Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Lập dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.86 KB, 42 trang )

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG
CAO

Địa điểm đầu tư

Long An - 4/2015

CHỦ ĐẦU TƯ


ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Long An - 4/2015



DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN.........................................................................................1
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư..................................................................................................1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án........................................................................................1
CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN..........................................................................3
II.1. Căn cứ pháp lý...........................................................................................................3
I.1. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án...........................................5
II.1.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu.............................................................................5
II.1.2. Năng lực của chủ đầu tư....................................................................................5
II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án............................................5
II.2.1. Thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam năm 2014-2015................................5
II.2.2. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án ...........................................................9
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư......................................................................................9
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN...................................................................................10
III.1. Địa điểm đầu tư dự án............................................................................................10
III.1.1. Vị trí đầu tư.....................................................................................................10
III.1.2. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................12
III.1.3. Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp Tân Kim.............................................12
III.1.4. Nhận xét chung...............................................................................................13
III.2. Quy mô dự án.........................................................................................................13
III.3. Nhân sự dự án........................................................................................................14
III.4. Tiến độ đầu tư........................................................................................................14
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................................15
IV.1. Xây dựng................................................................................................................15
IV.1.1. Hạng mục xây dựng.......................................................................................15
IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị...........................................................................15
IV.1.3. Mặt bằng tổng thể nhà máy............................................................................16
IV.2. Quy trình sản xuất gạo tại nhà máy.......................................................................16

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ....................................17
V.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................................17
V.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................17
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................17
V.2. Tác động của dự án tới môi trường........................................................................18

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK

Trang i


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO

V.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án...............................................................................18
V.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng....................................................18
V.3. Biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm......................................................................20
V.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án...............................................................................20
V.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng....................................................21
V.4. Kết luận – Cam kết.................................................................................................22
V.4.1. Kết luận............................................................................................................22
V.4.2. Cam kết............................................................................................................22
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN................................................................23
VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư....................................................................................23
VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư.....................................................................................24
VI.2.1. Tài sản cố định...............................................................................................24
VI.2.2. Vốn lưu động sản xuất...................................................................................25
CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................27
VII.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án......................................................................27
VII.2. Phương án vay và hoàn trả nợ..............................................................................27
CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH..................................................29

VIII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính................................................................................29
VIII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................29
VIII.1.2. Chi phí của dự án.........................................................................................30
VIII.1.3. Doanh thu từ dự án......................................................................................34
VIII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.............................................................................35
VIII.2.1. Báo cáo thu nhập.........................................................................................35
VIII.2.2. Báo cáo ngân lưu.........................................................................................35
VIII.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội...............................................................................37
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN................................................................................................38

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK

Trang ii


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên công ty

:

- Mã số doanh nghiệp :
- Đại diện pháp luật

:

- Địa chỉ trụ sở


:

- Ngành nghề KD

:

- Vốn điều lệ

:

Chức vụ :

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
- Tên dự án

:

- Địa điểm đầu tư

:.

- Diện tích nhà máy

:

- Công suất nhà máy

:

- Sản phẩm dự án


:.

- Mục tiêu đầu tư
: Xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao theo công
nghệ tiên tiến, đáp ứng đòi hỏi khắt khe quy trình kiểm soát chất lượng ISO 22000, BRC
cho các thị trường gạo cao cấp: Châu Âu, Bắc Mỹ.
- Mục đích đầu tư

:

+ Mang đến cho khách hàng sản phẩm dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi, nguồn gốc
thiên nhiên, không pha trộn.
+ Nâng cao đời sống nông dân thông qua việc bao tiêu và tạo ảnh hưởng tích cực
cho cộng đồng.
+ Xây dựng gạo Lotus Rice trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường gạo cao cấp
tại Việt Nam.
- Hình thức đầu tư

: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý
dự án do chủ đầu tư thành lập.
- Tổng mức đầu tư
+ Vốn tự có là

: 57,203,000,000 đồng
: 17,203,061,000 đồng chiếm 30%.


