Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu và stylo đến khả năng sinh trưởng của vịt CV Super Meat nuôi tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.62 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN TẤT BÌNH
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN CÓ BỘT LÁ KEO GIẬU VÀ STYLO
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA VỊT CV SUPER MEAT NUÔI
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Thị Bích Ngọc

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, cùng với nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của tận tình của các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo, các cơ
quan trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn
TS. Hồ Thị Bích Ngọc người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm


khoa và các thầy cô giáo Khoa chăn nuôi thú y - Trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu và
phát triển chăn nuôi miền núi (đóng tại xã Bình Sơn - Thị xã Sông Công Tỉnh Thái Nguyên) – Viện Chăn Nuôi; Cùng gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

NGUYỄN TẤT BÌNH


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm vịt CV Super Meat ................................... 20
Bảng 3.2. Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho vịt từ 1
– 4 tuần tuổi. .................................................................................. 21
Bảng 3.2.1 Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho vịt
từ 4 – xuất bán................................................................................ 22
Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (%).............. 25
Bảng 4.2: Sinh trưởng tích luỹ của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ........ 27
Bảng 4.3: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn vịt thí nghiệm (g/con/ngày) ............ 28
Bảng 4.4: Sinh trưởng tương đối của đàn vịt thí nghiệm (%).......................... 29
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm (kg) ..... 31
Bảng 4.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm (g/kg)32
Bảng 4.7.Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm .... 33


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BL

: Bột lá

BLKG

: Bột lá keo giậu

BCS

: Bột lá stylo

cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

G

: gam

Kg

: kilogam


TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

TB

: Trung bình

TN

:Thí nghiệm

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

VCK

: Vật chất khô


iv

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Một số thông tin về cây keo giậu và stylo .............................................. 3
2.1.2 . Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất của thủy cầm.............................. 6
2.1.3. Sử dụng bột thân lá cây thức ăn họ đậu làm thức ăn cho gia cầm ........ 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 19
3.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột cây Keo Giậu và Stylo trong khẩu
phần đến khả năng sinh trưởng vịt CV Super Meat ....................................... 19
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25
4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cây Keo Giậu và Stylo trong khẩu phần đến tỷ
lệ sống và khả khả năng sinh trưởng của đàn vịt thí nghiệm ................... 25
4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 25


v
4.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi .......... 27
4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột lá keo giậu và Stylo trong khẩu phần đến tiêu
tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của vịt thí nghiệm ................................ 30

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 34
5.1. Kết luận .................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
I. Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 36
II.Tài liệu tiếng anh ......................................................................................... 39


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bột lá thực vật không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng,
khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm. Qua
nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết
luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởng và sản
xuất cao hơn và mức độ an toàn thực phẩm cao hơn so với sử dụng các chế
phẩm để tạo màu khác.
Keo giậu và stylo là loại cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít sâu
bệnh, có khả năng thích ứng rộng, chịu được khô hạn và ngập úng tạm thời,
thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và chua, dễ nhân giống. Các loại cây này
được sử dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu protein
(24%). Ngoài ra, nó còn được trồng để làm cây bóng mát cho các khu chuồng
trại cũng như các công trình khác và che phủ đất và chống xói mòn. Đối với
trâu bò, lợn bột lá thực vật được sử dụng cho những đối tượng này. Tuy
nhiên, số liệu về việc nghiên cứu sản xuất và bổ sung bột cây Keo giậu và
Stylo cho vật nuôi hiện nay còn rất ít, và đặc biệt cho thủy cầm nuôi trong
điều kiện nông hộ. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá keo giậu và stylo đến khả năng sinh

trưởng của vịt CV Super Meat nuôi tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá cây keo giậu và stylo đến
khả năng sinh trưởng của vịt CV Super Meat.
- Xác định được tỷ lệ bổ sung bột lá cây keo giậu và stylo thích hợp vào
khẩu phần ăn của vịt CV Super Meat.


