Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

25. THUỐC CẢN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.99 KB, 13 trang )

151

Thuốc cản quang

25. THUỐC CẢN QUANG
Mục tiêu
- Trình bày được nguyên tắc chẩn đoán bằng hình ảnh khi dùng thuốc cản quang.
- Phân biệt được các nhóm chất cản quang, cấu trúc chung của thuốc cản quang iod.
25.1 ĐẠI CƯƠNG
Phương pháp chẩn đoán hiện đại không chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, từ lâu theo
sự tiến triển của khoa học, những kỹ thật phức tạp ngày càng giúp cho việc chẩn đoán
được chính xác hơn.
25.1.1 Chẩn đóan bằng hình ảnh trong y khoa
Chẩn đoán bằng hình ảnh trong y khoa tập hợp các kỹ thuật có điểm chung là làm cho
thấy rõ các cơ quan bên trong cơ thể bằng những phương pháp khác với sự quan sát trực
tiếp cũng như không cần phải phẫu thuật.
Chẩn đoán bằng hình ảnh trong y khoa gồm 2 loại:
- Các chẩn đoán về giải phẫu
- Chẩn đoán về chức năng
Các nguyên tắc về vật lý được dùng trong phương pháp này:
- tia X (rayon X): soi X quang (radioscopie), chụp X quang truyền thống (radiographie) và
chụp X quang cắt lớp (scanographie hay tomodensitométrie TDM).
- tia gama (rayon gamma): chụp ảnh nhấp nháy (scintigraphie)
- sợi quang học (fibres optiques): nội soi (endoscopie)
- siêu âm (ultrasons): siêu âm (échographie) và chụp Doppler (Doppler)
- từ trường (champs magnétique): hình ảnh cộng hưởng từ (IRM: Imagerie par Résonance
Magnétique nucléaire).
25.1.2 Tia x và kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh
25.1.2.1 Tia X
Năm 1895 Wilhelm Rưntgen (Đức) phát hiện ra tia có khả năng xuyên qua vật chất. Lúc
đó do chưa biết rõ bản chất của nó nên ông đặt tên là tia X.


Nguồn gốc: tia X được sinh ra từ electron khi đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt
nhân, lúc đó sẽ có sự thay đổi quỹ đạo của electron và 1 phần động năng của nó bò mất đi,
chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ phát ra tia X.
Như vậy, tia X khác với tia gama về nguồn gốc: tia X được tạo bởi năng lượng có nguồn
gốc ngoài nhân do electron được phóng ra với tốc độ lớn tương tác với vật liệu đích (cible
matérielle), còn tia gama được tạo ra từ năng lượng có nguồn gốc trong nhân do sự phân
rã hạt nhân.
Bản chất: tia X có bản chất điện từ (rayonnement électromagnétique) như ánh sáng và tia
gama, năng lượng cao từ 50 – 109 eV.
Khả năng xuyên thấu vật chất: tia X có khả năng xuyên thấu vật chất, đến cả lớp trong
của nguyên tử, điều mà ánh sáng thường không có được.


152

Thuốc cản quang

Độ suy giảm của tia X tùy thuộc vào độ dày của vật chất: độ dày càng lớn thì khả năng
xuyên thấu của tia X càng kém.
25.1.2.2 Kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh bằng tia X
Nguyên tắc: cơ thể là vật chất nên hấp thu tia X, sau đó tia X được khuếch tán, nó bò thay
đổi và giảm cường độ, cường độ của chùm tia ló thay đổi theo kích thước và bản chất của
môi trường mà nó rọi qua. Những hình ảnh nhận được của vật chất khi được chiếu bằng tia
X được thể hiện:
+ trên màn huỳnh quang nếu soi X quang (radioscopie hay fluorascopie)
+ trên phim nếu chụp X quang (radiographie)
Soi X quang
Cho phép quan sát trên màn huỳnh quang khi tia X chiếu qua cơ thể trong vài giây, thấy
được các tạng đang hoạt động: nhòp đập của tim, cử động của cơ hoành…
Tiện lợi của phương pháp này là có thể xoay trở bệnh nhân theo mọi tư thế cần thiết, có