+ Vốn vay ngân hàng: 40,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 70%.
- Tiến độ đầu tư

:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 1


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

+ Dự kiến khởi công: quý IV/2015.
+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sản xuất: quý I/2016.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 2


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Thương mại ngày 14/6/2005;

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 3



DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất
khẩu gạo;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc
lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21/1/2015 của Bộ Công thương v/v ban hành lộ
trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo
của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020;
- Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 4


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

I.1. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án
II.1.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nhà máy chế biến gạo Royal Farm sẽ sử dụng lúa gạo từ Đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL), bởi nơi đây là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước đóng góp hơn
50% sản lượng lúa của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và
cung cấp khoảng trên 90% lượng gạo xuất khẩu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ĐBSCL có tổng diện tích khoảng
3.96 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 3.21 triệu ha. Cụ thể, đất
lúa gồm 1.85 triệu ha. Để đạt được kết quả trên, ngành lúa gạo của ĐBSCL đã không
ngừng áp dụng cải tiến giống cây trồng, thay đổi từ giống lúa mùa một vụ năng suất thấp
(1.5-2.0 tấn/ha) sang các giống lúa cao sản chất lượng cao (6-8 tấn/ha), ngắn ngày (85100 ngày) nên dễ dàng tăng vụ (2-3 vụ lúa/năm). Bên cạnh đó, nội dung cải tiến giống
lúa gắn liền với công tác cải tạo thủy lợi xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ
động trong tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển. Đồng thời,

ĐBSCL cũng không ngừng áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, đẩy mạnh
công tác khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân,… góp phần, nâng
sản lượng, chất lượng lúa ngày càng tăng theo thời gian.
Tóm lại, với sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước như ĐBSCL thì nguồn cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy chế biến gạo Royal Farm sẽ luôn ổn định và bền vững.
Bên cạnh đó, do nhà máy được đầu tư tại tỉnh Long An nên vấn đề chuyên chở nguyên
liệu và thành phẩm từ vùng nguyên liệu ĐBSCL đến nhà máy và từ nhà máy đến
Tp.HCM cũng như các thị trường tiêu thụ khác rất thuận lợi. Đồng thời thông qua việc
bao tiêu lúa thành phẩm của người dân, nhà máy sẽ góp phần nâng cao đời sống nông dân
và tạo ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng.
II.1.2. Năng lực của chủ đầu tư
Với nguồn di sản giàu có từ những người tâm huyết của thế hệ trước và kinh
nghiệm của các chuyên gia sau 20 năm tích lũy, từ một nhà máy gạo qui mô nhỏ Công ty
TNHH XNK Đại Dương Xanh đã phát triển không ngừng, xây dựng thành công một nhà
máy gạo tại thành phố Cần Thơ với các loại máy móc hiện đại, được các đối tác nước
ngoài đánh giá cao; đồng thời thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty ngày càng mở
rộng với những thương hiệu nổi tiếng như Lotus Rice.
Bên cạnh đó, năng lực công ty ngày càng hoàn thiện hơn, từ việc chọn giống, gieo
hạt và trồng trọt, cho đến việc thu hoạch, chế biến và đóng gói. Sản phẩm được hoàn
thiện bởi dây chuyền khép kín cùng với sự chăm chút cho từng điểm nhấn trên thiết kế
của bao bì, đã đem đến sự khẳng định vượt trội về chất lượng và sự tinh tế về mỹ thuật
nhằm góp phần tôn vinh cho niềm tự hào về hạt gạo - hạt ngọc của người Việt Nam.
II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án
II.2.1. Thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam năm 2014-2015
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ
gia đình. Do đó, khối lượng tiêu thụ gạo trên thế giới và Việt Nam nói riêng rất lớn.
Năm 2014, thương mại lúa gạo thế giới tương đối bình ổn, không có những xáo trộn
đáng kể xảy ra do mùa màng hoặc biến cố chính trị. Do nhu cầu của một số nước gia tăng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh


Trang 5


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

và số lượng lúa gạo thặng dư tại các nước xuất khẩu, sự trao đổi lúa gạo thế giới đạt mức
kỷ lục 40.2 triệu tấn gạo hay 8% cao hơn 2013.
Năm qua, có vài sự kiện đáng chú ý làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường thế
giới. Tháng 2/2014, Chính phủ quân nhân Thái Lan hủy bỏ chương trình trợ giá gạo lớn
lao của Chính phủ trước, thúc đẩy xuất khẩu gạo tồn kho, hạ thấp giá để giúp nước này
phục hồi ngành xuất khẩu truyền thống và đã trở lại ngôi vị xuất khẩu gạo hạng nhất
trong 2014. Dĩ nhiên, điều này có tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu Việt Nam và
Ấn Độ, Campuchia và Myanmar đang trở nên những nước xuất khẩu gạo giá thấp và có
lực cạnh tranh đáng lo ngại cho cả Việt Nam và Thái Lan trong tương lai. Trung Quốc,
Úc Châu, Ecuador, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Uruguay cũng xuất khẩu gạo nhưng với số
lượng tương đối nhỏ.
Với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm vừa qua được mùa
nhờ khí hậu điều hòa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay tăng 2.3% so với 2013, năng
suất bình quân 5.77 tấn/ha và xuất khẩu 6.2 triệu tấn gạo trị giá 2.7 tỉ Mỹ kim, so với mục
tiêu đầu năm 6.5 triệu tấn và 6.7 triệu tấn của 2013. Năm 2014, Việt Nam xuống vị trí thứ
ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ. Hai chương trình trợ cấp trồng lúa lai
và sản xuất lúa 3 vụ/năm đã đến lúc cần được nghiêm túc duyệt xét lại vì sự bất hợp lý
của nước sản xuất dư thừa và xuất khẩu gạo lớn thế giới, chưa kể đến yếu tố kỹ thuật.
Cho nên, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đặc biệt dành hỗ trợ này cho mục đích khác
như ngành trồng bắp, đậu nành cho chăn nuôi và rau cải, màu có trị giá cao. Hơn nữa,
trồng 3 vụ lúa/năm trong khi giá gạo xuất khẩu thế giới xuống thấp như hiện nay, nông
dân còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Chỉ tiêu sản xuất lúa gạo hàng năm cần đặt trên cơ
sở nhu cầu thế giới và nội địa để đảm bảo lợi tức cao cho nông dân thay vì dựa vào đất
trồng sẵn có. Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay

36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo
thơm Hom Mali của Thái Lan từ 1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới. Thị
trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Mỹ.
Một điều đáng mừng cho người Việt hải ngoại là gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu
tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái
Lan (từ 10-45 đô la/kg), với 3 nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, Gạo thơm
thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine ricet tại miền Nam California. Phản ứng sơ
khởi của giới tiêu thụ Mỹ cho biết chất lượng gạo Việt Nam không bằng gạo Thái Lan,
loại gạo sau này hiện chiếm thị phần to lớn tại Mỹ (hơn 80%).

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 6


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu quan trọng và thế giới
2013 và 2014

Nguồn: a/ Tiên đoán FAO Tháng 12-2014
Năm 2015, theo một số chuyên gia, thị trường xuất khẩu gạo thế giới có thể gặp khó
khăn .FAO tiên đoán thị trường lúa gạo thế giới sẽ kém hơn 2014 một chút, chỉ độ 0.6%
hay số lượng đạt đến 40.5 triệu tấn gạo. Hiện nay, các nước ở Nam bán cầu đang gieo
trồng, theo tiên đoán sơ khởi, sản xuất lúa của Argentina và Uruguay giảm bớt do mưa
quá nhiều và giá thành cao; trong khi tăng thêm tại Bolivia, Chile và Paraguay. Ở
Indonesia, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4% (73,4 triệu tấn lúa) so với 2014. Sri Lanka sản
xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại Châu Phi, triển vọng sản xuất của Madagascar và
Tanzania khá tốt. Tuy nhiên, sản xuất lúa của Úc Châu sẽ co lại 18% do thiếu nước và
giá thành cao. Ngoài ra, Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ với nội dung Trung

Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2015-2016 dù thực tế chưa xác định như
đã thấy trong 2014.
Theo FAO tiên đoán, sau khi xuất khẩu được 6.2 triệu tấn gạo trong 2014, Việt
Nam có thể xuất khẩu 6.9 triệu tấn gạo trong 2015 do được mùa năm qua, mà phần lớn
đến các nước nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Philippines và Đông Nam Á. Thái Lan sẽ
tiếp tục vai trò dẫn đầu xuất khẩu gạo thế giới ở tầm mức cao hơn, khoảng 11 triệu tấn
gạo, do họ còn gạo tồn kho khá lớn.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 7


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

Biểu đồ : Top 10 thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại, tháng 2/2015
(ngàn tấn)

