiệu quả.


Nếu MC = ATC thì ATC không tăng, không giảm và ở điểm tối thiểu, doanh
nghiẹp sản xuất có hiệu quả nhất.
Nếu MC > ATC thì đẩy ATC tăng, doanh nghiệp nên ngưng sản xuất.
Đường chi phí cận biên luôn đi qua điểm cực tiểu của đường ATC và AVC.
c) Chi phí dài hạn
* Các chi phí dài hạn
Trong trường hợp dài hạn, các doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản
xuất như xây dựng, thuê mướn thêm mặt bằng,... Đường tổng chi phí trung bình dài
hạn được kí hiệu là LAC biểu diễn các chi phí nhỏ nhất ở các mức sản lượng, cho
phép các yếu tố sản xuất thay đổi tối ưu để chi phí cực tiểu, nó là bao hình của tất
cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
Các chi phí dài hạn bao gồm:
- Tổng chi phí dài hạn: LAC
- Chi phí bình quân dài hạn: LAC = LTC/Q
- Chi phí cận biên dài hạn: là sự thay đổi tổng chi phí dài hạn khi thay đổi 1
đơn vị được sản xuất trong dài hạn.
LMC = ∆LTC / ∆Q = (LTC)’Q
* Hiệu suất của quy mô
- Khái niệm: Hiệu suất quy mô là mối quan hệ giữa đầu ra ( sản lượng) và lượng
của các yếu tố đầu vào, ta có thể khái quát vấn đề hiệu suất quy mô bằng quy tắc:
Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng trên 1% thì ta nói: hiệu suất
đầu tư của quy mô tăng dần.
Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng dưới 1% thì ta nói: hiệu
suất đầu tư của quy mô giảm dần.
Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng vừa đúng 1% thì ta nói:
hiệu suất đầu tư của quy mô cố định.
- Đối với hàm sản xuất: Q = AK α L β

Nếu α + β > 1 -> thì hiệu suất tăng theo quy mô


Nếu α + β < 1 -> thì hiệu suất giảm theo quy mô
Nếu α + β = 1 -> thì hiệu suất không đổi theo quy mô
• Chú ý:
- Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất tăng theo quy mô:
+ Làm giảm tương đối các chi phí cố định.
+ Tăng cường trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất.
+ Tận dụng lợi thế máy móc, thiết bị.
- Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất giảm theo quy mô:
+ Mở rộng sản xuất dẫn đến phân cấp quản lý làm tăng chi phí bình quân.
+ Do yếu tố địa lý: mở rộng sản xuất phải xây dựng nhà máy ở nhũng vị trí không
thích hợp làm tăng chi phí bình quân.
d) Đường đồng phí
- Khái niệm: Là đường bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn
mà người ta có thể mua với một tổng chi phí nhất định.
- Hình dạng:

K
TC/r

TC/w

L

Hình 1.5: Đường đồng phí
- Ý nghĩa: nó cho ta biết rằng nếu doanh nghiệp bớt 1 đơn vị lao động ( và thu hồi
w đô la về chi phí ) để mua ( w/r) đơn vị vốn ở mức chi phí r đô la cho một đơn vị
vốn, tổng chi phí của doanh nghiệp vẫn được giữ như cũ.

e) Kết hợp đường đồng lượng và đường đồng phí
* Lựa chọn các đầu vào:


Khi chi tiêu cho tất cả các đầu vào tăng lên, độ dốc của đường đồng phí không thay
đổi ( vì giá các đầu vào đã không thay đổi ) nhưng phần bị chặn tăng lên. Tuy
nhiên, giả sử giá một trong các đầu vào ( của lao động chẳng hạn ) phải tăng cao,
thì trường hợp này, dộ dốc của đường đồng phí phải tăng và đường đồng phí trở
nên dốc hơn. Đứng trước giá của lao động cao hơn ấy, doanh nghiệp tối thiểu hoá
các chi phí của mình để sản xuất ra sản phẩm bằng cách lấy vốn thay thế cho lao
động trong quá trình sản xuất.
Từ đó rút ra, khi một doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí để sản xuất một đầu ra, thì
điều kiện dưới đây được đáp ứng :
MPL/MPK = w/r
Suy ra :
MPL/w = MPK/r
Trên đây là các lý thuyết về sản xuất mà doanh nghiệp phải nắm vững để có thể áp
dụng vào sản xuất, ngoài ra doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt sử dụng chúng
vào thực tiễn hoạt động sản xuất.

