Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh tâm thần phân liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.81 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp Tâm Lý Học Văn Bằng 2 K03

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1
ĐỀ TÀI:

TÂM THẦN PHÂN LIỆT

MÔN : TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
GVHD: BS PHAN THIỆU XUÂN GIANG

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 09 tháng 01 năm 2016


Tâm Thần Phân Liệt

CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 1
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và Tên
Đặng Thị Thu


Nguyễn Quốc
Trần Minh
Lê Viết Đức
Nguyễn Tiến
Phạm Thụy Thanh
Nguyễn Thị Quế
Nguyễn Thị Ánh
Đặng Thành

Nhóm 1

Mã số SV
Hằng
Dũng
Hạnh
Linh
Linh
Phương
Trân
Tuyết
Vinh

1466160020
1466160013
1466160023
1466120007
1466160040
1466160064
1466160094
1466160105

1466160108

Điện thoại
0903.789070
0973.946577
0938.208787
0936.527834
0907.126620
0907.041318
0909.897574
0918.848737
0906.000526

Thông khác

Nhóm trưởng

Trang 2


Tâm Thần Phân Liệt

CHỮ VIẾT TẮT
TTPL

: Tâm thần phân liệt

ICD-10

: Phân loại Quốc tế về Bệnh tật, phiên bản 10 (International

Classification of Diseases)

DSM

: Chẩn đoán và Phân loại các Rối loạn tâm thần của Hội Tâm
thần học Hoa Kỳ (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders, American Psychiatric Association)

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Nhóm 1

Trang 3


Tâm Thần Phân Liệt

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................Trang 5
I. TRIỆU CHỨNG, TIÊU CHUẦN CHẨN ĐOÁN & PHÂN LOẠI TTPL Trang 5
1. Triệu chứng TTPL.............................................................................................Trang 5
1.1. Triệu chứng dương tính.................................................................................Trang 5
1.2. Triệu chứng âm tính.......................................................................................Trang 5
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán & phân loại TTPL.........................................................Trang 8
2.1. Chẩn đoán của Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10...................................Trang 8
2.2. Chẩn đoán của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ DSM.........................................Trang 10
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH..............................................................................Trang 12
1. Yếu tố di truyền...............................................................................................Trang 12

2. Yếu tố sinh hóa (Giả thuyết Dopamin)...........................................................Trang 12
3. Nhiễm virus......................................................................................................Trang 13
4. Mang thai và tai biến sản khoa........................................................................Trang 13
5. Yếu tố môi trường (stress)...............................................................................Trang 13
6. Cơ sở vật chất thần kinh (Thuyết khiếm khuyết sự phát triển thần kinh)......Trang 13
III. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP.............................................................Trang 14
1. Nguyên tắc điều trị...........................................................................................Trang 14
2. Mục tiêu điều trị...............................................................................................Trang 14
3. Các biện pháp can thiệp...................................................................................Trang 15
3.1. Liệu pháp hóa dược......................................................................................Trang 15
3.2. Các biện pháp không dùng thuốc.................................................................Trang 17
IV. TÌNH HÌNH TTPL tại Việt Nam............................................................Trang 18
KẾT LUẬN....................................................................................................Trang 19

Nhóm 1

Trang 4


Tâm Thần Phân Liệt

TÂM THẦN PHÂN LIỆT
MỞ ĐẦU
Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, trong đó hiểu thực
tế bất thường. Tâm thần phân liệt là một trong các bệnh loạn thần nặng, đặc trưng
bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác (ảo thanh, ảo thị), hành vi,
tác phong kỳ dị, khó hiểu, cảm xúc ngày càng cùn mòn, mất dần mối quan hệ thực
tại với môi trường xung quanh, người bệnh dần dần sa sút, mất khả năng lao động
và sinh hoạt.
Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là

ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách
của bệnh nhân. Khoảng một phần tư số bệnh nhân có xu thế trở thành mạn tính với
các triệu chứng nổi bật về suy giảm nhận thức và các thiếu hụt khác về tâm thần.
Khoảng một nửa số bệnh nhân TTPL có hành vi tự sát trong quá trình mắc bệnh và
có đến 10~20% số bệnh nhân tự sát [1].
Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. Bệnh thường
khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể
khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm.

I. TRIỆU CHỨNG, TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN & PHÂN LOẠI TTPL:
1. Triệu chứng TTPL [2]:
1.1. Các triệu chứng dương tính:
1.1.1. Hoang tưởng:
- Hoang tưởng là triệu chứng loạn thần cơ bản của tâm thần phân liệt. Hoang tưởng
phải có các đặc trưng sau:
+ Sai lầm.
+ Cố định trên bệnh nhân.
+ Chi phối hành vi của bệnh nhân.
+ Không phải là các niềm tin tôn giáo phổ biến.
+ Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng phê phán (nghĩa là không bao giờ thừa nhận ý
nghĩ của mình là sai lầm).
- Nội dung hoang tưởng có thể bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, hay gặp nhất trong
tâm thần phân liệt là:
+ Hoang tưởng bị hại: bệnh nhân tin rằng họ bị hành hạ, bị tra tấn, đầu độc, sẽ bị
giết bởi một người hoặc một thế lực nào đó.
+ Hoang tưởng liên hệ: bệnh nhân tin rằng một số sách báo, bài bình luận, bài hát
hoặc một số thông tin khác ở bên ngoài ám chỉ họ dưới các hình thức đặc biệt.