Một số nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Guyana, Myanmar, Pakistan, Paraguay
và Hoa Kỳ có khả năng xuất khẩu gạo nhiều hơn, trong khi các nước Argentina, Úc
Châu, Brazil và đặc biệt Ấn Độ sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn do giá cả thiếu hấp dẫn.
Theo nhận định gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện giữ số lượng tồn
kho gạo rất lớn (46,8 triệu tấn gạo), chiếm đến 42% tồn trữ thế giới (111,2 triệu tấn gạo).
Số lượng gạo dự trữ này đủ cho người dân dùng trong 117 ngày so với phần còn lại của
thế giới chỉ 71 ngày; do đó, an ninh lương thực Trung Quốc khá ổn định nên họ có thể
ngưng thu mua bất cứ lúc nào khi họ muốn. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên cẩn trọng
khi làm ăn với họ. Thái Lan và Myanmar ký hợp đồng G2G giữa Chính phủ và Chính
phủ để bán gạo cho Trung Quốc dễ dàng hơn Việt Nam; tuy nhiên, Việt Nam còn tiếp tục
giao thương với nước này qua dạng tiểu ngạch, mặc dù WTO yêu cầu giảm bớt. Trong
tương lai, số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp sẽ tăng cao trên thị trường thế giới

do Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sản xuất mạnh trong khi nhu cầu gạo với chất lượng
này sẽ không thay đổi nhiều, gây cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc
liệt và giá cả hạ thấp. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo sẽ được tiến
hành tự do hóa thương mại vào năm 2015 trong khu vực ASEAN. Do đó, xuất khẩu gạo
thơm và gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến khích nhiều hơn nữa để nâng cao
lực cạnh tranh của khâu này, nhưng phải thực sự đảm bảo chất lượng cao. Ngoài ra,
mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng
nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa sớm được nghiêm
chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản để thiết lập thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam
và đảm bảo quyền lợi người trồng lúa.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 8


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

II.2.2. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án
Gạo do Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh sản xuất đã được bán khắp nơi trong
cả nước và xuất khẩu sang một số nước như: Mỹ, Cameroon, Angola, Kenya, Bờ Biển
Ngà, Australia, Đông Timor, Philippines, Malaysia, Singapore, Trung Đông, châu Phi và
các bộ phận khác của châu Á.

Hình: Thị trường xuất khẩu gạo thương hiệu Lotus Rice
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Hiểu rõ nhu cầu tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới ngày càng tăng đồng thời nhận
thấy tiềm năng phát triển lúa gạo ở ĐBSCL, Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh
chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy chế biến gạo chất lượng cao Royal
Farm” tại một phần lô F1, đường số 2, KCN Tân Kim, ấp Tân Phước, xã Tân Kim, huyện

Cần Giuộc, tỉnh Long An trên khu đất có tổng diện tích 10,500 m2 với công suất dây
chuyền 10 tấn/giờ. Nhà máy này sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng đòi hỏi khắt khe
quy trình kiểm soát chất lượng ISO 22000, BRC cho các thị trường gạo cao cấp như châu
Âu, Bắc Mỹ.
Việc đầu tư dự án sẽ mang đến cho khách hàng sản phẩm dinh dưỡng, an toàn, tiện
lợi, nguồn gốc thiên nhiên, không pha trộn. Bên cạnh đó dự án cũng góp phần nâng cao
đời sống nông dân thông qua việc bao tiêu và tạo ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng;
đồng thời đưa thương hiệu Lotus Rice trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường gạo cao
cấp tại Việt Nam.
Tóm lại, việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu
tư đúng đắn không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu
mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Long An nói riêng
và cả nước nói chung.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 9


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
III.1. Địa điểm đầu tư dự án
III.1.1. Vị trí đầu tư
Dự án “Nhà máy chế biến gạo chất lượng cao Royal Farm” được đầu tư tại một
phần lô F1, đường số 2, KCN Tân Kim, ấp Tân Phước, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc,
tỉnh Long An.

Hình: Vị trí đầu tư dự án
Do nằm trong khu công nghiệp nên Nhà máy Royal Farm có rất nhiều lợi thế. Đặc

biệt là khi KCM Tân Kim có vị trí gần trung tâm TPHCM nhất. Đi dọc theo tuyến đường
QL 50, vừa qua khỏi ngã tư Nguyễn Văn Linh - QL50 đến cầu ông Thìn đi thêm gần 2km
là điểm dừng chân của KCN Tân Kim. Nằm cạnh bờ sông Cần Giuộc - tuyến giao thông
đường thủy quan trọng từ TPHCM đi các tỉnh ĐBSCL.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 10


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

Hình:Vị trí Khu công nghiệp Tân Kim
 Hệ thống giao thông:
- Giao thông đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính nối liền với Tp.HCM theo
QL50, được nối với tuyến đường Nam Bình Chánh - Nhà Bè rất thuận lợi lưu thông hàng
hóa đến Tp.HCM và các tỉnh miền Tây.
+ Cách địa phận TPHCM 2 km.
+ Cách chợ Bến Thành 15 km.
+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất 20 km.
+ Cách đại lộ Nguyễn Văn Linh 8 km.
+ Thuận tiện liên kết với Đại Lộ Đông Tây.
- Giao thông đường thủy:
+ Phía Đông và phía Bắc giáp với sông Cần Giuộc, là con sông lớn với bề rộng bình
quân 250 m, tàu dưới 500DWT và đoàn sà lan 750DWT có thể lưu thông được. Từ KCN

