Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận đề tài “ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.25 KB, 15 trang )

Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Đề tài: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

I.

MỞ ĐẦU

Gần hai thập kỉ trở lại đây dưới tác động của công cuộc đổi mới đất nước ta
có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công
nghiệp. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá được đẩy nhanh
lên. Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có 623 thành phố, thị xã, thị trấn trong
đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.
Dân số ở cách thành thị theo đó cũng ngày càng tăng.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự
tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi
sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là
môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô
nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn
cho phép gây ảnh hưởng không tốt nhất là với sức khỏe con người. Các ô nhiễm
thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước,
tiếng ồn và ô nhiễm chất thải rắn. Thực trạng này là yêu cầu rất cấp bách được đặt
ra lúc này đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực.
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị cũng vì lẽ đó trở thành một
vấn đề rất quen thuộc với nhiều công trình, các bài báo đăng tin các tạp chí
chuyên ngành. Với đề tài “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp
khắc phục” trong bài tiểu luận em muốn đưa ra những ô nhiễm môi trường ở các
đô thị một cách tổng quát nhất để từ đó đề ra những giải pháp sơ lược về vấn đề
này.
Nông Minh Khiêm – PTNT53



Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Tuy nhiên do sự nhận thức, trình độ của người thực hiện còn nhiều hạn chế
làm cho bài tiểu luận sẽ có nhiều thiếu sót. Vậy kính mong được sự quan tâm,
giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy giáo cùng các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh
hơn, đạt được mục đích, ý nghĩa mà đề tài mong muốn.
1.

Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đô thị đến con người
- Tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và những giải pháp cụ thể cho vấn đề mà
đề tài nghiên cứu nhằm mục đính bảo vệ môi trường sống của Việt Nam cũng
như trên thế giới
2.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin/ số liệu: tài liệu thứ cấp trên internet, sách
báo, tạp chí.
- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin/số liệu: dùng phần mềm excel.
- Sử dụng các chỉ tiêu đánh mức độ ô nhiễm

II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1.

Ô nhiềm môi trường nước

1.1. Định nghĩa

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột
ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các
đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm
nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra
lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và
thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông
1.2. Nguồn gốc và thực trạng ô nhiễm nguồn nước
- Ưu tiên phát triển kinh tế bất chấp các hậu quả MT. Cho rằng việc thải các
chất thải vào nước là không có vấn đề, không gây ra những ảnh hưởng xấu.
- Thiếu hiểu biết về các chất gây ô nhiễm di chuyển trong lưu vực như thế
nào. Rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua
xử lý. Xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu
thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Tình trạng khai thác nước
dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp
lún, nhiễm mặn…

- Tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội
đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
- Thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa các hoạt động trong đất liền với ô
nhiễm vùng ven biển.

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ: Các chất thải công nghiệp như khói,
bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn
ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Xả nước thải sản xuất từ các nhà
máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô
nhiễm nước mặt, nước ngầm.
- Thiếu luật pháp về việc loại thải các chất thải.
- Thiếu tiền để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải.
- Sự gia tăng dân số, nhu cầu nước ngày càng tăng.
- Sự phân tán quyền lực.
- Thực trạng đáng quan tâm là hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu
công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng
600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực
Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều
không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại
Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở
sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ
có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó,
nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch và

sông Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy
- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh
liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng
tăng lên. Ngoài ra, tỉ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là
rất cao
1.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

- Nguồn nước bị "đầu độc" đã tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của dân
chúng cũng như môi trường sinh thái, ngòai ra còn gây cả thiệt hại về kinh tế.
- Gây ra nhiều loại bệnh: viêm màng kết, tiêu chảy, tả, kiết lỵ, các bệnh về
da, ung thư … Ngừơi dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều
lọai bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh họat. Nhiều đọan sông bị
xem là đã "chết" vì nước đen đặc, tỏa mùi cả một vùng. Cá tôm nhiều lần chết
từng lọat tại những nơi này, gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
- Gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế quốc gia
1.4. Một số biện pháp khắc phục
- Việc bảo vệ nguồn nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này
lại đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội
- Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã
qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những
phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước
bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay
cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
- Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần
phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm,
buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những

tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những
điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh
- Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án
nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này
và thu hút người dân tham gia.