Nhóm 1


Trang 5


Tâm Thần Phân Liệt
+ Hoang tưởng bị kiểm tra, chi phối: bệnh nhân tin rằng có một người hoặc một thế
lực nào đó đang chi phối bệnh nhân bằng các phương tiện đặc biệt.
+ Các hoang tưởng kỳ quái: hoang tưởng được coi là kỳ quái nếu như chúng rất lập
dị, không phù hợp và không phải là kết quả của mọi kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.1.2. Ảo giác:
Ảo giác là tri giác không có đối tượng. Ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào (ví dụ
ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị giác) nhưng ảo thanh là hay gặp nhất và có
giá trị chẩn đoán cao cho tâm thần phân liệt.
- Ảo thanh có ở 60-70% số bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân nghe thấy
những tiếng nói không có thật, nhưng được bệnh nhân cho là thật.
Nội dung của ảo thanh có thể rất khác nhau, căn cứ vào nội dung người ta chia làm
các loại ảo thanh sau:
+ Ảo thanh bình phẩm là tiếng người khen hoặc chê bai bệnh nhân nhưng xúc phạm
hoặc đe dọa bệnh nhân là hay gặp nhất.
+Ảo thanh xui khiến, ra lệnh: là tiếng nói xui khiến hoặc ra lệnh cho bệnh nhân phải
làm một việc gì đó. Thông thường, bệnh nhân không thể cưỡng lại các mệnh lệnh
của ảo thanh đưa ra.
+ Ảo thanh là tiếng người trò chuyện với bệnh nhân: bệnh nhân nói chuyện với ảo
thanh (giống như ta nói chuyện qua điện thoại) mà người ngoài có thể thấy bệnh
nhân nói chuyện một mình to thành tiếng.
+ Ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói đối thoại với nhau hoặc giọng nói bình phẩm
về ý nghĩ và hành vi của bệnh nhân.
- Ảo thị giác: là những hình ảnh không có thật nhưng được bệnh nhân nhân thấy
như thật. Ảo thị giác gặp ở 10% số bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng ít có giá trị
chẩn đoán cho bệnh tâm thần phân liệt hơn ảo thanh.
- Ảo xúc giác: ít gặp trong tâm thần phân liệt và ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh

này. Bệnh nhân có cảm giác có các con côn trùng bò dưới da, có con rắn đang bò
trong dạ dày bệnh nhân.
1.1.3. Ngôn ngữ thanh xuân (lời nói mất tổ chức):
Ngôn ngữ thanh xuân là một triệu chứng rất có giá trị chẩn đoán trong tâm thần
phân liệt. Triệu chứng này thường chỉ gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân.
Bệnh nhân có tư duy (lời nói) rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu.
1.1.4. Hành vi thanh xuân (hành vi mất tổ chức):
Hành vi thanh xuân là rối loạn hành vi nặng, rất có giá trị chẩn đoán cho tâm thần
phân liệt. Triệu chứng này hay gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân và thể
không biệt định.
Các hành vi này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng
đến kích động. Các hành vi này thường là rất lố lăng, hời hợt, kỳ dị, khó hiểu.
1.1.5. Hành vi căng trương lực:
Hành vi căng trương lực bao gồm:
Nhóm 1

Trang 6


Tâm Thần Phân Liệt
- Sững sờ căng trương lực: là sự giảm sút rõ ràng các phản ứng lại mọi tác động của
môi trường. Một số trường hợp đạt đến mức độ vô thức quá mức, bệnh nhân giữ ở
một tư thế rất lâu.
- Kích động căng trương lực: là kích động do căng trương lực cơ. Các kích động
này rất lố lăng, kỳ quái nhưng chỉ xuất hiện trong không gian hẹp (trên giường,
trong phòng) chứ không xảy ra trong không gian rộng như hưng cảm.
- Phủ định căng trương lực là bệnh nhân chống lại mọi tác động bên ngoài. Ví dụ:
khi ta kéo tay bệnh nhân ra thì bệnh nhân co tay chống lại.
- Uốn sáp căng trương lực là bệnh nhân giữ lâu ở một số vị trí vô lý và kỳ lạ (ví dụ:
khi ta đưa tay bệnh nhân lên đầu làm tư thế chào, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tư thế

đó hàng tiếng đồng hồ). Trong lâm sàng, người ta thường làm nghiệm pháp gối
không khí, bệnh nhân có thể giữ đầu ở tư thế không chạm xuống giường trong
nhiều chục phút.
- Nếu tình trạng căng trương lực quá nặng, bệnh nhân sẽ không đáp ứng với các
kích thích bên ngoài mà chỉ nằm im một chỗ.
1.2. Các triệu chứng âm tính:
Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt rất hay gặp, chúng là nền tảng của bệnh
tâm thần phân liệt; tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chúng rất kín đáo, khó phát hiện.
Sau một vài năm bị bệnh, các triệu chứng này ngày càng rõ ràng và đến giai đoạn di
chứng thì bệnh nhân chỉ còn các triệu chứng âm tính mà thôi.
Có 3 triệu chứng âm tính
1.2.1. Cùn mòn cảm xúc:
Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của
mình. Bệnh nhân giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể; tuy nhiên
một bệnh nhân cùn mòn cảm xúc đôi khi có thể cười, có nét mặt sinh động, nhưng
biểu hiện cảm xúc của họ giảm sút rõ ràng trong phần lớn thời gian còn lại.
Khi bệnh tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể di chứng, cùn mòn cảm xúc sẽ
phát triển thành vô cảm. Lúc này, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn,
cáu giận... với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.
1.2.2. Ngôn ngữ nghèo nàn:
Nghèo nàn lời nói thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, ngắn cụt ngủn. Bệnh nhân với
nghèo nàn ngôn ngữ có thể có giảm sút lượng suy nghĩ, điều đó phản ánh sự giảm
sút quá trình ảnh hưởng và tạo ra ngôn ngữ.
1.2.3. Mất ý chí:
Mất ý chí là sự giảm sút hoạt động định hướng về một mục đích nào đó. Người
bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả. Các thói quen
nghề nghiệp cũ mất dần đến nỗi bệnh nhân không muốn làm bất kỳ việc gì nữa. Do
vậy họ giảm sút khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến lối sống ngày càng suy
đồi, không muốn làm gì, chỉ nằm lỳ một chỗ.


