Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần ăn đến năng suất, chất lượng và tỷ lệ ấp nở của trứng gà lương phượng nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.1 KB, 77 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





MA THỊ TÂM






NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT
LÁ SẮN KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA
TRỨNG GÀ LƢƠNG PHƢỢNG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP














THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





MA THỊ TÂM




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT
LÁ SẮN KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA
TRỨNG GÀ LƢƠNG PHƢỢNG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS: NGUYỄN DUY HOAN
GS.TS : TỪ QUANG HIỂN









THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở các tài liệu trong nước và
ngoài nước.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các tài liệu thảm khảo hoàn
toàn chính xác và chỉ rõ nguồn gốc.
Đề tài của tôi là một phần nội dung trong luận án của nghiên cứu sinh
Trần Thị Hoan. Các số liệu trong luận văn thạc sĩ của tôi đã được nghiên cứu
sinh cho phép công bố trước hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn


Ma Thị Tâm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
thầy giáo hướng dẫn PGS.T.S Nguyễn Duy Hoan và thầy GS.TS Từ Quang
Hiển, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi Thú y,
Viện Khoa học Sự sống, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trại giống gia cầm
Thịnh Đán cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011



Ma Thị Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất trứng gia cầm 3
1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gà 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm 7
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng gia cầm 15
1.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn của gà hậu bị và gà đẻ 17
1.1.6. Đặc điểm tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm 24
1.2. Vài nét về giống gà Lương Phượng 28
1.3. Tổng quan về cây sắn và bột lá sắn 30
1.3.1. Cây sắn và một số đặc điểm sinh vật học của cây sắn 30
1.3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn 30
1.3.3. Độc tố HCN của lá sắn và phương pháp chế biến 32
1.3.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng bột lá thực vật trong chăn nuôi gia cầm 36
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39
2.3. Nội dung nghiên cứu 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của BLS 39
2.4.2. Phương pháp xác định chất lượng trứng gà 41
2.5. Phương pháp sử lý số liệu 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Tỷ lệ hao hụt 45
3.2. Tỷ lệ đẻ 46
3.3. Sản lượng trứng 48
3.4. Khối lượng trứng 50
3.5. Chất lượng trứng 51
3.5.1. Một số chỉ tiêu sinh học của trứng gà thí nghiệm 51
3.5.2. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm 52
3.6. Kết quả các chỉ tiêu thức ăn của gà thí nghiệm 53
3.7. Tỷ lệ ấp nở 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
1. Kết luận 59
2. Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLS
: Bột lá sắn
CS
: Cộng sự

ĐC
: Đối chứng
FAO
: United nations Food and Agricuture Organization
GS
: Giáo sư
KPCS
: Khẩu phần cơ sở
NXB
: Nhà xuất bản
NRC
: National research council
PGS
: Phó giáo sư
TS
: Tiến sỹ
TL
: Tỷ lệ

: Thức ăn
TN
: Thí nghiệm
TTTĂ
: Tiêu tốn thức ăn
SL
: Sản lượng
VNĐ
: Việt Nam đồng
VCK
: Vật chất khô

VTM
: Vitamin
WTO
: Wold Trade Organization







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm (%) 45
Bảng 3.2: Tỷ lệ đẻ trứng của gà thí nghiệm (%) 47
Bảng 3.3: Sản lượng trứng và sản lượng trứng giống 48
Bảng 3.4: Khối lượng trứng (g) 50
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu sinh học của trứng gà thí nghiệm 51
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm 50
Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà ở các tuần tuổi (g/con) 54
Bảng 3.8: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/10 trứng, 10 trứng giống 55
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà thí nghiệm 57



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1: Đồ thị ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS đến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm 47
Hình 2: Biểu đồ ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS đến sản lượng trứng và sản
lượng trứng giống của gà 46
Hình 3: Đồ thị ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS khác nhau đến tỷ lệ trứng giống 49
Hình 4: Đồ thị ảnh hưởng của các tỷ lệ BLS đến hàm lượng  caroten trong
trứng gà Lương Phượng 53
Hình 5: Biểu đồ tiêu tốn TĂ/10 trứng và 10 trứng giống. 56
Hình 6: Đồ thị chi phí thức ăn/10 trứng và 10 trứng giống 56



