Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.34 KB, 41 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
––––––––––––––––––––––

BÁO CÁO
TỔNG KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ MẠNG
NGOẠI VI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ”

Cơ quan quản lý: Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Bưu chính, Viễn thông
Cơ quan chủ trì: Sở Bưu chính, Viễn thông Thanh Hoá
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Đỗ Thanh
Chức vụ: Giám đốc

Thanh Hóa, 03-2007

1


DANH SÁCH TỔ CHỨC CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT
A

Họ và Tên

Cơ quan công
tác

Nội dung tham gia



Sở BC-VT

Chủ nhiệm

Chủ nhiệm đề tài
Đỗ Thanh - Thạc sĩ ĐTVT

B

Cán bộ tham gia

1

Lê Thế Lữ

Sở BC-VT

2

Lữ Văn Tâm

Sở BC-VT

3

Trần Mạnh Hùng

Sở BC-VT


4

Nguyễn Anh Tuấn

Sở BC-VT

5

Lê Văn Huyên

Sở BC-VT

6

Đỗ Thị Diệp

Sở BC-VT

Thư ký

2


TÓM TẮT
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Mã số: 105-06-KHKT-RD
3. Chủ nhiệm đề tài:
Thạc sĩ Đỗ Thanh; Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông Thanh Hoá.

4. Nội dung chính đề tài:
Mạng ngoại vi là một trong ba thành phần chính cấu thành nên mạng viễn
thông của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nhằm phục vụ phát
triển kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều
doanh nghiệp xây dựng và phát triển mạng ngoại vi viễn thông. Trong quá trình
xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới mỗi doanh nghiệp cũng đã có những quy
định, kế hoạch để phát triển, nâng cấp và tiêu chuẩn hoá mạng ngoại vi. Tổng cục
Bưu điện trước đây và Bộ Bưu chính, Viễn thông hiện nay đã xây dựng, ban hành
các Tiêu chuẩn ngành liên quan đến xây dựng, quản lý, khai thác, đo thử đối với
mạng ngoại vi.
Tuy nhiên thực tế việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng chưa thực sự tuân thủ
một các đầy đủ các Tiêu chuẩn ngành đã quy định. Việc thực hiện các quy định
riêng của từng doanh nghiệp, công tác phối hợp còn nhiều lúng túng, dẫn đến chất
lượng và tiến độ mạng ngoại vi viễn thông chưa đảm bảo, vẫn còn những điểm mất
an toàn mạng và chưa đảm bảo mỹ quan đô thị. Hơn nữa, trên địa bàn các tỉnh,
thành phố đã có sự cạnh tranh đầy đủ trên cả xây dựng mạng lưới và cung cấp dịch
vụ. Vì vậy trên một thành phố, thị xã, thị trấn hay đến thôn bản đã có các trạm
chuyển mạch, tuyến cáp quang, cáp ngoại vi của nhiều doanh nghiệp viễn thông
xây dựng mà chưa có một quy định thống nhất.
Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn
tỉnh, thành phố là hết sức cần thiết. Để thực hiện được nội dung này, chủ nhiệm đề
tài và các cộng sự đã thực hiện một số nội dung chủ yếu gồm:
- Thực hiện khảo sát hiện trạng của mạng ngoại vi của một số doanh nghiệp viễn
thông trên địa bàn tỉnh, thành phố: mạng cống bể, cáp ngầm, cáp treo,... Phân tích

3


về chủ thể quản lý mạng, cấu trúc và năng lực mạng, từ đó đánh giá được những
ưu điểm và nhược điểm của mạng ngoại vi hiện nay tại tỉnh Thanh Hóa.

- Tìm hiểu cách quản lý của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quá
trình xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, khai thác mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh,
thành phố Thanh Hóa, một số thị xã và huyện.
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài ngành về xu hướng phát triển của mạng
ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Tham khao tài liệu về kinh nghiệm của một số nước về quản lý mạng ngoại vi.
- Trên cơ sở thực tế tại Thanh Hóa, nghiên cứu một số phương án và lựa chọn, đề
xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Nội dung Đề tài đã xây dựng một số quy định về quản lý mạng ngoại vi viễn
thông áp dụng cho các tỉnh, thành phố. Làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện công tác quản lý và các doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng mới, mở
rộng mạng, bảo dưỡng và khai thác mạng ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh. Một
số vấn đề liên quan đến sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi của các doanh
nghiệp viễn thông trên cùng một địa bàn cũng được đề cập đến. Tuy nhiên đây là một
vấn đề lớn có tính toàn quốc, vì vậy cần có thời gian, công sức và sự phối hợp rộng
hơn để có thể hoàn chỉnh các quy định cho nội dung này.

4


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................6
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI......................................................8
Chương I................................................................................................................8
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..........................8
I. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................10
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:..........................................10
Chương II.............................................................................................................12
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................12

1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................12
2. Cách tiếp cận:..............................................................................................13
3. Các phương pháp nghiên cứu:.....................................................................13
Chương III...........................................................................................................14
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................14
I. Hiện trạng mạng ngoại vi viễn thông tỉnh Thanh Hóa.................................14
1.Hiện trạng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
.........................................................................................................................15
2. Thực trạng công tác quản lý mạng ngoại vi của các doanh nghiệp, đơn vị:
.........................................................................................................................17
3. Công tác quản lý của các cơ quan nhà nước................................................19
II. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý mạng ngoại vi...........................21
1. Vấn đề xây dựng mạng ngoại vi..................................................................22
2. Vấn đề qui định thuộc quyền sản xuất kinh doanh mạng ngoại vi..............23
3. Các vấn đề luật pháp....................................................................................23
4. Vấn đề giám quản........................................................................................24
III. Đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố:........25
1. Quy định chung: .........................................................................................25
2. Quản lý trong công tác quy hoạch...............................................................25
3. Quản lý trong đầu tư, xây dựng mạng lưới ngoại vi viễn thông..................27
4. Trong công tác phát triển, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi:............28
5. Trong công tác quản lý mạng ngoại vi........................................................34
Chương IV...........................................................................................................37
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
.............................................................................................................................37
1. Giá trị khoa học...........................................................................................37
2. Giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng.......................................................37
KẾT LUẬN ........................................................................................................39
LỜI CÁM ƠN......................................................................................................40


5


LỜI NÓI ĐẦU
Mạng ngoại vi là một trong những thành phần chính cấu thành mạng viễn
thông; mạng ngoại vi chủ yếu nằm bên ngoài trạm viễn thông, do vậy việc phát
triển, bảo dưỡng và khai thác mạng phụ thuộc nhiều bởi tác động của các yếu tố
bên ngoài như điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện khí hậu, địa lý, môi trường, khoa
học kỹ thuật, các hạ tầng khác (điện, nước, giao thông..) và cơ chế chính sách của
địa phương.
Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng các quy
định, các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật; các doanh nghiệp cũng đã có các
quy định riêng áp dụng trong xây dựng, phát triển, khai thác và vận hành bảo
dưỡng mạng ngoại vi; các quy định, tiêu chuẩn được xây dựng đã được áp dụng
tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển mạng ngoại vi phục vụ tốt các nhu
cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Với nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại hình
dịch vụ viễn thông, Internet, tổ chức mạng riêng … ngày càng lớn và đa dạng; các
tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, khai thác mạng ngoại vi ngày càng nhiều kể cả số
lượng và hình thức hoạt động; do vậy công tác quản lý nhà nước tại địa bàn các
tỉnh, thành phố càng ngày càng phức tạp, cần phải có những quy định thống nhất
để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ
chức, doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững mạng ngoại vi trên địa bàn các
tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của xã hội.
Được Bộ Bưu chính, Viễn thông tín nhiệm giao nhiệm vụ xây dựng đề tài
“Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố”.
Đây là một lĩnh vực tuy không mới, nhưng lại đứng trên góc độ của cơ quan quản
lý nhà nước ở địa phương nên có những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực. Để hoàn thành đề tài, Chủ nhiệm đề tài và các cộng sự đã
tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn các hoạt động của các tổ chức, doanh

