Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề KT HK1 sinh học 10 đề số 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.29 KB, 10 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

ĐỀ SỐ 15

MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 45 phút

ĐỀ:
Câu 1: Ti thể được xem là nhà máy điện của tế bào vì:
A. ti thể là bào quan chỉ có ở thực vật có khả năng quang hợp cung cấp chất hữu cơ cho
cơ thể.
B. ti thể có chứa các enzim có khả năng tổng hợp các chất chất hữu cơ cho cơ thể.
C. chức năng chủ yếu của ti thể là tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. vai trò của ti thể là đảm bảo hình thành thoi vô sắc trong phân chia tế bào.
Câu 2: Cho các loại tế bào trong cơ thể người như sau:
(1) Tế bào hồng cầu

(2) Tế bào bạch cầu

(3) Tế bào tuyến thượng thận

(4) Tế bào cơ tim

Trong các loại tế bào trên, loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển nhất là:
A. (1)

B. (4)

C. (2)

D. (3)



Câu 3: Khi tỉ lệ côlesteron/phôtpholipit cao hơn bình thường thì màng sinh chất của tế
bào có:
A. tính bền vững.

B. tính thấm chọn lọc cao.

C. tính đa dạng giảm.

D. tính linh động.

TaiLieu.VN

Page 1


Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, thành phần cấu tạo chủ yếu của nhiễm sắc thể là:
A. ARN và ARN.

B. ARN và prôtêin histon.

C. ADN và prôtêin phi histon.

D. ADN và prôtêin histon.

Câu 5: Tế bào có thể điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách:
A. sử dụng các chất ức chế hoặc các chất hoạt hóa enzim.
B. tăng hoặc giảm nồng độ cơ chất.
C. điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với nhiệt độ tối ưu hoặc nhiệt độ tối đa của
enzim.

D. điều chỉnh pH cơ thể phù hợp với pH tối ưu hoặc pH tối đa của enzim.
Câu 6: Một đoạn phân tử ADN của sinh vật nhân thực có chiều dài là 0,408µm. Trong
đó, số Ađênin chiếm 25%. Số liên kết hiđrô của đoạn phân tử ADN trên là:
A. 1200.

B. 3000.

C. 2800.

D. 2400.

Câu 7: Màng sinh chất có:
A. tính động, tính đặc hiệu và tính thấm chọn lọc.
B. tính bền vững, tính đặc hiệu và tính thấm chọn lọc.
C. tính khảm, tính đặc hiệu, tính đa dạng và tính thấm chọn lọc.
C. tính động, tính khảm và tính thấm chọn lọc.
Câu 8: Hô hấp tế bào có vai trò:
A. tạo CO2 và H2O.
B. tạo ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
C. cung cấp H2O cho tế bào sử dụng.
D. tạo chất hữu cơ cần thiết cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

TaiLieu.VN

Page 2


Câu 9: Lấy một đoạn thân cây rau muống chẻ dọc thành các đoạn nhỏ. Cho các đoạn nhỏ
này vào cốc nước có nồng độ chất tan cao hơn bên trong tế bào rau muống. Điều gì xảy
ra sau 15 phút?

A. Đoạn thân rau muống cong từ ngoài vào trong.
B. Đoạn thân rau muống co lại và có khối lượng tăng.
C. Đoạn thân rau muống cong từ trong ra ngoài.
D. Đoạn thân rau muống dài hơn ban đầu.
Câu 10: Thành phần cấu trúc nào của khung xương tế bào là bền nhất?
A. Vi sợi và vi ống.