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi gia cầm luôn được quan tâm hàng đầu vì nó có khả
năng đáp ứng nhanh nhu cầu protein cho toàn xã hội. Thịt gia cầm chiếm
khoảng 20 đến 25% trong tổng sản phẩm thịt. Mức tiêu thụ thịt và trứng gia
cầm tăng khá nhanh vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và
cân bằng các chất dinh dưỡng. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [8], trứng
gia cầm có tới 12,5% protein, thịt gia cầm có 22,5% protein, trong khi đó ở
thịt bò là 20%; thịt lợn là 18%.
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người
cũng ngày một cao hơn. Vấn đề sử dụng những sản phẩm sạch và an toàn là
nhu cầu chung của toàn thế giới. Vậy để tạo ra sản phẩm từ gia cầm có chất
lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì xu hướng của các nhà chăn
nuôi hiện nay là phải giảm hoặc cắt bỏ thành phần thức ăn có nguồn gốc từ
động vật (bột cá, bột thịt ) trong khẩu phần và không đưa các chất kích thích,
các loại kháng sinh có ảnh hưởng tới sức khỏe con người, tăng cường sử

dụng các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, thức ăn thực vật.
Trên thế giới đã có nhiều nước đưa việc sản xuất bột lá thực vật trở thành
một ngành công nghiệp chế biến như: Colombia, Thái Lan, Ấn Độ,
Philippin Các loại thực vật thường được trồng để sản xuất bột lá: Như sắn,
keo giậu
Nước ta là một nước nông nghiệp, các phế phụ phẩm từ nông nghiệp
không tận dụng hết, bị loại bỏ rất lãng phí. Trong đó cây sắn là loại cây rất
quen thuộc, phổ biến và được nhân dân ta sử dụng từ rất lâu đời. Cây sắn sau
khi cắt có khả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh lớn. Lá sắn giàu dinh
dưỡng, đặc biệt là protein trung bình có 6,59 - 7,00% (Nguyễn Khắc Khôi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
1982 [16]), ngoài ra nó còn chứa một lượng đáng kể xanthophyl có tác dụng
làm tăng màu lòng đỏ trứng gà, lá sắn dễ phơi khô (phơi nắng hoặc sấy), dễ
bảo quản.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu
phần ăn đến năng suất, chất lượng và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Lương
Phượng nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng khi bổ sung bột lá sắn đến khả năng sản xuất
trứng và chất lượng trứng của gà Lương Phượng
- Tìm ra tỷ lệ bổ sung bột lá sắn thích hợp vào khẩu phần ăn cho gà đẻ
- Có cơ sở khoa học và thực tiễn khuyến cáo sử dụng bột lá trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất trứng gia cầm
1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gà
1.1.1.1. Cơ quan sinh dục của gà mái và quá trình tạo trứng
Cơ quan sinh dục của gà gồm một buồng trứng và ống dẫn trứng, buồng
trứng là cơ quan tạo noãn và lòng đỏ của gà mái đẻ. Buồng trứng của gia cầm
nói chung và gà mái nói riêng không cân đối. Đến tuổi trưởng thành về sinh
dục chỉ có buồng trứng bên trái là phát triển, tạo noãn nang và tạo lòng đỏ,
còn lại buồng trứng bên phải thì bị teo, không hoạt động. Trong giai đoạn đầu
phát triển của phôi cả hai buồng trứng đều hình thành nhưng nó phát triển
không đều. Đến ngày ấp thứ 7 buồng trứng bên trái của phôi đã to và nặng
hơn buồng trứng bên phải. Cho đến kết thúc giai đoạn phát triển của phôi (khi
gà nở) thì buồng trứng bên phải bị thoái hóa hoàn toàn.
Buồng trứng của gia cầm trưởng thành nằm ở bên trái, phía trước thận và
được treo lên bởi một thanh mạc bụng. Kích thước và khối lượng buồng trứng
của gia cầm rất khác nhau, nó phụ thuộc vào giống, dòng và cá thể. Trong

