Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Về tính ổn định của một số lớp phương trình sai phân (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA XÉT
NGHIỆM PSA (PROSTATE SPECIFIC ANTIGEN)
HUYẾT THANH TRONG TẦM SOÁT VÀ CHẨN
ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số chuyên ngành: 63 42 30 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA SINH HỌC

Tp. Hồ Chí Minh năm 2015


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Phan Chiến Thắng
2. TS. Vũ Quang Huy

Phản biện 1: PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy
Phản biện 2: TS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Phản biện 3: TS. Nguyễn Đăng Quân
Phản biện độc lập 1: TS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Phản biện độc lập 2: TS. Bùi Chí Bảo

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
.....................................................................................................
.....................................................................................................


vào lúc
giờ
ngày
tháng
năm

-

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM
Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên




MỞ ĐẦU
Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là một trong những ung thư thường
gặp nhất ở nam giới và đứng hàng thứ hai trong mọi ung thư [17]. Số
người chết do ung thư TTL đứng hàng thứ ba trong các ung thư nói
chung [17].
Tại Việt Nam, bệnh lý này đứng hàng thứ 8 trong 10 loại ung thư
thường gặp nhất ở nam giới [2].
Ung thư TTL thường phát triển một cách âm thầm, ít có triệu chứng,
đến khi phát hiện thì ung thư đã xâm lấn tại chỗ hoặc di căn xa nên việc
điều trị đã không còn kịp thời hoặc thậm chí không còn khả năng điều
trị nữa. Do vậy việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư TTL có ý nghĩa
rất lớn.
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư TTL được thực hiện bằng cách
kiểm tra hàm lượng kháng nguyên đặc hiệu TTL (PSA- Prostate
Specific Antigen)) ở trong máu của nam giới, thăm khám trực tràng

(DRE- Digital Rectal Examination)) [22].
Xét nghiệm PSA phổ biến thường là định lượng PSA toàn phần
(tPSA- total Prostate Specific Antigen) trong huyết thanh. Nguy cơ ung
thư TTL gia tăng cùng với sự gia tăng nồng độ tPSA. Tuy nhiên việc
tăng nồng độ tPSA không đặc hiệu cho ung thư TTL, có những nguyên
nhân có thể gây tăng nồng độ tPSA như tăng sản lành tính TTL, viêm
TTL, thăm khám trực tràng…... [54]. Chính những điều này làm cho
xét nghiệm PSA có độ đặc hiệu thấp. 70% số người bị sinh thiết thật sự
không có ung thư nhưng họ vẫn phải trải qua sự lo âu, biến chứng của
qui trình do sinh thiết gây ra như tiểu ra máu, đau ở vùng đáy chậu…
[17].
Hiện nay các nghiên cứu về nâng cao độ đặc hiệu của PSA trong
chẩn đoán ung thư TTL thường bằng cách dựa vào các mối tương quan
riêng rẽ giữa nồng độ PSA huyết thanh với các giá trị sinh học như thể
tích TTL, tuổi hoặc tỷ lệ fPSA/tPSA(%) [7], [17], [96].
Bằng một hướng tiếp cận mới là sử dụng thêm phương pháp SVM,
chúng tôi mong muốn làm giảm thiểu các trường hợp dương tính giả và
âm tính giả trong chẩn đoán sớm ung thư TTL, giúp chẩn đoán phân
biệt ung thư TTL với bệnh tăng sản lành tính TTL (BPH- Benign
Prostatic Hyperplasia) thông qua việc phối hợp các giá trị tPSA, tỷ lệ
fPSA/tPSA (%), tuổi, thể tích TTL lại với nhau. Đề tài “Nghiên cứu
nâng cao hiệu quả của xét nghiệm PSA (Prostate specific antigen) huyết
thanh trong tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt” được thực

1


hiện với ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định mối tương quan giữa PSA toàn phần (tPSA) và tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) với tuổi, thể tích TTL và độ biệt hóa mô học.

2. Khảo sát vai trò tầm soát bệnh lý tuyến tiền liệt của xét nghiệm PSA.
3. Nâng cao độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA bằng cách kết
hợp các giá trị tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%), tuổi và thể tích TTL thông
qua R và SVM.
Chương 1. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA TUYẾN TIỀN LIỆT
VÀ CHỈ DẤU UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT PSA
Androgen có vai trò trong điều hòa sự phát triển của tuyến tiền liệt
Androgen được sản xuất bởi tinh hoàn bào thai, hoạt hóa sự phát
triển của xoang niệu sinh dục thành TTL [76]. Sự cân bằng giữa sự tăng
sinh của tế bào và sự chết có chương trình được điều hòa bởi androgen.
Sự đáp ứng của tế bào đối với androgen được điều khiển bởi thụ thể
androgen nhân (AR- Androgen receptor) và AR được hoạt hóa bởi
dihydrotestosterone (DHT) [43].
Gen mã hóa cho AR ở trên nhiễm sắc thể X (Xq11-12) có kích thước
90kb và bao gồm 8 exon [38].
Androgen có khả năng điều hòa biểu hiện của hàng trăm gen đích
trong TTL bao gồm gen mã hóa PSA, PAP (prostatic acid phosphatase),
yếu tố tăng trưởng và những gen liên quan trong kiểm soát chu trình tế
bào và chết có chương trình [125].
Cơ sở tế bào học của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư
tuyến tiền liệt
Tăng sản lành tính TTL (BPH ) và ung thư TTL là hai bệnh lý có
triệu chứng lâm sàng giống nhau và phổ biến trong các bệnh lý của TTL
[13].
DHT đóng vai trò trong sự phát triển của BPH. Nguyên nhân đáng
kể của sự tăng sản lành tính TTL là sự mất cân bằng nội mô giữa tăng
sinh tế bào và chết tế bào do DHT đảm nhiệm, điều này có nghĩa là sự
tăng sinh tế bào trội hơn và sự chết tế bào bị ức chế [36].
Sự phát triển khối u ác tính ở TTL do sự kích thích bất thường của
androgen vào các tế bào ống tuyến (loại tế bào phụ thuộc androgen cho