nghiệp có liên quan; từ đó đề xuất một số các quy định cho công tác quản lý mạng
ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; đây là những vấn đề đang được
các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đặc biệt quan tâm. Hy vọng những nội dung
về mạng ngoại vi viễn thông thuộc đề tài sẽ là cơ sở để Bộ Bưu chính, Viễn thông
ban hành quy định áp dụng chung cho việc quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh,
thành phố.

6


Với thời gian ngắn, nhân lực tập trung cho đề tài còn hạn chế, phạm vi khảo
sát của đề tài còn hẹp, và những khó khăn trong việc thống nhất với các ngành, đơn
vị liên quan do vậy chắc chắn rằng đề tài còn nhiều thiếu sót, đồng thời một số
quan điểm đưa ra trong đề tài có thể chưa phù hợp với một số địa phương khác. Do
vậy ban chủ nhiệm đề tài và các công sự mong muốn được sự đóng góp từ các đơn
vị, cơ quan và các cá nhân để chúng tôi hoàn thiện đề tài.
Thay mặt cho các đồng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã tích cực giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.

Chủ nhiệm đề tài

Đỗ Thanh

7


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, các doanh nghiệp cũng đã tập trung đầu tư phát triển
mạng góp phần đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản về sử dụng dịch vụ viễn
thông của các cơ quan Đảng, nhà nước và người dân.
Ở các tỉnh, thành phố nói chung và Thanh Hóa nói riêng, mạng ngoại vi của
các doanh nghiệp viễn thông đã được đầu tư xây dựng lớn về dung lượng, rộng
khắp trên các vùng miền. Xét về chủng loại trên mạng đã có cả các loại cáp quang,
cáp đồng, dây thuê bao các loại. Xét về hình thức tổ chức mạng có cả cáp chôn,
cáp cống, cáp treo. Dung lượng cáp ngày càng lớn, đảm bảo nhu cầu phát triển
máy. Công tác quản lý mạng đã được chú trọng, việc ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý ở các mức độ khác nhau, ở các đơn vị khác nhau.
Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực đã đạt được, mạng ngoại vi còn tồn tại:
- Về phía các doanh nghiệp:
+ Các trạm chuyển mạch còn hạn chế, bán kính phục vụ bình quân của các
điểm chuyển mạch chưa đồng đều đặc biệt là khu vực các huyện thị miền khu vực
đồng bằng trung du và miền núi, cự ly cáp ngoại vi vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
trên một tuyến cột dung lượng lắp đặt 300- 400 đôi nhưng sử dụng nhiều sợi cáp
có dụng lượng từ 10x2 đến 50x2 dẫn đến không đảm bảo về chất lượng cơ học, và
chất lượng dịch vụ đặc biệt là hạn chế khả năng ứng dụng các dịch vụ mới như truy
cập Internet băng rộng ADSL.
+ Việc phát triển mạng ngoại vi do các doanh nghiệp thực hiện theo nhu cầu
cần thiết của khách hàng sử dụng dịch vụ, chưa thực hiện được việc dự báo nhu
cầu phát triển thuê báo theo sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội làm cơ sở cho việc
quy hoạch dài hạn cho toàn mạng và kế hoạch cho từng khu vực, do vậy mạng lưới
còn phát triển theo xu hướng tự phát và chắp vá, dẫn đến việc đầu tư không đồng
bộ và hợp lý giữa cáp gốc, cáp trung gian và cáp ngọn.
+ Trong các quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật các khu dân cư,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp của chính quyền địa phương đã có quan tâm
đến việc quy hoạch hạ tầng thông tin liên lạc nhưng mới ở mức độ nhà trạm còn
việc qui hoạch mặt cắt cụ thể cho các công trình ngoại vi như cống bể, hầm cáp,
tuyến cáp chưa được quan tâm …

8


+ Công tác quản lý, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi chưa được các
doanh nghiệp thực sự quan tâm đặc biệt là phần từ hộp cáp kết cuối đến thiết bị
đầu cuối thuê bao. Do vậy chất lượng toàn trình của mạng không đảm bảo, ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ và là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn lao động cho
người và thiết bị của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mất an toàn
cho người dân;
Trong môi trường xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp trên lĩnh vực viễn thông tại
Thanh Hoá cũng như một số tỉnh thành khác, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia
cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. Do đó có thêm các trạm chuyển mạch, và
mạng ngoại vi của nhiều doanh nghiệp do địa hình và mặt bằng khó khăn cho nên
trên một địa bàn, trên cùng một tuyến cột có nhiều doanh nghiệp cùng sử dung và
và khai thác. Ví dụ trên một cột của điện lực ở khu vực thành phố Thanh Hóa có cả
điện lực của các tổ chức và nhân dân, cáp quang của Viễn thông điện lực, cáp đồng
treo của Bưu điện tỉnh và Viettel, cáp thuê bao của Công an tỉnh…Điều đó gây
chồng chéo, lãng phí trong đầu tư, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn thông
tin, an toàn cho mạng lưới an toàn trong xây dựng và khai thác của các doanh
nghiệp và khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Thậm chí đã xuất hiện tình trạng một số cá nhân của doanh nghiệp này đã có hành
vi phá hoại các sợi cáp của doanh nghiệp khác di chung trên đường cột.
- Về phía các cơ quan quản lý:
+ Trước năm 2003, tại địa phương chưa có các sở Bưu chính, Viễn thông là
cơ quan tham mưu cho UBND các tỉnh, Thành phố thực hiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin; do vậy tại các địa
phương chưa quản lý chặt chẽ được việc phát triển mạng ngoại vi của các doanh
nghiệp; chưa có các thông tư hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc
hướng dẫn và chỉ đạo các doanh nghiệp bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng chung
hạ tầng kỹ thuật viễn thông nói chung và công trình ngoại vi nói riêng; các quy