B. Vi sợi.

C. Sợi trung gian.

D. Vi ống.

Câu 11: Trên 1 mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là
mạch bổ sung của phân tử ADN trên là:
A. 2,0

B. 0,2

C. 0,5

D. 5,0

A+G
T+X

1

= 5 . Tỉ lệ này ở


Câu 12: ATP là hợp chất cao năng vì:
A. 3 nhóm phôtphat ngoài cùng mang điện tích dương nên có xu hướng đẩy nhau làm
cho liên kết này dễ bị phá vỡ giải phóng nhiều năng lượng.
B. 2 nhóm phôtphat ngoài cùng mang điện tích âm nên có xu hướng đẩy nhau làm cho
liên kết này dễ bị phá vỡ giải phóng nhiều năng lượng.
C. trong cấu trúc ATP nhóm phôtphat liên kết với đường đêôxiribôzơ bằng liên kết yếu
dễ bị phá vỡ.
D. trong cấu trúc ATP nhóm phôtphat liên kết với bazơ nitơ Ađênin bằng liên kết cộng
hóa trị dễ bị phá vỡ giải phóng nhiều năng lượng.
Câu 13: Giai đoạn đường phân của hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực diễn ra ở đâu?
A. màng sinh chất. B. tế bào chất. C. màng trong ti thể.

TaiLieu.VN

D. màng của lục lạp.

Page 3


Câu 14: Bộ phận nào của vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp hợp?
A. Plasmit.

B. Lông.

C. Roi.

D. Ribôxôm

Câu 15: ....(1)... là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất bằng cách biến
dạng màng sinh chất và cần tiêu tốn năng lượng. ....(2) .... là hình thức vận chuyển các

phân tử nước qua màng từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
Thứ tự (1), (2) lần lượt là:
A. (1): xuất bào, nhập bào; (2): thẩm thấu.
tán.

B. (1): vận chuyển tích cực; (2): khuếch

C. (1): vận chuyển chủ động; (2): thẩm thấu. D. (1): vận chuyển thụ động; (2): khuếch
tán.
Câu 16: Quá trình hô hấp tế bào (hô hấp nội bào) có bản chất là một chuỗi các phản ứng:
A. phân giải chất vô cơ.

B. tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.

C. thuỷ phân các chất.

D. ôxi hoá khử.

Câu 17: Trong cơ thể sống, năng lượng được dự trữ chủ yếu ở:
A. các hợp chất cấu trúc nên tế bào.

B. trong tế bào chất.

C. phân tử ATP.

D. các liên kết hóa học.

Câu 18: Nhận định nào sau đây được các nhà khoa học đồng ý khi đề cập đến nguồn gốc
của ti thể và lục lạp?
A. Lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn có khả năng quang hợp sống cộng sinh trong tế

bào nhân thực và xuất hiện trước ti thể.
B. Lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn kị khí sống cộng sinh trong tế bào nhân sơ.
C. Ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn sống cộng sinh trong tế bào nhân thực.
D. Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn kị khí sống cộng sinh trong tế bào nhân thực.

TaiLieu.VN

Page 4


Câu 19: Một gen ở một loài sinh vật có cấu trúc xoắn kép dạng B, với khối lượng phân
tử là 900.000 đvC. Số chu kì xoắn của gen nói trên là:
A. 480.

B. 240.

C. 150.

D. 120.

Câu 20: Ức chế ngược là:
A. quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng mà sản phẩm đầu tiên và cuối cùng có
thể ức chế lẫn nhau.
B. kiểu điều hòa trong đó sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa làm bất hoạt
enzim xúc tác phản ứng ban đầu của con đường chuyển hóa.
C. hình thức thích nghi của cơ thể sống trong điều kiện thiếu các chất dinh dưỡng.
D. kiểu điều hòa trong đó sản phẩm cuối cùng sẽ làm biến đối sản phẩm đầu tiên, làm
sản phẩm đầu tiên bị ức chế và không được chuyển hóa.
Câu 21: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại
Guanin. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại

Guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit của mạch 2
của gen này là:
A. A = 750 ; T = 150 ; G = 150 ; X = 150

B. A = 450 ; T = 150; G = 750 ; X = 150

C. A = 450 ; T = 150; G = 150 ; X = 750

D. A = 150 ; T = 450 ; G = 750 ; X = 150

Câu 22: Plasmit là:
A. phân tử ADN dạng vòng, tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.
B. phân tử ADN dạng vòng, có cấu trúc đơn giản, nằm trong nhân của tế bào nhân
thực.
C. phân tử ADN dạng thẳng, tồn tại trong vùng nhân của tế bào nhân sơ và nhân của tế
bào nhân thực.
D. phân tử ADN dạng vòng, tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực.

