Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn lợn thịt nuôi trong trại gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP Ở ĐÀN LỢN THỊT NUÔI
TRONG TRẠI GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM
TẠI XÃ HỢP CHÂU, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP Ở ĐÀN LỢN THỊT NUÔI
TRONG TRẠI GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM
TẠI XÃ HỢP CHÂU, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên HD: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP Ở ĐÀN LỢN THỊT NUÔI
TRONG TRẠI GIA CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM
TẠI XÃ HỢP CHÂU, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên HD: TS. Phan Thị Hồng Phúc


Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị của trại .................... 17
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể .................... 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi ............................ 36
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng ................................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt ............................ 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp ........................................ 39
Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng của lợn mắc bệnh ............................. 40
Bảng 4.8. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh đường hô hấp ............................ 41
Bảng 4.9. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Tylogenta và Vetrimoxin L.A ..... 43


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

Kg

Kilôgam


M2

Mét vuông

Ml

Mililít

Nxb

Nhà xuất bản

%

Phần trăm

L 06

Landrace

L 11

Yorkshire

F1(DY)

♂ Duroc x ♀Yorkshire

D(LY)


D=50%; L=25%; Y=25%

D(YL)

D=50%; Y=25%; L=25%


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ iii
MỤC LỤC .............................................................................................. iv
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................. 3
2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp ........................................ 3
2.1.2. Hội chứng hô hấp ở lợn .......................................................................... 4
2.1.3. Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn... 15
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ............................ 19

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 26


v

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................ 26
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 26
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27
3.5. Phương pháp tính các chỉ tiêu ......................................................... 29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ................................................................ 30
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 30
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 30
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ..................................................... 31
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 32
4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 33
4.2.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo đàn và
theo cá thể........................................................................................................ 33
4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tuổi ở lợn thịt......... 36
4.2.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo các tháng ......... 37
2.4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo tính biệt ................. 38
4.2.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp .................... 39
4.2.6. Kết quả theo dõi những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh . 40
4.2.7. Kết quả theo dõi bệnh tích của lợn mắc bệnh ............................... 41

4.2.8. Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc tylogenta và
vetrimoxin L.A ở lợn mắc hội chứng hô hấp .................................................. 42
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ................................... 45
5.1. Kết luận .......................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nhà nước đã liên tục nhập các giống gia súc,
gia cầm có năng suất và chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi phát
triển nhằm mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Nói đến ngành chăn nuôi, trước tiên phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm
quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó. Chăn nuôi lợn là một trong ngành
đem lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy trong những năm qua, ngành chăn
nuôi lợn nước ta đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản xuất,
chăn nuôi trong các trang trại tập trung ngày càng phổ biến.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chăn nuôi lợn nước ta hiện
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, cả trong công tác giống, thức ăn
và đặc biệt là dịch bệnh. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung hiện
nay, dịch bệnh xuất hiện càng nhiều, đã và đang gây ra những thiệt hại không
nhỏ. Mặc dù, tỷ lệ chết không cao nhưng gây thiệt hại kinh tế to lớn, do lợn
sinh trưởng, phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn/kgTT cao, chi phí điều trị lớn,
dẫn đến làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Hội chứng hô hấp ở lợn do nhiều

nguyên nhân gây ra, có thể một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau
hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh làm cho đặc điểm của
bệnh đường hô hấp rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, mỗi bệnh đều có đặc
điểm riêng và có nguyên nhân quyết định, chỉ khi khám phá ra nguyên nhân
đó thì mới tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc
xác định nguyên nhân gây bệnh rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt khoa
học và thực tiễn. Để góp phần giảm bớt thiệt hại do hội chứng hô hấp gây ra ở
lợn, em tiến hành thực hiện đề tài:“Tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn
lợn thịt nuôi trong trại gia công của công ty cổ phần CP Việt Nam tại xã
Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị”.


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu của cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc để xây dựng và hoàn
thiện khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các
thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Phan Thị Hồng Phúc đã luôn động viên,
giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ công nhân viên Trại lợn
gia công của công ty cổ phần CP đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, em luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.


Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Như Quỳnh


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp
Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định
đến sự sống là có đủ lượng O2. Trong mỗi phút, cơ thể động vật cần 6 - 8ml
O2 và thải ra 250ml CO2. Để có đủ lượng O2 thiết yếu này và thải ra được
lượng CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Quy trình hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình:
- Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được
thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
- Hô hấp trong: là quá trình sử dụng O2 ở mô bào.
- Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại.
Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và
được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường

dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.
Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân
bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn
trong không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển
động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.
Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các
thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt
hơi… nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập vào sâu trong đường
hô hấp.


