0
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRỊNH DŨNG
2. TS. LÂM VINH
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp cơ sở đào tạo họp tại ___________________________
_______________________________________________
vào hồi ___ giờ ___ , ngày ___ tháng ___ năm ________
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện …….
1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong nghệ thuật, biểu tượng nói chung được đề cập trong nhiều
khía cạnh khác nhau và phần lớn tập trung giải thích như là thành
phần nghĩa của hình tượng Do cách hiểu như vậy đã biến biểu tượng
chỉ còn là một tu từ làm nền cho mọi lối giải thích, và quan trọng hơn
là không nhận chân giá trị của biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật rõ
ràng đâu là vấn đề của biểu tượng (văn hóa), đâu là vấn đề của hình
tượng (mỹ thuật).
Từ thực tiễn lẫn trong lãnh vực nghiên cứu, đề tài Biểu tượng hoa
sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ là một đòi hỏi cần thiết
nhằm góp phần khắc phục những bất cập, nghịch lý như đã nêu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật nhằm đạt 3 mục
tiêu:
(1) Làm rõ vấn đề về cội nguồn, bản chất, vai trò của biểu tượng
trong hoạt động sáng tạo của con người nói chung, trong mỹ thuật nói
riêng.
(2) Góp phần làm rõ một số khía cạnh về sự vai trò, chức năng của
biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ qua hai
cấp độ: ý nghĩa và giá trị. Từ đó, nhận diện bước đầu tư duy biểu
tượng của người Việt ở Nam Bộ trong mỹ thuật
(3) Làm rõ nhiều vấn đề về giao lưu và tiếp biến văn hóa của biểu
tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Căn cứ vào mức độ liên quan đến đối tượng nghiên cứu, có thể
chia nguồn tài liệu thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất thuộc lĩnh vực văn hóa học, tâm lý học, văn học…
Nhóm thứ hai thuộc lĩnh vực mỹ học, lý luận, lịch sử mỹ thuật. Nhóm
tài liệu thứ ba gồm các khía cạnh liên quan đến lịch sử, văn hóa, tôn
giáo… ở Nam Bộ
2
Nhìn chung, các nguồn tài liệu này đều thống nhất xác định biểu
tượng liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội và cả những khía cạnh
gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật
của người Việt ở Nam Bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật là đối tượng chính và cũng là
đối tượng kép vừa thuộc lĩnh vực văn hóa (biểu tượng) vừa thuộc lĩnh
vực mỹ thuật (hình tượng).
Bên cạnh đối tượng chính còn có các đối tượng cần thiết là các nội
dung liên quan đến tính chất, đặc điểm cùng những yếu tố chi phối
gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự biểu thị của biểu tượng hoa sen trong
mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ.
Nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi sau:
(1) Những vấn đề về biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật được giới
hạn trong phạm vi ngôi chùa qua hai loại hình kiến trúc và điêu khắc
từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX.
(2) Trong luận án, sự biểu thị của biểu tượng hoa sen được chia
thành lớp nhằm mục đích thuận lợi cho việc trình bày, phân tích; chứ
thực tế, chúng không theo bất kỳ trật tự nào.
(3) Luận án không truy tìm nguồn gốc biểu tượng hoa sen ở các
nền văn hóa khác. Trường hợp cần làm rõ nét riêng của biểu tượng
hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, luận án chỉ đối
chiếu với những bình diện tương ứng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện luận án, phương pháp nghiên cứu của luận án chủ
yếu là phương pháp liên ngành, phương pháp lịch sử, phương pháp so
sánh, phương pháp khảo sát điền dã.
Trong tiến trình nghiên cứu, tác giả luận án luôn xác định mọi vấn
đề biểu thị của biểu tượng hoa sen cần được minh chứng qua bình
diện biểu hiện mỹ thuật tương ứng. Do vậy, nhiều trường hợp đối
tượng nghiên không còn nguyên bản nên việc dùng cái có trước để
nhận ra cái có sau; hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu từ lĩnh vực
khác nhờ đó giúp cho việc xem xét thêm chắc chắn.
3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
(1) Bổ sung về mặt lý thuyết những vấn đề về chức năng, đặc
trưng của biểu tượng trong mỹ thuật, mối quan hệ giữa biểu tượng và
hình tượng.
(2) Làm rõ các vấn đề về vai trò của biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ qua hai cấp độ: ý nghĩa và giá trị.. Từ
đó, bước đầu nhận diện một số khía cạnh về tư duy biểu tượng của
người Việt ở Nam Bộ.
(3) Làm rõ những khía cạnh giao lưu tiếp biến văn hóa đã làm cho
biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ hàm
chứa nhiều quan niệm thẩm mỹ phong phú và giá trị sáng tạo mới .
7. Nội dung nghiên cứu trong luận án
Nội dung của luận án ngoài phần dẫn nhập và kết luận, phần nội
dung nghiên cứu được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về biểu tượng trong mỹ thuật.
Chương 2: Sự biểu thị của biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật
người Việt ở Nam Bộ.
Chương 3: Giá trị của biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của
người Việt ở Nam Bộ.
Ngoài nội dung trên, luận án kèm theo phụ lục 302 hình ảnh minh
họa nhằm làm rõ thêm những vấn đề nghiên cứu.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
VỀ BIỂU TƯỢNG TRONG MỸ THUẬT
1.1. Những vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng trong
mỹ thuật
1.1.1. Giải thích thuật ngữ
Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ mang vác nội hàm vô cùng
đa dạng và biến đổi phức tạp đến nổi mà dù có nhiều giải thích được
đưa ra nhưng vẫn chưa có giải thích nào được thừa nhận đã thu tóm
mọi sự phức tạp ấy nhằm đáp ứng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có thể tóm tắt thuật ngữ độc đáo này theo nghĩa chung nhất. Nói
đến biểu tượng là nói đến một sự vật được sử dụng làm tượng trưng
cho nội dung nào đó, và khi bắt gặp nó, người ta cảm được, nhận
được ngoài nội dung hiển nhiên và trực tiếp, nó còn chỉ ra “cái gì
khác” sâu rộng hơn, mà ít khi nào giải thích phân minh, rõ ràng và
đầy đủ trong một lần.
1.1.2. Khái niệm biểu tượng trong mỹ thuật
Dưới góc độ Văn hóa học, mỹ thuật thuộc về hệ thống văn hóa với
đặc trưng:
Trong mỹ thuật, các yếu tố thẩm mỹ được thể hiện dưới dạng hình
tượng đượ chủ thể sáng tạo thể hiện bằng phương thức tạo hình. Còn
biểu tượng luôn gắn liền với hoạt động tư duy, giúp cho con người
kiến tạo mọi dữ kiện trong đời sống thành ý nghĩa; đồng thời chuyển
hóa ý nghĩa đó thành hình thức nào đó để cho người khác hiểu.
Do vậy, bình diện biểu hiện của biểu tượng trong mỹ thuật là bình
diện kép: vừa của văn hóa, vừa của mỹ thuật hòa trộn nhuần nhuyễn
trong đến mức khó tách bạch rõ ràng.