2
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của các mức bột lá keo giậu và
stylo đến khả năng sinh trưởng của vịt CV Super Meat.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra mức sử dụng bột keo giậu và stylo thích
hợp trong khẩu phần ăn cho vịt CV Super Meat, nhằm nâng cao khả năng sinh
trưởng và hạ giá thành sản phẩm.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số thông tin về cây keo giậu và stylo
2.1.1.1. Các thông tin về keo giậu
Keo giậu là một cây thuộc bộ họ đậu, sống ở vùng nhiệt đới, có tên khoa
học là Leucaena leucocephala (Lam) de - Wit. Tên gọi “Leucaena” là danh
pháp quốc tế gọi chung cho loài cây này. Ngoài ra, keo giậu còn có các tên
khác như: Leucaena Glauca (Wind) Benth, Mimosa leucocephala Lam,

Mimosa glauca L, Acacia glauca (L.) Moenth. Ở các quốc gia khác nhau, keo
giậu còn có các tên khác nhau. Ở Trung Mỹ, keo giậu có tên là Huakin;
Moxico và Tây Ban Nha gọi là Guaje; Philippine gọi là Ipil - ipil; Ấn Độ gọi
là Kubabul hoặc Subabul; Inđonexia gọi là Lamtoro; Hawaii gọi là Kao
haole; Trung Quốc gọi là Yin hue huan và Quần đảo Thái Bình Dương gọi là
Tanggantangan….
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố ở khắp nơi trên đất trung du và
đồng bằng từ Bắc vào Nam, tỉnh nào cũng có keo giậu và keo giậu đã trở
thành cây mọc tự nhiên ở một số địa phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979 [7]).
Hàm lượng protein thô trung bình trong BLKG biến động từ 24,0 34,4%, trong hỗn hợp cành và lá từ 10 - 30% VCK. Như vậy, hàm lượng
protein trong BLKG là khá cao và có thể so sánh với bột cỏ Medi (là một cây
họ đậu có hàm lượng protein cao (Garcia và cs, 1996 [28]).
Người ta nhận thấy, protein của lá và hạt keo giậu khá giầu các acid amin
không thay thế như isoleucine, leucine, phenylalanine và histidine, còn hàm
lượng lysine và methionine ở mức tương đối thấp so với một số loại thức ăn của
động vật. Các acid amin chứa lưu huỳnh trong lá và hạt keo giậu ở mức thấp
nhưng động vật nhai lại có khả năng tự tổng hợp những acid amin này, còn đối


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm vịt CV Super Meat ................................... 20
Bảng 3.2. Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho vịt từ 1
– 4 tuần tuổi. .................................................................................. 21
Bảng 3.2.1 Công thức và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm cho vịt
từ 4 – xuất bán................................................................................ 22
Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (%).............. 25
Bảng 4.2: Sinh trưởng tích luỹ của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ........ 27
Bảng 4.3: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn vịt thí nghiệm (g/con/ngày) ............ 28

Bảng 4.4: Sinh trưởng tương đối của đàn vịt thí nghiệm (%).......................... 29
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm (kg) ..... 31
Bảng 4.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm (g/kg)32
Bảng 4.7.Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng của đàn vịt thí nghiệm .... 33


5
được dự trữ trong da, cơ và lòng đỏ trứng gia cầm có nguồn gốc từ thức ăn vì
gia cầm không có khả năng tự tổng hợp nên sắc tố này. Mầu đỏ của lòng đỏ
trứng gà và mầu vàng của da gà là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng sản phẩm của gia cầm.
Wood và cs (1983) [42] đã nhận thấy, hàm lượng caroten và đạt ở mức
cao trong BLKG được thu hoạch ở Malawi được chế biến bằng phương pháp
phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có thể chứa tới 480mg caroten và 932mg
xanthophyll/kg VCK.
2.1.1.2. Các thông tin về Stylo
Stylosanthes là cây thức ăn thô xanh họ đậu nhiệt đới được phát triển
thành công nhất trên toàn thế giới, có ý nghĩa trong hệ thống sản xuất nông
nghiệp và môi trường (Cameron và cs, 2004) [25].
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về cỏ Stylo CIAT 184
như là một nguồn protein và chất tạo màu trong khẩu phần cho gia súc, gia
cầm. Cỏ Stylo CIAT 184 có protein thô dao động từ 12,1 - 18,1% CK trong
thân lá (Sukkasem và cs, 2002) [38], và có thể lên đến 21% CK ở lá (Huy và
cs, 2000) [29]. Cỏ chứa β caroten có thể chuyển đổi với hiệu quả khác nhau
trong cơ thể động vật để thành vitamin A và cùng với các xanthophylls, nó có
thể là một nguồn sắc tố tốt cho lòng đỏ trứng, da và chân gà.
Thành phần hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo chất khô
dao động từ 16,7 - 18,1% protein thô; 49,1- 61,5% xơ trung tính; 34,1- 47,3%
xơ axit; 6,3 - 8,7% khoáng (Kiyothong và Wanapat, 2004) [32]. Một số kết quả
phân tích cho thấy: cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40 - 45 ngày tại Lào chứa 20,2%