sự phát triển, sự tiết PSA) và là ung thư phụ thuộc androgen. Ngoài ra
còn có một ít ung thư TTL không phụ thuộc androgen do tế bào gốc, tế
bào gốc trung gian có xảy ra sự thay đổi trong trao đổi chất của
androgen, đột biến của AR, sự khuếch đại và sự biểu hiện quá mức của
AR [61].

2


Vai trò và ý nghĩa của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư
tuyến tiền liệt
Các dạng đồng phân PSA
PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Đây là một hK3
thuộc họ kallikerin có hoạt tính protease (EC 3.4.21.77), gen mã hóa
cho enzyme này là KLK3 được xác định nằm trên NST 19 (19q13) [72].
PSA được sản xuất bởi tế bào ống tuyến của TTL, được đưa vào hệ
thống ống của TTL trở thành một thành phần của dịch túi tinh và vào
hệ thống tuần hoàn và hệ bạch huyết sau khi khuếch tán qua màng đáy
và mô đệm TTL [107].
Các dạng đồng phân của PSA bao gồm: [57]
- PSA phức: PSA-ACT (chủ yếu), PSA –AMG, PSA-API. PSA phức
tăng trong trường hợp ung thư TTL.
- PSA tự do: BPSA (tăng trong BPH), iPSA (giảm trong ung thư
TTL), các đồng phân proPSA (tăng trong ung thư TTL)
Nguyên tắc định lượng PSA huyết thanh
Dựa trên nguyên lý miễn dịch học và sử dụng kháng thể đơn dòng
[5]. Trong đề tài này kỹ thuật hóa phát quang dùng vi hạt có từ tính dùng
để định lượng PSA có trong huyết thanh. Nguyên lý của phương pháp
này là miễn dịch không cạnh tranh 2 bước hay phương pháp sandwich.
Ý nghĩa của giá trị nồng độ PSA

Khoảng giá trị PSA từ 0-4ng/ml được coi là nồng độ bình thường.
Nếu giá trị nồng độ PSA 4-10ng/ml thì có 20%-50% khả năng mắc ung
thư TTL. Nếu nồng độ PSA tăng lên trên 10ng/ml thì khả năng mắc ung
thư TTL tăng từ 50-75% và nếu PSA trên 20ng/ml thì 90% khả năng
mắc ung thư [74]. Như vậy nguy cơ mắc ung thư TTL tăng theo giá trị
gia tăng của nồng độ PSA. Tuy nhiên người ta thấy rằng nồng độ PSA
huyết thanh tăng lên không chỉ do ung thư TTL mà còn có thể do viêm,
chấn thương hoặc tăng sinh lành tính của tuyến tiền liệt [52]. Như vậy
sự tăng nồng độ PSA huyết thanh không đặc hiệu trong ung thư TTL
nên xét nghiệm PSA có thể có kết quả dương tính giả và âm tính giả.
Như vậy việc hạn chế các trường hợp âm tính giả và dương tính giả
tức là nâng cao độ đặc hiệu và độ nhạy của xét nghiệm PSA để ứng
dụng trong chẩn đoán ung thư TTL và chẩn đoán phân biệt u phì đại
lành tính TTL với ung thư TTL là một vấn đề đáng được quan tâm.
Một số nghiên cứu nhằm nâng cao tính đặc hiệu của xét nghiệm
PSA bằng cách sử dụng tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
Một số nghiên cứu nhằm nâng cao tính đặc hiệu của xét nghiệm

3


PSA gồm: nồng độ PSA theo tuổi, tỷ trọng PSA hay mật độ PSA, tốc
độ PSA, tỷ lệ PSA tự do trên PSA toàn phần (%).
Sự ứng dụng tỷ lệ fPSA/tPSA (%) theo hướng có sự tăng nồng độ
PSA dạng kết hợp và giảm PSA tự do trong ung thư TTL. Do vậy, xác
suất mắc ung thư TTL gia tăng khi tỷ lệ fPSA/tPSA(%) càng giảm [78].
Ngược lại, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) gia tăng trong bệnh BPH [78]. Như vậy
fPSA có thể được dùng như chất chỉ dấu trong huyết thanh để phân biệt
BPH và ung thư TTL [31], [39], [66]. Sự lựa chọn giá trị điểm cắt
fPSA/tPSA (%) có ý nghĩa trong lâm sàng thì phức tạp vì sự phụ thuộc