Nhóm 1

Trang 7


Tâm Thần Phân Liệt

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán & phân loại TTPL:
Hiện nay chưa có xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu giúp cho chẩn đoán xác định
tâm thần phân liệt. Các phương pháp thăm dò hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT
scanner), cộng hưởng từ (MRI), điện não đồ (EEG), các test tâm lý chủ yếu phục vụ
cho chẩn đoán phân biệt giữa TTPL với các bệnh thực tổn có rối loạn tâm thần và
giúp cho việc theo dõi các biến đổi trong cơ thể người bệnh khi điều trị.
2.1. Chẩn đoán của Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 (International Classification
of Diseases 10) [3]
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a/ Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy phát thanh.
b/ Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệt với vận
động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm
giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng.
c/ Ảo thanh bình luận hành vi, ảo thanh thảo luận, hoặc các loại ảo thanh khác xuất
hiện từ một bộ phận nào đó của cơ thể.
d/ Các hoang tưởng dai dẳng, không phù hợp về văn hoá, không đồng nhất về tôn
giáo, chính trị hay quyền lực siêu nhân.
e/ Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay
chưa hoàn chỉnh, có nội dung cảm xúc không rõ ràng hoặc ý tưởng dai dẳng kéo
dài nhiều tuần, nhiều tháng.
f/ Tư duy bị gián đoạn, thêm từ khi nói, tư duy không thích hợp với lời nói hay
ngôn ngữ bịa đặt.
g/ Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định,

không nói hay sững sờ.
h/ Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn
mòn, cảm xúc không phù hợp với môi trường xã hội, năng suất lao động giảm sút.
i/ Biến đổi thường xuyên và toàn diện tập tính cá nhân (mất thích thú, lười nhác,
cách ly xã hội, quay vào thế giới bên trong của người bệnh).
2.1.2. Yêu cầu:
Phải có ít nhất một triệu chứng rõ ràng hoặc phải có hai triệu chứng hay nhiều hơn
nữa (nếu triệu chứng ít rõ ràng) thuộc vào các nhóm từ a đến d, hoặc,
Nếu là các nhóm từ e đến i thì phải có ít nhất là hai trong số các triệu chứng.
Thời gian của các triệu chứng phải tồn tại ít nhất là 1 tháng hay lâu hơn.
- Không được chẩn đoán TTPL nếu có các triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm mở
rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.
- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở trong
trạng thái nhiễm độc ma túy.
- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh động kinh và các bệnh tổn thương thực
thể não.

Nhóm 1

Trang 8


Tâm Thần Phân Liệt
2.1.3. Các thể TTPL:
F20.0. Thể hoang tưởng:
Đây là thể thường gặp nhất ở đa số các nước trên thế giới. Các triệu chứng nổi bật
nhất là các hoang tưởng và ảo giác (hội chứng ảo giác-paranoid) các hoang tưởng
đặc trưng là hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy hại.
Các ảo giác thường gặp nhất là ảo thính giác dưới dạng bình phẩm ý nghĩ và hành
vi của bệnh nhân hoặc nói chuyện với nhau về bệnh nhân, hoặc đe doạ, ra lệnh cho

bệnh nhân. Các ảo khứu giác, ảo vị giác, ảo thị giác cũng có thể xuất hiện nhưng
hiếm hơn.
Đồng thời xuất hiện hội chứng tâm thần tự động như tư duy vang thành tiếng, tư
duy bị áp đặt hay bị đánh cắp. Cảm xúc thường ít khi bị cùn mòn hơn các thể khác.
Tuy nhiên thường gặp cảm xúc không thích hợp và ở mức độ nhẹ như cáu gắt, giận
dữ, sợ hãi, nghi ngờ.
Thời gian khởi đầu có khuynh hướng chậm hơn các thể khác.
F20.1. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân:
Thể bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ từ 15-25 tuổi. Nổi bật nhất là hội
chứng kích động thanh xuân như hành vi lố lăng, si dại, cảm xúc hỗn hợp và hời
hợt, lúc thì khóc lúc thì cười có lúc hát, nói luyên thuyên, có lúc trêu chọc mọi
người xung quanh.
Tư duy không liên quan, rời rạc, đặt ra chữ mới, giả giọng địa phương.
Hành vi tác phong điệu bộ như nhăn mặt, nheo mắt, tinh nghịch, quấy phá.
Các hoang tưởng và ảo giác thoáng qua và rời rạc.
Có thể có hội chứng căng trương lực kích động hoặc bất động lẻ tẻ.
Người bệnh có khuynh hướng sống cô độc, cảm xúc và hành vi không phù hợp với
hoàn cảnh xung quanh.
Cảm xúc cùn mòn và ý chí giảm sút, suy đồi, có tiên lượng rất xấu.
F20.2. Thể căng trương lực:
Bệnh thường xuất hiện cấp tính, giai đoạn đầu biểu hiện thay đổi tính tình, ít nói, ít
hoạt động. Sau đó, xuất hiện các triệu chứng kích động dữ dội có tính chất xung
động, định hình, bối rối, hoạt động không có mục đích, không chịu ảnh hưởng của
các kích thích bên ngoài và về sau chuyển dần sang bất động, sững sờ, tăng trương
lực cơ cứng như gỗ, không nói, không ăn, phủ định chống đối.
Các dáng điệu và tư thế không tự nhiên có thể duy trì trong một thời gian dài như
triệu chứng gối không khí, uốn sáp, tạo hình (người bệnh duy trì chân tay và thân
hình do những tư thế do người ngoài áp đặt) hoặc vâng lời tự động (tự động làm
theo những chỉ dẫn của người khác) hoặc phủ định (chống đối với tất cả những chỉ
dẫn của người khác, có lúc bệnh nhân lại làm ngược lại).