CK; tính theo CK có 19% protein thô; 64,2% xơ trung tính; 5,5% khoáng
(Phengsanvanh, 2003) [34]. Theo Chanphone Keoboualapheth và cs, 2003
[26], Stylo CIAT 184 có 22,3% CK; protein thô 19,3%; Xơ thô 30%; khoáng


6
5,1%, Ca 0,2%; P 0,4%. Hàm lượng CK đạt từ 20,0 - 28,0%; protein thô
13,3%; xơ trung tính 16,9% tính theo CK (Toum Keopaseuht, 2004) [41].
2.1.2 . Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất của thủy cầm
2.1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứng
của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với những
giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác.
Vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt
(Nguyễn Đức Trọng và cs, 2009)[18], vịt là loài vật nuôi có khả năng thích
ứng rộng rãi hơn nhờ các tiềm năng sinh học đặc biệt (Khajarern và
Khajarern, 1990)[31].
Theo Hoàng Văn Tiệu và cs (1993)[14] khi nuôi vịt CV. Super M dòng
trống và dòng mái ở giai đoạn vịt con 1 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt
93,0 - 97,1% giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 92,0 - 97,3%. Kết
quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống trên vịt CV. Super M thương phẩm đạt 98%
khi nuôi đến 8 tuần tuổi (Dương Xuân Tuyển và cs, 1993)[19].
2.1.2.2. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình sinh tổng hợp
Protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá
quá trình sinh trưởng. Để đánh giá đặc điểm về khả năng sinh trưởng người ta
hay dùng các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ
sinh trưởng tương đối, tốc độ mọc lông.
*Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh

trưởng của vật nuôi. Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các
giống vịt chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt
chuyên trứng, vịt dòng trống có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt dòng mái, kết


7
quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại
Xuyên lúc 8 tuần tuổi vịt dòng trống con đực có khối lượng 2830g, con mái
có khối lượng 2269g, vịt dòng mái con đực có khối lượng 2662g, con mái có
khối lượng 1964g (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007) [16]; kết quả nghiên cứu
trên vịt CV. Super M3 cũng nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên ở
dòng trống con đực có khối lượng là 2801,9g/con lúc 8 tuần tuổi và vịt mái là
1864,7g/con ở vịt dòng mái khối lượng của vịt đực là 1965,2g/con và khối
lượng của vịt mái là 1693,2g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007)[16].
Giới tính và tuổi cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể, vịt đực
có khối lượng cơ thể lớn hơn so với vịt mái, điều này là do các gen liên kết
với giới tính quy định. Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M3 nuôi tại
Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho thấy ở 8 tuần tuổi đực A có khối
lượng 2523g/con, mái B có khối lượng cơ thể là 2183g/con đến 24 tuần tuổi
khối lượng cơ thể của đực A đạt 4377,68g/con và mái B là 3768,35g/con
(Phùng Đức Tiến và cs, 2009) [13].
Tốc độ mọc lông cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng: tốc độ mọc lông có
quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, những alen quy định tốc độ mọc lông
nhanh phù hợp với tăng trọng cao.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, các điều kiện môi trường như nhiệt độ, ẩm
độ, chế độ chiếu sáng, phương thức nuôi, mật độ nuôi cũng ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng từ đó ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể của con vật.
*Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là giá trị tuyệt đối của khối lượng tăng lên trong
một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là g/con/ngày.

Theo Dương Xuân Tuyển (1993)[19] vịt CV. Super M thương phẩm
nuôi tại Trại vịt giống Vigova có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở 1 tuần tuổi đạt