định về kiểm tra giám sát chất lượng và xử lý các vi phạm trong hoạt động xây
dựng, bảo dưỡng, quản lý mạng ngoại vi.
Do vậy việc có một quy định về quản lý mạng ngoại vi trong đó quy định rõ
nội dung quản lý, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương (Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông) ở địa
phương (UBND tỉnh, thành phố, các sở Bưu chính, Viễn thông, Xây dựng, Giao
thông vân tải, UBND cấp huyện, cấp xã phường) và của các doanh nghiệp viễn
thông trong xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, khai thác mạng ngoại vi. Nhằm tăng
9


cường hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, sự đầu tư có hiệu quả và an toàn
mạng lưới của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng được sử
dụng dịch vụ viễn thông chất lượng cao, đồng thời phục vụ tốt cho chính quyền địa
phương trong việc xây dựng kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh-quốc phòng.
I. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, Bộ Bưu chính Viễn thông đã phối hợp
với Cục Tiêu chuẩn hoá Viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ
chức Hội thảo về Mạng ngoại vi cho truy nhập nội hạt và Cuộc họp Nhóm Nghiên
cứu số 6 của ITU. Việc tổ chức Hội thảo và Cuộc họp nhóm Nghiên cứu số 6 lần
này cho phép Việt Nam tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước về quy
hoạch, áp dụng công nghệ, triển khai và xây dựng mạng ngoại vi, chính sách quản
lý mạng ngoại vi trong môi trường cạnh tranh và cung cấp đa dịch vụ, đồng thời hỗ
trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng và ban hành các
tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm liên quan đến mạng ngoại vi ở Việt Nam. Việc
phối hợp với ITU tổ chức sự kiện này tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phát triển đào tạo trong lĩnh vực
viễn thông giữa Việt Nam với các nước thành viên của ITU, đồng thời đây cũng là
hoạt động góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Bưu điện Việt Nam trên con

đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Về chương trình quản lý mạng ngoại vi cho các Tỉnh, Thành phố cũng có
nhiều doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân nghiên cứu và viết các chương trình quản
lý mạng ngoại vi như Trung tâm CDiT sử dụng công nghệ GIS hiện đại và quản lý
theo mô hình tập trung, quản lý mạng ngoại vi đến nhà thuê bao.
Học viện Bưu chính, Viễn thông đã nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn,
quy trình và công cụ quản lý mạng ngoại vi nhằm phục vụ cho việc quản lý và sản
xuất kinh doanh, chẳng hạn như một số đề tài: Xây dựng tiêu chuẩn cống, bể, tủ và
hộp cáp; Xây dựng phần mềm tính toán, thiết kế cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi trên
bản đồ 3 chiều...
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Mạng ngoại vi chiếm một vị trí quan trọng đối với mạng lưới viễn thông
hiện đại. Việc xây dựng và phát triển mạng ngoại vi đòi hỏi phải đầu tư lớn và đạt
hiệu quả sử dụng bền vững lâu dài. Do đó việc tiêu chuẩn hoá và quy hoạch là một

10


trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và ưu tiên hàng đầu
trong nghiên cứu triển khai.
Tập đoàn Viễn thông Hàn Quốc KT có phần mềm quản lý mạng ngoại vi
Tom (TOMACO) …, đây là các phần mềm mà đã được nghiên cứu khá quy mô và
được các hãng đã sử dụng trong nhiều năm, giúp cán bộ quản lý mạng ngoại vi
quản lý đến từng hộp cáp.
Các nước có mạng viễn thông tiên tiên tiến đều có các quy định về quy
hoạch, xây dựng, quản lý mạng ngoại vi; sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện
các công tác quản lý. Đồng thời có các quy định về hạ tầng mạng ngoại vi của các
doanh nghiệp ( Australia, New Zeland…).

11



Chương II
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh:
+ Tình hình đầu tư phát triển xây dựng mới, mở rộng mạng ngoại vi.
+ Tình hình triển khai các hoạt động quản lý, bảo dưỡng, khai thác.
+ Các vấn đề đang gặp phải trong các 2 công tác trên.
- Tình hình quản lý hiện tại của các cơ quản lý tại địa phương.
+ Hiện trạng, trình tự thủ tục quản lý của cơ quan quản lý xây dựng tại
địa phương (Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng).
+ Hiện trạng, trình tự thủ tục quản lý của cơ quan quản lý nhà nước
cấp huyện, xã tại địa phương ( UBND Thành phố Thanh Hóa, Huyện).
+ Những vấn đề Sở Bưu chính, Viễn thông đã tiếp cận trong quá trình
xây dựng quy hoạch bưu chính, viễn thông; thẩm định các công trình xây dựng
chuyên ngành của các doanh nghiệp và sự phân định cũng như mối quan hệ phối
hợp giữa Sở Xây dựng và sở Bưu chính, Viễn thông.
- Một số tài liệu trong nước và nước ngoài:
+ Tài liệu trong nước:
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý xây dựng
Hệ thống Tiêu chuẩn ngành về mạng ngoại vi
Tài liệu của các đơn vị nghiên cứu trong nước
Chương trình quản lý mạng ngoại vi của VNPT
+ Tài liệu nước ngoài:
Chương trình đào tạo về mạng ngoại vi ( Outside Plant Management
Trainning Course) của New Zealand
Chương trình đào tạo quản lý của Telstra ( Australia)
Các tài liệu Outside Plant Management trên Internet


12


2. Cách tiếp cận:
Tiếp cận từ góc độ của các cán bộ kỹ thuật công tác tại cơ quan quản quản lý
chuyên ngành về viễn thông tại tỉnh.
Trên cơ sở các vấn đề đang bức xúc trong công tác quản lý tại cấp tỉnh, xem
xét các nội dung đã được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật, các Tiêu
chuẩn ngành đã ban hành, nghiến tìm hiểu các nội dung cần bổ sung, điều chỉnh,
sửa đổi để đề xuất các giải pháp về quản lý.
Trên cơ đó, các cấp có thẩm quyền xem xét thể chế hóa thành các văn bản
pháp quy để áp dụng trên cả dạng Tiêu chuẩn, Quy định cho cả cơ quan quản lý,
doanh nghiệp có xây dựng, quản lý, khai thác mạng ngoại vi.
3. Các phương pháp nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu lý thuyết về mạng ngoại vi:
Nghiên cứu các tài liệu đã công bố của các tác giả trong nước về mạng ngoại
vi. Chủ yếu là về các vấn đề công nghệ và tổ chức mạng.
3.2. Nghiên cứu các Luật, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn ngành:
Nghiên cứu các Luật của Nhà nước về quản lý xây dựng, các Tiêu chuẩn
Việt nam, Tiêu chuẩn ngành về mạng ngoại vi, một số các quy định của UBND các
cấp tại địa phương,
3.3. Nghiên cứu thực tế trên mạng:
Khảo sát hiện trạng mạng ngoại vi của một số doanh nghiệp viễn thông đã tổ
chức mạng và cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có nắm bắt tình hình
của các đơn vị có mạng chuyên dùng phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
3.4. Hội thảo nội bộ và Hội thảo liên ngành:
Tổ chức các buổi làm việc nội bộ và tham khảo ý kiến của một số ngành liên
quan như Xây dựng, Giao thông vận tải và tham khảo tại các huyện.
3.5. Xây dựng các nội dung đề xuất.

Từ các nghiên cứu trên xây dựng các đề xuất, làm cơ sở hình thành các quy
định về cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên góc độ quản lý nhà nước tại địa phương.