thời gian gà mái đẻ trứng thì khối lượng buồng trứng nặng gấp 10 - 15 lần
thời gian gà nghỉ đẻ.
Tế bào trứng được tạo ra ở phần vỏ của buồng trứng hay người ta thường
gọi là vùng noãn nang. Mỗi một tế bào trứng được chứa trong một noãn nang,
màng của noãn nang được gắn với phần lõi của buồng trứng. Thời gian đầu tế
bào trứng chưa được bao bọc lòng đỏ. Cường độ tích tụ lòng đỏ phụ thuộc
vào số lượng dinh dưỡng qua máu chuyển vào buồng trứng, lượng dinh dưỡng
càng nhiều thì sự tích tụ lòng đỏ càng nhanh. Các noãn nang (còn gọi là lòng
đỏ) của buồng trứng lớn lên không cùng một lúc mà nó lần lượt, cái nọ tiếp
cái kia đến khi đạt kích thước đường kính khoảng 2,5 - 3cm thì trứng rụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào trứng trong buồng trứng
chịu sự điều khiển của hocmon thể dịch và hệ thần kinh trung ương. Nếu đưa
vào cơ thể gà mái đẻ hocmon tuyến yên, sẽ dẫn đến tăng nhanh kích thước và
khối lượng đồng thời một vài tế bào trứng. Tác động lên gà mái đẻ ánh sáng
và một số yếu tố ngoại cảnh khác sẽ làm kích thích quá trình trao đổi chất từ
đó làm tăng cường quá trình tạo lòng đỏ và tạo trứng.
Ở giai đoạn đầu noãn nang sinh trưởng và phát triển rất chậm, nó chỉ lớn
nhanh trong khoảng 10 ngày ở giai đoạn cuối trước khi trứng rụng. Nếu trong
thời gian tạo lòng đỏ của trứng chế độ ăn uống và chăm sóc không tốt sẽ làm
giảm rõ rệt tốc độ tạo lòng đỏ dẫn đến giảm sản lượng trứng.
Trong quá trình phát triển noãn nang thời gian đầu nhân nằm ở trung tâm
của tế bào trứng, đến khi đạt kích thước 1mm nó chuyển ra vùng ngoại biên
của tế bào và được gọi là đĩa phôi. Đến khi kích thước của lòng đỏ đạt khoảng
2,5 - 3,0 cm (đường kính) thì trứng chín và rụng vào loa kèn đi vào ống dẫn
trứng. Tại phần loa kèn trứng sẽ được thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Ở những gà
mái đẻ có sản lượng trứng cao (ngày nào cũng đẻ) thì lòng đỏ thường rụng
sau khi nó đẻ trứng được khoảng nửa giờ.

