Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bao Cao Thuc Tap Tai Coopmart Cong Quynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.22 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ những ngày đầu còn học trên ghế phổ thông, tôi đã xác định con đường
mình chọn là khối ngành kinh tế và chuyên ngành là quản trị nguồn nhân lực. Sau khi
được tiếp xúc với những bài học về quản trị nhân lực ở giảng đường đại học cũng như
được học hỏi những anh chị đi trước, tôi càng quyết tâm theo con đường mình đã chọn.
Vì vậy, sau khi kết thúc bảy học kì , đến giai đoạn thực tập tôi tiếp tục xin vào vị
trí thực tập sinh của bộ phận hành chính-nhân sự tại Co.opmart Cống Quỳnh. Qua quá
trình tiếp xúc với công việc, tôi đã tiếp xúc được một cách trực tiếp các quy trình về
nhân lực của bộ phận như hoạch định, tuyển dụng, đào tạo-phát triển, chế độ lương
bổng… dành cho cán bộ công nhân viên. Chính những điều này đã cho tôi đối chiếu lại
một lần nữa những nền tảng lý thuyết đã được truyền đạt với thực tiễn. Điều này giúp
tôi hoàn thiện hơn về kỹ năng quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp. Ngoài ra còn
giúp tôi có thể hoàn thiện và trình bày tốt nhất bài báo cáo thực tập và xác định được đề
tài tốt nghiệp của mình.
Bố cục báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Co.opmart Cống Quỳnh
Chương 2: Hoạt động của bộ phận nhân sự tại Co.opmart Cống Quỳnh
Chương 3: Dự kiến đề tài tốt nghiệp
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 1
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CO.OPMART CỐNG
QUỲNH
1.1. Tổng quan, lịch sử hình thành và phát triển của
Co.opmart Cống Quỳnh
Tên chính thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn CO.OP CỐNG
QUỲNH.
Ngày thành lập: 09-02-1996
Tên Quốc tế: Co.opmart Cống Quỳnh
Địa điểm: 189C Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
Giấy CNĐKKD: 0006/tt-ĐKKD Ngày cấp: 10/4/1999


Tên cơ quan cấp: Ủy ban nhân dân Q.1
Điện thoại: (08) 38325239-(08) 9255363 Fax: (08)39253615
Email: Website: gonco-
op.com.vn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn 1992-1997, các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động
và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác nước
ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước
ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn
vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op
trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống Co.opmart là
Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của phong trào HTX quốc
tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn
minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu chặng
đường mới của Saigon Co.op.
Trong suốt 16 năm kể từ ngày thành lập, siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh vẫn luôn
không ngừng hoạt động phát triển. Thực hiện tốt những công tác được bàn giao cùng
với sự năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc, tập thể thành viên Co.opmart
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 2
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
Cống Quỳnh từ ban giám đốc đến cán bộ công nhân viên luôn phấn đấu để xứng đáng là
một trong những siêu thị dẫn đầu trong toàn hệ thống.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ ngành nghề của Co.opmart
Cống Quỳnh
• Chức năng
Co.opmart Cống Quỳnh được xác định là đơn vị kinh tế với các chức năng sau:
 Tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời
sống nhân dân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.

 Phân phối hàng theo giá chỉ đạo đến tay người tiêu dùng và là
đại lý ủy thác thu mua cho các đơn vị nhà nước.
 Mua bán hàng tự doanh theo giá thỏa thuận để tăng quỹ phục vụ
người tiêu dùng.
 Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
theo quy định của nhà nước.
• Nhiệm vụ
Cùng với các chức năng trên thì Co.opmart Cống Quỳnh còn có những nhiệm vụ
chính như:
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, nộp
các khoản thuế cho ngân sách nhà nước.
 Chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên bằng
cách thực hiện tốt các chế độ, chính sách, phúc lợi tập thể.
 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân
viên để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế.
 Đảm bảo nguồn tài sản, vật tư trang thiết bị của nhà nước không
bị tiêu hao, thất thoát.
 Trong kinh doanh luôn giữ chữ tín làm đầu tạo ấn tượng tốt cho
khách hàng.
1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức của Co.opmart Cống
Quỳnh
Siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh gồm 9 bộ phận chính:
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 3
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
• Tổ hóa phẩm: tìm kiếm nguồn hàng như bột giặt, nước xả, dầu
gội…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản
phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành
hàng hóa phẩm.
• Tổ may mặc (sản phẩm mềm): Tìm kiếm nguồn hàng như
quần áo, khăn, vớ, giày dép…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết

lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của
khách hàng về ngành hàng may mặc.
• Tổ đồ dùng (sản phẩm cứng) : Tìm kiếm nguồn hàng như tô,
dĩa, chén kiểu bằng gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, bình hoa, bộ ly…,
quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm
trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc khách hàng về ngành hàng đồ
dùng.
• Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh: Tìm kiếm nguồn hàng
đạt chất lượng cao như bột ngọt, dầu ăn, nước ngọt, sữa, sản
phẩm đóng hộp, sản phẩm đông lạnh… quản lý số lượng sản
phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp
thắc mắc của khách hàng về ngành hàng thực phẩm công nghệ
và thực phẩm đông lạnh.
• Tổ thực phẩm tươi sống chế biến và nấu chín: Tìm kiếm
nguồn hàng đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như
cá, thịt, rau, trái cây… quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách
trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách
hàng về ngành hàng thực phẩm chế biến.
• Tổ văn phòng (bao gồm các bộ phận: hành chính-nhân sự, kế
toán, vi tính, bảo trì, ISO)
 Hành chính-nhân sự: tổ chức, thực hiện, điều hành các hoạt
động hành chính của siêu thị, quản lý hệ thống cơ sở vật
chất và xây dựng cơ bản của siêu thị, thực hiện các chế độ
bảo hiểm xã hội, lao động và tiền lương, theo dõi, kiểm tra
việc chấp hành quy chế của siêu thị.
 Kế toán:chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thực hiện về
quyết toán kinh doanh của siêu thị, thực hiện các dịch vụ
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 4
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
ngoại hối và thanh toán với khách hàng, kể cả việc thanh

toán quốc tế.
 Vi tính: quản lý, kiểm tra, sửa chữa hệ thống vi tính, hệ
thống mạng cáp trong siêu thị.
 Bảo trì: quản lý, kiểm tra, sửa chữa hệ thống máy móc
như: hệ thống điện, hệ thống máy lạnh, hệ thống nước,
thang cuốn, hệ thống âm thanh trong siêu thị.
 ISO: quản lý hồ sơ giấy tờ trong siêu thị và thực hiện việc
kiểm tra quản lý chất lượng tất cả sản phẩm trong siêu thị,
giám sát việc chấp hành nội quy siêu thị, điều lệ concept
của Liên hiệp.
• Tổ Marketing: thực hiện việc quản lý thẻ khách hàng thân
thiết, tiếp nhận thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng
(cấp phát phiếu quà tặng, coupon giảm giá…), chương trình
khuyến mãi, quản lý hợp đồng quảng cáo, thuê mướn mặt bằng
với các nhà cung cấp, các đối tác.
• Tổ thu ngân: Tổ thu ngân bao gồm nhân viên thu ngân và nhân
viên quầy dịch vụ khách hàng:
 Thu ngân: công việc hỗ trợ bán hàng, thực hiện công việc thanh
toán tiền khi mua hàng trong khu tự chọn của siêu thị, trong đó
bao gồm việc thanh toán trực tiếp tại quầy tính tiền, thanh toán
qua thẻ tín dụng…
 Quầy dịch vụ khách hàng: Bao gồm công việc xuất hóa đơn tài
chính, bán phiếu quà tặng, bán hàng qua điện thoại, bán hàng
qua e-mail.
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 5
Tổ thực phẩm chế biến và nấu ănTổ thực phẩm công nghệ và đông lạnhTổ sản phẩm mềmsản phẩm mềmTổ sản phẩm cứngổ sản phẩm cứngTổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinhổ hóa mỹ phẩm & sản phẩm vệ sinhTổ thu ngân và dịch vụ khách hàngổ thu ngân và dịch vụ khách hàngTổ quảng cáo khuyến mãi và thiếu nhiổ quảng cáo khuyến mãi & thiếu nhiTổ bảo vệ bảo vệ
Nhân viên
Giám đốc
NV chất lượng
Nhân viên và thủ khohân viên & thủ khoNhân viên và thủ khohân viên & thủ khoNhân viên và thủ khohân viên & thủ khoNhân viên và thủ khohân viên & thủ khoNhân viên và thủ khohân viên & thủ kho

Nhân viên Nân viênNhân viên ân viênNhân viên hân viên
Phó Giám đốc(hàng thực phẩm)
Tổ văn phòng
Phó Giám đốc(hàng phi thực phẩm)
Bộ phận hỗ trợ kinh doanh
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
(Nguồn: Bộ phận hành chính-Nhân sự)
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 6
Kế toán
Bảo trì
Vi tính
Giám sát kho
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
1.4. Kết quả hoạt động của Co.opmart Cống Quỳnh
trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Co.oopmart Cống
Quỳnh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Năm
2011-
2010
(%)
Năm
2012-
2011
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
DV

633.420.55
7
749.729.29
6
805.969.08
3 18,36 7,50
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - -
3.Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp DV
633.420.55
7
749.729.29
6
805.969.08
3 18,36 7,50
4.Giá vốn hàng bán 575.836.870
687.825.04
2
738.242.95
9 19,45 7,33
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp DV
57.583.68
7
61.904.25
4
67.726.12
4 7,50 9,40
6. Doanh thu hoạt động tài chính
2.194.13