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 11



DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

đến cửa biển Đông chỉ vào khoảng 40 Km, đây là tuyến giao thông đường thủy quan
trong giúp cho việc lưu thông từ KCN đến các nơi trong và ngoài nước rất thuận lợi.
+ Liên kết với sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp.
+ Hệ thống cảng nội địa Cần Giuộc ngay trong khu công nghiệp. Kết nối với các
cảng biển lớn trong khu vực: Cảng Tân Tập ( 15Km ), Cách cảng biển quốc tế Hiệp
Phước 12 Km. Cách cảng Sài Gòn 15 Km.
Với vị trí đắc địa, nhà máy Royal Farm sẽ gặp nhiều thuận lợi sau:
- Vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm bằng đường thủy với chi phí thấp.
- Tiết kiệm chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu thông qua Cảng Trung tâm Hiệp
Phước, Cảng Container (SPCT).
- Dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động và dịch vụ
chuyên nghiệp của TP. Hồ Chí Minh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thông đối ngoại liên vùng và quốc gia
kể cả đường bộ lẫn đường thủy.
- Vô cùng thuận lợi về thị trường nhờ vị trí kề bên Tp.HCM.
III.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Địa hình nơi đây mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng
phẳng, cao độ so với mặt biển 0.8 – 1.2 m.
 Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm là 26.90C
- Nhiệt độ trung bình mùa khô là 26.50C và mùa mưa là 27.30C
- Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 (290C)
- Tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24.70C)
- Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 400C, và thấp nhất 140C
- Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Tổng
lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng

10. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa nầy chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng
lượng mưa cả năm.
- Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối
thấp: 78%
- Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh
hành gió Tây Nam.
III.1.3. Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp Tân Kim
 Mạng lưới điện:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 12


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

- Từ trạm 110/22kv Cần Đước - Cần Giuộc mạng lưới điện quốc gia.
- Đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục chính cấp điện cho các nhà máy trong
KCN.
- Ba trạm hạ thế 22/0.4kv cho hệ thống đèn đường nội bộ cụm công nghiệp và các
công trình điều hành dịch vụ, kỹ thuật đầu mối.
 Nguồn nước sạch:
- Nguồn nước sạch được cung cấp bởi công ty TNHH cấp nước Hà Lan - là đơn vị
cung cấp nước cho toàn huyện Cần Giuộc và KCN Tân Kim.
- Công suất: 4800 m3/ngày đêm đảm bảo nhu cầu nước sản xuất và tiêu dùng cho
toàn KCN Tân Kim.
 Hệ thống xử lý nước thải:
- Hệ thống xử lý nước thải do Công ty phát triển Công Nghệ và Môi Trường Á Đông
sản xuất và giám sát theo công nghệ USBF của Châu Âu.
- Công suất xử lý 3000m3/ngày đêm.

- Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (TCVN5945-95).
 Môi trường xanh - sạch:
- KCN được phủ xanh với 13,78ha cây xanh, đất đường bộ 18,93ha tạo môi trường
thông thoáng, xanh sạch cho KCN.
- Tổ chức thu gom và xử lý rác thải với các trạm trung chuyển rác đo công ty Công
trình đô thị Cần Giuộc cung cấp.
 Bảo vệ - an ninh
Lực lượng bảo vệ được huấn luyện chuyên nghiệp, kỷ luật cao cung cấp bởi công ty
bảo vệ uy tính cùng với sự bố trí của lực lượng công an địa phương ngay trong KCN đảm
bảo an ninh trật tự cho toàn KCN 24/24.
 PCCC
- Bố trí đầy đủ các phương tiện cứu hỏa.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện và diễn tập định kỳ.
- Các chuyên viên PCCC trực chiến 24/7, sẵn sàng tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
III.1.4. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất
thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn
nguyên liệu đầu vào ổn định là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư
vào dây chuyền sản xuất gạo chất lượng cao theo công nghệ hiện đại.
III.2. Quy mô dự án
Nhà máy chế biến gạo chất lượng cao Royal Farm được đầu tư tại khu công nghiệp
Tân Kim trên lô đất có diện tích 10.500 m2. Nhà máy hoạt động đạt công suất 10 tấn/giờ.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 13