Trong ý nghĩa đó, có thể xác định khái niệm biểu tượng trong mỹ
thuật như sau: Biểu tượng trong mỹ thuật là những giá trị văn hóa
hàm chứa trong các lớp nghĩa mà chủ thể trong quá trình sáng tạo đã
5
chuyển hóa, ký thác hoặc để lại trong bình diện cúa mỹ thuật một
cách hữu thức hoặc vô thức.
1.1.3. Cội nguồn của biểu tượng
Cơ sở để giải thích cội nguồn biểu tượng là sự phát triển năng lực
biểu trưng hóa (symbolizing) của con người trong quá trình hoạt động
thực tiễn.
Khoa học hiện đại cho phép ghi nhận, thực tiễn lao động là quá
trình kép, bằng lao động con người biết đứng thẳng, bộ óc phát triển,
ngôn ngữ ra đời. Cũng bằng lao động, con người đã biến bộ não vật
chất thành bộ não suy tư, vừa xử lý các ý tưởng, vừa đi tìm vật chất
của thế giới thực làm biểu trưng cho các ý tưởng nhằm làm cho cái
không tri giác được trở thành tri giác được.
Nhờ đó, sự vật hiện tượng sẽ mang chức năng tượng trưng cho nội
dung nào đó, và để nhận biết chúng, người tri nhận sẽ thông qua ý
thức để diễn giải nội dung đó.
Thế giới biểu tượng ra đời từ đó.
1.1.4. Đặc điểm của biểu tượng
Thế giới biểu tượng hầu như có mặt trong toàn bộ cuộc sống của
con người; từ vật tự nhiên cho đến nhân tạo đều có thể trở thành biểu
tượng.
Khi một vật trở thành biểu tượng, chúng đều có đặc điểm là khi
xuất hiện, chúng lập tức chỉ ra một nghĩa, và rồi dư vang đằng sau
nghĩa ấy, luôn bắt người tri nhận liên tưởng hết nghĩa này đến nghĩa
khác, mà không cần bất cứ điều kiện nào đã tạo nên mối tương quan
kéo theo đó.
Theo Hegel, tương quan giữa nội dung với vật mà biểu tượng
dùng làm tượng trưng có được là do quy ước. Chính vì quy ước mà
cùng một biểu tượng, mỗi thành viên trong cộng đồng sẽ hiểu khi bắt
gặp chúng. Cũng do quy quy ước mà trước biểu tượng mỗi cộng đồng
sẽ có giải thích khác nhau; hoặc một biểu tượng có thể có giá trị với
cộng đồng này nhưng không có giá trị với cộng đồng khác.
1.1.5. Biểu tượng với sự ra đời của mỹ thuật
Biện chứng về sự có mặt của biểu tượng trong mỹ thuật là quá
trình “nhào nặn vật chất theo quy luật cái đẹp”, cũng là quá trình con
6
người chuyển vào đó những phần, những đoạn đời sống vốn có của
mình.
Tức, mỹ thuật ngay từ khi ra đời đã gắn liền với biểu tượng ở chỗ:
(1) Sử dụng bình diện của thế giới vật chất làm tượng trưng cho bình
diện nội dung của thế giới tinh thần. (2) Khi bắt gặp chúng, người ta
sẽ nhận ra nội dung ấy bằng cách vận hành bộ não suy tư để nhận
biết.
1.1.6. Bình diện biểu hiện của biểu tượng trong mỹ thuật
Xét về mặt biểu hiện, bình diện biểu tượng được tạo ra theo cảm
tính một cách võ đoán nên không mang tính hư cấu có dụng ý lý giải
đời sống mang ý nghĩa xã hội.
Bình diện mỹ thuật là kết quả sáng tạo của nghệ sĩ bằng ngôn ngữ
tạo hình mang đặc trưng thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Vậy, biểu tượng trong mỹ thuật mang tính tổng hợp của hai mặt:
Mặt này, là những yếu tố gắn liền với một chỉnh thể thống nhất giữa
hình thức và nội dung của bình diện mỹ thuật. Mặt kia, là những yếu
tố bên ngoài bình diện mỹ thuật, nhờ nó, sự biểu hiện của mỹ thuật
mới có được sự hoàn thiện.
1.2. Phân loại biểu tượng trong mỹ thuật
1.2.1. Tiền đề cho sự phân loại
Việc phân loại biểu tượng vô cùng đa dạng. Song, điểm chung
trong toàn bộ sự đa dạng ấy là đặt biểu tượng theo hệ thống nào đó và
nhấn mạnh đến nội dung hay hình thức của biểu tượng đó.
Mỗi loại biểu tượng trong mỹ thuật chỉ ra kiểu biểu thị đồng thời
xác định khía cạnh biểu thị riêng của biểu tượng dù bình diện biểu
hiện của chúng là bình diện của mỹ thuật
1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc của biểu tượng
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể chia biểu tượng trong mỹ thuật
thành hai loại: (1) biểu tượng gốc và (2) biểu tượng phái sinh.
Biểu tượng gốc là nghĩa được hình thành đầu tiên, hoặc có trước
và nhận thức một cách ổn định trong các hoàn cảnh khác nhau. Biểu
tượng phái sinh là nghĩa mở rộng từ biểu tượng gốc.
So với biểu tượng gốc, biểu tượng phái sinh thường khuất lấp,
không lộ ra rõ ràng.
7
Hai khái niệm nghĩa đen (biểu tượng gốc) và nghĩa bóng (biểu
tượng phái sinh) cũng mang nghĩa tương ứng. Tuy nhiên, nghĩa bóng
thường có nội hàm hẹp hơn nghĩa phái sinh.
1.2.3. Phân loại theo kiểu biểu thị
Dựa trên kiểu biểu thị, có thể chia biểu tượng trong mỹ thuật thành
hai loại: (1) biểu tượng mang nghĩa tự thân (biểu tượng tự thân) và
(2) biểu tượng mang nghĩa kết hợp (biểu tượng kết hợp).
Biểu tượng tự thân là những nghĩa biểu thị trực tiếp từ bình diện
mà biểu tượng “mượn” làm tượng trưng. Biểu tượng kết hợp là những
nghĩa nảy sinh từ sự liên kết, phối hợp với các bình diện khác cùng có
mặt trong tác phẩm.
Biểu tượng kết hợp có nhiều biến động hơn so với biểu tượng tự
thân bởi chúng phụ thuộc vào sự thể hiện của chủ thể sáng tạo trong
tác phẩm, và phụ thuộc vào nhận thức của người tri nhận.
1.3. Chức năng của biểu tượng trong mỹ thuật
1.3.1. Chức năng gợi mở – sáng tạo
Quá trình sáng tạo nghệ thuật, có hai giai đoạn căn bản: Giai đoạn
đầu là sáng tạo hình tượng ý đồ, tồn tại dưới hình thức các biểu
tượng. Giai đoạn sau, là giai đoạn biến đổi và thể hiện các biểu tượng
dưới hình thức một đối tượng khách quan bằng chất liệu nghệ thuật.