Chương 2: Các số liệu và đánh giá thực tế


2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình
Ngày thành lập: 23/12/2000
Địa chỉ: 1132/Trần Nhân Tông, phường Văn Đẩu, quận Kiến An, thành phố Hải
Phòng.
Tel: 0313756486 - 01675836589
Email:




Website: www.dogomynghethebinh.com.vn
Hình thức kinh doanh: Sản xuất các loại đồ gỗ cao cấp
Vốn điều lệ khi mới thành lập công ty: 5 tỷ đồng
2.2. Quá trình hoạt động chung của công ty
Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình được thành lập năm 2000 với tiền thân là
xưởng sản xuất đồ gỗ Thế Bình. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, công
ty đã tạo dựng được thương hiệu Đồ gỗ Mỹ nghệ Thế Bình với vị thế vững chắc và
uy tín với khách hàng, đối tác, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
cung cấp các sản phẩm đồ gỗ gia dụng và văn phòng trên thị trường Việt Nam. Với
ba phân xưởng sản xuất, hàng trăm công nhân lành nghề cùng thiết bị sản xuất hiện
đại tiên tiến nhập từ các nước có ngành sản xuất đõ gỗ phát triển như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình đáp ứng đầy đủ mẫu mã, chủng loại
theo yêu cầu của khách hàng. Đến nay, bên cạnh hai showroom lớn trưng bày và
bán sản phẩm ở Hải Phòng, công ty đã mở rộng hệ thống showroom tại Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương,... cùng với hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả
nước. Sản phẩm của đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình được sản xuất từ các loại gỗ tự
nhiên, có giá trị thẩm mỹ với công năng cao như: gỗ trắc, gỗ nu, gỗ gụ,.. được gia
công tỉ mỉ, chi tiết phù hợp với nội thất văn phòng cao cấp, biệt thự, nhà hàng,
khách sạn,... và đặc biệt phù hợp với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Vệt Nam.


Các sản phẩm đựơc thiết kế hài hoà giữa phong cách hiện đại và truyền thống, có
sự hoà trộn đặc sắc giữa nét văn hoá phương Đông và phương Tây. Mỗi sản phẩm
là một tác phẩm nghệ thuật, được kết tinh từ bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của
những nghệ nhân mang trong mình lòng yêu nghề, niềm đam mê nghệ thuật.
Với phương châm
“ Tốt gỗ, Tốt cả nước sơn ”

Đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình luôn coi trọng, đề cao chất lượng sản phẩm, lắng nghe ý
kiến khách hàng và thị trường để nắm bất nhu cầu và hướng tới hoàn thiện dịch vụ
ngày càng hoàn hảo hơn.
Công ty cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng với những chính sách bán hàng,
hậu mãi đặc biệt là các chương trình bảo hành cho từng sản phẩm.
Bằng sự tín nhiệm, yêu mến của quý khách hàng và đối tác, các sản phẩm mang
thương hiệu Đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình đã được tin dùng, mang lại sự hài lòng cho
tất cả những khách hàng khó tính nhất. Sự tin cậy của khách hàng đã tạo nên giá trị
cốt lõi trong mục tiêu hoạt động của công ty, trở thành động lực cho sự phát triển
hiệu quả, bền vững. Với hành trang đã có, Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Thế Bình sẽ
ngày càng mang sản phẩm của mình vươn ra khắp cả nước và tiến tới là toàn Đông
Nam Á trong giai đoạn 2010-2020 phục vụ cho nhu cầu đông đảo của thị trường.

2.3. Số liệu hoạt động sản xuất trong năm 2009-2010
2.3.1.Số liệu
Bảng số liệu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất trong năm 2009


STT
1
2
3
4
5
6
7

Sản phẩm
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ

Nội thất phòng ăn
Nội thất trẻ em
Phòng thờ
Nội thất xây dựng
Tổng sản phẩm

Số lượng (bộ/ chiếc )
1200
900
700
200
300
2000
5300

Doanh thu ( VNĐ)
4.840.000.000
2.250.000.000
2.800.000.000
2.000.000.000
1.000.975.000
3.558.540.000
16.449.515.000

Bảng số liệu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất trong năm 2010
STT
1
2
3
4

5
6
7

Sản phẩm
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng ăn
Nội thất trẻ em
Phòng thờ
Nội thất xây dựng
Tổng sản phẩm

Số lượng (bộ/ chiếc )
1300
1000
760
300
300
2400
6060

Doanh thu ( VNĐ)
5.598.000.000
3.897.000.000
3.000.000.000
2.009.578.200
1.229.120.000
4.785.580.000
18.710.278.200


Công ty đầu tư trong năm 2009
STT
1
2
3
4

Đầu tư
Mua thêm máy móc, thiết bị
Thuê thêm công nhân
Mở thêm các showroom
Xây dựng khu xử lý nước thải, vật phế thải