của tỷ lệ fPSA/tPSA(%) vào tuổi của bệnh nhân, kích thước TTL và
nồng độ tPSA [34] , [37], [75], [124].
Sử dụng tỷ lệ fPSA/tPSA(%) trong khoảng tPSA từ 2,6-4ng/ml, độ
nhạy phát hiện ung thư TTL được giữ nguyên nhưng độ đặc hiệu giảm
[27], [28].
Sử dụng tỷ lệ fPSA/tPSA(%) trong nhóm bệnh nhân có tPSA từ 410ng/ml có thể làm tăng cường độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA và làm
giảm số trường hợp sinh thiết không cần thiết. Điểm cắt của tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) lần lượt là 25% hay 22% thì độ nhạy tương ứng là 96%,
90% và tỷ lệ sinh thiết không cần thiết lần lượt là 20%, 29% [33].
Khi tPSA>10ng/ml, nghiên cứu [120] cho rằng tỷ lệ fPSA/tPSA(%)
không có giá trị phân biệt bệnh BPH và ung thư TTL. Tuy nhiên theo
Abdelgadir và cộng sự cần phải mở rộng hiệu quả của tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) trong việc chẩn đoán ung thư TTL trong khoảng tPSA từ
4-20ng/ml [14].
Như vậy những tồn đọng hiện nay về nghiên cứu áp dụng tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) giá trị của điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA(%) không thể được
đề nghị chính xác vì chưa xác định có hay không mối quan hệ giữa tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) với tuổi, thể tích TTL. Do đó trong đề tài này chúng tôi
sẽ sử dụng công cụ mạnh hơn các công cụ thống kê thông thường để có
thể cùng một lúc phối hợp các giá trị tPSA, fPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%),
tuổi, thể tích TTL lại với nhau để đáp ứng mục đích cuối cùng là nâng
cao độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA trong tầm soát và chẩn
đoán ung thư TTL.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả tương quan
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 1110 nam giới trên 40 tuổi đến kiểm tra

4



sức khỏe định kỳ, khám bệnh vì có triệu chứng rối loạn tiểu tiện hay có
tiền căn gia đình bị ung thư TTL. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh
viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 9/2008 đến 3/2014.
- Nhóm đến khám sức khỏe và không có triệu chứng rối loạn tiểu
tiện được đo fPSA, tPSA và được xác định là bình thường bởi các
bác sĩ tiết niệu bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM.
- Nhóm có triệu chứng rối loạn tiểu tiện hay có tiền căn gia đình bị
ung thư TTL. Tất cả những người này đều được đo PSA huyết
thanh, fPSA huyết thanh, được thăm khám tuyến tiền liệt qua trực
tràng (DRE) và siêu âm (DRE được thực hiện sau khi đã lấy máu
xét nghiệm PSA huyết thanh nhằm tránh tăng giả PSA). Tiến hành
sinh thiết đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư TTL nếu có
một trong 3 đặc điểm sau:
 DRE bất thường hoặc
 PSA >10 ng/ml hoặc
 4 < tPSA(ng/ml) ≤ 10 và tỷ lệ fPSA/tPSA(%) ≤ 15%
Từ các bước tiến hành ở trên, chúng tôi chia các đối tượng nghiên
cứu thành 3 nhóm: nhóm người bình thường, nhóm bệnh nhân tăng sản
lành tính TTL, nhóm bệnh nhân ung thư TTL. Dựa vào kết quả sinh
thiết, chúng tôi chia nhóm này thành 2 nhóm:
+ Nhóm bệnh nhân tăng sản lành tính TTL (BPH): kết quả giải phẫu
bệnh không thấy tế bào ung thư.
+ Nhóm bệnh nhân ung thư TTL: kết quả giải phẫu bệnh thấy tế
bào ung thư.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mẫu nghiên cứu không bao gồm các bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết
niệu, viêm TTL, thông niệu đạo hoặc bệnh nhân ung thư TTL đã và
đang được điều trị, nhóm bệnh nhân hoạt động thể thao trong 48 giờ,

bệnh nhân nội soi đại trực tràng trong vòng một tuần.
Cỡ mẫu
Theo Nguyễn Đỗ Nguyên [11], cỡ mẫu cho nghiên cứu tối thiểu là
1067 mẫu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu R [3].
+ Kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình của tuổi, thể tích, sự
phân bố nồng độ tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) giữa các nhóm nghiên cứu.
Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê nếu p <0,05.

5


+ Xác định mối tương quan giữa tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với
tuổi, thể tích TTL và thang điểm Gleason.
+ Vẽ đường cong ROC, xác định diện tích dưới đường cong AUC
và so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu tại điểm cắt của giá trị tPSA và tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) trong chẩn đoán ung thư TTL.
Nếu AUC từ 0,80 -0,90: xét nghiệm có giá trị tốt trong chẩn đoán
bệnh [110].
Nếu AUC từ 0,60 -0,70: xét nghiệm có giá trị tạm được trong chẩn
đoán bệnh [110].
Nếu AUC từ 0,50 -0,60: xét nghiệm không có giá trị trong chẩn
đoán bệnh [110].
Trên đường cong ROC, xác định các điểm cắt tPSA hoặc tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) theo nguyên tắc chọn điểm cắt sát với góc bên trái của
đồ thị vì đây là điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
+ Sử dụng phần mềm R và package “Tree” để xây dựng “cây quyết
định” nhằm đưa ra quyết định lâm sàng đúng đắn cho chẩn đoán ung

thư TTL.
Sử dụng R: vẽ đồ thị đường cong ROC, tìm giá trị điểm cắt của
tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%), tính diện tích đường cong AUC, xác định
độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA.
Phương pháp máy học SVM: [119]
- Dùng hàm (2.8) với để phân biệt được nhóm bình thường và nhóm
có bệnh với 4 biến số (x) : tuổi, nồng độ fPSA (ng/ml), nồng độ
tPSA (ng/ml), tỷ lệ fPSA/tPSA (%).

(2.8)

-

Nếu f1 > 0: có bệnh
Nếu f1 < 0: bình thường
Dùng hàm (2.9) để phân biệt được bệnh BPH và ung thư TTL với
5 biến số (x) : tuổi, nồng độ fPSA (ng/ml), nồng độ tPSA (ng/ml),
tỷ lệ fPSA/tPSA (%), thể tích TTL (ml).