Trong sáng tạo nghệ thuật, biểu tượng có mặt ngay giai đoạn hình
tượng ý đồ, đóng vai trò là tiền đề, là ý tưởng, là tri thức...; và chủ thể
sáng tạo sử dụng từ đó tạo nên hình tượng. Tức hình tượng kết quả, là
sự hội tụ của toàn bộ những gì mà biểu tượng đã thiết lập ấy.
1.3.2. Chức năng thay thế – biểu cảm
Chức năng thay thế – biểu cảm của biểu tượng trong mỹ thuật dựa
trên nguyên lý con người mượn từ thế giới hiện thực sự vật hiện
tượng làm cái đại diện để phản ánh nội dung trong ý thức của mình.
Trong mỹ thuật, biểu tượng không chỉ cung cấp cho bình diện mỹ
thuật ý nghĩa mà còn đóng vai trò tạo ra tác động, khơi gợi cảm xúc
đối với bình diện ấy.
8
1.3.3. Chức năng thông tin - ý nghĩa
Trong mỹ thuật, việc chuyển giao thông tin – ý nghĩa không diễn
ra theo kiểu đối thoại trực tiếp mà thông qua bình diện biểu hiện với
tính cách là trung tâm của quá trình chuyển giao và tiếp nhận.
Tức, biểu tượng mặt này mang tới cho người tri nhận một lượng
thông tin – ý nghĩa trực tiếp qua trực quan nghệ thuật mà thị giác tri
nhận, thì mặt kia biểu tượng cũng cung cấp cho người tri nhận một
lượng thông tin - ý nghĩa bên ngoài trực quan đó bằng liên tưởng.
Cả hai cùng tồn tại song hành làm nên sự biểu hiện toàn vẹn của
bình diện mỹ thuật, cho nên khó có thể phân biệt rạch ròi thông tin
nào là của biểu tượng, ý nghĩa nào là của hình tượng.
1.4. Cơ chế tạo nghĩa của biểu tượng trong mỹ thuật
1.4.1. Tiếp cận mô hình tạo nghĩa của biểu tượng theo Ký hiệu
học
Ký hiệu học một trong những lý thuyết đã giải thích các hình thức
dùng cái tượng trưng để biểu nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.
Từ lý thuyết ban đầu của Ferdinand de Saussure với thành phần
cấu tạo của ký hiệu gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt,
Roland Barthes đã lý giải cơ chế đa nghĩa của loại ký hiệu đa nghĩa là
do cấu trúc lồng vào nhau của ký hiệu, cái biểu đạt (1) và cái được
biểu đạt (2) ban đầu.
Loại ký hiệu đa nghĩa này có sự tương đồng về mặt biểu thị của
biểu tượng.
1.4.2. Cấu trúc nghĩa biểu tượng trong mỹ thuật
Bình diện của biểu tượng trong mỹ thuật mang đặc điểm của ký
hiệu đa nghĩa được chủ thể sáng tạo thiết lập theo phương thức tạo
hình
Ví dụ, cột trụ Sarnath có đầu trụ là hình hoa sen mà vua Asoka đã
cho dựng khắp vương quốc của mình. Mỗi bình diện đòi hỏi mỗi yếu
tố cấu thành (kích thước, hình dáng…) đóng vai trò chỉ ra nội dung:
thánh tích Phật giáo (nghĩa thứ nhất), và mỗi yếu tố lại biểu thị nghĩa
rộng hơn: tôn vinh Asoka… (nghĩa thứ hai).
9
Do tồn tại trong bình diện mỹ thuật nên biểu tượng biểu thị có sự
giới hạn nhất định. Mọi lý giải bình diện mỹ thuật có nhiều nghĩa
chính là mở rộng việc giải thích sang sự biểu thị biểu tượng.
1.4.3. Hoạt động chuyển hóa nghĩa của biểu tượng trong mỹ
thuật
Sự chuyển hóa của biểu tượng trong mỹ thuật là sự tái hiện, thụ
cảm từ mã hình tượng sang mã biểu tượng với tính hiện thực của nó.
Ở đó, mỗi người trên cơ sở tâm lý, tình cảm, cảm xúc, liên tưởng…
sẽ nhận ra sự chuyển hóa biểu tượng của riêng mình.
Vậy sự chuyển hóa của biểu tượng trong mỹ thuật là một hệ thống.
Trong đó, biểu tượng không chỉ biểu thị nội dung nghệ thuật mà còn
là phương thức gợi dẫn sự nhận thức đến các tầng nội dung mở rộng
giàu ý nghĩa xã hội hơn.
Nhờ đó, một nghĩa không có mặt trong yếu tố này thì cũng sẽ có
mặt trong yếu tố khác mà không cần bình diện biểu hiện mới.
Tiểu kết chương 1
Biểu tượng ra đời cùng với sự phát triển trí tuệ con người trong
quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội.
Biểu tượng có mặt trong mỹ thuật qua con đường sáng tạo nghệ
thuật nhưng chúng không phải là hình tượng, mà là ý tưởng, tri thức,
lực tác động…, và chủ thể sáng tạo tiếp nhận từ đó để phát triển thành
bình diện nghệ thuật.
Biểu tượng trong mỹ thuật có thể được phân loại theo nhiều cách
khác nhau, Nhưng dù loại nào, điểm chung vẫn là tiêu chí: vừa biểu
hiện giá trị mỹ thuật, vừa biểu hiện giá trị văn hóa
Chức năng của biểu tượng trong mỹ thuật là một hệ thống vừa là
năng lực tư duy, vừa là sự biểu thị nội dung. Là tư duy, biểu tượng
biến mọi tiếp nhận từ thực tiễn thành hình tượng nhận thức. Là nội
dung, biểu tượng hòa nhập hình tượng nhận thức vào phương thức tạo
hình nhằm biểu thị nội dung.
Biểu tượng tương ứng với loại ký hiệu đa nghĩa, chuyển hóa trong
các bình diện mỹ thuật theo phương thức nghệ thuật. Sự biểu thị của
biểu tượng trong mỹ thuật có giới hạn nhất định. Ngược lại, sự biểu
thị của mỹ thuật luôn có khuynh hướng mở ra rộng hơn cái mà thị
giác tiếp nhận.
10
CHƯƠNG 2
SỰ BIỂU THỊ CỦA BIỂU TƯỢNG HOA SEN
TRONG MỸ THUẬT NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
2.1. Các yếu tố làm nên diện mạo biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ
2.1.1. Địa hình tự nhiên - môi trường - khí hậu
Nam Bộ là vùng đất cực Nam của lãnh thổ Việt Nam thuộc hạ lưu
hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là sông Đồng Nai và Cửu Long.
Ở Nam Bộ, sông nước gắn liền với nhiều mặt của đời sống. Từ địa
bàn cư trú, tưới tiêu cho ruộng vườn, giao thông, cho đến “kinh tế”
khi đường bộ chưa phát triển.
Sông nước còn gắn liền với hoa sen vừa là biểu tượng truyền
thống vừa là bình diện biểu hiện những giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật ở
miền đất được xem là một vùng văn hóa của Việt Nam.