Công ty đầu tư trong năm 2010

Số tiền (VNĐ)
2.000.000.000
300.000.000
3.000.000.000
1.000.000.000


STT
1
2
3
4

Đầu tư

Mua thêm máy móc, thiết bị
Thuê thêm công nhân
Mở thêm các showroom
Sửa chữa các công xưởng, tiến hành bảo dưỡng

Số tiền (VNĐ)
1.000.000.000
0
0
2.000.000.000

2.3.2.Đánh giá quyết định sản xuất và đầu tư của công ty
Khi thành lập mỗi công ty đều xác định một hình thức kinh doanh làm chủ lực,
doanh nghiệp này đã chọn sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước. Vậy tại sao doanh nghiệp lại chọn mặt hàng này để sản xuất
và kinh doanh?
Qua phân tích thị trường, trước hết là thị trường nội địa ta thấy nhu cầu mua các
sản phẩm gỗ cao cấp về nội thất văn phòng và gia đình là rất lớn. Việt Nam ngày
càng phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài khiến cho nhiều doanh nghiệp hình
thành, xây dựng nhiều văn phòng cũng như các căn hộ chung cư cao cấp khiến nhu
cầu sản phẩm nội thất từ gỗ tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ.
Ngoài ra, với điều kiện địa hình thuận lợi như gần các khu vực rừng núi có nguồn
nguyên liệu sản xuất dồi dào, nhiều loại gỗ có chất lượng cao được người tiêu dùng
ưa thích cũng là một điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển loại mặt hàng
này.
Doanh nghiệp nằm trong khu vực tam giác vàng của miền Bắc được Nhà nước hỗ
trợ về công nghệ và vốn cộng với việc mặt hàng này mới xuất hiện trên thị trường
chưa lâu khiến sự cạnh tranh là không cao. Giao thông thuận lợi, rất thích hợp để di
chuyển sản phẩm ra khắp cả nước và ra cả thị trường nước ngoài cũng là một yếu
tố thuận lợi giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để sản xuất. Cùng với nguồn lao

động lớn, chi phí lao động rẻ, phù hợp với việc sản xuất gỗ nên doanh nghiệp đã
nắm bắt thời cơ đầu tư và sản xuất loại mặt hàng mang giá trị lợi nhuận cao này để
phục vụ thị trường tạo thêm việc làm cho người lao động.


Việc công ty chọn mặt hàng đồ gỗ để sản xuất đã mang lại nguồn thu lớn, góp phần
tăng trưởng nền kinh tế địa phương cũng như cả nước, đáp ứng được phần nào nhu
cầu của xã hội giúp cho cung-cầu được ổn định.
Để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn như vậy, công ty đã quyết định đầu tư
máy móc, trang thiết bị hiện đại chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất, giảm các
chi phí cố định, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.Qua 2 năm
2009 và 2010, công ty đã bỏ ra 3 tỷ đồng để mua thêm máy móc và thiết bị sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thay thế các thiết bị đã cũ.
Ngoài ra, để mở rộng sản xuất công ty đã bỏ ra 300 triệu đồng để thuê thêm công
nhân lao động, việc thuê thêm công nhân chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất có hiệu
quả ở những năm trước và có sự định hướng phát triển sản phẩm, tổng sản phẩm
năm 2010 nhiều hơn năm 2009 gần 100 sản phẩm.
Mở rộng sản xuất phục vụ thị trường, không những trang bị thêm máy móc, thiết
bị, doanh nghiệp cũng khá chú trọng việc quảng cáo thương hiệu của mình qua việc
năm 2009 đã mở thêm 2 showroom nữa, mang sản phẩm của mình giới thiệu cho
các khách hàng tạo thêm được nhiều hợp đồng mua bán, sản xuất cho công ty.
2.3. Những bất cập, khó khăn trong việc sản xuất và đầu tư
Song song với việc sản xuất và đầu tư, bất kì doanh nghiệp nào cũng gặp phải khó
khăn và hạn chế do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đối với một doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ mới thành lập thì các khó khăn này lại càng lớn.
Với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát
triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục
vụ cho chế biến không được cải thiện. Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, còn phải chờ
ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước
khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác.

Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ
nguyên liệu.