4

Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thả ra được trao đổi tại phế nang.
Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao khí.
Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở. Tần số hô
hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp ở lợn khỏe là: 10 - 20 lần/phút. Trong
trường hợp lợn mắc bệnh hoặc gặp phải một số kích thích thì tần số hô hấp sẽ
thay đổi có khi tăng lên hoặc giảm xuống.
2.1.2. Hội chứng hô hấp ở lợn
2.1.2.1. Đặc điểm hội chứng hô hấp ở lợn
Ho, khó thở là triệu chứng bệnh lý đặc thù của đường hô hấp. Triệu chứng
này có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp ở lợn sau cai sữa và lợn choai.
Ho là một phản xạ tống ra ngoài những vật lạ xâm nhập và gây kích
thích niêm mạc đường hô hấp như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn... Cung phản xạ
ho bắt đầu từ những nốt nhạy cảm trên niêm mạc qua hệ thần kinh mê tẩu đến
trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi,
niêm mạc mũi đều có thể gây ho.
Ho từng cơn do viêm thanh quản, viêm phế quản, lòng khí quản có

nhiều đờm, ho đến lúc tống hết các chất kích thích đó.
Ho mạnh, nhiều, vang thường do bệnh ở họng, ở khí quản, phế quản.
Trường hợp này tổ chức phổi ít bị tổn thương.
Ho yếu, tiếng trầm đục do tổ chức phổi bị tổn thương nặng, bị thấm
ướt, tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính như trong bệnh viêm phổi, viêm
màng phổi, lao, tỵ thư.
Ho ngắn hay dài chủ yếu do thanh quản quyết định. Ho vang, gọn là do
thanh quản khỏe, đóng kín. Ho kéo dài do thanh quản không đóng kín.
Ho ướt do viêm khí quản, viêm phổi, có nhiều niêm dịch.
Ho khan do viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi...


5

Ho có biểu hiện đau gặp trong bệnh viêm màng phổi, họng thủy thũng
nặng, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng, biểu hiện lúc ho con vật khó chịu,
cổ vươn dài chân, cào đất...
Khó thở là một rối loạn hô hấp phức tạp với biểu hiện ra bên ngoài là
thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thể thở. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy,
niêm mạc tím bầm, trúng độc toan tính.
Hít vào khó: Do đường hô hấp trên hẹp, luồng khí đi vào khó khăn. Gia
súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở rộng, bốn chân dạng ra, lưng cong,
ngực ưỡn. Do viêm thanh quản, phế quản, phổi thủy thũng hoặc do các bộ
phận bên cạnh viêm sưng chèn ép làm cho đường hô hấp trên hẹp, gia súc hít
vào khó.
Thở ra khó: Do phế quản bị viêm, phổi mất tính đàn hồi. Gia súc thở ra
khó khăn, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lòi dom. Các bệnh thường gặp:
phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi.
Thở khó hỗn hợp: Động tác hít vào và thở ra đều khó khăn, thường do
các bệnh như viêm phổi, thủy thũng phổi, xung huyết phổi, tràn dịch phổi,

tràn khí màng phổi, u phổi và những bệnh truyền nhiễm cấp tính làm giảm
diện tích hô hấp và giảm tính đàn hồi của phổi (Hồ Văn Nam và cs, 1997) [8],
Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2003) [6].
Viêm phổi: bề mặt phổi và lớp màng ngực được lót một lớp màng
mỏng gọi là màng phổi. Nếu quá trình viêm phổi lan tới màng phổi thì gọi là
viêm màng phổi. Nếu lan rộng bệnh sẽ nặng, con vật có biểu hiện đau đớn ở
vùng ngực.
Ngoài ra, tần số hô hấp tăng gia súc thở khó đột ngột, chảy dịch mũi...
cũng là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới phổi hay bệnh đường hô hấp.
Theo Lê Minh Chí (2004) [2] hội chứng hô hấp không nhất thiết gây ra
những triệu chứng lâm sàng nói trên. Có khi gia súc bị viêm phổi nhưng ít