13


Chương III
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Hiện trạng mạng ngoại vi viễn thông tỉnh Thanh Hóa
Mạng ngoại vi là một bộ phận quan trọng của mạng viễn thông; tại Thanh
Hoá mạng ngoại vi viễn thông đã được xây dựng và phát triển tương đối rộng
khắp và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như mạng công cộng và mạng
chuyên dùng. Trước năm 2004, mạng ngoại vi phục vụ cho việc cung cấp các dịch
vụ viễn thông công cộng chủ yếu do Bưu điện tỉnh Thanh Hoá xây dựng. Trên
mạng ngoại vi chỉ có khoảng 30% các tuyến cáp cống ở khu vực TP, các thị trấn,
thị tứ, còn lại là các tuyến cáp treo trên đường cột bê tông riêng của Bưu điện hoặc
đi chung trên đường cột mạng phân phối điện của điện lực. Mạng cáp quang nội
hạt chưa có, các thiết bị truy nhập chưa được đưa vào sử dụng.
Đến nay, mạng ngoại vi viễn thông đã phát triển nhanh trên nhiều mặt:
- Số lượng nhà cung cấp dịch vụ tăng lên: Từ chỗ chỉ có một nhà cung cấp với duy
nhất một mạng cáp đã có thêm 2 nhà cung cấp dịch vụ là Chi nhánh Viễn thông
quân đội Viettel tại Thanh Hoá, Điện lực Thanh Hoá. Vì vậy trên địa bàn đã có đến
3 mạng cáp của 3 nhà cung cấp dịch vụ cố định và dịch vụ khác.
- Loại hình trang bị trên mạng đã có nhiều loại mới:
+ Cáp quang nội hạt: Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, Điện lực Thanh Hoá, Viettel.
+ Cáp đồng điện thoại và Internet: Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, Viettel.
+ Cáp đồng trục cho CATV: Điện lực tỉnh
+ Thiết bị truy nhập thuê bao: Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, Viettel.
- Các mạng chuyên dùng: Trên địa bàn ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
còn có các đơn vị xây dựng các mạng chuyên dùng:

+ Cục Bưu điện Trung Ương, VP Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng các đường cáp
quang nối các cơ quan đơn vị để thực hiện mạng máy tính. Một số thiết bị đặt trong
cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, một số thiết bị kết nối đặt tại doanh nghiệp
Viễn thông. Các tuyến cáp quang kết hợp theo từng đoạn đi chung với tuyến cống
bể của doanh nghiệp, một số đoạn xây dựng mới đi riêng.
+ Công an tỉnh, BCH quân sự tỉnh có các mạng cố định chuyên dùng phục vụ sự
chỉ huy điều hành trong nội bộ. Các tổng đài đặt trong các đơn vị công an quân
14


đội, các đường cáp thuê bao không xây dựng tuyến cột riêng mà đi nhờ trên tất cả
các hệ thống cột trong nội thành: cột đèn đường, cột điện lực, cột bưu điện…
+ Mạng truyền thanh, truyền hình: Đài PTTH tỉnh xây dựng một đường cáp quang
đi từ đài đến trung tâm phát sóng trên đồi Quyết thắng để truyền các chương trình
truyền hình. Trên tất cả các khu vực, nội thành, nội thị và cả ở khu vực các xã đều
có hệ thống đường dây truyền thanh cơ sở. đường cột không có riêng mà chỉ đi nhờ
các tuyến cột, sử dụng các đôi dây trần và một số dây cáp bọc nhựa cho các loa
truyền thanh công cộng.
1.Hiện trạng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
1.1. Mạng ngoại vi viễn thông của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá
Mạng ngoại vi viễn thông Bưu điện tỉnh Thanh Hoá bao gồm mạng cáp
trung kế và mạng cáp thuê bao .
- Mạng cáp trung kế sử dụng cáp sợi quang đơn mode với dung lượng từ 4 sợi đến
24 sợi, với phương thức cáp treo, cáp kéo cống và cáp chôn trực tiếp. Ngoài ra còn
có một số tuyến cáp đồng treo với dung lượng từ 4x2x0,9 đến 8x2x0,9 sử dụng
làm các đường trung kế cho các trạm viễn thông có dung lượng nhỏ.
Trong nội thành phố, thị xã, thị trấn, một phần các đường cáp quang được đi
trong các cống bể cáp nội hạt, có ống bảo vệ. Trên các tuyến nội tỉnh, cáp được
chôn trực tiếp dọc các trục đường giao thông nội tỉnh. Tại khu vực các huyện miền
núi, do đường giao thông còn chưa được xây dựng vững chắc, địa hình khó khăn

nên sử dụng cáp quang loại nhỏ 6-8 đôi, treo trên các tuyến cột bê tông hiện có
hoặc đi nhờ trên các đường cột điện lực.
Mạng cáp quang của Thanh Hóa được thiết kế theo hướng hiện đại, dung
lượng sợi lớn, cấu trúc mạch vòng gồm nhiều RING, với năng lực phục vụ cho
thông tin viễn thông, dự phòng và cho thuê với các mục đích sử dụng khác. Tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện nay cấu trúc này chưa triển khai được, mà mới chỉ có
các tuyến nối điểm-điểm, kết hợp cả với các đoạn xen là vi ba PDH.
Mạng cáp quang xuống xã được xây dựng gần đây nhằm mục đích đưa nối
các trạm truy nhập dung lượng nhỏ đặt tại các điểm BĐ-VH xã. Do vậy tổ chức
mạng, hình thức tổ chức rất đa dạng, khó quản lý.
- Mạng cáp thuê bao chủ yếu là cáp đồng có dung lượng từ 10x2 đến 600x2, kích
thước lõi sợi 0,4 và 0,5 mm. Mạng sử dụng hai phương thức là cáp treo và cáp kéo
cống. Tại khu vực TP. Thanh Hoá, các thị xã và tại một số thị trấn huyện trong
15


những năm qua đã chuyển dần từ phương thức cáp treo sang cáp kéo cống với tỷ lệ
ngầm hóa đạt khoảng 30%. Phần lớn mạng cáp đồng là cáp treo trên các tuyến cột
bê tông của doanh nghiệp tự xây dựng. Trong các thành phố, thị xã, thị trấn các
tuyến cáp còn được treo chung trên đường cột do ngành điện lực quản lý. Ngược
lại trên các tuyến cột của doanh nghiệp viễn thông trên các khu vực đều có các
đường điện hạ thế của nhân dân địa phương đi chung (cắt ngang hoặc song song).
Chiều dài bình quân mạng ngoại vi của một điểm chuyển mạch là 3km.
Hình thức tổ chức cáp rất khác nhau cho từng trạm. Trước đây tổ chức các
cáp nhập đài từ giá đầu dây ( MDF) của trạm chuyển mạch ra tủ cáp nhập đài bên
ngoài. Từ đó tổ chức cáp đến các hướng; hiện nay do yêu cầu phát triển nhanh, các
đơn vị đã đưa cáp thẳng vào giá đầu dây( MDF) của trạm chuyển mạch.
- Năng lực mạng lưới phục vụ cho việc phát triển các thuê bao điện thoại cố định,
các thuê bao Internet. Mạng được phát triển trên địa bàn toàn tỉnh với trên 100
trạm chuyển mạch; dung lượng cáp gốc sử dụng/lắp đặt là 220.000/295.000 đôi đạt