thể kiểm tra được nhiều bệnh nhân trong một thời gian ngắn.
Chụp X quang
Tia X đi ra khỏi vùng được chiếu (tia ló) thì đến đập vào phim, phim chụp là 1 tài liệu giữ
được lâu dài, cho phép quan sát kỹ các tạng mà khi soi có thể không thấy rõ.
+ Chụp X quang truyền thống (radiographie)
Trước đây với kỹ thuật chụp X quang cổ điển (classical radiography) người ta sử dụng
phim âm bản được đặt sau vật cần khảo sát để thu nhận tia X sau khi xuyên qua vật chất.
Khi rửa phim người ta dùng AgCl, nơi nào không hấp thu tia X (cho tia X đi qua) thì sau
khi rửa sẽ không bò mất và có màu đen còn nơi nào cản lại tia X (xương) thì khi rửa bò trôi
nên có màu trắng.
Từ 1981 đến nay người ta không sử dụng phim âm bản nữa mà sử dụng kỹ thuật X quang
kỹ thuật số (CR: Computed Radiography) với tấm phospho có vai trò như tấm phim. Tấm
phospho sau khi được chiếu tia sẽ được đưa vào máy quét ảnh (image scanner) để số hóa
hình ảnh thu được và làm cho tấm phospho trở lại trạng thái ban đầu để dùng cho lần thu
ảnh sau. Hình ảnh đã được số hóa (digital image) được truyền đến máy xử lý ảnh rồi hiển
thò, được in ra phim, truyền qua mạng đến nơi khác hay lưu trữ trong hồ sơ bệnh nhân.
Kỹ thuật chụp này cho biết toàn bộ hình thái và những thay đổi bệnh lý, tuy nhiên tổn
thương nhỏ khó nhìn thấy được và đònh vò kém chính xác vì hình ảnh trên phim là hình
chiếu của tất cả các lớp mặt phẳng chồng lên nhau.
+ Chụp X quang cắt lớp (CT: Computed Tomography = scanographie X hay TDM:
TomoDensitoMétrie)
Bắt đầu được áp dụng từ 1971. Nguồn phát tia X xoay tròn chung quanh bộ phận cần
chụp, tia X sẽ chiếu qua bệnh nhân và đến được các đầu dò (detecteur), đầu dò sẽ chuyển
năng lượng tia X thành các tín hiệu điện rồi đưa đến máy tính để xử lý và dùng các thuật
toán để tái tạo lại hình ảnh của từng lát cắt xuyên qua 1 phần cơ thể được thể hiện trên
màn hình hình chiếu của từng lớp mặt phẳng cho phép quan sát trên phim những sự khác
biệt về mật độ trong của mô, cơ quan.
Khi sử dụng chất cản quang thì có thể khảo sát hệ thống mạch máu, van tim, xoang tim,
mạch vành, thận và đường niệu.
25.1.2.3 Sự hấp thu tia X của 1 nguyên tố

Đònh luật Bragg và Pierce về sự hấp thu tia X


153

Thuốc cản quang

τ : sự hấp thu tia X

τ

= K. λ3 N4 + a

N : số thứ tự của nguyên tử
Như vậy sự hấp thu tia X của 1 nguyên tố tùy thuộc số thứ tự của nguyên tử và độc lập
với trạng thái của nguyên tử (tự do hay kết hợp).
Bảng 25.1: Sự hấp thu tia X của các mô trong cơ thể
Nguyên tố
Số thứ tự của nguyên tử N