2.1.2. Lịch sử mở đất - thiết lập chủ quyền lãnh thổ của người
Việt ở Nam Bộ
Những cứ liệu lịch sử cho biết, sau thành công trong việc bang
giao với Chân Lạp, rồi các cuộc di cư của các cựu thần nhà Minh.. đã
góp phần cho chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam
(1698) kinh lược, khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Từ vùng đất Gia Định, người Việt dần mở rộng đia bàn cư trú, cho
đến thế kỷ XVIII, đất Nam Bộ có diện mạo tương tự ngày nay.
Đến 1945, họ Nguyễn chấm dứt sự cai trị của mình ở Nam Bộ với
9 đời chúa (1600-1802), 13 đời vua (1802-1945),
2.1.3. Người Việt và các cộng đồng cư dân khác ở Nam Bộ
Những cứ liệu lịch sử cho biết các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ
như Việt, Hoa, Khmer, Chăm… đều không phải là dân bản xứ. Họ
đến Nam Bộ vì nhiều lý do khác nhau và thời gian cũng khác nhau.
Người Việt là chủ thể chính trong số các cộng đồng cư dân, họ đến
định cư ở Nam Bộ gồm hai giai đoạn chính: Giai đoạn đầu từ đầu thế
11
kỷ XVII (1600) và kết thúc khi Nam Bộ rơi vào tay thực dân Pháp
(1867). Giai đoạn thứ hai khi Nam Bộ chịu sự cai trị của người Pháp.
Những lưu dân này phần lớn là những người nghèo, tội đồ hay
binh lính… đến Nam Bộ vì chiến tranh, hoặc theo chính sách khẩn
hoang của chúa Nguyễn, hoặc của Pháp. Khi đến miền đất mới, họ
vẫn lưu giữ những nét văn hóa như quê cũ.
Người Hoa đến Nam Bộ lập nghiệp sinh sống từ khá sớm. Ngoài
hai trường hợp nhóm: Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và
Mạc Cửu đến nước Việt xin làm thần dân khi nhà Minh sụp đổ. Còn
có người Hoa di dân hoặc phu đồn điền đến Nam Bộ thời Pháp thuộc.
Người Khmer định cư ở Nam Bộ sớm nhất khoảng thế kỷ XIII,
tức sớm hơn người Việt khoảng 2, 3 thế kỷ. Trong tiến trình lịch sử
hình thành và phát triển của Nam Bộ, địa bàn cư trú của người Khmer
dần hồi được chia thành các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Hà
Tiên và rải rác một số nơi khác.
Người Chăm đến định cư ở Nam Bộ gần như cùng thời với người
Việt. Tuy nhiên, trên bước đường đến Nam Bộ, họ di chuyển từ Nam
Trung bộ vòng sang Campuchia đến đồng bằng Nam Bộ ngụ cư ở các
vùng biên giới giữa hai nước Việt - Campuchia (nay thuộc An
Giang), sau đó lại phân tán về các nơi khác sinh sống.
Với tính cách là chủ thể chính, người Việt đã tạo ra môi trường
chung sống hòa bình giữa các cộng đồng mà minh chứng là biểu
tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt như là kết quả của quá
trình tiếp biến và dung hợp giữa văn hóa Việt với văn hóa các cộng
đồng khác.
2.2. Dạng thức biểu hiện của biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ
2.2.1. Dạng thức hoa sen trong trang trí kiến trúc ngôi chùa
của người Việt ở Nam Bộ
Với dạng thức này, hoa sen trong không gian ngôi chùa có mặt
khắp nơi với các dạng thức vô cùng đa dạng và phong phú
Với dạng thức nụ sen, thường được sử dụng trong các bộ phận của
kiến trúc như trên đỉnh tam quan, đỉnh tháp, chân cột. Ở dạng thức
này, hoa có dáng dấp tròn, các cánh hoa được tạo hình với dáng xòe
ra như thể hiện nụ hoa chớm nở.
12
Với dạng thức phối hợp với lá, nụ, sóng nước hoặc bánh xe pháp
luân, chữ vạn..., hoa sen được tạo tác trong bố cục hình vuông, hình
tròn, chữ nhật... để trang trí cho từng vị trí riêng biệt (cửa sổ, thông
gió, đầu đao, mái chùa) rất độc đáo...
Với dạng thức kết hợp với động vật khác như chim, rùa làm thành
bức tranh sinh động đẹp đẽ.
Nhìn chung, tính cách trang trí của các dạng thức chứng tỏ, nghệ
nhân người Việt đã sử dụng thành thạo nguyên lý phối hợp giữa tạo
hình và điểm nhấn trong trang trí kiến trúc, nhờ đó làm giảm bớt tính
khô cứng của kiểu đường nét ngang bằng, sổ thẳng.
2.2.2. Dạng thức đài sen trong tượng Phật – Bồ tát
Trong ngôi chùa, hoa sen còn dùng làm đài tọa (một hình thức như
bệ tượng) tôn trí tượng Phật - Bồ tát (gọi chung là tượng Phật) ngồi
hoặc đứng trên đó.
Về mặt tạo hình, có thể chia đài sen thành hai mẫu thức: (1) Đài
sen hình khối cầu (2) đài sen hình khối hộp.
Các dạng thức này kết hợp với tượng tạo thành một bố cục hoàn
chỉnh mang ý nghĩa độc đáo.
2.2.3. Dạng thức hoa sen trong pháp khí, vật dụng thờ cúng
Trong số các loại pháp khí, hoa sen thường được dùng nhất là tạo
tác thành vật cầm tay cho các vị Phật – Bồ tát…. thể hiện những ý
nghĩa sâu sa.
Với hình tượng Đức Phật tay cầm đóa sen với nụ cười mỉm thể
hiện câu chuyện Niêm hoa vi tiếu.
Với hình tượng Bồ tát, hoa sen là vật cầm tay với màu sắc khác
nhau như đặc trưng của mỗi vị. Quan Thế Âm Bồ tát thường cầm hoa
sen tay trái. Bồ tát Phổ Hiền cầm tay hoa sen đỏ. Bồ tát Đại Thế Chí
cầm hoa sen đóa sen nở. Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn, hoa sen
chiếm 4 tay với 4 màu: trắng, xanh, tím và đỏ.
Trong vật dụng thờ cúng, hoa sen được tạo tác thành nhiều dạng
khác nhau như: bình đựng hài cốt, đèn…
2.2.4. Dạng thức hoa sen “ẩn” trong các bình diện khác
13
Dạng thức biểu tượng hoa sen “ẩn” là hình thức biểu hiện không
phải là hoa sen nhưng nội dung mà chúng biểu thị luôn có cùng một ý
niệm như biểu tượng hoa sen.
Ngôi chùa - tháp, Phật tượng, cây bồ đề, pháp khí, tiểu cảnh phối
hợp giữa điêu khắc với cảnh tự nhiên, thủ ấn liên hoa hợp chưởng, từ
liên ghép với từ khác để chỉ hoa sen (Liên tông, liên nhãn, liên hoa
y...) đều được xem là dạng thức biểu tượng hoa sen “ẩn”.