hiệu suất sử dụng 74,57%. Năng lực mạng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện
thoại cố định và Internet trên địa bàn tỉnh.
- Mạng cống, bể cáp được phát triển đến hầu hết các trạm chuyển mạch cố định
trên toàn tỉnh, tuy nhiên mới chỉ xây dựng phục vụ kéo cáp gốc cho các trạm tại
một số trung tâm thành phố, thị xã và các huyện với số đoạn tuyến còn hạn chế.
Các tuyến cống được xây dựng chủ yếu là ống cống nhựa PVC Φ 110 với dung
lượng từ 02 đến 06 ống phụ thuộc vào dung lượng và nhu cầu sử dụng dịch vụ điện
thoại cố định của người dân. Một số tuyến vượt đường giao thông và qua cầu cống
sử dụng ống sắt và ống nhựa chịu lực. Bể cáp chủ yếu là xây trên vỉa hè vật liệu
xây dựng là gạch, nắp bằng bê tông cốt thép từ 01 đan đến 04 đan (Phần lớn là bể 3
đan và 4 đan) tuỳ thuộc vào vị trí đặt bể cáp, khoảng cách các bể cáp được xây
dựng cách nhau từ 50m đến 70m.
1.2. Mạng ngoại vi của Viettel:
Mạng ngoại vi của Viettel được bắt đầu xây dựng năm 2004. Số trạm chuyển
mạch còn rất ít, doanh nghiệp mới xây dựng mạng phục vụ cho các thuê bao điện
thoại cố định và Internet do đơn vị quản lý tại khu vực Thành phố Thanh Hoá và
một số xã thuộc huyện Quảng Xương. Mạng ngoại vi của Viettel chưa có hệ thống
cống, bể cáp; chủ yếu sử dụng cáp treo dung lượng thấp từ 20 đôi đến 100 đôi, sử
dụng chung hạ tầng đường cột của ngành điện lực theo thoả thuận chung cơ sở hạ
tầng giữa ngành điện và Tổng Công ty Viettel. Chiều dài bình quân mạng ngoại vi
16


của một điểm chuyển mạch là 3km. Năng lực mạng ngoại vi của Viettel hiện còn
hạn chế.
Chất lượng mạng lưới: Nhiều tuyến cáp và đường dây thuê bao được treo nhờ
trên cột điện lực hạ thế của các tổ chức và cá nhân vì vậy chưa đảm bảo các chỉ
tiêu kỹ thuật, an toàn mạng lưới và mỹ quan đô thị làm ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ .
2. Thực trạng công tác quản lý mạng ngoại vi của các doanh nghiệp, đơn vị:

2.1. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật:
Theo thiết kế kỹ thuật thi công của các công trình mạng ngoại vi do các cấp
có thẩm quyền phê duyệt, đều có nội dung tuân thủ các Tiêu chẩn ngành cho từng
hạng mục và chất lượng chung của công trình.
Trên các tuyến cáp quang chôn trực tiếp có các băng báo hiệu, cọc biển báo
tuyến cáp. Trên các tuyến cáp vượt đường có biển báo giới hạn độ cao cho các
phương tiện giao thông. Một số tủ hộp cáp có thiết bị bảo an và có khóa an toàn, có
đánh số hiệu.
Nhưng nhìn chung, chất lượng tất cả các hạng mục của mạng ngoại vi: cống
cáp, bể cáp, tuyến cột (cột treo cáp, block cột, cột chống, dây co, dây thu lôi chống
sét, cọc tiếp đất), tủ hộp cáp đều chưa đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn
ngành. Thậm chí một số điểm vi phạm các quy định về chất lượng. Việc kéo cáp
trong cống bể và treo cáp trên cột không đúng Tiêu chuẩn ngành đã quy định. Đặc
biệt việc sử lý các điểm giao cắt với các đường điện lực (cao thế, hạ thế) không
đảm bảo. Nhiều tuyến cáp thuê bao (đặc biệt khu vực nông thôn, miền núi) đi song
song chung cùng các đường dây dẫn điện của cơ quan, cá nhân. các điểm nối
không đảm bảo chất lượng kỹ thuật, gây chập cháy cáp, tủ cáp, hộp cáp, các thiết
bị bảo vệ, thiết bị chuyển mạch và chết người đối với công nhân khai thác, bảo
dưỡng mạng. Các đôi dây đầu cuối từ tủ hộp cáp đến thiết bị đầu cuối (máy điện
thoại) của khách hàng không đảm bảo cả về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn.
2.2 Công tác phát triển mạng lưới, vận hành, quản lý bảo dưỡng mạng ngoại vi
Năm 2003 Tổng công ty Bưu chính, Viễn thông (nay là Tập đoàn Bưu chính,
Viễn thông Việt nam) cũng đã ban hành nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi và các
quy định về mạng cáp đồng, quy định về đường dây thuê bao làm cơ sở cho các
Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện xây dựng và quản lý mạng ngoại vi trên
17


địa bàn các tỉnh; về cơ bản mạng lưới ngoại vi được xây dựng theo nguyên tắc
chung; tuy nhiên do các điều kiện thực tế về mặt bằng tổ chức, nhu cầu sử dụng

dịch vụ và công tác lập kế hoạch còn hạn chế.
Việc quản lý mạng ngoại vi về mạng cáp đồng, cáp quang, các thành phần
trong mạng ngoại vi như tuyến cống, bể, tủ cáp, hộp cáp, cột treo cáp của các
doanh nghiệp hiện chủ yếu đang sử dụng theo phương thức thống kê và lưu trữ
trên dạng các sơ đồ tuyến, các bảng biểu trên giấy. Công tác đánh số mạng ngoại vi
chưa được thực hiện đúng theo quy định; các vị trí lắp đặt và tên cáp còn thực hiện
theo truyền thống, lấy địa chỉ một cá nhân hoặc một đơn vị nơi lắp đặt các thành
phần ngoại vi làm tên để quản lý. Ví dụ như hộp cáp nhà ông A, Ông B, hoặc
tuyến cáp từ nhà máy X đến khu Y .... . Điều này cũng gây khó khăn trong công
tác quản lý hiện tại cũng như khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý, ảnh hưởng
trực tiếp đến thời gian và chất lượng xử lý, bảo dưỡng mạng ngoại vi.
Vấn đề đầu tư xây dựng mở rộng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp do thiếu
sự quản lý chung vì vậy công tác đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trùng lặp
rất nghiêm trọng, mỗi doanh nghiệp xây dựng làm theo cách riêng của mình, ví dụ
tại một địa điểm tại một tuyến đường có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp
dịch vụ đã tự tổ chức xây dựng lắp đặt các tuyến cáp song song với nhau trên cùng
một tuyến đường đến cùng một vị trí phục vụ, dẫn đến việc không chỉ lãng phí
nguồn lực,mà còn không đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng đô thị khác, và không
đảm bảo mỹ quan đô thị
Nhiều công trình mạng ngoại vi xây dựng tạm, nằm trong các chỉ giới xây
dựng của các công trình giao thông phải di dời nhiều lần; nhiều tuyến cống bể giao
cắt qua các đường quốc lộ, tỉnh lộ phải thi công khi các tuyến đã ổn định mặt
đường và thi công trong thời gian nghỉ, hoàn trả mặt đường... ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin và rất tốn kém.
2.3. Trong công tác đầu tư tổ chức thi công phát triển mạng lưới:
Chủ đầu tư tự lập và phê duyệt thiết kế dự án công trình, trước khi thi công
công trình Chủ đầu tư thực hiện làm các thủ tục cụ thể như sau:
- Đối với các công trình trong thành phố, thị xã, tuyến đường trục chính thì Chủ
đầu tư gửi hồ sơ về Sở xây dựng xin cấp giấy phép xây dựng và phân khu quản lý
đường bộ (Cục quản lý đường bộ), Sở giao thông vận tải xin cấp giấy phép chỉ