6

biểu hiện ra ngoài. Đó là do năng lực của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn
chức phận nên quá trình viêm của phổi vẫn tương đối ổn định ở mức độ trung
bình nếu con vật không bị stress, hay làm việc quá sức
John Carr (1997) [11], Cù Hữu Phú và cs (2002) [9], Stan Done (2002)
[12] cho biết: các hội chứng hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng
kể trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Trong điều kiện chăn nuôi của chúng ta hiện nay, hầu như
chưa có khu vực chăn nuôi tập trung nào có thể khống chế và loại trừ được
hoàn toàn hội chứng hô hấp. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ hè - thu
khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao.
Để khống chế hội chứng hô hấp là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Bởi hội
chứng này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: Dinh dưỡng, điều kiện
chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh, môi trường khí hậu, các nguyên nhân do vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,trong đó có yếu tố được xem là nguyên nhân
nguyên phát, có yếu tố được xem là thứ phát. Hội chứng này do nhiều nguyên

nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh.
Việc phân biệt cụ thể từng nguyên nhân rất khó khăn và chỉ có tính tương đối,
chỉ nêu lên được yếu tố nào là chính xuất hiện trước và yếu tố nào là phụ xuất
hiện sau, từ đó có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp của lợn,
việc xem xét thật đầy đủ các nguyên nhân này cho đến nay chưa thật thống
nhất. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là lợn thịt, chúng em thấy có một số
nguyên nhân chính sau:
2.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
* Nguyên nhân do vi khuẩn
Có nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng hô hấp ở lợn đều đưa ra
nhận định: Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp ở


7

lợn. “Trong số vi khuẩn gây hội chứng hô hấp ở lợn phải đề cập tới vai trò quan
trọng của các vi khuẩn Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica,
Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus spp”
(Cù Hữu Phú, 2002) [9]. Ngoài ra còn có vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae
gây viêm phổi mãn tính ở lợn hay còn gọi là bệnh suyễn lợn...
+ Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn
(Pijoan C., 1992) [21], bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường xảy ra khi điều
kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng của bệnh
chủ yếu là con vật sốt cao, ho, khó thở, bụng hóp lại để thở, tần số hô hấp
tăng. Giai đoạn sau của bệnh: xuất hiện các nốt xuất huyết, tụ huyết ở tai,
bụng, phía trong đùi, có thể bị tiêu chảy.
+ Vi khuẩn Bordetella brochiseptica gây bệnh viêm phổi, viêm teo mũi
lợn từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [19]. Triệu chứng của
bệnh: Con vật ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu lỏng, về

sau trở nên đặc, có lẫn máu mủ; xoang mũi, xương của hàm trên bị teo, méo
mó, biến dạng, hàm dưới nhô ra, mõm nghiêng về một bên hoặc các vùng bị
teo lại một cách đối xứng làm cho da bị nhăn lại, con vật khó lấy thức ăn.
Bệnh có tỷ lệ chết thấp nhưng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của lợn (Cù
Hữu Phú, 2002) [9].
+ Vi khuẩn Haemophilus parasuis là nguyên nhân gây bệnh thể kín
(Glasser’s) và viêm phổi lợn trong giai đoạn từ sau 2 tuần đến 4 tháng tuổi
(Nicolet J., 1992) [20]. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật bị viêm các
khớp như khớp gối và khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở. Ngoài ra, ở
thể viêm phổi thường thấy sự có mặt của Haemophilus parasuis trong một số
bệnh khác như viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Streptococcus spp,
Staphylococcus spp gây ra.


8

+ Vi khuẩn Actinobacilus pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng
phổi lợn (Nicolet J., 1992) [19], (Đặng Xuân Bình và cs, 2007) [1], (Cù Hữu
Phú và cs, 2004) [10]: Bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường gây chết lợn
choai; lợn trưởng thành cũng mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ hơn. Bệnh xuất hiện
trong đàn không có miễn dịch có thể gây cho 15 - 39% lợn mang triệu chứng
lâm sàng như gầy yếu, sốt, kém ăn và khó thở. Một số lợn xuất hiện bệnh tích
tím tái và một số con thấy bọt lẫn máu ở quanh mõm. Giai đoạn đầu chủ yếu
là ho khan, sau đó bệnh tiến triển thì chuyển sang thể thở. Con vật thở rất khó
khăn, thở thể bụng. Bệnh không gây chết nhiều nhưng lợn sinh trưởng chậm,
tiêu tốn thức ăn cao. Chết do mắc bệnh cấp tính thường xảy ra sau 4 - 6 tiếng
sau khi có triệu chứng lâm sàng và trong nhiều trường hợp lợn có thể chết mà
không có dấu hiệu gì. Tỷ lệ chết có thể lên đến 30 - 50% lợn bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua
không khí ở khoảng cách ngắn. Mầm bệnh có thể tồn tại qua thời gian dài