H
1

MÔ MỀM

C
6

N
7


O
8

XƯƠNG

P
15

Ca
20

Các mô mềm trong cơ thể hầu như cho tia X đi qua, chúng được tạo thành từ những phân
tử hữu cơ có thành phần là nguyên tố “nhẹ” H,C,N,O nên không hấp thu tia X, được gọi là
“trong suốt” đối với tia X.
Xương được tạo thành từ Ca và P là những nguyên tố “nặng” hơn nên hấp thu tia X (cản
quang), được gọi là “đục” đối vớitia X.
Do đó để khảo sát 1 cơ quan mà tự nó không có khả năng hấp thu tia X như mạch máu,
gan, thận … là mô mềm, người ta phải dùng đến chất có thành phần là nguyên tố “nặng”
để cơ quan trở nên “đục” hơn với tia X, đó là chất cản quang.
25.1.3 Thuốc cản quang
25.1.3.1 Đònh nghóa
Thuốc cản quang là chất làm cho cơ quan trở nên “đục” đối với tia X.
Theo lý thuyết, các thuốc cản quang phải là những nguyên tố có số thứ tự nguyên tử lớn
như Br (35), Iod (53), Au (79), Hg (80), Pb (82), Th (90)… tuy nhiên các chất như Ba, Hg,
Pb rất độc hoặc rất đắt tiền (Au) nên khuynh hướng là sử dụng hợp chất có iod.
25.1.3.2 Phân loại
* Thuốc cản quang iod
* Bari sulfat
25.2 MỘT SỐ THUỐC CẢN QUANG

25.2.1 Thuốc cản quang iod
25.2.1.1 Yêu cầu của thuốc cản quang iod
- Hàm lượng iod phải cao đủ để cản quang
- Dung nạp tốt, không biểu hiện độc tính
- Khu trú một cách chọn lọc
- Không có tác dụng dược lý
- Đào thải nhanh và hoàn toàn
- n đònh khi tiệt trùng để không phóng thích iod tự do trong cơ thể bệnh nhân.
25.2.1.2 Phân loại
Dầu iod: là este của acid béo được gắn iod. Ethyl iodo stearat được dùng để chụp tủy.
CH3 (CH2)7 CH2 CHI (CH2)7 COOR
ethyl iodostearat


154

Thuốc cản quang

Dẫn chất iod của 4-pyridon: dạng hỗn dòch được dùng để cản quang đường hô hấp trên.

Các thuốc được thải qua thận và gan
+ Cấu trúc chung

- Vò trí 2, 4, 6: các nguyên tử iod gắn trên nhân benzen bởi liên kết cộng hóa trò bền vững
tạo nên tính cản quang cho phân tử.
- Vò trí 3, 5: các dây nhánh R2 và R3, đây là phần khác nhau chủ yếu của các chất cản
quang.
- Vò trí 1 có thể được gắn:
. nhóm chức amid R1không phân ly, iod ở phía trong được các dây hydrocarbon bao bên
ngoài hợp với nước thành 1 vòng bảo vệ tạo nên các sản phẩm không ion hóa.


. nhóm acid - COOH có thể phân ly trong dung dòch thành COO - và H+, do điện tích âm
trên nhóm COO- và điện tích dương của cation tạo muối nên phân tử thân nước, đó là các
chất ion hóa, thân nước.

Nhóm acid được tạo muối bởi:
- ion Na+, Ca ++, Mg++
- meglumin hay N-methyl glucamin


155

Thuốc cản quang

- monoethanolamin HO-CH2-CH2-NH2
Bản chất của baz này tạo cho phân tử 1 vài đặc tính: meglumin ít độc hơn Na + nhưng làm
tăng độ nhớt, monoethanolamin gây dãn mạch nhiều hơn.
+ Các thuốc được thải qua thận
- Dẫn xuất của acid benzoic
+ Dạng tri iod
- ion hóa: acid acetrizoic (1952), acid amido trizoic (1954), acid metrizoic (1973)

acid acetrizoic

acid amidotrizoic

- không ion hóa (amid): metrizamid (1978)

+ Dạng hexaiod ion hóa: acid iotrizoic (1980)