Từ loa kèn lòng đỏ đi vào phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng. Phần
tiết lòng trắng của ống dẫn trứng ở gà mái đẻ tương đối dài khoảng 30 - 34cm.
Chức năng tiết lòng trắng của ống dẫn trứng được thực hiện bởi các tế bào
biểu mô và các tuyến hình ống ở màng nhầy thành ống dẫn trứng. Nhờ có nhu
động tịnh tiến và những nếp gấp của thành ống dẫn trứng mà lòng đỏ chuyển
động xoay tròn, tịnh tiến theo ống dẫn trứng. Đầu tiên lòng đỏ được bao bọc
bởi lớp lòng trắng đặc mà phía đầu nhọn và đầu tù của trứng nó phát triển
thành dây chằng để giữ cho lòng đỏ nằm ở trung tâm của trứng. Tiếp sau đó
lòng đỏ được bao bọc lớp lòng trắng đặc giữa, nó được cấu tạo bởi các sợi
musin cực mỏng. Trong quá trình chuyển động xuống phần dưới của ống dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
trứng xuất hiện lớp lòng trắng loãng trong, nằm giữa hai lớp lòng trắng đặc và
lớp lòng trắng loãng ngoài tiếp giáp với màng dưới vỏ trứng. Thời gian lòng
đỏ đi qua phần tiết lòng trắng và hoàn thành việc hình thành lòng trắng hết
khoảng 3 giờ đồng hồ.
Sau khi được bao bọc lòng trắng trứng di chuyển xuống phần eo của ống
dẫn trứng. Tại đây trứng được bao bọc bởi hai lớp màng mỏng là lớp màng
bao bọc ngoài lòng trắng và lớp màng dưới vỏ trứng. Thời gian này các chất
khoáng hòa tan trong nước vẫn tiếp tục qua các lớp màng đi vào lòng trắng và
lòng đỏ. Thời gian trứng dừng lại ở phần eo khoảng hơn 1 giờ.
Cuối cùng trứng được chuyển xuống phần tử cung để tạo vỏ trứng. Quá
trình tạo vỏ trứng xẩy ra rất chậm chạp. Lúc đầu chỉ là những tinh thể muối
canxi riêng rẽ tích tụ trên lớp màng dưới vỏ trứng. Sau đó giữa các tinh thể
muối canxi xuất hiện các hợp chất hữu cơ, chúng liên kết với nhau và hình
thành lên lớp vỏ trứng. Trên vỏ trứng còn hình thành nhiều lỗ nhỏ tập chung
chủ yếu ở phần đầu tù của vỏ trứng để tạo điều kiện cho phôi hô hấp. Tử cung
đã bài tiết một lượng lớn muối canxi chủ yếu ở dạng CaCO
3

(khoảng 5g trong
20 giờ). Bởi vậy nếu thiếu canxi trong thức ăn gà mái sẽ phải huy động canxi
của xương và nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài gà mái sẽ đẻ trứng không vỏ,
bị liệt dẫn tới ngừng đẻ trứng.
Thời gian trứng lưu lại để tạo vỏ trứng ở tử cung là lâu nhất (khoảng 19
tiếng trở lên). Như vậy, nếu thời gian để hình thành một quả trứng nhỏ hơn
hoặc bằng 24 giờ thì gà mái sẽ đẻ ngày một quả trứng, còn ngược lại nếu lớn
hơn 24 giờ thì gà mái sẽ đẻ cách nhật.
Theo CI Setnev, 1985 (trích Đào Văn Khanh, 1996) [17] cho biết trong
buồng trứng của gà mái đẻ có chứa số lượng lớn tế bào trứng (khoảng 2.000
trứng nếu đếm bằng mắt thường và khoảng 12.000 tế bào trứng nếu đếm bằng
kính hiển vi). Song trong thực tế ta chỉ thu được một phần nhỏ số tế bào trứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đó phát triển thành trứng bình thường. Ví dụ một gà mái có sản lượng trứng
cao nhất nếu sử dụng một năm đẻ trứng cũng chỉ được khoảng 350 quả trứng,
2 năm đẻ trứng được khoảng 600 quả và 3 năm đẻ trứng được khoảng 800
quả. Rõ ràng so với số lượng tế bào trứng thực có ở buồng trứng gia cầm ta
mới chỉ khai thác được một phần không lớn, số còn lại tương đối nhiều chưa
khai thác hết. Như vậy, khả năng để khai thác tăng thêm sản lượng trứng ở gà
mái là có cơ sở.
* Những trường hợp dị hình
+ Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rồi vào
loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được vì vậy vẫn có quá trình tạo
trứng và hình thành trứng nhỏ
+ Trứng 2 lòng đỏ: Do hai trứng cùng rụng một thời điểm hoặc cách
nhau không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to.
+ Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quả
trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trên