trong nước lạnh ( 30 ngày ở 200C), nhiều giờ trong khí dung, tồn tại 4 ngày ở
mô phổi và chất thải ra ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên Actinobacillus
pleuropneumoniae có thể bị diệt nhanh chóng ở điều kiện khô và các hóa chất
sát trùng thông thường.
Khi mổ khám các ca bệnh cấp tính thấy các vùng tổ chức phổi không đều,
thường đỏ thẫm, nhất là ở các thùy đuôi của phổi. Hoại tử có thể thấy ở các vùng
này trong các ca nặng, bị bệnh lâu. Màng phổi viêm dính có fibrin bao phủ trên
bề mặt phổi, thường viêm dính lồng ngực kèm theo thẩm xuất dịch.
Chẩn đoán bệnh có thể dựa trên quan sát các triệu chứng lâm sàng kết hợp
với các bệnh tích đặc trưng khi mổ khám. Nuôi cấy bệnh phẩm phân lập có thể
cho kết luận chính xác. Các phản ứng huyết thanh học bao gồm phản ứng chẩn
đoán kết hợp bổ thể và các xét nghiệm ELISA cũng thường được sử dụng.


9

+ Vi khuẩn Streptococcus spp gây nhiễm trùng máu cấp tính, viêm
màng não, viêm đa khớp và viêm phổi ở lợn (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [3].
Bệnh thường xảy ra cấp tính, gây chết lợn đột ngột. Bệnh có thể lây cho người
và một số gia súc khác. Thể bệnh viêm não, màng não thường xảy ra ở lợn
con từ 1 đến 3 tuần tuổi. Thể viêm khớp, viêm phổi thường xảy ra ở lợn con
sau cai sữa và lợn con trưởng thành. Ngoài ra Streptococcus cũng là tác nhân
gây bệnh đường sinh dục, sảy thai ở lợn nái, gây viêm vú...
+ Vi khuẩn nguyên thủy Mycoplasma hyopneumoniae gây bệnh viêm
phổi mãn tính (còn gọi là bệnh suyễn lợn) giai đoạn từ sau cai sữa đến khi
trưởng thành, triệu chứng bệnh chủ yếu là ho dai dẳng, đặc biệt khi gặp thời
tiết nóng ẩm, nuôi nhốt chật trội (Ross, 1992) [22]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thể
mãn tính với triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày (có thể hàng tháng, hàng năm
ở lợn nái), ho khan, ho chủ yếu vào sáng sớm và về đêm. Con vật vẫn ăn uống
bình thường nhưng sinh trưởng chậm. Bệnh thường thấy dưới dạng mãn tính

ở lợn và ít khi thấy ở lợn trước 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở đàn lợn
giai đoạn đang lớn và giai đoạn trưởng thành.
Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi do Mycoplasma biểu hiện ho khan
và chậm lớn, không sốt hoặc ít có sự nguy hiểm về chức năng hô hấp nhưng
sẽ trở nên nghiêm trọng khi sức đề kháng giảm sút, xuất hiện các vi khuẩn kế
phát gây nên các dấu hiệu nặng hơn của dịch viêm phổi địa phương. Lợn biểu
hiện sốt, mệt li bì, khó thở, da tím tái và chết.
Bệnh thường lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc giữa các đàn trong cùng
khu vực. Việc lây truyền từ con này sang con khác có thể hoàn toàn không có
hiệu quả và đôi khi có thể không xảy ra giữa các con cùng chuồng. Tuy nhiên,
sự lây truyền qua không khí hình như được coi là cách nhiễm bệnh của các
đàn nuôi kín không có Mycoplasma.