2.3. Các lớp nghĩa biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của
người Việt ở Nam Bộ
2.3.1. Hoa sen - biểu tượng tư tưởng Phật giáo
Theo quan niệm Phật giáo, Hoa sen là vật báu, gắn liền với Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc sinh ra cho đến khi nhập diệt. Hoa sen
cũng được xem là biểu trưng cho cõi các vị Phật an trụ (đóa sen ngàn
cánh) Yên hoa tạng thế giới).
Hoa sen còn được dùng để chỉ tư tưởng – giáo lý Phật giáo, để ví
với quý tướng của Đức Phật, chỉ thiện pháp của các vị Bồ tát sở hành,
hoặc chỉ sự vô nhiễm của bậc tu hành đạt thành chánh quả.
Mở rộng nghĩa hơn, hoa sen ví như Phật tính trong con người, các
cánh hoa nở ra ý chỉ sự sự giác ngộ. Vòng đời sinh trưởng của hoa
sen mang ý nghĩa ba thế giới: dục giới, sắc giới vô sắc giới.
2.3.2. Hoa sen - biểu tượng Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng
dân gian
Trong mỹ thuật, sự dung hợp của biểu tượng hoa sen với tín
ngưỡng dân gian thường biểu hiện qua (1) hình thức thờ tự tín
ngưỡng có mặt trong không gian ngôi chùa hoặc (2) ngược lại. Ví dụ:
(1) Hoa sen có mặt trong mộ phần: (Võ Duy Nguy - Phú Nhuận;
Lê Văn Duyệt - Bình Thạnh, Võ Tánh - Phú Nhuận), đền thờ Nguyễn
Hữu Cảnh - Thủ Thừa)…
(2) Tượng thờ hoặc đền miếu có mặt trong không gian chùa như:
Linh Sơn Thánh mẫu, Cửu thiên huyền nữ, Già Lam Thánh chúng,
Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thập điện Minh Vương.
Với ý nghĩa đó, các bình diện biểu hiện của biểu tượng hoa sen trở
thành “vật linh” nhờ sự chứng giám của Phật - đấng thiêng liêng sẽ
trở thành linh thiêng, mọi điều van vái cầu xin sẽ trở nên linh ứng.
14
2.3.3. Hoa sen - biểu tượng Phật giáo chuyển hóa trong lĩnh
vực chính trị
Lớp nghĩa này hình thành trên cơ sở các biện pháp sử dụng các
yếu tố thiêng liêng của tượng hoa sen để củng cố vị thế cai trị của
mình mà họ Nguyễn đã dày công thực hiện trong suốt thời gian cai trị
của mình.
Cho nên, họ Nguyễn khi còn là chúa đến vua luôn có thái độ cởi
mở với Phật giáo (ủng hộ việc xây chùa, dâng tượng, cúng chuông,
sắc tứ cho các chùa) chính là biện pháp chuyển hóa biểu tượng hoa
sen trong lĩnh vực chính trị thông qua mỹ thuật
2.3.4. Hoa sen - biểu tượng Phật giáo chuyển hóa trong các
mối quan hệ nhân bản
Xét từ nhiều phương diện, mối quan hệ giữa biểu tượng hoa sen
trong mỹ thuật với tính nhân bản của Phật giáo có một số điểm căn
bản chung về tình cảm trong cảm thụ thẩm mỹ.
Trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, Bồ tát Quan Thế Âm là
một trong những bình diện điển hình của sự chuyển hóa này. Đó
chính là những giá trị thẩm mỹ hướng ý thức con người tự biến đổi
mình theo cái chân - thiện - mỹ qua hạt nhân từ bi của Phật giáo.
2.4. Cơ cấu chuyển hóa nghĩa của biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ
2.4.1. Cơ cấu nghĩa của hoa sen - biểu tượng Phật giáo trong
mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ
Xét về mặt cơ cấu các lớp nghĩa của biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật ở Nam Bộ luôn hướng ý thức con người tin rằng thực hành theo
tư tưởng Phật giáo sẽ có cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng mãi mãi.
Đây chính là cơ cấu của ba yếu tố: thần luận, niềm tin, và sùng
bái. Xét về vai trò của mỗi yếu tố, thần luận đóng vai trò hội tụ nội
dung. Niềm tin hướng ý thức tri nhận nội dung, đồng thời tạo ra hành
động theo kiểu sùng bái.
Với biểu tượng hoa sen, ba yếu tố (thần luận, niềm tin và sùng bái)
vừa hướng ý thức nhận diện không chỉ về tư tưởng Phật giáo (thần
luận) mà còn tin rằng (niềm tin) thực hành theo tư tưởng ấy, họ sẽ đến
thế giới Cực lạc (sùng bái).
15
2.4.2. Kiểu chuyển hóa nghĩa thế tục của biểu tượng hoa sen
trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ
Xét về mặt cơ cấu, ba yếu tố (thần luận, niềm tin, sùng bái) được
chuyển hóa hết sức độc đáo.
Yếu tố thần luận luôn được bổ sung các nội dung của đời sống xã
hội. Còn yếu tố niềm tin đóng vai trò nối kết, vừa tạo nên tác động
tình cảm, vừa hướng ý thức thực hành theo mục tiêu của thần luận.
Kiểu chuyển hóa nghĩa thế tục của biểu tượng hoa sen là sự phong
phú hóa nội dung mà bình diện mỹ thuật biểu hiện bằng cách hướng ý
thức mở rộng ý niệm về bình diện ấy.
Vậy, biểu tượng hoa sen nếu mặt này hướng con người tới thế giới
Phật giáo thì mặt kia lại hướng thế giới ấy thành giá trị thẩm mỹ.
Tiểu kết chương 2
Từ thế kỷ XVII, cùng với sự có mặt của người Việt, biểu tượng
hoa sen cũng hiện diện ở miền đất mới. Theo thời gian, biểu tượng
hoa sen dần phát triển thành các dạng thức vô cùng phong phú.Từ
dạng thức trang trí trong kiến trúc ngôi chùa, đến dạng thức đài sen,
pháp khí cho đến các dạng thức biểu tượng hoa sen “ẩn” trong các
dạng thức khác.
Sự biểu thị của biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật người Việt ở có
thể được chia thành hai nhóm chính: (1) Nhóm biểu thị có tính tôn
giáo – tín ngưỡng (biểu tượng Phật giáo, biểu tượng dung hợp với tín
ngưỡng dân gian. (2) Nhóm biểu thị có tính thế tục (chuyển hóa trong
lĩnh vực chính trị, chuyển hóa trong các mối quan hệ nhân bản).
Về cơ cấu nghĩa, biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người
Việt hàm chứa ba yếu tố song hành: thần luận, niềm tin và sùng bái.
Từ cơ cấu này, nghĩa biểu thị của biểu tượng hoa sen không khép kín.
Nội dung mà biểu tượng hoa sen biểu thị dù đậm màu Phật giáo,
những luôn hướng con người hành động vì cái đẹp.