gặp tế bào trứng rụng mới, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên ngoài
được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
Ngoài ra còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D
hoặc do co bóp của ống dẫn trứng
1.1.1.2. Cơ quan sinh dục gà trống
Gồm: Tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối.
Tinh hoàn có hình ô van hoặc hình hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng nằm
ở vị trí phía trên thùy trước của thận, cạnh túi khí bụng, khối lượng tinh hoàn
phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý. Cơ quan giao cấu có cấu trúc khác
biệt, nó không phát triển. Ở gà tây hầu như không có cơ quan giao phối,
ngỗng, gà, vịt có hai gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc, tế bào sơ
cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển, mỗi
tinh bào thứ nhất lại chia thành 2 tinh bào thứ 2, tiếp tục phát triển sau đó hình
thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng.
Số lượng một lần phóng tinh gà là 0,6 - 2ml. Trong mỗi 1ml chứa 3,2 tỷ
tinh trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú,
nhưng thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu (từ
3-5 ngày), tinh trùng gà sống được lâu trong đường sinh dục cái.
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
Trứng gia cầm là một tế bào được bao bọc gồm: Vỏ cứng, màng lòng
trắng và lòng đỏ. Trong điều kiện nuôi không có gia cầm trống, thì tế bào
trứng không được thụ tinh, nhưng giá trị thực phẩm không thay đổi. Vì vậy,
trong sản xuất trứng thương phẩm người ta không cần nuôi gia cầm trống để
bớt chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu nuôi chung trống mái, thì
trứng sẽ được thụ tinh và phôi phát triển trong cơ thể mẹ, sau khi đẻ ra tiếp
tục phát triển thông qua việc ấp nở của con mẹ hoặc máy ấp nhân tạo.

+ Về khối lượng trứng
Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống,
cá thể, mùa vụ Trứng gia cầm trưởng thành lớn hơn trứng của gia cầm bắt
đầu đẻ 20 - 30%, khối lượng trứng năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất từ 10 -
15%. Khối lượng trứng của những quả trứng đầu trong chu kỳ đẻ lớn hơn ở
cuối kỳ đẻ. Khối lượng trứng gia cầm là một tính trạng số lượng có hệ số di
truyền h
2
= 0,3 - 0,7 và tính trạng chịu ảnh hưởng của nhiều gen.
+ Về chất lượng trứng
Chất lượng trứng phụ thuộc vào thành phần hóa học, tính chất lý học, đặc
điểm di truyền của gia cầm. Trứng gia cầm có hình ô van một đầu to một đầu
nhỏ, hình dạng trứng, hình dạng trứng liên quan đến đặc điểm từng cá thể và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
chất lượng của trứng, đây là tính trạng mang tính di truyền rõ rệt. Xác định
hình dạng trứng bằng các chỉ số hình thái theo 2 cách
- Tỷ số giữa chiều dài, chiều rộng
- Tỷ số giữa chiều rộng, chiều dài
Chỉ số hình thái của trứng ở mỗi loài gia cầm khác nhau thì khác nhau và
được quy định bởi nhiều gen khác nhau. Theo Nguyễn Hoài Tao và cs (1985)
[36] thì khoảng biến thiên trị số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36 của trứng
vịt là 1,57 - 1,64. Thường những quả trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho chất
lượng thấp.
+ Cấu tạo trứng gia cầm
Trứng gia cầm có cấu tạo từ ngoài vào bao gồm những thành phần chính
sau: Vỏ cứng, màng vỏ, lòng trắng, lòng đỏ có chứa đĩa phôi. Mỗi thành phần
chiếm tỷ lệ khác nhau ở mỗi cá thể, dòng, giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
Tuy nhiên, vẫn có sự giao động tương đối.