10

Việc chẩn đoán bệnh có thể đạt hiểu quả ở mức độ nhất định qua kiểm tra
bệnh tích phổi ở lò sát sinh, nơi mà biểu hiện rõ các bệnh tích được thấy trong
các thùy phổi. Bệnh tích viêm, tụ huyết ở phổi thường có màu đỏ hồng, có thể
phát hiện dễ dàng. Tuy nhiên, kiểm tra bệnh tích của phổi ở lò sát sinh không
cho phép xác định chính xác về thời gian lúc bắt đầu nhiễm bệnh ở trong đàn.
Việc phân lập mầm bệnh thường khó thực hiện đối với Mycoplasma
hyopneumoniae, nên phương pháp nuôi cấy ít khi được sử dụng phổ biến như
một xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay dùng
phản ứng miễn dịch huỳnh quang, với bệnh phẩm là tổ chức mô phổi lợn nghi
mắc bệnh. Hoặc sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể hay kỹ thuật ELISA.
* Nguyên nhân do vi rút
+ Nguyên nhân do vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Theo Stan Done (2002) [12]: Các vi rút gây bệnh cho lợn thường
xuyên nhất là vi rút gây bệnh cúm lợn (Swine Influenza) và vi rút gây hội

chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS). Ngoài ra còn có một loại vi rút khác nữa là
PCV2 (Porcine circo vi rút type 2).
Kết quả nghiên cứu của Benfield (1992) [15], Li (2006) [18] cho thấy
vi rút PRRS có quan hệ gần gũi về mặt sinh học, cấu trúc và di truyền với vi
rút gây viêm động mạch truyền nhiễm ở ngựa, vi rút LDV ở chuột và vi rút
SHF ở khỉ. Dựa vào các đặc điểm đó mà người ta đưa 4 vi rút vào một
nhóm mới, các Arteri vi rút.
Đây là loại vi rút ARN, có vỏ bọc và cũng có khả năng sinh sản trên
các tế bào đơn nhân và tế bào đại thực bào, và có khả năng đi qua nhau thai để
gây bệnh cho bào thai.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1997 trên đàn lợn
nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Kể từ đầu năm 2007 đến


11

nay, nhiều địa phương đã xảy ra dịch trên lợn, làm chết nhiều lợn, gây thiệt
hại nghiêm trọng, đặc biệt ở các trại chăn nuôi công nghiệp, tập trung. Trong
tháng 3/2007 dịch xuất hiện tại Hải Dương, sau đó xuất hiện tại 7 tỉnh thuộc
đồng bằng sông Hồng gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng. Tháng 5/2007 dịch phát ra tại Quảng
Nam và sau đó tiếp tục phát hiện thấy ở tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà
Nẵng. Kết quả xét nghiệm đã xác định nguyên nhân gây bệnh là vi rút PRRS.
Triệu chứng lâm sàng của PRRS rất thay đổi và phụ thuộc vào các
chủng vi rút, trạng thái miễn dịch của cơ thể cũng như điều kiện quản lý chăm
sóc. Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện ở một số đàn chủ yếu là kết quả của sự
nhiễm vi rút từ cá thể mắc bệnh và việc truyền vi rút từ nhau thai của con mẹ
mắc bệnh sang bào thai thường xảy ra vào kỳ chửa thứ ba. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh trong các nhóm lợn có thể được tóm tắt như sau:

- Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày.
- Các dấu hiệu đầu tiên là bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (Cyanosis). Các
triệu chứng lâm sàng tiếp theo tùy thuộc vào tuổi lợn và giai đoạn mang thai.
- Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm vi rút lợn
biếng ăn từ 7 - 14 ngày, chiếm từ 10 - 15% đàn; sốt 39 - 400C, sảy thai thường
vào giai đoạn cuối, chiếm từ 1 - 6%; tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn,
chiếm 2%; đẻ non chiếm 10 - 15%; động dục giả 3 - 5 tuần sau thụ tinh; đình
dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ; ho và có dấu hiệu viêm phổi.
- Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và
viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2 - 3 ngày, lợn sơ sinh da biến
màu, lờ đờ hoặc hôn mê; đẻ ra thai gỗ chiếm 10 - 15% (thai chết trong 3 - 4
tuần cuối của thai kỳ); lợn con chết ngay sau khi sinh chiếm 30%; lợn con sinh
ra yếu, tai chuyển màu xanh, khoảng dưới 5% và duy trì trong vài giờ. Pha cấp
tính kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc


12

yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một
vài đàn có thể tới 30% số lợn con được sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới
70% ở tuần thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo
dài 4 - 8 tháng trước khi trở lại bình thường. Ảnh hưởng lâu dài của PRRS tới
việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn tăng số lần phối giống lại
hoặc sảy thai. Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất như sau: Tỷ lệ sinh giảm 10 15%, giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh, lợn
hậu bị có khả năng sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai, chiếm 2 -3%, lợn
mẹ bỏ ăn giai đoạn sinh con .
- Lợn đực: Sốt trong thời gian ngắn, kém ăn, hôn mê và có triệu chứng
lâm sàng ở đường hô hấp. Lợn đực giống măc PRRS sẽ không còn sinh lực và
tinh trùng kém chất lượng.
- Lợn con theo mẹ: Hầu như lợn con sinh ra chết sau vài giờ. Nếu sống sót

sẽ tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh, một số tiếp tục sống đến lúc cai
sữa nhưng có thể có triệu chứng khó thở và tiêu chảy. Tỷ lệ chết trước khi cai
sữa từ 10 - 40%. Triệu chứng chủ yếu: lợn ủ rũ, gầy còm do bị đói, chân cong,
thở nhanh; sưng mí mắt và kết mạc, đôi khi người ta cho đây là triệu chứng
mang tính chẩn đoán đối với lợn con dưới 3 tuần tuổi mắc hội chứng PRRS; lợn
con đôi khi ỉa chảy, khi được điều trị bằng kháng sinh không cho thấy hiệu quả.
- Lợn cai sữa và lợn choai: Biểu hiện ủ rũ, viêm phổi, thở nhanh và khó
thở; xuất huyết dưới da, tai thường tím xanh, lông cứng và giảm tăng trọng.
Tỷ lệ chết đôi khi lên tới 12 - 20% do viêm phổi, lợn bệnh chết thường do bội
nhiễm với vi khuẩn kế phát.
- Lợn vỗ béo và lợn sắp xuất chuồng: Lợn ốm với triệu chứng giống
như cúm. Biểu hiện viêm phổi, thường kế phát do Pasteurella multocida hoặc
Mycoplasma hyopneumoniae. Thời gian ốm có thể kéo dài đến 3 tuần, tỷ lệ
chết từ 4 - 5%.


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị của trại .................... 17
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp theo đàn và theo cá thể .................... 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng tuổi ............................ 36
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng ................................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt ............................ 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc hội chứng hô hấp ........................................ 39
Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng của lợn mắc bệnh ............................. 40
Bảng 4.8. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh đường hô hấp ............................ 41
Bảng 4.9. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Tylogenta và Vetrimoxin L.A ..... 43



14

giá kháng thể tăng lên trong các mẫu huyết thanh cần được xem là nghi ngờ.
Phản ứng HI thường được sử dụng, nhưng các phản ứng ELISA có vai trò
quan trọng để xác định bệnh.
+ Rối loạn hô hấp do Corona vi rút (Porcine Respiratory Corona vi rút).
Corona vi rút hô hấp của lợn có thể được xác định bằng một số phản
ứng huyết thanh học từ các trường hợp nghi ngờ. Vi rút có thể gây viêm phổi
biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi và chết. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở
dạng cận lâm sàng.
* Nguyên nhân do ký sinh trùng
Theo Corwin và cs (1992) [16], một trong những nguyên nhân gây
bệnh ở đường hô hấp là do giun phổi lợn Metastrongylus gây bệnh khi ký sinh
ở khí quản và nhánh phế quản của lợn. Triệu chứng: Lợn bệnh gầy còm, suy
dinh dưỡng, hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và buổi tối. Giai đoạn đầu
con vật vẫn ăn uống bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở
và chết.
Corwin và cs (1992) [16] cho biết, ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum
gây ra trong giai đoạn di hành qua phổi. Triệu chứng bệnh: thỉnh thoảng ho,
lợn bệnh gầy còm, lông xơ cứng và chậm lớn.
* Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh
Theo Vũ Đình Vượng (2004) [14]. Nhiệt độ, độ ẩm cao, nồng độ khí
độc trong chuồng nuôi (H2S, NH3, CO2...) tăng cao, thức ăn khô ở dạng bột...
Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản
ứng tiết dịch. Dịch tiết ra nhiều là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sẵn
có trong đường hô hấp trên sinh trưởng, phát triển. Khi sức đề kháng của con
vật giảm sút, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng, tăng lên cả về số lượng
và độc lực để gây bệnh.