(2.9)
Nếu f2 > 0: sinh thiết vì nghi ung thư TTL
Nếu f2 < 0: tăng sản lành tính TTL
Xét nghiệm định lượng tPSA và fPSA
Xét nghiệm định lượng tPSA và fPSA trong huyết thanh bằng
phương pháp ARCHITECT Total PSA và ARCHITECT Free PSA, sử

6


dụng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang dùng vi hạt (Chemiluminescent

Microparticle Immunoassay (CMIA) được thực hiện trên hệ thống miễn
dịch tự động Architect Ci8200.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm thống kê của đối tượng nghiên cứu
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 776 người bình thường
(69,91%), 273 người bị tăng sản lành tính TTL (24,59%) và 61 người
bị ung thư TTL (5,50%). tỷ lệ mắc ung thư TTL trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nghiên cứu trong nước của Vũ Lê Chuyên và cộng
sự [2].
Phân bố tuổi ở bệnh nhân BPH và ung thư TTL
50

Tỉ lệ %

40
30
20
10
0

40-49

50-59

60-69

70-79

>80


Tuổi
BPH

Ung thư TTL

Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi ở nhóm tăng sản lành tính (BPH) và ung thư
TTL.
Từ biểu đồ 3.2, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng sản lành
tính TTL và tỷ lệ bệnh nhân ung thư TTL cao nhất ở nhóm tuổi 70- 79
lần lượt là 40,66% và 42,62%, tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh này
cũng nằm trong khoảng này (độ tuổi trung bình của nhóm bệnh BPH là
72,3 ± 8,74 tuổi; độ tuổi trung bình của nhóm ung thư TTL là 74,44 ±
10,35 tuổi). Không có khác biệt về mặt thống kê về tuổi trung bình của
2 nhóm.

7


Đặc điểm về nồng độ tPSA ở người bình thường, bệnh nhân tăng
sản lành tính tuyền tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

Biểu đồ 3.3. Nồng độ tPSA trung bình ở nhóm bình thường,
BPH và ung thư TTL.
Từ biểu đồ 3.3, chúng tôi thấy nồng độ tPSA trung bình ở nhóm
bình thường là thấp nhất 2,59 ± 3,99ng/ml (95% CI: 2,31 – 2,87 ) (trung
vị là 1,38), cao hơn là nhóm BPH 9,16 ± 12,43ng/ml (95% CI: 7,6710,64) (trung vị là 5,7) và cao nhất ở nhóm ung thư TTL 216,7 ± 641,61
ng/ml (95% CI: 52,34-380,98 ) (trung vị là 41,6). Sự khác biệt về nồng
độ tPSA trung bình ở nhóm người bình thường, nhóm người BPH và
nhóm ung thư TTL có ý nghĩa thống kê (Phân tích ANOVA, p= 5,777e14 <0,05).
Nồng độ tPSA trung bình ở nhóm tăng sản lành tính trong nghiên

cứu này tương đương với nghiên cứu của Minardi [84], nghiên cứu
trong nước của Đỗ Thị Khánh Hỷ [9]. Nồng độ tPSA trung bình ở nhóm
ung thư TTL trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của
Juan Morote và cs [63] nhưng cao hơn rất nhiều so với các kết quả trong
nước khác như của Đỗ Thị Khánh Hỷ (81,24 ± 71,96 ng/ml). Sở dĩ có
sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trong
nước có lẽ do trong mẫu của chúng tôi có tới 15/61 trường hợp ung thư
được phát hiện muộn với tPSA>100ng/ml.

8


Đặc điểm về tỷ lệ fPSA/tPSA (%) ở người bình thường, bệnh nhân
tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trung bình ở nhóm bình
thường, BPH và ung thư.
Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trung bình ở nhóm bình
thường là cao nhất: 30,20 ± 13,68% rồi đến nhóm BPH: 27,71 ± 21,31%
và thấp nhất ở nhóm ung thư TTL: 13,66 ± 7,39%. Sự khác biệt về tỷ
lệ fPSA/tPSA (%) trung bình ở nhóm người bình thường, BPH và ung
thư TTL có ý nghĩa thống kê (Phân tích ANOVA, p-value 1,187e-11
<0,05).
Giá trị tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trung bình ở người tăng sản lành tính
TTL và người bị ung thư TTL trong nghiên cứu của chúng tôi gần giống
với một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước khác [10], [63], [83],
[84].
Đặc điểm thể tích tuyến tiền liệt ở bệnh nhân BPH và ung thư
tuyến tiền liệt


Biểu đồ 3.5. Thể tích TTL trung bình ở nhóm BPH và ung thư
TTL
Biểu đồ 3.5 cho thấy thể tích trung bình TTL của nhóm BPH là

9


Nồng độ tPSA trung bình (ng/ml)

53,78 (95% CI: 50,62-56,93) lớn hơn thể tích trung bình của TTL trong
nhóm ung thư là 43,26 (95% CI: 36,34-50,17), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (Phép kiểm t, p= 0,007 <0,05). Nghiên cứu của Shin
Egawa và cộng sự cũng cho thấy thể tích TTL ở nhóm ung thư TTL nhỏ
hơn so với nhóm tăng sản lành tính TTL (p<0,0001) [106].
3.2. Khảo sát mối tương quan giữa PSA toàn phần (tPSA) và tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) với tuổi, thể tích tuyến tiền liệt và độ biệt hóa
mô học
3.2.1. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm định lượng
tPSA và fPSA
Nồng độ tPSA và fPSA đều kiểm tra với mẫu chuẩn ở các vùng
nồng độ khác nhau gặp trong lâm sàng ở 3 mức nồng độ: nồng độ thấp,
nồng độ trung bình, và nồng độ cao.
Độ đúng và độ chính xác của xét nghiệm tPSA, fPSA trên mẫu
chuẩn ở cả 3 nồng độ thấp, trung bình và cao đều đạt yêu cầu của
NCCLS≤8%.
3.2.2. Mối tương quan giữa tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với tuổi
Mối tương quan giữa tPSA với tuổi
500
400
300