8
130,2g/con/tuần, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở 6 tuần tuổi đạt
509,75g/con/tuần, đến 8 tuần tuổi chỉ còn 274,25g/con/tuần.
Theo Lương Tất Nhợ (1997)[11] cho biết: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
của vịt CV. Super M bố mẹ giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi là 45g/con/ngày, đến
8 tuần tuổi tương ứng là 25,57g/con/ngày . Kết quả ở vịt CV. Super M dòng
trống ở 4 tuần tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 51,14g/con/ngày đến 8
tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 22,57g/con/ngày.
*Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng cơ thể ở một
giai đoạn nào đó so với khối lượng của nó ở giai đoạn kế trước.
Lương Tất Nhợ (1994)[10] cho biết: vịt CV. Super M có sinh trưởng
tương đối cao nhất ở tuần tuôi đầu tiên đạt 102,96%, giảm dần ở các tuần tiếp
theo đến 8 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tương đối là 14,34%.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2007)[16] vịt CV. Super M2 nuôi
thương phẩm có tốc độ sinh trưởng tương đối ở 2 tuần tuổi là 163,28% sau đó
giảm dần ở các tuần tiếp theo, đến 8 tuần tuổi chỉ còn 0,21%, tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối của vịt cao nhất ở 7 tuần tuổi đạt 112,33g/con/ngày, sau đó 8
tuần tuổi đã giảm xuống còn 0,97g/con/ngày và tác giả cho biết nên kết thúc
đối với vịt CV. Super M2 ở 7 tuần tuổi sẽ cho hiệu quả cao nhất.
2.1.2.3. Khả năng cho thịt của thủy cầm
Để đánh giá khả năng sản xuất thịt của thủy cầm người ta thường hay sử
dụng các chỉ tiêu về khối lượng và thành phần thân thịt (khối lượng và tỷ lệ
thịt lườn, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs (2007)[16] vịt CV.
Super M2 nuôi thương phẩm đến 8 tuần tuổi có khối lượng thịt xẻ là 2492,5g

tương ứng với tỷ lệ thịt xẻ đạt 73,57%, khối lượng thịt lườn là 196,5g tương


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BL

: Bột lá

BLKG

: Bột lá keo giậu

BCS

: Bột lá stylo

cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

G

: gam


Kg

: kilogam

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

TB

: Trung bình

TN

:Thí nghiệm

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

VCK

: Vật chất khô



10
2,95kg. Có sự khác nhau về tiêu tốn thức ăn ở các tuần tuổi, vịt dòng trống ở
các giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, 0 - 7 tuần tuổi và 0 - 8 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn
là 2,31kg, 2,63kg và 3,09kg, ở dòng mái tiêu tốn thức ăn tương ứng là 2,44kg,
2,75kg và 3,20kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lúc 56 ngày tuổi ở vịt CV.
Super M dòng trống là 2,97kg và dòng mái là 3,05kg, vịt Anh Đào Tiệp tiêu
tốn thức ăn là 3,16kg và Anh Đào Hungari là 3,25kg. Vịt lai giữa dòng trống
và dòng mái CV. Super M có tiêu tốn thức ăn là 2,86kg thấp hơn của bố mẹ là
6,28%, vịt lai giữa CV. Super M và Anh Đào Tiệp, Anh Đào Hungari là
3,08kg và 3,13kg.
Dương Xuân Tuyển và cs (2006)[17] nghiên cứu trên vịt CV. Super M
thương phẩm có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở các tổ hợp lai
khác nhau, tổ hợp lai V25 là 2,67kg, V2517 là 2,58kg, V17 là 2,53kg và V56
là 2,55kg. Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M lai 4 dòng cũng có tiêu
tốn thức/kg tăng khối lượng khác nhau ở các tổ hợp lai, ở các tuần tuổi khác
nhau, ở 7 tuần tuổi tổ hợp lai T1546 là 2,43kg, T1564 là 2,44kg, T5146 là
2,42kg, T5164 là 2,39kg và ở 8 tuần tuổi tương ứng là 2,83kg 2,82kg, 2,81kg
và 2,79kg (Lê Sỹ Cương và cs, 2009)[1]
Dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lượng của vịt, kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M sử dụng các
mức năng lượng khác nhau có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn P < 0,000, còn
khẩu phần có mức axit amin và ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng, protein
và axit amin thì không có ảnh hưởng P > 0,05 (Trần Quốc Việt và cs,
2010)[19].
2.1.3. Sử dụng bột thân lá cây thức ăn họ đậu làm thức ăn cho gia cầm
Singh, M. K. (2006) [36] tiến hành nghiên cứu để xác định mức độ ảnh
hưởng của phần trăm bột lá keo giậu (Leucaena leucocephala) khác nhau đến