15

Ngoài ra, mật độ nuôi đông, nền chuồng gồ ghề, tình trạng stress, yếu
tố vệ sinh không đảm bảo, lợn con sau cai sữa hoặc chuyển đàn nhưng điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém... đều dẫn tới làm tăng tỷ lệ hội chứng rối loạn
hô hấp và viêm phổi ở đàn lợn.
Do đó, muốn giảm hội chứng hô hấp, ngoài việc nâng cao sức đề
kháng cho lợn, hạn chế sự có mặt của mầm bệnh trong khu vực chuồng
nuôi, cần phải đồng thời hạn chế tối đa các tác động xấu do điều kiện
ngoại cảnh gây nên.
2.1.3. Nguyên tắc, phương pháp phòng và điều trị hội chứng hô hấp ở lợn
2.1.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh
Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên
pháp sau:
* Phòng bệnh khi chưa có dịch
- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ
dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch.
Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm
sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bào
chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa hè, mật
độ nuôi nhốt vừa phải.
Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: Vệ sinh, tiêu độc
chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng: kiểm soát nồng độ
NH3, CO2 trong chuồng nuôi.
Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua

giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít


16

nhất một tháng, nếu không có triệu trứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối
với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt
riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm
bảo mới đưa vào sử dụng.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Vắc xin dựa trên cơ sở các vi sinh vật có tính gây bệnh nhưng không có
tác động có hại. Điều này đạt được bằng các biến đổi vi sinh vật đó theo một
số cách nên khi gây nhiễm vào cơ thể sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào
hoặc miễn dịch dịch thể nhưng không gây ra hậu quả bệnh lý do vi sinh vật đó.
Vắc xin vô hoạt: Loại vắc xin này dựa trên các vi sinh vật đã bị diệt
bằng hóa chất, nhiệt độ hay tia xạ. Nói chung, các vắc xin vô hoạt an toàn
nhưng có nhược điểm là kích thích đáp ứng miễn dich tương đối yếu nên phải
định kỳ tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chắc chắn.
Vắc xin nhược độc: Vắc xin này dựa trên các vi sinh vật sống đã được
biến đổi nên khi gây nhiễm vào cơ thể gia súc sẽ tạo ra các đáp ứng miễn dịch
nhưng không gây được bệnh, hay cùng lắm là bệnh nhẹ (chỉ là phản ứng đáp
ứng miễn dịch), có thể giảm độc bằng nhiều cách khác nhau, bằng các yếu tố
vật lý, hóa học hay bằng tác nhân sinh học như nuôi cấy nhiều đời trên cơ thể
động vật không cảm thụ để giảm độc. Nói chung, vắc xin nhược độc có hiệu
lực hơn vắc xin chết, nhưng do vắc xin nhược độc là vi sinh vật sống, nên đòi
hỏi bảo quản, sử dụng phải cẩn thận hơn. Thường giữ vắc xin trong nhiệt độ
tủ lạnh, thậm chí trong nhiệt độ lạnh âm sâu.
Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin đối với một số bệnh đường hô hấp
ở lợn thịt và lợn nái sinh sản, nái hậu bị được trình bày ở bảng 2.1.



17

Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị của trại
Loại

Tuổi của lợn

lợn

(Tuần tuổi)

Loại vắc xin sử

Phòng bệnh

dụng

4

Boringer

Tai xanh

Lợn thịt

5

HC – Vac


Dịch tả



6

Mycoplasma

Suyễn

lợn hậu

7

Aftofor

Lở mồm long móng

bị

9

HC – Vac

Dịch tả (nhắc lại)

11

Aftofor


Lở mồm long móng
(nhắc lại)

* Phòng khi có dịch
Bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả
cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh
trưởng, phát triển nhanh.
Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc
những lợn ốm.
Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn
nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, crizin 5 - 10%, formon 5%, rắc vôi bột,
quét vôi tường.
Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và
muối khoáng, có thể trộn thêm khoáng sinh oreomicin, tetramycin và thức ăn
để phòng bệnh.
2.1.3.2. Nguyên tắc điều trị
Bệnh lý của hội chứng hô hấp gồm hai quá trình là rối loạn đường hô
hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả là do con vật ho nhiều, khó thở,
phổi bị viêm nặng, dẫn tới mất dần chức năng hô hấp, cơ thể thiếu oxy trầm


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

Kg


Kilôgam

M2

Mét vuông

Ml

Mililít

Nxb

Nhà xuất bản

%

Phần trăm

L 06

Landrace

L 11

Yorkshire

F1(DY)

♂ Duroc x ♀Yorkshire


D(LY)

D=50%; L=25%; Y=25%

D(YL)

D=50%; Y=25%; L=25%


×