- Dẫn xuất của acid isophtalic
+ Dạng tri iod
- ion hóa: acid iotalamic (1968), acid ioxitalamic (1970)

acid metrizoic


156

Thuốc cản quang

- không ion hóa (amid): iopamidol (1981), iohexol (1982), iopentol (1993)

+ Dạng hexaiod ion hóa: acid ioxaglic (1979)

- Dẫn xuất của acid benzen tricarboxylic: iobitridol

+ Các thuốc được thải qua gan
- Dạng tri iod được dùng qua đường uống: acid iopodic


157

Thuốc cản quang

- Dạng hexa iod được dùng qua đường tiêm tónh mạch: adipiodon, acid iotroxic

Bảng 25.2: Các thuốc cản quang được thải qua thận và gan

DẠNG BÀO CHẾ


mg/l

BIỆT DƯC

IOD

DẠNG

HOẠT CHẤT

CHỈ ĐỊNH

Tri iod

acid
acetrizoic

Muối
meglumin
và Na
Ion
hóa

RADIOSELECTAN
NIỆU 30%
RADIOSELECTAN
NIỆU, MẠCH 60%
RADIOSELECTAN
NIỆU, MẠCH 76%


Chai 250 ml,
tiêm truyền

140

ng 20 ml

290

Meglumin

ANGIOGRAPHINE
65 %

Chai 50; 60;
100; 200 ml
ng 25 ml,
chai 50 ml
ng 10ml;
Chai 50; 100 ml

Muối Na

UROGRAFINE

Chai 80; 100 ml

300


Meglumin
và Na

GASTROGRAFINE

Chai 100ml:
Uống, trực tràng

370

Bột đông khô +
ng nước cất
20 ml

170

Chai 140 ml

280

ng 20 ml.
Chai 40; 60; 80;

380

aid amido
trizoic

UROVISION


370
324
306

Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu
Chụp dạ dày,
tá tràng

Không
ion
hóa

metrizamid

AMIPAQUE

Hexa iod

acid

metrizoic

Ion
hóa

acid
iotrizoic

BILISCOPINE

Tri iod

A CID BENZOIC DẪN XUẤT

THẢI QUA THẬN

Ion
hóa

acid
iotalamic
acid
ioxitalamic

Muối
meglumin
Meglumin
và Na

CONTRIX 28 tiêm

truyền
TELEBRIX 38

Chụp mạch
máu

Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu


158

Thuốc cản quang

ACID ISOPHTALIC

100; 200 ml
Meglumin
Muối Na

320

Chụp đường
niệu

Meglumin

TELEBRIX GASTRO


Chai 50;100 ml:
uống, trực tràng

300

Chụp dạ dày,
tá tràng

Chai 20 ml

250

Chụp tử cung

iopentol
Hexaiod

120

Meglumin
và Na

TELEBRIX
HYSTERO
IOPAMIRON 200;
300; 370
OMNIPAQUE 180;
240; 300; 350
IVEPAQUE 150; 200;

300; 350

Chai 10 ml đến
200 ml
Chai 10 đến
200 ml
Chai 20; 50;
100 ml

HEXABRIX 160;
200; 320

Chai 10; 50;
100 ml

XENETIX 250;
300; 350

Chai 20; 50;
100; 150; 200 ml

200;300
370
180;240
300;350
150;200
300;350

Chụp mạch
bạch huyết


160;200

Chụp mạch
máu,
đường niệu

320

Chụp niệu
Chụp mạch
máu

Triiod

TRICARBOXYLICTRicarboxylicACID BENZEN

Chai 250 ml

Chụp đường
niệu
Chụp đường
niệu

ng 20; 40 ml

iohexol

acid
ioxaglic


300

VASOBRIX 32

iopamidol

Ion
hóa

Chai 30; 100 ml

Meglumin
Monoetha
- nolamin

Meglumin

Không
ion
hóa

TELEBRIX 30
MEGLUMINE
TELEBRIX 12
SODIUM

iobitridol

250;