11
tăng trưởng, tiêu thụ thức ăn, hiệu quả thức ăn, chi phí sản xuất nuôi gà thịt
Vencobb tại Nepal. Sử dụng các mức 0; 5; 7,5; 10% bột lá keo giậu trong
khẩu phần. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ bột lá keo giậu
trong khẩu phần đến khối lượng sống trung bình (g) của các thí nghiệm khác
nhau có sự khác biệt đáng kể (P <0,05); cao nhất ở nhóm bổ sung 5 % bột lá
keo giậu (2091.3 ± 16,3 g) trong khẩu phần và thấp nhất ở nhóm có 10% bột
lá keo giậu (1961±16,3 g); khẩu phần có 5% bột lá keo giậu cao hơn đáng kể
so với các nhóm có 7,5 và 10% bột lá keo giậu . Ảnh hưởng của bột lá keo
giậu đến tăng khối lượng trung bình sống (g) không khác biệt đáng kể (P>
0,05); sự tăng cân cao nhất (493,6 ±17,6) và thấp nhất (385,0 ±17,6) ở nhóm
có 5% và 7,5% bột lá keo giậu trong khẩu phần. Tương tự như vậy, tác dụng
của bột lá keo giậu đến tiêu thụ thức ăn trung bình (g) của các nhóm khác
nhau chế độ ăn uống khác nhau đáng kể, việc tiêu thụ thức ăn cao nhất ở
nhóm có 10% bột lá keo giậu (1136,4 ± 21,17), và thấp nhất ở nhóm có 0,0%
bột lá keo giậu (978,6 ± 21,17). Hiệu quả thức ăn cao nhất ở nhóm có chứa
7,5% bột lá keo giậu (3,6 ± 0,27) trong khẩu phần, và thấp nhất ở nhóm 0,0 %
bột lá keo giậu (2,14 ± 0,27). Tỷ lệ móc hàm tối đa ở nhóm 2,5% bột lá keo
giậu (76,10%), và tối thiểu ở nhóm có 7,5% bột lá keo giậu (71,90%). Màu
sắc thịt và độ ngon miệng nhất được xác nhận ở nhóm có 10% bột lá keo giậu
trong khẩu phần. Màu sắc thịt và độ ngon miệng ở 5%, 7,5% và 10% bột lá
keo giậu đáp ứng được mong muốn. Chi phí sản xuất thấp nhất ở nhóm 10%
bột lá keo giậu. Xem xét tổng thể, có thể kết luận rằng gà thịt có thể tăng
trưởng tốt và an toàn ở khẩu phần tối đa 5% bột lá keo giậu.
90 con gà thịt trung bình 586,06 g 28 ngày tuổi được cho ăn 3 mức 0;
5,25 và 10,5 % bột lá keo giậu (Leucaena leucocephala) thay thế đậu tương
(SBM) trong thời gian 42 ngày để đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh tế. Gà
ăn mức 0% bột lá keo giậu và 10,5% bột lá keo giậu tiêu thụ thức ăn nhiều



12
hơn (P <0,05) so với gà ăn 5,25 % bột lá keo giậu. Sinh trưởng tuyệt đối của
gà ở thí nghiệm 0% bột lá keo giậu cao hơn thí nghiệm 10,5% bột lá keo giậu
(p <0,05) và gà ăn ở thí nghiệm 5,25 % bột lá keo giậu tăng khối lượng trung
bình hàng ngày ít nhất (P <0,05). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thức ăn tương tự
(P> 0,05) ở gà của cả 3 thí nghiệm. Chi phí cho 1kg thức ăn/kg tăng khối lượng
ở thí nghiệm ăn 5,25% bột lá keo giậu cao hơn đối chứng 1,65% nhưng ở mức
10,5% bột lá keo giậu giảm 4,56% so đối chứng , Dada, S. A. O (2000) [27].
Cây anh đào giả (Gliricidia sepium) là cây họ đậu được tìm thấy ở vùng
nhiệt đới. Lá của cây anh đào giả chứa hàm lượng cao protein, canxi và nồng
độ các khoáng chất thích hợp khác. Những phẩm chất này làm cho cây anh
đào giả rất hấp dẫn như là một cây thức ăn không thông thường có khả năng
hữu ích cho gia cầm. Kagya-Agyemang J.K., và cs (2006) [30] cho ăn 50, 100
và 150 g/kg bột lá anh đào giả và báo cáo rằng thức ăn ăn vào, hiệu quả
chuyển hóa thức ăn và tăng khối lượng cơ thể có ý nghĩa (P <0,05) thấp khi
bổ sung bột lá anh đào giả trong khẩu phần. Chế độ ăn uống thí nghiệm đã có
một tác động đáng kể đến khối lượng gan và mề. Khối lượng mỡ bụng giảm
dần với mức tăng của bột lá anh đào giả. Tỷ lệ thịt tính ở gà ăn khẩu phần
15% bột lá anh đào giả là thấp hơn (P <0,05) so với nhóm đối chứng. Không
có gà chết trong thí nghiệm. Khẩu phần chứa bột lá anh đào giả tăng, thì có sự
gia tăng tương ứng cường độ của sắc tố màu vàng của da, ống chân, bàn chân
và mỏ của gà. Khẩu phần chứa 50 g/kg bột lá anh đào giả được đưa vào chế
độ ăn của gà thịt là hợp lý.
Theo Nguyễn Duy Hoan (1995) [4] có thể dùng bột lá keo giậu trong
thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ sau: cho gia cầm 3 - 4%, cho lợn 10%, và cho gia
súc nhai lại ≤25%.
Trong thân lá cây họ đậu tươi thường có một vài chất ức chế các men
tiêu hóa trong cơ thể vật nuôi và có thể gây độc (độc tố mimosine trong keo