- Vỏ trứng: Là lớp bao bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học, lý học cho
các thành phần khác nhau bên trong trứng. Bên ngoài, nó được bao phủ bởi
một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, lớp keo này có tác dụng làm giảm ma sát
giữa thành âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho việc đẻ trứng và còn hạn chế sự
bốc hơi nước của trứng, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn
Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ: Hai lớp màng này rất mỏng,
lớp ngoài sát với vỏ trứng. Lớp trong nằm sát với lòng trắng ngoài, lớp ngoài
dày hơn lớp trong, độ dày của hai lớp khoảng 0,057 - 0,069mm. Cả hai lớp
đều có lỗ thở cho không khí đi vào giúp phôi thai phát triển ở giai đoạn cuối.
Hai lớp màng áp sát nhau chỉ tách ra ở đầu tù của quả trứng tạo ra buồng khí.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [10] thì trên bề mặt của vỏ trứng
gà có khoảng 10.000 lỗ khí, tính trên 1cm
2
có khoảng 1500 lỗ khí, đường kính
các lỗ khí giao động từ 1 - 10 micromet. Mật độ lỗ khí không đều, nhiều nhất
là ở đầu tù, giảm dần ở hai bên và ít nhất ở đầu nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Độ dày vỏ trứng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ấp nở. Nếu vỏ trứng
quá dày hoặc quá mỏng thì sẽ gây cản trở quá trình hô hấp của phôi thai, dẫn
đến tỷ lệ nở thấp. Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (1996) [41] nếu vỏ trứng quá
mỏng, sẽ làm cho quá trình bốc hơi nước diễn ra quá nhanh, dẫn tới trứng bị
mất nước dẫn đến chết phôi, sát vỏ, gà con nở ra yếu hoặc Tỷ lệ hao hụt giảm.
Ngược lại nếu vỏ trứng quá dày cũng gây ảnh hưởng đến khả năng ấp nở, trao
đổi khí kém, gà con không mổ vỏ ra ngoài được. Độ dày của vỏ trứng ở đầu tù
khoảng 0.294 - 0,334 mm. Độ dày vỏ chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền,
khí hậu, mùa vụ, dinh dưỡng cho mái đẻ hoặc khi mắc một số bệnh
- Lòng trắng: Là sản phẩm của ống dẫn trứng, lòng trắng chứa nhiều chất
dinh dưỡng và nước cung cấp cho nhu cầu phát triển của phôi thai.

Lòng trắng gồm có 4 lớp:
+ Lớp lòng trắng đặc sát trong với lòng đỏ, bên trong lớp này có hai sợi
dây giữ chặt hai đầu lòng đỏ thành một trục ngang gọi là dây chằng trứng, nó
giữ thăng bằng cho lòng đỏ, khỏi bị chấn động do bên ngoài tác động. Khối
lượng của nó khoảng 3% khối lượng lòng trắng.
+ Lớp lòng trắng loãng trong tiếp bên ngoài lớp lòng trắng đặc trong
chiếm 17%.
+ Lớp lòng trắng đặc giữa, lớp này chiếm 50 - 70% khối lượng lòng
trắng, lớp này chứa nhiều sợi nhầy, đây là lớp đệm của lòng đỏ, là nơi để các
sợi dây chằng bám vào nhau.
+ Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm khoảng 23% khối lượng lòng trắng,
lớp này bao bọc toàn bộ chất chứa bên trong quả trứng. Việc bảo quản trứng
không đúng và kéo dài sẽ làm lòng trứng trở nên loãng hơn, sự pha lẫn giữa
các lớp lòng trắng sẽ làm rối loạn quá trình sinh học, từ đó, làm giảm chất
lượng trứng, và những trứng như vậy không đủ tiêu chuẩn để ấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Theo Nguyễn Duy Hoan (1998) [10] cho biết khối lượng trứng tương
quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86) khối lượng lòng đỏ (r = 0,72)
và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [19] thì cho rằng: Chỉ số lòng trắng ở mùa
đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số
lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số
lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn
thiếu protein và vitamin nhóm B. Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta
quan tâm đến chỉ số lòng trắng. Nó được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng
đặc so với trung bình cộng đường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng
trứng. Chỉ số lòng trắng chịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng và
thời gian bảo quản.