300;
350

Chụp mạch
máu,
đường niệu

Hexaiod

Triiod

THẢI QUA GAN
acid
iopodic

Muối Ca

SOLUBILOPTINE

Gói 16g chứa 6 g iod,
uống

adipiodon

Meglumin

TRANSBILIX

Chai 250 ml, t truyền


30

Chụp túi mật,
ống dẫn mật

acid
iotroxic

Meglumin

BILISCOPINE

Chai 100 ml, t truyền
Chai 250 ml,t truyền

50
32

Chụp túi mật,
ống dẫn mật

Chụp túi mật

25.2.1.3 Tính chất
Tính thẩm thấu (osmolalité): là tính chất đặc trưng nhất của thuốc cản quang.
p suất thẩm thấu của 1 dung dòch là lực tác động bởi những tiểu phân trong dung dòch đó
lên màng bán thấm.


Thuốc cản quang


159

p suất thẩm thấu tỷ lệ với nồng độ dung dòch do đó liên quan đến hàm lượng iod: lượng
iod càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn, các chất ion hóa có tính thẩm thấu cao.
p suất thẩm thấu được biểu diễn bằng miliosmol/ kg nước: mOsm/kg H 2O.
Người ta cũng phân loại chất cản quang iod theo tính thẩm thấu:
+ Thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu cao (HOCM: High Osmolality Contrast Media)
có áp suất thẩm thấu lên đến 1.500 – 2.000 mOsm/kg H 2O thường được dùng trong chụp
niệu hoặc chụp cắt lớp (tomodensitométrie).
+ Thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu thấp (LOCM: Low Osmolality Contrast Media)
có áp suất thẩm thấu bằng khỏang 1/3 của lọai cao (500–700 mOsm/kg H 2O) nhưng vẫn
cao hơn áp suất thẩm thấu của máu (300 mOsm/kg H2O).
+ Thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu gần với áp suất thẩm thấu của máu (300
mOsm/kg H2O).
Tính thân nước- thân dầu
+ Tính thân nước: do mạch nhánh R2 và R3 quyết đònh, thể hiện khả năng của thuốc cản
quang gắn với protein huyết tương: càng thân nước thì càng ít gắn với protein huyết
tương.
+ Tính thân dầu là do nhân benzen của phân tử có gắn iod.
Độ nhớt
- được biểu diễn bằøng centipois (cp) hoặc bằng miliPascal. giây (mPa.s).
- độ nhớt của chất cản quang tùy thuộc
+ nồng độ của iod: nồng độ tăng thì độ nhớt tăng.
+ nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm, chế phẩm lỏng hơn do đó cần làm nóng trước
khi tiêm
+ baz được dùng để tạo muối: muối Na lỏng hơn muối meglumin.
+ cấu trúc của phân tử là monomer hay dimer: dạng dimer luôn nhớt hơn dạng monomer
có cùng nồng độ iod.
25.2.1.4 Chuyển hóa

Các thuốc này được đào thải chủ yếu qua thận. Khi dùng dạng dung dòch nước và tiêm IV
thì sự đào thải bắt đầu sau vài phút và chấm dứt khoảng 4 giờ.
25.2.1.5 Dung nạp
Nói chung các thuốc cản quang được dung nạp tốt, ít có tai biến.
Tuy nhiên cũng có khi sau hấp thu, các thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như:
Giả dò ứng: có thể do sự phóng thích histamin do phản ứng kháng nguyên – kháng thể.
Điều trò bằng các thuốc kháng histamin, thuốc chẹn α, β, thuốc làm dãn phế quản.
Độc với thận: làm suy thận cấp vì iod được thải trừ qua đường này.
Đối tượng có nguy cơ: người bò tiểu đường, cao huyết áp, dùng chung với các thuốc có độc
tính trên thận như aminosid, AINS…
nh hưởng lên tim mạch: ảnh hưởng đến điện tim (loạn mạch, rối loạn dẫn truyền), hiệu
năng cơ tim (tim đập nhanh, chậm), dãn mạch cấp…
Nguy cơ có liên quan đến các thuốc cản quang dùng bằng đường tiêm.
Cần giảm thiểu nguy cơ bằng cách tìm và hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ, chuẩn bò cho
bệnh nhân các thuốc corticoid, thuốc giải lo âu, cho uống nhiều nước.