F20.3. Tâm thần phân liệt thể không biệt định:
Thể này bao gồm các trạng thái đáp ứng những tiêu chuẩn chung của bệnh TTPL,
nhưng không tương ứng với bất cứ thể nào đã mô tả ở trên.
Nhóm 1

Trang 9


Tâm Thần Phân Liệt
Bệnh cảnh biểu hiện đồng thời với các nhóm triệu chứng mà không có một nhóm
nào đặc trưng cho một chẩn đoán nào chiếm ưu thế rõ rệt.
F20.4 Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt:
Trạng thái trầm cảm kéo dài xuất hiện sau một quá trình phân liệt, đồng thời một số
triệu chứng phân liệt vẫn còn tồn tại nhưng không chiếm ưu thế trong bệnh cảnh
lâm sàng.
Hội chứng trầm cảm không trầm trọng và mở rộng đến mức đáp ứng một giai đoạn
trầm cảm nặng trong rối loạn cảm xúc. Nhiều trường hợp khó xác định trạng thái
trầm cảm do bệnh với trầm cảm do các thuốc an thần (neuroleptics).
Trạng thái trầm cảm sau phân liệt thường đáp ứng rất kém với các thuốc chống trầm
cảm và kèm theo nhiều nguy cơ tự sát.
F20.5. Tâm thần phân liệt thể di chứng:
Thể này là một giai đoạn mạn tính trong tiến triển của bệnh TTPL. Các triệu chứng
chính ở giai đoạn toàn phát, gồm một hay nhiều thời kỳ, thường mất đi hay mờ nhạt
đi, không ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người bệnh nữa.
Những triệu chứng kèm theo nổi bật: hoạt động kém, cảm xúc cùn mòn, bị động
trong cuộc sống, thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn, kém chăm sóc bản thân và
hoạt động xã hội, nhưng không có trạng thái mất trí.
F20.6. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần:
Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng kèm theo như giảm sút dần khả năng học tập và
công tác, không thích ứng với các yếu tố của xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm

sút dần.
Các triệu chứng kèm theo ngày càng sâu sắc, tiếp xúc xã hội ngày càng nghèo nàn.
Người bệnh trở thành người sống lang thang, thu mình lại, không làm được việc gì
và sống không có mục đích.
Các triệu chứng chính như hoang tưởng và ảo giác không rõ ràng. Các biểu hiện
loạn tâm thần không rõ như những thể thanh xuân, hoang tưởng và căng trương lực.
2.2. Chẩn đoán của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ DSM (Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorders – American Psychiatric Association)
2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo DSM-IV-TR năm 2000:
Nhóm A: Có hai hay nhiều hơn trong số các triệu chứng sau: mỗi triệu chứng phải
biểu hiện rõ ràng trong thời gian 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị tốt).
(1). Hoang tưởng.
(2). Ảo giác.
(3). Ngôn ngữ thanh xuân (lời nói mất tổ chức).
(4). Hành vi căng trương lực hoặc hành vi thanh xuân rõ.
(5). Triệu chứng âm tính.
* Ghi chú:

Nhóm 1

Trang 10


Tâm Thần Phân Liệt
Chỉ cần một triệu chứng duy nhất trong tiêu chuẩn A nếu như các hoang tưởng là kỳ
dị hoặc các ảo thanh là giọng nói bình phẩm về hành vi hoặc ý nghĩ của bệnh nhân,
hoặc hai hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.
Nhóm B: Mất chức năng xã hội và nghề nghiệp trong một thời gian đủ dài sau khi
khởi phát bệnh, một hay nhiều lĩnh vực chính như việc làm, quan hệ với mọi người
hoặc tự chăm sóc bản thân giảm sút so với trước khi bị bệnh.

Nhóm C: Độ dài các dấu hiệu tiếp theo của tổn thương bền vững ít nhất 6 tháng
(hoặc ít hơn nếu điều trị thành công), các triệu chứng thoả mãn tiêu chuẩn A ( triệu
chứng của pha hoạt động) và các triệu chứng của pha tiền triệu hoặc di chứng.
Trong giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng các dấu hiệu tổn thương có thể chỉ là một
triệu chứng âm tính hoặc hai hay nhiều hơn các triệu chứng ở tiêu chuẩn A với hình
thức nhẹ.
Nhóm D: Không phải là rối loạn phân liệt cảm xúc hoặc rối loạn cảm xúc. Rối loạn
phân liệt cảm xúc và rối loạn cảm xúc đã được loại trừ, hoặc là không có một giai
đoạn trầm cảm điển hình, hưng cảm hay pha trộn nào xuất hiện đồng thời với các
triệu chứng của pha hoạt động, độ dài toàn bộ của chúng phải ngắn hơn khi so sánh
với độ dài của pha hoạt động và di chứng.
Nhóm E: Không phải là một rối loạn do thuốc hoặc bệnh tổn thương thực tổn gây
ra. Rối loạn không phải là hậu quả trực tiếp của ma túy hoặc một bệnh cơ thể.
Nhóm F: Liên quan với rối loạn chậm phát triển bền vững nếu tồn tại một tiền sử tự
kỷ hoặc rối loạn chậm phát triển bền vững khác, chẩn đoán tâm thần phân liệt chỉ
đặt ra khi hoang tưởng hoặc ảo giác rõ ràng được biểu hiện trong thời gian ít nhất là
một tháng (có thể ít hơn nếu điều trị thành công).
Các thể theo DSM-IV-TR
(1) Thể hoang tưởng.
(2) Thể thanh xuân
(3) Thể căng trương lực
(4) Thể không biệt định
(5) Thể di chứng
2.2.2. Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo DSM-V [4]:
- Không đưa phân loại thể TTPL vào DSM-V.
- Trong DSM-V, ở Nhóm A, đòi hỏi phải có ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: (1)
Hoang tưởng, (2) Ảo giác & (3) Ngôn ngữ thanh xuân (lời nói mất tổ chức), như
vậy nếu có 2 triệu chứng chẳng hạn như hành vi căng trương lực và triệu chứng âm
tính thì không đủ tiêu chuẩn lâm sàng của TTPL.
- Trong DSM-IV, người ta coi trọng hoang tưởng kỳ quái và ảo thanh sai khiến,