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

2.

Ô nhiễm không khí

2.1. Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi
Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các ngành công nghiệp nhiệt
điện, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản,... gây nên.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con
người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng
thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải
sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí
độc hại tăng lên nhanh chóng.
2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người
- Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây

nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu
rừng và các cánh đồng.
- Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc
như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây
hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính,
CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
- Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau.
Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt
độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ
tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt
độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây,
các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ
của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp
hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn.
CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và
một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng
2.3. Một số biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí
- Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001 - 2010, mục
tiêu cơ bản để bảo vệ môi trường không khí ở nước ta là:
+ Giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất phá hủy tầng ozôn do các hoạt
động sản xuất công nghiệp, năng lượng, xây dựng, nông nghiệp và sinh hoạt
+ Khai thác các nguồn năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tái tạo

+ Giảm ô nhiễm bụi, hơi và khí
+ Biện pháp phân tán bụi và các khí hơi
+ Biện pháp đổi mới công nghệ ít gây ô nhiễm.
+ Biện pháp sinh thái học
+ Sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế
- Điều quan trọng cuối cùng của việc giữ trong lành của bầu khí quyển là
giáo dục ý thức tự giác của mỗi người dân

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

3.

Ô nhiễm tiếng ồn

3.1. Định nghĩa
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được
sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản
trở người ta làm việc và nghỉ ngơi.
3.2. Nguồn gốc tiếng ồn
Các nhà khoa học đo tiếng ồn tại 150 điểm đặt trên 30 tuyến đường của TP
HCM kết luận: Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc và đều vượt mức cho phép
Tiếng ồn giao thông: Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến,
mỗi xe khi vận chuyển trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động,
tiếng còi, ống xả, tiếng rít phanh và sự rung động của các bộ phận trên xe gây
nên. Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn,
tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau. Riêng
đối với nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra

tiếng ồn lớn.
Tiếng ồn trong xây dựng: Việc sử dụng phương tiện cơ giới ngày càng phổ
biến, khi có một công trình xây dựng được thực thi thì tiếng ồn của các phương
tiện này gây ra cho con người cũng rất đáng kể.
Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất: Công nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc,
khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở đây còn xuất hiện nhiều công nghệ
gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thương xuyên có sự va chạm giữa các vật thể rắn
với nhau, sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí và hơi
Tiếng ồn trong sinh hoạt: Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu
phát âm thanh (tivi, cassette, radio, karaoke,... ) ngoài ra nơi tập trung đông người
cũng gây ra tiếng ồn đáng kể (hội hè, đám cưới, sân thể thao, hội chợ,... ). Những
Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

loại tiếng ồn kể trên thương được lan truyền theo không khí rồi đến với con
người, bên cạnh đó những tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có thể
lan truyền trong vật thể rắn như sàn, trần, tường,... Tất cả những loại tiếng ồn này
phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con người gây nên.
3.3. Tác hại
- Tiếng ồn đã trở nên quá đỗi bình thường. Nó bình thường bởi chúng ta
buộc phải quen và đã quen với nó, tới mức mà người ta đã quên mất sự nguy hại
của nó đối với sức khỏe của mình.
- Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với
sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Các ảnh hưởng có
thể xảy ra âm thầm, từ từ hoặc tức thì, tùy theo cường độ lớn nhỏ của tiếng ồn và
thời gian tiếp xúc lâu hay mau:
+ Tiếng ồn khoảng 50 đ xiben sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và nghỉ ngơi.
+ Từ 70 đềxiben trở lên sẽ gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến

công việc, thậm chí dẫn đến sự cố. Nếu làm việc lâu trong môi trường có tiếng ồn
trên 70 đềxiben thì khả năng nghe sẽ bị tổn thương, đồng thời dẫn đến đau đầu,
buồn nôn, huyết áp không ổn định, và nhịp tim tăng nhanh.
+ Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tiếng ồn có thể làm giảm khả năng
mẫn cảm của mắt đối với ánh sáng. Khi tiếng ồn đạt đến 90 đềxiben thì tính mẫn
cảm để phân biệt ánh sáng của mắt bắt đầu giảm.
+ Đến 95 đềxiben thì khoảng 2/3 số người nhìn mọi vật lờ mờ.
+ Khi tiếng ồn lên đến 115 đềxiben thì khả năng thích ứng ánh sáng nhãn
cầu của mắt ở tất cả mọi người đều giảm.

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất,
sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve,
tiếng muỗi kêu trong tai, hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu
kỉnh….Nói chung đó là những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ
thần kinh thực vật. Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là sức khỏe bị
giảm sút, giảm khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý tiếp theo.
3.4. Biện pháp khắc phục
- Qui hoạch kiến trúc hợp lý: Hiện nay tiếng ồn trong đô thị thường lan
truyền trong không gian, do vậy cần phải có biện pháp qui hoạch kiến trúc hợp lý
để nhằm giảm tiếng ồn nơi con người sinh sống. Giữa nguồn gây ồn và khu dân
cư cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách ly (trồng cây 2 bên đường và xung
quanh khu công nghiệp) và phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn với
nơi sinh hoạt của con người, tiếng ồn sẽ giảm đi 6dB khi tăng khoảng cách lên
gấp đôi
Cường độ âm tại một điểm cách nguồn một khoảng r(m) được xác định như

sau:
L1 = LW - 10.logF - 20.logr - 10.logΩ [dB]
LW: mức âm do nguồn gây nên, [dB]
Ω : góc vị trí của nguồn âm trong không gian:
Ω = 4π : nguồn âm đặt trong không gian
Ω = 2π : nguồn âm đặt trong mặt phẳng
Ω = π : nguồn âm đặt trong cạnh góc nhị diện
Ω = π/2 : nguồn âm đặt trong cạnh góc tam diện
F : hệ số có hướng: F = Pr2/Ptb2
Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

Pr : áp suất âm ở khoảng cách r tính cho một hướng nhất định
Ptb: áp suất âm trung bình ở khoảng cách r tính cho mọi hướng
Riêng đối với cây xanh, sóng âm khi truyền qua sẽ bị phản xạ đi, phản xạ lại
nhiều lần làm giảm năng lượng âm một cách đáng kể. Các dải cây xanh rộng từ
10 ÷ 15m có thể giảm tiếng ồn từ 15 ÷ 18dB. Khả năng giảm tiếng ồn của cây
xanh không những phụ thuộc loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí cây, phối
hợp các loại cây có tán, có lùm, các khóm cây, bụi cây.
Khi qui hoạch nhà máy cần sắp xếp để hướng gió chính thổi từ khu nhà ở tới
khu nhà máy. Khu công nghiệp thường phải khoanh vùng, tập trung đặt cuối
hướng gió để tiện cho việc giải quyết tiếng ồn và vấn đề môi trường.
- Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn: Thường công nhân làm việc
trong nhà máy phải chịu đựng mức ồn rất cao, do vậy cần phải có biện pháp khắc
phục tiếng ồn ngay tại nguồn, phương pháp này không những giảm được tác hại
của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong nhà máy mà còn giảm được tiếng ồn
phát tán ra môi trường xung quanh. Vì thế cần phải chú trọng làm tốt ngay từ
khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt cho đến khâu vận hành và sử dụng, bảo dưỡng các

máy móc thiết bị. Cụ thể, cần sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại gây ít
tiếng ồn, hiện đại hoá quá trình công nghệ và thiết bị, giảm bớt số lượng công
nhân làm việc trong môi trường ồn, giảm thời gian lưu lại làm việc trong đó. Để
giảm tiếng ồn do chấn động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử dụng các gối
đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su có tính đàn hồi cao
- Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm: Thiết bị tiêu âm là các hộp rỗng
đựng xốp, xơ dừa,... nó sẽ biến năng lượng âm thành năng lượng nhiệt, năng
lượng cơ hoặc dạng năng lượng khác. Khả năng hút âm của vật liệu chủ yếu phụ
thuộc vào tính xốp của vật liệu, vật liệu càng xốp thì hút âm càng tốt. Do vậy