- Lòng đỏ: Là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 35 - 40mm, chiếm khoảng 30% khối lượng trứng. Tỷ lệ lòng đỏ phụ
thuộc vào yếu tố di truyền, lứa tuổi, cá thể, giống, loài, điều kiện nuôi
dưỡng… Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn
và sắc tố trong cơ thể gia cầm.
Cấu tạo lòng đỏ gồm: Màng, nguyên sinh chất và nhân. Màng lòng đỏ
rất mỏng dao động từ 16 - 20 micromet, có tính đàn hồi, luôn giữ cho tế bào
trứng ở dạng hình cầu. Ngoài ra, màng này còn có tính thẩm thấu chọn lọc để
thực hiện việc trao đổi chất giữa lòng trắng và lòng đỏ.
Nguyên sinh chất gồm: Bào quan chứa ty lạp thể, lưới Golgi, trung tâm
tế bào có thể chứa protein, lipit, gluxit và các axit amin. Đặc biệt là protit và
lipit kết hợp với nhau tạo thành phức hợp liprotein. Từ đó, hình thành nên
những thể vùi lòng đỏ, trung tâm nguyên sinh có hốc lòng đỏ nối tới đĩa phôi.
Đĩa phôi nằm ở trong nhân tế bào, nhân tế bào trứng có hình tròn,
đường kính khảng 1 - 2mm, màu nhạt hơn nguyên sinh chất và nằm trên bề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
mặt nguyên sinh chất. Nếu trứng được thụ tinh thì đĩa phôi chiếm được gần
hết diện tích nhân của tế bào trứng. Trong nhân chứa AND, ARN, protein và
có 40 đôi nhiễm sắc thể, màng nhân có nhiều lỗ nhỏ, giữ vai trò trao đổi chất
giữa nguyên sinh chất và nhân.
Chỉ số lòng đỏ thể hiện chất lượng của lòng đỏ và được tính bằng tỷ số
giữa độ cao và đường kính lòng đỏ, chỉ số này khoảng 0,4 - 0,5 là tốt (theo
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [10]).
* Chỉ số Haugh (HU)
Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua chất lượng trứng
và lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao. Chỉ số
này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: Thời gian bảo quản, tuổi gia
cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường, sự thay lông, giống, dòng,

* Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là quá trình giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) hợp
nhất thành một hợp tử (phôi). Quá trình thụ tinh và kết quả của nó phản ánh
khả năng sinh sản của bố mẹ, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tỷ lệ trống mái, nhiệt độ môi trường, tuổi và sự chênh lệch khối lượng giữa
con trống và con mái,
* Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được tính bằng số con nở ra còn sống so với
trứng có phôi. Nó phản ánh sức sống của phôi trong quá trình ấp, tỷ lệ ấp nở
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tình trạng sức khỏe của con mái,
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chất lượng con giống. Theo Nguyễn Quý
Khiêm, Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999 [18] thì khối lượng, sự cân
bằng giữa các thành phần cấu tạo (lòng trắng, lòng đỏ) và cấu trúc của vỏ
trứng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Ngoài ra tỷ lệ ấp nở còn chịu ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
của các yếu tố khác như: Điều kiện vệ sinh, kỹ thuật thu nhặt, bảo quản, đặc
biệt là kỹ thuật ấp có vai trò quan trọng đến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm
1.1.3.1. Khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố
cơ bản quyết định đến quy mô, sản lượng và hiệu quả của sản xuất đối với gia
cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng. Trong đó sản phẩm trứng được coi là
hướng sản xuất chính của gà hướng trứng, còn gà hướng thịt (cũng như gà
hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự
phân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Sinh sản là chỉ tiêu
cần được quan tâm trong công tác giống của gia cầm, ở các loại gia cầm khác
nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm sinh sản, đánh giá khả năng

sản xuất của gia cầm người ta không thể không gây chú ý đến sức đẻ trứng
của gia cầm.
Theo Brandsch H và cs (1978) [42] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng của
5 yếu tố chính:
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông
5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ)
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống
gia cầm.
1.1.3.2. Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản. Đối với gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời
điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Theo Brandsch H và cs (1978) [42] thì
những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn 245 ngày cho sản lượng trứng thấp
hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ hơn 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ
trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là
thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm.
Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống bé có khối lượng cơ thể nhỏ
thường thành thục sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn.
Trong cùng một giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện
thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh
sản sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục

sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
1.1.3.3. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn
vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng
thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Sản lượng trứng phụ
thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể.
Sản lượng trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Sản lượng trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian
kéo dài sự đẻ.
Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ có
mối tương quan với sản lượng trứng. Giống gia cầm nào có tỷ lệ cao và kéo
dài trong thời kỳ sinh sản, trứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ dinh dưỡng đảm
bảo thì sản lượng sinh sản sẽ cao. Gà chăn thả có tỷ lệ đẻ thấp trong vài tuần
đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
rồi giảm dần và tỷ lệ đẻ thấp ở cuối chu kỳ sinh sản. Sản lượng trứng/năm của
một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng
cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến hết năm đẻ.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có
liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào
cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân
tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trận đẻ, gà thường có những khoảng thời
gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di
truyền vì các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng Theo Brandsch H và
cs (1978) [42] thì nhiệt độ cao và bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời
yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thường và gen liên kết giới

tính. Trên cơ sở tỷ lệ đẻ hàng ngày hoặc tuần cho phép đánh giá một phần nào
về chất lượng giống và mức độ ảnh hưởng của chế độ ngoại cảnh đến sự sản
xuất của đàn giống. Cũng theo Brandsch H và cs (1978) [42] cho rằng gà thịt
nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át buồng trứng thường
xuyên hơn so với gà dòng trứng. Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa
đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên.
Ngoài ra, sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn chu chuyển đàn.
Là một tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có thể cải
thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số
trung bình chung của giống. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ
thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng
trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức
sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Cũng theo tác giả trên cho biết hiện nay chưa có cách nào tăng khối
lượng của quả trứng mà không đồng thời tăng khối lượng cơ thể. Đó cũng là
một trong những nguyên nhân phải hạn chế khối lượng trứng ở mức 55 - 60
gam để phù hợp với sinh lý của gà và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra tăng khối
lượng trứng còn làm tăng chi phí thức ăn.
Trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành.
Khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng
cũng như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ.
Theo Đào Văn Khanh (1996) [17] Ở năm thứ hai sản lượng trứng của gà mái
kém hơn năm thứ nhất khoảng từ 10 - 15%, nhưng trứng có khối lượng to hơn.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [10] trong cùng một độ tuổi thì
khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá
trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi nở thường bằng 62% - 78%

khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các loại giống khác nhau thì
khác nhau.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm, gà Lương
Phượng 177 trứng/năm. Về sản lượng trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường
đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15 - 30% về
sản lượng.
- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một
quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất (đối với gà), còn vịt thì ngược lại, năm
thứ hai cho sản lượng trứng tăng 9 - 15%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó
là đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tương quan
thuận với sản lượng trứng cả năm.
- Mùa vụ: Ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt, ở nước ta, mùa hè sức
đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên.
Nhiệt độ môi trường xung quanh: Liên quan mật thiết đến sản lượng
trứng, ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng
là 14 - 22
0
C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng
lượng chống rét và trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác
định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời

gian chiếu sáng 12 - 15h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng
nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 33,5w/m
2
. Theo
Brandsch H và cs (1978) [42] cho biết thời gian gà đẻ trứng thường từ 7- 17
h, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể gà đẻ từ 7 - 9h đạt 17,7% so với tổng
gà đẻ trong ngày. Ở nước ta do khí hậu khác với các nước, cho nên cường độ
đẻ trứng của gà cao nhất là khoảng từ 8 - 12h chiếm 60%, gần 70% so với
tổng gà đẻ trứng trong ngày.
- Cường độ đẻ trứng: Liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường
độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại.
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lặp lại chu kỳ thứ
hai. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu kết thúc ở
các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận
với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng.
- Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng gia cầm nghỉ đẻ và thay lông, ở
điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để

×