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM


III.3. Nhân sự dự án
Nhân sự của dự án gồm:
- Nhân sự không trực tiếp sản xuất: Bộ phận quản lý hành chính
- Nhân sự trực tiếp sản xuất: công nhân sản xuất và quản lý trực tiếp tại nhà máy.
Hạng mục

Số Lượng
(người)

Ban lãnh đạo
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Quản lý sản xuất
Nhân viên hành chính
Bảo vệ
Bộ phận trực tiếp sản xuất
Kỹ sư điện
Kỹ sư cơ khí

16
1
1
2
8
4
55
1
2

Công nhân vận chuyển, bốc xếp, đóng bao, lưu kho


50

Thợ vận hành máy
TỔNG

2
71

III.4. Tiến độ đầu tư
+ Dự kiến khởi công: quý IV/2015.
+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sản xuất: quý I/2016.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 14


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
IV.1. Xây dựng
IV.1.1. Hạng mục xây dựng
STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Hạng mục
Nhà xưởng
Nhà kho
Nhà văn phòng
Nhà bảo vệ - cổng - biển hiệu
Nhà bảo vệ
Cổng biển hiệu
Nhà xe máy, ô tô
Trạm máy phát điện
Nhà vệ sinh
Trạm bơm + bể ngầm 200 m3
Bể xử lý nước thải
Canopy
Đường nội bộ
Tường rào
Thoát nước mưa
Thoát nước thải
Chi phí lán trại, đường tạm


Đơn vị
tính

Khối
lượng

m2
m2
m2

4,000
2,000
32

m2
thiết bị
m2
m2
m2
thiết bị
thiết bị
m2
m2
m
thiết bị
thiết bị
thiết bị

32

2
1,000
28
40
1
1
200
1,940
249
1
1
1

IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị
STT Dây chuyền thiết bị
1
2
3
4
5

Đơn vị
tính

Dây chuyền lau bóng, tách màu
10 tấn/giờ
Máy dò kim loại
Máy đóng gói hút chân không
Bồn chứa
Hệ thống băng tải


Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Khối
lượng

HT

1

máy
máy
HT
HT

1
1
1
1

Trang 15


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

IV.1.3. Mặt bằng tổng thể nhà máy
Nhà máy chế biến gạo chất lượng cao Royal Farm được quy hoạch như sau:

IV.2. Quy trình sản xuất gạo tại nhà máy
Nguyên

liệu đầu
vào

Tách
sạn, tách
thóc

Lau
bóng

Bắt
Tấm

Tách
màu

Dò kim
loại

Hút chân
không.
Đóng gói
Thành
phẩm

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 16



DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ
V.1. Đánh giá tác động môi trường
V.1.1. Giới thiệu chung
Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh đầu tư “Nhà máy chế biến gạo chất lượng
cao Royal Farm” tại một phần lô F1, đường số 2, KCN Tân Kim, ấp Tân Phước, xã Tân
Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực nhà máy và khu vực lân
cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng
môi trường, hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính nhà máy khi dự
án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ
Môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ về
việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; cam kết
bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công
nghiệp;
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
bắt buộc áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục
chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 17


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường
và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐBKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;
V.2. Tác động của dự án tới môi trường
V.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án
Quá trình xây dựng nhà máy có thể xảy ra một số tác động đến môi trường thông
qua những đặc thù riêng của từng hoạt động. Các nguồn gây ô nhiễm, các loại chất thải
và những tác động của chất thải đến môi trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Các nguồn tác động có thể xảy ra trong quá trình xây dựng

STT
1


2

3

4

Nguồn
Các phương tiện
cơ giới san ủi
mặt bằng.
Các phương tiện
vận tải tập kết
nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị.

Chất thải
- Bụi, khí thải.
- Dầu nhớt rơi, vãi.
- Bụi, khí thải.
- Dầu nhớt rơi, vãi.

Tác động môi truờng
- Ô nhiễm không khí xung quanh;
- Ô nhiễm nguồn nước mặt;
- Tác động đến đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm không khí xung quanh;
- Ô nhiễm nguồn nước mặt

- Bụi từ các phương tiện thi
- Ô nhiễm môi truờng không khí;

Xây dựng cơ sở công: máy trộn, đầm nén.
- Ô nhiễm môi trường cảnh quan.
hạ tầng.
- Tiếng ồn;
- Chất thải rắn xây dựng.
Tập kết công
- Ô nhiễm môi trường cảnh quan;
- Chất thải rắn sinh họat;
nhân trên công
- Ô nhiễm môi trường đất, nước
- Nước thải sinh hoạt.
trường.
mặt và nước ngầm.