bình phẩm, nếu có hoang tưởng hoặc ảo thanh này thì chỉ cần 1 triệu chứng cũng đủ
chẩn đoán lâm sàng của TTPL. Nhưng trong DSM-V thì không chú ý đến điều này.

II. CƠ CHẾ BỆNH SINH TTPL:
Nhóm 1

Trang 11


Tâm Thần Phân Liệt
Căn nguyên gây ra TTPL hiện nay chưa rõ ràng, vẫn còn đang được tiếp tục nghiên
cứu, tuy nhiên các tác giả đã đưa ra một số yếu tố và giả thuyết, và bệnh được nghĩ
rằng do một số yếu tố khác nhau phối hợp gây ra.
Trong thời điểm hiện tại, với sự phát triển của các ngành như di truyền học, hình
ảnh học, sinh học thần kinh, dược lý học tâm thần,... thì sinh bệnh học của TTPL
ngày càng nghiêng về phía sinh học hơn, các tác nhân tâm lý xã hội dường như
đóng vai trò trong cơ chế tái phát.

1. Yếu tố di truyền:
Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của TTPL. Người ta thấy
rằng bệnh TTPL là do đa gen gây ra, các gen gây bệnh nằm ở các nhiễm sắc thể số
6, 8, 10, 13 và 22. Tuy nhiên gen di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường thuận
lợi gây ra TTPL [2].
TTPL có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu có một người trong số cha mẹ
bị TTPL thì tỷ lệ mắc bệnh ở các đứa con tăng lên đến 12% [1].
Gottesman và Shield (1982) đã tiến hành phân tích các nghiên cứu gia đình đã tiến
hành trong 2 thập niên 60 và 70 với các kết quả đáng chú ý sau: Tỷ lệ bệnh trong số
thân nhân cấp 1 của TTPL tính chung là cao gấp 10 lần so với dân số chung, còn
nếu con có cả cha lẫn mẹ TTPL sẽ là 46% [5].


2. Yếu tố sinh hóa (Giả thuyết Dopamin):
Trong TTPL, người ta nhận thấy có sự hoạt động quá mức hệ thống dopamin, biểu
hiện ở 2 mặt sau [2]:
- Tăng sự nhạy cảm của các thụ cảm thể dopamin ở vỏ não và các nhân dưới vỏ.
- Tăng nồng độ dopamin (đến 300%) ở khe xi nap thần kinh hệ dopamin.
Người ta cho rằng, rối loạn về gen di truyền dẫn đến tăng hoạt động của hệ
dopamin, hậu quả là gây ra các triệu chứng loạn thần trong bệnh TTPL.
Ngày nay người ta biết rằng từ trung não (chất đen, vùng trần trung não) nhiều con
đường Dopamin đã phóng chiếu qua một loạt các vùng vỏ não và dưới vỏ khác
nhau như: trung não-viền, trung não-vỏ não, ụ-phễu, chất đen-thể vân (Hervé &
Tassin 1986, Simon & Le Moal 1991).
Như vậy quan niệm về rối loạn hệ Dopamin không đơn thuần là sự sút giảm hoặc
gia tăng dẫn truyền Dopamin mà đúng hơn là một sự thay đổi sự thăng bằng chức
năng các đường Dopamin trong não.
Ngoài ra, những chất dẫn truyền thần kinh khác như serotonin (chịu trách nhiệm
cho cảm xúc) và glutamate (cảm giác phấn khích) đều đang được nghiên cứu. Nhiều
nhà khoa học tin rằng, chúng đều có vai trò quan trọng cấu thành nguyên nhân gây
ra TTPL.
3. Nhiễm virus [6]:

Nhóm 1

Trang 12


Tâm Thần Phân Liệt
Có những bằng chứng chắc chắn cho thấy trẻ sinh vào mùa đông có nguy cơ mắc
TTPL cao hơn so với mùa hè (Torrey và cs. 1997). Người ta cũng chưa rõ tại sao lại
như vậy. Tuy nhiên phỏng đoán được nhiều người chấp nhận là tổn thương nơ-ron
do virus mà các bệnh do virus thường gặp trong mùa đông. Jones và Cannon (1998)