Như vậy, trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, biểu tượng
hoa sen như biểu tượng đa chiều. Có chiều biểu thị tư tưởng Phật
giáo, có chiều biểu thị giá trị về cái đẹp, giá trị về đạo lý sống của
người Việt.
16
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ BIỂU TƯỢNG HOA SEN TRONG MỸ THUẬT
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
3.1. Những yếu tố của biểu tượng hoa sen truyền thống hiện
diện trong biểu tượng hoa sen của người Việt ở Nam Bộ
3.1.1. Tâm thức hiếu hòa – hiếu sinh của biểu tượng hoa sen
Yếu tố truyền thống thứ nhất của biểu tượng hoa sen có mặt trong
biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật Nam Bộ là tâm thức hiếu hòa hiếu sinh đã bám rể trong mỹ thuật của người Việt mà minh chứng 20
bảo tháp ở Luy Lâu, rồi chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc), kế tiếp là
các ngôi chùa làng (qua sự dung hợp với tín ngưỡng dân gian của
dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và dòng thiền Quan Bích).
Khi đất Việt độc lập, tâm thức mà biểu tượng hoa sen bám rể ấy
đã thăng hoa với sự có mặt của các bình diện chùa tháp to lớn, tường
cao ngất trời. Ngay khi Phật giáo không còn được trọng vọng, tâm
thức ấy vẫn phát triển mạnh mẽ qua các ngôi chùa ở thôn xóm.
Ở Nam Bộ, tâm thức hiều hòa – hiếu sinh của biểu tượng hoa sen
truyền thống có mặt trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ hết sức
sâu đậm mà minh chứng như Minh điều hương ước quy định.
Hơn thế nữa, tâm thức này còn đóng vai trò chủ đạo trong việc
dung hợp – tiếp biến các bình diện mỹ thuật của các cộng đồng khác
dẫn đến sự hình thành biểu tượng hoa sen của người Việt Nam Bộ
mang tính tổng hợp: vừa mang tâm thức tôn giáo - tín ngưỡng, vừa
mang các mối quan hệ thẩm mỹ của người Việt Nam Bộ nói riêng,
cộng đồng cư dân Nam Bộ nói chung.
3.1.2. Quan niệm thẩm mỹ - tạo hình của biểu tượng hoa sen
truyền thống
Yếu tố truyền thống thứ hai của biểu tượng hoa sen truyền thống
có mặt trong biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật người Việt ở Nam Bộ
là các quan niệm thẩm mỹ - tạo hình được thể hiện qua nhiều dạng
thức khác nhau.
17
Về kiến trúc, có thể thấy chùa - tháp là một trong những bình diện
biểu hiện khá rõ quan niệm thẩm mỹ - tạo hình của biểu tượng hoa
sen truyền thống hiện diện trong biểu tượng hoa sen của mỹ thuật của
người Việt ở Nam Bộ dù về mặt hình thức có sự biến đổi khá rõ nét.
Về điêu khắc, đáng chú ý là dấu ấn truyền thống có mặt đậm nét
trong biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ là
các vị Phật thường mang thân nữ.
Ở phạm vi khiêm tốn hơn biểu tượng hoa sen truyền thống cũng
có mặt qua các dạng đồ gốm với chất liệu men màu và thủ pháp thể
hiện ẩn chìm.
3.1.3. Vị thế thiêng liêng biểu tượng hoa sen trong lĩnh vực
chính trị
Yếu tố thứ ba của biểu tượng hoa sen truyền thống có mặt trong
biểu tượng hoa sen của mỹ thuật người Việt ở Nam Bộ là việc sử
dụng vị thế thiêng liêng của biểu tượng hoa sen trong lĩnh vực chính
trị.
Đây không phải là sáng tạo riêng của họ Nguyễn mà đã được các
vương triều trong lịch sử Việt Nam sử dụng để duy trì, củng cố quyền
lực của mình.
Thời Tiền Lê, mẹ vua Lê Đại Hành nằm mộng thấy hoa sen nở
trong bụng rồi có thai sinh ra ông. Thời Lý, Lý Thái Tông mơ được
Quan Âm dắt lên đài sen, thời Trần, có Kim Phật - Trần Nhân Tông...
Ở Nam Bộ cũng vậy, không ít những chuyện liên quan đến vị thế
thiêng liêng của biểu tượng hoa sen mà vương triều Nguyễn sử dụng.
Từ chuyện nằm mộng của Nguyễn Hoàng thời trấn nhậm Thuận Hóa,
cho đến các chuyện về sự “phò hộ” của đấng thiêng liêng “cứu giá”
thời Gia Long bôn tẩu...
Điều này chứng tỏ, họ Nguyễn - cũng như các vương triều trong
lịch sử, đã sử dụng vị thế thiêng liêng của biểu tượng hoa sen đúng
theo niềm tin của con người: cái thiêng liêng chỉ dành cho người
thiêng liêng.
Do vậy, thái độ cởi mở của họ Nguyễn đối với Phật giáo chỉ là
bước đi có tính giai đoạn. Điều này cũng đồng nghĩa, vị thế thiêng
liêng của biểu tượng hoa sen trong trường hợp này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố thịnh suy của người sử dụng.
18
3.2. Đặc trưng biểu hiện giá trị xã hội của biểu tượng hoa sen
trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ
3.2.1. Tính thực tế trong ý niệm thiêng liêng của biểu tượng
hoa sen trong mỹ thuật người Việt ở Nam Bộ
Ý niệm thiêng liêng hàm chứa trong biểu tượng hoa sen là ý niệm
thiêng liêng kép: vừa là ý niệm thiêng liêng của biểu tượng Phật giáo
vừa là ý niệm thiêng liêng của biểu tượng tín ngưỡng.
Ở đây, tư tưởng Phật giáo như một tiền đề - làm cho ý thức liên
tưởng đến sự chứng giám của Đức Phật. Song, sự chứng giám lúc này
nhằm chỉ ra nghĩa chìm khuất: ước vọng cuộc sống hạnh phúc là điểm
mấu chốt chứ không phải triết lý Phật giáo.
Ý nghĩa trên nói lên rằng, người Việt ở Nam Bộ không thụ động
trước ý niệm thiêng liêng của thần thánh, mà biết điều hòa mọi cái
thiêng liêng đó thành cái có ích trong cuộc sống của mình.
Vì vậy, sự biểu thị của biểu tượng hoa sen dù đậm nét ý niệm
thiêng liêng của biểu tượng tôn giáo (Phật giáo) nhưng vẫn phản ánh
các quan niệm, khát vọng về cuộc sống của con người ở hiện tại chứ
không đóng kín, xa vời theo kiểu biểu tượng tôn giáo.
3.2.2. Tính thẩm mỹ đạo đức trong hạt nhân từ bi trong bình
diện biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật người Việt ở Nam Bộ
Theo quan niệm Phật giáo từ bi (từ là đem cho niềm vui, bi là cứu
giúp nỗi thống khổ) là sống có tình thương, có tinh thần bác ái, biết
hy sinh lợi ích cá nhân.