Hiện tại phần lớn rừng là do các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa
phương quản lí, phần nhỏ còn lại đựơc giao cho hộ gia đình và cá nhân nhưng chỉ
có rất ít được sử dụng đúng mục đích, còn lại thì chưa mang lại hiệu quả như mong
muốn trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào rừng trồng thì lại không
có đất để trồng rừng.
Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ ở Hải Phòng nói riêng và toàn quốc nói
chung chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan
hiếm. Là mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỉ gần đây việc phát triển
thương hiệu gỗ ra thị trường còn hạn chế và chưa được chú trọng. Hầu hết các
doanh nghiệp chế biến gỗ đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều
kinh phí để thực hiện việc này. Một thực trạng nữa là doanh nghiệp chủ yếu vẫn
bán hàng qua khâu trung gian, nhận gia công và thiết kế mẫu mã theo đơn đặt hàng
ngày càng nhiều đã vô tình biến doanh nghiệp của chúng ta thành người làm thuê.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng sản phẩm thực chất của doanh
nghiệp.
Việt Nam gia nhập WTO khiến cho sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài
với doanh nghiệp nội địa khá gay gắt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã
gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ như thị trường bị thu hẹp, hàng hoá
tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Các
chính sách kích cầu của Chính phủ và địa phương hiện nay với những điều kiện cho
vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay
ưu đãi đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lao động cũng là vấn đề đáng nói khi chúng ta có nguồn lao động dồi dào, có sức
khoẻ tốt nhưng trình độ kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu chỉ làm được ở những công
đoạn đơn giản chưa thể làm được phẩn tỉ mỉ, chi tiết của sản phẩm.
Các khó khăn mà mỗi doanh nghiệp gặp phải là rất nhiều tuy nhiên để có thể tiếp

tục sản xuất doanh nghiệp cần tự tìm cho mình những giải pháp linh hoạt, gắn liền
với hoạt động thực tiễn.


Chương 3: Kết luận
Qua việc phân tích, đánh giá số liệu sản xuất và đầu tư của công ty ta thấy để vượt
qua những khó khăn, thách thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất gỗ
công ty rất cần những giải pháp mang tính thực tế cao như:
+ Tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường truyền thống ( cả thị trường trung
chuyển và thị trường tiêu dùng trực tiếp), thông qua đó uy tín và chất lượng của sản
phẩm gỗ Thế Bình sẽ tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng.


+ Tập trung phát triển nạnh một số thị trường mục tiêu, phát triển ổn định sức mua
và nhu cầu liên tục tăng, các chính sách kinh doanh, thương mại hoàn thiện, giao
thông hiện đại.
+ Khách hàng chủ đạo với các sản phẩm gỗ được xác định là các nhà đầu tư trong
nước và người tiêu dùng vì thế cần đầu tư cho quảng bá thương hiệu qua các
phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên internet, tăng cường việc tham gia
các hội chợ sản phẩm Việt Nam chất lượng cao để giới thiệu sản phẩm tới người
tiêu dùng, đối tác lớn.
+ Thực hiện mô hình hợp tác, liên kết doanh nghiệp với các chủ rừng( hộ dân, nông
lâm trường) để trồng rừng sản xuất. Chọn hình thức đầu tư tiền, giống, kỹ thuật cho
các hộ dân trông rừng, khi đến khai thác hộ dân sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp sản
lượng gỗ nhất định, phần sản lượng tăng thêm sẽ thuộc về người trồng rừng.
+ Liên tục cập nhật những công nghệ hiện đại tiên tiến từ các nước phát triển để
chuyên nghiệp hoá hơn các công đoạn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm với
giá thành hợp lí tới tay khách hàng.
+ Đầu tư các khoá học nâng cao tay nghề cho người lao động, chăm chút vào
những công đoạn tỉ mỉ, yêu cầu tay nghề cao mà không thực hiên được bằng máy

móc kỹ thuật. Tuyển thêm đội ngũ nhân viên văn phòng khá, giỏi từ các trường đại
học uy tín của đất nước để phát triển công ty lớn mạnh.
+ Tập trung vào thị trường nội địa, mở rộng thêm quy mô sản xuất, có những chính
sách khuyến mại, bảo hành, quà tặng hấp dẫn vói khách hàng.
+ Tham khảo các mô hình sản xuất phát triển từ các công ty trong nước cũng như
nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất loại mặt hàng này. Thành lập bộ
phận thông tin nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra những nhận định sắc bén cho
định hướng phát triển của công ty.
+ Nắm bắt thời cơ đưa sản phẩm của mình tới những thị trường nước ngoài có tiềm
năng, có kế hoạch phát triển chi tiết trong các năm tới trong sản xuất ngắn hạn và
dài hạn.


+ Doanh nghiệp nên liên kết với các doanh nghiệp khác để đề đạt lên thành phố
xem xét những chính sách cho vay, hỗ trợ vốn, đất đai sản xuất.
Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn và có
định hướng phát triển ngành sản xuất của mình. Hy vọng doanh nghiệp có thể áp
dụng vào kế hoạch sản xuất và đầu tư trong những năm tiếp theo.
Do kiến thức và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài làm
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp từ quý công
ty và thầy cô để có thể nhìn nhận sâu sắc hơn về lĩnh vực này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trịnh Thu Thảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN



×