Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tổng hợp đề thi môn pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.13 KB, 26 trang )

1
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Phần 1: Hệ thống câu hỏi từ thư viện đề thi
Chương 1: Lý luận chung về Nhà nước
Câu 1: 1)Tại sao nhà nước có tính giai cấp? Tính giai cấp được thực hiện như thế nào?
2)Tại sao nhà nước có tính giai cấp? Biểu hiện như thế nào?
Câu 2: Tại sao nhà nước là một hiện tượng lịch sử?
_Answer_
-Nhà nước là 1 hiện tượng lịch sử vì:
+ Định nghĩa: Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi loài người có sự phân hóa
thành các giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập
nên để điều hành toàn bộ hoạt động của toàn bộ xã hội, trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị.
+Nhà nước không phải là sản phẩm của tư nhiên, không phải là một hiện tượng lịch sử vì nó có quá trình phát
sinh, phát triển và tiêu vong.
Phát sinh: Dựa trên 2 điều kiện:
*Điều kiện về kinh tế: xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
*Điều kiện về xã hội: xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể
điều hòa được.
*Sự phát triển: Trải qua các kiểu nhà nước tương ứng với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau :
+Nhà nước chủ nô
+Nhà nước phong kiến
+Nhà nước tư sản
+Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-Sự tiêu vong: Nhà nước không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ tiêu vong khi xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng
cả về kinh tế và chính trị, dự đoán đó là ở hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu 3: Nhà nước không tồn tại trong mọi hình thái Kinh Tế- Xã Hội có giai cấp. Đúng or Sai? Vì sao?
_Answer_


Sai. Vì Nhà nước tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp vì khi đó tồn tại các mâu thuẫn không
thể điều hòa được giữa những giai cấp. Là điều kiện để Nhà nước ra đời và tồn tại.
Câu 4: Trình bày hình thức chính thể của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
_Answer_
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang nhiều dấu ấn của chính thể cộng hòa Đại Nghị (Cộng
hòa dân chủ). Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về 1
cơ quan do nhân dân bầu ra theo một nhiệm kì nhất định. Ở Việt Nam cơ quan đó chính là Quốc Hội.
Câu 5: Trình bày hình thức cấu trúc của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
-Anwer_
2
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Hình thức cấu trúc của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất.
Nhà nước đơn nhất gồm 6 đặc điểm:
Hiến pháp duy nhất, các quan điểm trong hiến pháp có hiệu lực trên toàn lãnh thổ.
Có hệ thống pháp luật thống nhất. Các cơ quan Nhà nước địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các
VB pháp luật do cơ quan trung ương ban hành, có quyền ban hành các VB pháp luật phù hợp với VB pháp
luật của cấp trên.
Có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất được phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Có một quốc tịch, không một lãnh thổ trực thuộc nào có quyền đặt ra quốc tịch riêng.
Có 1 hệ thống các cơ quan trung ương:Nguyên thủ quốc gia, Chính Phủ, Nghị Viện có thẩm quyền pháp lí.
Hệ thống Tòa Án thực hiện hoạt động xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ở Việt Nam : hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Bộ máy Nhà nước :
Cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân các cấp)
Cơ quan hành chính Nhà nước (Chính Phủ, Các Bộ, UBND các cấp)
Cơ quan kiểm sát, xét xử (Tòa Án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát và các tòa

án ở địa phương).
Câu 6: Trình bày các bộ phận và vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị ở Việt Nam?
_Answer_
Hệ thống chính trị: là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các Đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội tồn tại và
hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, hiện hành được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền
nhằm tác động vào các quá trình kinh tế, xã hội với mục đích duy trì và phát triển xã hội đó.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam: 3 bộ phận
Đảng cộng sản Việt Nam: là bộ phận hạt nhân quan trọng trong hệ thống chính trị, giữ vai trò lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội.
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là trung tâm của hệ thống chính trị và giữ vai trò quyết định
trong hệ thống chính trị. Nó quyết định sự ra đời, bản chất của hệ thống chính trị cũng như vai trò của
từng bộ phận trong hệ thống chính trị.
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Công Đoàn, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn thanh
niên cộng sản việt nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
thông qua đó thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 7: Cơ quan nhà nước HVTC có phải cơ quan nhà nước không?
_Anwer_
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ chức-cơ cấu,
có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện những
nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định.
HVTC không phải cơ quan Nhà nước vì cơ quan Nhà nước phải có các đặc điểm : 4 đặc điểm
Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền được Pháp luật quy định chặt chẽ, được quyền ban hành những
văn bản quy phạm pháp luật nhất định có hiệu lực thi hành đối với cơ quan, tổ chức khác hoặc mọi công
dân trong phạm vi lãnh thổ hoặc ngành, lĩnh vực cơ quan đó phụ trách.
3
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam



Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có tác động quan trọng đối với quá trình đó.
Các cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan Nhà nước phải là công dân Việt Nam.
HVTC không có đặc điểm (2). HVTC là đơn vị sự nghiệp.
Câu 8: Chức năng của Nhà nước là sản phẩm thuần túy mang tính chủ quan của giai cấp thống trị.
Đúng or Sai? Phân tích?
Câu 9: Phân biệt quyền lực xã hội và quyền lực nhà nước?
_Answer_
Quyền lực Nhà nước được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là các cơ quan, là công cụ của chính trị Nhà
nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị. Thông qua Nhà nước, quyền lực chính trị vốn
thuộc bộ phận dân cư trở thành 1 quyền lực công đối với toàn xã hội, vì Nhà nước là người đại diện
chính thức của toàn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lý, sai khiến toàn xã hội. Tại nước ta
theo quy định của Hiến Pháp 1992 tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Nội dung thực hiện quyền lực của
mình thông qua Quốc Hội,hội đồng nhân dân các cấp và bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp. Quyền lực
Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
Luôn gắn liền với chính quyền Nhà nước.
Được phân thành các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.
Do giai cấp hoặc liên minh các giai cấp thống trị xã hội tổ chức và thực hiện.
Được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế Nhà nước.
Quyền lực xã hội: khả năng chi phối và điều khiển xã hội được hình thành trên cơ sở các quy tắc đạo đức,
phong tục, tập quán, nghi lễ tôn giáo và thừa nhận quyền uy của người đứng đầu. Quyền lực xã hội bao
gồm nhiều loại hình (quyền lực nhà nước, quyền lực của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức xã hội và các tập hợp quần chúng, quyền lực của cộng đồng dân cư của các tổ chức tôn giáo, của dư
luận xã hội).
Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quyền lực Nhà nước và Quyền lực xã hội luôn luôn thống nhất với nhau.
Câu 10: Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và Pháp luật?

4
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam



Chương 2: Nguồn gốc, bản chất, chức năng của pháp luật
Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước thừa nhận ( hay nhà nước đặt ra ). Đúng
or Sai? Giải thích?
_Answer_
Đúng. Vì có 2 con đường hình thành pháp luật:
Nhà nước duy trì những phong tục tập quán sẵn có, bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp và nâng chúng lên
thành những quy tắc xử sự chung và bảo đảm cho chúng được thực hiện.
Nhà nước ban hành các quy tắc xử sự mới và bảo đảm cho chúng được thực hiện.
Câu 2: Tại sao nói pháp luật là một hiện tượng lịch sử?
_Answer_
Cũng giống như Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng lịch sử vì nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển
và tiêu vong.
+Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân làm pháp luật ra đời vì
Nhà nước cần pháp luật để quản lí xã hội. Đó là các điều kiện về kinh tế và xã hội:
Về kinh tế: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Về xã hội: Xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng, xuất hiện các mâu thuẫn đấu tranh giữa các
giai cấp.
Pháp luật dù được hình thành do sự thừa nhận một số tập quán có sẵn trong xã hội hay do Nhà nước đặt ra thì
cũng đều nhằm giúp Nhà nước quản lí xã hội, vì vậy khi Nhà nước tồn tại thì pháp luật còn tồn tại.
Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau lại có các kiểu
pháp luật khác nhau:
Kiểu pháp luật chủ nô
Kiểu pháp luật phong kiến
Kiểu pháp luật tư sản
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
Khi xã hội không có nhà nước thì pháp luật cũng không còn tồn tại và biến mất, đó là ở hình thái kinh tế xã
hội cộng sản nguyên thủy.
Câu 3: Tại sao pháp luật mang tính quy phạm phổ biến. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được

thể hiện như thế nào?
_Answer_
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì:
- Nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt quyền lực của Nhà nước bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ quốc
gia. Pháp luật lại do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện:
+Pháp luật có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của một quốc gia.
5
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


+Pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (các lĩnh vực bao gồm các nhóm lớn như: kinh tế,
văn hóa, giáo dục, y tế, đất đai, hôn nhân, gia đình...)
+Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, mô hình xử sự cho tất cả các chủ thể trong
xã hội, điều chỉnh mọi hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Câu 4: Tại sao pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội?
Câu 5: Tại sao pháp luật mang tính giai cấp. Tính giai cấp được thể hiện như thế nào?
_Answer_
*Pháp luật mang tính giai cấp vì:
+Pháp luật do nhà nước đặt ra, Nhà nước là bộ máy nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ duy trì quyền
thống trị, hướng tới bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
*Biểu hiện của tính giai cấp:
Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị ( thông qua VBPL...)
Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bao giờ cũng điều chỉnh theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị
nhằm bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp mình.
(+giáo trình trang 87)
Câu 6: Tại sao pháp luật mang tính xã hội? Tính xã hội được thể hiện như thế nào?
_Answer_
Pháp luật mang tính xã hội vì:

Pháp luật do Nhà nước đặt ra, Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội.
Pháp luật ra đời do nhu cầu của xã hội, giúp Nhà nước quản lí, điều hành xã hội.
Biểu hiện của tính xã hội:
Là loại công cụ quan trọng nhất mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện các chức năng của mình nhằm
duy trì trật tự xã hội.
Pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị song tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử, dù ít hay nhiều
pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội.
Ví dụ: Pháp luật tư sản giai đoạn đầu sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của
giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp công nhân va nhân dân lao
động thì trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử cũng phải tính đến ý chí và lợi
ích của các tầng lớp khác.
Câu 7: Phân tích chức năng của pháp luật?
_Anwer_
Chức năng của pháp luật là những phương diện, những mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản
chất và giá trị xã hội của pháp luật.
*2 chức năng của pháp luật:
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội: là chức năng cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật.
+Là sự tác động của pháp luật tới các quan hệ xã hội thông qua việc tác động tới hành vi của các chủ thể
nhằm đạt được mục đích xác định.
+Các quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh của pháp luật bởi vì xã hội được hình thành do nhiều yếu tố khác
nhau trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người mà mỗi con người có điều kiện sinh hoạt vật chất tinh thần
6
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


khác nhau, có nhu cầu lợi ích khác nhau, họ tham gia vào các quan hệ xã hội và có những cách ứng xử khác
nhau, do nhiều cách ứng xử nên ranh giới giữa cách ứng xử phù hợp và không phù hợp với đòi hỏi của xã hội
là rất mong manh. Để đảm bảo lợi ích của xã hội cần phải có các quy tắc ứng xử để điều chỉnh những hành vi

đó.
+Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ xã hội theo 2 mặt:
một mặt ghi nhận, bảo vệ, định hướng phát triển cho các quan hệ xã hội tích cực, bảo vệ các quyền tự do
của con người.
mặt khác điều chỉnh nhằm kìm hãm sự phát triển của các quan hệ xã hội lạc hậu ảnh hưởng tới sự phát
triển của xã hội, xâm hại tới lợi ích công dân.
+Để điều chỉnh các quan hệ xã hội:
Trước tiên pháp luật thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội không phải
do pháp luật tạo ra mà chúng tồn tại khách quan, nhưng pháp luật có thể điều chỉnh được. Pháp luật ghi
nhận sự tồn tại khách quan của các quan hệ xã hội bằng cách khái quát hóa, đưa các quan hệ xã hội vào
những khuôn mẫu nhất định.
Pháp luật còn phải bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển theo những chiều hướng nhất định.
+Luôn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu phải điều chỉnh và khả năng thực tế điều chỉnh của Pháp luật vì pháp
luật có tính ổn định, bền vững hóa trong khi các quan hệ xã hội luôn biến đổi vì vậy pháp luật khái quát hóa
sẽ tạo ra lỗ hổng.
+Pháp luật cũng có giới hạn điều chỉnh nhất định.
Chức năng giáo dục:
+Là sự tác động có định hướng của pháp luật lên chủ thể pháp luật để hình thành ở họ ý thức pháp luật đúng
đắn và thói quen hoạt động phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
+Chức năng ấy thể hiện:
Thông qua sự tác động của pháp luật lên ý thức con người, hướng con người tới những cách ứng xử sự hợp lí,
phù hợp với cách xử sự ghi trong quan hệ pháp luật.
Việc giáo dục được thực hiện thông qua việc ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông
qua hành vi của chính các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật.
+Pháp luật còn có giá trị đăng tải thông tin, đưa đến cho con người những lượng thông tin chính xác về các
giá trị và yêu cầu của xã hội.
Câu 8: Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?
Câu 9: Có phải mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật không? Vì sao?
Câu 10: Vì sao nói Nhà nước CH XHCN Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị?
Câu 11: Phân biệt pháp luật với đạo đức và các tín điều tôn giáo?