160

Thuốc cản quang

25.2.1.6 Biểu thò nồng độ của iod trong thuốc cản quang
Thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu cao: số gam iod/ 100 ml dung dòch
- Số ghép với tên tương ứng với nồng độ iod
Thí dụ : TÉLÉBRIX 30 M : 30 g iod/100 ml dung dòch
TÉLÉBRIX 12 Na : 12 g iod/100 ml dung dòch
- Số ghép với tên không tương ứng với nồng độ iod mà tương ứng với nồng độ của
muối trong dung dòch, phải chia đôi mới được nồng độ của iod.
Thí dụ : ANGIOGRAFINE 65, RADIOSELECTAN 76, 60 và 30
Thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu thấp: số mg iod/ ml dung dòch

Thí dụ : OPTIRAY 350 có 350 mg iod/ ml dung dòch, tương đương với 35 g iod/100
ml dung dòch.

Điều chế

ACID IOTALAMIC

Tính chất
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng.
Tan trong nước tạo dung dòch không màu, nhớt, bền với nhiệt nên có thể tiệt trùng được.
Iod gắn rất chặt nên chỉ có thể đònh tính bằng cách vô cơ hóa tạo thành ion I -, đun ở nhiệt
độ cao cho hơi iod hoặc acid hóa dung dòch tạo thành dạng acid kết tủa.
Kiểm nghiệm
Đònh tính: phổ IR hoặc sắc ký lớp mỏng, đốt cháy.


161

Thuốc cản quang

Thử tinh khiết: dạng của dung dòch, chất tương tự, halogenur, tạp chất A, iodur, kim loại
nặng, giảm khối lượng do sấy, tro sulfat.
Chỉ đònh
Đào thải nhanh qua đường thận với nồng độ cao nên được dùng để cản quang đường niệu
dưới. Khi tiêm IV sự đào thải xảy ra sau vài phút và chấm dứt khoảng 4 giờ, chụp hình sau
khi tiêm từ 5 đến 30 phút.
Tai biến
Do không được phân hủy trong cơ thể, không phóng thích iod vô cơ nên độc tính tương đối
thấp, dễ dung nạp. Tuy nhiên cũng có khi xảy ra tai biến:
- Tại chỗ: dung dòch đậm đặc có thể gây tổn thương tónh mạch, gây huyết giải nên cần

dùng dung dòch loãng, tiêm vào giữa lòng tónh mạch, tốc độ chậm.
- Toàn thân: sốc nặng hay nhẹ tùy theo sự nhạy cảm của từng cá thể nên cần phải thử
trước khi dùng bằng cách đặt 1 lượng nhỏ chế phẩm dưới lưỡi, bên trong mắt, trong da
hoặc tónh mạch. Có thể dự phòng bằng cách cho bệnh nhân dùng trước corticoid, kháng
histamin.
Chống chỉ đònh
Chức năng thận kém.
ADIPIODON
Acétiodon tương đối nhẹ và được thải ở thận nên người ta amid hóa nhóm amino bằng 1
diacid để tạo nên 1 phân tử mới lớn gấp đôi được thải ở gan.
Thường dùng dạng muối N-etylglucamin là bột trắng tan trong nước dung dòch 50%.