200

100
0
40-49

50-59

Nhóm bình thường

60-69
70-79
≥ 80
Độ tuổi
Nhóm BPH
Nhóm ung thư

Biểu đồ 3.8. Nồng độ tPSA trung bình theo nhóm tuổi ở nhóm
bình thường, BPH và ung thư TTL.
Từ biểu đồ 3.8, chúng tôi nhận thấy nồng độ tPSA ở nhóm ung thư
TTL là cao nhất. Ở nhóm người bình thường tPSA tăng dần theo tuổi.
Sự khác biệt nồng độ tPSA theo tuổi ở nhóm người bình thường trong
nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (phân tích Anova, p =
1,374e-06 < 0,05).

10


Tỷ lệ fPSA/tPSA(%) trung bình


Có tương quan thấp giữa nồng độ tPSA huyết thanh với tuổi ở nhóm
bình thường (r = 0,24, p <0,05). Điều này có nghĩa là ở người bình
thường không có bệnh về BPH và ung thư TTL thì nồng độ tPSA tăng
theo tuổi, thực chất là tăng theo sự quá sản TTL theo tuổi. Ở nhóm BPH
và ung thư TTL không thấy mối tương quan giữa nồng độ tPSA và tuổi,
tương tự như nghiên cứu của Minardi và cs [84].
Mối tương quan giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với tuổi
35
30
25
20
15
10
5
0
40-49

50-59

Nhóm bình thường

60-69
Độ tuổi
Nhóm BPH

70-79

≥ 80

Nhóm ung thư


Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ fPSA/tPSA(%) trung bình theo nhóm tuổi ở nhóm
bình thường, BPH và ung thư TTL
Bằng các phân tích thống kê, chúng tôi thấy không có sự khác biệt
tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trung bình giữa các khoảng tuổi trong nhóm bình
thường (phân tích Anova, p=0,8806 > 0,05), nhóm BPH (phân tích
Anova, p=0,4804 > 0,05), nhóm ung thư (phân tích Anova, p=0,2133 >
0,05)..
Không thấy sự liên quan giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với tuổi trong
nhóm bình thường (p > 0,05), nhóm BPH và ung thư TTL, tương tự như
nghiên cứu của Minardi và cs [84]. Như vậy tỷ lệ fPSA/tPSA (%) không
có sự liên quan nào với tuổi ở người bình thường, người bị tăng sản lành
tính TTL cũng như bị ung thư TTL.
3.2.3. Mối tương quan giữa tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với thể
tích tuyến tiền liệt
Mối tương quan giữa tPSA với thể tích tuyến tiền liệt

11


Nồng độ tPSA trung bình
(ng/ml)

500
400
300
200
100
0
≤ 19


20 -29

30 - 39

≥ 40

Thể tích TTL (ml)
Nhóm BPH

Nhóm ung thư

Tỷ lệ fPSA/tPSA(%)
trung bình

Biểu đồ 3.10. Nồng độ tPSA trung bình theo thể tích TTL ở nhóm
BPH và ung thư.
Bằng các phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy:
- Sự khác biệt về nồng độ tPSA giữa các nhóm thể tích TTL trong nhóm
BPH không có ý nghĩa thống kê (phân tích Anova, p = 0,158 > 0,05).
- Sự khác biệt về nồng độ tPSA giữa các nhóm thể tích TTL trong nhóm
ung thư TTL không có ý nghĩa thống kê (phân tích Anova, p = 0,177 >
0,05).
- Trong nhóm BPH có sự tương quan thấp giữa thế tích TTL và tPSA
(r=0,15; p=0,0126 < 0,05) đối lập với nhóm ung thư TTL, không có sự
liên hệ giữa tPSA và thể tích TTL (r=0,16; p=0,217 > 0,05). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trùng khớp với một số nghiên cứu trên thế
giới [20], [23] và [29].
Mối tương quan giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với thể tích tuyến tiền liệt
400

300
200
100
0
≤ 19

20 -29

30 - 39

≥ 40

Thể tích TTL (ml)
Nhóm BPH
Nhóm ung thư

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ fPSA/tPSA (%) theo thể tích TTL ở nhóm
BPH và ung thư.

12


Bằng các phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy:
- Sự khác biệt về tỷ lệ fPSA/tPSA (%) giữa các nhóm thể tích TTL trong
nhóm BPH không có ý nghĩa thống kê (phân tích Anova, p = 0,82>
0,05).
- Sự khác biệt về tỷ lệ tỷ lệ fPSA/tPSA (%) giữa các nhóm thể tích TTL
trong nhóm ung thư TTL có ý nghĩa thống kê (phân tích Anova, p =
0,00094 <0,05).
- Có mối tương quan thấp giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với thể tích TTL