7
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Chương 3: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật
Câu 1: Nêu cấu trúc của 1 quy phạm pháp luật thông thường?
Câu 2: Mọi quy phạm pháp luật đều được cấu tạo từ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài. Đúng or
Sai? Giải thích?
Câu 3: Tại sao Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?
_Answer_
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì:
- Nhà nước nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị có quyền ban hành pháp luật để quy định
quyền và ngĩa vụ pháp lí cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật và chịu tác động của pháp luật
do mình đề ra.
- Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
+ Nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, khi tham gia quan hệ pháp luật để thực hiện
những quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình, Nhà nước thường sử dụng những phương pháp đặc biệt hơn so
với các chủ thể khác.
+Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể vào các quan hệ pháp luật quan trọng như quan hệ pháp luật hiến
pháp, quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của xã hội.
Câu 4: Người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật có phải là chủ thể của quan hệ
pháp luật đó không?
_Answer_
Người đại của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật vì
đặc thù của pháp nhân bao giờ cũng tham gia quan hệ pháp luật thông qua người đại diện, có thể là người đại
diện theo pháp luật hoặc đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lí cho pháp nhân chứ không phải cho
người đại diện. Do đó, chủ thể trong quan hệ pháp luật bao giờ cũng là pháp nhân.
Câu 5: Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi?

-Anwer_
Khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi vì:
Khi tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật được hưởng quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí do
quy phạm pháp luật quy định.
8
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Việc không thực hiện đúng hay đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh trong quan hệ pháp luật của các
chủ thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó, điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật là
phải có năng lực hành vi vì chủ thể có năng lực hành vi mới có khả năng nhận thức được và thực hiện
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình khi tham gia quan hệ pháp luật đồng thời gánh chịu được
những hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Câu 6: Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể?
Câu 7: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc. Đúng or Sai?
Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?
_Answer_
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác quan
hệ hệ pháp luật là hình thức pháp lí của các quan hệ xã hội khi được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp
luật.
Câu 9: Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
_Answer_
Quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến, quan trọng còn các quy phạm xã hội khác
(quy phạm tập quán, tôn giáo, điều lệ, đạo đức) thì điều chỉnh các quan hệ xã hội còn lại.
Quy phạm pháp luật có các đặc điểm mà các quy phạm xã hội khác không có:
+Tính bắt buộc và tính quy phạm phổ biến.
+Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+Tính được bảo đảm được thực hiện bằng Nhà nước.

+Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Câu 10: Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội. Giải thích?
Câu 11: 1 chủ thể không có tư cách pháp nhân có thể trở thành chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ
pháp luật ko? Vì sao?
Câu 12: Phân biệt bộ phận chế tài của quan hệ pháp luật với trách nhiệm pháp lí?
Câu 13: Có phải bao giờ quan hệ pháp luật cũng được xắp xếp theo trình tự giả định, quy định, chế
tài?
Câu 14: Vì sao quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội?
Câu 15: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với quan hệ xã hội?
Câu 16: Để trở thành chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật, cá nhân cần có điều kiện j? Tại sao?
9
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Câu 17: Nếu không có năng lực hành vi cá nhân có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật ko? Vì
sao?
Câu 18: Ví dụ về một sự kiện pháp lí? Giải thích vì sao nó là sự kiện pháp lí?

Chương 4: Hệ thống pháp luật
Câu 1: Trình bày các hình thức pháp luật trong lịch sử?
Câu 2: Phân biệt luật hiến pháp và hiến pháp?
_Answer_
Luật hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh riêng. Hiến pháp là một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay và là nguồn chủ yếu của Luật Hiến pháp.
Câu 3: Những phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật hành chính? Giải thích tại sao đó lại là
phương pháp điều chỉnh đặc thù?
Câu 4: Những phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật dân sự? Giải thích tại sao đó lại là phương
pháp điều chỉnh đặc thù?