Dưới góc độ biểu tượng, các nghĩa này được phát triển trong nhiều
bình diện biểu hiện khác nhau. của mỹ thuật người Việt ở Nam Bộ.
Một trong số các bình diện thể hiện khá rõ là hình tượng vị Bồ tát
đã chọn con đường ở lại trần gian cứu độ chúng sinh đã thể hiện trọn
vẹn tinh thần từ bi của Phật giáo: Quan Thế Âm Bồ tát.
Sự nhấn mạnh về hạnh từ bi của Quan Thế Âm Bồ tát nhằm mục
đích thể hiện hai nghĩa sánh đôi: hướng thượng (thiêng liêng) và
hướng thiện (trần thế).
Hướng thượng là tạo ra sự ngưỡng vọng đối với tư tưởng Phật
giáo giúp con người đi đến thế giới Cực lạc. Hướng thiện là hướng
con người tu tập nhân tâm để hoàn thiện nhân cách bằng cách thực
19
hành theo tín lý Phật giáo như: hành thiện, tránh ác, giữ tâm trong
sạch…
Điều này có nghĩa là hạt nhân từ bi hàm chứa trong biểu tượng
hoa sen không chỉ biểu thị các ý nghĩa của tư tưởng Phật giáo, mà còn
hướng con người vươn tới các giá trị cái đẹp trong đời sống của mình.
3.3. Biểu tượng hoa sen với kiểu tư duy sáng tạo trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ
3.3.1. Khuynh hướng sáng tạo - linh hoạt - phóng khoáng
Khuynh hướng sáng tạo linh hoạt – phóng khoáng trong mỹ thuật
của người Việt Nam Bộ là kết quả của sự hòa nhập biểu tượng hoa
sen vào thực tế cuộc sống ở miền đất vốn được xem là cởi mở.
Chẳng hạn khi tạo hình Phật tượng, người Việt không hoàn toàn
bó chặt trong biểu tướng cao siêu, mà gắn với hình tướng con người,
phản ánh tâm hồn của con người. Nhờ vậy mà người Việt ở Nam Bộ
đã tạo nên các Phật tượng dù vẫn tuân thủ theo biểu tướng nhưng theo
cách của mình.
Do dó, các bình hiện bình diện biểu hiện của biểu tượng hoa sen
trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ đậm chất cảm thức của tâm
lý, thuận cảm của ngữ nghĩa hơn là theo khái niệm hình thể kiểu
“biểu tướng” của theo Phật giáo hay quy chuẩn của cơ thể học.
3.3.2. Chủ đề biểu hiện - tiếp biến - dung hợp
Chủ đề biểu hiện của biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của
người Việt ở Nam Bộ luôn diễn ra trong quá trình tiếp xúc - giao lưu
với với ba đặc điểm chính:
(1) Sự thay đổi quan niệm khi tiếp xúc với các yếu tố ngoại lai.
(2) Sự tiếp nhập có chọn lọc qua điều kiện kinh tế, chính trị và văn
hóa. (3) Thể hiện mọi sự tiếp nhận thành bình diện mỹ thuật theo
cách của mình với các cấp độ phong phú, tiến bộ hơn.
Ba đặc điểmhông điệp chìm khuất trong biểu tượng hoa sen ở
Nam Bộ. Các biểu tượng giữa các cộng đồng dù khác biệt đến đâu,
vẫn có thể “chung sống” hài hòa tốt đẹp với nhau trong biểu tượng
hoa sen của người Việt.
20
Về phương diện sáng tạo, sự dung hợp không phải lúc nào cũng
đem đến giá trị tích cực, nhất là đối với các giá trị chìm khuất của
biểu tượng hoa sen.
Tuy nhiên, nhờ dung hợp mà biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật
của người Việt ở Nam Bộ không trùng lắp với biểu tượng hoa sen ở
quê cũ cũng như của cộng đồng khác.
3.3.3. Thủ pháp thể hiện – ước lệ, tượng trưng
Dưới góc độ biểu tượng trong mỹ thuật, thủ pháp ước lệ - tượng
trưng là kết quả sáng tạo toàn vẹn, bao gồm một hệ thống biểu hiện
phương thức tạo hình... mang quan niệm của chủ thể sáng tạo.
Những bình diện hàm chứa những giá trị thẩm mỹ, hàm chứa các
điển tích giàu ý nghĩa, phản ánh kiểu tư duy biểu tượng của người
Việt ở Nam Bộ.
Đó là kiểu tư duy bắt nguồn từ cảm xúc đồng điệu với tư duy nghệ
thuật; vừa mang tính phản ánh hiện thực của bình diện biểu hiện của
biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật, vừa biểu hiện thái độ của chủ thể
sáng tạo về mặt xã hội.
Chính kiểu tư duy này, người Việt ở Nam Bộ đã tạo nên biểu
tượng hoa sen mang nét riêng biệt trong mỹ thuật của mình.
3.4. Các khía cạnh về bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng
hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ
3.4.1. Bản lãnh sáng tạo trong mỹ thuật của người Việt ở Nam
Bộ
Bản lãnh sáng tạo trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ mà
biểu tượng hoa sen mang lại là sự thăng hoa của các giá trị văn hóa nghệ thuật của một biểu tượng tôn giáo (Phật giáo). Tính hữu cơ giữa
giá trị văn hóa - nghệ thuật của biểu tượng tôn giáo (Phật giáo) thể
hiện ở chỗ các giá trị biểu tượng trong sự thăng hoa của mình gia
nhập vào các giá trị xã hội góp phần làm nên giá trị nghệ thuật.
Trong đó, lớp nền văn hóa của người Việt có khả năng dung hợp
các biểu tượng ngoại lai và biến chúng thành cái riêng trong mỹ thuật
của mình là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản
lãnh sáng tạo.
21
Bản lãnh sáng tạo đã tạo nên biểu tượng hoa sen của người Việt ở
Nam Bộ có sự khác biệt với các bình diện truyền thống dù thấp
thoáng trong đó vẫn có “chất” của biểu tượng hoa sen từ quê cũ
3.4.2. Quan niệm thực tế trong thể hiện biểu tượng hoa sen
Đó là quan niệm nhìn cuộc sống với tinh thần lạc quan, thoáng
đãng, khoan hòa, dễ dàng quên đi những bất hạnh, hiềm khích để
sống yên vui.
Trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, quan niệm này được
thể hiện trong bình diện biểu hiện của biểu tượng hoa sen đậm chất
thực tế sinh động thông qua việc bài trí Phật – thần trong điện thờ
càng nhiều càng tiện dụng cho việc cầu khấn; hoặc các đề tài mang
tính nhập thế dưới nhiều khía cạnh khác nhau;
Biểu tượng hoa sen dù là biểu tượng tôn giáo, nhưng nội dung mà
biểu tượng hoa sen biểu thị luôn mang đậm hơi ấm của cuộc sống thế
giới con người, chứ không phải là những tín điều xa xôi.