V.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
 Nguồn chất thải rắn
- Chất thải sinh hoạt: rác thải sinh hoạt do công nhân nhà máy thải ra
- Chất thải sản xuất: Phế phẩm sản xuất chủ yếu là trấu, nếu nhà máy không thực hiện
các biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nhất là môi trường nước mặt kênh rạch
lân cận.
Song song đó, cám là một trong những phụ phẩm trong quá trình sản xuất, phụ
phẩm này tuy không phải là sản phẩm phế thải nhưng với tỉ trọng hạt của loại phụ phẩm
này rất nhỏ nên dễ dàng bị gió bốc bay tạo thành bụi gây ô nhiễm môi trường không khí
và môi trường làm việc, ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
Trong quá trình sản xuất còn phát sinh lượng rác thải như các bao bì này chủ yếu là
bao nylon, PP, PE là những chất liệu rất chậm phân hủy sinh học dây nylon, các ống dẫn,
phụ tùng, chi tiết máy móc….
 Nguồn chất thải lỏng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh


Trang 18


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

- Đối với nước thải sản xuất
Do đặc thù ngành nghề, hoạt động sản xuất không phát sinh nước thải.
Chỉ sử dụng nước trong việc hạn chế khâu lau bóng gạo, được bơm vào bằng bơm
định lượng nhưng không thải ra bên ngoài.
- Đối với nước thải sinh hoạt:
Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt định mức trung bình sử dụng khoảng
60lít/người/ngày chỉ sử dụng cho vệ sinh, tắm rửa.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao
khi tích tụ lâu ngày các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây mùi hôi, tạo nên hiện tượng
bồi lắng và phú dưỡng.
- Đối với nước mưa: Nước mưa được quy ước là nước sạch và thoát qua mái của nhà
máy nên có thể xả thẳng ra hệ thống xử lý nước thải của KCN Tân Kim.
 Nguồn phát sinh khí thải
- Mùi hôi từ khu vực vệ sinh và thùng chứa rác sinh hoạt.
- Bụi, khói và khí thải như SO2, NOx, CO… sinh ra từ các phương tiện của công nhân
và phương tiện lưu thông. Ngoài ra, bụi còn phát sinh do trấu (phế phẩm sản xuất).
- Ô nhiễm môi trường không khí do tác động của bụi, tiếng ồn, nhiệt từ hoạt động của
máy móc thiết bị trong nhà máy phát sinh.
- Ô nhiễm nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và khách hàng.
 Ô nhiễm bụi
Ngoài khí thải, bụi còn là nguồn gây ô nhiễm chính trong loại hình xay xát và chế
biến gạo, từ đó gây ra những tác động nếu nồng độ bụi vượt quá quy chuẩn cho phép sẽ
ảnh hưởng sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất lao động của
công nhân, gây ra các bệnh về hệ hô hấp, giảm thị lực, gây các bệnh ngoài da. Nguồn gây

ô nhiễm nhiều nhất và chủ yếu là bụi mịn từ các công đoạn và quá trình khác nhau trong
dây chuyền sản xuất. Cụ thể là:
+ Xả gạo ra khỏi các bao chứa vào phễu tiếp nhận trước khi đưa lên máy sàng gạo.
+ Đổ gạo ra khỏi ống dẫn lên máy sàng rung hở với tốc độ chuyển động của vật liệu
rời trong đường ống khá lớn (ở tốc độ chuyển động cao, sự va chạm giữa các vật liệu với
nhau càng lớn và một phần cám sẽ được tách ra khỏi bề mặt các hạt gạo và bay vào
không khí khí ra khỏi miệng ống dẫn).
+ Sàng gạo trên các máy sàng rung hở.
+ Chuyển gạo, cám giữa các thiết bị trung gian bằng hệ thống dẫn chưa đảm bảo độ
kín hoàn toàn, nhất là tại các điểm chuyển tiếp từ hệ thống dẫn đến thiết bị tiếp nhận
trung gian tương ứng. Tuy nhiên, mức độ phát sinh bụi ở khâu này là không đáng kể.
+ Tháo cám (cám to và cám nhuyễn) ra khỏi thiết bị và tiếp nhận bằng các thao tác
thủ công với dụng cụ chứa là bao PP hoặc vải bố (phát sinh bụi nhiều nhất trong dây
chuyền sản xuất).