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

trong công nghiệp, để giảm tiếng ồn phát tán ra bên ngoài người ta thường treo
các thiết bị tiêu âm ngay tại nguồn gây ồn
- Phương pháp thông tin giáo dục con người: Dùng các phương tiện thông
tin đại chúng để mọi người biết được các tác hại của tiếng ồn và phải có trách
nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây nên, tăng thêm ý thức tự giác, ý thức
tôn trọng người khác, đảm bảo trật tự yên tĩnh trong mọi lúc mọi nơi nhằm tăng
hiệu quả công việc, đảm bảo sức khoẻ và chất lượng môi trường sống.

4.

Ô nhiễm do chất thải rắn

4.1. Nguyên nhân
- Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm
chất thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, công nghiệp và chất

thải nguy hại. Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống
(open area), bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá
trình phát tán
- Chất thải từ các hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp , chất thải từ
các biện viện, sinh hoạt gia đình….không được thu gom và xử lí đúng cách .
- Xác chết sinh vật
- Rác thải từ các biện viện
- Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng, ngoại trừ các chất thải
từ quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải nông nghiệp
4.2. Tác hại

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

- Chất thải rắn không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường,
gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
- Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng
chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong
đó chất thải rắn nguy hại (CTRNH) công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm.
Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTRNH phát
sinh của cả nước, Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTRNH phát sinh
chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTRNH phát sinh chiếm
31%, mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ
774.000 tấn chất thải rắn sản xuất
- Theo các nhà quản lý môi trường, các chất độc trong chất thải rắn rất dễ
bị... rò rỉ nếu không tuân theo một quy trình phân loại và xử lý rác nghiêm ngặt.

Chẳng hạn như rác y tế, sau khi thải ra phải được bỏ vào túi, đựng vào thùng quy
định, sau đó được bảo quản ở phòng lạnh. Bảo quản ở phòng lạnh trước khi đem
xử lý là yêu cầu bắt buộc của rác thải y tế, vì rác thải y tế dễ làm lây lan các bệnh
truyền nhiễm cho người và môi trường.
- Hiện nay, TPHCM dẫn đầu về chất thải y tế và công nghiệp với khoảng
1.200 tấn/ngày. Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng
lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể
người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa... Ngoài ra, trong chất thải
công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo,
hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp
và xây dựng)... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung
thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang, ung thư máu...
Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

- Không chỉ tác động có hại trực tiếp lên sức khỏe của con người, về lâu dài
nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẽ hủy hoại
cả môi trường sống và... có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, các chất hữu
cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả
là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. “Khi nước
đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất,
nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng”.
4.3. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn
- Xây dựng nhà máy xử lí rác. Xây dựng các nhà máy tái chế, xử lý chất thải
- Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học
- Tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng hiểu về tác hại của ô nhiễm
do các chất thải rắn. Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng
cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường do

chất thải rắn
- Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm. Sử dụng nhiều loại năng
lượng không gây ô nhiễm

III. KẾT LUẬN
Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi
trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp
ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Vậy

Nông Minh Khiêm – PTNT53


Tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục”

nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không thể tự
mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi
công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết .
Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao
động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước cần tiếp
tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá chủ trương của
Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân " làm tốt nhiệm vụ
hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển
bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh Tế Môi Trường- Hoàng Xuân Cơ
- Giáo trình Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường- T.S Nguyễn Văn Song,
T.S Vũ Thị Phương Thụy ( chủ biên). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

- Website tham khảo thông tin:




Nông Minh Khiêm – PTNT53



×