(r= 0,229; p< 0,05) trong nhóm BPH đồng thời ở bệnh nhân ung thư
TTL có mối tương quan thuận khá rõ giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và thể
tích TTL (r = 0,5749; p < 0,05), điều này có nghĩa trong nhóm ung thư
TTL, khi thể tích TTL càng tăng thì tỷ lệ fPSA/tPSA (%) càng tăng. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi trùng khớp với một số nghiên cứu trên
thế giới [20], [29]. Như vậy chúng ta có thể thấy ở nhóm BPH, nồng độ
tPSA có sự tương quan yếu với thể tích TTL còn tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
thì không có tương quan với thể tích TTL trong khi đó ở nhóm ung thư
TTL thì tỷ lệ fPSA/tPSA (%) có liên quan rõ với thể tích TTL còn tPSA
thì không có tương quan với thể tích TTL. Rõ ràng có một sự liên hệ
đối lập giữa tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với thể tích TTL ở những
bệnh nhân ung thư TTL và những bệnh nhân BPH. Từ nghiên cứu này
chúng ta có thể ứng dụng mối liên quan giữa thể tích TTL với tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) hoặc tPSA để phân biệt giữa bệnh nhân BPH và bệnh
nhân ung thư TTL.
3.2.4. Mối tương quan giữa tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với độ biệt
hóa mô học
Mối tương quan giữa tPSA với độ biệt hóa mô học
Bảng 3.16. Phân bố độ biệt hóa tế bào ung thư theo tPSA
Độ biệt hóa mô học
Nồng độ tPSA
5-7
8-10
(ng/ml)
n
%
n
%
<4
4

14,81
4
11,76
4-10
3
11,11
2
5,88
10 -20
3
11,11
4
11,76
20- 30
1
3,6
7
20,6
>30
16
59,27
17
50
Tổng số
27
34
Từ bảng 3.16, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

13



- Trong mẫu ung thư của chúng tôi không có mẫu nào có độ biệt hóa
tốt, có 27 (44,3%) mẫu có độ biệt hóa trung bình còn lại là 34 (55,7%)
mẫu có độ biệt hóa kém.
- Khoảng một nửa các mẫu ung thư có độ biệt hóa trung bình và kém
có nồng độ tPSA huyết thanh >30 ng/ml .
- Không có sự liên quan giữa độ biệt hóa tế bào ung thư và nồng độ
tPSA (phép kiểm Chi- squared, r = 0,02, p = 0,3895 > 0,05).
Mối tương quan giữa tỷ lệ fPSA/tPSA (%) với độ biệt hóa mô học
Bảng 3.17. Phân bố độ biệt hóa tế bào ung thư theo tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
Độ biệt hóa mô học
Tỷ lệ
5-7
8-10
fPSA/tPSA (%)
n
%
n
%
<15%
19
70,37
21
61,76
15-20%
4
14,81
7
20,59
>20%

4
14,81
6
17,65
Tổng số
27
34
Từ bảng 3.17. chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Không có sự liên quan giữa độ biệt hóa tế bào ung thư và tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) (phép kiểm t, r=0,12, p=0,77>0,05).
Hiện nay, có những ý kiến trái chiều nhau về vai trò của tPSA và tỷ
lệ fPSA/tPSA (%) trong việc tiên lượng mức độ biệt hóa của tế bào ung
thư. Đa số cho rằng tPSA có vai trò dự đoán giai đoạn của ung thư [74]
hoặc theo Arcangeli và cộng sự [16] cho thấy tỷ lệ fPSA/tPSA (%) <
14% có liên quan chặt chẽ với điểm Gleason cao trong khi đó Lerner và
cs [70] lại thấy rằng tỷ lệ fPSA/tPSA (%) không có tương quan với độ
biệt hóa mô học.
3.3. Khảo sát vai trò tầm soát bệnh lý tuyến tiền liệt của xét nghiệm
PSA.
3.3.1. Ứng dụng SVM trong phân loại nhóm người bình thường và
nhóm người bị bệnh (tăng sản lành tính và ung thư tuyến tiền liệt)
Để phân loại nhóm người bình thường và nhóm người bị bệnh chúng
tôi áp dụng hàm (2.8) với bộ dữ liệu gồm 1109 người với 4 thuộc tính
gồm tuổi, tPSA, fPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) (bỏ qua giá trị thể tích
tuyến tiền liệt vì chỉ có những bệnh nhân bị nghi ngờ mới được chỉ định
siêu âm).
Kết quả chúng tôi chẩn đoán đúng được 775 trường hợp là người
bình thường và 334 người bị bệnh. Như vậy bằng hàm số (2.8) chúng

14



tôi nhận diện chính xác 100% người bình thường và người có bệnh về
TTL bao gồm BPH và ung thư TTL.
Ở nhóm người có bệnh lý TTL, chúng tôi sử dụng phần mềm R,
phương pháp SVM hoặc sự phối hợp hai phương pháp này để phân biệt
nhóm BPH hoặc ung thư TTL.
3.3.2. Phân biệt bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư
tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm fPSA, tPSA thông qua R
Theo một số nghiên cứu [31], [33] thì việc ứng dụng tỷ lệ fPSA/tPSA
(%) trong “vùng xám” tPSA từ 4-10ng/ml làm tăng cường sự sai biệt
giữa hai bệnh lý này. Do đó để gia tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong
chẩn đoán phân biệt bệnh tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL cũng
là góp phần giúp phát hiện sớm ung thư TTL, giúp tránh được đến mức
tối đa các trường hợp sinh thiết không cần thiết. Do vậy chúng tôi khảo
sát sự kết hợp giữa giá trị tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) ở các vùng
dưới, trong và trên “vùng xám” (tPSA<4g/ml, tPSA 4-10ng/ml, tPSA
>10ng/ml) bằng công cụ R. Ở mỗi vùng giá trị của tPSA, chúng tôi khảo
sát vai trò của tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trong việc phân biệt bệnh
tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL bằng cách dùng R để vẽ đường
cong ROC, xác định diện tích dưới đường cong AUC và so sánh độ
nhạy và độ đặc hiệu của giá trị tPSA và tỷ lệ fPSA/tPSA (%) trong chẩn
đoán ung thư TTL. Trong văn bảng tóm tắt này, chúng tôi trình bày kết
quả nhận được sau khi so sánh các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu của điểm
cắt tPSA hoặc tỷ lệ fPSA/tPSA (%).
Giá trị của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi tPSA<4ng/ml trong việc phân biệt
bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt
Biểu đồ 3.13 cho thấy trong khoảng tPSA <4ng/ml, khi điểm cắt của
tỷ lệ fPSA/tPSA (%) bằng 13,691 thì diện tích dưới đường cong là 0,92
(95% CI, 0,79-1). Giá trị điểm cắt fPSA/tPSA (%) bằng 13,691 đã cho