13

giậu).

Tuy nhiên, các chất trên sẽ bị mất tác dụng khi thân lá đậu được xử

lý nhiệt hoặc ngâm nước. Cho nên, khi dùng thân lá đậu tươi người ta phải xử
lý và khống chế với tỷ lệ nhất định trong thức ăn hỗn hợp. Theo Singh và
Panda (1988) [37] khuyến cáo dùng tỷ lệ bột cỏ trong thức ăn gia cầm như
sau: bột keo giậu 4%, bột lá lạc 5%, bột cỏ luzern 5% và theo Nguyễn Duy
Hoan (1995) [4] trong thức ăn gia cầm không dùng quá 10% bột cỏ.
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Chính vì vậy trong những năm gần đây có nhiều nhà
khoa học nghiên cứu chế biến và sử dụng bột lá trong chăn nuôi.
Theo Dương Thanh Liêm và cs (1981) [8] ở trường Đại học Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và kết luận về giá trị của tập đoàn cây
thức ăn dùng sản xuất bột lá chăn nuôi lợn, gà như keo giậu, lá khoai mì, lá
mắm… và thấy rằng với tỷ lệ sử dụng thích hợp trong khẩu phần các loại bột
lá trên có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng nói chung, làm tăng hiệu suất chuyển
hoá thức ăn, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, mở ra khả năng tận dụng các
nguồn thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm giải quyết nhu cầu vitamin cho vật
nuôi trong điều kiện chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ.
Tác giả Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, (1995) [3], cho biết có
thể dùng 3 – 5% bột lá keo giậu thay thế premix vitamin trong thức ăn
hỗn hợp nuôi gà thịt. Với tỷ lệ thay thế như trên, bột lá keo giậu đã có
ảnh hưởng tốt tới tăng trọng của lô thí nghiệm so với đối chứng đồng
thời làm tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
giảm 85g so với đối chứng, chi phí thức ăn giảm 8- 10%.
Ngoài ra nhiều tác giả: Nguyễn Đức Hùng, (2005) [5]; Nguyễn Ngọc Hà và
cs (1994) [2] cũng đã nghiên cứu sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi thu được nhiều
kết quả rất thiết thực và bổ ích, có tác dụng hướng dẫn sản xuất.



iv

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Một số thông tin về cây keo giậu và stylo .............................................. 3
2.1.2 . Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất của thủy cầm.............................. 6
2.1.3. Sử dụng bột thân lá cây thức ăn họ đậu làm thức ăn cho gia cầm ........ 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 19
3.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột cây Keo Giậu và Stylo trong khẩu
phần đến khả năng sinh trưởng vịt CV Super Meat ....................................... 19
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25
4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cây Keo Giậu và Stylo trong khẩu phần đến tỷ
lệ sống và khả khả năng sinh trưởng của đàn vịt thí nghiệm ................... 25