3.4.3. Nhân tố giáo dục trong biểu tượng hoa sen
Nhân tố giáo dục trong biểu tượng hoa sen của người Việt ở Nam
Bộ vừa là thuộc tính, vừa là một phức thể bao hàm các phương diện
của các giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật - luân lý - đạo đức… ẩn chứa
trong các bình diện biểu hiện của biểu tượng hoa sen.
Với tính cách là lớp nền của mỹ thuật, cấu trúc nghĩa của biểu
tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ dù cổ súy
cho những hành vi sùng ngưỡng đối với đạo Phật. Song, suy cho cùng
vẫn hướng cho con người vững bước ngay trong đời sống thực tại
bằng các hành động hướng tới những giá trị của cái đẹp.
Nhân tố giáo dục chính là mối liên hệ hữu cơ giữa các giá trị xã
hội mà Phật giáo thiết lập trong sự thăng hoa của mình, gia nhập cùng
với tác động của các giá trị thẩm mỹ mà biểu tượng hoa sen tạo nên,
từ đó hình thành những ý niệm về giá trị cái đẹp.
Tiểu kết
Trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, biểu tượng hoa sen là
sự nối tiếp những giá trị biểu tượng hoa sen truyền thống mà các thế
hệ lưu dân người Việt đã mang từ quê cũ đến Nam Bộ.
22
Ở Nam Bộ, biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt
không bó chặt trong quan niệm tôn giáo mà gắn bó với các quan niệm
của cuộc sống thực tiễn. Nhờ đó, các bình diện của biểu tượng hoa
sen mang đậm chất tự do, mang đậm ngữ nghĩa hàm xúc của nhiều
phương diện đời sống.
Biểu tượng hoa sen được thể hiện với nhiều khuynh hướng sáng
tạo khác nhau. Khuynh hướng linh hoạt tạo nên những bình diện mỹ
thuật mới mẽ sinh động. Chủ đề biểu hiện mang đậm nét tiếp biến dung hợp với văn hóa – nghệ thuật (mỹ thuật) của các cộng đồng cư
dân cùng định cư ở Nam Bộ. Thủ pháp ước lệ - tượng trưng tạo nên
các dạng thức hàm xúc ý nghĩa.
Bảo tồn và phát huy các giá trị của biểu tượng hoa sen trong mỹ
thuật của người Việt ở Nam Bộ gồm ba khía cạnh: bản lãnh sáng tạo,
quan niệm thực tế và nhân tố giáo dục.
23
KẾT LUẬN
Thế giới biểu tượng ra đời, hầu như có mặt trong toàn bộ cuộc
sống của con người. Mọi vật, từ vật tự nhiên hình vẽ, màu sắc; cho
đến hành vi, tư tưởng, khuynh hướng… đều có thể trở thành biểu
tượng. Và khi trở thành biểu tượng, chúng luôn hàm xúc sự gợi cảm,
năng động và tự sinh bằng cách cộng vào đó các ngữ nghĩa quy ước
hiển nhiên lẫn mở rộng của chúng.
Trong mỹ thuật, biểu tượng có đời sống riêng, vừa gắn với giá trị
nghệ thuật, vừa gắn với giá trị văn hóa - xã hội mà chủ thể sáng tạo
đã sử dụng từ đó để sáng tạo nên bình diện của mỹ thuật.
Dưới góc độ Ký hiệu học, bình diện biểu hiện của biểu tượng
trong mỹ thuật là loại ký hiệu đa nghĩa. Do đó, bình diện của biểu
tượng tuy được thể hiện bằng phương thức nghệ thuật, nhưng chúng
vẫn là cái tượng trưng. Còn bình diện mỹ thuật là cái đã hoàn chỉnh
về mặt thẩm mỹ, không thể bổ sung hay thêm bớt.
Với ý nghĩa đó, biểu tượng hoa sen trong mỹ thuật của người Việt
ở Nam Bộ biểu thị nhiều nội dung khác nhau. ngoài giá trị nghệ thuật
còn là các giá trị lịch sử - văn hóa – xã hội mà các thế hệ người Việt
đã ký thác vào đó.
Dưới góc độ cấu trúc có thể quy các nội dung mà biểu tượng hoa
sen biểu thị thành hai nhóm: nội dung mang tính tôn giáo (Phật giáo)
tín ngưỡng và nội dung mang tính thế tục gắn liền với thực tế đời
sống
Điểm căn bản của nhóm nội dung mang tính Phật giáo là niềm tin
về đấng thiêng liêng. Ở đó, Đức Phật như đấng quyền năng vừa làm
nên sự linh thiêng của thần thánh, vừa có khả năng chi phối đời sống
con người. Điểm căn bản của nhóm nội dung mang tính thế tục là
thực tế đời sống. Các nội dung này dù bề mặt không liên quan đến
Phật giáo, nhưng khuất lấp trong lòng chúng vẫn mang đậm cơ cấu
nghĩa tư tưởng Phật giáo.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử, vị thế của biểu tượng hoa sen ngoài việc
góp phần hình thành và phát triển mỹ thuật của người Việt, còn được
các vương triều phong kiến sử dụng như đối tượng hỗ trợ cho việc cai
24
trị của mình. Chính vì vậy, sự có mặt của biểu tượng hoa sen trong
mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ ngoài ngữ nghĩa Phật giáo, còn
hàm chứa lớp nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử của người Việt.
Trong mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ, biểu tượng hoa sen đã
có mặt cùng với bước chân của những lưu dân người Việt đến miền
đất này. Ở đây, do những điều kiện lịch sử, biểu tượng hoa sen có
điều kiện phát triển khắp nơi và mang đậm sắc thái riêng của người
Việt ở Nam Bộ
Cuộc sống mới đã đặt cho người Việt ở Nam Bộ ý thức năng
động, cởi mở đối với cái mới, khoáng đạt, uyển chuyển đối với hoàn
cảnh sống. Từ đó hình thành thái độ sẵn sàng mở rộng giao lưu và
tiếp biến rộng rãi các yếu tố văn hóa của các cộng đồng cùng định cư
ở miền đất này vào biểu tượng hoa sen của mình.
Có thể gọi ý thức đó là sự thể hiện tư duy biểu tượng của người
Việt ở Nam Bộ. Nhờ đó mà các bình diện biểu hiện trong mỹ thuật
đậm chất sáng tạo tự do, linh hoạt phóng khoáng cùng các thủ pháp
đầy chất ước lệ - tượng trưng.
Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị của biểu tượng hoa trong
mỹ thuật của người Việt ở Nam Bộ là những dạng hoạt động sáng tạo
đầy năng động được biểu hiện qua các khía cạnh: bản lãnh sáng tạo,
quan niệm thực tế và nhân tố giáo dục trong các bình diện biểu hiện
của biểu tượng hoa sen.
Biểu tượng hoa sen, do vậy, không chỉ là sự tích tụ các giá trị thẩm
mỹ từ góc độ trực quan, mà còn ẩn chứa khả năng của dạng hoạt động
sáng tạo và kết quả của hoạt động đó chỉ ra kiểu tư duy biểu tượng
của người Việt ở Nam Bộ.