4
2.333.32
0
2.913.55
1 6,34 24,87
7. Chi phí tài chính
1.097.06
7
1.166.66
0
1.456.77
6 6,34 24,87
8.Chi phí bán hàng
16.381.60
0
19.915.24
1
21.573.23
9 21,57 8,33
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.304.95
7
9.835.45
3
10.486.05
0 5,70 6,61
10. Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt
động kinh doanh
32.994.19
7

33.320.22
0
37.123.61
1 0,99 11,41
11. Thu nhập khác
52.57
1
454.88
1 325.609 765,27 -28,42
12. Chi phí khác
29.93
3
301.05
0 162.805 905,75 -45,92
13. Lợi nhuận khác
22.63
8
153.83
1 162.805 579,53 5,83
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
33.016.83
5
33.474.05
1
37.286.41
5 1,38 11,39
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 24.762.626 25.105.538 27.964.811 1,38 11,39
(Nguồn: Bộ phận kế toán Siêu thị Co.oopmart Cống Quỳnh)
Theo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy tổng doanh thu thuần ở kì thực hiện

năm 2011 so với kì thực hiện năm 2010 tăng 18,36% và tổng doanh thu thuần ở kì thực
hiện năm 2012 so với kì thực hiện năm 2011 tăng 7.5%. Tuy tình hình kinh tế suy thoái
gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhưng Co.opmart Cống Quỳnh vẫn đạt được
những doanh thu cao như vậy là nhờ sự tận dụng tốt các thời điểm nghỉ, lễ, nhất là thời
điểm tết Nguyên Đán. Tại thời điểm tết Nguyên Đán, siêu thị hoạt động rất hiệu quả góp
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 7
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
phần gia tăng doanh số của siêu thị trong cả năm. Doanh thu vào thời điểm này thường
gấp 3-4 lần doanh thu những ngày thường, cùng với đó là dịch vụ gói quà miễn phí các
dịp lễ, tết cũng giúp cho doanh thu tăng đáng kể. Co.opmart Cống Quỳnh cũng là một
trong siêu thị trong hệ thống hưởng ứng bán hàng lưu động tại vùng sâu vùng xa của
thành phố với phương châm mang hàng Việt chất lượng cao về với người dân nghèo để
họ có thể mua sắm với mức giá rẻ nhất. Mỗi năm, siêu thị đều có tham gia các đợt bán
hàng lưu động tại các xã nghèo của huyện Cần Giờ (An Thái Đông, Tam Thôn Hiệp,
Thạnh An, Long Hòa). Việc này cũng góp phần không kém vào gia tăng doanh số của
siêu thị.
Tuy tình hình khó khăn gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên sự
làm tốt chuỗi cung ứng cũng như trong quá trình đặt hàng làm cho giá vốn của các sản
phẩm được giữ ở mức hợp lý. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng tăng theo từng năm. Theo đó, chi phí bán hàng năm 2011 tăng 21,57% so
với năm 2010, và tới năm 2012 tiếp tục tăng 8,33% so với năm 2011. Chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng tăng theo từng năm, năm 2011 tăng 5,70% so với năm 2010 và năm
2012 tăng 6,61% so với năm 2011. Bộ máy quản lý cũng như văn phòng cần tinh gọn
tới mức tối đa để tránh chi phí ngày càng tăng cao. Ngoài ra, các khoản lãi vay tài chính
cũng tăng. Đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách tài chính hợp lý tránh chi phí tài
chính lên cao.
Chính vì làm tốt việc chuẩn bị nguồn hàng cũng như giá cả hợp lý nên lợi nhuận
về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng theo từng năm. Cụ thể là năm 2011 tăng
7,50% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 9,40% so với năm 2011. Tuy nhiên, các
khoản thu khác lại bắt đầu có dấu hiệu giảm, năm 2011 doanh thu từ các khoản thu khác