giới giao thông .
18


- Đối với các công trình thi công tại các huyện thị, thành phố, thị xã : Chủ đầu tư
ngoài việc gửi hồ sơ về UBND huyện, Thị xã, Thành phố (Phòng quản lý đô thị
hoặc phòng Công thương) xin cấp giấy phép xây dựng còn phải xin cấp giấy phép
cấp chỉ giới giao thông của Phân khu quản lý đường bộ (Cục quản lý đường bộ),
Sở giao thông vận tải đối với các tuyến dọc theo hành lang quốc lộ, tỉnh lộ. Chủ
đầu tư tổ chức thi công công trình; UBND huyện, Thị xã, Thành phố quản lý nhà
nước và giám sát thi công theo quy định.
- Đối với các công trình ngoại vi thi công dọc các tuyến trong hành lang sông,
kênh, mương , chủ đầu tư ngoài việc xin cấp giấy phép xây dựng theo qui định còn
phải xin giấy phép của đơn vị quản lý đê điều và đơn vị quản lý Thuỷ nông.
Công tác xin cấp giấy phép xây dựng và chỉ giới giao thông của các chủ đầu tư
xây dựng các công trình mạng ngoại vi viễn thông (đặc biệt là các công trình cáp
treo khi thi công tại các xã thuộc các huyện, thị) bỏ qua các trình tự về tổ chức thi
công các công trình xây dựng như không xin giấy phép thi công, chỉ giới giao
thông của cơ quan quản lý nhà nước, hoặc đồng thời vừa tổ chức thi công và xin
cấp giấy phép chỉ giới xây dựng .Vi phạm nghiêm trọng qui định về việc tổ chức
thi công các công trình dẫn đến tình trạng các công trình thi công xong đưa vào
khai thác sử dụng một thời gian rất ngắn phải tổ chức di rời chuyển sang tuyến
khác gây tốn kém và gián đoạn thông tin làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và
phục vụ.
Việc cấp giấy phép của một số đơn vị chức năng cũng chưa thực hiện theo
đúng quy định, chưa kiểm tra đầy đủ hồ sơ pháp lý của công trình cũng như việc
xin ý kiến các đơn vị có liên quan.
3. Công tác quản lý của các cơ quan nhà nước
3.1. Thực trạng công tác quản lý
Căn cứ vào Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông; Nghị định 160/2004/NĐ-CP,

các Tiêu chuẩn ngành cũng đã nêu rõ việc quy hoạch cho các công trình viễn thông
như: trung tâm viễn thông, điểm phục vụ công cộng, cột ăng ten, cống, bể cáp,
đường cáp trong nhà v.v... Phải đồng bộ với các Quy hoạch, thiết kế, xây dựng các
khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế mới và các công trình công cộng khác. Các tuyến cáp quang, cáp đồng
được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện;
các công trình xây dựng công cộng và dân sinh khác không gây ảnh hưởng hoặc
19


cản trở hoạt động của các công trình mạng lưới viễn thông đã được xây dựng theo
đúng quy hoạch.
Trước năm 2005, mới chỉ có các đơn vị. Phân khu quản lý đường bộ, Cục
quản lý đường bộ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, UBND cấp xã tham gia quản lý với hình thức quản lý theo quy hoạch
xây dựng:
- Sở Xây dựng: cấp giấy phép xây dựng các tuyến cống bể, tuyến cáp treo
trong khu vực nội thành và một số khu vực do yêu cầu cần phải quản lý
- Các phân khu đường bộ (Cục quản lý đường bộ): cấp chỉ giới giao thông
xây dựng các tuyến cáp bao gồm cáp chôn, cáp treo dọc các tuyến Quốc lộ (dọc
theo hành lang, các điểm giao cắt với quốc lộ, qua các cầu, cống ) thuộc phạm vi
Cục quản lý đường bộ quản lý
- Sở Giao thông Vận tải: cấp chỉ giới giao thông xây dựng các tuyến cáp bao
gồm cáp chôn, cáp treo dọc các tuyến tỉnh lộ, khu vực thị trấn, thị tứ (dọc theo
hành lang, các điểm giao cắt với tỉnh lộ, qua các cầu, cống ) thuộc phạm vi Sở giao
thông vận tải quản lý
- UBND cấp huyện: quản lý cấp giấy phép thi công và chỉ giới giao thông
xây dựng các tuyến cáp bao gồm cáp chôn, cáp treo dọc các tuyến liên huyện, liên
xã, khu vực thị trấn, thị tứ (dọc theo hành lang, các điểm giao cắt với tỉnh lộ, qua
các cầu, cống ) thuộc phạm huyện quản lý

- UBND cấp xã: quản lý chỉ giới các tuyến đường cáp chôn, các treo trên
địa bàn qua xã, các thôn làng.
3.2. Các vấn đề bất cập trong quản lý
- Không có, hoặc thiếu quy hoạch vị trí cho hệ thống thông tin liên lạc nói chung
và các thành phần của mạng ngoại vi nói riêng. Vì vậy mổi khi có doanh nghiệp
cần xin thì các đơn vị quản lý tiến hành khảo sát và thỏa thuận cấp phép thi công
cho từng tuyến, điểm thi công cụ thể.
- Không có sự phối hợp tổng thể mà xin ý kiến thoả thuận theo từng dự án, từng
công trình của mỗi doanh nghiệp.
- Có sự chia cắt trong quản lý: Chẳng hạn các tuyến quốc lộ do Khu quản lý đường
bộ quản lý, một số đoạn đường quốc lộ , tỉnh lộ, liên huyện do sở Giao thông vận

20


tải quản lý, các tuyến đi trong nội thị, nội thành do UBND cấp huyện quản lý…Vì
vậy không thống nhất trong việc quản lý xây dựng.
- Không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về mặt quản lý chất lượng của
công trình bao gồm việc thực hiện có đúng chỉ giới, đúng thiết kế, đảm bảo chất
lượng thi công các tuyến cáp chôn cáp treo (cống bể, cột , cáp, tủ, hộp…) mà do
DN tự quản lý xây dựng. Dẫn đến tình trạng mạng ngoại vi có chất lượng kém về
cơ học không đảm bảo an toàn , mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin.
- Việc quản lý xây dựng hạ tầng phát triển mạng ngoại vi cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành không nắm được, vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý phát
triển mạng ngoại vi theo quy hoạch và công tác phối hợp với các cơ quan bảo vệ
pháp luật tại địa phương, đồng thời cũng gây khó khăn trong công tác tham mưu
cho Tỉnh chỉ đạo các ngành các cấp tham gia bảo vệ đảm bảo an toàn mạng lưới và
các công trình Viễn thông. Nguyên nhân các văn bản chỉ đạo của Bộ về công tác
báo cáo chưa đề cập đến công tác báo cáo mở rộng phát triển mạng ngoại vi.

II. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý mạng ngoại vi
Trong điều kiện hạn hẹp, các tác giả đã nghiên cứu một số tài liệu của nước
ngoài về quản lý mạng ngoại vi của một số nước. Một số nước tiên tiến việc quản
lý, khai thác sử dụng mạng cáp và các luật lệ đã ở mức cao, khó có thể vận dụng
trong điều kiện Việt nam. Do đó các tác giả chỉ nêu lên một số điểm có thể tiếp cận
và nghiên cứu áp dụng, trong đó có vấn đề quản lý mạng ngoại vi của Trung quốc.
Nhưng qui chế quản lý mạng ngoại vi của Trung Quốc cũng có điểm tương đối
đặc biệt. Trước khi cho mở cửa kinh doanh dịch vụ viễn thông, do chỉ có một nhà
kinh doanh dịch vụ viễn thông là Bưu điện Trung Quốc, có tư cách song trùng của
nhà quản lý và nhà kinh doanh, cho nên chưa có qui định gì về quyền xây dựng,
quyền sở hữu, quyền kinh doanh đường ống. Đại bộ phận mạng ngoại vi công
dụng đều do Bưu điện Trung Quốc đầu tư xây dựng và sử dụng quản lý nó như là
tài sản của Nhà nước; một phần nhỏ nữa được Bưu điện Trung Quốc mượn của các
nhà sở hữu đường ống khác (như Chính phủ, Quân đội v.v…) để sử dụng mà
không trả phí, nên vấn đề quản chế mạng ngoại vi không có nhu cầu trên thực tế.
Nhưng cùng với việc đi sâu vào cải cách viễn thông, Bưu điện Trung Quốc
đã chia tách ra thành nhiều khối, như Bưu chính, Di động, Nhắn tin, Điện thoại nội
hạt, Dịch vụ dữ liệu v.v… Chức năng quản lý hành chính cũng đã được tách ra
thành cơ quan quản lý chuyên môn về thông tin. Phần tài nguyên mạng ngoại vi
21


chủ yếu là được kế thừa bởi Viễn thông Trung Quốc, sau khi đã tách lập (phần
điện thoại nội hạt và dịch vụ dữ liệu). Đồng thời, trong nước cũng đã xuất hiện
nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông cơ bản, đó là Liên Thông, Thiết Thông,
Võng Thông, Cát Thông v.v… Trong các nhà cạnh tranh này, thoạt đầu cũng có
một số đang sử dụng tài nguyên mạng lưới, trong đó có đường ống chuyên dùng
của mình để triển khai dịch vụ (như Thiết Thông Trung Quốc). Có một số thông
qua việc thuê dùng mạng ngoại vi của Viễn thông Trung Quốc, hoặc lắp đặt mạng
ngoại vi mới, để phát triển dịch vụ viễn thông (như Liên Thông Trung Quốc).

Tương đối ngoại lệ là Võng Thông. Công ty này vào năm 2002 bắt đầu dựa vào
mệnh lệnh hành chính của Quốc Vụ Viện mà thừa hưởng một phần tài sản vốn
thuộc Viễn thông Trung Quốc ở 10 tỉnh Miền Bắc Trung Quốc. Trong đó bao gồm
quyền sở hữu mạng ngoại vi nội hạt ở 10 tỉnh này, đồng thời cũng được quyền sản
xuất kinh doanh ở 30% số mạng ngoại vi đường trục trong nước. Từ đó mà Công
ty này trở thành đơn vị được gọi là “Viễn thông Miền Bắc Trung Quốc”, có trong
tay tài nguyên mạng ngoại vi tương đối phong phú.
Tình hình của nhà sở hữu mạng ngoại vi một khi đã thay đổi đã làm cho các
vấn đề do chưa có hệ thống qui chế về mạng ngoại vi gây nên đã nổi trội lên, chủ
yếu là thể hiện trên ba mặt: xây dựng, kinh doanh và qui định về sở hữu.
1. Vấn đề xây dựng mạng ngoại vi
Vì giai đoạn xây dựng đặt cơ sở cho việc kinh doanh và qui định chủ sở hữu,
cho nên hầu như tất cả mọi vấn đề cũng bắt nguồn từ giai đoạn này, chủ yếu bao
gồm: Đa dạng hoá chủ thể xây dựng, ngoài nhà khai thác viễn thông có điều kiện
phù hợp và đơn vị xây dựng đường ống mạng lưới chuyên dùng. Các chủ thể nhiều
dạng khác, như xí nghiệp chỉ có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông gia tăng
giá trị, thậm chí một số xí nghiệp không khai thác viễn thông cũng tham gia việc
xây dựng mạng ngoại vi. Thủ tục trình báo phê duyệt không đúng qui chế, do thiếu
các qui định cho nên nhiều hạng mục xây dựng mạng ngoại vi không qua thủ tục
trình báo phê duyệt ở chính quyền đô thị, ở cơ quan qui hoạch, ở cơ quan quản lý
thông tin, hoặc là vừa trình báo vừa xây dựng, vi phạm nghiêm trọng qui chế. Vấn
đề xây dựng trùng lặp rất nghiêm trọng, do thiếu sự quản chế nên các chủ thể xây
dựng làm theo cách riêng của mình, thường là trong một thời gian ngắn nhiều chủ
thể xây dựng tiến hành lắp đặt lần lượt nhiều đường ống ở cùng một địa điểm hoặc
trên cùng một đoạn đường, không chỉ lãng phí nguồn lực, mà đồng thời cũng phá
hoại nghiêm trọng đường giao thông và bộ mặt của đô thị.

22



2. Vấn đề qui định thuộc quyền sản xuất kinh doanh mạng ngoại vi
Do mạng ngoại vi trước kia chủ yếu bao gồm hai bộ phận, là mạng ngoại vi do
ngành Bưu điện tự xây dựng và mạng ngoại vi chuyên dùng, và người đầu tư mạng
ngoại vi chuyên dùng nói chung cũng uỷ thác cho ngành Bưu điện xây dựng, bảo
dưỡng và quản lý. Hai loại đường ống này ở nhiều địa phương đã không có sự
phân chia rõ rệt, khi xác định quyền hạn dễ gây tranh chấp; ngoài ra, quyền sở hữu
một số mạng ngoại vi trong tình hình không có sự thẩm tra nghiêm ngặt tư cách
của chủ thể lại đăng ký cho chủ thể xây dựng phi pháp mạng ngoại vi; hoặc là một
số chủ thể lẽ ra có quyền hợp pháp đối với mạng ngoại vi nhưng do không tiến
hành thủ tục trình báo phê duyệt đúng quy định mà khó có thể tiến hành đăng ký
quyền sở hữu.
Mấy năm gần đây, một số đô thị đang tìm kiếm mô hình xây dựng và khai thác
đối với mạng ngoại vi; các mô hình này khác nhau, nhưng đều thể hiện xu thế
chính quyền tập trung thống nhất điều phối. Một phương thức thu hút nhiều nhất
sự quan tâm hiện nay là chính quyền địa phương cầm trịch, lập riêng công ty
chuyên môn về đường ống, tiến hành xây dựng và kinh doanh đường ống. Bất kể là
nó có hợp lý và hợp pháp hay không, ít ra đây cũng là một sự sáng tạo mới, một
cách tìm kiếm và thử nghiệm trong điều kiện đặc thù của Trung Quốc
3. Các vấn đề luật pháp
Có quan điểm cho rằng trong “Mục lục dịch vụ viễn thông” năm 2003, việc xây
dựng mạng ngoại vi đã được rút ra từ cơ sở hạ tầng thông tin của mục lục, tách
bạch xây dựng đường ống (pipeline) viễn thông với xây dựng đường dây thông tin
(telecommunication line), cho rằng việc xây dựng mạng ngoại vi thuộc phạm trù
quản lý xây dựng đô thị (thị chính), không thuộc phạm trù quản lý viễn thông.
Quan điểm này đáng được bàn bạc và xem xét. Đó là vì:
- Thứ nhất là xét từ mục lục dịch vụ viễn thông. Mục lục dịch vụ viễn thông
năm 2001 dứt khoát coi dịch vụ cho thuê, bán lại cống bể thông tin là một loại dịch
vụ viễn thông cơ bản, còn mục lục phân loại dịch vụ viễn thông mới năm 2003, sau
khi đã tu chỉnh, thì không qui định rõ ràng như thế; nhưng trong khoản 6 Dịch vụ
viễn thông cơ bản loại 2 thì lại đề cập đến dịch vụ phục vụ cơ sở hạ tầng thông tin