4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 25


15

3,2 – 3,3kg con trống, 3-3,1 con mái,dòng mái : 2,95 kg con trống và 2,73kg con
mái. Vịt thương phẩm nuôi nhốt kết hợp với bán chăn thả 70 ngày tuổi đạt khối
lượng khoảng 3,0 - 3,5 kg, tiêu tốn thức ăn 1kg tăng khối lượng là 2,6 – 2,8 kg. tỷ
lệ nuôi sống dòng ông bà, bố mẹ đều trên 90%. Trong điều kiện nuôi dưỡng và sản
xuất ở Việt Nam, vịt super Meat đàn ông bà cũng phát triển và sản xuất gần sát với
tiêu chuẩn của giống gốc, năng suất đẻ trứng và năng suất thịt cao hơn hẳn các
giống vịt ở nước ta trước đây.
Vịt thương phẩm nuôi ở Anh đạt 3,0 – 3,2 kg lúc 49 ngày tuổi tiêu tốn 2,8kg
thức ăn cho 1 kg thịt hơi. Nuôi chăn thả tại tại nước ta đạt 2,8 – 3,0 kg lúc 75 ngày
tuổi Lương Tất Nhợ, (1994) [10]
Dương Xuân Tuyển (1993) [19] cho biết kết quả về tỉ lệ nuôi sống dòng ông,
dòng bà trung bình qua ba thế hệ là rất cao : 94 – 97%, tỉ lệ nuôi sống của thế hệ sau
cao hơn các thế hệ trước chứng tỏ rằng vịt Super Meat là giống có sức sống cao, có
khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, tập quán chăn nuôi ở nước ta. Các tác
giả trên đã đưa ra thêm căn cứ cho việc kết luận chắc chắn về tính trạng sản xuất
thịt của vịt CV Super Meat : tỷ lệ thân thịt bỏ nội tạng 79,36%, tỷ lệ thịt ức cộng đùi
đạt 31,1%, tỷ lệ thịt rút xương đạt 39,85%. Như vậy ta có thể kết luận rằng vịt
Super Meat là giống vịt chuyên thịt cho năng suất cao trên thế giới hiện nay.
Vịt CV Super Meat thích hợp với nuôi công nghiệp tập trung thâm canh, song
chăn thả cho ăn bổ sung bán thâm canh vẫn đạt năng suất cao. Vịt nuôi thich nghi
tốt ở các vùng. Cho lai giống vịt này với các giống đang nuôi ở địa phương, con lai
nuôi chăn nuôi thả đạt thể trọng khá, lúc 75 – 79 ngày tuổi đạt 2,2 – 2,9kg.
Trung tâm Nghiên cứu vịt đại xuyên, Trại vịt Vigova - Viên Chăn Nuôi đang
chọn lọc, nhân thuần giống vịt hướng thịt này để cung ứng giống vịt cho nhu cầu
sản xuất phát triển, lai với các giống vịt nội để cải tiến giống và lai kinh tế nuôi thịt.


2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tai và cs (1984)[40] đã nghiên cứu vịt Cherry Valley của Anh và Tegal
Australia cho thấy phẩm giống có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, tiêu


16
tốn thức ăn và tỷ lệ mỡ bụng. Vịt Cherry Valley của Anh và Tegal Australia
có khối lượng cơ thể cao nhất (từ 1 ngày tuổi - 9 tuần tuổi tương ứng là 57,4g,
3151g và 56,9g, 2966g).
Szász và cs (1997)[39] tiến hành so sánh các chỉ tiêu về khối lượng cơ
thể, tiêu tốn thức ăn và giết thịt của vịt Cherry Valley, vịt nội, ngan và con lai
ngan vịt, kết quả nuôi đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể của con lai ngan vịt
là 4181g/con ở con đực và 3788g/con ở con mái, khối lượng cơ thể của vịt
Cherry Valley ở con đực là 3981g/con và con mái là 3613g/con, khối lượng
cơ thể của ngan đực là 3567g/con và ngan mái là 2413g/con có sự sai khác về
khối lượng cơ thể của 3 loại với P <0,05. Kết quả mổ khảo sát khối lượng thịt
xẻ của con lai ngan vịt là 3598g/con ở con đực và 3335g/con ở con mái, vịt
Cherry Valley ở con đực là 3441g/con và con mái 3036g/con, ngan ở con đực
là 2998g/con và con mái là 2021g/con có sự sai khác về khối lượng thịt xẻ ở
12 tuần tuổi giữa 3 nhóm (P < 0,05).
Bên cạnh nghiên cứu về giống và dinh dưỡng protein, năng lương thì
việc bổ sung bột lá cũng được quan tâm trong chăn nuôi gia cầm.
Các công bố về việc nghiên cứu sản xuất và bổ sung bột cây keo giậu và bột
cỏ stylo cho cho thủy cầm nuôi trong điều kiện nông hộ chưa nhiều. Phần
nhiều kết quả được thực hiện trên gà và thu được nhiều kết quả mong muốn.
Stylosanthes được sử dụng ở Trung Quốc từ những năm 1990 và Ấn Độ
năm 2000. Trong quá trình sử dụng người ta thấy bột cỏ Stylosanthes có tính
đa dụng và làm tăng giá trị thương mại (Liu G. D.và cs., 2008) [33], giàu

protein, vitamin và dưỡng chất khác, bao gồm cả “dưỡng chất chưa
biết/nhân tố sinh trưởng” mà có thể thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi (Bai
Changjun, 2004) [24]. Thông tin về việc sử dụng Stylosanthes cho gia cầm
và đặc biệt là trong khẩu phần ăn của gà thịt có rất ít. Một số nghiên cứu ban
đầu đã được tiến hành ở Trung Quốc và Ấn Độ để đánh giá giá trị dinh dưỡng