tăng tới 765,27% so với năm 2010, nhưng tới năm 2012 thì bị sụt giảm -28,42% so với
năm 2011. Tuy nhiên, việc doanh thu vượt trội với những chi phí bỏ ra đã giúp siêu thị
hoạt động hiệu quả. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng chỉ có 1.38% so với năm 2010
và tới năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng tới 11,39% so với năm 2011.
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 8
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN NHÂN SỰ TẠI
CO.OPMART CỐNG QUỲNH
2.1. Giới thiệu về bộ phận hành chính-nhân sự của
Co.opmart Cống Quỳnh
2.1.1 Đặc điểm của bộ phận hành chính-nhân sự
Do điều kiện không gian của siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh dành phần lớn diện
tích cho trưng bày hàng hóa nên các bộ phận trong tổ văn phòng có không gian khá nhỏ
hẹp. Bộ phận hành chính-nhân sự có hai nhân viên, trong đó một là nhóm trưởng và một
là nhân viên.
Bộ phận hành chính-nhân sự có trách nhiệm phải nắm rõ mối quan hệ giữa các
phòng ban, các ngành hàng để bố trí nhân sự hợp lý, phù hợp với yêu cầu của từng giai
đoạn.
SaiGon Co.op có quy định rõ ràng về số lượng nhân viên, các lớp đào tạo, các chế
độ đãi ngộ nên công tác quản trị nguồn nhân lực tại siêu thị còn nhiều phụ thuộc và bị
hạn chế về quyền.
2.1.2 Chức năng của bộ phận hành chính-nhân sự
Hoạch định nguồn lực về nhân sự sao cho phù hợp với kế hoạch và từng giai đoạn
mà ban giám đốc siêu thị đã đề ra.
Các chức năng chính của bộ phận nhân sự là: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và
duy trì nguồn nhân lực để xây dựng một siêu thị ngày một vững mạnh, tạo nên một nền
tảng văn hóa vững chắc.
2.1.3 Nhiệm vụ của bộ phận hành chính-nhân sự
Bộ phận hành chính-nhân sự của Co.opmart Cống Quỳnh có những nhiệm vụ
chính sau:

• Phân bổ nhân viên theo tiêu chí: Đúng người, đúng việc
• Giúp nhân viên mới làm quen với công việc trong siêu thị
• Đào tạo và phát triển nhân viên
• Nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề của nhân viên
• Phối hợp hoạt động và thực hiện tốt các mối quan hệ của các
nhân viên trong công việc
• Xây dựng chính sách trả lương cho nhân viên
• Bảo vệ sức khỏe cho nhân viên
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 9
Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Phan Quốc Tấn
• Thực hiện giúp đỡ và cố vấn cho ban giám đốc các vấn đề về
nhân sự như: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo,
phát triển, chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, phạt dành cho
nhân viên.
• Lưu trữ và bảo quản hồ sơ về nhân sự.
2.2. Tổng quan về tình hình nhân sự của Co.opmart
Cống Quỳnh
Số nhân viên của siêu thị tăng theo từng năm, và tới năm 2012, số nhân viên của
siêu thị là 305 người. Đây là một con số khá lớn đối với một siêu thị (chủ yếu là bán
hàng tự chọn). Điều này làm cho năng suất lao động bình quân trên một nhân viên
không cao và mức thu nhập cũng chưa đạt được mức tối đa có thể có. Nếu bộ máy của
hệ thống tin gọn hơn thì mức thu nhập bình quân của siêu thị không chỉ dừng ở mức 3,5
triệu đồng/tháng như hiện nay (Tất nhiên ngoài lương, nhân viên còn được hưởng các
khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép theo chế độ hiện hành, hơn nữa còn có
tiền thưởng trong các dịp lễ tết và tiền nghỉ mát 1.500.000 đồng/người/năm).
Tuổi cao nhất của xí nghiệp là 55, độ tuổi thấp nhất là 23 và tuổi trung bình là 30
tuổi. Lao động của xí nghiệp có kết cấu tương đối trẻ, phù hợp với đặc điểm nhân sự
của siêu thị. Tỷ lệ lao động từ 18-25 tại siêu thị chiếm khá cao qua các năm, và tới năm
2012 là 31,80%. Với tỷ lệ này sẽ là một lợi thế lớn trong việc phát triển trong tương lai.
Tỷ lệ lao động từ 26-35 chiếm 44,59% là tỉ lệ khá lớn, đây là lực lượng nòng cốt gắn bó

lâu dài với siêu thị. Nhân viên tập trung tại các ngành hàng phục vụ cho công tác bán
hàng tại siêu thị, tỷ lệ nhân viên văn phòng chiếm rất thấp. Do đó, cần phải có công tác
đào tạo-phát triển kỹ năng nghề nghiệp cũng như giao tiếp với khách hàng để nâng cao
chất lượng phục vụ góp phần tăng doanh thu và phát triển siêu thị.
Do tính chất của ngành dịch vụ phải tiếp xúc với khách hàng rất nhiều nên cần sự
mềm mỏng, nhẹ ngàng, ân cần trong công tác phục vụ, điều đó có nghĩa trong siêu thị số
lượng nữ nhân viên thường chiếm ưu thế về số lượng. Tỉ lệ nữ tại siêu thị nhiều hơn
nam và đều duy trì ở mức này ở trong ba năm liền cho thấy sự hợp lý và ổn định trong
công tác nhân sự.
SVTH: Lê Thanh Thanh_Lớp 09QKTHTrang 10

×