trong nước. Theo qui định của mục lục, cơ sở hạ tầng thông tin trong nước là chỉ
mạng lưới truyền dẫn và yếu tố mạng lưới mặt đất, cần có để thực hiện dịch vụ
thông tin trong nước. Dịch vụ phục vụ cơ sở hạ tầng thông tin trong nước là chỉ
dịch vụ xây dựng và cho thuê, bán lại cơ sở hạ tầng thông tin trong nước. Cơ sở hạ
23


tầng thông tin trong nước chủ yếu bao gồm các tài nguyên vật lý như cáp quang,
cáp điện, sợi quang, dây kim loại, thiết bị kết nối, thiết bị đường dây, trạm vi ba,
trạm mặt đất thông tin vệ tinh trong nước, cùng với cơ sở hạ tầng truyền dẫn thông
tin trong nước tạo thành tài nguyên công năng như băng rộng (bao gồm kênh channel, đường điện - circuit), sóng điện v.v… Dựa vào đó có thể cho rằng trở ngại
về pháp luật của việc xây dựng và khai thác mạng ngoại vi vẫn tồn tại, về vấn đề
này cũng cần có lý luận chứng minh.
- Thứ hai là nhìn từ nội hàm của tài nguyên viễn thông. “Văn kiện tham khảo
quản chế viễn thông” của WTO coi quyền thông tin là một loại tài nguyên viễn
thông. Định nghĩa tài nguyên viễn thông trong “Điều lệ Viễn thông” là: Tài nguyên
là chỉ tài nguyên hữu hạn dùng để thực hiện công năng viễn thông, như tần số vô
tuyến điện, vị trí quỹ đạo vệ tinh, mã số mạng lưới viễn thông v.v… Tuy tài
nguyên viễn thông mà qui định ở khoản đó liệt kê chỉ có 3 loại, là tần số vô tuyến
điện, vị trí quĩ đạo vệ tinh, mã số mạng lưới viễn thông, nhưng miêu tả có tính khái
quát về tài nguyên viễn thông nêu ra chỉ bao hàm hai điều kiện, là dùng để thực
hiện công năng viễn thông, và là hữu hạn. Nhưng đường ống rõ ràng là phù hợp
với cả hai điều kiện đó. Nếu nói về tính chất và công năng, thì tài nguyên đường
ống và quĩ đạo vệ tinh không có sự khác biệt về mặt bản chất. Cho nên mạng ngoại
vi là tài nguyên viễn thông, rõ ràng cũng chịu sự quản chế của cơ quan giám quản
viễn thông.
4. Vấn đề giám quản
Như đã trình bày ở trên, hiện nay các địa phương bắt đầu tìm cách làm mới
về xây dựng mạng ngoại vi, ví dụ như thành lập công ty xây dựng mạng ngoại vi
chẳng hạn. Nhưng mô hình thể chế xây dựng - khai thác mạng ngoại vi mới có thể

phát sinh một số vấn đề về qui chế, ví dụ như vấn đề kết nối thông mạng có thể
càng thêm quyết liệt, vấn đề phục vụ phổ cập khó mà có thể bảo đảm, và xuất hiện
vấn đề mới về giá cước v.v… Ngoài ra, cơ quan nào sẽ quản chế một hoặc mấy
công ty xây dựng mạng ngoại vi? Là cơ quan giám quản viễn thông, chính quyền
địa phương hay là các ngành khác. Cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ xây dựng như
thế nào? Và cũng còn để ra vấn đề quyền sản xuất kinh doanh rất phức tạp nữa.
Đi đôi với xu thế dịch vụ di động ngày càng thay thế dịch vụ cố định, khi phân tích
về mối quan hệ giữa lượng tài nguyên đường ống đã có và lượng tăng thêm, nên
chăng còn phải xem xét vấn đề phát triển kỹ thuật viễn thông, đặc biệt là kỹ thuật
tiếp nhập nội hạt vô tuyến. Trên thực tế, đi đôi với sự phổ cập ngày càng tăng của
mạng di động, nhà khai thác chủ đạo đã không còn bị hạn chế trong số các nhà
24


kinh doanh mạng lưới cố định; trở ngại đối với việc kết nối có khi cũng do nhà
khai thác di động gây nên. Từ đó nảy ra một vấn đề mới nữa là nhu cầu đối với tài
nguyên mạng ngoại vi trong mấy năm tới đây có còn thực bức thiết nữa không?
Nhìn từ xu hướng phát triển quản chế viễn thông hiện hữu, lập trường của cơ
quan giám quản viễn thông và các bộ ngành khác của chính phủ, là cố sức tận dụng
tài sản hiện có, tức là làm thế nào để sử dụng hết lượng dư thừa. Trên thực tế,
chính sách không trói buộc yếu tố mạng lưới ở nước ngoài không phải tất cả đều
đã thành công, nhưng trên một chừng mực nhất định thì điều đó cũng đã thực sự
thúc đẩy việc cùng hưởng, cùng dùng tài nguyên mạng ngoại vi. Điều này đối với
việc hạ thấp rào cản gia nhập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, giảm thiểu phá hoại
môi trường và xây dựng trùng lặp, bảo đảm thu nhập thêm của nhà khai thác chủ
đạo, đều có thể phát huy tác dụng nhất định. Nhưng ở Trung Quốc, việc chọn mô
hình mới về xây dựng và khai thác mạng ngoại vi để xoá bỏ độc quyền hiện có trên
thị trường dịch vụ thông tin nội hạt, còn cần phải tiến hành luận chứng, phân tích
đầy đủ về mặt luật pháp, giám quản, kinh tế (ví dụ như từ vấn đề giá thành mà luận
chứng về đặc điểm của kinh tế trong phạm trù cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi) v.v…

III. Đề xuất cơ chế quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, thành phố:
1. Quy định chung:
Không xây dựng, phát triển mạng ngoại vi nhằm mục đích phá hoại hoặc các
mục đích làm ảnh hưởng xấu đến chính trị, an ninh, trật tự xã hội và thuần phong
mỹ tục.
Việc xây dựng, phát triển và quản lý mạng ngoại vi trên địa bàn các tỉnh,
thành phố phải thực hiện theo đúng Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông; các thông
tư, nghị định, các Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản có liên
quan theo quy định của nhà nước và của địa phương.
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân xây dựng, phát triển và khai thác mạng ngoại vi
trên địa bàn tỉnh, thành phố phải tuyệt đối tuân thủ sự quản lý nhà nước của các cơ
quan quản lý theo chức năng và quy định của nhà nước.
2. Quản lý trong công tác quy hoạch
a) Quan điểm:
Công tác quản lý đầu tư phát triển mạng ngoại vi hiện nay phải tính đến các
yếu tố sau đây:
- Sự đa dạng trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, tổ chức xây dựng,
quản lý, vận hành khai thác mạng.
25


×