thấy khả năng phân biệt tốt BPH với ung thư TTL. Độ nhạy, độ đặc
hiệu để phân biệt BPH và ung thư TTL trong trường hợp này lần lượt
là 87,5% và 94,1%.

15


Độ nhạy (%)

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

1.0

0.8

0.6

0.4

0.2

0.0

Độ đặc hiệu (%)

0.8 1.0
0.0 0.2 0.4 0.6

Độ nhạy (%)


Biểu đồ 3.13. Đồ thị đường cong ROC của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi
tPSA<4ng/ml.
Giá trị của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi tPSA 4- 10ng/ml trong việc phân
biệt bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

1.0

0.8

0.6

0.4

0.2

0.0

Độ đặc hiệu (%)

Biểu đồ 3.15. Đồ thị đường cong ROC của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi
tPSA từ 4 - 10ng/ml
Biểu đồ 3.15 cho thấy với điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) bằng 15,916
thì diện tích dưới đường cong của đồ thị là 0,94 (95% CI, 0,87-1). Điểm
cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) bằng 15,916 cho thấy rằng xét nghiệm fPSA
có năng lực tốt trong việc phân loại BPH và ung thư. Độ nhạy và độ đặc
hiệu để phân loại BPH và ung thư TTL lần lượt là 100% và 81,6%.

16



0.6
0.4
0.0

0.2

Độ nhạy (%)

0.8

1.0

Giá trị của tPSA trong việc phân biệt bệnh tăng sản lành tính tuyến
tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt khi tPSA 4- 10ng/ml

1.0

0.8

0.6

0.4

0.2

0.0

Độ đặc hiệu (%)

Biểu đồ 3.16. Đồ thị đường cong ROC của tPSA khi tPSA >10ng/ml.

Biểu đồ 3.16 cho thấy trong khoảng tPSA>10ng/ml, khi điểm cắt
tPSA bằng 24,30 thì diện tích dưới đường cong là 0,82 (95% CI, 0,74 0,91). Giá trị điểm cắt của tPSA bằng 24,30 đã thể hiện khả năng phân
biệt tốt giữa tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL. Độ nhạy, độ đặc
hiệu để phân biệt BPH và ung thư TTL trong trường hợp này lần lượt là
79,2% và 78,4%.
Giá trị của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi tPSA > 10ng/ml trong việc phân
biệt bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

17


1.0
0.8
0.6
0.4

Độ nhạy (%)

0.2
0.0

1.0

0.8

0.6

0.4

0.2


0.0

Độ đặc hiệu (%)

Biểu đồ 3.17. Đồ thị đường cong ROC của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khi
tPSA >10ng/ml.
Biểu đồ 3.17 cho thấy trong khoảng tPSA >10ng/ml, khi điểm
cắt của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) bằng 18,081 thì diện tích dưới đường cong
là 0,73 (95% CI, 0,64-0,82). Giá trị điểm cắt của tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
bằng 18,081 đã cho thấy khả năng trung bình trong việc phân biệt BPH
với ung thư TTL. Độ nhạy và độ đặc hiệu để phân biệt BPH và ung thư
TTL trong trường hợp này lần lượt là 70,8% và 71,6%.
Như vậy có thể thấy độ nhạy của xét nghiệm fPSA để phân biệt
ung thư TTL và BPH cao nhất (100%) trong vùng tPSA từ 4 – 10ng/ml
với điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) là 15,96. Khi so sánh với các nghiên
cứu ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy rằng mỗi một phòng thí nghiệm
sử dụng phương pháp xác định nồng độ tPSA hay fPSA khác nhau nên
mỗi phòng thí nghiệm đều xây dựng điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và
tPSA cho riêng mình. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu đều cho thấy tỷ
lệ fPSA/tPSA (%) có vai trò phân biệt rất tốt BPH và ung thư TTL trong
vùng xám tPSA từ 4 -10ng/ml [33], [77], [14]. Theo một số nghiên cứu
về điểm cắt của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) ở một số nước Châu Á như Trung
Quốc, điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) ở “vùng xám” là 15% [129], ở Hàn
Quốc điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) là 10% với độ nhạy và độ đặc hiệu
lần lượt là 75%, 76,5% để phân biệt BPH và ung thư [126], còn ở một
số nước phương Tây như Catalona và cộng sự [33], điểm cắt tỷ lệ
fPSA/tPSA (%) trong vùng tPSA từ 4 -10ng/ml là 25% với độ nhạy 95%