Câu 5: Hoạt động quản lí Nhà nước chỉ được thực hiện bởi cơ quan quản lí Nhà nước. Đúng or Sai? Vì
sao?
_Answer_
Sai vì có những trường hợp cơ quan không phải là cơ quan quản lí hành chính Nhà nước nhưng được trao
quyền thực hiện một số hoạt động quản lí hành chính Nhà nước như các tổ chức chính trị xã hội.
Câu 6: Hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành được thể hiện bởi cơ quan hành chính nhà
nước?
Câu 7: Nêu ví dụ về 1 quan hệ pháp luật hành chính và chỉ ra chủ thể của quan hệ pháp luật hành
chính đó?
_Answer_
Ví dụ: Bên A kí kết hợp đồng kinh doanh với bên B
Chủ thể quan hệ pháp luật: Bên A và Bên B.
Câu 8: Nêu ví dụ về 1 quan hệ pháp luật dân sự và chỉ ra chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đó?
10
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


_Answer_
Anh A thỏa thuận vay anh B một khoản tiền là 1 000 000 đồng (Anh A và anh B 21 tuổi không mắc bệnh tâm
thần)
Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là anh A và anh B.
Câu 9: Trình bày đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp?

Chương 5: Thực hiện pháp luật và pháp chế
Câu 1: Cho ví dụ về văn bản pháp luật? Giải thích?
Câu 2: Cho ví dụ về mỗi loại TNPL, giải thích?
Câu 3: Tại sao phải tăng cường pháp chế?
Câu 4: Ví dụ mỗi hình thức thực hiện pháp luật? Giải thích?
Câu 5: Căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật? Trong đó căn cứ nào là căn cứ

chính? Tại sao?
Câu 6: Tại sao Hiến Pháp là nguồn chủ yếu của luật Hiến Pháp?
Câu 7: Tại sao nói luật Hiến Pháp là đạo luật cơ bản quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật ở Việt
Nam?
Câu 8: Cho ví dụ về quan hệ chấp hành và điều hành do luật hành chính? Giải thích tại sao là quan hệ
chấp hành điều hành?
Câu 9: Đặc điểm của quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh?

11
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Chương 6: Pháp luật quốc tế
Câu 1: Quy phạm thực chất được quy định trong tất cả các loại nguồn của tư pháp quốc tế. Đúng or
Sai?
Câu 2: Quy phạm xung đột đc quy định trong tất cả các loại nguồn của tư pháp quốc tế. Đúng or Sai?
Câu 3: Trình bày đặc điểm phương pháp xác định và áp dụng của phương pháp quy phạm thực chất
thống nhất trong tư pháp quốc tế?
Câu 4: Trình bày đặc điểm phương pháp xác định và áp dụng của phương pháp quy phạm xung đột
thống nhất trong tư pháp quốc tế?
Câu 5: Nêu ví dụ về mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài? Giải thích?
Câu 6: Nêu những nguyên nhân xung đột?

12
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Phần 2: Giới thiệu đề thi chính thức của Học Viện

Cấu trúc đề thi mới nhất theo hình thức tự luận chung bắt đầu từ khóa 49
Đề gồm 5 câu hỏi:+dạng hiểu và trả lời tình huống
+dạng lựa chọn đúng sai
+dạng trả lời dựa trên khái niệm, đặc điểm, nội dung đã được học...
Thời gian làm bài 60 phút.
Trọng tâm kiến thức thuộc khối các chương 3,4,5

13
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Đề 1: Đề lẻ ca 2_20/06/2012
Quan hệ pháp luật có thể phát sinh, tồn tại hay chấm dứt khi có quy
phạm pháp luật điều chỉnh và có chủ thể tham gia. Nhận định trên Đ hay
Sai? Giải thích tại sao?
Chứng minh:Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ máy
quan trọng nhất trong hệ thống chính trị?
Khoa Kế Toán-Học Viện Tài Chính có tư cách là một tư pháp pháp nhân
không? Giải thích?
Nêu ví dụ về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và giải thích vì sao ví
dụ đó lại là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Anh Nguyễn văn B 20 tuổi điều khiển xe vượt đèn đỏ. Anh Nguyễn Văn
B bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền và tạm thu phương tiện. Hỏi cảnh
sát giao thông sử dụng hình thức thực hiện luật gì? Giải thích?