TaiLieu.VN

Page 5


Câu 23: Perôxixôm có nguồn gốc từ:
A. nhân tế bào.

B. lưới nội chất hạt. C. lưới nội chất trơn. D. bộ máy Gôngi.

Câu 24: Hai tế bào vi khuẩn có dạng khối cầu với bán kính lần lượt là: 1cm và 3cm.

Nhận xét nào sau đây về hai tế bào vi khuẩn trên là chính xác?
A. Tế bào vi khuẩn có kích thước lớn có tốc độ trao đổi chất mạnh hơn.
B. Tế bào vi khuẩn có kích thước lớn có tốc độ sinh sản mạnh hơn.
C. Tế bào vi khuẩn có kích thước bé có tốc độ trao đổi chất mạnh hơn.
D. Tế bào vi khuẩn có kích thước bé có tỉ lệ thể tích trên diện tích bề mặt bé hơn.
Câu 25: Phân tử nước được tạo ra ở giai đoạn nào trong quá trình hô hấp tế bào?
A. đường phân.

B. chu trình Crep.

C. đường phân và chu trình Crep.

D. chuỗi chuyền electron.

Câu 26: Lấy 2ml nước bọt của người cho vào ống nghiệm và đun sôi 15 phút. Sau đó,
lấy 1ml nước bọt này cho vào ống nghiệm khác chứa 2ml dung dịch hồ tinh bột 1%. Giải
thích nào dưới đây là đúng về kết quả thí nghiệm trên?
A. tinh bột bị biến đổi một phần thành đường đơn do amilaza trong nước bọt chỉ bị
biến tính một phần bởi nhiệt độ cao và vẫn còn khả năng hoạt động khi nhiệt độ trở
lại bình thường.
B. tinh bột không bị thủy phân thành đường đơn do amilaza trong nước bọt bị biến tính
bởi nhiệt độ cao.
C. tinh bột không bị thủy phân thành đường đơn do pepsin trong nước bọt bị biến tính
bởi nhiệt độ cao.
D. tinh bột bị biến đổi thành đường đơn do amilaza và pepsin trong nước bọt chỉ bị
biến tính một phần bởi nhiệt độ cao và vẫn còn khả năng hoạt động khi nhiệt độ trở
lại bình thường.
Câu 27: Cho các bào quan sau:
(1) Nhân tế bào.


TaiLieu.VN

(2) Trung thể.

(3) Ti thể.

Page 6


(4) Không bào.
(5) Lục lạp.
(6) Lizôxôm.
(7)
Ribôxôm.
Trong các bào quan trên, bào quan nào có cấu trúc màng kép có ở tế bào thực
vật?
A. (2), (5), (7).

B. (1), (3), (5), (6). C. (1), (3), (5).

D. (3), (5), (6).

Câu 28: Điều gì xảy ra khi cơ thể không có enzim hoặc enzim bị bất hoạt?
A. Cơ thể sử dụng các enzim khác thay thế để phân giải các chất tạo sản phẩm tương
ứng.
B. Cơ chất không được phân giải và cơ thể thiếu các chất cần thiết nên dễ dẫn đến bệnh
suy dinh dưỡng.
C. Cơ chất tích lũy gây độc cơ thể hoặc cơ chất được chuyển đổi theo con đường phụ
tạo chất độc gây rối loạn chuyển hóa.
D. Cơ chất được phân giải bằng cách tổng hợp các chất khác mà không cần xúc tác của

enzim.
Câu 29: ATP là hợp chất hữu cơ được cấu tạo gồm
A. 3 thành phần: đường ribôzơ, bazơ nitơ Ađênin và 2 nhóm phôtphat.
B. 3 thành phần: đường ribôzơ, bazơ nitơ Ađênin và 3 nhóm phôtphat.
C. 2 thành phần: bazơ nitơ Ađênin và 3 nhóm phôtphat.
D. 3 thành phần: đường đêôxiribôzơ, bazơ nitơ Ađênin và 3 nhóm phôtphat.
Câu 30: Ở sinh vật nhân thực, giai đoạn đường phân diễn ra ở điều kiện:
A. vi hiếu khí.