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 19


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

+ Sự lan tỏa bụi vào không khí tại khu vực phân xưởng và khu vực ngoài phân
xưởng do tích tụ lâu ngày dưới mặt đất và dưới tác động của gió.
+ Tùy thuộc vào nồng độ, mức độ bụi và thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng khác nhau.
 Nguồn chất thải nguy hại
Bên cạnh các chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thì nhà máy cũng định kỳ sửa chữa và
bảo trì các thiết bị nên phát sinh chất các chất thải rắn nguy hại như: giẻ lau dầu nhớt,
bóng đèn,... nhưng số lượng không nhiều. Tuy nhiên, các chất thải này nếu không được

xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường đất, nước.
 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Hoạt động sản xuất tại nhà máy cũng làm phát sinh tiếng ồn. Tiếng ồn phát sinh từ
khâu vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, từ hoạt động của máy móc như: sàng tạp chất,
cối lức, sàng cám to, sàng đảo, gằng sóc, gằng tách thóc đối với dây chuyền xay xát và
sàng tạp chất, sàng tách thóc lứt, máy xát trắng, trống chọn đối với dây chuyền lau bóng
và từ các phương tiện giao thông trên tuyến quốc lộ 50 và đường thủy. Tuy nhiên, dây
chuyền xay xát và lau bóng được lắp đặt trong nhà kín có bao bọc xung quanh nên mức
độ ảnh hưởng của tiếng ồn đến môi trường xung quanh là không lớn.
Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do các phương tiện giao thông lưu thông trên
đường và xe vận chuyển sản phẩm đường bộ.
Môi trường làm việc có độ ồn cao ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động
của công nhân. Tiếng ồn có cường độ cao kích thích mạnh đến hệ thần kinh trung ương,
gây rối loạn chức năng thần kinh. Vì vậy, nếu người lao động làm việc trong môi trường
có tiếng ồn thường xuyên sẽ có cảm giác gây khó chịu, đôi khi dẫn đến những hành động
không kiềm chế được. Tiếng ồn còn gây chứng tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng
huyết áp,… Đặc biệt, nếu làm việc trong môi trường có độ ồn cao, người lao động dễ
mắc các bệnh về thính giác và có nguy cơ bị điếc.
V.3. Biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
V.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án
Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…
Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng
gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.
Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động
gắng sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.
Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu
trang, quần áo, giày ….tại những công đoạn cần thiết.
Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan,
đào, đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h.
Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu

sau:
+ Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 20


DỰ ÁN: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO CHẤT LƯỢNG CAO ROYAL FARM

+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.
+ Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn…
Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân cần tập
trung trong khu vực.
Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung.
Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh
môi trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân.
V.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
 Nguồn chất thải rắn
- Thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào thùng chứa đặt tại nhà máy.
Chất thải sinh hoạt này được đội thu gom rác của huyện thu gom hằng ngày, không để
tồn đọng qua đêm.
- Lượng phế phẩm từ hoạt động sản xuất như trấu được chứa trong kho để bán cho
các đơn vị có nhu cầu.
- Cám được thu gom bằng cyclon bán cho khách hàng có nhu cầu.
- Các loại bao hư hỏng không sử dụng được thu gom vào thùng chứa và bán phế
liệu.
 Nguồn chất thải lỏng
- Đối với nước thải sinh hoạt: Do lưu lượng ít nên nước thải sinh hoạt được đưa vào
bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Bể tự hoại là công trình

đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ
6 – 8 tháng, dưới sự ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một
phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan, phần cặn
không tan sẽ được rút đi. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài đảm bảo hiệu suất
lắng cao.
 Nguồn phát sinh khí thải – bụi
Tạo không khí thông thoáng và môi trường làm việc tốt cho công nhân.
- Trang bị cho công nhân các thiết bị an toàn bảo hộ lao động (khẩu trang, bao tay,
giày,…).
- Vệ sinh khu vực nhà xưởng hằng ngày sau giờ làm việc, thu gom các phế phẩm
chứa vào kho hoặc bán.
- Tưới nước xung quanh khu vực nhà máy sản xuất trong những ngày nắng nóng để
hạn chế lượng bụi bốc bay, thu gom trấu vào buồng chứa và bán lại cho người có nhu cầu
sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ máy móc, thiết bị và có kế hoạch thay thế những chi tiết hưu hỏng
hoặc quá thời gian sử dụng.
 Nguồn chất thải nguy hại

Chủ đầu tư: Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Trang 21


×