17
của bột cỏ Stylosanthes và xác định tính khả thi của bột cỏ Stylosanthes trong
khẩu phần ăn của gia cầm
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt
Nam và ngày càng phát triển. Quá trình nghiên cứu theo dõi khả năng sản
xuất của các giống vịt được tiến hành từ nhiều năm nay và đã có những kết
quả tốt góp phần vào việc tăng số lượng và sản lượng thịt vịt của nước ta.
Theo Hoàng Văn Tiệu và cs (1997)[15] vịt CV. Super M ông bà được
nhập vào Việt Nam năm 1990 và 1991, được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu
vịt Đại Xuyên và Trại vịt giống Vigova có tỷ lệ nuôi sống tương ứng ở dòng
trống là 97,1%, dòng mái là 96,2% và 93,9%, 94,8%. Khối lượng cơ thể lúc 8
tuần tuổi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên là 2139,0 - 2278,0g/con ở
vịt dòng trống và 1899,0 - 2032,0g/con ở vịt dòng mái tại Trại vịt giống
Vigova là 2139,0 - 2268,8g/con ở vịt dòng trống và 1899,5 - 2052,3g/con ở
vịt dòng mái.
Phùng Đức Tiến và cs (2009)[13] cho biết: vịt CV. Super M3 nhập về
nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình có tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 24 tuần
tuổi đạt 97,58 - 98,67%, lượng thức ăn tiêu thụ ở đực A là 30,182kg/con, mái
B là 26,125kg/con, đực C là 28,061kg và mái D là 22,976kg/con tương đương
98,44 - 99,33% so với tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley đưa ra.
Bên cạnh đó, thì dinh dưỡng của vịt cũng được quan tâm nghiên cứu
trong đó có bột lá thực vật. Ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu về ảnh

hưởng của việc sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn của vịt . Tuy nhiên, đã
có một số nghiên cứu sử dụng BLKG trên gà.
Trong những năm gần đây có nhiều nhà khoa học nghiên cứu chế biến và
sử dụng bột lá trong chăn nuôi. Dương Thanh Liêm, (1981) [8] cho rằng bột lá
sử dụng tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng nói


18
chung, làm tăng hiệu suất chuyển hoá thức ăn, giảm chi phí giá thành chăn nuôi,
mở ra khả năng tận dụng các nguồn thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm, giải quyết
nhu cầu vitamine cho vật nuôi trong điều kiện chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ.
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1994) [2]; Nguyễn Đức Hùng (2005) [5] cũng đã nghiên
cứu sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi gà thịt, thu được nhiều kết quả rất
thiết thực có tác dụng khuyến cáo cho sản xuất.
Dương Thanh Liêm (1999) [9] cho biết, khi ông thử nghiệm nuôi gà
broiler với các khẩu phần chứa tỷ lệ BLKG khác nhau. Kết quả cho thấy,
khẩu phần chứa 4 % BLKG có tác dụng tốt tới sinh trưởng và hiệu suất sử
dụng thức ăn của gà. Khi tỷ lệ BLKG nâng lên tới mức 6 % khẩu phần, tăng
trọng của gà bắt đầu có xu hướng giảm. Ở tỷ lệ 10 % BLKG trong khẩu phần,
gà nuôi đến 9 tuần tuổi bắt đầu có biểu hiện rụng lông và sưng tuyến giáp
trạng, nhưng nếu thêm 0,5 ppm muối KI hay casein vào khẩu phần ăn sẽ hạn
chế hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp của gà do hạn chế độc tính của
mimosine có trong keo giậu.
Ngoài cây keo giậu, thì nhiều cây họ đậu khác cũng được chế biến thành
bột thân lá để bổ sung vào khẩu phần ăn của gia cầm nhằm tăng sắc tố vàng
của da, ống chân, bàn chân và mỏ của gà.


v
4.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi .......... 27

4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột lá keo giậu và Stylo trong khẩu phần đến tiêu
tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của vịt thí nghiệm ................................ 30
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 34
5.1. Kết luận .................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
I. Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 36
II.Tài liệu tiếng anh ......................................................................................... 39


×