18



và độ đặc hiệu 80%. Nhìn chung điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) có ý
nghĩa chẩn đoán phân biệt ung thư TTL và BPH của các nước Châu Á
thấp hơn các nước phương Tây.
Kết quả trên cũng cho thấy độ đặc hiệu phân biệt ung thư TTL và BPH
cao nhất (94,1%) trong trường hợp sử dụng xét nghiệm fPSA trong vùng
tPSA<4ng/ml với điểm cắt tỷ lệ fPSA/tPSA (%) là 13,691. Trong
nghiên cứu của Lee và cộng sự [69] về vai trò của tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
khi tPSA<4 ng/ml đã cho thấy điểm cắt của tỷ lệ fPSA/tPSA (%) là 11%
với độ đặc hiệu là 85% có vai trò dự đoán ung thư khi tPSA<4ng/ml.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu các thông số gồm nồng độ tPSA, tỷ lệ
fPSA/tPSA(%), tuổi và thể tích TTL của 776 người bình thường, 273
người bị tăng sản lành tính và 61 người bị ung thư TTL, chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
1. Mối tương quan giữa PSA toàn phần (tPSA), tỷ lệ fPSA/tPSA
(%) với tuổi, thể tích tuyến tiền liệt và độ biệt hóa mô học.
Nồng độ tPSA
Có tương quan yếu giữa nồng độ tPSA với tuổi trong nhóm người
bình thường (r= 0,24; p<0,05), không có liên quan giữa nồng độ tPSA
với tuổi trong nhóm ung thư (r = 0,08; p>0,05) hoặc BPH (r = 0,16;
p>0,05).
Có tương quan yếu giữa nồng độ tPSA với thể tích TTL trong nhóm
BPH (r = 0,15; p<0,05), trong nhóm ung thư TTL thì không thấy có sự
tương quan (r = 0,16; p>0,05).
Không có sự liên quan giữa độ biệt hóa tế bào ung thư với nồng độ
tPSA (r = 0,12; p>0,05).
Tỷ lệ fPSA/tPSA (%)
Không có tương quan giữa tỷ lệ fPSA/tPSA(%) với tuổi trong

nhóm người bình thường, ung thư TTL hoặc BPH ( p>0,05).
Có tương quan yếu giữa tỷ lệ fPSA/tPSA(%) với thể tích TTL trong
nhóm BPH (r = 0,02; p<0,05) và tương quan thuận rõ giữa tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) với thể tích TTL trong nhóm ung thư TTL (r = 0,57;
p<0,05).
Không có sự liên quan giữa độ biệt hóa tế bào ung thư với tỷ lệ
fPSA/tPSA(%) (r = 0,12; p>0,05).
2. Vai trò tầm soát bệnh lý tuyến tiền liệt của xét nghiệm PSA
Xét nghiệm PSA có vai trò phân loại người bình thường với
người bị tăng sản lành tính TTL hay ung thư TTL khi phối hợp với các

19


giá trị tuổi, nồng độ tPSA huyết thanh, tỷ lệ fPSA/tPSA(%) bằng
phương pháp SVM (hàm 2.8).
Sử dụng giá trị điểm cắt của tỷ lệ fPSA/tPSA(%) theo giá trị
tPSA để phân biệt người bị tăng sản lành tính TTL với người có nguy
cơ cao ung thư TTL cần sinh thiết.
3. Nâng cao độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA bằng sự
kết hợp các giá trị tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%), tuổi và thể tích tuyến
tiền liệt bằng R và SVM.
- Xây dựng sơ đồ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt gồm các bước phân
loại sau:
+ Bước một: phân biệt người bình thường với người bị bệnh tăng
sản lành tính TTL hoặc ung thư TTL bằng cách sử dụng phương pháp
SVM (hàm 2.8) với các giá trị sinh học gồm tuổi, nồng độ fPSA huyết
thanh (ng/ml), nồng độ tPSA huyết thanh (ng/ml), tỷ lệ fPSA/tPSA(%).
(Hình 3.8)
+ Bước hai: Phân biệt người bị tăng sản lành tính TTL với người có

nguy cơ ung thư TTL cao cần phải sinh thiết bằng cách sử dụng các
điểm cắt tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) khác nhau. Đồng thời bổ sung thêm
giá trị thể tích TTL để sử dụng phương pháp SVM (hàm 2.9) khi
10Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán ung thư TTL của sơ đồ của
đề tài là 96,1% và 84,6 %.
- Xây dựng phần mềm chẩn đoán ung thư “Prostate Cancer
Predictor”.

Hình 3.8. Sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL của đề tài.

20


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Vũ Quang Huy, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2010), Đánh giá
độ chính xác, chất lượng của kỹ thuật %PSA tự do (%free
Prostate – Specific Antigen) và sơ bộ thăm dò giá trị trong
chẩn đoán nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt kết hợp với nội soi
sinh thiết, Tạp chí Y Học Thực Hành, 2 (704), 38-40.
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vũ Quang Huy (2010), Khảo sát ý
nghĩa của tỷ lệ fPSA/tPSA (Prostate – specific antigen) trong
chẩn đoán phân biệt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (BPH)
và ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL), Tạp chí Y Học Thực
Hành, 4 (714), 104-106.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vũ Quang Huy (2015), Khảo sát ý
nghĩa của tỷ lệ fPSA/tPSA(%) trong chẩn đoán phân biệt ung
thư tuyến tiền liệt và tăng sản lành tính tuyến tiền liệt khi
tPSA>10ng/ml, Tạp chí Y Học Thực Hành, 1 (948), 39-41.
4. Nguyen Thi Hong Nhung, Vu Tran Minh Khương, Vu Quang

Huy, Pham The Bao (2015), Classifying Prostate Cancer
Patients based on tPSA and fPSA features by SVM, Journal
of Cancer Research and Therapeutics, reviewed
JCRT_201_15.


×