14
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam



Đề 2: Đề chẵn ca1_20/06/2012
Nêu những nguyên nhân xung đột của Tư pháp quốc tế?
Phân biệt Hiến pháp và luật Hiến pháp?
Chủ thể của vi phạm hình sự là cá nhân và tổ chức? Đúng hay Sai? Vì
sao?
Nêu cấu tạo của hệ thống chính trị ở nước ta và vai trò của từng bộ
phận?
Nêu mối quan hệ giữa quan hệ phạm luật và QHSX?

15
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Đề 3: Đề lẻ ca 1_20/06/2012
Pháp luật điều chỉnh tất cả quan hệ xã hội. Đúng hay Sai? Giải thích?
Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật và giải thích?
Sinh viên A trong bài thi của mình có trình bày" trách nhiệm hành chính
được áp dụng với tất cả cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành
chính". Đúng hay Sai? Giải thích?
Khi xây dựng và áp dụng phương pháp quy phạm thực chất thống nhất
sẽ tránh phải áp dụng nguồn luật quốc gia đúng hay sai? Giải thích?
Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản quy phạm
pháp luật?
-Nội dung quy chế học viện tài chính
-Điều lệ Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh
-Nghị quyết của Bộ Tài Chính

Đề 4:

Người đại diện của tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật? Đúng hay
16
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Sai? Giải thích?
Trình bày đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp?
Chứng minh Nhà nước là một hiện tượng lịch sử?
Nêu những dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
Quy phạm pháp luật xung đột thống nhất có trở thành nguồn của tất cả
các Tư pháp quốc tế ?

Một số đề kiểm tra điều kiện này các bạn có thể tham khảo nhé!!!!!
Đề 1:
Câu 1: So sánh nhà nước với thị tộc?
Câu 2: Cho ví dụ về quan hệ dân sự và phân tích?
Đề 2:
17
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Câu 1: Tại sao Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan
hệ xã hội?
Câu 2: Cho ví dụ và phân tích quan hệ dân sự?
Đề 3: 20/09/2012. GV.Phạm Thị Việt Hà
1.Tại sao nói pháp luật là một hiện tượng lịch sử?
2.Công văn của Tổng cục thuế có phải là 1 văn bản quy phạm pháp luật
ko? giải thích?

3.Tại sao pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ
xã hội?
4.Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải
có năng lực chủ thể?
5.Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải
có năng lực hành vi?
6.Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật hành chính và giải thích?
7.Quan hệ pháp luật có thể phát sinh, tồn tại hay chấm dứt khi có quy
phạm pháp luật điều chỉnh và có chủ thể tham gia. Nhận định trên Đ hay
Sai? Giải thích tại sao?
Mỗi câu 1 điểm + 3 điểm chuyên cần, phát biểu ý kiến...
Đề chẵn 01/10/2012
Câu 1.Vai trò và chức năng của các bộ phận trong hệ thống chính trị?
Câu 2.Công văn của tổng cục hải quan có phải là văn bản quy phạm
pháp luật ko? Vì sao? (ko phải, 3 đặc điểm nhưng nó ko có đặc điểm 2
thì phải,)
18
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Câu 3.Ví dụ về tội phạm,phan tich mặt kết quả?
Câu 4.Phần quy phạm thực chất có phải có nguồn là tất cả nguồn của tư
pháp quốc tế ko?
Câu 5.Câu hỏi tình huống, dùng công nghệ hiện đại truyền đề thi ra
ngoài và lấy lời giải là loại vi phạm nào? Vì sao? ( vi phạm hình sự thì
phải ấy, có lẻ thế, dù sao nếu là đề thi đại học thì nó là bí mật quốc gia
==>vi phạm hình sự là quá chuẩn rùi, còn đề thi trường mình ...chắc
cũng hình sự, ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của cả 1 trường đại
học mà)


Đề lẻ 01/10/2012
Câu 1.Vì sao pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
Câu 2.Lấy ví dụ về quan hệ dân sự? phân tích mặt chủ quan?
Câu 3.Người phạm tội có phải chịu các hình phạt chính và hình phạt bổ
sung, đ or sai? Vì sao?
19
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Câu 4.Quy phạm pháp luật xung đột được chứa đựng trong tất cả các
nguồn luật của tư pháp quốc tế? Đ or S? giải thích?
Câu 5.Anh A không có giấy phép lái xe, điều khiển xe 24 chỗ gây tai nạn
chết người ? Nêu trách nhiệm pháp lý mà anh A phải chịu?
Đề ca khác hình như có hỏi: Người phạm tội có phải là tội phạm ko?
( ko nhá, người phạm tội là thực hiện hành vi đó, còn tội phạm mới chỉ
là hành vi, đại loại thế cả?