Acétiodon

adipiodon
acid N,N’-adipoyl bis-(amino-3 triiodo-2,4,6 benzoic)

Chỉ đònh
Do được hấp thu rất ít ở ruột, chỉ có thể dùng qua đường tiêm IV. Đào thải nhanh và
nhiều qua mật (10% qua nước tiểu) nên cho hình ảnh đường mật, túi mật.
25.2.2. Bari sulfat
BaSO4
Điều chế
Từ quặng barytin chứa BaSO4
Giai đoạn 1. Điều chế bari clorid tinh khiết
BaSO4 (barytin thiên nhiên) + 4 C

P.t.l: 233.4

BaS + 4 CO



162

Thuốc cản quang

BaS + 2HCl
BaCl2 + 2NaCl
Giai đoạn 2. Kết tủa bari sulfat
BaCl2 + Na2SO4
BaSO4 + NaCl
Điều kiện khắt nghiệt để thu được sản phẩm dạng keo thật mòn: nhiệt độ thấp, dung dòch
loãng, Na2SO4 dư.
Kiểm nghiệm
Đònh tính: phản ứng của ion Ba++, SO4--.
Thử tinh khiết: giới hạn acid-kiềm, chất hòa tan trong acid, hợp chất sulfur có thể oxy hóa,
muối Ba hòa tan, phosphat, arsenic, kim loại nặng, giảm khối lượng do sấy, sự lắng.
Chỉ đònh
Cản quang ống tiêu hóa, dạng dòch treo 60 – 200 g.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Serge Kirkiacharian, Guide de chimie thérapeutique, Ellipse, 2000.
2. Dorvault, L’officine, Vigot 1995.
3. www.imagérie-cv.univ-lyon.fr

CÂU HỎI TỰ LƯNG GIÁ
1. Sự hấp thu tia X của nguyên tử phụ thuộc vào:
A. Độ âm điện của nguyên tử
B. Trạng thái kết hợp của nguyên tử
C. Trạng thái ion hóa của nguyên tử

D. Số thứ tự của nguyên tử
E. Bản chất kim loại hay phi kim loại của nguyên tử
2. Điều kiện để thu được BaSO4 dạng keo mòn dùng làm chất cản quang:
A. Nhiệt độ thấp
B. Nhiệt độ cao
C. Dung dòch loãng
D. A và C đúng
E. B và C đúng
3. Biểu thò nồng độ của iod trong chất cản quang iod theo:
A. Số mol iod / lit
B. Số milimol iod/ ml
C. Số đương lượng iod/ ml
D. Số mg iod/ ml
E. Số ml iod/ ml
4. Yêu cầu của chất cản quang iod:
A. Hàm lượng iod cao, dung nạp tốt
B. Khu trú chọn lọc, không có tác dụng dược lý
C. Đào thải nhanh, hoàn toàn
D. Phóng thích iod từ từ trong cơ thể
E. A, B, C đúng
Cấu trúc chung của chất cản quang iod như sau:


Thuốc cản quang

163

5. Tính cản quang của phân tử do thành phần nào quyết đònh
A. Nhân benzene
B. Các nguyên tử iod

C. Dây nhánh R1
D. Dây nhánh R2
E. Dây nhánh R3
6. R3 có thể được tạo muối bởi:
A. ion Na+
B. méglumin
C. mono éthanolamin
D. A, B, C đúng
E. amid
7. Các thuốc cản quang iod được đào thải chủ yếu qua:
A. Da
B. Tóc, móng
C. Mồ hôi
D. Gan
E.Thận

acid acetrizoic........................................................................................................................................................
adipiodon...........................................................................................
acid amido trizoic..................................................................................................................................................
ADIPIODON....................................................................................
acid iopodic...........................................................................................................................................................
Ethyl iodo stearat..............................................................................
acid iotalamic........................................................................................................................................................
iobitridol............................................................................................
ACID IOTALAMIC..............................................................................................................................................
iohexol (............................................................................................
acid iotrizoic..........................................................................................................................................................
iopamidol..........................................................................................
acid iotroxic...........................................................................................................................................................
iopentol..............................................................................................

acid ioxaglic..........................................................................................................................................................
metrizamid........................................................................................
acid ioxitalamic.....................................................................................................................................................
), acid metrizoic.................................................................................
acid isophtalic........................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×