cũng đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết này. Các tác giả đã
nhận thấy trong số những trẻ bị nhiễm vi virus, tỉ lệ xuất hiện tâm thần phân liệt sau
này cao gấp 5 lần so với những người không bị nhiễm. Tuy vậy những nghiên cứu
trên diện rộng không hoàn toàn khẳng định các cứ liệu trên. Trong khi một số
nghiên cứu nhận thấy nguy cơ mắc tâm thần phân liệt ở những người sinh gần vào
những đợt dịch virus cao hơn so với những người khác thì những nghiên cứu khác
lại không thấy như vậy (Battle và cs. 1999).
4. Mang thai và tai biến sản khoa [6]:
Mang thai và tai biến sản khoa cũng có thể gây ra những tổn thương vi thể của não
và làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt. Phân tích 11 nghiên cứu về khía cạnh
này, Geddes và cs. (1999) so sánh số liệu trên 700 trẻ, những người sau này bị tâm
thần phân liệt, với 835 người nhóm chứng. Một số biến chứng sản khoa có liên
quan với vấn đề này là: cân nặng, đẻ non, phải can thiệp hoặc nuôi trong lồng kính,
thiếu oxy và vỡ ối sớm.
5. Yếu tố môi trường [1]:
Người ta nhận thấy môi trường xung quanh quá nhiều sang chấn (stress) có thể góp
phần thúc đẩy sự xuất hiện TTPL.
6. Cơ sở vật chất thần kinh (Thuyết khiếm khuyết sự phát triển thần kinh) [5,6]:
Cũng như những sai sót trong nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, một số nghiên cứu
cho rằng các triệu chứng âm tính, thanh xuân và một số triệu chứng dương tính có
thể là do tổn thương hệ thần kinh (Basoo và cs. 1998). Những cứ liệu trên chụp cắt
lớp não chủ yếu là giãn rộng các não thất và teo vỏ não, đặc biệt ở thùy trán và thùy
thái dương. Nghiên cứu tử thi phát hiện thấy giảm mật độ và kích thước nơ-ron ở
vùng viền, thái dương và vùng trán, bất thường ở hồi hải mã và đặc biệt là sự khiếm
khuyết tế bào thần kinh đệm (gliose) (Kovelman và Sheibel 1984, Benes 1986,
Falkai 1988). Điều này cũng kéo theo rối loạn các đường nối nơ-ron. Hệ quả là
nhiều chức năng tâm lý cũng bị ảnh hưởng như chú ý, trí nhớ và cảm xúc (hệ viền),
lập kế hoạch và điều phối (thùy trán và trước trán), trí nhớ, âm thanh và ngôn ngữ
(thùy thái dương). Các yếu tố môi trường như sự đòi hỏi thích ứng xã hội, sự tự lập,
… sẽ làm bộc lộ rõ các khiếm khuyết này.


Nhóm 1

Trang 13


Tâm Thần Phân Liệt

Hình 1. Bên trái- não người mắc tâm thần phân liệt. Bên phải – não người bình thường.
Nguồn ảnh: Live Mint

III. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP:
Hiện nay, nguyên nhân gây TTPL chưa xác định được rõ ràng, nên chủ yếu vẫn
điều trị triệu chứng. Cần phải tiến hành điều trị sớm và hợp lý ngay từ cơn bệnh đầu
tiên, vừa có tác dụng ngăn chặn bệnh, vừa giúp cho tiên lượng được tốt hơn.

1. Nguyên tắc điều trị [1]:
Tâm thần phân liệt là một trong các bệnh loạn thần nặng, cần điều trị lâu dài, toàn
diện, kết hợp nhiều liệu pháp trong điều trị.
Sau khi điều trị tại bệnh viện, cần tiếp tục điều trị củng cố ngoại trú.
Liệu pháp điều trị chủ yếu là hóa dược kết hợp với tái thích ứng xã hội.

2. Mục tiêu điều trị [1]:
2.1. Mục tiêu điều trị của giai đoạn cấp tính:
Thiết lập một mối quan hệ điều trị.
Giải thích cơ sở của bệnh tật, mức độ tàn tật, tiên lượng và điều trị.
Làm giảm dần hoặc loại bỏ các triệu chứng dương tính.
Phòng ngừa và điều trị các rối loạn hành vi.
Thúc đẩy sự tự giúp đỡ mình.
Chuẩn bị các điều trị liên tục (ổn định) và phục hồi chức năng.

2.2. Mục tiêu điều trị của giai đoạn ổn định:
Củng cố mối quan hệ điều trị.
Ổn định khi thuyên giảm các triệu chứng tâm thần.
Điều trị thiếu hụt nhận thức và các triệu chứng âm tính khác.
Tăng cường sự tham gia, hiểu biết và tuân thủ trong điều trị.
Tăng cường giải thích về hậu quả của căn bệnh.
Nhóm 1

Trang 14


Tâm Thần Phân Liệt
Tăng cường giáo dục người bệnh với trọng tâm đặc biệt khi giải thích về bệnh,
phòng chống các đợt kịch phát và lập kế hoạch điều trị.
Phát hiện sớm các đợt kịch phát của bệnh nhân.
2.3. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn thuyên giảm:
Tiếp tục mối quan hệ trong điều trị.
Tăng cường tái hội nhập xã hội.
Dự phòng các đợt kịch phát, phát hiện sớm điều trị kịp thời.
Phòng chống tự sát.
Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thúc đẩy động lực tự hỗ trợ bản thân.

3. Các biện pháp can thiệp:
3.1. Liệu pháp hóa dược [3]:

Hình 2. Hóa dược dùng trong TTPL – Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.

Hóa dược là liệu pháp thông dụng nhất và có hiệu quả nhất trong điều trị TTPL.
Việc lựa chọn loại thuốc nào và liều lượng thuốc ra sao phải phù hợp với từng triệu

chứng lâm sàng theo thể bệnh và khả năng dung nạp của mỗi cá thể. Trong điều trị
bệnh TTPL, sử dụng nhóm an thần mạnh là nhiều nhất, ngoài ra còn dùng các thuốc
an thần nhẹ, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc điều chỉnh khí sắc.