Đề lẻ ca1_sáng 03/10/2012
1.Phân biệt điểm khác nhau giữa Nhà nước và Thị tộc?
2.Chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể và
năng lực hành vi. Đúng hay Sai? Giải thích tại sao?
3.Lấy ví dụ về việc tuân thủ pháp luật. Giai thích tại sao?
4.Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa kỳ sử dụng cả 2 phương pháp
quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm pháp luật xung đột là Đ or
20
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam



Sai? Giải thích tại sao?
5.Văn A 20 tuổi bình thường và B 13 tuổi có tham gia gây hành vi nguy
hiểm cho xã hội, là giết anh C và lấy đi 1 xe máy giá trị 25 triệu đồng.
Anh văn A và B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? giải thích tại
sao?

Đề chẵn _ca1 03/10/2012
1.Phân biệt quyền lực Nhà nước với quyền lực xã hội?
2.Nêu ví dụ về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và giải thích vì sao
ví dụ đó lại là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
3.Công văn của tổng cục thuế có phải là một văn bản pháp luật không?
Vì sao?
(quay xuống nhìn đề con bạn đc tí chưa coi cả đề, nói chung đề này dễ
hơn chút, học giáo trình chắc là ngon ơ, hặc hặc nay ăn phải cái gì mà trí
thông minh bay đi đâu hết, thi cử lận đận thật)
21
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Đề Thi 04/04/2013
Ca 1 -Buổi sáng
Đề lẻ
c1: đặc điểm của pháp luật?
c2: phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự?
c3: quan hệ pháp luật xung đột thống nhất đc quy định trong tất cả các
loại nguồn của tư pháp quốc tế. Đúng hay sai. giai thích?
c4: cho ví dụ về 1 quan hệ pháp luật dân sự và giải thích tại sao đó lại là
quan hệ pháp luật dân sự?

c5: công ty cổ phần A thải chất thải chưa đc xử lý ra môi trường làm ô
nhiễm môi trg và gây thiệt hại về thu hoạch cho người nông dân ở xung
quanh nhà máy. Công ty cổ phần A phải chịu trách nhiệm gì và giải thích
22
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


tại sao?

Đề Thi 04/04/2013
Ca 1 -Buổi sáng
Đề chẵn
1)năng lưc hành vi của công dân việt nam có từ khi ra đời đúng hay
sai .giải thích?
2)quan hệ hành chính và quan hệ pháp luật hành chính?
3) một VBPPL chấm dứt khi nào?
4) ví dụ về vi phạm PL dân sự giải thích?
5)tình huống thì như là 1 công ty nộp thuế thì hình thức thực hiện pluật
đó là gì giải thích ?

23
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Đề Thi 04/04/2013 Ca 2
Đề lẻ:
1/ Đặc điểm của Nhà nước?
2/ "Mọi tổ chức đều có tư cách pháp nhân" Đúng hay sai? Vì sao?

3/ "Mọi quan hệ tài sản đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự"
Đ hay S? Vì sao?
4/ Cho ví dụ về 1 tội phạm và chỉ ra mặt khách quan?
5/ Lái xe của cơ quan A đi vào đường cấm ô tô đâm vào chị B làm chị B
hỏng xe đạp và bị thương nhẹ, xác định loại vi phạm pháp luật của lái
xe? Giải thích?

24
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam


Đề Thi 04/04/2013 Đề chẵn ca2
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm của nhà nước và thị tộc?
Câu 2. Một quy phạm pháp luật luôn có 3 bộ phận giả định, quy định,
chế tài. Đ or S? Giải thích?
Câu 3. Nêu ví dụ về đối tượng điều chỉnh của quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài của tư pháp quốc tế, giải thích?
Câu 4.Nêu điểm giống và khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi
phạm hình sự?
Câu 5. Anh nguyễn văn B 20 tuổi bị bệnh tâm thần đến nhà C lấy cắp
500 triệu đồng. Hành vi của anh B có phải vi phạm hình sự không? Tại
Sao?

Đề thi PLĐC 13/6/2013 :
25
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam



×