B. hiếu khí.

C. kị khí bắt buộc.

D. hiếu khí hoặc kị khí.

Câu 31: Chất nào sau đây có thể khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất?
A. CO2.
C. Hoocmôn insulin.

TaiLieu.VN

B. Glucôzơ (Glucose).
D. Ion Ca2+.

Page 7


Câu 32: Nhận định nào sau đây khi nói về hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực là chính
xác?
A. Tế bào có thể phân giải các chất hữu cơ (prôtêin, cacbohiđrat, lipit) thành những

chất đơn giản tạo năng lượng ATP.
B. Tế bào chỉ có thể phân giải prôtêin, cacbohiđrat thành những chất đơn giản tạo năng
lượng ATP.
C. Tế bào phân giải chủ yếu prôtêin thành những chất đơn giản tạo năng lượng ATP.
D. Tế bào có thể phân giải các chất hữu cơ thành những chất đơn giản tạo năng lượng
ATP, trong đó phân giải chủ yếu là prôtêin.
Câu 33: Trong quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực, giai đoạn tạo ra nhiều ATP
nhất là:
A. ôxi hóa Axêtyl - CoA.

B. chuỗi chuyền electron hô hấp.

C. chu trình Crep.

D. đường phân.

Câu 34: Chuyển hóa năng lượng là quá trình:
A. biến đổi năng lượng từ dạng này thành dạng khác.
B. biến đổi năng lượng hóa học thành năng lượng sinh học.
C. biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học.
D. biến đổi năng lượng chỉ diễn ra trong cơ thể sống.
Câu 35: Lục lạp có khả năng tự nhân đôi là do chúng có:
A. các hạt grana và tilacôit để đảm nhận chức năng tổng hợp chất hữu cơ và vật chất di
truyền.
B. các enzim thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin.
C. khả năng tự tổng hợp các sắc tố để quang hợp.
D. hệ vật chất di truyền riêng, enzim và ribôxôm.

TaiLieu.VN


Page 8


Câu 36: Bào quan có ở tế bào thực vật bậc cao và tế bào động vật là:
A. ti thể, ribôxôm.

B. trung thể, không bào.

C. lục lạp, lizôxôm.

D. nhân, trung thể.

Câu 37: Sự giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật về mặt cấu trúc nói lên:
A. giới động vật và giới thực vật khác nguồn gốc và tiến hóa theo hướng thích nghi
khác nhau với điều kiện môi trường.
B. giới động vật và giới thực vật khác nguồn gốc nhưng tiến hóa theo hướng thích nghi
giống nhau với điều kiện môi trường.
C. giới động vật và giới thực vật có cùng nguồn gốc nhưng tiến hóa theo hướng thích
nghi khác nhau với điều kiện môi trường.
D. giới động vật và giới thực vật có cùng nguồn gốc và tiến hóa theo hướng thích nghi
giống nhau với điều kiện môi trường.
Câu 38: Điều gì xảy ra khi cho tế bào thực vật được loại bỏ vách tế bào vào cốc chứa
nước cất?
A. Tế bào trương lên nhưng không vỡ ra.
B. Tế bào bị co lại.
C. Tế bào không thay đổi về kích thước và khối lượng.
D. Tế bào trương lên và vỡ ra.
Câu 39: Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
A. ribôxôm.
B. không bào.

C. trung tử.
D. nhân.

TaiLieu.VN

Page 9


Câu 40: Trong giai đoạn đường phân ở sinh vật nhân thực, tế bào thực sự tạo được 4
ATP nhưng ban đầu sử dụng 2 ATP nên chỉ còn lại 2 ATP. Tế bào sử dụng 2 ATP ban
đầu vào việc:
A. tách glucôzơ thành Axêtyl – CoA.
B. hoạt hóa glucôzơ.
C. tạo ADP, phôtphat vô cơ, hoạt hóa enzim cần thiết.
D. chuyển hóa glucôzơ thành NADH.

-----------------------------------------------

TaiLieu.VN

Page 10



×