Nhóm 1

Trang 15


Tâm Thần Phân Liệt

* Điều trị một số thể bệnh tâm thần phân liệt:
- Thể paranoid-ảo giác điều trị bằng haloperidol, terfluzine, aminazin liều cao 2-3
tháng. Sau đó tiếp tục điều trị củng cố bằng aminazin từ 300-500 mg/ngày chia 3
lần hoặc haloperidol 10-40 mg/ngày. Trong tuần đầu tiêm bắp sau đó chuyển sang
thuốc uống.
- Thể thanh xuân điều trị bằng stelazin, aminazin, majeptyl. Nếu kích động tâm thần
vận động dùng haloperidol liều lượng như trên.
- Thể căng trương lực: aminazin 150-200 mg/ngày chia 3 lần hoặc frenolon 20-30
mg/ngày hoặc stelazin 20-40 mg/ngày hoặc sốc điện 7-10 lần/ 1 liệu trình và làm
hàng ngày hoặc cách ngày/1 lần.
- Thể trầm cảm sau phân liệt: amitryptylin 75 mg/ngày chia 2 lần hoặc nozinan 150200 mg/ngày, nếu không tác dụng có thể dùng sốc điện như trên.
Chú ý:
- Cần phải lưu ý đến biến chứng do dùng các thuốc tác dụng chậm gây ra, đôi khi
rất nan giải như: dị ứng, hội chứng an thần kinh ác tính.
- Phải luôn luôn cảnh giác với biến chứng do bất cứ loại thuốc nào.
- Cần phải xét nghiệm máu (bạch cầu, công thức bạch cầu nhất là bạch cầu hạt),
nước tiểu, theo dõi mạch, huyết áp định kỳ và thường xuyên.

Nhóm 1


Trang 16


Tâm Thần Phân Liệt
* Điều trị củng cố:
Nếu không điều trị củng cố, đa số bệnh nhân sẽ tái phát sau một năm. Sau 2 năm
bỏ thuốc, tỷ lệ tái phát là 90%. Tỷ lệ tái phát ở các bệnh nhân TTPL điều trị củng
cố liên tục bằng thuốc là rất thấp [2].
* Các loại thuốc khác:
+ Sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong các cơn trầm cảm kết hợp cần phải thận
trọng về liều lượng thuốc, vì có thể làm hoạt hóa các ảo giác và hoang tưởng dẫn
đến nguy cơ tự sát.
+ Các thuốc điều hòa khí sắc có tác dụng tốt trong điều trị và dự phòng các đợt tái
phát, nhất là trong các thể bệnh có rối loạn cảm xúc.
+ Các loại thuốc bổ, thuốc thông thường, thuốc làm giảm nhịp tim như propanolol,
các thuốc beta-blocker khác và các thuốc chống Parkinson cũng cần được xem xét
và sử dụng cho hợp lý.
3.2. Các biện pháp không dùng thuốc:
3.2.1. Can thiệp tâm lý, xã hội [1]:
Điều trị tâm lý xã hội chủ yếu giúp giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội và nghề
nghiệp. Nhìn chung các bước tiếp cận về tâm lý xã hội có ít giá trị trên bệnh nhân bị
TTPL cấp tính, nhưng có ích đối với các trường hợp nhẹ hơn hoặc có triệu chứng
tâm thần đang trong vòng kiểm soát. Có rất nhiều kiểu liệu pháp tâm lý xã hội dành
cho người TTPL và hầu hết đều tập trung vào cải thiện chức năng phù hợp với xã
hội cho dù là trong bệnh viện hay trong cộng đồng, tại nhà hay ở công sở.
Các hoạt động tâm lý liệu pháp và xã hội liệu pháp quan trọng nhất là:
- Tâm lý liệu pháp: huấn luyện cho bệnh nhân các kỹ năng xã hội, nhằm hạn chế sự
suy giảm các kỹ năng cá nhân của họ.
- Nhận thức hành vi liệu pháp: nhằm làm giảm các triệu chứng dương tính và tăng

khả năng tuân thủ điều trị.
- Liệu pháp tâm lý nhóm và tâm lý gia đình cũng rất bổ ích.
- Liệu pháp tâm lý giao tiếp: phương pháp này bao gồm những buổi đối thoại
thường xuyên giữa người bệnh với các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần. Các
buổi nói chuyện này tập trung vào các khó khăn, kinh nghiệm đã trải qua, các suy
nghĩ, cảm xúc hoặc các mối quan hệ trong quá khứ hay hiện tại. Bằng cách chia sẻ
những gì đã trải qua với một người đồng cảm, có kỹ năng cũng như nói về thế giới
riêng của mình cho người khác, bệnh nhân TTPL có thể từ từ nhận thức nhiều hơn
về chính bản thân và các vấn đề của họ.
3.2.2. Chăm sóc bệnh nhân TTPL [1]:
*Gia đình người bệnh:
- Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên.

Nhóm 1

Trang 17


Tâm Thần Phân Liệt
- Đưa người bệnh đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần để nhận được tư vấn
cần thiết của thầy thuốc.
- Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, đúng giờ giấc theo chỉ định
của bác sĩ.
- Không nên tự ý cho bệnh nhân ngưng uống thuốc mà không có ý kiến tư vấn của
bác sĩ tâm thần.
- Khuyến khích bệnh nhân ăn chung với gia đình, ăn uống đủ chất.
- Nhắc nhở bệnh nhân chăm lo vệ sinh cơ thể, tự giặt giũ, lau phòng,…
- Khuyến khích bệnh nhân vận động, luyện tập thể dục thể thao.
- Không nên tranh luận với bệnh nhân về sự vô lý của hoang tưởng. Những ý nghĩ
bệnh lý đó chỉ có thể biến mất đi nhờ thuốc chống loạn thần.

*Cán bộ y tế:
- Định kỳ kiểm tra bệnh, tư vấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lý xã hội,
cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều đặn.
- Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác
dụng phụ khi uống thuốc an thần kinh.
3.2.3. Liệu pháp sốc điện (Electro Convulsive therapy) [3]:
Ngày nay, các chỉ định của liệu pháp sốc điện đã thu hẹp một cách đáng kể, song
đối với bệnh TTPL còn được chỉ định trong những trường hợp sau:
+ TTPL thể căng trương lực.
+ Trạng thái kích động mạnh của TTPL.
+ Các bệnh nhân có hành vi tự sát.
+ Hội chứng hưng cảm trong TTPL kháng thuốc.
+ Các trường hợp kháng điều trị nói chung.

IV. TÌNH HÌNH TTPL TẠI VIỆT NAM:
Trong tâm thần học, TTPL được quan tâm nghiên cứu đặc biệt ưu tiên vì đây là một
bệnh tâm thần với nhiều rối loạn nặng về nhận thức, tư duy, hành vi, tiến triển mạn
tính, làm biến đổi nhân cách và làm mất sức lao động trầm trọng.
Bệnh nhân TTPL chiếm phần lớn số giường nội trú: 50% ở Mỹ, 80-90% tại Việt
Nam [8].
Ở Việt Nam, từ năm 1964 đến nay, đã thực hiện hơn 30 “cuộc điều tra cơ bản các
bệnh tâm thần”, chưa có nghiên cứu dịch tễ học sâu riêng về TTPL. Các nghiên cứu
trên mới cho kết quả về tỷ lệ mắc bệnh TTPL là 0,23~1% [8].
Năm 1994 được sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ngành tâm
thần Việt nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm : Xã Tự Nhiên, xã Quất
Động thuộc huyện Thường Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ và xây

Nhóm 1


Trang 18


Tâm Thần Phân Liệt
dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đông. Cho tỷ lệ một số rối
loạn tâm thần như sau [7]:
Bệnh TTPL
: 0,3% - 1% dân số.
Rối loạn cảm xúc trầm cảm
: 2,0% - 3,0% dân số.
Rối loạn tâm căn (lo âu, ám ảnh, suy nhược thần kinh)
: 4,0% - 5,0%.
Nhân cách bệnh
: 0,5% - 1,0%.
Nghiện ma túy
: 0,15% - 1,5%.
Nghiện rượu
: 0,21% - 3,0%.
Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 – 17) là : 0,3% - 3,7%.
Loạn thần do chấn thương sọ não
: 0,15% - 0,2%.
Chậm phát triển tâm thần
: 0,5% - 1,0%.
Động kinh
: 0,5% - 1,5%.
Nghiên cứu dịch tễ học TTPL (điều tra nhà-nhà) được thực hiện lần đầu tiên tại Việt
Nam tại một phường thành thị, một xã nông thôn đồng bằng và một xã miền núi với
tổng dân số 23.758 [8]
Kết quả: phát hiện 131 bệnh nhân TTPL đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của bảng phân
loại quốc tế ICD-10.

- Tỷ lệ mắc chung là 0,52-0,61% dân số.
- Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20-25, ở nữ là 25-30.
- Tỷ lệ bệnh nhân mạn tính và hay tái phát là 88-94%.
- Tiên lượng: số bệnh nhân lành bệnh (ổn định trên 7 năm) khoảng 13%; tỷ lệ
thuyên giảm tốt là 33%, cả khá và tốt là 50-77%.
KẾT LUẬN
TTPL là một trong các bệnh loạn thần nặng nhất và phổ biến, cứ trong 100 người
dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh có khuynh hướng tiến triển thành mạn tính,
bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. Triệu chứng của
bệnh rất đa dạng và phong phú, nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các
hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân. Tác
động kinh tế xã hội chung của bệnh này không ước tính được. Hiệu quả điều trị
bằng thuốc có giới hạn vì chỉ có khoảng 50% bệnh nhân có hiệu quả từ các thuốc
chống loạn thần. Nguyên nhân TTPL chưa rõ ràng nên không thể phòng bệnh tuyệt
đối được.
Tuy nhiên, phải theo dõi sức khỏe tâm thần ở những người có yếu tố nguy cơ cao
như các nhân tố di truyền cần được theo dõi và được phát hiện sớm. Chú trọng giáo
dục rèn luyện cho trẻ biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn
của cuộc sống. Hạn chế ảnh hưởng có hại từ bên ngoài như sang chấn tinh thần,
nhiễm khuẩn,… Áp dụng lao động và thích ứng xã hội. Tiếp tục quản lý theo dõi
bệnh nhân sau khi ra viện tại cộng đồng để phòng tái phát bệnh.

Nhóm 1

Trang 19


Tâm Thần Phân Liệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Dược lâm sàng: Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Chương
26: Tâm thần phân liệt (Trần Văn Tuấn, A.J.M. Loonen, F.M. van Hasselt). Chủ
biên: GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền. GS. TS. J.R.B.J. Brouwers. Nhà xuất bản Y
học Hà Nội 2012.
[2]. www.benhvien103.vn. Tâm thần phân liệt. ThS. Lò Mai Cam – Bộ môn Tâm thần.
[3]. www.benhvien103.vn. Những tiếp cận hiện thời về chẩn đoán và điều trị tâm thần
phân liệt. PGS.TS. Cao Tiến Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần.
[4]. www.bvtt-tphcm.org.vn. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh loại bỏ phân chia thể
bệnh tâm thần phân liệt theo DSM-V. BS Phạm Văn Trụ - Bv TT Tp HCM.
[5]. www.bvtt-tphcm.org.vn. Một vài hướng nghiên cứu về sinh bệnh học Tâm thần
phân liệt. BS Trần Duy Tâm - Bv TT Tp HCM.
[6]. www.dieutri.vn/tamlyyhoc. Nguyên nhân của Tâm thần phân liệt.
[7]. www.bvtttw1.gov.vn. Nghiên cứu dịch tễ các rối loạn tâm thần tại cộng đồng Việt
Nam. Phòng chỉ đạo tuyến.
[8]. Y học thực hành (705) – Số 2/2010, Nguyễn Văn Siêm – Bv TTTW 1.

Nhóm 1

Trang 20



×